WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Blog nguyên thủ & xu hướng thay đổi cách tiếp cận dân

Thủ Tướng Nga - một blogger

Nhiều nguyên thủ trên thế giới đã và đang dần chuyển sang làm quen với các mạng xã hội. Nhiều trang weblog cá nhân của các nguyên thủ được lập ra như một phương cách mới nhằm thay đổi cách tiếp cận dân.

Tối qua VTV đưa tin Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan mở blog. Trước đó, nhiều báo cũng đã đưa bản tin này.

Theo đó, trang nhật ký mạng của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đang trở thành một trong những địa chỉ cá nhân cực hot, thu hút lượng độc giả nhiều nhất tại Nhật Bản. Chỉ sau 1 tháng hoạt động đã thu hút gần 400.000 lượt truy cập.

Nếu vậy thì lượng bạn đọc truy cập trung bình hàng tháng của blog Naoto Kan cũng chỉ tương đương, thậm chí thua blog Trương Duy Nhất.

Tuy nhiên, có điều thú vị tôi thấy ít báo nhìn ra: Trang blog của Thủ tướng Naoto Kan được dựng lập trên cơ sở “cải tạo” lại từ một trang web trước đó của chính phủ. Hiệu quả yếu kém, và sự xa cách dân, ít được người dân ngó ngàng tới của mô hình trang web chính phủ đã khiến ông phải thay đổi nó, cải biến nó thành một trang blog.

Trước đó, vị Thủ tướng tiền nhiệm Yukio Hatoyama cũng đã mở blog với lời thổ lộ: “Tôi bắt đầu dùng blog này như là bước đầu tiên nhằm khỏa lấp khoảng cách giữa người dân và nhà chính trị cũng như cùng nhau thay đổi đất nước này”.

Nhiều nguyên thủ trên thế giới đã và đang dần chuyển sang làm quen với các mạng xã hội. Nhiều trang weblog cá nhân của các nguyên thủ được lập ra như một phương cách mới nhằm thay đổi cách tiếp cận dân. Đây là một xu thế mới khi họ nhận ra sự yếu kém trong tương tác của các trang web chính phủ so với blog. Nhiều vị nguyên thủ dành hàng giờ mỗi ngày đọc blog để tham khảo phản ứng của công dân. Họ xem blog là một kênh thông tin đáng tin cậy hơn cả báo chí và website chính phủ, chứ không phùng mang đòi trấn áp triệt phá tiếng nói blogger.

Năm 2008, nếu không nhờ blog và các trang mạng xã hội như Twitter, MySpace, Facebook thì có lẽ chưa chắc Barack Obama đã chiến thắng trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ.

Thủ Tướng Anh, Canada, Australia, Na Uy, New Zealand, Đan Mạch, Israel, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Malaysia, Latvia, Tổng thống Iran, Chile, Nga, Philippines, Hoàng hậu Jordan cùng rất nhiều vị nguyên thủ lừng danh khác cũng đã thành công dân mạng. Blog (chứ không phải các trang web chính phủ) đã giúp họ thay đổi cách tiếp cận người dân.

Blog Trương Duy Nhất

Phản hồi