WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một đất nước không có chim!

Loài chim sẻ đang bị săn bắt hàng ngày, không chỉ ở các miền quê mà còn ở trong cả những thành phố: Ảnh: NDT

Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi
Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi
Giọt nắng bâng khuâng
Giọt nắng rơi rơi bên thềm
Bài hát bâng khuâng
Bài hát mang bao kỷ niệm
Những ngày đã qua

Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi
Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi
Một sớm mai kia
Chợt thấy hư vô trong đời
Người vẫn đâu đây, người cũng đã như xa rồi
Chỉ là … thế thôi…
Khi thấy buồn anh cứ đến chơi
Chim vẫn hót trong vườn đấy thôi
Chỉ có trong tôi ngày đã sang đêm lâu rồi
Bài hát cho anh giờ đã hát cho mọi người
Để rồi lãng quên…

Thanh Tùng

Giọt nắng bên thềm là một bài hát của nhạc sĩ Thanh Tùng được nhiều người ưa chuộng từ giữa thập niên 90. Ca từ của bài này dễ thấm vào lòng người với những hình ảnh tuy buồn nhưng nhẹ nhàng, thơ mộng với nắng, hoa và tiếng chim hót, gợi nhớ một cuộc tình đã qua, một sự đã rồi ra riết. Tôi nghe Mỹ Linh hát rất nhiều vào thuở đó, thuở còn yêu đời, yêu người và yêu mình. Thời gian này trùng hợp với lúc Việt Nam bước vào cơn sốt đổi mới, thăng hoa kinh tế, và phong trào Việt kiều về thăm quê hương cũng bắt đầu rầm rộ. Lúc đó chưa lộ ra những vụ bán đất nhượng biển, chưa có chuyện ngư dân bị Trung quốc bức hiếp, chưa xảy ra chuyện bô xít trên Tây nguyên, chưa có làng Trung quốc hay cầm bán đầu rừng ở Việt Nam. Người ta — nếu không phải là nhà nước — có thể chăm chú vào chuyện diễn biến hòa bình, những điều khả quan còn hy vọng thay đổi được.

Vào lúc đó hay bây giờ, tôi không mang một ảo tưởng nào về Việt Nam, nhưng là một người tích cực cầu mong cho quê hương thật sự đổi mới và thăng tiến nên lúc nào tôi cũng có một cái nhìn thiết thực về Việt Nam, về đất nước và con người. Nói một cách bao dung và thực tế hơn, cái nhìn xây dựng phải vượt trên cả hận thù, khinh khi và chán ghét.

Hôm nay nhân chuyện tình tự Giọt nắng bên thềm và chim hót, tôi xin không trực tiếp nói về nhà nước, hoặc ngay cả chuyện tình yêu, chuyện “bài hát cho anh giờ đã hát cho mọi người” một câu trong bài hát mà tôi tương đắc. Tôi xin mạn phép nói đến chuyện chim, không hẳn chuyện chim của Đàn Chim Việt, hay chim của các đấng mày râu mà chính là chuyện chim của đất nước.

Có lẽ không riêng gì cá nhân tôi, chim chóc là những sinh vật đẹp đẽ đáng yêu, cần thiết cho thiên nhiên, cho cuộc sống trên thế gian này mà tạo hóa đã mang lại cho loài người. Tôi không thể tưởng tượng được, hay có thể hình dung đến một đất nước, một nơi chốn không có tiếng chim!

Nhưng sự thật đã khiến người ta cười ra nước mắt. Trong lịch sử gần đây, chính Mao Trạch Đông, một lãnh tụ của đỉnh cao trí tuệ Công sản, đã ra lệnh giết sạch chim sẻ. Năm 1958, Mao tuyên bố chim Sẻ là tử thù của Trung hoa và khởi động chiến dịch Giết Chim Sẻ. Ông ta liệt Sẻ vào trong bốn (4) loài sinh vật phải diệt bỏ: Ruồi, Muỗi, Chuột và Sẻ. Chim Sẻ được cho vào cái dịch 4 con này vì chúng ăn thóc làm thiệt hại mùa màng. Dân quê được ra lệnh khua chiêng gõ trống, đập phèng, la hét, rung cây, làm bẫy, giết sẻ. Dân số Trung quốc đông đến nỗi, chỉ nội chuyện la hét, xua đuổi chim ỏm tỏi kéo dài ngày này qua tháng nọ hiệu nghiệm đến nỗi chúng không dám đậu, khi bay mỏi rả cánh sẻ rơi xuống chết la liệt. Kết cuộc, hàng triệu con sẻ bị tàn sát ở Trung quốc.

Đến tháng Tư năm 1960, Viện Khoa học Trung quốc phát hiện ra rằng sẻ ăn nhiều sâu bọ hơn là thóc lúa, khi đó ông Mao ra lệnh ngừng chiến dịch giết sẻ thì đã muộn. Không có sẻ dịch châu chấu tăng trưởng, hoành hành, cộng thêm với thời tiết xấu dẫn đến nạn đói khủng khiếp trong lịch sử Trung quốc với con số 30 triệu người bị chết đói.

Việt nam không có một chiến dịch ngu xuẩn nghiệt ngã như vậy, nhưng chỉ nội chuyện theo phong tục, tập quán ẩm thực quái đản của người bạn ác đức khổng lồ phương Bắc đã làm thiệt hại và tạo nguy cơ diệt chủng cho nhiều sinh vật. Không riêng gì giống chim, có nhiều năm chiến dịch ‘Móng trâu’, ‘Tiểu Hổ’ ‘Ốc Bươu Vàng’, ‘Rái Cá’ đã được các lái buôn người Hoa dấy lên trong quần chúng. Tôi không có dữ liệu chính xác về sự thiệt hại mùa màng do ảnh hưởng quái ác của những vụ này gây ra. Nhưng chính mắt tôi đã chứng kiến chuyện thiếu mèo ở Việt Nam.

Một hôm đi chơi khuya về nhà, ở sau chợ Trương Minh Giảng (chợ Lê văn Sỹ) tôi giật mình Á! lên một tiếng. Bốn năm con chuột cống to đùng đang châu mỏ xung quanh một cái khay nhôm ăn chung với hai con mèo cùng kích thước! Một bà nằm trên sập hàng gần đó, ngồi nhổm dậy: “Tụi nó bán mèo qua Trung quốc hết rồi cậu ơi!… Những năm trước, những tối về đi ngang sập của bà cũng vẫn cái khay cơm và đồ ăn thừa, nhưng cả chục con mèo đủ loại, không có chuột!

Những năm đó, dong ruỗi ngược xuôi bằng ô-tô, xe lửa, tôi thấy những đồng lúa, chu vi được bao bọc bằng những tấm bạt bằng ny-lông. Một hôm, đi săn ảnh đồng lúa và trâu, tôi hỏi một nông dân vì sao phải bao những bạt ny-lông như vậy (thật khó tìm một góc cạnh để chụp hình mà không bị bạt ny-lông dính vào) tôi mới biết họ làm như thế để ngăn không cho chuột vào ruộng lúa ăn! Đến khi đi vào những ruộng lúa nước từ Hậu giang ở trong Nam đến Hoa Lư Tam Cốc ở miền Bắc, tôi cũng chứng kiến hằng hà sa số những con ốc bươu vàng đeo đầy (gậm nhấm) các đọt lúa, mà nông dân khó có thể diệt trừ chúng!

Chuyện chính hôm nay là chim, nhưng có lẽ chúng ta phải nói qua về tật thói ăn uống quái gở của người Việt. Thiết nghĩ cũng vì thói quen ăn uống kỳ lạ này đã làm kiệt quệ hệ sinh thái của đất nước! Trong số những vụ ăn thịt chó mèo, rắn rít, ốc eo, sâu bọ, chim cò, mật gấu, sừng tê giác, v.v.. không biết bao nhiêu thói quen ăn sinh vật này đến từ Trung quốc? Có đúng: “Việt Nam ta con gì cũng ăn, ngoại trừ con bù-lon?”

Chim cò được thơ văn ca tụng và khoa mỹ thuật vẽ vời, nhưng một mặt thì người Việt lại quấy phá nơi sinh sống của chim, đốn cây phá rừng, săn bắn, làm bẫy tiêu diệt, ăn thịt chim. Tôi về Việt Nam từ đầu thập niên 90 cho đến nay và hình như tôi chỉ thấy chim trong lồng. Ít khi gặp chim ngoài thiên nhiên, ngoại trừ một vài trường hợp hi hữu như rừng Sơn La (cách Hà Nội khoảng 320 cây về hướng Tây Bắc đi về Điện biên Phủ, thêm 150 cây).

Hay một đêm đi dạo bãi trước ở Vũng Tàu với mấy đứa cháu, chứng kiến hai người đàn ông một trẻ một già đang dùng súng hơi rọi đèn pin vào các lùm cây bắn sẻ. “Này, này em đừng giết chim chứ…” Tôi vừa nói vừa gạt tay súng nó sang một bên…

“Đ.M., thằng chả làm tao bắn hụt rồi mày!” thằng con trai khoảng 16, 17 tuổi ta thán với người đàn ông khoảng ba mươi tuổi đang tiến tới gần. Tôi lớn tiếng cản ngăn, nắm nòng súng hơi lại, dọa gọi Công An, mấy đứa cháu tôi cũng chạy tới. “Đâu có luật nào cấm bắn chim đâu cha?” Người trai lớn nói với tôi.

“Kêu ba Giang ra đây, xử lý mấy tên này dùng súng lậu coi!” tôi nói mấy đứa cháu gái rồi lấy di động ra. Thấy tôi làm dữ, hai người dằng lấy súng, cầm bao vải đựng xác mấy con sẻ, bỏ qua đường. Không hiểu luật súng ống ở Việt Nam ra sao mà thấy bọn họ bỏ đi. “Chú lì quá,” con Quỳnh nhìn tôi lạ lẫm.

“Gặp đầu gấu là mệt đó nhe!” Ba đứa cháu gái nói, thằng cháu trai phụ họa: “Chắc nó tưởng ba (cậu Giang của tôi) là CA nên mới chịu đi đó!”

Khoảng mấy chục phút sau chạy Honda về đi ngang Dinh Ông Thượng cũ, mấy chú cháu thấy hai người đàn ông lúc nãy đang tiếp tục bắn chim cách bãi trước khoảng một cây số. “Thôi chú ơi, hơi đâu cấm được cả nước!”

Năm đó, khi đi chùa tôi bỏ ra mấy trăm ngàn đồng Việt Nam phóng thích cả cái lồng chim to của người bán chim, có cảm tưởng như mình làm được điều gì hay. Khi về nhà gặp người quen cho biết những con chim được phóng thích rồi cũng sẽ bay về chốn cũ vì chúng bị thuốc nên lại quay trở về bẫy. Để được bắt và tiếp tục cuộc hành trình cho đến chết, giống như vài con chim mà tôi mua phóng thích ở chùa, không đủ sức bay, rơi nhào xuống đất chết tốt!

Hãy nhìn hình ảnh hai con chim Yến trong mục hình ảnh trên trang nhà Đàn Chim Việt, quý đọc giả có xót thương vì tình cảm của đôi uyên ương không? Con chim mái lượn thấp, lao đầu vào xe chạy ngang rớt xuống đường trọng thương. Con chim trống, quay lại, mớm cho bạn tình, nhưng bị nội thương nặng quá, chị Yến quỵ ngã và từ trần. Chú Yến cố lay xác bạn tình, nhưng vô phương, người bạn gái ra đã đi không trở lại. Chú Yến trống đứng bên xác bạn tình khóc thương thảm thiết!

Con người vô cảm vẫn tiếp tục ăn thịt chim, ăn thịt con vật trung thành nhất của loài người, ăn thịt cả đồng loại! Một đất nước như vậy không chim, không chó, không tôn trọng đời sống của muông súc, như vậy có còn đạo lý không?

Hay là tôi ở Mỹ quá lâu rồi? Một năm khi người bạn sáng lập Đàn Chim Việt ở Ba Lan sang Mỹ chơi lần đầu, chứng kiến cảnh xa lộ 5 lanes (lằn) xe bỗng dưng bị ngừng một cách đột ngột, đèn đỏ nổi lên một dọc ở trước mặt xe chúng tôi, khoảng vài phút sau, xe cộ từ từ lăn bánh. Vài trăm thước sau đó, chúng tôi chứng kiến một người đàn ông đang lùa một con chó ra khỏi làn lưu thông của xa lộ vào xe mình, đang đậu ở lối ra (exit), cửa xe mở toang chờ đón con vât có diễm phúc được ông ta chở đến ngõ ra an toàn.

“Nó bắt chó làm gì vậy?” Anh Quỳnh còn chưa tin hỏi lại tôi.” Đưa ra khỏi chỗ hiểm nghèo, có thể sẽ tìm chủ giao lại, nếu có đeo lắc ở xích cổ.” Tôi nói.

“Con này mạng còn lớn, ở Việt Nam thì vào nồi rồi!” Cao Ngọc Quỳnh nói một cách thẳng thừng. Đây không phải lần đầu tôi chứng kiến những chuyện tương tự vì chó mèo hay gia súc. Nhiều thành phố tốn kém cả chục ngàn Mỹ kim để cứu chó mèo kẹt trong ống cống, trên cây hay trong các vụ hỏa hoạn hay lụt lội. Trong trận bão Katrina ở New Orleans, cả triệu đồng Mỹ kim đã được mạnh thường quân dùng thuê máy bay chở chó mèo đến nơi an toàn chăm sóc.

Trong một xã hội nghiệt ngã, khi nhà nước chỉ biết đến tư lợi của mình, có phải người dân cũng tôn thờ chủ nghĩa mackeno? Loài người còn không để ý thương xót đến đồng loại, thử hỏi làm sao họ có thể chú trọng đến muông thú, chim hay không chim?

Do đó ở Việt-Nam nếu có cánh chim trời tự do thì người ta chỉ đọc trong sách vở, ngoài đời, ta chỉ nghe tiếng chim hót trong lồng đấy thôi! Những tiếng kêu than thống thiết cho số phận con dân trong lồng chim nhỏ, trong khi lồng chim lớn đã được Trung quốc xác định với Việt Nam từ lâu và thế giới từ Thế vận Hội Bắc Kinh, 2008!

© Nguyễn-Khoa Thái Anh
© Đàn Chim Việt Online

Pages: 1 2

5 Phản hồi cho “Một đất nước không có chim!”

  1. Nhật Lan says:

    Ah hah! Ông anh Nguyễn Khoa Thái Anh bữa nay đã viết lên một bài viết có “đạo tâ” rất rộng khắp tới cả loài sinh vật khác như “chim trời” chẳng hạn . Hình như màu ‘đại hồng’ trong tâm hồn anh đã mỗi ngày mỗi phai lạt thêm đi; Tạ ơn thượng đế, cái “Big hug” của ảnh đã nới rộng tới những loại chim trời kia đấy ạ!
    Khi NL này mở mắt chào đời, chim vẫn hót trên mọi ngả đường Saigon, trong các Công Viên …chớ còn nói gì tới ngoại thành dẫn tới các miền thôn quê …Cái ngày xa xả xà xa đó,miền Nam thanh bình…người mở mắt thức dậy đã nghe tiếng chim hót chào Bình Minh…gần như bây giờ…tại mọi ngả đường…trên đất Mỹ , đâu đâu người ta cũng thấy chim, chim bay hàng đàn, chim đậu DÀI trên những dây điện cao thế , chim sà xuống đất chạy tới bên người đứng hay ngồi trên băng đá nơi chờ xe bus, sân của khu chợ (supper Market) chúng rảo bước chân chim quanh mảnh sân rộng tráng xi măng để đón chờ những miếng bánh mì, hoặc những hạt “thức ăn của chim ” mà các vị cao niên bốc từ trong túi thức ăn rải ra mời chúng …Tại hải ngoại, từ Âu châu, Mỹ châu , nơi nào cũng có những thành phố chim vui sống với người, CHỈ TRỪ CÓ Ở VN, LÀ CHÚNG TA THẤY CÓ THÀNH PHỐ KHÔNG MỘT BÓNG CHIM , còn nói gì tới bóng của đàn chim ! ….Hu Hu Hu !

    Khi lớn lên và thấy thứ người từ miền Bắc tràn vô, dép râu , nón tai bèo….thì ….từ đó người miền Nam chợt thấy khó thể có thứ sanh vật nào mà sống nổi với thứ người hiện diện ra trong bóng sáng màu đỏ , thứ màu đỏ của MÁU, LỬA của DRACULA đó biểu hiện của sự CHẾT CHÓC, LẦM THAN.
    Do đó mà anh NKTA không có dịp để thể hiện cái BIG HUG của anh với đồng bào trong nước và anh cũng chẳng có hân hạnh nhận được cái BIG HUG nào từ đồng hương (dù anh có tới những nơi mà NVTNCS sanh sống ! Tủi thì thôi á ! Bao giờ nhỉ? Bao giờ thì đồng bào VN chỉ nói tiếng quan thoại ở trong nước khi giao thiệp với nhau, và (maybe) những người VNHN chúng tui phải nhờ tới thông dịch viên từ SF hoặc từ China Town tới để thông dịch dùm mỗi khi người bà con ruột thịt tư quê nhà ra thăm?! Không chỉ có những thành phố với tử khí bao trùm, mà ngôn ngữ Mẹ đẻ cũng sẽ bị tuyệt diệt như mấy nước Tây Tạng, Tân cương, Mông Cổ tại Trung Quốc á ! Hỡi ơi ! Cái Văn Hóa 4000 năm của nước Văn Lang đâu rồi?
    Cũng màu da vàng, nếu da đó có bị xước ra , cũng giọt máu đỏ ứa ra…nhưng cái BIG HUG mà anh khoe khoang từ năm xưa xửa xừa xứa á, anh không sao thể hiện, và nhận được từ đồng chủng VN phải không? Đến muông cầm còn không sống nổi với thứ VIRUS ĐỎ hỏi rằng những sanh vật khác sống sao nổi? Bất hạnh sao, những virus như :” Nghèo đói, Adds, lao phổi, ung thư mãn tính, phung cùi thì được sanh nở thoải mái tại VN!
    Anh đã nhận ra CÁI THÀNH PHỐ KHÔNG MỘT BÓNG CHIM Ư ? NẾU CÁI CỘT ĐÈN (THÀNH PHỐ) NÓ CÓ CẲNG, nó cũng không chịu đứng tại các góc đường mà soi đường mỗi khi đêm về đâu, anh nhỉ ?!
    Thành phố không một bóng chim là thành phố chết (không sanh khí ) mà !Còn người thì sao? Những cương thi ?* hay những con ROBOTS? Anh đã hơn một lần tỏ ra rất vui để mở rộng vòng tay ra cho+nhận cái BIG HUG đầy tình thân ái ( không giống như mấy tay lãnh đạo CS chào nhau bằng HUG&KISS đâu! ) Yuk!
    Năm mới Canh Dần, chúc anh SẼ được toại nguyện với cái BIG HUG của anh nhen .
    Thân kính .

  2. beqmai says:

    Anh Thai Anh,
    Nhiều bài viết của anh rất hay. Riêng bài này, tôi thấy không ổn vì thực tế hiện nay VN đang có nhiều tiến bộ về bảo vệ các giống loài một cách tự phát như chó mèo, chim sẻ… Nhiều khu vực ở SG như Bình Thạnh, Tân Bình…mèo hoang rất nhiều. Chim sẻ thì ngay bây giờ lúc tôi comment ý kiến cho anh, ngoài ban công nhà , chúng đang sà xuống nhặt thóc rơi duới chuồng cu gáy của tôi mà không sợ anh ạ..
    Bởi vậy cho nên hiện nay, nhiều bài viết của các anh chị ở nước ngoài đánh không trúng đích, nên bạn đọc trong nuơc cảm thấy thất vọng vì nội dung nghèo nàn nhiều khi hô thiển.
    Mong các anh cung cấp cho chúng tôi nhiều thông tin đa chiều trung thực hơn.
    Kính chào.

  3. hoangsa says:

    Goi ong Thai Anh.
    Ong co biet ai an nhung con chim do nhieu nhut khong?la cac quan chuc cs van thuong ra vao cac nha hang moi dem do.Ong noi dung,cs chua bao gio ra lenh triet ha nnhung con chim se nhu bon tau nhung chung da man va ac doc co thua gi quan thay dau khi nhot hon 80 con “chim” nguoi Viet trong long duoc goi la XHCN.La nguoi Viet ai ma khong mong nuoc nha duoc giau ,duoc manh ha Ong,toi nghi Ong cung vay phai khong,ong nghi xem nhung con “chim”nao dau dau mot nuoc Viet chua bang ai,lai cu bi bon tau de dau muon “hot” la bi be co ngay,khong can phai dan chung chu,thua ong.Moi sang nay, cung dien dan nay ,doc thay may chi em van cong van ve gi do keo nhau quka tau khau dau le gio Ma vien,thua ong,ong co ngen khong,toi tthi cu mau cu nhu huc len,giong nhu co”luong dien chay tu duoi len”giong cai ong LS ba lang kia.Van hay doc bai viet cua ong,ong cung co tam hon va tran tro voi que huong khac xa voi ong ls NhL,cho nhung bai viet cua ong va xin ong nho cho:Chim van hot…..trong long day thoi.

  4. hoangsa says:

    Goi ong Thai Anh!
    Ong co biet ai an nhung con chim se toi nghiep kia nhieu nhut khong,la bon quan chuc dem dem van ra vao caac nha hang o VN do.Ong noi dung,VN chua bao gio co lenh triet ha chim se nhu bon tau da lam nhung ong co biet la cs da triet ha va nhot hon 80 trieu con…”chim” trong long khong.

  5. Oh Cam on Anh lan dau tien lam duoc dieu gi co ich cho xa hoi &
    the gioi dong vat.

Leave a Reply to Tran Tien Tien