WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ chưa sửa lỗi

Đàn Chim Việt: Không như nhiều trang web Việt Nam trong và ngoài nước đưa tin, hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ (tên tiếng Anh: National Geographic Society, viết tắt là: NGS) đã xem xét và thảo luận về việc ghi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa nhưng họ chưa sửa lỗi này. Việc sửa chữa có thể sẽ được thực hiện trong thời gian tới, với các ấn bản tiếp theo.

Sở dĩ có một số cơ quan truyền thông đưa tin rằng, hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ “đã sửa” vì ở 2 địa chỉ truy cập khác nhau, với bản đồ Thế giới và bản đồ châu Á, hội này có 2 cách ghi chú khác nhau. Ở bản đồ châu Á, quần đảo Hoàng Sa được ghi chú là “Administered by China (claimed by Vietnam)” -
nghĩa là “Do Trung Quốc quản lý (Việt Nam khẳng định chủ quyền). Trong khi đó, bản đồ thế giới, như bạn đọc đã biết, được ghi Hoàng Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Sự việc được phát hiện hôm tuần trước. Sau khi có sự phản ảnh của báo chí về việc này, người phát ngôn bộ Ngoại Giao, bà Nguyễn Phương Nga đã lên tiếng yêu cầu hội Địa lý Quốc gia Mỹ sửa chữa. Tại Hà Nội, ông đại sứ Mỹ, M. Michalak được trích lời trên báo Tuổi Trẻ cho biết, quan điểm NGS không phải là quan điểm của chính phủ Mỹ.

Cộng đồng mạng, trong và ngoài nước đã phát động phong trào thu thập chữ ký gửi tới NGS  Ngay tại trang web Đàn Chim Việt, bạn đọc cũng có thể ký tên.

Không có điều kiện phỏng vấn trực tiếp NGS, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bản tin của Người Việt để rộng đường dư luận.

——————————————————–

WESTMINSTER (NV) - National Geographic Society (NGS) thừa nhận gây “ngộ nhận” và “hiểu sai” khi dùng nhãn “China” gắn với tên “Tây Sa” để nói về quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ do tổ chức này phát hành, theo thông cáo báo chí đưa ra hôm Thứ Ba.

Thông cáo báo chí viết, rằng họ “đã duyệt xét lại cẩn thận vấn đề” và công nhận là dùng danh xưng của Trung Quốc, gắn với chữ “China” mà không có thêm giải thích gì thì có thể đưa tới “ngộ nhận và hiểu sai.” Trong tương lai, NGS sẽ xét tới việc ghi chú thích chi tiết hơn, hoặc không ghi chú thích về chủ quyền quần đảo này.

Hai bản đồ của cùng một hội National Geographic, hai lời chú thích:

Bản đồ thế giới  ghi: Hoàng Sa là của “China”
Bản đồ Châu Á ghi Hoàng Sa là “Administered by China (claimed by Vietnam)”.
nghĩa là “Do Trung Quốc quản lý (Việt Nam khẳng định chủ quyền).”

NGS đưa ra thông cáo này vài ngày sau khi có nhiều ý kiến phản đối từ phía Việt Nam, cả trong và ngoài nước. Cụ thể, một bản thỉnh nguyện thư do sáng hội Nguyễn Thái Học Foundation phổ biến trên Internet, cho đến ngày 16 tháng 3, thu thập được hơn 7,800 chữ ký phản đối. Khoảng cùng thời điểm này, Bộ Ngoại Giao Việt Nam lên tiếng, “yêu cầu National Geographic sửa lỗi này.”

Bà Cindy Beidel, tùy viên báo chí cho phân bộ bản đồ hội National Geographic, nói với Người Việt, rằng chính sách vẽ bản đồ (Map Policy) của NGS là dựa trên nguyên tắc “phi chính trị, tham khảo nhiều nguồn xác đáng, và ra quyết định độc lập dựa trên nghiên cứu sâu rộng.”

Nguyên tắc vẽ bản đồ như vậy, NGS viết, là “chủ trương nhất quán và chính xác được duy trì qua suốt lịch sử 122 năm.”

Tổ chức này cũng khẳng định trong văn bản gởi ra, là “không tìm cách giải quyết hay đứng về phía nào trong sự tranh chấp lãnh thổ và danh xưng, mà chỉ theo đuổi quan điểm thực tiễn, là trình bày cho độc giả những phán đoán hợp lý nhất về thực trạng của một hoàn cảnh.”

Theo nghĩa này, quần đảo Hoàng Sa, với tên gọi “đã thành truyền thống” Paracel Islands, “do chính quyền Trung Quốc chiếm giữ và quản lý từ năm 1974, và do đó tổ chức chúng tôi dùng tên Xisha Qundao (quần đảo Tây Sa) làm danh xưng chính.” Chọn danh xưng như vậy là “chính sách về bản đồ” của NGS.

Tuy nhiên, tổ chức NGS cũng khẳng định, là với các bản đồ địa phương và những bản đồ có tỷ lệ xích đủ lớn, họ “công nhận và ghi tên gọi của Việt Nam là Hoàng Sa cũng như tên Paracel Islands, đồng thời có ghi chú là mặc dầu Trung Quốc chiếm đóng và quản trị quần đảo, Việt Nam vẫn đòi hỏi chủ quyền của mình tại đây.”

Bà Cindy Beidel cho báo Người Việt một thí dụ tương tự về cách ghi chú chủ quyền trên bản đồ do NGS ấn hành. Ðó là trường hợp tranh chấp giữa Anh Quốc và Argentina trên quần đảo Falklands (theo cách gọi của người Anh), hay Malvinas (theo cách gọi của Argentina).

“Quần đảo Falklands tức Islas Malvinas,” bà đưa thí dụ. Trong bản đồ lớn, chú thích ghi “Administered by United Kingdom (claimed by Argentina)” nhưng trong bản đồ nhỏ thì viết “United Kingdom” mà thôi.

Bản đồ đang gây tranh cãi là bản đồ thế giới, với tỷ lệ xích nhỏ hơn, do đó, theo NGS, “khó có thể cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về một lãnh thổ nhỏ bé, như Paracel Islands.”

Những tranh cãi hiện nay về bản đồ của NGS cũng có thể khiến tổ chức này thay đổi chính sách ghi chú chủ quyền trong các ấn bản tương lai. NGS nói rằng, trong tương lại, họ “sẽ thêm những lời dẫn giải, hoặc là không ghi danh xưng nào hết,” và “hy vọng rằng điều này sẽ diễn tả được sáng tỏ hơn thực trạng đã trình bày ở những bản đồ khác, đủ chi tiết hơn.”

Trả lời câu hỏi của Người Việt về phản ứng của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, bà Beidel nói National Geographic đã có thảo luận với nhiều phía, kể cả Tòa Ðại Sứ Việt Nam.

4 Phản hồi cho “Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ chưa sửa lỗi”

  1. Trung Hoàng says:

    Vẻ đường hươu chạy kỳ tài,
    Trắng đen hư thực mấy ai tinh tường.
    Kẻ lờ người lấy phô trương,
    Mượn mồi câu cá dọn đường lưới giăng.

    “Lưỡi Bò” nhai mãi nhập nhằng !!!

  2. lotxac says:

    NGS tạm gọi là Hội địa lý Quốc-gia Hoa-Kỳ vùa qua có đua ra một TRẮC-NGHIỆM “trong bản đồ thế-giói ghi ” HOÀNG-SA” thuộc về của Trung-Quốc ?. việc đu*a vấn đề trên ra đây; không phải là không có cái ” Ý” trắc-nghiệm xem cái reaction về cả hai phía TQ và CSVN; một bên cả chiếm cú* đảo “TQ”. Một bên muốn đòi lại đảo đuọc HCM dâng hiến cho TQ do Phạm văn Đầng Thủ-tuóng duoí quyền quyết định của HCM ký.
    Bài TRẮC-NGHIỆM này Mỹ đu*a ra xem coi ĐCSVN DÁM LÊN TIẾNG . Hay xuôi thuyền để đuọc mát maí.
    1/ Nếu CSVN lên tiếng phản đối Mỹ; có nghĩa là CSVN muốn huỷ bỏ khế uóc truoc kia voi TQ do HCM dâng hiến, và Mỹ đã thấy CSVN theo Tây-phuong; bỏ TQ.
    2/ Nếu nhu* CSVN im lặng; không reaction tú*c là CSVN ngoài mặt chống TQ về quần đào HS và TS; nhu*ng bên trong biết đâu chúng hiệp-thông vó*i TQ; mua võ khí của Tây-phuong,và Nga để muu đồ làm chủ biển Đông thì sao ?. Ai mà TIN CỘNG-SẢN ? tù* CSTQ, CSVN,và CS Bắc-Hàn.
    Nhân đây, tôi cũng trân trọng báo tin cho Việt-ciều kắp thế-giói: CSVN đang cần tiền Dollars; Euro, và Bản-anh; nên cho chiêu du mói: Việt-Ciều đuọc TU-DO mua nhà tại Viet-Nam thả dàng; đem tiền về mua nhà bà con o*i.
    Không phải nhu truoc đây nuã: Bà con tôi mói ra khỏi nhà theo hệ đòan tụ gia-đình truoc đây ; gia đình mói ra khỏi nhà mộ̣t giây thì Công-an niêm phong nhà liền tay. Nguoi đi vuot biên thì TỊCH-BIÊN. Nguoì đi KINH-TẾ MÓI thì TRU*NG THU. NHà lầu cao ốc thì TRUNG-DỤNG. Baây giò, bà con Việt-Kiều về mua nhà tại VN thì họ sẽ KHÔNG-TRU*NG đó. MUA DÔ.

  3. Tien Pham says:

    NG không là 1 institution của chính phủ HK lập ra, thành thử khi dịch là “Hội Địa lý Quốc gia Hoa kỳ” thì dễ gây ngộ nhận cho độc giả. Nên dịch là Hội Địa Lí Quốc Gia thì hay hơn.

  4. rong Do sao vang says:

    Co le My da dung im lim de Trung Quoc danh toi ta VNCH va chiem Hoang Sa vao nam 1974 nen gioi nay cung muon “cho” lai cho Trung Quoc??. Lam nuoc nho dung giua hai thang con do luu manh sang sang ha hiep xam chiem hay ban dung ban be (Vietnam, Tay Tang, Dai Loan, Iraq….) de duoc phan minh khi can thi luc nao cung cuc. Khon kho cho dat nuoc Vietnam toi !

Leave a Reply to lotxac