Đi qua thời vàng, đỏ
IV.“Nhà tôi!”
“Nhà tôi” không khác lắm so với bà Tú Xương xưa “quanh năm buôn bán ở mom sông” dù bây giờ là “ thời đại xã hôi chủ nghĩa” .” Nhà tôi” không “buôn bán ở mom sông” vì “nhà tôi ở dốc Nhà Bò…”, đến nhà thì phải …(bò) lên dốc(!). Xưa thuộc đất “Hoàng triều cương thổ”, chỉ có núi với đồi chẵng có “mom sông”. Quanh năm “nhà tôi” buôn bán ở cái chợ to nhất thành phố nhưng cũng chẵng khác gì cái “mom sông” của bà Tú. “Mom sông” này không có bến nước mà lại có “dòng sông” …chợ; không có gánh gồng chỉ có “sô” với “mẹt” tần tảo để “nuôi 3 con” với một chồng… “cán bộ”….Xưa Tú Xương vì xã hội “trọng sỹ” nên dù có nghèo “rớt mồng tơi” cũng chẵng được vấy bẩn cái móng tay dài. Nay tôi sống trong thời đại “cách mạng”, xã hội “văn minh, tiến bộ” nhất loài người nếu “không lao động” lấy gì “vinh quang”! Tham nhũng cũng là một loại lao động nhưng là lao động cấp cao, có quyền chức. Không quyền, chức lấy gì …tham và nhũng! Đó hình như là sản phẩm lao động “tinh hoa “của xã hội mà trong xã hội không ít người có “lý tưởng”… luôn “phấn đấu”. Còn một loại lao động thăng hoa, cấp cao hơn nữa, nhất, nhị, tam, tứ, thập ngũ trụ triều đình, cái cở như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống xưa…mới “lao động” được!
Có lẽ vì sống, lớn lên trong cái thời buổi “cách mạng” mà tôi lại là người hay “vọng cổ” nên làm gì cũng không hợp thời, hợp thế, khổ cho vợ, cho con, nhất là cho vợ…phải làm Bà Tú Xương thời ….xhcn!.. Cũng vẫn là “cánh cò lặn lội”; cũng “eo sèo” dãi nắng, dầm mưa; cũng “là duyên” cũng “là nợ” nhưng mà lại là “lộc trời cho”; có trách cái thói đời “ăn ở bạc” nhưng “thuận vợ, thuận chồng”, “nồi nào, vung nấy” nên …phải an phận đời. Nhưng cũng có khác cái thời bà Tú xưa, dù có muốn nhưng cũng không dám “quen dạ đẻ cách năm đôi”. Mới sinh đứa con thứ 3 mà đã lắm điều tiếng. Lương thì chẵng sống nổi, tiếng thì cứ bên tai nên “nhà tôi” đã dũng cảm dứt bỏ cái truyền thống “anh hùng, bất khuất.. ”, suốt đời “cống hiến” cho cái “nhà to” quay về chăm lo cho cái “nhà nhỏ” của mình để gánh cái giang san của nhà chồng, ráng mà chạy chợ, nuôi con. Vợ chạy nơi nào thì chồng cũng “chạy phụ” theo.nơi đó. Ai có thương yêu đừng quở trách; chuyện đời là vậy, ai cũng gieo neo!
“Nhà tôi”, vất vả giành lấy phần mình. Trong gia định, chị cháu chắt, bạn bè ai cũng thương, cũng mến…, tôi thì “ấp” cái nghèo mà vẫn con “ôm” mơ ôm mộng. Có những chút “mơ riêng” nhưng không ngoài cái ước mơ, yêu thương cả một đời, mong ước sống làm Người chứ không phải làm cái cày, cái búa, cái liềm cho người ta làm công cụ thống trị, sản xuất, kinh doanh…..
“Nhà tôi” bỏ nhà nước mà về…chạy chợ cũng là “nhờ ơn đảng” và có công với đảng(!) lắm chứ nếu không thì…bây giờ cả xã hội sung sướng mà hát rằng: “ Anh đường anh, tôi đường tôi; Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi….. Hạnh phúc nếu ta …không hợp lại!”….Bởi vậy, tôi phải còng lưng “phụ việc” cho “nhà tôi” tiếp tục “kiên định” đi trên con đường …đến thiên đàng, “đổi mới- công nghiệp hóa, hiện đại hóa”…cái sô, cái mẹt.
“Phi thương bất phú”! Cái câu châm ngôn rất ư là “phản động” nay nó lại như là phương châm hành động thúc đẩy cho dòng cách mạng “đổi mới” vù vù tiến lên! Khi “nhà tôi” được anh bạn làm quan chức thương tình giúp, bố trí cho cái sạp hàng tại cái chợ to nhất thành phố để buôn bán. Cho sạp vải thì chẵng dám lấy. Vốn đâu mà buôn vải. Nếu có để đó rồi sang lại thì…hàng ngày lấy gì mà ăn. Có Sạp buôn bán là vui rồi. Ai cũng mừng cho tôi. Cả nhà tôi ai cũng mừng như “trúng số độc đắc”, hy vọng cuộc sống sẽ “đổi đời”. Nhưng vui mừng chẵng được bao lâu khi chúng tôi bắt đầu bắt tay vào việc thì mới …choáng! Trước tiên, muốn buôn bán thì phải có cái Sạp; muốn đóng Sạp buôn bán thì phải có …tiền; đụng đến “tiền” thì …”Bác chẵng vô thăm”! Ở nhà nhìn tới nhìn lui, nhìn lên trần nhà mới …”phát kiến sáng tạo”-Nó đây rồi! Muốn đóng Sạp thì chỉ có ván trần nhà là có thể đóng được thôi. Suy tới, nghĩ lui, đến nay vẫn tiếc cái ván trần nhà. Bây giờ tháo ra sau này muốn mua lại cũng chẵng có, nhưng không tháo ra thì…ván đâu mà đóng! Dù rất tiếc nhưng chẵng có cách nào hơn. Tất cả phải vì “sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, “xóa đói, giảm nghèo” cho cái nhà nhỏ của tôi. Tháo ván trần nhà ra rồi nhìn lên trần nhà trống hoác trống hươ nhưng cũng được cái là những đêm trăng sáng cũng nhìn được cả …sao trời.!
Buôn bán thì phải có vốn mà “Bác” lại ở đâu đó tôi không biết, “ngân khố” cái nhà nhỏ của tôi thì lại không có Bác . Hàng thì ai cũng nói dễ lắm, có Sạp thì có hàng. Cứ mở Sạp hàng thì người ta sẽ tự mang hàng đến, bán rồi trả tiền sau, có gì đâu mà sợ(!). Mới ra Sạp, vốn không có, một số anh chị bạn thân thương tình cho “nhà tôi” nên đã giúp đôi chút, thương hoàn cảnh, có những người bạn túi không có tiền, tay chỉ đeo chiếc nhẫn cũng thật lòng …tháo ra!
Tôi và “nhà tôi” cũng đã “công nghiệp hóa” xong cái Sạp. Hàng hóa cũng lo chạy và đã chuẩn bị khá tươm tất để khách mua nhìn vào cũng ra dáng một sáp hàng khô. Một số bạn bè thân thiết đã được thông báo đến “cho và nhận” lộc (!) nhân ngày “khai trương” sạp hàng. Ngày đầu tiên cũng nhiều “niềm tin và hy vọng”. Bán cũng kha khá, những “sạp hàng không lân bang” thương tình chúc mừng, động viên. Những người bỏ mối hàng cũng nhanh chóng đến “tiếp thị”. “Nhà tôi” không dám lấy nhiều, xem thử sức bán như thế nào đã. Vài ngày đầu các mối hàng …cho nợ, chưa cầm sổ đến. Mấy ngày sau cứ chiều đến là lần lượt các “mối “, chủ nợ cầm sổ đến chờ. Sạp mới “ra lò”; “mối” thì chưa có, bán thì chưa quen khách lại nằm cạnh những Sạp hàng đã buôn bán lâu, nhiều mối, buôn bán tấp nập mình nhìn mà …sốt ruột. Hàng bán chậm, mà mặt hàng Khô thì cả trăm loại như đường, đậu, muối, bột ngọt…đủ thứ.. Mặt hàng khô cũng đỡ là dễ bảo quản, để lâu được nhưng lâu quá thì mốc và lại sợ thêm các anh …chuột. Hàng hóa bán mua thì phải bán nhanh thì mới có thu để quay đồng vốn, để trả hàng trước lấy hàng sau. Rồi lại đủ thứ thuế, thuế tháng, thuế ngày, tiền bảo vệ, tiền điện, tiền “phòng” này, “chống” kia. Rồi 3 tháng, 6 tháng, một năm …đều đều tăng thuế. Làm gì cũng bị thuế. “Nếu không có thuế lấy gì …anh xơi”! Buôn bán lúc đầu thì cũng có chút vốn bạn bè vừa giúp vừa cho mượn nên cũng trả được, ráng sức “cầm cự”. Tưởng rằng bán hàng Khô ngon ăn, đụng rồi thị mới …thấm! Tôi cũng rất mất thời gian với việc buôn bán. Hàng ngày, sáng sớm phải đi trước để dọn hàng; vợ ờ nhà lo cho Mẹ già đau ốm, lo cho con cái ăn uống, đưa đến trường học rồi tất tả đến chợ để tôi “giao ca”. Ngày nào cũng như ngày nấy. Một năm chỉ có mấy ngày nghỉ Tết chứ ngoài ra không có ngày nghỉ nào. Tổ chức Quốc tế lao động, “công đoàn bảo vệ lợi ích người lao động” hình như chưa có “tối kiến” nào để mà …chăm lo “bảo vệ” cho người lao động buôn bán như… “nhà tôi”…
Đi làm, trước đây phương tiện di chuyển của tôi là …đôi chân. Đôi chân đã được “cách mạng” tập cho từ những năm đầu sau cái năm 1975. Lúc đó, mỗi lần đi công tác đi bộ 5, 7 cây số là bình thường, có những nơi xa đi cả hàng chục cây số .. Trước 1975, đi học, đi chơi, đi làm “công tác” lúc nào cũng có xe honda, nhưng rồi, cái Tết năm 1975 thì xe đã bị mất. Nếu “giải phóng” chậm thì lương của tôi trừ tiền thuê nhà, ăn uống, để dành vài ba tháng mua lại cũng không khó gì. Cũng do được “giải phóng”, được “cách” cái ” mạng” nên tôi cũng đã được “đổi đời”. Vốn liếng ở nhà bà Cụ chơi Huê (hụi) năm “giải phóng” chạy tán loạn nên bị …”phổng” mất sạch. Tự an ủi, thôi, “của đi thay người”, hòa bình rồi chắc sẽ khác xưa thời Việt Minh, mong có sức khỏe. Thời bình rồi ắt sẽ có điều kiện mà ….làm lại ! Hy vọng thì cũng phải hy vọng. Mừng là hết chiến tranh, không lo trai tráng bị đưa tấm thân ra chiến trường. Sống khổ chút nhưng đỡ lo! Khi tôi mới cưới “nhà tôi”, cơ quan cũng quan tâm phân phối cho chiếc xe đạp. Tiền đám cưới theo nếp sống mới –“ Vui duyên mới không quên nhiệm vụ”!; tính lại, cũng đủ mua được chiếc xe đạp phân phối, nhưng tôi nghĩ, mua được chiếc xe đạp thì tiền còn đâu nữa để làm việc này, lo việc kia. Có người bàn- cứ mua rồi bán lại cũng có ít đồng tiền lời! Tôi không thích kiểu “mua đi bán lại” nên tôi không lấy, để cho người khác mua. Những lúc không tiền, nghĩ lại cũng thấy tiếc…
Xe đạp tôi đi sau này lại mượn của đứa cháu. Cháu không đi cho Cậu làm phương tiện để “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc “lên”… thị trường “định hướng xhcn”! Nó cũng là phương tiện để giúp tôi tiến hành sự nghiệp ” công nghiệp hóa….”…
Trưa từ cơ quan về tôi chạy thẳng đến chợ. Vợ đã chuẩn bị sẳn hàng để tôi thồ về bỏ mối vì cũng trên đường về nhà. Tôi thồ hàng trên chiếc xe đạp ở cái thời dây thép buộc còn chắc hơn là cái ốc vít. Đường phố núi thì lên dốc xuống đồi.Thồ hàng thì cứ chầm chậm mà chạy; xuống dốc lài lài thì “bóp” cả thắng trước, thắng sau cũng khỏe hơn khi đẩy xe lên dốc. Hàng thồ thì khoảng 50, 60 ký là cao, hơn cái trọng lượng cơ thể nhờ đảng, nhà nước cho chẵng khi nào vượt qua thể trọng 50 kg. Cái thân tôi với cái bệnh trĩ và gai cột sống từ thời bao cấp để lại làm dạng “vật chất” của mình ngày càng còm nhom; còn mập, to, béo đỏ … đã chuyển hóa sang dạng “vật chất” các quan “vốn quý của cách mạng”…hết rồi. Có làm mới có ăn nên mình phải gồng lưng ra mà “tái sản xuất” (!). Đẩy hàng thồ lên dốc cùng với cái nắng buổi trưa hoặc những khi trời mưa… thì thật là …ướt át. Nghĩ cái không khí “Hò dô ta …nào …” của dân công hỏa tuyến thồ vũ khí lên trận địa Điện Biên Phủ ngày xưa, sau đó còn bị “cải cách” cho rơi đầu, rơi cổ …nữa là, so với mình thì có thấm gì!. Có đảng cuộc đời mình… sao cứ te tua …”(!) Phải “lấy sức người” để “sỏi đá cũng thành cơm”…độn thôi!…Cái công cơ bắp ”hò dô ta” bỏ ra thì nhiều nhưng tiền lãi thì chẵng đáng bao nhiêu, nếu không “bỏ hàng”, quay đồng vốn nhanh thì hàng đâu mà buôn với bán. Nhìn thấy vợ “ngồi mát”, đỡ vất vả hơn xưa thì …cũng mừng, cũng vui nhưng sự lo âu thì chồng chất không biết bao nhiêu mà kể. “Nhà tôi” buôn bán mà lại thêm suy nghĩ- ai bán hàng khô cũng lỗ cả, biết bao nhiêu người đã sang Sạp, chạy cả rồi! Nghe nói tôi lại bực mình.- “Mới đánh mà đã chủ trương thua”(!) nhưng nhìn thấy thực tế trước mắt mà …nín lặng. Chiều tôi đi làm về lại tiếp tục ra chợ để phụ giúp và dọn hàng, đóng sạp. Về nhà lúc nào cũng 7, 8 giờ tối. Những khi tôi đi công tác thì …lại lo cho việc ở nhà. Cái “chân trong” của tôi lúc ấy phải …dài ra một chút mà lo …cho vợ. Tôi thì chẵng biết buôn bán gì cả, giá cả thì chẵng nhớ, dù vợ có ghi giấy rồi nhưng cũng cứ hay vội và hay quên nên khi một mình dọn hàng bán sớm thì cứ hay …bán lỗ vì tôi bán hàng giá cả…tùy người mua. Người ta chê giá cao thì mình lại …tùy giá mua của họ(!). Hoặc có khi tôi bị “nhà tôi” nhờ “ngồi đồng” để “cấn nợ” vì cứ chiều “mối” đến lấy tiền hàng mà tiền thì không đủ để trả. Tôi chắc chẵng có giá nên người ta….hỏi, nhìn, rồi đi…Tôi dù có tập cho cái mặt mình chai lỳ một chút nhưng cũng không chai lỳ nổi. Bây giờ nghĩ lại, thiên hạ sao nhiều người giỏi thế, cái mặt sơn phết, úp không biết bao nhiêu cái thúng, cái mo rồi vậy mà cứ lên TV vẫn tơn hớt, ra vẻ đạo đức, cũng “khai” cái này, rồi “mạt” cái kia, cái danh dự, nhân phẩm của những ông quan hình như là món hàng xa xỉ, cần phải …tiết kiệm.. Tôi đoán chắc không ít hơn dân chủ 100% rằng các quan Thái thú, Tổng, Lý nhà ta chẵng bao giờ nghĩ đến dân khi đề ra những “chủ trương lớn”! Cái bản mặt tham nhũng 100% nhưng cứ lu loa chống tham nhũng; cái bản mặt “quan Thái thú” ai cũng thấy, thiên hạ ai cũng chửi vậy mà cũng tỉnh queo; cái liêm, cái sỹ của con người cứ vểnh râu lên như con Chuột, vằn vện lên như con Mèo, con Cú ! Cái “trường học XHCN” đào luyện con người hay thiệt. Từ con người mà biến dần thành cái con gì…”khoa học xhcn” chạy theo “nghiên cứu” để minh họa cũng không hơn những cái ông Tổng Kiển, Tổng Bí; ông “đồng thuận”; ông nói láo chứ rất ghét nói dối; cặp anh em “trời đất sinh ra”, ông “gác” ông “ nghỉ” …..
Cuộc sống khó khăn; buôn bán chẵng có vốn, khổ nhất là những ngày Lễ, Tết! Ngưới có vốn, nhiều mối lái, trữ hàng nhiều thì càng có lãi vì mua vào gía thấp, bán ra khi giá cao như những dịp Tết…Cái vòng lẩn quẩn mà nhiều người phá sản, chết chùm với nhau ở chợ cũng vì huê hụi, vì thiếu vốn mà vay nóng; vì buôn bán ế ẩm, ăn thâm vốn; vì bản tính tham lam của con người…Chợ thời nay đâu phải là “trăm người bán, vạn người mua”! Có những lúc những người buôn bán chỉ ngồi mà nhìn mặt nhau bình chuyện thiên hạ. Thất nghiệp, việc làm không có; mất đất mất ruộng, mất vườn…thì người ta cứ tập trung về …chợ. Việc làm “dễ ăn” nhất là buôn bán. Nhiều người ở “nông thôn xhcn” đã tự do “di tản” vào Nam cần cù, chắt chiu làm nên “nghiệp lớn”(!)..Dân miền Nam ỷ y cuộc sống như cái thời “vàng” cứ tấm tắc ngước cổ mà …thèm. Đảng, nhà nước ta thấy người “cung” nhiều quá nghĩ rằng kinh tế xã hội phát triển, nhu cầu mua -bán nhiều nên chợ cứ mở rộng, cứ xây thêm. Xây hoài cũng không đủ. Chợ cứ xây to đùng để …bỏ không, người nghèo vốn đâu mà …vào chợ. Vào chợ…bán cho ai mà lại thuê( hợp đồng) có thời hạn. Chợ “lề đường” trong chợ to vẫn cứ tấp nập. Người nghèo thì cứ chọn chợ chiều…Người nghèo cứ nương tựa nhau mà tồn tại trong cái nền kinh tế thị trường định hướng XHCN …tới đâu thì tới!
Bán hàng Khô như “nhà tôi” thì dễ bị…cháy túi, phá sản vì lãi vay và nợ hai đầu – mua… nợ và bán… chịu. Nợ dắt dây chuyền với nhau! “Nhà tôi” thì đâu có vốn nhưng đã mua bán mà lại vào những dịp Tết nữa nên dù muốn dù không ai cũng phải có hàng trữ để mà hy vọng làm ăn to…Lúc đó, vay mượn cũng không dễ, nhiều người nhìn vào cái túi sau lép xẹp của mình sợ cái khả năng trả…nhưng cũng phải ráng mà chạy để tích trữ đôi chút hàng nóng. Tết tôi phải tập trung công sức cùng với vợ để buôn bán. Những việc cần thiết Tết nhất cho gia đình, con cái cũng phải lo dần, thủ trước Khi đã “vào vụ” rồi việc cơ quan cuối năm cũng phải “xếp lại” để lo chạy chợ. Việc cơ quan cuối năm thì cũng chỉ đi “nắm tình hình” công nhân được thưởng Tết, ăn Tết ra sao để…báo cáo chứ có giải quyết được gì…Bán Tết thì đâu có ngồi không; người mua đông như …trẩy hội; người bán có lúc cũng phải ngồi …ngắm người đi chợ Tết mà lo …Tết nhà ! Dù sao, tôi cũng có việc, làm “phụ tá “nên phải chạy tới chạy lui theo …lệnh vợ. Tối thì về nhà trễ hơn bình thường. Ngày bán được thì …vui; ngày buôn bán ế thì …lo… Tiền hàng trả nhanh thì hàng khi gọi được mang đến nhanh…Mỗi ngày buôn bán thì cũng phải “tổng kết” xem cái túi của mình như thế nào, có còn tiền hay không, nếu có dư là …mừng rồi để ngày mai sẽ dễ thở hơn vì nợ ít lại…Tập trung bán Tết nhưng lại khổ nhất là chợ trưa 30 Tết. Bán chợ Tết mà có năm nào có tiền đâu. Đến trưa, rồi gần chiều 30 Tết rồi mà những người cầm sổ cứ xếp hàng chờ trả nợ, ai cũng thúc ép không muốn để qua năm mới trong khi đó, trong túi thì chẵng còn một đồng xu… Thương cho vợ, cái nghèo, cái khổ, cái túng, cái thiếu, mong chợ Tết để có chút gì đó nhưng rồi cả năm tay trắng cứ trắng tay. Công thành công cốc, chỉ được một chút là …tích cóp lo việc ăn học cho con cái là trước tiên. Con nhà lính thì khác nhà quan là tất nhiên rồi Chiều 30 Tết hai vợ chồng dọn hàng trong lặng lẽ, đóng sạp, buồn hiu; dắt chiếc xe đạp cà tàng đi về…nhìn thiên hạ mua sắm Tết mỗi người thẩn thờ những nỗi niềm chung…
Đến bây giờ nghĩ lại tôi vẫn sợ nhất là những ngày Tết! Tết của người Có đâu phải Tết của kẻ Khó! Đối với gia đình tôi, Tết có một chút gì cho con cái vui …là được. Con cái cũng thương cảm với Bố Mẹ nên cũng chẵng đòi hỏi gì nhiều, chỉ kể chuyện bạn bè có đồ mới…mà khoe, vậy thôi! Tết đến tôi chỉ “trụ trì” ở nhà, chẵng muốn đi đâu; nghĩ cái sự đời, nghĩ cái tình người, cái xã hội “hạnh phúc, ấm no” mà buồn, mà chán…Chán tột cùng! Cái xã hội “hạnh phúc” chỉ thuần là vật chất, đua chen theo vật chất, con người ta cũng khổ theo vật chất, dẫm đạp nhau cũng vì…vật chất; “phẩm giá” con người cũng là …vật chất.Tình người cũng là ..vật chất và thay đổi theo vật chất… . Cái duy vật chất méo mó bào mòn cuộc sống tâm linh con người. “Tiền” chỉ là phương tiện của cuộc sống, biết vậy nhưng mình kiếm cái “phương tiện” như người ta cũng khó; không chạỵ theo người ta được, không sống được như cái “kiểu” của người ta. …Cái ước mơ đổi đời của tôi trên cái nền của xã hội “Mỹ- Ngụy” ngày xưa chứ đâu phải trên cái nền mà không có móng của xã hội mới ngày nay mà lại còn bị triệt phá tứ bề nữa. Đành phải…cam chịu để giữ sự tồn tại của mình mà chuẩn bị một chút gì cho thế hệ tương lai. Sống thì phải hy vọng. Hy vọng vẫn luôn hy vọng, vẫn tin rồi …xã hội cũng phải thay đổi. Cái bọt bèo rồi nó cũng phải tan thôi…
Buôn bán vài năm rồi đến lúc không kham cái hàng khô được nữa! Chỉ nội cái ăn lậm vào vốn vì buôn bán ế ẩm cũng đã lỗ nặng rồi, lại thêm nợ nần năm này tăng thêm sang năm khác. “Bà chủ Sạp nhà tôi” từ những ngày buôn bán đầu tiên đã sợ, đã lo, trong ý nghĩ sẽ là…mang nợ nên rồi cũng đến lúc tôi phải …chào thua ! Phải sang Sạp may ra mới có tiền trả nợ, càng kéo dài thị nợ càng chồng chất thêm, đến lúc đó có sang Sạp thì chắc gì đủ trả!
Cuộc sống, học hành của con cái chủ yếu nhờ vào bàn tay của vợ chứ đồng lương cán bộ như tôi thì tạm đủ sống, có gạo ăn là may; cái bụng đã lép còn phài thắt hàng ngày. ”Nhà tôi” tảo tần, chịu đựng cũng đã quen nên chủ trương chỉ bán một mặt hàng; bán ngày nào biết đồng lời ngày đó còn hơn ngồi trong “mát” như bán hàng khô, cái lời chạy theo cái lỗ mỗi ngày cứ mù mịt….Chẵng bon chen, chẵng sỹ diện, làm cái gì đàng hoàng bằng sức lực của mình có tiền để lo cho gia đình, con cái …là được rồi…!
Sau khi sang cái Sạp hàng khô, không còn “ngồi mát” mà điên cái đầu, khổ cái bụng, “nhà tôi” lại tiếp tục cái nghiệp của bà Tú Xương- ” quanh năm buôn bán ở mom sông”…chợ!..Tôi được “giải phóng” nhưng hạnh phúc hơn ông Tú xưa vì nhờ ở cái “thời đại xhcn” đang “đổi mới” do “đảng khởi xướng và lãnh đạo ” nên tôi cũng được phát huy cái nghề “làm thầy” và “làm thuê”. “Làm thầy” cho đội ngũ cán bộ “bảo vệ người lao động” nhưng không ai bảo vệ mình; “làm thuê” cho chính cơ quan mình làm việc nhưng đồng tiền cũng phải chia bốn, xẻ ba; cũng phải chi cho những ông lãnh đạo cần và thuê cái khả năng của mình mà cái “vốn liếng” cũng nhờ chế độ trước đây đào tạo cho chứ cái “đối tượng cách mạng” như tôi từ những ngày đầu đã bị tiếng là thằng “phản động” rồi nên ai mà đào tạo….Chắt chiu hàng ngày và có bạn bè giúp nên tôi cũng có cái xe “bồ ệt” (mà các anh “bạn dân” thấy cũng chê, không thèm phạt ..) để đưa đón con cái đi học bớt học thêm; đi chợ để làm người “phụ việc” và đón vợ đi bán về buổi chiều tối bên “dòng sông”… chợ …Tôi cũng không còn bị “ngồi đồng” để vợ “cấn nợ”; không còn phải thồ hàng bỏ mối, phải tất tả những ngày Lễ, Tết để rồi…chẳng có Tết! Hơn chục năm qua, vợ tôi tiếp tục sự nghiệp “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” với cái sô, cái mẹt! Nhờ có Ơn trên thương, có người thương nên cuộc sống cũng có cải thiện hơn, cũng đạt được hơn cái nền “nhân quyền XHCN” dù nhìn ngang, nhìn ngữa, nhìn gần so với “bạn bè, đồng chí” một thời thì cũng.. chẳng giống ai…!
Đọc bài của bác cháu củng cảm thấy bác chỉ là 1 người dân bình thường của thời loạn lạc, câu văn không trau chuốt nhưng đôi lúc cũng bay bỗng, những lời
Trích…”Tới độ tuổi vừa qua đôi tám tôi đã đến với các hoạt động, phong trào sinh viên học sinh Miền Nam bằng tình yêu nước của tuổi trẻ, yêu lích sử quật cường, bất khuất của dân tộc trên nền tảng xã hội miền Nam với nền giáo dục dân tộc, nhân bản, khai phóng…Tôi đã có những quyền tự do, dân chủ, sống, tham gia các hoạt động của các tổ chức đoàn thể xã hội một cách tự nguyện, không bị ai ép buộc; quyền công dân bình đẳng trong cuộc sống xã hội được luật pháp tôn trọng và bảo vệ….” (Nguyễn Quang Nhàn)
–> Tôi đồng cảm với tác giả Nguyễn Quang Nhàn!
Con đường ấy
Anh đi trong bóng mát
Dưới bầu trời tiếng hát Tự Do
Đời Dân Chủ, cơm no áo ấm…
Nhưng…” Xã hội mới! “Cách mạng”! Tất cả như bị đảo ngược. Đảo ngược tất cả! Cái nền đạo lý xã hội cũng bị đào bới tận cả gốc rễ …”
– > Tôi đang hình dung: Tác giả bước vào ngã rẽ cuộc đời như bao người…miền Nam thuở đó!
Tôi cũng nghĩ như Tác giả…”Con người Việt Nam chỉ có một Tổ quốc Việt Nam!… nhưng “Tổ Quốc ” bây giờ cũng bị đổi thay“!.
Tôi xin được cùng tác giả gào thét lên !
Tổ quốc tôi là Tổ quốc nào đây?
Tổ quốc Việt Nam là Tổ quốc từ Hùng Vương để lại mà cả hàng ngàn năm cha ông đã đấu tranh bất khuất giữ gìn, đến bây giờ Tổ quốc ấy còn hay mất!?
Tại sao yêu nước phải là yêu chủ nghĩa xã hội?
Yêu Tổ quốc phải là Tổ quốc xã hội chủ nghĩa? Tổ quốc Việt Nam của tôi đâu?
Người ta đã biền Tổ quốc VN thành Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; biến yêu nước phải là yêu chủ nghĩa xã hội! Yêu nước phải là “yêu đảng”, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa! (?)
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa gì?
Tại sao CỜ ĐỎ lại cản bước tôi đi…
Tôi muốn một nước Việt Nam TỰ DO – DÂN CHỦ
Đa nguyên đa đảng với một chính quyền dân cử, một xã hội công bằng!
Xin được đồng hành và kính chúc Tác giả sức khoẻ, kiên cường và nhiều nghị lực!
Bai viet cua ong NQN doc sao ma cam thay mot tam ly chan chuong , xui bai buong tay va nhu tac gia noi . Chi muon di tren bo song thoi , nan chi anh hung qua , suy nghi ( tieu cuc ) qua muc can thiet , khong co loi cho qua trinh dau tranh Dan Chu va Tu Do
Tinh than dau tranh sao ma eo ot , rat de lam nan long moi nguoi yeu chuong tu do va dan chu
cach tot nhat la tac gia nen retire cho moi nguoi nho !! Phai chi khi va hien ngang nhu bai tho cua
ong VHT moi dung !
Trái tim tôi giao động đồng điệu đồng tình đồng nhịp đồng cảm với giọng văn tâm sự của Nguyễn Quang Nhàn
Trong anh TÌNH NGƯỜI VIỆT NAM da diết tha thiết NHÂN VĂN NHÂN BẢN chứng nhân vào giai đọan đen tối nhất – THỜI ĐẠI HCM ĐỒ ĐỂU của Lịch sử Dân tộc và đang có dấu hiệu CHUYỂN THỜI cùng Phong trào Dân chủ như sóng thần quét qua Thê giới Ả Rập để quét sạch độc tài gian ác tàn bạo
Xin thân chúc Anh Nguyễn Quang Nhàn chân cứng đá mềm kiên cường và nhiều nghị lực .. .. Thời đại và trào lưu tiến bộ sẽ thuộc về NGÒI BÚT TÂM HUYẾT trong sáng của anh
Tác giả Nguyễn Quang Nhàn
là một Người có Tâm hồn và Lý tưởng trong sáng KHÔNG TÍNH TÓAN bị gạt ra ngòai lề bởi cái cỗ máy vô nhân bất nhân điêu ngoa trong Thời Đồ đểu
và Tiến sởi Võ Hưng Thanh CHIẾT Vọc + Luật sư ăn bám theo chế độ bóc lột hút máu Dân lành Dân oan cướp đất CỒN DẦU , trấn áp đồng chí THANH LIÊM nằm trên băng ca là Tướng công an tên THANH tại phiên tòa dơ bẩn CHÌNH ÌNH ngay giữa Quảng Nam – Đà Nẵng quê hương của Chí sĩ PHAN CHÂU TRINH hay đây cũng là Anh Hùng PHẠM THÀNH SƠN tự thắp mình làm NGỌN ĐUỐC cảnh báo cỗ máy vô nhân bất nhân điêu ngoa trong Thời Đồ đểu
một lọai trí ngu trí ngủ chí cán xuổng CƠ HỘI đội TRÊN đạp DƯỚI .. ..
Một Trời một vực giữa ĐẠI BÀNG và ƯNG KHUYỂN
VÀNG VÀ ĐỎ
Màu sắc ấy cả vàng lẫn đỏ
Nói nhiều chi cũng chỉ bề ngoài
Như áo quần mặc vào thấy khác
Cỡi ra rồi thiên hạ giống nhau
Vàng và đỏ nhuộm màu hay nhỉ
Ai nhuộm màu lý lẽ vì đâu ?
Da ta vàng cớ sao nhuộm đỏ
Có phải chăng lý tưởng cuộc đời ?
Đời có đỏ mới thành chiến đấu !
Phải quang vinh mới rõ giống nòi !
Hay đó chỉ một thời suy nghĩ
Đã tô màu còn biết nói sao !
Song lịch sử vẫn theo dòng chảy
Màu sắc gì rồi cũng phôi pha
Thời gian ấy điều chi còn lại
Có phải chăng tâm thức con người ?
Tâm thức ấy với cùng tri thức
Vẫn muôn đời còn mãi mà thôi
Đời gạn đục khơi trong là thế
Một ngày qua cũng mới hơn rồi !
Bởi Tổ quốc cứ luôn còn mãi
Dân tộc luôn trên hết mỗi người
Người nhân bản nào quên Tổ quốc
Ở nơi nào cũng thế mà thôi !
Tổ Hùng vương ngàn xưa đã có
Ai dám thưa vốn đã nhuộm màu
Ai dám bảo đã từng ý hệ
Ai dám bàn vàng đỏ để chơi !
Ấy thì thôi lở vàng hay đỏ
Chờ mưa tuông ra tắm khỏe đời
Chớ mắc cỡ chớ làm gượng gạo
Ai chẳng mong đồ thật trên đời !
VHT
(26/3/2011)
Em…nại ông đừng…
hiếp dâm thơ phú..
Xin cụp lại màn…trộn lộn đỏ vàng
Em nghe chừng…
ngọng ngiụ, hoang hoang
Khoe ta…bảnh,
đỏ vàng gì cũng…tệ…
Thơ của ông,
chợ chiều…chanh ế
Rặn tùm lum, thum thũm bay hơi
Vần điệu ngu ngơ, mà…bảnh,
Hở giời?
Tộc Việt nam, nghe thơ này chắc…điếc!
Vần với điệu, cứ như nà…hào kiệt
Ai liếc sơ, hẵn…tẩu hoả nhập ma
Em…nại ông,
Cứ…văn xuôi, ta bà
Cho…thế giới, bình an, vui vẽ
(Nhá?)
GỬI NÀNG TIÊN NGU
Tên em tưởng một nàng Tiên
Mà Ngu quá đổi thật phiền lắm thay
Hỏi em em muốn gì đây
Là vàng hay đỏ hay vầy toàn đen
Em như chiếc lá bon chen
Cũng bày thơ phú lèng èng biết bao
Hỏi em thuộc thế hệ nào
Mà như vô cảm trước bao chuyện đời
Uổng công cha mẹ em ơi
Sinh em vô ích trên đời lắm ru
Em toàn nói chuyện ruồi bu
Việc non việc nước lù đù như không
Em như ngọn cỏ ngoài đồng
Vô tình bên cạnh dòng sông cuộc đời
Ráng mà học hiểu em ơi
Ngữ em có họa cuộc đời thêm lo !
VHT