Nam Bắc phân tranh sau 1975 [6]
(Tiếp theo kỳ trước) Cái qui trình thăng tiến làm giầu nhanh chóng bằng trồng cỏ diễn tiến khởi đầu từ làm công trông nom vườn, thu hoạch, ăn lương. Khi đã rành nghề rồi thì lên một bực là không còn làm công ăn lương nữa mà là “lao tư hợp tác” (lao động và tư bản hợp tác) trông nom cơ sở sản xuất để chia lời với chủ. Và cuối cùng là khi đã đủ tiền và đã biết hết nghề cũng như biết mối tiêu thụ rồi thì mua một căn nhà tự mình làm chủ cáng đáng hết mọi việc. Sau vài năm khi đã để dành được vài triệu rồi thì hoàn toàn chấm dứt lao động mà thuê thợ làm trả lương tháng. Với sự làm giầu nhanh chóng như thế thì công nhân sẽ sớm trở thành chủ nhân, để lại một khoảng trống nhu cầu công nhân điền khuyết. Số chủ nhân mới lại cần thêm công nhân. Hai nguyên nhân đó làm tăng nhanh chóng nhu cầu công nhân trồng cần sa.
Công nhân ngày càng cần nhiều đưa tới việc buôn người từ trong nước nhập cảnh lậu sang Anh. Hệ thống mafia buôn người thành hình mà cuối cùng đầu não của mafia là các viên chức chính phủ từ toà đại sứ, tới các giới chức cầm quyền trong nước lớn nhỏ từ trung ương tới địa phương, từ ngân hàng tới sở lao động, tới công an. Một chuỗi những mắt xích mafia buôn người như vậy đã được các bài báo “Người Việt khốn khổ tại Paris” của Phương-Vũ Võ Tam-Anh đăng ngày 30 tháng Mười Một 2009 và bài “ Những bước đổi đời gian nan” của Huỳnh Tâm đăng ngày 28/10/2009 trên cùng trang mạng Đàn Chim Việt mô tả. Bài “Người Việt ở Ba Lan không chết bao giờ” đăng trên trang mạng talawas ngày 28/10/2009 cho biết “Tối Chủ nhật 25/10/2009, Đài Truyền hình Quốc gia Đức ARD chiếu một phóng sự về người Việt ở BaLan…
Phóng sự dẫn lời ông Robert Krzysztoń thuộc tổ chức “Tự do Ngôn luận”, rằng những người Việt vượt biên bất hợp pháp vào Ba Lan đều do các băng mafia Việt Nam tổ chức. Một nhân viên điều tra của cảnh sát Ba Lan cho biết, mọi người đều sợ mafia. Những doanh nhân giàu có đem rất nhiều tiền kiếm bất hợp pháp từ Việt Nam sang đây để rửa. Họ mua các công ty của Ba Lan. Họ có quan hệ chặt chẽ với chính phủ Việt Nam và các nhân viên đại sứ quán Việt Nam. Đó là hệ thống tội phạm có tổ chức, với cơ cấu như của mafia. “Người Việt không bao giờ cần ký hợp đồng. Chỉ nói miệng với nhau là đủ. Người nào không chịu trả nợ thì sẽ bị bắt cóc và tra tấn đến khi nào trả thì thôi.”
Chính hoạt động kinh tế bất hợp pháp cùng với các hành vi tội phạm khác của mafia miền bắc đã khiến người Việt hai miền nam bắc tại các quốc gia lớn phương tây như Canada, Úc, Anh, Pháp và Đức sống cách biệt nhau, không giao tiếp với nhau. Người miền nam cũng không muốn giúp đỡ người miền bắc ở hải ngoại là vì họ biết rằng một ngày nào đó người miền bắc sống được, tồn tại được họ sẽ tiếp tục làm ăn phi pháp, tiếp tục trở thành thành viên băng đảng, và khi đó không những họ sẽ tiếp tục làm nhục danh dự người Việt nam mà còn là một mối đe dọa trực tiếp cho an ninh cá nhân của những người miền nam. Những ý kiến trên mạng Đàn Chim Việt dưới đây mô tả phần lớn quan điểm của người miền nam hải ngoại đối với người miền bắc. Trong phần ý kiến ở cuối bài “Người Việt khốn khổ tại Paris” của Phương-Vũ Võ Tam-Anh, ông “thường dân” viết rằng, “Nhìn kỹ trường hợp của những người Việt nầy: Họ muốn đổi đời trong hoàn cảnh đời sống không dễ dàng tại VN…đó là ý muốn đúng! Nhưng tại sao họ đã đi qua nhiều nước, mà mục tiêu cuối cùng lại là đến Anh, dù đời sống kinh tế, công việc cũng không dễ dàng ở Anh … ?! Câu trả lời đơn giản, họ được hứa hẹn đến Anh sẽ có công việc với lợi tức cao, ít nhất vài ngàn dollars mỗi tháng và không khó để có việc…Vậy nó là công việc gì? … đó là công việc TRỒNG CẦN SA bất hợp pháp ( mà lúc nào cũng cần người). Lạm dụng luật pháp Anh phạt khá nhẹ (tương tự Canada) với tội trồng cần sa, họ và các tổ chức “tội phạm” VN chụp ngay, khai thác để làm giàu nhanh chóng, dù phạm pháp và tạo vấn nạn xã hội cho nước Anh, tai tiếng cho người Việt, trước mắt và lâu dài…”
Trong một ý kiến khác, ông “hai lua” viết, “Đám người này nếu vào được nước Anh hay nước Úc, họ cũng dám làm những chuyện phi pháp để mau giầu. Họ vừa qua khoảng vài năm là tậu nhà mới, xe xịn. Vênh váo đi ra đường nói rặc tiếng xã hội chủ nghĩa. Trong khi người ra đi từ miền nam sống hiền lành, tôn trọng pháp luật của nước đã cưu mang cho mình định cư, thì cái đám ra đi từ miền bắc toàn dân buôn bán xì (xì ke). Thêm vào đám con ông cháu cha qua du học, chúng coi nước Úc là nơi ăn chơi và khoe khoang. Thật ra đọc bài này tôi thấy hoàn cảnh của họ đáng thương. Nhưng họ đổi mầu rất lẹ…Sau khi có quốc tịch Úc là trở mặt ngay. Cho nên lòng thương cái đám này của tui cũng có giới hạn. Tui …sợ đám này lắm. Chúng giết người không gớm tay. Miễn có tiền là chúng làm. Xin mấy bác thông cảm đừng nói tôi kỳ thị nam bắc.”
Nhu cầu tồn tại của mafia là phải bành trướng vùng hoạt động, tiêu diệt tất cả những ai có nguy hại cho sự tồn tại của chúng. Tuy chưa có bằng chứng cụ thể, nhưng bằng chứng gián tiếp cũng cho thấy sức mạnh của tập thể đầu gấu miền bắc tại Anh, Canada, Đức và mới đây là Úc.
Tại Anh quốc, đầu gấu miền bắc mạnh tới độ báo chí Anh quốc đã phải lên tiếng (đã dẫn ở trên) và đã khiến ông Khanh, nghị viên địa phương phải ngán sợ khi công nhận có tình trạng mafia gốc Việt buôn người và trồng cần sa tại Anh Quốc, nhưng ngay sau đó ông ta đã phải đổ tội đó là “hoạt động của các tay mafia người Việt gốc Hoa”. Trong một lần khác, tôi viết một bài về mafia gốc Việt tại Đức có tựa đề “Mafia làm văn hóa”. Khi gửi cho ban biên tập Talawas ở Đức, tôi nghĩ có thể lần này ban biên tập talawas không dám đăng vì sợ bọn mafia gốc Việt miền bắc rất mạnh tại Đức sẽ cắt cổ. Quả nhiên khác với thường lệ, bài đó của tôi không được đăng mà ban biên tập cũng không cho biết ý của họ như họ vẫn làm. Sau đó bài đó được đăng trên mạng Đàn Chim Việt ngày 22.10.08.
Một điều khá đặc biệt là sự chia rẽ hai miền nam bắc thể hiện trong cả đường giây buôn người xuất cảnh lao động bất hợp pháp sang Anh. Trong đường giây đó, qua các bài báo, tham gia hầu hết là người miền bắc vĩ tuyến 17, tức là từ Quảng Bình trở ra. Trong bài “Người Việt khốn khổ tại Paris” của Phương-Vũ Võ Tam-Anh, ông viết, “Không có người nào đi từ miền Nam hay phía nam tỉnh Quảng Bình, tức là những người bỏ nước ra đi này đã sống dưới chế độ cộng sản từ xưa đến nay, phần lớn sinh sau năm 1975..” Sự kiện đó càng làm nổi bật sự kỳ thị giữa người Việt hai miền nam, bắc.
Sau 3 năm 8 tháng sống với anh em giang hồ đầu gấu miền bắc, sang tới Hoa Kỳ, được tiếp cận các thông tin về phương cách cai trị đất nước của đảng cộng sản Việt Nam, tôi thấy có rất nhiều điểm tương đồng về cơ bản giữa giới lãnh đạo đảng và các đầu gấu hàng đầu trong trại tị nạn. Các điểm tương đồng đó là:
1-Đầu gấu miền bắc trong trại tị nạn Hồng Kông chia phe nhóm: các nhóm Hà Nội, Hải Phòng, Đồ Sơn, Quảng Ninh sống tách biệt và tranh chấp nhau, khuất phục nhau. Bản tin “Violence Pervades Hong Kong’s Refugee Camps; Vietnamese Boat People Live in Squalor, Despair-and Fear of Being Sent Home” đăng trên tờ The Washington Post ngày 20/2/1990 viết rằng, “Khi đêm xuống, cảnh sát gác trên những tháp canh bao quanh trại Sek Kong. Các nhân viên xã hội và khách ra về, chỉ còn lại 7,000 thuyền nhân và 50 cảnh sát canh gác. Ánh sáng đèn pin lập loè. Các băng đảng thù địch tập trung tại những góc riêng. Quanh trại vang lên tiếng mài dao, kiếm…và thường thì đêm nào cũng có bạo động. Trong số 56,000 thuyền nhân, đa số là người miền bắc……” Bản tin không nói rõ “Các băng đảng thù địch tập trung tại những góc riêng” là người miền bắc, nhưng những ai đã ở trại tị nạn Hồng Kông thì đều biết “các băng đảng thù địch” đó đều là đầu gấu người miền bắc.
Tương tự, đảng cộng sản Việt Nam chia phe đảng:
1-Thời Lê Duẫn: Tranh dành quyền lực phe nhóm qua những vụ án chính trị giữa nhóm của ông Lê Duẫn và nhóm của ông Võ Nguyên Giáp.
2-Hiện nay là đấu đá triệt tiêu & hoà hoãn với nhau qua những vụ án tham nhũng lớn như hai vụ do Nhật và Úc mới vừa phanh phui.
3-Thủ tướng Phạm văn Đồng, vị thủ tướng lâu năm nhất thế giới, đã phải thú nhận “không có quyền thay đổi bộ trưởng.” Như vậy nội các chính phủ chính là nơi chia chác quyền lực và quyền lợi giữa các phe nhóm đầu gấu chính trị trong đảng.
2-Đầu gấu miền bắc trong trại tị nạn Hồng Kông đoàn kết để đàn áp người miền nam.
Tương tự, đảng cộng sản Việt Nam đoàn kết để chống lại nguy cơ “diễn biến hoà bình”, các người bất đồng chính kiến, và các nhân vật tranh đấu cho dân chủ.
3-Đầu gấu miền bắc trong trại tị nạn Hồng Kông đặt ra lệ thu thuế của những người bán lẻ và của những thuyền nhân làm việc cho trại như giáo viên, phiên dịch, cán sự y tế, xã hội v…v để chia chác nhau.
Tương tự, đảng viên cùng với thân nhân và phe nhóm trong đảng cộng sản Việt Nam từ trung ương tới địa phương đẻ ra các qui luật rừng rú về hành chánh, đất đai, giải tư công ty quốc doanh và kinh doanh để làm giầu phi pháp và độc quyền kinh doanh lớn. Trong bản nghiên cứu được Liên Hiệp Quốc tài trợ về nền kinh tế Việt Nam thuộc chương trình Châu Á (Asia Programs) của Phân Khoa Công Quyền (School of Government) của trường đại học Harvard Hoaky công bố tháng 1-2008, bản nghiên cứu gọi nền kinh tế Việt nam hiện nay là nền kinh tế phe đảng (the crony capitalism). Ở trang 4 và 5 trong 56 trang, bản nghiên cứu viết, “Những người Việt nam có quyền lực chính trị đang chuyển tài sản công thành tài sản tư xuyên qua các mua bán đất đai mờ ám (murky land deals) và tiến trình giải tư (equitization process) giúp cho các người tay trong (insiders) kiểm soát các công ty quốc doanh và tài sản của công ty.” Đó chính là ngôn ngữ đại học để chỉ hành vi ăn cắp của công một cách tập thể. Bản nghiên cứu viết tiếp “Tại Việt Nam, nơi lợi tức bình quân đầu người chỉ khoảng 800 đô la Mỹ một năm nhưng giá đất đai tại các thành phố ngang ngửa với những quốc gia giầu nhất thế giới. Do môi trường luật lệ cực kỳ mơ hồ và yếu kém, một số nhỏ thành phần ăn trên ngồi chốc (Vietnamese elite-Việt nam hiện không có thành phần xuất sắc –elite-nên tôi phải dịch elite ở trường hợp của Việt nam là những kẻ ăn trên ngồi chốc) đã thu được những khoản lợi nhuận kếch xù (supper profits) do các đầu cơ (speculative investments) nhà đất.
4-Đầu gấu miền bắc trong trại tị nạn Hồng Kông sống rất xung túc, giữa một quần chúng cực khổ.
Tương tự, toàn thể giới lãnh đạo đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam mọi cấp đua nhau làm giầu bất minh. Trong phóng sự về người Việt ở Ba Lan của Đài Truyền hình Quốc gia Đức ARD ở trên, một nhân viên điều tra của cảnh sát Ba Lan cho biết: Những doanh nhân giàu có đem rất nhiều tiền kiếm bất hợp pháp từ Việt Nam sang đây để rửa. Họ mua các công ty của Ba Lan. Họ có quan hệ chặt chẽ với chính phủ Việt Nam và các nhân viên đại sứ quán Việt Nam.
So sánh tình hình kinh tế gia đình của giới lãnh đạo đảng và nhà nước mọi cấp hiện nay với câu chuyện thời sự lúc mới “giải phóng miền nam” người ta sẽ thấy mức độ ăn cướp của họ thực là ghê gớm. Dù là người nam hay người bắc, ai cũng biết một câu “đồng dao” xuất hiện sau 30/4/1975: “Người nam nhận họ, người bắc nhận hàng.” Câu này có ý nói “sau khi được đảng giải phóng” người miền nam sợ hãi quá vội vàng tìm họ hàng là người miền bắc, dù là họ hàng “bắn súng cà nông cũng không tới” để hy vọng người họ hàng từ miền bắc vào sẽ giúp đỡ che chở tránh phải đi cải tạo và không bị đảng cướp đoạt nhà cửa và tài sản. Còn người miền bắc với niềm tin trong sáng lúc đầu do đảng tuyên truyền là “vào nam chiến đấu để giải phóng đồng bào trong nam đang bị Mỹ, Ngụy kềm kẹp, đàn áp, đói khổ” thì lại quá ngỡ ngàng trước sự giầu có của nhân dân miền nam cho nên “cố gắng đi tìm những bà con trong nam để xin đồ mang về bắc.”
Thời đó, hàng ngày trên quốc lộ 1, người ta thấy nườm nượp các đoàn xe tải quân sự chạy vào hướng nam thì chở bộ đội và khí tài, lúc trở ra bắc thì chở theo các tài sản do các cơ quan, đơn vị miền bắc ăn cướp và ăn cắp của các cơ quan trong nam được đảng giao tiếp quản và một phần là tài sản của các bộ đội, công an xin của thân nhân trong nam. Những món quà vừa xin vừa cướp được từ trong nam mang ra bắc thường thấy chất trên những xe tải quân sự là những chiếc xe đạp. Trên vai các bộ đội hầu hết đều lộ vẻ sung sướng khi có được cái đài. Và kế tiếp, trên cánh tay của các bộ đội giải phóng ai cũng kiếm được một cái đồng hồ. Ba món hàng đó là ba món hàng cực kỳ hiếm ở miền bắc và chứng tỏ người chủ của chúng thuộc vào một “giai cấp” khác nhân dân, một “giai cấp sang trọng, đáng hãnh diện hơn.” Thêm nữa, một “món quà chiến lợi phẩm” quí giá nữa là các con búp bê “biết nhắm, mở mắt” và sẽ quí thêm nữa nếu chúng biết “nói”. Những con búp bê này là món quà những em bé miền bắc hằng mơ ước như mơ ước chuyện thần tiên. Cán bộ, bộ đội miền bắc vào giải phóng miền nam làm nổi tiếng ba món hàng, trước kia là rất bình thường ở miền nam: Cái đài, cái đổng (đồng hồ) và cái đạp (xe đạp). Cán bộ nào cũng muốn có ba cái đó, và ai mà có đủ ba cái đó thì gương mặt thường lộ vẻ thoả mãn và hãnh diện.
Thế mà chỉ sau chưa tới 20 năm, tính từ lúc tôi vượt biên cuối năm 1989, thời chưa có ai giầu, tới 2009, giới lãnh đạo đảng, nhà nước mọi cấp và vợ con, thân nhân họ, những người khi vào “giải phóng” miền nam hãnh diện với ba chữ Đ (đài, đổng, đạp) đã có những tài sản kếch xù, có nhiều tay tỉ phú, vượt xa tất cả những người Việt giỏi nhất và giầu nhất tại hải ngoại. Ví dụ:
Trong nước: -Nhà thờ họ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nguy nga đồ sộ quá mức bên cạnh một địa phương quá sức nghèo đói.
Ngoài nước: Tại Berlin, đầu gấu kết hợp với đại sứ và thủ tướng Dũng đầu tư kinh doanh đại siêu thị và nhiều mặt hàng khác, cùng với chuyển tiền bất hợp pháp về Việt Nam. (xin xem bài Mafia làm văn hoá của tác Giả: Nguyễn Tường Tâm, đăng ngày 22.10.08 trên trang mạng Đàn Chim Việt.)
Sự cách biệt giầu nghèo giữa giới lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam mọi cấp với dân chúng làm người ta liên tưởng tới khoảng cách biệt giữa cuộc sống “xa hoa” sung túc của giới đầu gấu miền bắc trong trại tị nạn Hồng Kông với các thuyền nhân cực khổ.
5-Đảng cộng sản Việt Nam áp dụng biện pháp của đầu gấu để cai trị đất nước.
Một khi thấy dùng biện pháp pháp lý không thể thắng, giới cầm quyền cộng sản sẽ dùng các biện pháp của đầu gấu để trấn áp các nhà bất đồng chính kiến. Ví dụ trong tù thì cho đầu gấu đánh đập, hành hạ, hạ nhục các nhà đấu tranh cho dân chủ đang bị giam giữ. Ngoài đời thì dùng đầu gấu bao vây, tấn công, ném cứt đái, đồ dơ, vào tư gia các nhà bất đồng chính kiến, gây ra những tai nạn giao thông giả để gây thương tật cho họ, gây ra những xô xát dưới dạng cá nhân để kiếm cớ bắt nhốt họ với tội danh phi chính trị như đánh lộn. Đó là các biện pháp đã được xử dụng với luật sư Lê Thị Công Nhân trong tù, với cụ Hoàng Minh Chính, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, ở ngoài đời.
Cũng có khi giới cầm quyền cộng sản Việt Nam phối hợp cả biện pháp dùng côn đồ với pháp lý như trường hợp đối với ông bà Trần Khải Thanh Thủy mới đây. Bản tin của BBC về “…vụ xử Trần Khải Thanh Thủy” ngày thứ bảy, 6 tháng 2, năm 2010
viết rằng, “Phiên tòa hôm thứ Sáu 5/2/2010 diễn ra từ 8 giờ sáng tới chừng 6 giờ 30 chiều…Bà Thanh Thủy bị án tù ba năm rưỡi với tội danh “cố ý gây thương tích”. Nhiều người theo dõi nội vụ cả trong lẫn ngoài nước đều tin rằng hai vợ chồng bà đã bị nhà chức trách Việt nam cho côn đồ kiếm cớ hành hung có thương tích để rồi bắt ngược lại hai ông bà và khởi tố tội hành hung người khác. Chính bởi thế quốc tế mới có quan điểm bênh vực vợ chồng bà Thanh Thủy trong vụ án áp dụng luật rừng này. Bản tin viết tiếp, “Sứ quán Mỹ nói Hoa Kỳ “rất lo ngại” vì việc kết án tù ba năm rưỡi với bà Trần Khải Thanh Thủy, một nhân vật bất đồng chính kiến.” Bản tin cũng cho hay Brad Adam, giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch viết trong một tuyên bố: “Những kẻ tấn công bà, những người gửi đám côn đồ đó ra, và những nhân viên cảnh sát không chịu can thiệp đều cần phải được đem ra trước công lý.”
Ngay mới đây bản tin của cơ quan thông tấn Đức DPA (Deutsche Presse-Agentur), ngày 10 tháng 12-2009 (Mob harasses dissident Vietnamese monks and nuns) viết, “Các tên côn đồ sách nhiễu các tăng ni bất phục tùng người Việt nam. Một nhóm đông côn đồ ngày thứ Năm đã bao vây một ngôi chùa sang ngày thứ nhì nơi có 190 tăng ni tạm trú. Trước đó, ngày thứ Tư, các tên côn đồ này đã sách nhiễu một phái đoàn của Liên Hiệp Âu Châu định thăm viếng các tăng ni này tại chùa Phước Huệ, ở phía nam tỉnh Lâm Đồng. Các tăng ni này là đệ tử của thiền sư Nhất Hạnh, một chi phái có trụ sở tại Pháp”. Những biện pháp đó giống hệt các biện pháp bọn đầu gấu miền bắc đối xử với nhóm đối nghịch hay với người miền nam ở Hồng Kông.
*
Chính sách xử dụng đầu gấu của giới lãnh đạo cộng sản đã được họ lập lại tại hải ngoại. Các đầu gấu miền bắc tại hải ngoại đầy rẫy tiền sử tội phạm, cho nên rất là dễ dàng để giới lãnh đạo cộng sản nắm chóp, sai khiến thực hiện những công tác tấn công, phá hoại những hoạt động chống cộng của người miền nam tị nạn cộng sản. Chính sách đó đã bắt đầu thực hiện thí điểm tại Melbourne, và Sydney, Úc. Theo tin có kèm theo hình ảnh của trang mạng “Dân Chủ – Nhân Quyền Cho Việt Nam” thì “CỜ VÀNG TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở MELBOURNE BỊ ĐỐT RỤI”. Bản tin ngày 11-12-2009 của VKTNVN, từ Melbourne, cho biết gần trưa ngày 10 tháng 12 – 2009 người ta thấy lá cờ trên tượng đài đã bị đốt, cán cờ nghiêng lệch. Bản tin viết tiếp, “Chiều cùng ngày, sau khi đi làm về ông Trần Đông, Giám đốc tổ chức Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam Úc Châu đã đến tận nơi quan sát. Cán cờ bằng sắt được bắt ốc thật chặt vào đế bằng thép không rỉ dày 5 ly, cán cờ bị kéo lệch một bên. Điều đó cho thấy kẻ gian đã cố tình giựt mạnh cho rách lá cờ. Vì lá cờ bằng ny-lon khá chặt, kẻ gian không kéo rách được nên đã dùng lửa đốt cháy. Ny-long cháy đen co rúm lại và bám vào cán cờ.” Ai cũng biết ở bất cứ xã hội nào, đầu gấu thì chẳng có ý thức chính trị gì, chúng chỉ thích tiền. Cho nên hành động mang tính cách chính trị như vậy chắc chắn được sự chỉ đạo, thúc dục của toà lãnh sự cộng sản địa phương. Chủ trương gây chia rẽ và hận thù bắc nam của giới lãnh đạo cộng sản tại Úc không chỉ dừng lại ở chuyện phá hoại và đốt cờ Vàng mà còn tiến xa hơn nữa bằng những hành động bạo lực, giết người.
Theo bản tin “Ca sĩ từ Hoa Kỳ lưu diễn ở Sydney đã thoát chết trong đường tơ kẽ tóc” đăng ngày mùng 7 tháng 12-2009 trên trang mạng CaliToday, trong buổi trình diễn văn nghệ do vài nghệ sĩ từ các trung tâm Asia, Thúy Nga, và Vân Sơn trình diễn tại Sydney, Úc Châu trong chương trình dạ vũ “Chào Mừng Giáng Sinh 2009” tại nhà hàng Hoà Bình, khu vực Fairfield, vào khoảng quá nửa đêm có cuộc đọ súng giữa hai nhóm thanh niên miền bắc (bắc 75) và miền nam. Hai bên đã va chạm, chửi bới lẫn nhau, sau đó mới ra xe lấy súng và mã tấu vào bắn và chém nhau. Kết quả một thanh niên 19 tuổi bị trúng đạn ngay ngực chết, hai người bị thương vì bị chém bằng mã tấu”. Chính sách xử dụng đầu gấu cùng với những biện pháp phi pháp luật, tàn bạo hiện đang được che dấu dưới những ngôn từ hoa mỹ của nghị quyết 36 khiến rất khó bị nhà chức trách sở tại phát hiện với bằng chứng cụ thể.
Khích động gây chia rẽ giữa di dân người Việt hai miền nam bắc tại hải ngoại như vậy chắc chắn sẽ được cộng sản rút kinh nghiệm để phát triển trong tương lai không xa.
*
Với sự gia tăng nhân số người miền bắc tại hải ngoại do xuất khẩu lao động, du học sinh, nghiên cứu sinh và nhập cư bất hợp pháp qua mạng lưới mafia buôn người, cùng với sự khác biệt về văn hóa, lối sống lại thêm sự ép buộc, mua chuộc và khích động của giới lãnh đạo cộng sản Việt nam, người ta khó có thể thấy có sự hoà hợp giữa hai cộng đồng người Việt miền bắc và miền nam ở hải ngoại. Chỗ nào có đa số người miền bắc thì ở đó sẽ có tình trạng mafia, gia tăng tội phạm, bạo hành, trấn lột, và đe doạ.
Chính bởi thế sự chia rẽ bắc nam bao giờ chấm dứt thì khó tiên đoán. Nhưng một điều chắc chắn là sự hoà hợp sẽ không có được nếu hoặc hai cộng đồng không khởi đầu một công tác chung là tiêu diệt nạn tội phạm có tổ chức trồng cần sa và buôn người hoặc nguồn gốc của nạn tội phạm có tổ chức này là chế độ cộng sản trong nước không bị xụp đổ. (còn tiếp-con đường hoà hợp)
© Đàn Chim Việt Online 2010
__________________________
Ghi chú: danh từ “Người miền bắc” trong loạt bài này chỉ những người bắc còn ở lại Hà nội sau năm 1954 và những người vào miền nam sau ngày 30-4-1975, kể cả con cháu họ, cho dù sinh trưởng tại miền nam sau đó.
Phần trước:
Nam Bắc phân tranh sau 1975 [1]
Nam Bắc phân tranh sau 1975 [2]
Nam Bắc phân tranh sau 1975 [3]
Nam Bắc phân tranh sau 1975 [4]
Nam Bắc phân tranh sau 1975 [5]
Nam Bắc phân tranh sau 1975 [6]
Một bài viết rất hay. Tác giả là người đã từng phục vụ lâu dài trong các trại tỵ nạn.
Nhiều chi tiết, rất mạch lạc, phân tích, có những dẫn chứng rành mạch. Tôi không ngần ngại giới thiệu cho những người tôi quen biết, dù người đó có để tâm đến các vấn đề thời sự hay không.
Rất cám ơn tác giả Nguyễn Tường Tâm đã viết kể lại những kinh nghiệm sống của ông trong các trại tỵ nạn.
Tôi muốn đọc phần 1 – 5 của loạt bài này nhưng để tìm ra thì quá khó. Tại sao BBT không để links vào loạt bài này để liên kết với những bài cũ cùng series giúp độc giả tiện bề theo dõi?
Đã tạo các đường links. Cám ơn bạn đã nhắc nhở. BBT Đàn Chim Việt
Bay gio la Thoi cua Nguoi Bac XHCN Tai Uc nay cac Co so lam An deu Co ban Tay Mafia cua May Can bo Cap Tinh uy tro Len Cua VN Nguoi VN refugee Da lang le Hoa vao Doi song An lanh Cua Dan Uc ,Tranh xa noi dong Nguoi Viet Nhat la may Ong Bac Tu Hong kong hay Doan tu Du hoc ,Noi nhuc va Am anh Mang tieng Doi khi Tui khg dam noi Tieng Viet voi Cac Dang Bac ky nay ,Nhin may Bac ngoi Chom hom truoc Centre link chuyen tay nhau noc mot Chai nuoc khac nho vang tuc Toi So ron nguoi ,Hoa hop Nam Bac Chac Hai lua toi khg dam nghi Den may Ong Than nay Toi dam ra nan chi,Bao nhieu nam duoc Dao tao trong XHCN May ong nay Dao sung Van lan trong nguoi len vao Nha nhu Ma xo ,Tot hon het la Chay cho Xa ,Chay Tu Mien Nam qua Uc nay Hai lua Tui Gio Day chay Xa hon nua may Cha nay ,Tron dau cung gap ./