WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ngoại giao hay ngoại dao?

Đại sứ Đỗ Xuân Đông. Ảnh congdong.cz

Câu chuyện lùm xùm quanh quyển hộ chiếu của ông Đỗ Xuân Cang chắc chắn chưa đến hồi kết. Sự việc được hâm nóng trở lại sau 2 bài báo ‘trái chiều’ đăng trên Đàn Chim Việt và một số trang mạng khác. Cùng với nó là hàng chục ý kiến bạn đọc và các bài bình luận liên quan.

Là công dân Việt Nam đang sinh sống hợp pháp ở nước ngoài, khi hộ chiếu hết hạn, ông Cang đã đến bộ phận lãnh sự xin đổi hay cấp mới hộ chiếu. Đây là một đòi hỏi đúng đắn và tự nhiên của mỗi công dân.

Cơ quan ngoại giao Việt Nam đáng lý nên cư xử bình thường với ông Cang như mọi công dân khác thì đã không có chuyện gì để nói. Nhưng họ lại bắt ông phải viết cam kết từ bỏ các hoạt động bấy lâu nay của mình. Nếu là người khác, có thể ông cang cứ cam kết (đại) đi, kiếm quyển hộ chiếu, rồi thực hiện theo cam kết hay không cũng chẳng chết ai. Nhưng ông Cang đã hành động thẳng thắn và trung thực, với lòng mình và với cả nhà chức trách. Ông không cam kết. Kết quả ra sao thì tất cả mọi người đều đã rõ.

Vấn đề là, sau khi đòi hỏi chính đáng không được đáp ứng, ông Cang đã biểu tình và nêu ra công luận hàng loạt những khuất tất chồng chất nhiều năm nay của Đại sứ quán và Lãnh sự quán tại Séc. Việc này, theo nhiều phản ảnh, là tình trạng chung ở nhiều nước đông Âu và các nước khác, chứ không riêng gì Séc.

Ngoại giao hay ngoại dao?

Nhiều người đã nhân chuyện của ông Cang mà tố khổ việc bị lạm thu lâu nay.

Thông tư số 236/2009/TT-BTC ngày 15/12/2009 của Bộ Tài chính quy định mức phí lãnh sự như sau:

- Cấp hộ chiếu phổ thông 70usd
- Cấp hộ chiếu phổ thông do hỏng,mất: 150 usd
- Bổ sung, sửa đổi hộ chiếu phổ thông: 15 usd
- Giấy miễn thị thực lần đầu: 20 usd
- Giấy miễn thị thực lần hai: 10 usd
- Chứng nhận con dấu, chữ ký: 2 usd
- Đăng ký khai sinh cho trẻ em: 5 usd
- Đăng ký kết hôn: 70 usd
- Xác nhận nguồn gốc ViêtNam: 0 usd
- Giấy công chứng: 10 usd

Việc thực thu tại Séc, theo phản ánh của những người dân tới giải quyết giấy tờ, thủ tục như sau:

- Cấp hộ chiếu phổ thông 3600 kc

- Cấp hộ chiếu phổ thông do hỏng, mất: 4000kc

- Giấy miễn thị thực dài hạn 1000kc

- Đăng ký khai sinh cho trẻ em:  500kc

- Đăng ký kết hôn: 4000kc- 4500kc

- Giấy chứng nhận chưa đăng ký kết hôn 2000kc

- Giấy đủ điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài 5000 kc

- Giấy chứng nhận không phạm tội: 1000kc

Tỉ giá hối đoái hiện nay là 1 USD= 19 kc. Bằng phép tính số học thông thường có thể thấy sự gian lận của cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Séc như thế nào.

Việc ‘chặt’, ‘chém’ của các cơ quan ngoại giao với giá cao hơn nhiều lần giá quy định là chuyện bất kỳ ai sinh sông ở đông Âu đều đã kinh qua.

Ngoài các cá nhân làm giấy tờ bị ‘chém’ các doanh nghiệp hay các doanh nhân thành đạt gần như bị sứ quán cưỡng bức đóng góp trong những dịp họ tổ chức lễ lạt. Theo một số thông tin, những lễ kỉ niệm mang tính quốc gia như ngày quốc khánh đều có kinh phí từ bộ Ngoại giao nhưng các ĐSQ vẫn thường xuyên áp dụng bài ‘xin đểu’ các doanh nghiệp, các quán ăn. Mặc dù những người này đều móc ví theo kiểu ‘tự nguyện’ nhưng không phải ai cũng hài lòng.

Chặt chém đồng bào như vậy thì các cơ quan này nên hiểu là ngoại giao hay ngoại dao đây?

Công ước Viên

Trong bài “Thầy bói mù xem voi” tác giả Nguyễn Thành Vĩnh “tốt nghiệp đại học ngoại giao” đã có ý chê bai một số người mù mờ trong lĩnh vực này khi đánh giá bức công hàm không ký của LSQ Việt Nam gửi cho sở di trú Séc. “Cử nhân đại học ngoại giao” viết: “Theo Công ước Wien và thông lệ quốc tế, trong quan hệ song phương và đa phương (về ngoại giao) không bắt buộc công hàm của Sứ quán phải có chữ ký, nó được ký gọi theo thuật ngữ chuyên ngành là “ký nháy” ở dấu chấm hết nội dung sau cùng của văn bản. Như thế, không nhất thiết bắt buộc phải có chữ ký tên người soạn thảo công hàm”.

Vậy công ước Viên là gì? Công ước Viên được công bố trên trang web của bộ Ngoại Giao Việt Nam bao gồm có 5 chương và 79 điều khoản.

Công ước Viên được ký ngày 24/4/1963 quy định về các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao cũng như mối quan hệ giữa các cơ quan lãnh sự với nhau và với nước sở tại; việc thành lập một cơ quan lãnh sự ra sao và chức năng nhiệm vụ của cơ quan này là gì…

Đọc toàn bộ công ước Viên dài 21 trang này, không thấy bất kỳ chỗ nào cho phép công hàm hay thư ngoại giao có thể không cần chữ ký như lời ‘phán’ của ông “cử nhân ngoại giao” kể trên!

Tiếp tục tìm hiểu qua Google bằng từ khóa “letter of embassy”, ta có hơn 5 triệu kết quả trong 0,20 giây.

Các công hàm hay thư ngoại giao được tìm thấy từ kết quả trên của Ấn Độ, Nga, Mỹ, Congo, Angola, Singapore, Trung Quốc, Nhật, Mỹ.v.v. đều có chữ ký.  Bạn đọc có thể tự tra cứu để tìm hiểu thêm.

Các công hàm ngoại giao được tìm kiếm trên mạng đều có chữ ký, vậy công hàm này, theo công ước gì?

Vậy 2 công hàm mà công luận được chiêm ngưỡng gần đây do DSQ Việt Nam tại Ba lan và tại Séc cấp ra cho bà Tôn Vân Anh, ông Đỗ Xuân Cang không có ký tá gì, là dựa theo công ước nào đây, công ước hòn hay công ước cục? Mong bác “cử nhân ngoại giao” Nguyễn Thành Vĩnh giải thích thêm.

Không làm tròn phận sự

Công ước Viên, khoản d và e của điều 5 chương I quy định về nhiệm vụ của cơ quan lãnh sự như sau:

d) Cấp hộ chiếu và giấy tờ đi lại cho công dân Nước cử và cấp thị thực hoặc các giấy tờ thích hợp cho những người muốn đến Nước cử;
e) Giúp đỡ công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử;

“Nước cử” trong trường hợp này là Việt Nam và công dân mà bài viết muốn đề cập tới là ông Đỗ Xuân Cang.

Chiếu theo khoản d, bộ phận lãnh sự không cấp cho ông Cang hộ chiếu, giấy thông hành, thậm chí một văn bản từ chối là họ đã không hoàn thành phận sự của mình.

Khoản e cho biết, ĐSQ hay LSQ phải giúp đỡ công dân của mình về thể nhân cũng như pháp nhân. LSQ tại Séc đã không giúp ông Cang, và còn tệ hại hơn nữa, khi cuốn hộ chiếu của ông còn 2 ngày nữa mới hết hạn họ đã đánh một công hàm cho sở di trú nhằm với nội dung dối trá nhằm hãm hại công dân của mình, công dân của nước đã cử họ đi.

Về việc này, thiết nghĩ, ông Cang có thể tham khảo ý kiến của luật sư về việc khởi kiện việc vi phạm công ước Viên của bộ phận lãnh sự tại đây ra Tòa án quốc tế, Thực tế đã cho thấy, nhiều vụ công dân thắng kiện nhà nước ngay tại châu Âu này.

Việt Nam đã ký các công ước quốc tế, cụ thể ở đây là công ước Viên và họ đã có những dấu hiệu vi phạm không thể chối cãi kể trên.

Đọc toàn bộ Công ước Viên về Ngoại giao tại đây

Nguyệt Anh (Gửi tới từ Cộng Hòa Séc)

 

 

15 Phản hồi cho “Ngoại giao hay ngoại dao?”

  1. Boss says:

    Tiểu sử ông “tốt nghiệp đại học ngoại giao” Nguyễn Thành Vĩnh:
    - Xuất thân từ vùng quê nghèo khó, lấy vợ HN, làm công việc viết lách
    - Sang Đông Âu tìm đường cưứ nhà, kiếm sống bằng viết lách
    - Thường xuyên được sử dụng để mạo danh quần chúng bức xúc trong các vụ việc, gần đây nhất là mạo danh sinh viên ngoại giao bức xúc

  2. says:

    Sao Đàn Chím Việt không đăng ảnh cuả cán bộ cách mạng sứ quán Séc cho bà con bói quẻ tuớng số coi chơi ?

    Ngày nay nguời dân ngay trong nuớc đã đứng lên ,không còn sợ bọn cuờng quyền thì không cớ gì nguời sống ở các nuớc Âu châu tư do lại đi sợ bọn chuột trong các ống cống có tên ” sứ quán CHXHCNVN” này .

    Bà con bên Séc và các nuớc Đông Âu hãy mạnh dạn đứng lên, thu thập ,tố cáo tội ác cùng các phạm pháp cuả chúng cho anh em dân chủ hay an ninh tình báo cuả quốc gia sở tại.

    Mỗi lần tiếp xúc bọn sứ quán, bà con nên thủ sắn các máy quay ảnh , máy loại nhõ lận trong mình để dùng làm bằng cớ tội ác sau này cần .

  3. sapa praha says:

    Các ông cứ chất vấn làm gì cái thằng Nguyễn Thành Vĩnh bố láo này, dám mạo danh là học đại học ngoại giao ra, nghe hơi nồi chõ bị lãnh sự búa bẩn lại tưởng thật nên hoạ theo “công hàm không cần ký vì theo công ước Viên” . Đã ngu lại tưởng mình hiểu biết đi chê mọi người bằng câu chuyện tiếu lâm thầy bói mù xem voi.
    Nhưng có một điều hắn nói thật, đó là công nhận có sự tham nhũng, tiêu cực của sú quán. Hắn nói nếu ông Cang viết thư phản ảnh “có tính chất xây dựng” rồi đi thu thập chữ ký của mọi người thì hắn cũng ký. Và qua bài viết của hắn thì mọi người không theo ông Cang đi biểu tình vì còn đất đai nhà cửa ở VN, còn đi về VN nên “sợ” chứ không phải vì sú quan không tham nhũng.
    Chẳng hiểu thằng này nó là người thế nào, làm chân gỗ cho sú quán như vậy mà cũng không xong, phản lại cả sú quán.

  4. ngocmynhan says:

    Nguyễn Thành Vĩnh nói đung sự thật.Quan lại của ĐẢNG CỘNG SẢN VN từ cấp TRUNG ƯƠNG đến LÀNG XÃ Bằng cấp đủ loại: CỬ NHÂN,… ĐẾN TIẾN SỸ… ai cũng có dăm bảy cái nhưng có cần qua trường lớp nào đâu.Đỉnh cao trí tuệ của nhân loại cần chó gì học

  5. Xóm Mới says:

    “Các công hàm hay thư ngoại giao được tìm thấy từ kết quả trên của Ấn Độ, Nga, Mỹ, Congo, Angola, Singapore, Trung Quốc, Nhật, Mỹ, v.v. đều có chữ ký…”

    Đồng chí cù nhầy ngoại dao Nguyễn Thành Vĩnh đâu dzồi, thế lày là thế lào?

    Tiên sư cái internet, đồng chí mình muốn phét lác có một tí thôi mà cũng không được. Nó dẫn chứng hình ảnh phản bác rõ ràng thế này thì cứ như nhét… ngay vào mồm đồng chí mình rồi. Mà đau một cái, là hóa ra cái bọn Công-gô ở Phi Châu nó còn văn minh hơn các đồng chí Ba Đình, nó còn dám vỗ ngực xưng tên thẳng thắn trong văn thư ngoại giao của nó à.

  6. Nguoi Sai-Gon says:

    Chào ông “tốt nghiệp đại học ngoại giao” :

    Mọi loại văn thư (kể cả thư tư) đểu có chử ký của người gởi, “chức năng” chịu trách nhiệm, thông thường ở cuối thư (có vài mẫu thư, chử ký của người gởi lại ở đầu thư)

    Chử “ký nháy” (Fr: paraphe; Eng: paraph, initial) là chử ký của giới thức trung gian xác nhận đã “duyệt y”: thí dụ: người soạn thảo văn thư => chử “ký nháy” của Trưởng Phòng => chử ký của Lảnh Sự.

  7. Hop Dang says:

    Tôi, 1 trong hàng ngàn người Việt ở Canada, cũng bị nhân viên sứ quán VN “hành” và “vòi” tiền. Làm VISA vào VN, khi mới có thủ tục mới, theo đúng quy định của trang mạng Bộ Ngoại giao. Nhưng, vài tuần sau, có phôn của Sứ Quán phôn lại, nói tôi chưa trả đủ tiền lệ phí, nên yêu cầu trả thêm. Dựa trên thông tin trên mạng, tôi giải trình lại, hắn ta im lặng, vài tuần sau, mới nhận được VISA.

    Không có chứng cứ, nhưng qua 1 nguồn tin của người thân, trong dịp tiếp xúc với nhân viên sứ quán đã tâm sự: chuyến công tác 2-4 năm, mỗi nhân viên đều LẤY VỐN khoảng vài trăm ngàn đô, về lại VN. Tôi bị sốc và không tin, vì không có bằng chứng. Nhưng, có thể hiểu và thấy có lý, khi hàng loạt sứ quán Việt, độc quyền “hành” vét này, khắp nơi.

    Ở đây, bị sứ quán “hành”, về tới phi trường Việt, bị hải quan/di trú “hiếp”, trong một xh bát nháo đầy bất an. Ấn tượng quá tồi tệ, xấu xa, làm xấu hổ mọi người. Sợ, về VN là vậy. trừ khi, không thể về, vì chuyện gia đình.

    Đất nước còn đó, nhưng người ta làm ra khỏang cách xa vời vợi, từ những người làm đại diện cho miếng đất đó.

    Thành thật cám ơn BĐH Đàn Chim Việt đã cho cơ hội nói lên những bức xúc về cách hành xử không chuyên nghiệp, thiếu văn minh, và lũng đọan độc quyền của các sứ quán VN. Tôi tin chắc rằng, còn hàng trăm chuyện to nhỏ về đút lót khác nữa, chưa nói ra.

  8. Bạn người Việt says:

    Hoan hô Nguyệt Anh, đã cất công truy tìm công ước Viên, cho bà con được sáng mắt sáng lòng. Gã bồi bút Vĩnh đâu rồi, còn sống hay đã chết?,lên tiếng đi chứ..!Ông lợi dụng học hàm để lòe bịp thiên hạ, như thế là thất đức lắm đó nha.
    Ngài Đại sứ có định gia hạn HC cho người ta không, hay chờ đạn hoa cải?

  9. DÂN OAN says:

    Đề nghị cuả MCC chính xác và tuyệt vời.

    Bà con Séc cần đứng lên yễm trợ cho anh Cang tức là vưà bảo vệ cộng đồng mình và diệt những sào huyệt tội ác gọi là Đại sứ quán CHXHCNVN.
    Mong Đàn Chim Việt đã tiếp tay”Phải Lên Tiêng ” giống như tuổi trẻ VN taị Cali đang làm . Thiễn nghĩ cần
    hành động như MCC đề nghị là lập một tổ chức yễm trợ anh Cang kiện tới cùng bọn tội ác leo lẽo bịp bợm này ra toà

  10. MCC says:

    Chào ông Cang,

    Chắc ông không biết tôi và tôi cũng chưa gặp ông. Tôi chỉ biết về ông qua những hình ảnh và bài báo trên mạng.
    Nếu tôi ở vào hoàn cảnh của ông thì tôi sẽ thuê luật sư để giúp đòi quyền lợi chính đáng của mình.
    Cộng đồng người Việt ở Séc tuy điều kiện sống và làm việc ngày càng khó khăn nhưng tôi tin nhiều người sẽ sẵn sàng giúp ông như người dân VN từng quyên góp giúp gia đình ông Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng hay phong trào “Cơn thịt, áo ấm vùng cao” do ông Trần Đăng Tuấn phát động.

    Chúc ông sức khỏe.

Leave a Reply to sapa praha