Từ Hữu Loan, Hoàng Cầm đến Nhân văn – Giai phẩm
Đọc báo Thanh niên hôm nay, có một bài viết về nhà thơ Hữu Loan. Trong bài, tác giả dường như muốn nói tới những năm tháng đau khổ của nhà thơ từng trải qua. Một nhà thơ nổi tiếng với bài thơ “Màu tím hoa sim”, nhưng cuộc đời ông khá nhiều nỗi buồn. Cùng với Hoàng Cầm, là những còn sống từ phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm 1955-1957. Nhắc tới phong trào này, có nhiều nhân sĩ, trí thức bị đàn áp một cách không thương tiếc, có cả Nguyễn Hữu Đang, người dựng lễ đài cho Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập. Thế mà chỉ vì sự độc đoán một cách tàn bạo vô lý của một nhóm người, đã làm biết bao người lâm vào cảnh bi thương. Tự dưng tôi cảm thấy khá buồn. Hồi tôi học về Lịch sử, tôi có hỏi thầy về một vài sự kiện lịch sử không rõ ràng, trong đó có sự kiện này. Sách lịch sử nói một cách rất sơ sài về sự kiện này, chỉ nói vắn tắt là một nhóm nhân sĩ, trí thức không chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng trong văn hóa, hay nặng nề hơn là một nhóm người phản động, phản Đảng, chống nhà nước. Sau này, cùng với sự đổi mới kinh tế, sự kiện này cũng được nhìn nhận lại, dường như có sự cố ý xóa mờ sự kiện trong sách lịch sử. Có lẽ là vì sự xấu xa tàn bạo của Đảng đối với nhân sĩ trí thức ngày đó, nếu để mọi người biết thì sẽ không tốt cho vai trò của Đảng. Có lẽ Đảng cũng thấy mình đã sai, nhưng lại cố tình không xin lỗi, nhưng mặt khác lại đem trao giải thưởng nhà nước năm 2007 cho 4 người. Đảng luôn nói mình hành động lúc nào cũng đúng ngay cả sự kiện xấu xa đê tiện này.
Hậu quả của sự kiện này thì có khá nhiều chuyện. Nhiều nhà văn, nhà thơ bị xét xử tù tội phản Đảng, chống Đảng, nặng nề nhất có lẽ là ông Nguyễn Hữu Đang, nhà thơ Hữu Loan cũng bị vài năm. Ngay cả khi xong án, thì họ cũng không được làm thơ, viết văn. Đó là điều tôi cũng thắc mắc. Hồi học bài “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm, tôi thấy một nhà thơ nổi tiếng thế nhưng số bài thơ đếm trên đầu ngón tay. Suốt một thời gian dài 40 năm, ông không có một bài thơ nào. Nhà thơ Hữu Loan cũng vậy. Cách đây vài năm, Hoàng Cầm có vào quê tôi chơi, lúc ấy ông gần 80 tuổi rồi. Bố tôi có tình cờ gặp ông. Bố tôi vốn là người thích văn thơ nên cũng hỏi chuyện ông. Sau vụ Nhân văn-Giai phẩm, ông bị cấm làm thơ. Rồi đất nước chiến tranh, sau giải phóng, khủng hoảng kinh tế nặng nề, các ông bên cơ quan tư tưởng văn hóa quên mất dỡ bỏ lệnh cấm này. Thành thử ra, nhà thơ của chúng mình không được sáng tác bài thơ nào. Mà cho đến nay, cũng chẳng có một văn bản nào dỡ bỏ lệnh cấm từ năm 1958. Chỉ có điều trong xu hướng đổi mới hiện nay, người ta cố tình lờ đi mà thôi.
Có điều nhà thơ chẳng có oán thán gì ra mặt. Ông vẫn vui vẻ giống như nhà thơ Hữu Loan vậy. Cuộc đời trải qua nhiều sóng gió nên các ông điềm tĩnh lạ thường. Có điều với người trẻ như tôi thì không điềm tĩnh được. Sự độc đoán tàn bạo của một nhóm người cầm quyền làm hại những người có suy nghĩ đi trước thời đại 40, 50 năm. Chẳng qua là những người trí thức mong muốn một chế độ tốt đẹp cho họ và cho cả nhân dân. Họ thẳng thắn phê phán kịch liệt những thói hư tật xấu của các đảng viên ngày ấy, mong muốn Đảng tôn trọng quyền dân chủ của họ và cho cả nhân dân. Bản thân họ cũng quý cách mạng như ai.
Trong chế độ độc đoán, thì người tốt cũng hóa ra vô dụng. Người xấu có thể sống tốt, còn người tốt thì bị hãm hại. Nên mới có chuyện, những người tham gia kháng chiến cách mạng ở tiền tuyền, nhưng ở hậu phương thì gia đình bị áp bức nặng nề. Điều đáng đau buồn hơn, là cái chế độ đó đang ngày ngày ra rả nói họ là đại diện cho dân tộc, là đỉnh cao trí tuệ, là nhân danh nhân dân, nhân danh chủ nghĩa xã hội. Và sau khi làm điều tồi tệ thì không biết hối lỗi và xin lỗi người bị hãm hại. Vụ nhân văn giai phẩm này, Đảng chưa hề cho một lời xin lỗi nào hết, cho dù là nhỏ nhất. Có thể những người trong cuộc, coi giải thưởng nhà nước năm 2007 là lời an ủi cho bản thân họ, coi đây là lời xin lỗi chính thức.
Khi những điều xấu xa trong quá khứ còn chưa rửa sạch bằng sự thành tâm hối lỗi, thì từng đó cũng đủ phủ nhận sạch sẽ những gì gọi là hào quang quá khứ đã cố công dựng nên.
Bài do bạn đọc gửi tới.
Đọc các bài liên quan:
Lời tự thuật của Hữu Loan, tác giả Mầu Tím Hoa Sim
Kỉ niệm với nhà thơ Hữu Loan
Đọc và biết thêm về những tội ác của con người CS ( phải gọi là thú chứ không còn là người Việt nữa )Một chủ nghiã tàn ác và những kẻ dã man
Buồn và thương mến cho những nạn nhân của CS
Nguye^~ hu~u DDang bi. ddua ve^` qua?n thu’c o*? que^ o^ng, mo^.t la`ng he?o la’nh o*? Thai Bi`nh . O^ng da so^’ng no’t quang doi con la.i trogn doi ra’ch, tu tu’ng trong mot tu’p leu bia` la`ng, canh bo*` tre gia` , O^ng sa(‘p sa(~n mo^.t ca’i ho^’c tre phu? day la’ tre de khi chet thi` bo` ra ca’i hoc tre do ma` chet, khoi phai he luy toi ai .
Hâm Một Cục
Nghệ Thuật Vị Nhân Sinh
Tuy rằng là kẻ hậu nhân
Chuyện xưa tím ruột bầm gan cho đời
Cái thời giai phẩm xa xôi
Trần Dần cưá cổ Phan Khôi đoạ đày
Văn chương thơ phú nhất thời
Bôi gio trát trấu nhau hoài thế nhân
Hoài Thanh Xuân Diệu Lan Viên
Chưa thông nước cản đường văn thế cờ
Lại thêm Tố Hữu buôn tơ
Vào huà kết cánh Tú Bà Sở Khanh
Ép người bạc mệnh chung tình
Bán thân cho đảng đầu xanh giận hờn
Trải bao thập kỷ ươn hèn
Săn văn chẻ chữ giết dần hồn thơ
Dòng thơ thối rữa bung ra
Thi nhân cháo loãng gật đầu khen ngon
Trời mưa sầm sập từng cơn
Họp hành sát phạt cáo gian từng giờ
Văn chương trình độ i tờ
Bề trên quan lớn dặn dò bảo ban
Hoài tay rồi lại hoài chân
Phê bình văn học tráo trân bạn hiền
Thôi đi xin hãy về vườn
Vào trường học lại viết văn cho mùi
Ngo ngoe cậy tí văn tài
Nga xô xứ lạ đua đòi Mác Lê
Cái đuôi mèo chuột thè lè
Tranh dành với đảng kéo bè hại nhau
Khom lưng uốn gối cúi đầu
Cho hay thơ đểu tôn thờ người ta
Vô duyên cái muĩ bốc to
Lên muì chuyên chính cơ hồ thét vang
Công nông dưới ngọn cờ hồng
Ngạt dòng máu đỏ hơi nồng quê hương
Giảm tô cải cách quay vòng
Đầu rơi máu chảy ngập đồng Việt nam
Nhân văn giai phẩm chết non
Dòng thơ yêu nước hiểu lầm Việt gian
Làng quê đói khổ lầm than
Hoà bình lập lại thế gian thường tình
Câu thơ kể lể tâm tình
Tấm lòng thi sĩ sao đành bỏ rơi
Đi không thấy phố thấy người
Đỏ lòng chỉ thấy mưa rơi sắc cờ
U mê chẳng hiều tứ thơ
Vu oan cờ đỏ ướt đầu vì mưa
Màu cờ rã rượi âu sầu
Tượng trưng tổ quốc xác xơ nghèo hèn
Thế là bôi xấu quốc dân
Nhân văn giai phẩm Việt gian hại nhà
Đưa ra đấu tố cạo đầu
Hâm hâm một cục uế xù văn chương
Phèng la trống mõ reo vang
Phan Khôi Trương Tửu Trần Dần om xương
Hoàng Cầm Nguyễn Bính Hoàng Chương
Và bao thi sĩ thảm thương cảm sầu
Khoá tay bịt miệng treo giò
Tước quyền sáng tác nhà tù án mang
Nồi thơ nước ốc reo vang
Hoài Thanh Xuân Diệu Lan Viên nổi cờ
Thêm chàng Tố Hữu lờ đờ
Buồm lên sóng đẩy la đà trời xanh
Thuyền thơ hoa lá trên cành
Văn chương hiện thực nổi danh sóng cồn
Nga Xô Trung Cộng tây đông
Trăm hoa đua nở nát lòng muôn dân
U a u ớ văn đàn
Thằng ngô thằng ngọng nhâm nha hát cười
Tự phong bác học anh tài
Đỉnh cao trí tuệ mấy ai bằng mình
Ti toe vài chữ Pháp ranh
Ra điều am hiểu văn minh xứ người
Ta đây học đã cao rồi
Trích ngang trích dọc méc xi mẹc xì
Việt văn ngang dọc khoai tây
Ngự lâm pháo thủ mấy ai cho vừa
Chê bai các cụ nhà ta
Luật đường lục bát quê muà Việt nam
Ngang nhiên chuá tể muôn dân
Có thêm chuyên chính canh tân giống nòi
Tự cho làm Thày dạy người
Chủ chương đường lối sáng ngời đảng ta
Thi nhau tăm tối mù loà
Văn chương tắc tỵ lu loa đến giờ….
Bao giờ nước nổi can qua
Tự do văn bút đơm hoa nhụy vàng
Bao giờ dân chủ sang trang
Traí tim thi sĩ đỏ hồng thắm tươi
Bao giờ cộng sản hết thời
Tài hoa trỗi dậy anh tài dọc ngang
Thuyền thơ đầy ánh trăng vàng
Văn chương tiểu thuyết cải lương đủ màu
Kịch ca sân khấu thanh hoa
Không còn ngô ngọng tuy toa dạy đời
Con người làm chủ thiên tài
Lòng sao ra thế tình ai hại gì ?
Văn nhân độc giả ngẫm xuy
Tâm trong chẳng ngại lòng ngay bận gì? ? ?
Đức quốc 2008 Lu Hà
Việt Gian
Tìm trong tứ hải năm châu
Việt nam Trung quốc ngôn từ hiểm sâu
Kính yêu chảy máu rập đầu
Ghét nhau vu cáo mọi điều chẳng ngoa
Từ ngày chồn mọc lông mao
Cáo thời cạo mặt sa bà khổ đau
Bắc kinh Hà nội trước sau
Liền sông liền núi chia nhau lưả đàn
Hán gian ca lại Việt gian
Tranh đua sỉ nhục thế nhân ngậm ngùi
Văn nhân trí thức một bầy
Cho đi cải tạo giệt loài gian manh
Căm thù vô cớ trời xanh
Trắng đen chẳng tỏ phân minh chẳng tường
Ki tô Phật giáo hoang đường
Gọi là thuốc phiện gạt lường muôn dân
Hay rằng: Các Mác Lê Nin
Chỉ đường dẫn lối trần gian thiên đường
Nghe theo máu chảy thành sông
Việt nam Trung cộng thê lương thảm sầu
Tôn vinh khỉ độc trên đầu
Tin rằng: Cụ tổ sinh ra loài người
Đua chen tìm cụ trong đời
Thế thiên hành đạo cho người soi gương
Mẫu hình nhân đức cao đăng
Rập đầu trăm lạy âm dương tỏ mờ
Trăm hoa đua nở mơ hồ
Bình dân học vụ làm thơ yêu đời
Gọi là một cuộc đổi ngôi
Cụ đồ trí giả trở loài rắn giun
Cần lao tiêu biểu đi lên
Lớp tư sản đỏ việt gian lại thành
Thiên đường lèo lá gập ghềnh
Hành hương đỏ máu trường thành thiên an
Bao nhiêu thân dại ma tàn
Hoàng hôn bóng đổ linh hồn rên la
Vu oan giáo họa khi xưa
Việt gian hàng triệu hồn ma gọi về…
Đức Quốc 2008
Lu Hà
Phản Động
Lâu nay tớ vẫn trở trăn
Ai mang oán hận gieo truyền thế nhân
Tâm xà khẩu độc gian ngoan
Hay gì phản động ngữ ngôn tạo thành
Hay từ thổi lưả đấu tranh
Căm thù giai cấp mưu danh lợi nhà
Nhập từ Trung cộng Nga xô
Chủ chương đường lối ta bà khổ đau
Bởi vì quyền lợi ăn chia
Chiến tranh nhân cách gây bao tủi hờn
Trần Dần Nguyễn Bính Hữu Loan
Gọi là phản động văn nhân xéo quằn
Xuốt đời giun dế nghèo hèn
Tuổi già chóng đến cháu con thiệt thòi
Tệ khi chúng ghét bỏ ai
Vu là phản động giệt nòi Việt gian
Bỏ tù bức bách giam cầm
Truyền thông báo chí ác nhân một loài
Oan hồn rên rỉ cổng trời
Củ khoai cái kiến bận gì lòng ai
Lỗi lầm gán chiụ cho người
Kiếp này bạc mệnh ra đời khổ đau
Lộn sòng chữ nghiã từ lâu
Truy tìm phản động dã từ lương tâm
Xét từ bản chất chính nhân
Tội danh chẳng có cho oan nhục này
Than ôi! Tráo trở sâu dày
Tiểu nhân liêm sỉ chôn vùi gian ngay
Gọi nhau phản động làm gì
Rửa thân sạch sẽ hại người ai hay?….
Hư danh mượn tiếng giống nòi
Khoe chôn gái đĩ xưa nay già mồm
Mấy bài văn luận rẻ tiền
Cuả bầy bồi bút đã nhàm chán tai
Bày trò thi thố văn tài
Nửa thơ nửa rác trăm bài khéo hay
Ngọc vàng sỏi đá khéo thay
Chia cho trăm vị chọn đời hiển vinh
Méo mồm bóp lại cũng xinh
Văn thơ cóp nhặt oai danh thế này
Nhục cho thế kỷ mặt dày
Cứ là thi sĩ mới tày tiếng thơm
Dù rằng: Ăn dối nói gian
Trong ngôi hoàng đế muôn dân phụng thờ
Đứa nào ngơ ngác ngây thơ
Tỏ lòng chân thật sẽ cho về vườn
Gọi là phản động là xong
Chủ chương là đảng con đường là ta ?….
Đức quốc 2008 Lu Hà
Thương Hồn Văn Thi Sĩ
Kính tặng hương hồn các văn thi sĩ
bị hại trong vụ án Nhân văn giai phẩm
Nghĩ lại cho đời thật đắng cay
Oan hồn thi sĩ xót thương thay
Ra đi tức tưởi rơi dòng lệ
Cái án nhân văn nhục thế này
Có phải vì ai viết tứ thơ
Vương buồn cố quốc xuốt canh thâu
Tình thương không khéo gây ra nợ
Để lại ngàn thu hận mối sầu
Thế kỷ lầm than một vết nhơ
Nhân văn giai phẩm án thù xưa
Trần Dần đi hẳn còn lưu lại
Một chút tình thơ lúc xế chiều
Tôi hiểu các anh những trí nhân
Tình yêu ngang trái thuở vô thần
Một lòng một dạ đi theo đảng
Mà vẫn không xong sẹo oán hờn
Thi sĩ người ơi mắt chưá chan
Hồn bay non nước đỉnh xa gần
Quyết không bẻ uốn cong ngòi bút
Theo lũ vô loài để tiến thân
Quốc sĩ nên không biết cúi đầu
Bán thân cho quỷ sứ yêu ma
Ăn gian nói dối theo thời thế
Xuân Diệu Hoài Thanh có thế ư?
Thôi nhắc làm chi tủi hận buồn
Căm loài quỷ dữ bán lương tâm
Văn chương thơ phú đầy ân oán
Tố Hữu Lan Viên bóng ác thần
Hậu thế ngày nay đã biết nhiều
Cái thời bưng bít đã đi qua
Nhân văn giai phẩm là yêu nước
Tạo dựng giả thành án việt gian
Phan Khôi Trương Tửu nhớ Hoàng cầm
Nguyễn Bính Hoàng Chương với Hữu Loan
Còn nữa bao nhiêu sao kể xiết
Oan hồn sông nuí Nguyễn Tường Tam
16 .07.2008 Lu H à
Phê Bình Đấu Tố
Kẻ nêu người đập nhau hoài
Chân voi bã miá dập dìu khéo thay
Khen ai chữ tốt văn hay
Thằng ngô thằng ngọng một thời bá vương
Sinh ra phải buổi nhiễu nhương
Đười ươi cóc nhái văn chương gặt muà
Phê bình mượn tiếng văn thơ
Cạo đầu đấu tố gạt ra dần dần
Họp hành chỉ thị thấm nhuần
Bán hồn cho quỷ tinh thần văn nô
Giam cầm cấm cố tự do
Luận cương chính trị đảng ta ra đời
Trói tay thắt cổ nhân tài
Chặn nguồn sáng tạo thả lời buôn dân
Mưu mô hòng chiếm nhân tâm
Khơi lòng yêu nước chai chân chính quyền
Lọc lưà cao thủ siêu quần
Băm chia chữ nghĩa đổi dần trắng đen
Đầu dao tay buá nhân quyền
Tăng lương thăng chức nuôi đàn tay sai
Trung thành chẳng chiụ mất gì
Hữu Loan thồ gạch ai người chính nhân?
Hoài Thanh Tố hữu Lan Viên
Bộ ba thống trị sói mòn lương tri
Người tung người hứng kẻ thoi
Đánh cho dập mặt những lời thẳng ngay
Văn thơ báo chí công khai
Phanh phui tham nhũng tức thì khảo tra
Những rằng: Bí mật quốc gia
Cháu con quan chức giữ nhà bình an
Tha hồ đục khoét con dân
Bôi son chế độ chính chuyên tô hồng
Già mồm gái đĩ khoe khoang
Dân chủ xã hội vạn lần phương tây
Bao nhiêu viện trợ nước ngoài
Vừa xin vừa chưỉ mặt dày thế ư?
Phê bình đấu tố dư thưà
Quyền ông pháp luật ai mà dám phê
Văn chương tình lả gió mê
Hoa thương cỏ lạ chớ nhè vào ông
Xin đừng moi chuyện tư thương
Tham ô mắc ngoặc chuyện ông cửa quyền
Thong dong cửa ngỏ gió yên
Ngân hàng thế giới chuyển tiền đầu tư
Bao nhiêu cắt xén cho vừa
Vừa moi vừa chặn lu loa la làng
Trắng đen mọi chuyện rõ ràng
Cầu mong văn sĩ một lòng vì dân
Phê bình xây dựng chính tâm
Thủ tiêu đấu tố bất nhân xin đừng.
Đức quốc 2008 Lu Hà
Nguyên khí tiêu mòn vì lê mác,
Sĩ phu tan tác bởi buá liềm.
Một trời chân lý nhói tim,
Sao Thu nhợt nhạt bóng chìm hồ sâu.
Ðêm đen vọng tiếng nguyện cầu !!!
Re: Hữu Loan (02/04/1916 – 18/03/2010)
2010-03-20 04:09:43
vietnam_adam
Các bạn tôi ơi,
Hãy tìm đọc bài TỰ THUẬT của Hữu Loan viết về mình mau đi nhé.
Rất nhiều tình tiết cảm động đến mê ly rụng rốn về hai người bạn đời của ông. Đẹp như mơ và cũng buồn da diết, không thua gì Love Story cả, nhưng may là đoạn kết có hậu. Người vợ sau cho ông 6 trai 2 gái khoảng 30 chục đứa cháu, đã cùng ông chia bùi xẻ ngọt đến lúc ông qua đời.
Những đồi hoa sim
Lời : Hữu Loan
Nhạc : Dzũng Chinh
Sáng tác trong thập niên 60
1.
Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Vào chuyện ngày xưa nàng yêu
hoa sim tím khi còn tóc búi vai!
Mấy lúc xông pha ngoài trận tuyến
ai hẹn được ngày về
Rồi một chiều mây bay
từ nơi chiến trường đông bắc đó
lần ghé về thăm xóm hoàng hôn tắt sau đồi
2.
Những chiều hành quân ôi những chiều hành quân
tím chiều hoang biền biệt
Một chiều dừng mưa được tin em gái mất
chiếc thuyền như vỡ đôi
Phút cuối không nghe được em nói
Không nhìn được một lần
Dù một lần đơn sơ
Để không chết người trai khói lửa
mà chết người em gái hậu phương tuổi xuân thì
3.
Ôi ngày trở lại nhìn đôi sim nay vắng người em thơ
Ôi đồi sim tím chạy xa tít lan dần theo bóng tối
Xưa xưa nói gì bên em
Một người đi chưa về mà đành lỡ bước tơ duyên
Nói nói gì cho mây gió
Một rừng đầy hoa sim nên để chiều đi không hết
4.
Tím cả chiều hoang nay tím cả chiều hoang
đến ngồi bên mộ nàng
Từ dạo hợp hôn nàng không may áo cưới
thoáng buồn trên nét mi
Khói buốt trên hương tàn nghi ngút
trên mộ đầy cỏ vàng
Mà đường về thênh thang
đồi sim vẫn còn trong lối cũ
Giờ thiếu người xưa ấy
đồi hoang mới tiêu điều