WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chiến tranh biên giới – 33 năm trước

Cuộc chiến biên giới phía Bắc- 1979

 

Đúng 33 năm trước, ngày 17-2-1979, chiến tranh nổ ra trên biên giới 6 tỉnh phía Bắc nước ta. Năm nay, trong nước không có bài báo nào nhắc nhở bài học lịch sử chống bành trướng Trung Quốc, cũng không có tưởng niệm, thăm viếng nghĩa trang các liệt sỹ đã hy sinh.

Dạo ấy, hai cuộc chiến tranh biên giới, một ở biên giới Tây Nam giáp Campuchia, một ở biên giới phía Bắc, gắn bó chặt chẽ với nhau và đều do Bắc Kinh dạo diễn nhằm thôn tính và nô dịch nước ta, thực hiện mục tiêu chiến lược bành trướng xuống phương Nam.

Cần chỉ rõ dã tâm của thế lực bành trướng Bắc Kinh dùng nhóm Khmer đỏ Pol Pot ngay từ khi nhóm này chiếm Phnom Penh vào tháng 4-1975, gây nên phong trào tàn sát người Việt (cáp Duôn) rất man rợ, và thực hiện những cuộc lấn chiếm biên giới liên tiếp ở phía Tây Nam nước ta. Chiến sự biên giới gia tăng cường độ từ năm 1975 đến cuối năm 1978, theo nhịp độ Trung Quốc viện trợ vũ khí quy mô lớn gồm súng đạn, mìn, cối, pháo, tàu thuyền, máy bay và huấn luyện cho quân đội Pol Pot.

Tuần lễ cuối cùng năm 1978, khi quân đội nhân dân Việt Nam đánh thẳng vào Pnom Penh, cả 8.000 cố vấn và chuyên gia quân sự Trung Quốc vội bỏ chạy sang Thái Lan. Lúc ấy, sỹ quan Trung Quốc hầu như là người nước ngoài duy nhất có mặt ở Campuchia, ngoài con số hơn một trăm chuyên gia thủy lợi Bắc Triều Tiên, còn lại là nhân viên ngoại giao của 5 sứ quán Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Lào, Rumania và Nam Tư. Sứ quán Trung Quốc to lớn, bề thế bao nhiêu – gồm 282 người – thì 4 sứ quán còn lại lèo tèo chỉ dăm ba người.

Những tài liệu của phe Pol Pot để lại chưa kịp hủy cho thấy 1 bản Hiệp định quân sự giữa 2 bộ tổng tham mưu về viện trợ quân sự của Trung Quốc cho Campuchia trong 2 năm 1978 và 1979, gồm hàng trăm hạng mục, từ áo quần, trang phục đến súng đạn cho bộ binh, pháo binh, lựu đạn, bom, mìn, máy ra-đa, truyền tin, máy bay các loại, tàu tuần tiễu… Cố vấn Trung Quốc trước đó đều có mặt ở 18 sư đoàn bộ binh của Pol Pot để kềm cặp và chỉ huy.

Tập san “Cờ đỏ” của Pol Pot trong khi ca ngợi Mao hết lời, bình luận rằng lúc này là thời cơ tốt nhất để đánh bại Việt Nam, vì Việt Nam đang đói to, hỗn loạn do chiến tranh mới chấm dứt, nhất là theo Nga Xô, phản bội Trung Quốc, ắt sẽ bị trừng phạt rất nặng. Campuchia sẽ nhân dịp này giành lại đất của mình ở đồng bằng sông Cửu Long.

Cái nham hiểm của Đặng Tiểu Bình thật rõ ràng. Sự tàn bạo của Đặng cũng không có giới hạn. Đặng đã cho bộ hạ là Trần Vĩnh Quý – phó thủ tướng – và Đặng Dĩnh Siêu – phó chủ tịch nước, lần lượt sang tận Phnom Penh, ca ngợi cuộc cách mạng triệt để của chế độ này. Đó là xóa bỏ mọi vết tích của văn hóa tư sản bóc lột, đốt hết sách vở, hỏa thiêu thư viện quốc gia, xóa tiền tệ, ngân hàng, trường học, bệnh viện, đuổi hết dân về nông thôn làm ruộng, nêu cao khẩu hiệu “ có lúa là có tất cả”, dùng gậy gộc cuốc xẻng đập chết mọi kẻ chống đối, không bắn để khỏi phí đạn.

Cái ác của Đặng về sau thể hiện càng rõ trong đêm 4 tháng 6 năm 1989 khi nhân danh bí thư Quân ủy trung ương, Đặng trực tiếp ra lệnh cho 2 lữ đoàn xe tăng xông vào quảng trường Thiên An Môn, chà xích sắt lên hàng ngàn nam nữ sinh viên không vũ trang đòi tự do, trong đó có thanh niên trí thức vô danh tay cầm túi sách đứng trước đoàn xe tăng, được chụp ảnh và được báo Hoa Kỳ The New York Times coi là Nhân vật năm 1989, và cũng là Nhân vật Thế kỷ XX.

Về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nước ta, Đặng Tiểu Bình là kẻ đề ra chủ trương và đích thân chỉ đạo từng bước. Tháng 1- 1979, đang ở thăm Hoa Kỳ, Đặng đã tuyên bố rằng “bè lũ côn đồ Việt Nam” đã hiếp đáp nước nhỏ Campuchia và Trung Quốc “có trách nhiệm dạy cho chúng một bài học.” Khi về nước chính Đặng phát biểu khi giao nhiệm vụ cho 2 tướng Hứa Thế Hữu và Dương Đắc Chí rằng đây là đòn trừng phạt cho nên phải đánh mạnh, giáng thẳng tay, tuy rằng hạn chế trong không gian và thời gian.

Đặng giải thích cuộc chiến tuy nhỏ nhưng nhằm 5 mục tiêu rất lớn, đó là: trừng phạt Việt Nam, đe dọa Liên Xô, kết thân với Hoa Kỳ, cứu nguy Khmer đỏ và hiện đại hóa quân đội Trung Quốc.

Trận đánh khởi đầu sáng 17- 2 -1979, đến ngày 16-3 Đặng ra lệnh lui quân, với phương châm 4 chữ “sát cách vô luận”, nghĩa là giết sạch không chút đắn đo phân vân. 30 vạn quân Tàu đang bị mắc kẹt trong núi rừng lạ lẫm bị bao vây, chia cắt, tiêu hao, lo sợ…sung sướng được lệnh lui binh. Theo lệnh trên chúng lao vào tội ác như điên dại.

Có thể khẳng định suốt mấy chục năm chiến tranh trên đất nước ta, chưa bao giờ và chưa ở đâu có cảnh giết người man rợ và phá hủy tài sản điên loạn như tại 6 tỉnh biên giới những ngày tháng 2 và tháng 3 năm 1979. Khói bom đạn chưa tan, chúng tôi lên Lạng Sơn, qua Đồng Đăng, lên Đông Khê, rồi Cao Bằng, một cảnh phá hoại triệt để vừa diễn ra. Chúng tôi lên Hà Giang rồi sang Quảng Ninh, đều thấy như vậy.

Đường sắt từng quãng ngắn bị đặt bộc phá cắt đứt. Dinh thự đổ nát tận nền móng. Nhà trẻ bị phá hủy đến từng chiếc nôi cũng bị chặt từng mảnh. Nhà trường, bàn ghế, bảng đen đều chẻ nát thành đống củi. Xí nghiệp thổ cẩm mấy trăm máy dệt không một máy nào còn nguyên. Mỗi gia đình cùng chung số phận. Bàn ghế giường tủ tanh bành. Áo quần, sách vở ra tro. Nồi niêu, soong chảo, bát đĩa bị đâm thủng, đập vỡ. Nghĩa là sự phá hủy có hệ thống mọi phương tiện của đời sống…Tất cả thúng mủng, thùng, chậu, lu, vại, chai, hũ…để đựng gạo, đậu, ngô, nước đều bị đập nát, chọc thủng, tan tành. Chúng vứt chuột, gà, vịt chết cho đến xác người xuống giếng nước trong, hồ ao, bể đựng nước ăn, làm cho cuộc sống thêm bội phần kinh khủng.

Nhưng kinh hoàng hơn cả là chúng kéo phụ nữ, từ bà già đến em bé 12, 13 tuổi vào hang, thay nhau hãm hiếp rồi bắn chết, vứt xác xuống vực thẳm, giếng khơi hòng phi tang. Đây là bộ mặt thú vật nhất của cái gọi là quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc của những Đặng Tiểu Bình, Hứa Thế Hữu, Dương Đắc Chí…rất nên trưng ra tại Bảo tàng quân đội ở Bắc Kinh.
Bộ Chính trị Đảng CS Việt Nam các khóa VII, VIII, IX, X, XI bị bùa mê thuốc lú ở Thành Đô – Trung Quốc (tháng 9-1991) làm cho mê muội rất nên xem kỹ lại những đoạn phim về các cảnh trên đây do các tổ làm phim phóng sự ghi lại, và ngẫm nghị về 16 chữ vàng mà họ cứ ôm giữ mãi.

Chính trong không khí kinh hoàng sôi sục căm thù uất hận nói trên mà Quốc hội họp tháng 12-1980 đã ghi trong Lời nói đầu bản Hiến Pháp năm 1980 câu sau đây: “ Vừa trải qua 30 năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong muốn có hòa bình để xây dựng Tổ quốc nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Campuchia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong 2 cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chống bọn phản động Campuchia ở biên giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình”.

Theo yêu cầu của phía Trung Quốc tại Thành Đô, cả đoạn trên đã biến mất trong bản Hiến pháp năm 1992. Nhưng làm sao họ xóa được những tội ác rõ ràng trên đây.

Về chiến công của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu chống Trung Quốc và bọn tay sai diệt chủng của chúng ở Campuchia, không gì bằng là dẫn ra lời thú nhận của chính Đặng Tiểu Bình hồi ấy. Đặng cay đắng thú nhận quân Trung Quốc đã bị thua thiệt khi rút chạy nặng hơn là khi tiến vào đất đối phương. Rằng phía Trung Quốc không dám dùng một chiếc máy bay hay trực thăng nào, dù rằng có hàng ngàn máy bay đủ loại. Rằng bộ binh không có sức đột phá, không biết đánh hợp đồng binh chủng, lạc hậu tột cùng khi xung phong theo tiếng kèn thổi. Do đó đưa bao nhiêu xe tăng vào cũng bị diệt; tuy mới chỉ đọ sức với chủ lực của quân khu Việt Bắc, của bộ đội địa phương các tỉnh, với dân quân du kích các xã thôn mà đã chịu thương vong nặng nề, không thể ở lâu hơn, sau 2 tuần lễ đã phải tính chuyện bỏ chạy.

Đặng đã tỏ ra khôn ngoan, phê bình nặng nề Hứa Thế Hữu và Dương Đắc Chí, thú nhận sự yếu kém toàn diện của quân giải phóng với mục đích là đòi tăng ngân sách quốc phòng trên quy mô lớn, đề cao sự cấp bách của phương châm 4 hiện đại hóa, trong đó cần ưu tiên cho hiện đaị hóa quốc phòng, cấp bách nhất là bộ binh, tiếp đó là phát triển hải quân cực kỳ trọng yếu nhưng còn rất yếu kém, trong khi không quân, tên lửa và thông tin quân sự đều còn ở xa mức hiện đại, tiên tiến.

Sau 33 năm cuộc chiến tranh biên giới, thế và lực quốc phòng của Trung Quốc vẫn ở trong trạng thái “ lực bất tòng tâm “. Chỗ yếu chí mạng vẫn là kỹ thuật quân sự còn có quá nhiều lỗ hổng và bất cập. Mới đây, Tập Cận Bình khi gặp Tổng thống Barack Obama cũng chỉ mong phía Hoa Kỳ nới lỏng một số phong tỏa kỹ thuật. Không thì Trung Quốc không có lối thoát.

Dư luận thế giới hầu như nhất trí cho rằng đường lối 4 hiện đại hóa của Đặng xét cho kỹ chỉ là con đường tự sát, vì kinh tế bắt đầu khó khăn, chạy đua vũ trang mù quáng, dốc tiền của vào chiếc thùng không đáy sẽ lắp lại con đường của Liên Xô thời Brezhnev, tự mình ghè vào chân mình, khi mức sống của dân Trung Quốc vẫn đang ở vào hàng thứ 97 của thế giới.

Nhân dịp này những chiếc loa rè ở Bắc Kinh ba hoa về sức mạnh Trung Quốc, đe dọa sẽ cho “bọn Việt Nam vô ơn” một bài học nữa, sẽ nghiền nát Việt Nam, sẽ chiếm Việt Nam trong 11 ngày…Thật ra đây chỉ là những tiếng la toáng lên để tự trấn tĩnh của những kẻ yếu bóng vía sợ ma.

Bài học 33 năm trước ở cả 2 đầu biên giới cho bọn xâm lược bành trướng vẫn còn nguyên giá trị.
Blog Bùi Tín (VOA)

15 Phản hồi cho “Chiến tranh biên giới – 33 năm trước”

  1. Hồng Gấm says:

    Trung quốc nó có tàn ác thế nào cũng chưa bằng Đế Quốc Mỹ, không có vũ khí của trung quốc nào độc ác man rợ bằng chất độc màu da cam của Mỹ. Dù sao thì nước láng giềng với nhau, nên có chiến tranh thì cả 2 bên vẫn nương tay hơn bọn Đế Quốc Mỹ. Cứ như trận đó mà Đế Quốc Mỹ nó đánh thì sẽ không nhân đạo như quân Trung Quốc đâu, nó sẽ dùng B52 trải thảm hết 6 tỉnh phía Bắc nước ta. Vì thế nên chính phủ nước ta ngày nay vẫn hữu nghị với Trung Quốc nhiệt tình hơn với Đế Quốc Mỹ, dù sao cũng là láng giềng, tối lửa tắt đèn có nhau.

    • Ngu Hết Biết says:

      Lại gặp Gấm nữa rồi…và vẫn bệnh hoạn như xưa nhể….
      Em nói nghe thật là ngu Gấm à.
      Chị đang suy nghĩ phải giải thich thế nào cho đưá ngu kinh niên như em hiểu.
      Chất độc màu da cam nếu có được rải xuống thì cũng chỉ rải trên đất miền Nam…Lính Bắc cọng…đi lạc vào miền Nam nên mới bị… Đúng không em.
      Trung cọng nó giết bao nhiêu người dân biên giới hả em? Em chắc không biết đâu nhể…
      Câu duy nhất mà chị có thể nghe được là “láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau”…
      Vì có cái lối suy nghĩ này nên dân Tàu hiện tại có mặt trên mọi miền đất nước….để lúc nào cũng sẳn sàng….khi tối lửa tắt đèn….có nhau…em Gấm nhể….
      Cái não của em vữa mất rồi Gấm….nên em trăn trối toàn những điều vớ vẩn…ngu đần..

  2. Minh Đức says:

    Chiến tranh biên giới 1979 là thời Liên Xô còn mạnh. Lê Duẩn dựa vào Liên Xô nên xem thường Trung Quốc. Đó là thời mạnh nhất của Liên Xô. Liên Xô viện trợ cho Việt Nam mỗi năm hàng tỉ đô la, viện trợ cho Cuba, các phong trào CS trên thế giới rất nhiều. Hiến pháp 1980 là hiến pháp xem thường Trung Quốc vì có Liên Xô là chỗ dựa. Sau khi Liên Xô sụp đổ thì đảng CSVN chỉ còn Trung Quốc để dựa mà thôi. Giả sử ngày nay tại Việt Nam tình hình trở thành giống như ở Lybia hay Syria thì Trung Quốc chắc chắn sẽ can thiệp để cứu chế độ CSVN vì Việt Nam trở thành dân chủ sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ của người dân Trung Quốc. Nếu chính quyền VN đàn áp phong trào nổi dậy của người dân mà bị Mỹ đề nghị Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cấm vận thì Trung Quốc sẽ phủ quyết để cứu chế độ tại VN.

  3. Ngu Hết Biết says:

    Tui nghĩ là bác Tín đã nhầm lẩn rồi chăng?
    Trung cọng chỉ chiếm lại phần đất mà dân Việt đã chiếm của họ từ ngày xa xưa nào đó….
    Bà con đừng vội chửi thằng tui vì nói có sách mách có chứng đình huỳnh nhá…

    1- Sau cuộc chiến thì chính quyền Việt Nam (cọng sản) đã cho lập hay xây nhiều khu nghĩa trang cho lính Trung cọng đã chết trong lãnh thổ (của ai tui không phân biệt được). Vì không ai lại mất dạy vô liêm sĩ đến nổi lại lập mộ bia thờ đám người đã chiếm đất giết dân của mình cả.

    2- Tui đọc trên báo mạng có nhà ngoại giao nào đó của đảng cọng sản việt nam bảo là…Thác Bản giốc 2/3 là của Trung cọng…..và việt nam chỉ được 1 phần nhỏ.

    Hèn chi bọn tàu nó lếu láo là phải…

    Nói cho cùng cả nước Việt Nam cũng là của tàu….
    Heheheh
    Suy nghĩ đi đã nha
    Đừng nóng nảy chửi rủa um sùm nha

    • Builan says:

      NGU HẾT BIẾT
      Tôi xin thêm
      “ngáy xưả ngày xưa” thì là con người Việt Nam cuả đất nước Việt Nam ( Có 4000 năm văn hiến – Hình chữ S tứ Nam Quan đến MUĩ CÀ MAU..)
      Còn “ngày naỷ ngày nay” thì Y NHƯ RỨA “Nói cho cùng cả nước Việt Nam cũng là của tàu….Heheheh ” ( NHB)

      **TÔI muốn noí thêm cho ĐÚNG, ĐỦ
      Nhà nước “Xuống Hố Cả Nước Vì Ngu” cung chỉ là nhà nước THAÍ THÚ SAI NHA của Trung Cộng !!!-
      Cai` ĐCS/ HCM cướp ngày cũng do MAO tuyển chọn nươi dương như là công cụ Tay sai cho TÀU, CUẢ TÀU !!! – Đang viên CSvn là con cháu cuả Tàu !!!!!
      Chỉ cò rơi rớt nhưng ĐOÀN VĂN VƯƠN.. BUÌ MINH HĂNG.. NGUYỄN VIỆT KHANG………..còn có chút máu VN, liên sỉ VN, Anh hùng VN !!! Muốn sống làm NGƯỜI VN – Đang bị tù đày !!!!!!
      Rất là tôị nghiệp “VUA HÙNG đã có công DỰNG NƯỚC, CS HCM ra công BÁN NƯỚC ”
      “Huyền thoại CAI ĐẺ” đang chờ “Trôi theo dòng nước”
      Kha kha kha !

  4. Bài học lịch sử còn sờ sờ ra đấy , còn chưa ráo mực hỏi Trọng Lú và N.C. Vịnh nghĩ sao mà còn chưa rút ra được bài học nào nhỉ, hay vì sợ mất ghế, mất địa vị, mất quyền lợi mà co đầu rụt cổ cam tâm làm Ích Tắc và Lê Chiêu Thống. Phải làm Hàm Nghi, Duy Tân để còn lưu danh thiên cổ chứ.

  5. Builan says:

    TRÍCH
    Trận đánh khởi đầu sáng 17- 2 -1979, đến ngày 16-3 Đặng ra lệnh lui quân, với phương châm 4 chữ “sát cách vô luận”, nghĩa là giết sạch không chút đắn đo phân vân. ……

    Có thể khẳng định suốt mấy chục năm chiến tranh trên đất nước ta, chưa bao giờ và chưa ở đâu có cảnh giết người man rợ và phá hủy tài sản điên loạn như tại 6 tỉnh biên giới những ngày tháng 2 và tháng 3 năm 1979. Khói bom đạn chưa tan, chúng tôi lên Lạng Sơn, qua Đồng Đăng, lên Đông Khê, rồi Cao Bằng, một cảnh phá hoại triệt để vừa diễn ra. Chúng tôi lên Hà Giang rồi sang Quảng Ninh, đều thấy như vậy.

    Đường sắt từng quãng ngắn bị đặt bộc phá cắt đứt. Dinh thự đổ nát tận nền móng. Nhà trẻ bị phá hủy đến từng chiếc nôi cũng bị chặt từng mảnh. Nhà trường, bàn ghế, bảng đen đều chẻ nát thành đống củi. Xí nghiệp thổ cẩm mấy trăm máy dệt không một máy nào còn nguyên. Mỗi gia đình cùng chung số phận. Bàn ghế giường tủ tanh bành. Áo quần, sách vở ra tro. Nồi niêu, soong chảo, bát đĩa bị đâm thủng, đập vỡ. Nghĩa là sự phá hủy có hệ thống mọi phương tiện của đời sống…Tất cả thúng mủng, thùng, chậu, lu, vại, chai, hũ…để đựng gạo, đậu, ngô, nước đều bị đập nát, chọc thủng, tan tành. Chúng vứt chuột, gà, vịt chết cho đến xác người xuống giếng nước trong, hồ ao, bể đựng nước ăn, làm cho cuộc sống thêm bội phần kinh khủng.

    Nhưng kinh hoàng hơn cả là chúng kéo phụ nữ, từ bà già đến em bé 12, 13 tuổi vào hang, thay nhau hãm hiếp rồi bắn chết, vứt xác xuống vực thẳm, giếng khơi hòng phi tang. Đây là bộ mặt thú vật nhất của cái gọi là quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc của những Đặng Tiểu Bình, Hứa Thế Hữu, Dương Đắc Chí…rất nên trưng ra tại Bảo tàng quân đội ở Bắc Kinh. …”( Bui Tin)

    Cảm ơn bác BUÌ TÍN
    33 năm sau chẳng lẻ chỉ có môĩ một BUI TÍN cựu Đaị Tá – Can đãm viết lên một sự thật đau lòng !!!
    Đâu rồi CƯỤ TƯỚNG, CỰU Sĩ QUAN, BỘ ĐỘI…. CM LAỎ THÀNH…..- Bị bịnh CÂM hết rồi hay sao ?? Thử quay lại LÀM NGỪỜI… dám nói lên SỰ THẬT_ Sống làm người thật, đóng góp một chút gì cho những tháng ngày còn lại ở CUỐI ĐỜI !! Thời gian sẽ không còn chời đợi ai đâu !!
    KHÔN, KHỐN kiểu giả NGU SI hưởng thái bình như CỤ GIÁP rồi thì cuối cùng cũng chả còn manh giáp !!! Nhìn vào đấy mà soi gương !!!! Kha kha kha

  6. hoài nguyễn says:

    Cuộc chiến ở biên giới thì phải quên đi nhưng ngày 30/4 thì vẫn nhớ , vẫn được tổ chức rầm rộ , huênh hoang ! Không biết ở Mỹ người ta có ăn mừng ngày nam quân đầu hàng bắc quân trong cuộc nội chiến của họ không nhỉ ? chắc là không , vì nếu họ chịu khó tổ chức ăn mừng dài dài thì bây giờ đất nước của họ chắc cũng chỉ văn minh , giàu mạnh ngang với …. cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN là cùng !

  7. Nguyen V N says:

    Mặc dù tôi là người CH Miền Nam nãn nhân của cuộc chiến tranh xâm lược diệt chủng của CSVN đã lừa được dân quân Bắc là thắng được cuộc chiến Chống Mỹ cưu nước.Tôi vãn là người Việt Nam thuần tuý nên tôi phải đứng với quân dân trong chiến tranh Hoa Việt 1979 đễ bảo vệ bờ cỏi mà tổ tiên ta tạo dựng.

    Trưóc cuộc chiến xâm lược này Quân đội nhân dân được toàn dân ủng hộ kể cả hằng trăm ngàn người CHMN bị tù cải tạo. Chắc các cán bộ chưa quên tiếng QUYẾT CHIẾN của toàn quân VNCH bị tù khi họ hỏi:

    Các anh có muốn ra ngoaài (tù) cùng chúng tôi đành quân bành trướng Tàu không ?
    Vì Quân nhân VNCH là người Việt yêu nước, bảo vệ Hoàng Sa và sẳn sàng chết cho đất nước mặc dù ai cầm quyền.

    Cuộc chiến thằng OANH LIỆT của dân Việt đó nay còn đâu vì bè lũ CSVN ngày ngày hôm nay trở thành một bọn khiếp nhược sợ Tàu như thỏ đế và sẵn sàng hiến dâng chủ quyền, đất biển, thậm chì áp bức các thanh niên đòi chống ngoại xâm.

    Chúng không còn dân nên dựa vào thế lực đế quốc mà sống,dấu diếm mọi di tích thắng lợi của QĐND, hình ảnh bắt hằng trăm tù binh Tàu và eém nhe;m hình ảnh chiến lợi phẩm và chiến công các anh hùng bảo vệ quê hương.

    Cái khiềp nhược của CSVN là vô căn cứ vì sức mạnh chống chỏi Tàu là sự thật ngàn năm oai dũng.
    Tàu vẫn là con cọp giấỷ tuy là đông dân nhất thế giới nhưng đánh giặc gdỡ nhất thế giới và hèn yếu sợ hải như trong các cuộc chiến tranh. Vì vậy luôn bị các cường quốc ức hiếp.

    Chúng chỉ giỏi đánh các sư sãi không súng đạn Tây Tạng mà thôi.

    Bè lũ khiếp nhược bội phản dân tộc không còn một chút hổ thẹn với dân tộc và giống nòi và chúng tự biến chúng thành nhu nhược nô lệ chỉ sống vì lợi và tiền.

    Cuốc hiếp đáp dân lành, dám bỏ tù lại BS Nguyen đan Quế chúng thách thức dân tộc Việt Nam phải chọn lựa:làm nô lệ cho Tàu hay là chết mà chúng là bọn người mà Tàu dùng đễ ra tay.

    Đồng bào ơi hảy đứng lên theo lời lãnh tụ Nguyễn Đan Quế sẳn sàng vào tù trong 36 năm vì chúng ta vµi đất nước. Chúng ta phải cho Tàu biết chúng ta không sợ nó mà chính chúng phải sợ chúng ta như năm 1979. HẢY VÙNG DẬY BIỂU TÌNH THEO LỜI LÃNH TỤ Nguyễn Đan Quế đễ giải phóng quê hương. Chúng ta là một như một lãnh tụ khác Cù huy Hà Vũ đứng dậy đi anh erm ơi.

    THân kính
    Nguyen V N

  8. Huynh Khanh says:

    Trước năm 1975, cái thời mà MTGPMN và CSBV của bác thường xử dụng du kích chiến, tiêu thổ kháng chiến, giật mìn xe đò, pháo kích trường học, đặt bom nhà hàng, núp trong dân để bắn lại VNCH, lấy núi rừng bao vây nông thôn, lấy nông thôn bao vây thành thị, thì năm 1978 Trung cộng là ông tổ của chiến thuật đó có khác gì đâu tại các tỉnh địa đầu giới tuyến !. Liệu bác có thấy giửa “đế quốc Mỷ” và bọn bành trướng Bắc kinh : Ai ác hơn ai?

  9. ĐẠI NGÀN says:

    ĐIỂM QUA LỊCH SỬ VÀI NƯỚC VÀ THẾ GIỚI

    Sau khi chủ nghĩa Mác vào Trung Quốc, nương đà chủ nghĩa quốc tế vô sản đó, Mao Trạch Đông lên cầm quyền toàn thể lục địa Trung Hoa, thực hiện lý thuyết giai cấp đấu tranh của Mác một cách cụ thể, đầy dị dạng, và sắt máu nhất. Cuối cùng nghèo vẫn hoàn nghèo, và còn nghèo ghê gớm hơn nữa. Mao đã phải loay hoay bào chữa, cách tân Mác và Lênin, giốn như hướng theo chủ nghĩa quốc tế vô sản của Mác trong màu sắc của Trung Quốc, hay chủ nghĩa vô sản quốc tế theo tư tưởng của Mao Trạch Đông cũng vậy. Thế nhưng vẫn tiếp tục xảy ra những điển hình tệ hại, ghê gớm nhất tiếp theo, như các sự kiện Bè lũ bốn tên, Hồng vệ binh, Cách mạng Văn hóa …, đều toàn những chuyện quái dị của thời hiện đại, mà trong suốt lịch sử chính trị xã hội loài người từ cổ chí kim cả nhân loại thật sự chưa hề được biết đến. Song quan trọng nhất, chính là cuộc chiến tranh “giải phóng” Triều Tiên, mà đó cũng là một đỉnh cao của tư tưởng chống Đế quốc trong tư tưởng cách mạng của họ Mao vĩ đại. Mãi cho tới khi Mao đã qua đời, liền người vội lật qua ngay chính trang sách “Tư tưởng Mao Trạch Đông”, và người đó đúng là Đặng Tiểu Bình, là việc hiển nhiên mà trước đó, cho dù Lâm Bưu là người ranh mãnh, quỹ quyệt nhất, cũng đã không thể nào hạ bệ họ Mao cho được. Kết cục, lại chính họ Đặng đã đưa đất nước Trung Quốc trong thực chất đã từ giả không kèn không trống chủ nghĩa cách mạng vô sản chuyên chính của Mác, để quay trở về lại với chủ nghĩa tư bản nhưng ở thời kỳ sơ khởi nhất. Song đồng thời, củng nhằm để củng cố thế lực đang rất còn mới mẽ của mình, họ Đặng đã kiếm cớ nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học”. Song tiếc thay bài học đó vốn có nguyên nhân sâu xa là do sự thất bại trong kế hoạch của họ Đặng có ý đồ mượn chế độ Pôn Pốt ở Kampuchia để nhằm thanh toán toàn bộ Đông dương, trong đó có VN, hầu nhằm bành trướng chủ nghĩa bá quyền về hướng Đông Nam châu Á. Rất may chính Việt Nam đã kịp thời tỉnh táo và cũng đủ mạnh về chiến lược, chiến thuật, nghệ thuật quân sự nói chung để bẻ gãy cả mặt trận Tây Nam lẫn mặt trận biên giới phía Bắc mà quân Trung Quốc và tay sai Pôn Pốt đã dàn dựng ra. Sự giải phóng Kampuchia khỏi nạn diệt chủng Khmer đỏ, đó chính là công đức của VN. Sự bẻ gãy chiến tranh biên giới phía Bắc, gây thiệt hại lớn cho Trung Quốc, chính là một điểm mạnh trong ý nghĩa chiến tranh vệ quốc của Việt Nam. Điểm qua lịch sử như thế, tức cũng là điểm qua lịch sử chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc và Việt Nam. Một chủ nghĩa hình như luôn sát cánh cùng chiến tranh và các xáo trộn, các tao loạn, các bi hài kịch về xã hội không thể nào nói hết, trong suốt những năm tháng đã qua tại các nơi mà nó hiện diện, và đó chính là điều mà bất kỳ ai cũng có thể thấy hay rút ra những kết luận được.

    NON NGÀN
    (01/3/12)

Leave a Reply to Nguyen V N