WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đặng Tiểu Bình và quyết định của Trung Quốc đi đến chiến tranh với Việt Nam

Lời người dịch:Chiến dịch 1979, ít nhất đối với Quân Đội Giải Phóng của Nhân Dân Trung Quốc, là một sự thất bại. Trung Quốc đã phóng ra cuộc tấn công của nó trong một nỗ lực để buộc Việt Nam phải rút lui khỏi Căm Bốt. Trung Quốc đã rút lui khỏi Việt Nam hôm 16 Tháng Ba, 1979, nhưng Việt Nam đã không rời Căm Bốt mãi cho đến năm 1989.” ….

“Cuộc chiến tranh theo học thuyết họ Mao chưa dứt, nhưng phía Trung Quốc đã học được một bài học quan trọng.”

Trên đây là phần kết luận chắc nịch của Edward C. ODow’d, một tác giả hàng đầu về Chiến Tranh Biên Giới Trung Quốc – Việt Nam Năm 1979, chủ đề của loạt bài nghiên cứu dưới đây về biến cố quan trọng diễn ra 33 năm trước. Đối chiếu với bài học lịch sử lâu dài của đất nước, rõ ràng vấn đề sinh tử của dân tộc Việt Nam hiện nay là phải tìm mọi cách đê duy trì được sự độc lập và vẹn toàn lãnh thố, đồng thời thoát ra khỏi sự lệ thuộc ngoại giao và quân sự đáng tủi hổ đối với Trung Quốc.

———————————————–

Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979

Trong suốt Thời Chiến Tranh Lạnh, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc (People’s Republic of China: PRC: viết tắt trong tiếng Việt là CHNDTQ) có can dự vào hai cuộc động binh trên quy mô lớn – một tại Triều Tiên chống lại Hoa Kỳ từ Tháng Mười 1950 đến Tháng Bẩy 1953, và cuộc hành quân kia để đánh Việt Nam trong măm 1979. Đáng tiếc, tại Trung Quốc cuộc chiến tranh với Việt Nam là một lịch sử bị lãng quên. Biến cố hiếm khi được thảo luận trong truyền thông, và các học giả tại Trung Hoa bị ngăn cấm không được nghiên cứu về nó. Cho đến giữa thập niên 1970, Trung Quốc và Việt Nam đã từng là các đồng minh thân thiết trong cuộc Chiến Tranh Lạnh. Như thế, tại sao CHNDTQ đã quyết định vào cuối năm 1978 đi đên chiến tranh với Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN, trong Anh ngữ là Socialist Republic of Vietnam: SRV)? Các nguồn tin Trung Quốc chính thức đã đưa ra câu trả lời không thỏa đáng cho câu hỏi này. Các lý do khởi thủy của Bắc Kinh bao gồm “các giấc mơ đế quốc” bá quyền của Hà Nội tại Đông Nam Á, sự vi phạm các biên giới của Trung Quốc và sự xâm nhập sau đó vào lãnh thổ Trung Quốc; sự ngược đãi người gốc Hoa sinh sống tại Việt Nam; và sự mật thiết của Việt Nam với Liên Bang Sô Viết, nước mà vào khi đó đang mở rộng khu vực ảnh hưởng của nó vào Đông Nam Á. 1 Các quan sát viên đương thời cũng như nhiều cuộc nghiên cứu sau này tuyên bố rằng các mục đích thực sự của Bắc Kinh là để đổi hướng áp lực quân sự của Hà Nội ra khỏi Căm Bốt và buộc chân các lực lượng của Việt Nam tại một mặt trận thứ nhì. 2 Các quan sát viên khác tranh luận rằng sự sử dụng lực lượng quân sự của Bắc Kinh chống lại Việt Nam là một mưu toan làm mất uy tín của Liên Bang Sô Viết như là một đồng minh đáng tin cậy, để đáp lại sự hợp tác của Việt Nam với sự bao vây của Sô Viết quanh Trung Quốc từ Đông Nam Á. 3

Quyết định của Trung Quốc để phát động chiến tranh trên Việt Nam được uốn nắn một phần bởi mối quan hệ đang trở nên tồi tệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội, bởi liên minh mới của Việt Nam với Liên Bang Sô Viết, và bởi chính sách bá quyền cấp miền của CHXHCNVN, nhưng nó cũng phát sinh từ sự gắng sức của CHNDTQ để cải thiện vị thế chiến lược của nó trên thế giới trong khi cũng đẩy mạnh một chương trình hoạt động trong nước nhằm cải cách kinh tế. Ba biến cố đã xẩy ra tại Bắc Kinh trong Tháng Mười Hai 1978 cũng tác động quan trọng trên quyết định của Trung Quốc đi đến chiến tranh: sự tái thăng tiến của Đặng Tiểu Bình lên giới lãnh đạo cao nhất tại Phiên Họp Khoáng Đại Thứ Ba của Ủy Ban Trung Ương Thứ Mười Một của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ: Chinese Communist Party: CCP), việc chấp nhận của Bắc Kinh về sự cải cách kinh tế như là ưu tiên quốc gia hàng đầu, và sự bình thường hóa mối quan hệ của Trung Quốc với Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Họ Đặng, viên kiến trúc sư chính của chiến lược quốc gia của Trung Quốc ngay trong thời hậu Mao, đã đóng một vai trò chi phối trong quyết định của Trung Quốc nhằm tấn công Việt Nam. Giới học thuật hiên nay thừa nhận vai trò của họ Đặng trong quyết định đi đên chiến tranh của Trung Quốc, nhưng các sự giải thích về quyết định lại biến đổi một cách lớn lao.

Tác giả Gerald Segal trong sự phân tích năm 1985 của ông tin tưởng rằng chính trị trong giới lãnh đạo đóng một vai trò nhỏ trong quyết định của Trung Quốc và rằng các sự bất đồng ở cấp cao, nếu có, đã không ảnh hưởng đến các hoạt động quân sự của Trung Quốc. 4 Tác giả King Chen đã đưa ra một lập luận trái ngược rằng quyết định đã được đưa ra sau ‘các cuộc tranh luận kéo dài, nhiều lần” tại Hội Nghị Công Tác Trung Ương hồi cuối năm 1978 và rằng kiểu lãnh đạo của họ Đặng đã là “một thành phần không thể thiếu được trong việc thuyết phục” Bộ Chính Trị ĐCSTQ vốn bị phân hóa sâu xa đi đến việc đồng ý với quyết định. 5 Một cuộc nghiên cứu tương đối gần đây của tác giả Andrew Scobell tuyên bố rằng các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự Trung Quốc bị phân hóa giữa các kẻ ủng hộ và người chống đối lại hành động quân sự chống Việt Nam và rằng sự cấu tạo quyết định về chiến tranh đã là một phần của cuộc đấu tranh kế vị trong chính trị thời hậu-Mao. 6

Cuộc nghiên cứu quyết định của Trung Quốc để tấn công Việt Nam bị ngăn trở bởi thiếu sự dẫn chứng bằng tài liệu Trung Quốc, nhưng khoảng trống này được bù đắp bởi khối lượng gia tăng các tài liệu có nguồn gốc bằng Hán tự, đặc biệt các hồi ký của các sĩ quan quân đội cao cấp, cũng như các tài liệu Hoa Kỳ được giải mật. 7 Trong bài viết này, tôi thảo luận trước tiên làm sao mà một đề nghị bởi Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc (QĐGPNDTQ, tiếng Anh là People’s Liberation Army, viết tắt là PLA) để dùng vũ lực trong việc giải quyết các vụ tranh chấp biên giới với Việt Nam tiến triển thành một quyết định phóng ra một cuộc xâm lăng có quy mô rộng lớn. Sau đó tôi khảo sát các yếu tố quốc nội và quốc tế đã ảnh hưởng đến tư tưởng chiến lược của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt của họ Đặng, và đã định hình quyết định đi đến chiến tranh. Các yếu tố này bao gồm sự thúc đẩy mới của Bắc Kinh cho các cải cách kinh tế và sự mở cửa của nó ra thế giới bên ngoài, các chính sách của Việt Nam chống lại Trung Quốc, sự xâm lăng của CHXHCHVN vào Căm Bốt, và liên minh Sô Viết – Việt Nam. Họ Đăng dường như tin rằng sự hợp tác chiến lược của Sô Viết – Việt Nam là một mối đe dọa cho nền an ninh của Trung Quốc. Ông đã hy vọng rằng các quan hệ được bình thường hóa với Hoa Kỳ sẽ không chỉ cải thiện vị thế chiến lược của CHNDTQ và thuận lợi cho sự sự cách kinh tế với sự ủng hộ của Hoa Kỳ, ông còn ước định là một cuộc tấn công của Trung Quốc vào một đồng minh của Sô Viết sẽ thuyết phục chính phủ Hoa Kỳ rằng các quyền lợi của Hoa Kỳ và Trung Quốc thì trùng hợp với nhau. Chiến thắng chính trị của họ Đặng tại Phiên Họp Khoáng Đại Thứ Ba ĐCSTQ đã củng cố vị thế của ông tại Trung Quốc và đã ngăn cản bất kỳ ai thách đố quyết định của ông về điều mà sau rốt biến thành một cuộc chiến tranh nhiều chết chóc và hao tốn. Không giống như các cuộc thảo luận diễn ra trước khi có sự tham gia của Trung Quốc vào Chiến Tranh Triều Tiên, đã không có các sự tranh luận nghiêm trọng về quyết định của Bắc Kinh đi đến chiến tranh với Việt Nam được diễn ra ở các cấp cao. 8 Tuy nhiên, cuộc đấu tranh quyền lực tiếp diễn trong giới lãnh đạo đảng đã ảnh hưởng đến quyết định.

SỰ ĐÁP ỨNG CỦA TRUNG QUỐC VỚI CÁC BIẾN CỐ TẠI BIÊN GIỚI

Sau chiến thắng quân sự của Bắc Việt trên Nam Việt năm 1975, các nhà lãnh đạo ĐCSTQ ngày càng quan ngại về chính sách ngoại giao của Hà Nội. Phía Trung Quốc trở nên lo âu về ảnh hưởng của Sô Viết tại Đông Dương khi Hà Nội tiến gần đến Mạc Tư Khoa hơn bao giờ hết để có viện trợ cụ thể và các sự ràng buộc ý thức hệ. 9 Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng bực tức bởi các nỗ lực của Hà Nội để trui rèn các quan hệ đặc biệt với Lào và Căm Bốt, nước kể sau này nằm dưới áp lực quân sự gia tăng từ Việt Nam. 10 Có lẽ điều quan trọng hơn cả, Bắc Kinh và Hà Nội đã đụng độ trên các vấn đề lãnh thổ. Trong quá khứ, Trung Hoa đã xăm lăng Việt Nam nhiều lần để đạt tới sự thống trị trong vùng mà không thủ đắc đất đai. Việt Nam, về phần mình, chưa hề bao giờ thách đố các sự tuyên xác lãnh thổ của Trung Hoa. Tình trạng này bắt đầu thay đổi sau năm 1975 khi các cuộc tranh chấp biên giới với Việt Nam trở nên một vấn đề quan trọng cho Bộ Tổng Tham Mưu QĐGPNDTQ. QĐGPNDTQ đã ra lệnh hai tỉnh biên giới và các chỉ huy quân sự cấp tỉnh và miền phải ổn định tình trạng biên giới. 11 Bất kể các lời tuyên bố của Bắc Kinh mong muốn giải quyết các tranh chấp biên giới một cách hòa bình, bạo động tại biên giới đã bùng lên trong năm 1978.

Về mặt lịch sử, các cuộc tranh chấp lãnh thổ đã từng là nguyên do thông thường nhất cho các cuộc chiến tranh giữa các quốc gia. 12 Tuy thế, quyết định của CHNDTQ để tấn công Việt Nam được kết bện với các yếu tố khác. Chuyển động khởi thủy của Trung Quốc đi đến chiến tranh xảy ra khi Bộ Tổng Tham Mưu QĐGPNTQ đáp ứng với các biến cố biên giới gia tăng giữa các sự cãi cọ về người gốc Hoa tại CHXHCNVN hồi giữa năm 1978. Vào ngày 12 Tháng Tám, nhân viên vũ trang Việt Nam đã phóng ra một cuộc tấn công bất ngờ vào một toán tuần cảnh biên giới Trung Quốc gần Hữu Nghị (Youyi) Quan trong tỉnh Quảng Tây. Hai tuần sau đó, tại cùng khu vực, hơn 200 binh sĩ Việt Nam đã chiếm cứ một đỉnh núi phía Trung Quốc bên kia biên giới và đã củng cố các vị trí trên đỉnh đồi của họ với nhiều binh sĩ hơn nữa. 13 Các viên chức CHNDTQ tuyên bố rằng các cuộc đụng độ ở biên giới đã gia tăng từ 752 vụ trong năm 1977 lên đến 1,100 vụ trong năm 1978. 14 Quy mô của các biến cố cũng đã gia tăng. Cho đến Tháng Tám 1978, phần lớn các cuộc đụng độ thì nhỏ và liên can đến ít sự tổn thất. Các biến cố trong Tháng Tám trở nên dữ dội và nhiều tổn thất, cho thấy sự can dự của một quân số đông hơn về phía Việt Nam. Với tất cả các dấu hiệu cộng lại, các cuộc đụng độ biên giới leo thang đã là sự kiện khích động đầu tiên khiến các nhà lãnh đạo tại Bắc Kinh cứu xét đến việc sử dụng lực lựong quân sự chống lại Việt Nam.

Trong Tháng chín 1978 Bộ Tổng Tham Mưu đã tổ chức một phiên họp tại Bắc Kinh về “cách thức đối phó với việc lãnh thổ của chúng ta bị chiếm cứ bởi các lực lượng Việt Nam”. Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Zhang Caiqian chủ tọa phiên họp với các sĩ quan tham mưu từ các Quân Khu Quảng Châu và Côn Minh cũng như các sĩ quan từ các Cục Hành Quân và Cục Tình Báo của Bộ Tổng Tham Mưu. Mở đầu, họ Zhang đã ghi nhận rằng Bộ Tổng Tham Mưu đã phải khuyến cáo các nhà lãnh đạo ĐCSTQ về cách thức đối phó với sự ngược đãi của Hà Nội đối với người gốc Hoa tại Việt Nam và các sự khiêu khích gia tăng bởi các binh sĩ an ninh và quân sự Việt Nam dọc biên giới Trung Quốc – Việt Nam. 15 Ông đã đề cập đến một loạt các biến cố trong mùa hè 1978. Vào ngày 8 Tháng Bẩy, Tổng Cục Chính Trị của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (QĐNDVN) đã ra lệnh các binh sĩ theo đuổi một “chiến lược tấn công” chống lại Trung Quốc và phóng ra “cuộc tấn công và phản công trong phạm vị và vượt quá vùng biên giới”. 16 Hai tuần sau đó, phiên họp khoáng đại thứ tư của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ là “kẻ thù trường kỳ” nhưng gán cho Trung Quốc là “kẻ thù nguy hiểm và gần cận nhất” và một địch thủ mới trong tương lai”. Cùng lúc, một khu quân sự mới đã được thành lập tại vùng tây bắc Việt Nam dọc theo Tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. 17 Bộ Tổng Tham Mưu QĐGPNDTQ đã nhận thức một sự tương quan mật chặt chẽ giữa sự thù nghịch mới của Hà Nội với sự căng thăng biên giới gia tăng. Giới học thuật hiện nay mô tả vấn đề biên giới như “khung cảnh cho sự đối đầu hơn là một vấn đề tranh chấp nghiêm trọng”, 18 nhưng từ một quan điểm Trung Quốc, vấn đề biên giới là điểm khởi phát cho việc dự liệu một cuộc tấn công vào Việt Nam. 19

Kể từ khi QĐGPNDTQ được thành lập, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã biểu lộ một khuynh hướng sử dụng lực lượng quân sự trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước khác. QĐGPNDTQ đã được sử dụng để ủng hộ các sự tuyên xác chủ quyền chống lại Ấn Độ trong năm 1962 và Liên Bang Sô Viết trong năm 1969. Bộ Tổng Tham Mưu QĐGPNDTQ đã tiếp tục truyền thống này khi đề nghị một cuộc hành quân chống lại một trung đoàn Việt Nam tại Trùng Khánh, một huyện biên giới giáp ranh với Tỉnh Quảng Tây. Đề nghị của Bộ Tổng Tham Mưu được thiết kế một cách thận trọng để tránh sự leo thang, có thể đe dọa đến tiến bộ kinh tế của CHNDTQ. Zhou Deli, tham mưu trưởng của Quân Khu Quảng Châu, sau này nhớ lại rằng Bộ Tổng Tham Mưu tin tưởng rằng vị trí biệt lập của Trùng Khánh sẽ cho phép QĐGPNDTQ cắt đứt tiền đồn Việt Nam ra khỏi bất kỳ sự tăng viện nào và dễ dàng xóa bỏ nó. Sau một ngày duyệt xét tình báo về các viễn ảnh của một cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt và thảo luận tình hình tổng quát, đa số các tham dự viên kết luận rằng vấn đề đương thời với CHXHCNVN không phải chỉ là vấn đề biên giới không thôi, và rằng bất kỳ hành vi quân sự nào phải có một tác động quan trọng trên Việt Nam và tình hình tại Đông Nam Á. Họ đã khuyến cáo một cuộc tấn kích vào một đơn vị quân đội Việt Nam chính quy tại một khu vực địa dư rộng lớn hơn. Bất kể việc kết thúc mà không có bất kỳ quyết định cụ thể nào, phiên họp đã ấn định âm hưởng cho cuộc chiến tranh sau rốt của Trung Quốc đánh Việt Nam, liên kết kế hoạch tấn công với các hành động của chính CHXHCNVN tại Đông Nam Á.20

Không may, không có nguồn tin Trung Quốc nào được phát ra để giải thích cách thức mà Bộ Tổng Tham Mưu QĐGPNTQ đã sửa đổi kế hoạch chiến tranh của nó trong các tháng kế tiêp. Rõ ràng, các viên chức tại Bắc Kinh đã quan ngại rằng các viên chỉ huy QĐGPNDTQ địa phương có thể trở nên quá hung hăng trong việc đáp ứng với các biên cố biên giới gia tăng và sẽ làm phương hại đến việc hoạch định chiến tranh của trung ương. Vào ngày 21 Tháng Mười Một, Quân Ủy Trung Ương (QUTƯ) của ĐCSTQ đã ra lệnh cho các bộ chỉ huy quân khu chấp hành chiến lược chính yếu, chống lại chính sách bá quyền của Sô Viết trong khi đảm trách các biến cố biên giới và đã ra lệnh cho tất cả các đơn vị biên giới phải bám chặt lấy phương châm “chọn trận địa đúng, dựa vào lợi thế của ta, và với sự kiềm chế” (youli, youli, youjie), chỉ đánh sau khi địch đã tấn công. 21 Hai ngày sau đó, Bộ Tổng Tham Mưu đã triệu tập một phiên họp khác để thảo luận một lược đồ mới cho chiến tranh. Cứu xét đến các khuyến cáo trước đây, Bộ Tổng Tham Mưu đã mở rộng khuôn khổ và thời khoảng của các cuộc hành quân, nhắm vào việc triệt hạ một hay hai sư đoàn Việt Nam chính quy trong một cuộc hành quân từ ba đến năm ngày gần biên giới. 22 Một số tham dự viên tin tưởng rằng các cuộc hành quân này không tiến đủ xa bởi chúng vẫn còn bị giới hạn vào một khu vực hẻo lánh và không đặt ra một sự đe dọa trực tiếp với Hà Nội. Tuy nhiên, họ không nêu ý kiến chống đối, để tùy theo sự phán đoán của các chỉ huy thượng tầng. Bộ Tổng Tham Mưu đã ra lệnh cho các Quân Khu Côn Minh và Quảng Châu thực hiện chiến dịch và đã chấp thuận sự di chuyển các lực lượng trừ bị chiến lược của QĐGPNDTQ, hai quân đoàn của các Quân Khu Thành Đô và Vũ Hán, để tăng cường cho các mặt trận Quảng Tây và Vân Nam. 23 Sau đó, kế hoạch chiến tranh đã bị thay đổi một cách đáng kể để đáp ứng với cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt. Nhưng sự kiện rằng Bộ Tổng Tham Mưu QĐGPNDTQ đã hoạch định một chiến dịch quân sự quan trọng ngay cả trước khi các lực lượng Việt Nam vượt qua sông Mekong cho ta thấy rằng ít nhất từ khởi thủy, chiến tranh có chủ định để buộc Việt Nam phải thỏa hiệp với các đòi hỏi của Trung Quốc về các cuộc tranh chấp biên giới và sự trục xuất các người gốc Hoa.

SỰ QUAY TRỞ LẠI TRUNG TÂM QUYỀN LỰC CỦA HỌ ĐẶNG

Bởi Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhìn kế hoạch chiến tranh ra sao? Một diễn văn bởi Tổng Bí Thư QUTU, Geng Biao, hôm 16 Tháng Một 1979 đã chiếu rọi ánh sáng vào các quyết nghị của Trung Quốc về cách thức đối phó với cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt. Trong Tháng Mười Một 1978, Wang Dongxing, phó chủ tịch ĐCSTQ, và Su Zhenghua, chính ủy thứ nhất của hải quân và ủy viên Bộ Chính Trị, đề nghị rằng các binh sĩ Trung Quốc hay một phân đội hải quân biệt phái sẽ được gửi sang Căm Bốt. Xu Shiyou, tư lệnh Quân Khu Quảng Châu, yêu cầu được phép tấn công Việt Nam từ tỉnh Quảng Tây. 24 Geng Biao báo cáo rằng sau khi cứu xét kỹ lưỡng, các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ đã bác bỏ tất cả các sự khuyến cáo này. 25 Tác giả King Chen tranh luận rằng Geng Biao, kẻ rõ ràng hay biết là QĐGPNDTQ đã sẵn dàn binh dọc biên giới, đã cố ý che dấu các kế hoạch quân sự của bắc Kinh. 26 Báo cáo của Geng Biao cũng không tiết lộ vai trò của Đặng Tiểu Bình trong sự cấu tạo quyết định bởi ông đã củng cố được quyền lực trong khi ảnh hưởng chính trị của họ Wang và họ Su đang mất đi vào lúc đó. 27 Quyết định khởi thủy của CHNDTQ trên Việt Nam trùng hợp với một hiệp mới của cuộc đấu tranh quyền lực bên trong ĐCSTQ.

Đặng Tiểu Bình, lãnh tụ đảng kỳ cựu và chính khách của Trung Quốc, đã tái xuất hiện trên đấu trường chính trị Trung Quốc hồi Tháng Bẩy 1977 với tư cách phó chủ tịch ĐCSTQ, phó chủ tích QUTƯ, phó thủ tướng, và Tổng Tham Mưu Trưởng QĐGPNDTQ. Sự phục hồi của họ Đặng không có nghĩa tự nguyên thủy rằng ông có một thẩm quyền áp đảo ttrong ĐCSTQ. Hoa Quốc Phong, với tư cách chủ tịch của ĐCSTQ lẫn QUTƯ, được phụ tá bởi Wang Dongxing, phó chủ tịch ĐCSTQ, vẫn kiểm soát các công việc của nhà nước và đảng, và tiếp tục thi hành nhiều ý tưởng và chính sách của Mao Trạch Đông, nhà lãnh Trung Quốc quá cố. 28 Diệp Kiếm Anh (Ye Jianying) vẫn phụ trách QUTƯ. Họ Đặng, kẻ mới quay trở lại chức vụ cao cấp, tình nguyện đảm trách về khoa học và giáo dục, các lãnh vực bị xem là kém quan trọng hơn các công việc quân sự và đảng vụ. 29 Từ Tháng Tám 1977 đến Tháng Mười Hai 1978, cuộc tranh đấu quyền lực giữa họ Hoa và họ Đặng đã gia tăng cường độ. 30 Với tư cách Tổng Tham Mưu Trưởng QĐGPNDTQ, họ Đặng đã hay biết rất rõ việc lập kế hoạch chiến tranh, nhưng ông xem ra không chắc chắn là liệu một cuộc tấn công vào Việt Nam có được ủng hộ bởi toàn thể Bộ Chính Trị CHNDTQ hay không. Hơn nữa, họ Đặng cần cứu xét các mục đích mà QĐGPNDTQ sẽ tìm cách đạt được xuyên qua hành động quân sự hơn là chỉ để trừng phạt Việt Nam. Trong một cuộc thăm viếng Singapore hồi đầu Tháng Mười Một 1978, khi trả lời sự dò hỏi của Thủ Tướng Lý Quang Diệu là liệu Trung Quốc có dùng sức mạnh để chống lại các lực lượng Việt Nam tại Căm Bốt hay không, họ Đặng tỏ vẻ lưỡng lự. Trong một dịp, ông ta có nói với họ Lý rằng Trung Quốc sẽ trừng trị Việt Nam, nhưng ở một lúc khác, ông chỉ đáp, “điều đó còn tùy thuộc [Việt Nam]”. 31

Cán cân chính trị nghiêng về phía họ Đặng không lâu sau khi ông trở lại Bắc Kinh. Từ 10 Tháng Mười Một đến 15 Tháng Mười Hai, Hội Nghị Công Tác Trung Ương được tổ chức với các lãnh đạo của các tỉnh, quân khu, chính quyền và đảng ủy trung ương, và các bộ phận quân sự trong thành phần tham dự. Nghị trình nguyên thủy chỉ tập trung vào các vấn đề nội địa – các chính sách kinh tế và phát triển nông nghiệp cho năm 1979 và 1980 – và đã không bao gồm tình hình Đông Dương, trái với điều mà tác giả King Chen đã xác định trước đây. 32 Phiên họp đã đi sang một khúc ngoặt khi Trần Vân (Chen Yun), một nhà hoạch định kinh tế cho họ Mao, đưa ra một bài diễn văn hôm 12 Tháng Mười Một nhấn mạnh rằng họ phải bàn thảo đến các di sản của Cuộc Cách Mạng Văn Hoa trước tiên. Chương trình nghị sự từ đó đổi hướng đến sự phục hồi các cán bộ đảng cao cấp là những người đã bị ngược đãi trong suốt Cuộc Cách Mạng Văn Hóa và nhằm phê bình sự liên minh của họ Hoa-họ Wang về việc tiếp tục theo đuổi một đường lối ý thức hệ cực tả. Phiên họp đã kết thúc với sự triệu tập Phiên Họp Khoáng Đại của Đại Hội Đảng lần Thứ 11, trong đó Trần Vân trở thành một phó chủ tịch ĐCSTQ, củng cố cho vị thế chính trị của Đặng Tiểu Bình. Với sự thay đổi bàu không khí chính trị tại Bắc Kinh, họ Đặng dần dần đã trở thành nhà cấu tạo quyết định vượt trội tại Trung Quốc. 33

Một trong các quyết định then chốt đầu tiên của họ Đặng, được loan báo tại Phiên Họp Khoáng Đại Thứ Ba, là việc chuyển đổi mục tiêu ưu tiên quốc gia của Trung Quốc đến sự canh tân hóa kinh tế và một sự mở cửa ra thế giới bên ngoài. 34 Theo chương trình này, Hoa Kỳ được xem là nguồn cội chính của các ý tưởng và kỹ thuật tiên tiến và tấm gương đáng được ưa chuộng nhất. Một cựu thứ trưởng ngoại giao CHNDTQ, Zhang Wenjin, nhớ lại rằng họ Đặng tin tưởng là nếu Trung Quốc chỉ mở cửa với các nước khác ngoài Hoa Kỳ, chính sách mới sẽ vô ích. 35 Vào Tháng Mười Hai 1978, Bắc Kinh đã mời nhiều tổ hợp Hoa Kỳ quan trọng đến trợ giúp việc phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên, dầu hỏa, và các kỹ nghệ nặng khác tại Trung Quốc. Các vấn đề chính sách ngoại giao đã không được bao gồm trong chương trình nghị sự của Hội Nghị Công Tác Trung Ương hay Phiên Họp Khoáng Đại Thứ Ba, nhưng một sự kết hợp của chính trị nội bộ với mối quan hệ đang xấu đi của CHNDTQ với Việt Nam (được biểu thị bởi liên minh mới của CHXHCNVN với Liên Bang Sô Viết) đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo ĐCSTQ sắp xếp một phiên họp đặc biệt về sự thiết lập các quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. 36 Yếu tố Hoa Kỳ đã đóng một vai trò đáng kể trong tư tưởng chiến lược của Trung Quốc ngay trước khi có cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào Việt Nam.

YẾU TỐ XÔ VIẾT

Cuộc nghiên cứu của tác giả Qiang Zhai về các quan hệ của Trung Hoa với Bắc Việt Nam trước Tháng Tư 1975 ghi nhận rằng khác với các nhà lãnh đạo Trung Quốc trước đó, họ Đặng đã không có bất kỳ sự ràng buộc cá nhân sâu đậm” nào với người Việt Nam”. Vào cuối 1978, họ Đặng, bị tổn thương nhiều bởi điều ông nhìn như sự thách đố của Hà Nội đối với các quyền lợi của Bắc Kinh đến nỗi ông ta đã không “ngần ngại để phát động một cuộc chiến tranh nhằm dạy cho Việt Nam một bài học”. 37 Trong năm 1979, các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng tố cáo họ Đặng đã từng chống đối các quyền lợi của Việt Nam ngay trong khi có Cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Lê Duẩn tuyên bố rằng họ Đặng đã không chỉ cố gắng để thuyết phục phía Bắc Việt hãy làm nhẹ bớt cuộc cách mạng tại miền nam, mà can ngăn Bắc Việt đừng tiếp nhận viện trợ của Sô Viết, đặt điều này thành một điều kiện cho sự viện trợ liên tục của Trung Quốc. 38

Tổng cộng, Trung Quốc đã cung cấp cho Hà Nội sự trợ giúp trị giá 20 tỷ trong hai thập niên, nhiều hơn bất kỳ một nước nào đã cung cấp. 39 Khi các viên chức Việt Nam khởi sự cưỡng bách hồi hương các người gốc Hoa tại miền bắc Việt Nam và xâm lấn vào lãnh thổ Trung Quốc dọc biên giới, nhiều người Trung Quốc lấy làm tức giận bởi điều mà họ nhìn như sự vô ơn của Hà Nội đối với sự trợ giúp và hy sinh của Trung Quốc. Trung Quốc đã chứng kiến một triều sóng giận dữ của công chúng chống lại Việt Nam, được khích động bởi sự tuyên truyền chính thức. 40 Các kẻ đã từng trợ giúp phe Công Sản Việt Nam trong các cuộc chiến tranh của họ chống lại Pháp và Hoa Kỳ đặc biệt cảm thấy bị phản bội và hăm hở để “dạy cho Việt Nam một bài học”. Phó Thủ Tướng Lý Tiên Niệm đã hình dung các hành vi quân sự của Trung Quốc như “một cái tát vào mặt [của Việt Nam] để cảnh cáo và trừng phạt họ”. 41 Đặng Tiểu Bình không khác gì. Sự bực tức của ông ta về thái độ “vô ơn” của Việt Nam có thể được truy tìm ngược về giữa thập niên 1960. 42 Mặc dù sự thù hận giữa Trung Quốc và Việt Nam đã gia tăng cường độ vào cuối thập niên 1970, họ Đặng ngày càng trở nên xung động, có lần còn gọi Việt Nam là wangbadan (dịch theo từng chữ là “trứng của con rùa” nhưng có thể thông dịch là “đồ chó đẻ: son of a bitch”) trước mặt một nhà lãnh đạo ngoại quốc. 43 Như tác giả Raymond Aron đã vạch ra, trong một tình trạng ở đó “các ý định thù nghịch [hiện hữu] ở cả hai bên, sự giận dữ và thù ghét [nhiều phần] phát sinh”. 44 Điều mà họ Đặng nhìn như “sự xấc láo” của Việt Nam, cùng với các sự đụng độ biên giới gia tăng, và cuộc tỵ nạn đang tiếp diễn của cư dân gốc Hoa, đã làm phát sinh “sự giận dữ và thù hận tại Bắc Kinh, tạo sự thuận lợi cho sự cứu xét các giải pháp quân sự. Sự sử dụng lực lượng quân sự cũng phù hợp với tư tưởng chiến lược của nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Trung Quốc.

Sau khi trở lại quyền hành, các quan điểm chính sách ngoại giao của họ Đặng khởi thủy vẫn còn nằm dưới ảnh hưởng của tư tưởng chiến lược của Mao Trạch Đông, vốn nhìn sự bành trướng toàn cầu của Sô Viết và lực lượng quân sự Sô viết như mối đe dọa chính cho hòa bình. Bất kể nỗ lực của Mạc Tư Khoa để hòa giải với Trung Hoa trong năm 1977 và 1978, các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ chối không chịu tin tưởng Liên Bang Sô Viết bởi mối thù hận lâu dài giữa hai nước. 45 Liên Bang Sô Viết tiếp tục một sự tăng cường quân sự quan trọng gần Trung Quốc và thường xuyên thực hiện các cuộc thao diễn quân sự với đạn thật trong cuộc xung đột vũ trang bị khích động tại các biên giới. 46 Khởi đi hồi đầu thập niên 1970, họ Mao đã theo đuổi chiến lược một “hoành tuyến: horizontal line” (yitiaoxian), hay dàn thành hàng ngang toàn cầu, có nghĩa, một tuyến phòng thủ chiến lược chống lại Liên Bang Sô Viết kéo dài từ Nhật Bản sang đến Âu Châu rồi đến Hoa Kỳ. Căn bản chiến lược “hoành tuyến” của họ Mao là một sự hợp tác chặt chẽ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Hoa Thịnh Đốn đã không đáp ứng với chiều hướng này trong một phương cách mà Bắc Kinh đã kỳ vọng. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc kết luận rằng Hoa Kỳ vẫn còn quan tâm chính yếu đến một chính sách hòa hoãn đối với Liên Bang Sô Viết. 47

Sự thất vọng của Trung Quốc kéo dài cho đến những năm khởi đầu của nhiệm kỳ tổng thống của ông Jimmy Carter, kẻ đã đảm nhận chức vụ với việc hứa hẹn đặt sự hòa hoãn Hoa Kỳ – Sô Viết vào một ưu tiên cao hơn. Họ Đặng không ưa thích chính sách của Hoa Kỳ tìm cách làm giảm bớt sự căng thẳng quốc tế qua các cuộc thương thảo. Vào ngày 27 Tháng Chín 1977, ông gặp gỡ ông George H. W. Bush, cựu giám đốc văn phòng liên lạc Hoa Kỳ tại Bắc Kinh, và đã chỉ trích các hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ với Liên Bang Sô Viết là đã không ngăn cản Liên Bang Sô Viết khỏi việc giành đoạt được sự đồng đẳng (parity). 48 Vài tháng sau, nhà lãnh đạo Trung Hoa đã lập lại lời chỉ trích với Zbigniew Brzezinski, cố vấn an ninh quốc gia của ông Carter, trong cuộc thăm viếng của ông Brzezinski tại Bắc Kinh trong Tháng Năm 1978. Họ Đặng đã cảnh cáo người khách về các ý định của Sô Viết, mà ông nói là nham hiểm đối với Hoa Kỳ. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã không tin tưởng rằng các hiệp ước hay sự hợp tác với Liên Bang Sô Viết sẽ ngăn cản được sự bành trướng của Sô Viết. Tuy nhiên, Brzezinski đã nghĩ rằng chính sách của Trung Quốc chỉ có tính chất “mỹ từ”. Họ Đặng không đồng ý, giải thích rằng Trung Quốc đã làm những gì nằm trong năng lực của nó. 49 Thật khó để biết chắc rằng liệu sự trao đổi này đã có một ảnh hưởng tâm lý nào trên họ Đặng hay không, nhưng ông ta sau đó thừa nhận rằng ông không muốn các nước khác nhận thức Trung Hoa là yếu ớt trong việc đối đầu với liên minh Sô Viết – Việt Nam. 50 Hành động quân sự Trung Quốc được ước định để chứng tỏ rằng Bắc Kinh sẽ không chỉ nói suông nếu Trung Quốc và Hoa Kỳ thống nhất trong việc chống lại sự xâm lược của Sô Viết. 51

Trong Tháng Mười Một, nhiều sự phát triển đã gây ra sự lo ngại hơn nữa tại Bắc Kinh. Trước tiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc âu lo về sự bình thường hóa hay cải thiện các quan hệ khả dĩ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Vào ngày 3 Tháng Mười Một, Lý Tiên Niệm, biểu lộ sự bất mãn trong một cuộc đàm thoại với Bộ Trưởng Năng Lượng Hoa Kỳ, ông James Schlesinger, có nói rằng các ràng buộc chặt chẽ hơn với CHXHCNVN sẽ không lôi kéo Việt Nam ra khỏi Liên Bang Xô Viết. 52 Phía Trung Quốc rõ ràng lo lắng hơn trước trong việc gia tốc các cuộc thương thảo với Hoa Kỳ về sự thiết lập các quan hệ ngoại giao, đã cho phục hồi các cuộc đàm phán vốn bị ngưng lại hồi đầu Tháng Bẩy 1978. Thứ nhì, sự củng cố các liên hệ quân sự của Sô Viết với Việt Nam sau khi có sự ký kết Bản Hiệp Ước Hòa Bình [sic Hợp Tác] và Hữu Nghị giữa Xô Viết – Việt Nam hôm 3 Tháng Mười Một đã khuấy động sự hoảng hốt tại Bắc Kinh. Phía Trung Quốc giả định rằng Liên Bang Xô Viết đã ủng hộ cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt và sự khích động các căng thẳng tại biên giới phía nam Trung Quốc. 53 Đối với CHNDTQ, Việt Nam đã trở thành một mối đe dọa quân sự nghiêm trọng phụ lực thêm cho sự đe dọa của Sô Viết từ phía bắc. Trung Quốc cần đi tìm một sự cân bằng chiến lược xuyên qua hành động quân sự để đối đầu với “chủ nghĩa bá quyền cấp vùng” của Việt Nam.

Vào ngày 7 Tháng Mười Hai, QUTƯ nhóm họp trong nhiều tiếng đồng hồ và đã quyết định phóng ra một cuộc chiến tranh hạn chế để “hoàn kích” (đánh lại Việt Nam). 54 Một số tham dự phiên họp đã biểu lộ sự quan ngại rằng Liên Bang Xô Viết có thể đáp ứng bằng một cuộc tấn công trả đũa từ phía bắc, buộc Trung Quốc phải chiến đấu một cuộc chiến tranh trên hai mặt trận. Sự phân tích tình báo của Bộ Tổng Tham Mưu QĐGPNDTQ cho thấy rằng Liên Bang Sô Viết sẽ có ba sự lựa chọn quân sự để đáp ứng với sự xâm lăng: (1) một sự xâm nhập vũ trang trên quy mô lớn bao gồm một cuộc tấn công trực tiếp vào Bắc Kinh; (2) xúi giục các kể di cư thuộc dân tộc ít người có vũ trang tấn công các tiền đồn của Trung Quốc tại Tân Cương và Nội Mông; và (3) sử dụng các cuộc chạm súng nhỏ để hỗ trợ các căng thẳng biên giới giữa hai nước. Mặc dù 54 Sư Đoàn của Xô Viết được bố trí dọc biên giới với Trung Quốc và Mông Cổ, Bộ Tổng Tham Mưu QĐGPNDTQ đã ước tính rằng hai phần ba các sư đoàn này thì thiếu quân số và thiếu trang bị, và rằng Liên Bang Xô Viết đã không có đủ số binh sĩ để phóng ra một sự can thiệp quân sự với quy mô to lớn tại Trung Quốc. Bất kỳ sự can thiệp nào của Xô Viết sẽ buộc Mạc Tư Khoa không chỉ di chuyển một quân số lớn lao ra khỏi Âu Châu, mà còn đặt chính an ninh quốc gia của Sô Viết vào sự rủi ro vĩ đại, bởi một sự đáp ứng khả hữu từ Hoa Kỳ. Liên Bang Xô Viết không thể tấn công Trung Quốc từ phía bắc mà không cứu xét đến khía cạnh này. 55 Vào ngày 8 Tháng Mười Hai, QUTƯ ra lệnh cho các Quân Khu Quảng Châu và Côn Minh phải sẵn sàng cho hành động quân sự đánh Việt Nam vào ngày 10 Tháng Một 1979. 56

SỰ BÌNH THƯỜNG HÓA CÁC QUAN HỆ TRUNG QUỐC – HOA KỲ

Trong khi các lực lượng của QĐGPNDTQ chuẩn bị cho cuộc xâm lăng Việt Nam, Đặng Tiểu Bình đã quyết định “đẩy nhanh nhịp tiến” của các cuộc thương thảo về việc bình thường hóa các quan hệ với Hoa Kỳ, nhận định rằng “điều đó sẽ có lợi cho chúng ta”. 57 Zhu Qizhen, đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ sau này nhớ lại rằng điểm vướng mắc chính là “việc bán các vũ khí [của Hoa Kỳ] cho Đài Loan” và rằng “nếu chúng ta cứ khăng khăng rằng Hoa Kỳ phải ngừng bán vũ khí cho Đài Loan, chúng ta có thể mất cơ hội để thiết lập các quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ”. 58 Ông ta đã không giải thích tại sao sự thiết lập các quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ lại quá quan yếu đối với Trung Quốc vào Tháng Mười Hai 1978. Các sử gia lịch sử đảng Trung Quốc xác nhận rằng các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đã phải nắm lấy cơ may để đưa ra một quyết định bởi họ đang hoạch định một cuộc chiến tranh hạn chế chống Việt Nam và đã quyết định tập trung công tác của đảng vào sự xây dựng và hiện đại hóa kinh tế. 59 Nhưng các sử gia này không cung cấp bất kỳ chi tiết nào. Một điều rõ ràng từ các nguồn tin Trung Quốc khả ứng và từ các tài liệu văn khố Hoa Kỳ rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc, nhất là họ Đặng, đã cứu xét mọi biến cố như một tổng thể.

Tháng Mười Một 1978 đã là một thời điểm quan yếu trong trong lịch sử bình thường hóa các quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ khi cả đôi bên bày tỏ ý định muốn đạt tới một thỏa ước vào cuối năm. Họ Đặng đảm nhận vai trò thủ lĩnh cổ vũ cho sự thiết lập các quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Tại một phiên họp của Bộ Chính Trị ĐCSTQ hôm 2 Tháng Mười Một, ông đã chỉ thị cho Bộ Ngoại Giao thăm dò các ý định của Hoa Kỳ về việc bình thường hoa. “Chúng ta phải gia tốc sự bình thường hóa các quan hệ với Hoa Kỳ về mặt kinh tế”, họ Đặng nêu nhận xét. 60 Trong khi đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh với các quan khách Mỹ rằng sự bình thường hóa các quan hệ với CHNDTQ “sẽ làm nhiều điều cho an ninh của Hoa Kỳ hơn bất kỳ số lượng các hiệp ước kiểm soát vũ khí nào được ký kết với Mạc Tư Khoa”. 61 Tại một phiên họp đặc biệt hôm 27 Tháng Mười Một, họ Đặng nhấn mạnh “tầm quan trọng là không để mất cơ hội” cho các quan hệ được bình thường hóa và đã đưa ra các chỉ thị cho kỳ thương thảo sắp đến. 62 Ông rõ ràng đã quyết đoán trong đầu ở thời điểm này ngay dù một số vấn đề gây bực bội vẫn chưa được giải quyết. Vào đầu Tháng Mười Hai, họ Đặng có nói với các nhà lãnh đạo đảng tại một số tỉnh và các tư lệnh của nhiều quân khu rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ thiết lập các quan hệ ngoại giao vào ngày 1 Tháng Một 1979. Ông ta không muốn nhìn thấy phía Hoa Kỳ “vểnh đuôi của họ lên” (qiaoweiba) và do đó sẽ không can dự trực tiếp vào các cuộc thương thảo cho đến khi Hội Nghị Công Tác Trung Ương được chấm dứt. 63

Điểm tranh nghị chính vẫn là vấn đề các vụ bán vũ khí Hoa Kỳ cho Đài Loan sau khi các quan hệ với Trung Quốc được bình thường hóa. Phía Trung Quốc hiểu từ lời tuyên bố mạnh mẽ của Tổng Thống Carter với Chai Zemin, giám đốc Văn Phòng Liên Lạc Trung Quốc tại Hoa Thịnh Đốn, trong Tháng Chín 1978 rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cung cấp cho Đài Loan các khí giới phòng thủ. 64 Vào ngày 4 Tháng Mười Hai, nhà thương thuyết Trung Quốc biểu lộ “sự kháng nghị mạnh mé” của CHNDTQ về điểm này. Các viên chức Hoa Kỳ tin tưởng rằng sự phản kháng này chỉ liên quan đến vấn đề bán vũ khí và rằng phía Trung Quốc sẽ không tìm cách để ngăn cản sự bình thường hóa các quan hệ. 65 Sự tin tưởng này sớm tạo ra sự nhầm lẫn tại Hoa Thịnh Đốn cũng như tại Bắc Kinh.

Trong Tháng Mười Một, các nhà làm chính sách Hoa Kỳ đã cố gắng để xác định cách thức nhằm kết thúc các điều khoản chung cuộc của thỏa ước về sự thiết lập các quan hệ ngoại giao. Các viên chức Trung Quốc cao cấp, về phần họ, có ý định loại trừ các lực lượng cực tả tại Hội Nghị Công Tác Trung Ương, và chính họ Đặng đang nghiền ngẫm các sự chỉ đạo chính sách sẽ thúc đẩy cho sự cải cách kinh tế và một sự mở cửa ra thế giới”. 66 Hồi đầu Tháng Mười Hai, nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng ký một mệnh lệnh để động viên các lực lượng của QĐGPNDTQ cho một cuộc tấn công Việt Nam. 67 Với bối cảnh của các biến cố này, họ Đặng tự mình đảm nhận các cuộc thương thảo, đã tổ chức bốn cuộc đàm phán với Leonard Woodcock, giám đốc văn phòng liên lạc Hoa Kỳ tại Bắc Kinh, từ 13 đến 15 Tháng Mười Hai 1978. Theo các báo cáo về các cuộc thảo luận của Woodcock, họ Đặng đã không đưa ra dấu hiệu rằng ông ta sẽ chấp nhận các vụ bán vũ khí Hoa Kỳ cho Đài Loan. Khi ông Woodcock tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ ‘kiềm chế việc bán vũ khí cho Đài Loan” sau khi Hiệp Ước Phòng Thủ Hoa Kỳ-Đài Loan trở thành vô hiệu lực trong năm 1979, họ Đặng giả định một cách sai lầm rằng điều đó có nghĩa Hoa Kỳ sẽ không bao giờ lại bán các vũ khí cho Đài Loan nữa. 68

Vào lúc sắp sửa công bố thỏa ước bình thường hóa, họ Đắng khám phá rằng Hoa Kỳ có ý định tiếp tục bán các vũ khí cho Đài Loan sau khi các quan hệ được thiết lập với Trung Quốc. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ nhưng đồng ý chấp nhận các khuyến cáo của nhà thương thuyết Hoa Kỳ rằng cả hai bên có thể “tiếp tục thảo luận vấn đề này sau này, không để ảnh hưởng đến sự công bố bản thông cáo chung (communiqué)”. 69 Các học giả Trung Quốc tranh luận rằng quyết định của họ Đặng để không “lý sự” về vấn đề bán vũ khí thì phù hợp với các mục tiêu đối nội và chiến lược của ông. 70 Các sự chuẩn bị của QĐGPNDTQ cho một cuộc xâm lăng Việt Nam được thiết kế một phần để phát huy chiến lược “dàn hàng ngang” của họ Đặng nhằm chống lại chủ nghĩa bành trướng của Sô Viết. Li Shenzhi, cố vấn chính sach ngoại giao của họ Đặng, đã giải thích sau này rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc nhìn cuộc tấn công vào một đồng minh của Sô Viết như là “một chuyển động sinh tử” để chứng tỏ các quyền lợi quốc gia của Trung Quốc thì phù hợp với các quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ. 71 Từ quan điểm của Bắc Kinh, sự thiết lập các quan hệ ngoại giao vào ngày 1 Tháng Một 1979 với Hoa Thịnh Đốn đã làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu có lợi cho Trung Quốc. 72

ĐẶNG TIỂU BÌNH ĐƯA RA MỘT QUYẾT ĐỊNH

Một số học giả tuyên bố rằng ít nhà lãnh đạo Trung Quốc chống đối quyết định tấn công Việt Nam, nhưng họ bất đồng về các nhà lãnh đạo nào và về hình thức nào mà sự chống đối đã khoác lấy. 73 Các văn khố Trung Quốc về vấn đề này không tiếp cận được, và các ấn phẩm Trung Quốc hiện có đưa ra ít manh mối. Trong năm 1978, ngoài họ Hoa, Đặng, Chen, và Wang, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thần thế khác bao gồm Thống Chế Diệp Kiếm Anh (Ye Jianying) và Lý Tiên Niệm (Li Xiannian) cũng như các Thống Chế Xu Xiangqian và Nie Rongzhen, những người đã là phó chủ tich của QUTƯ. Không may, các tài liệu và tiểu sử công bố về cuộc đời của họ không đề cập đến các vai trò mà họ Diệp, họ Lý, và họ Nie đã đóng giữ trong cuộc chiến tranh của Trung Hoa đánh Việt Nam, mặc dù tất cả họ đều từng có một binh nghiệp lâu dài với QĐGPNDTQ. 74 Trong các cuộc phỏng vấn với các ký giả ngoại quốc, họ Lý là một kẻ ủng hộ chiến tranh to miệng. 75 Nhưng một số các nhà cách mạng kỳ cựu khác không thoải mái với sự thay đổi quyết liệt trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Các tác giả của quyển tiểu sử Thống Chế họ Xu cho thấy rằng viên bộ trưởng quốc phòng chống đối sự xếp hàng trong chiến lược dàn hàng ngang cùng với Hoa Kỳ. 76 Thông Chế họ Diệp, về phần mình, được nói đã phản đối quyết định của họ Đặng về việc sử dụng lực lượng quân sự đánh CHXHCNVN. 77 Do đó, họ Diệp đã du hành đến Thượng Hải và đã không tham dự phiên họp mở rộng của Bộ Chính Trị ĐCSTQ Tối Hôm Cuối Năm, khi đề nghị chiến tranh của họ Đặng được sắp xếp để đưa ra thảo luận. 78

Phiên Họp Khoáng Đại Thứ Ba của ĐCSTQ đã đặt họ Đặng như nhân vật thứ ba trong số các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đứng sau họ Hoa, nhà lãnh đạo trên danh nghĩa của đảng, và họ Diệp, đã già lão và chuyển giao các trách nhiệm quân sự của ông cho họ Đặng. Sau khi họ Mao, Chu Ân Lai, và Chu Đức (Zhu De) đều chết đi, họ Đặng, giống như các Thống Chế Bành Đức Hoài (Peng Dehuai) và Lâm Bưu (Lin Biao) trước đây, được nhìn bởi các sĩ quan QĐGPNDTQ như vị tổng tư lệnh. 79 Ngay họ Diệp có lần đã nhìn nhận rằng họ Đặng đã không chỉ là một lão soái (lao shuai) (thông chế già) mà còn là “kẻ đứng hàng đầu của các lão soái: foreman of old marshals”. 80 Thâm niên và tư thế uy tín của họ Đặng trong ĐCSTQ và quân đội có nghĩa rằng các quyết định của ông như kiến trúc sư trưởng cho cuộc xâm lăng vào Việt Nam nhiều phần không bị thách đố. Họ Diệp chia sẻ các quan điểm chiến lược của họ Đặng và cất tiếng ủng hộ của Trung Quốc cho Căm Bốt với cùng ngôn từ được sử dụng bởi chính phủ Trung Quốc. 81 Sự chống đối của họ Xu về chiến lược nhất tuyến không nhận được sự ủng hộ, và ông ta sau rốt đã tán đồng quyết định chiến tranh và tham dự vào việc hoạch định chiến tranh. Hơn nữa, sự kiểm soát của họ Đặng trên Bộ Tổng Tham Mưu QĐGPNDTQ cung cấp cho ông một phương tiện thuận tiện cho việc hoạch định quân sự, mà ông đã thúc đẩy xuyên qua QUTƯ một tháng trước khi giới lãnh đạo trung ương ĐCSTQ đưa ra một quyết định chính thức. 82

Bất kể quyền lực và uy tín của mình trong đảng, họ Đặng vẫn cần phải thuyết phục các đồng sự về lý do tại sao Trung Quốc phải sử dụng vũ lực chống lại Việt Nam. Ông đã đưa ra ba lý do:

Trước nhất, cuộc đấu tranh phản bá quyền quốc tế hiện thời chống lại Liên Bang Sô Viết đang bị suy yếu bởi Hoa Kỳ, Nhật Bản và Âu Châu đều sợ không dám phát động một cuộc chiến tranh. Dõi nhìn cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt và các sự khiêu khích dọc theo biên giới Trung Quốc, chính CHNDTQ phải lãnh vai trò lãnh đạo trong cuộc đấu tranh. “Cuộc hoàn kích tự vệ: self-defense counterattack”, họ Đặng lập luận, được nhắm không chỉ vào một cuộc tranh chấp biên giới mà vào tình trạng rộng lớn hơn tại Đông Nam Á và ngay cả trên toàn thể thế giới.

Thứ nhì, họ Đặng nhấn mạnh rằng Trung Quốc cần một môi trường an toàn, đáng tin cậy cho chương trình bốn hiện đại hóa của nó. CHNDTQ không thể tự để mình bị đe dọa bởi Liên Bang Sô Viết ở phía bắc và Việt Nam ở phía nam, sẽ “ép chúng ta ở giữa”. Trung Quốc, ông tin tưởng, cần phải lột trần sự rỗng tuếch trong lời khoa trương của Việt Nam là “quyền lực quân sự mạnh thứ ba trên thế giới” và “luôn luôn chiến thắng”. Nếu Trung Quốc không chịu hành động, họ Đặng tuyên bố, nó sẽ chỉ tiếp sức cho sự xâm lược của Việt Nam và có thể khuyến khích Liên Bang Xô Viết tiến vào tự phương bắc. Cuộc hoàn kích của Trung Quốc chính vì thế cũng sẽ gửi một lời cảnh cáo đến Liên Bang Xô Viết.

Thứ ba, họ Đặng lập luận rằng bởi QĐGPNDTQ đã không tham dự một cuộc chiến tranh nào trong ba mươi năm, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thể “đoan chắc rằng quân đội của chúng ta vẫn còn đủ giỏi giang”. Ông đồng ý với quyết định gần đây của QUTƯ để gia tăng sự huấn luyện nhưng tin tưởng rằng sự chiến đấu thực sự sẽ còn có lợi nhiều hơn nữa. Họ Đặng lo sợ về tiếng tăm của QĐGPN DTQ, bị thương tổn nhiều trong các năm gần đây do hậu quả của Cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Ông tin rằng một cuộc chiến tranh thành công đánh Việt Nam sẽ giúp tái lập tiếng tăm của QĐGPNDTQ và cung cấp nhiều sĩ quan với kinh nghiệm chiến tranh hơn. 83

Tại một phiên họp mở rộng của Bộ Chính Trị ĐCSTQ hôm 31 Tháng Mười Hai 1978, họ Đặng chính thức đề nghị một cuộc chiến tranh trừng phạt đánh Việt Nam. 84 Rõ ràng bị ảnh hưởng bởi cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt, các tham dự viên khác đã không chỉ chấp nhận đề nghị của họ Đặng về các cuộc tấn công vào Lạng Sơn, Cao Bằng, và Lào Cai, mà còn đưa ra nhiều sự thay đổi cho kế hoạch chiến tranh nguyên thủy bằng việc bao gồm một sự bố trí hai quân đoàn bổ túc để tấn công Điện Biên Phủ từ Mengla, Vân Nam, xuyên qua Lào hầu đặt ra một sự đe dọa trực tiếp hơn vào Hà Nội. Bộ Chính Trị cũng đã quyết định kéo dài các cuộc hành quân từ mười lăm ngày thành hai mươi ngày nhằm tiêu diệt từ ba đến năm sư đoàn Việt Nam. 85 Tổng hợp mọi dấu hiệu chỉ dẫn, các tham dự viên, kể cả Hoa Quốc Phong, đã nhất trí ủng họ đề nghị của họ Đặng. 86 Tại phiên họp, họ Đặng đã chỉ định Xu Shiyou chỉ huy các cuộc hành quân từ Quảng Tây ở phía đông và và Yang Dezhi (tư lệnh Quân Khu Vũ Hán) chỉ huy các cuộc hành quân từ Vân Nam bên cánh tây, gạt qua một bên Wang Bicheng, tư lệnh Quân Khu Côn Minh. 87

Lý do của sự thay đổi cấp chỉ huy tại Vân Nam thì không được tiết lộ. 88 Sau khi trở lại quyền hành, họ Đặng ngày càng trở nên lo âu về phẩm chất chính trị của QĐGPNDTQ, đặc biệt về lòng trung thành của các sĩ quan quân đội cao cấp. Các cuộc thanh trừng chính trị kể từ cuối thập niên 1950 và mười năm của Cuộc Cách Mạng Văn Hóa (1966-1976) đã gieo rắc sự phân hóa trong hàng ngũ các vị tướng lĩnh già và đã khiến nhiều người nuôi dường sự bất mãn đối với các kẻ khác. Từ 20 Tháng Mười Hai 1978 đến 3 Tháng Một 1979 một phiên họp mở rộng của QUTƯ được tham dự bởi các sĩ quan cao cấp từ ba tổng hành dinh và từ mọi binh chủng và các quân khu bị phân hóa vào sự chua chát, khi các tham dự viên đã trao đổi các sự tố cáo gay gắt. Thống Chế họ Xu đã không giữ được phiên họp trong trật tự, và họ Đặng đã kết thúc phiên họp mà không đạt được bất kỳ sự đồng thuận nào. 89 Một tham dự viên – Zhang Sheng, một sĩ quan của Bộ Tổng Tham Mưu và là con của Tướng Zhang Aiping, một lãnh đạo quân đội cao cấp của QĐGPNDTQ – sau này lập luận rằng nếu không phải vì có cuộc chiến tranh với Việt Nam vài tuần lễ sau đó, sự rối loạn giữa các sĩ quan quân đội cao cấp có thể còn kéo dài. QĐGPNDTQ trong năm 1979 rõ ràng không phải là lực lượng quân sự có năng lực đã từng chiến đấu trong Chiến Tranh Triều Tiên và trong các cuộc đụng độ biên giới với Ấn Độ và Liên Bang Sô Viết. Họ Zhang tuyên bố rằng họ Đặng có lẽ đã dùng cuộc chiến tranh đánh Việt Nam để tái khẳng định sự kiểm soát trên quân đội. 90

Một loạt các sự thay đổi trong giới lãnh đạo QĐGPNDTQ hồi đầu thập niên 1980 thoat nhìn có thể làm liên tưởng rằng cuộc chiến tranh 1979 với Việt Nam đã gợi hứng cho sự tái tổ chức này, nhưng trong thực tế sự thu xếp gọn ghẽ QĐGPNDTQ và hệ thống chỉ huy của nó đã được cứu xét kỹ lưỡng trước khi có chiến tranh. Kết quả gây sững sờ của QĐGPNDTQ trong cuộc chiến chỉ xác nhận nhu cầu cho các sự thay đổi toàn bộ. 91 Sự tái tổ chức sau này không liên hệ đến sự thay đổi cấp chỉ huy vào lúc sắp sửa có chiến tranh, khi họ Đặng gửi hai phó tổng tham mưu đến Côn Minh để giám sát sự di chuyển và chuẩn bị chiến tranh. 92 Tại Bắc Kinh, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã chỉ định hai phụ tá, Yang Yung và Wang Shangrong, để phối hợp các hoạt động quân sự của hai quân khu, sẽ thi hành các sứ mệnh của họ một cách độc lập. 93

Ngay dù họ Đặng ngày càng được nhìn như vị lãnh đạo tối cao giống như họ Mao, ông vẫn phải tham khảo với các đồng sự cao cấp đáng tin cậy trước khi đưa ra một quyết định. Họ mang nặng trong đầu nhiều bất trắc then chốt – rằng Liên Bang Sô Viết sẽ phóng ra một cuộc tấn công trả đũa vào Trung Quốc; rằng Hoa Kỳ sẽ tìm cách trục lợi từ tình hình; rằng công luận thế giới sẽ kết án CHNDTQ; và rằng cuộc chiến tranh với Việt Nam sẽ cản trở nỗ lực mới của Trung Quốc nhằm canh tân hóa kinh tế. 94 Họ Đặng đã mời một trong những đồng sự thân cận nhất của ông, Trần Vân (Chen Yun) cân nhắc các lợi điểm và bất lợi của một cuộc chiến tranh với Việt Nam. Sau khi nghiền ngẫm vấn đề, họ Trần đã không chỉ đưa ra sự hậu thuẫn trọn ven của ông mà còn gióng lên một âm điệu vững tin. 95 Ông hiển nhiên đã góp phần thuyết phục họ Đặng rằng một hành động quân sự ngắn gọn hạn chế, tự vệ chống lại Việt Nam sẽ không khiêu khích sự can thiệp của Mạc Tư Khoa và sẽ có ít tác động trên sự cải cách kinh tế trong nước.

Để ngăn chặn tình hình vượt khỏi sự kiểm soát, Bộ Chính Trị ĐCSTQ kế đó đã quyết định bất kể kết quả sẽ đạt được ra sao trên chiến trường, sau khi đã chiếm đoạt được hai tỉnh lỵ Việt Nam dọc biên giới – Lạng Sơn và Cao Bằng – các lực lượng QĐGPNDTQ sẽ ngừng cuộc tiến công của chúng, giải giới khỏi sự giao tranh, và rút lui. 96 Triển vọng một cuộc chiến tranh ngắn được thiết kế để xoa dịu các sự lo ngại và triệt hạ sự chống đối trong nước. Tuy thế, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thể hạ thấp sự cảnh giác của họ, và họ đã cho các binh sĩ thuộc các quân khu phía bắc và tây bắc gia tăng sự ứng chiến đối với các cuộc tấn kích khả hữu của Sô Viết. Họ cũng nhấn mạnh rằng nếu các lực lượng Sô Viết xâm lăng, binh sĩ Trung Quốc phải “kiên cường giữ vững phòng tuyên trong khi không được tạo ra ấn tượng của sự yếu kém”. 97

Phiên họp Đêm Cuối Năm đã trì hoàn việc ấn định thời biểu của hoạt động quân sự. Một số nhà phân tích Tây Phương lập luận rằng CHNDTQ vẫn còn bị kiềm chế bởi các sự quan ngại về phản ứng quốc tế và rằng các chuyến du hành đã được xếp lịch của họ Đặng tới Hoa Kỳ và Nhật Bản được chủ định là để “trắc nghiệm triều sóng”. 98 Trong thực tế, các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo ngại chính yếu về việc liệu các lực lượng của họ có đủ thời giờ để thực hiện các sự chuẩn bị thích đáng cho cuộc xâm lăng hay không. Các mệnh lệnh khởi đầu cho Quảng Châu và Côn Minh rằng “mọi đơn vị phải đến được các vị trí đã chỉ định của chúng vào ngày 10 Tháng Một 1979 và tức thời hoàn tất các sự chuẩn bị chiến đấu”. 99 Tuy nhiên, các binh sĩ Trung Quốc đã không tham dự vào bất kỳ cuộc chiến nào từ 1969, và nhiều người trong họ không thể hiểu được việc tiến tới chiến tranh chống lại một đồng minh truyền thông và một quốc lân cận nhỏ bé. 100 Không lâu sau phiên họp Đêm Cuối Năm, họ Đặng đã phái Yang Yong, phó tổng tham muu, Wei Guoping, chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị, và Zhang Zhen, chủ nhiệm Tổng Cục Tiếp Vận (Hậu Cần), đi thanh tra sự ứng chiến của các binh sĩ tại Vân Nam và Quảng Tây.

Kinh hoảng vì sự thiếu các sự chuẩn bị, họ Zhang tức thời khuyến cáo việc trì hoãn chiến tranh trong một tháng. Ông sau này nhớ lại rằng QUTƯ đã đồng ý triển hạn hành động quân sự cho đến giữa Tháng Hai 1979. 101 Vào ngày 22 Tháng Một họ Đặng gặp gỡ tại nhà với các nhà lãnh đạo chính của QUTƯ: Xu Xiangqian, Nie Rongzhen, và Geng Biao. Yang đã báo cáo về chuyến du hành gần đó của ông ta đến mặt trận và đưa ra các đề nghị cho cuộc chiến tranh. 102 Hầu như chắc chắn rằng tại buổi họp này các nhà lãnh đạo Trung Hoa đã không chỉ tái xác định quyết định chiến tranh, mà còn quyết định đình chỉ kế hoạch tấn công Việt Nam từ Vân Nam xuyên qua Lào. Các lực lượng Việt Nam đã sẵn chiếm cứ bộ phận quan trọng của Căm Bốt vào khoảng giữa Tháng Một, các nhà lãnh đạo ĐCSTQ không tin tưởng rằng một cuộc tấn công của QĐGPNDTQ từ phương bắc lại sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các cuộc hành quân của Hà Nội tại phương nam. Hai ngày sau đó, Bộ Tổng Tham Mưu triệu tập tham mưu trưởng của Quân Khu Quảng Châu lên Bắc Kinh để thẩm duyệt chung cuộc kế hoạch chiến tranh, chuyển chỉ thị của họ Đặng rằng các binh sĩ phải sẵn sàng vào ngày 15 Tháng Hai 1979 để tiến hành sứ mệnh của họ nhằm loại trừ các lực lượng đối phương tại Lạng Sơn và Cao Bằng. Để trợ giúp cho hoạt động, hai quân đoàn bổ túc được tháo gỡ từ kế hoạch xâm lăng bị từ bỏ ở miền tây bắc được di chuyển đên tăng viện cho các cuộc tấn công từ Quảng Tây. Các tham dự viên trong phiên họp đã đặt tên cho hoạt động sắp diễn ra là một cuộc “hoàn kích tự vệ chống lại Việt Nam”. 103

TÌM KIẾM SỰ ỦNG HỘ CỦA HOA THỊNH ĐỐN

Vào ngày 28 Tháng Một 1979, khi các binh sĩ Trung Quốc đã chuẩn bị cho chiến tranh đánh Việt Nam, Đặng Tiểu Bình bước lên một phi cơ Boeing 707 sang Hoa Thịnh Đốn trong cuộc thăm viếng lịch sử của ông tại Hoa Kỳ. Ông đã ngồi lầm lì trong buồng riêng của ông, rõ ràng đắm mình trong suy tưởng và nhận biết được tầm hệ trọng của chuyến đi. 104 Cuộc thăm viếng của ông sẽ hoàn tất một hành trình khởi xướng bởi họ Mao gần một thập niên trước đây nhằm trui rèn một mối quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ. Họ Đặng rõ ràng không chắc chắn là người Mỹ sẽ phản ứng trước cuộc chiến tranh đã hoạch định với Việt Nam ra sao. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc rõ ràng đã giả định rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ có cùng các mục tiêu chiến lược và sẽ tạo thành một mặt trận thống nhất chống lại bá quyền Sô Viết. Một trong những mục địch quan trọng (nếu không nói ra) của chuyến du hành của họ Đặng là để liên kết Hoa Kỳ với Trung Quốc trong việc đối phó với liên minh Sô Viết – Việt Nam tại Đông Á. 105 Lá bài chủ của họ Đặng là kế hoạch quân sự của Trung Quốc chống lại Việt Nam, kế hoạch mà ông ta mong muốn giành đoạt được sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Theo Geng Biao, họ Đặng đã đề nghị rằng Hoa Kỳ hãy phái các tàu hải quân của nó đến Biển Nam Hải để ngăn chặn các hoạt động hải quân của Sô Viết trong khi trợ giúp Trung Quốc tin tức tình báo về các chiếc tàu của Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như tin rằng việc trao cho Hải Quân Hoa Kỳ sự tiếp cận với căn cứ hải quân ở Yalin trên đảo Hải Nam “sẽ dẫn dắt đến sự ổn cố của Đông Nam Á”. 106

Lịch trình của họ Đặng tại Hoa Thịnh Đốn bao gồm ba phiên họp chính thức với Tổng Thống Carter. Trong hai phiên họp đầu tiên, họ Đặng và Carter đã trao đổi quan điểm về các vấn đề thế giới, và tại phiên họp thứ ba họ hoạch định việc thảo luận về sự phát triển các quan hệ song phương. 107 Vào buổi chiều ngày 28 Tháng Một 1979, vài giờ sau khi đến Hoa Thịnh Đốn, họ Đặng yêu cầu một phiên họp đặc biệt với Carter để thảo luận về vấn đề Việt Nam, điều làm ngạc nghiên đối với các vị chủ nhà Mỹ đón tiếp ông. 108 Phiên họp, được tổ chức tại Phòng Bầu Dục vào cuối buổi chiều ngày 29 Tháng Một ngay sau khi chấm dứt buổi họp chính thức thứ nhì, với sự tham dự của họ Đặng, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoàng Hoa (Huang Hua), và Thứ Trưởng Ngoại Giao Zhang Wenjin bên phía Trung Quốc, và Tổng Thống Carter, Phó Tổng Thống Walter Mondale, Bộ Trưởng Ngoại Giao Cyrus Vance, và Brzezinski bên phía Hoa Kỳ. 109 Brzezinski trong hồi ký của mình kể lại rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nói “trong cung cách trầm tĩnh, cương quyết, và chắc chắn” về quyết định của Trung Quốc tiến đánh Việt Nam. Họ Đặng thông báo với phía Mỹ rằng để đối đầu với sự bành trướng của Sô Viết, Trung Quốc “xem là điều cần thiết để đưa ra các sự kiềm chế các tham vọng hoang đàng của Việt Nam và dạy cho họ một bài học hạn chế thích đáng”. Không tiết lộ các chi tiết cụ thể về kế hoạch của Trung quốc, họ Đặng phác họa các sự đáp ứng khả hữu của Sô Viết và các phương cách để đối phó với chúng. Ông ta nói rằng nếu “khả tính xấu nhất” xảy ra, Trung Quốc “sẽ kiên định cầm cự” và sẽ chỉ yêu cầu “sự ủng hộ tinh thần” của Hoa Kỳ trên diễn trường quốc tế. Carter đã không đưa ra một sự đáp ứng tức thời và thay vào đó chỉ nhắc nhở vị khách Trung Quốc hãy dè dặt trong việc đối phó với một tình hình khó khăn như thế. 110

Ngày kế tiếp, họ Đặng đã nhận được một thư viết tay từ Carter, người đã tìm cách can ngăn một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam. Tổng Thống Carter lập luận rằng một cuộc chiến tranh trừng phạt hạn chế sẽ không có hiệu quả trên sự chiếm đóng của Việt Nam tại Căm Bốt, và ông cảnh cáo rằng nó có thể lôi kéo Trung Quốc vào một vũng lầy. Carter cũng tiên đoán rằng một cuộc xâm lăng vào Việt Nam sẽ làm hỏng nỗ lực của Trung Quốc muốn vun xới một hình ảnh yêu chuộng hòa bình trên thế giới và có thể khiến người Mỹ lo âu rằng hành động quân sự của Trung Quốc trong tương lai sẽ làm phương hại đến các quyền lợi của Hoa Kỳ trong vùng. 111 Vào ngày 30 Tháng Một 1979, trong một phiên họp riêng khác với Carter, họ Đặng tỏ vẻ cương quyết và cứng rắn, nhấn mạnh rằng Trung Quốc phải trừng trị Việt Nam và rằng QĐGPNDTQ sẽ giới hạn hoạt động của nó vào một cuộc động binh ngắn ngủi. Ông thừa nhận rằng phản ứng quốc tế có thể bị phân hóa vào lúc đó, nhưng ông tin tưởng rằng công luận sẽ tán thành Trung Quốc trong trường kỳ. 112 Phản ứng quốc tế dội ngược tiềm ẩn sẽ không làm nhụt chí nhà lãnh đạo Trung Quốc bởi ông ta sẽ không lùi bước trước bất kỳ điều gì một khi đã quyết định trong đầu. 113 Bất kể các ý kiến không hỗ trợ của Carter, họ Đặng đã không tin rằng Hoa Kỳ sẽ tán thành một sự kết án Trung Quốc về hành động quân sự của nó. 114

Trước khi rời Hoa Thịnh Đốn để làm một chuyến đi thăm các nới khác của Hoa Kỳ, họ Đặng ngạc nhiên khi hay biết rằng Hoa Kỳ quan tâm đến một căn cứ kiểm thính hỗn hợp Hoa Kỳ – Trung Quốc tại khu vực Tân Cường của Trung Quốc nhằm chống lại Liên Bang Sô Viết. Cuộc cách mạng Hồi giáo đang tiến bước tại Iran đã phủ trùm sự nghi ngờ trong tương lại về các căn cứ của Hoa Kỳ ở đó. Theo Brzezinski, sự thiết lập đề nghị tại Trung Quốc có chủ định nhằm trợ giúp Hoa Kỳ chứng thực sự tuân hành của Sô Viết đối với Hiệp Ước Giới Hạn Các Vũ khí Chiến Lược. Không giống như họ Mao, kẻ đã bác bỏ trong thập niên 1950 đề nghị của Sô Viết về một trung tâm chuyển tiếp phát thanh làn sóng dài hỗn hợp và một trạm tiếp nhận làn sóng dài tại Trung Quốc, họ Đặng bày tỏ sự quan tâm lớn lao và đồng ý cứu xét đề nghị. 115 Rõ ràng là trong cuộc thảo luận riêng sau cùng này giữa Carter, Brzezinski và họ Đặng, hai bên đã đạt được một sự hiểu ngầm rằng Hoa Kỳ sẽ trợ giúp Trung Quốc với việc theo dõi tin tình báo về các lực lượng của Sô Viết tại Viễn Đông. 116 Họ Đặng có nói với Ủy Ban Trung Ương ĐCSTQ hồi Tháng Ba 1979 rằng Hoa Kỳ “đã nói với giọng điệu chính thức” (daguanqiang) một cách công khai chống lại hành động quân sự của Trung Quốc nhưng “trong riêng tư đã nói [với ông] một cách khác” và “thông báo cho chúng ta một số tin tức tình báo” cho thấy rằng không có đơn vị nào trong 54 sư đoàn của Sô Viết tại biên giới Trung Quốc – Sô Viết là có đủ cấp số. 117 Trong chuyến hồi hương, họ Đặng tỏ ra thư giãn. 118 Ông ta cảm nhận rằng một mối quan hệ chiến lược mới giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang được phát triển trên căn bản các sự quan tâm chung của hai nước trong việc đối phó với chính sách bành trướng của Sô Viết. Về vấn đề Việt Nam, phía Hoa Kỳ không bác bỏ hay chỉ trích trực tiếp các kế hoạch của trung Quốc và thay vào đó kêu gọi sự hợp tác tình báo tương lai.

KẾT LUẬN: LƯỢNG ĐỊNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRUNG QUỐC ĐI ĐẾN CHIÊN TRANH

Vào ngày 11 Tháng Hai 1979, hai ngày sau khi họ Đặng quay về Bắc Kinh, Bộ Chính Trị ĐCSTQ gặp gỡ trong một phiên họp mở rộng. Họ Đặng đã giải thích bản chất và các mục đích của cuộc tấn công Việt Nam. Sau đấy, các chỉ huy quân sự địa phương tại Quảng Tây và Vân Nam đã nhận được lệnh phóng ra các cuộc tấn công vào Việt Nam. 119 Vào ngày 14 Tháng Hai, Ủy Ban Trung Ương ĐCSTQ đã gửi một thông tư đến các tổ chức đảng thuộc các tỉnh, quân khu, các tổng cục QĐGPNDTQ, và các bộ trong chính phủ giải thích quyết định của nó để phóng ra cuộc hoàn kích tự vệ. Mục đích của thông tư này là để cho các tổ chức đảng hay biết về chiến tranh sắp xảy ra và yêu cầu chúng thông báo cho các đảng viên ở cấp tỉnh và trung đoàn quân đội. Để đối phó với bất kỳ sự chống đối hay quan ngại, thông tư nhấn mạnh rằng cuộc chiến tranh sẽ được giới hạn về không gian, thời gian, và quy mô. Trích dẫn cuộc xung đột biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962 và các cuộc đụng độ biên giới Trung Quốc – Sô Viết năm 1969, văn thư nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ không lấy một tấc đất nào của lãnh thổ Việt Nam và sẽ không cho phép CHXHCNVN chiếm cứ một tấc đất nào của Trung Quốc. Văn kiện đã kết luận bằng việc ghi nhận rằng hoạt động quân sự sẽ hỗ trợ hòa bình và ổn định dọc biên giới và sẽ tạo thuận lợi cho chương trình “bốn hiện đại hóa” của Trung Quốc. 120

Ngày 17 Tháng Hai đã là ngày mà các quan sát viên phe thứ ba tiên đóan từ lâu. Họ đã ngờ vực rằng việc ấn định thời biểu của một cuộc tấn kích có liên hệ chặt chẽ với các yếu tố thời tiết. CHNDTQ sẽ không muốn thực hiện các cuộc động binh quân sự trong mùa mưa, thường bắt đầu trong Tháng Tư, hay tấn công quá sớm khi các lực lượng vũ trang Sô Viết vẫn có thể băng ngang các giòng sông đóng băng dọc theo biên giới Trung Quốc – Sô Viết. 121 Họ Đặng và các nhà lãnh đạo Trung Quốc khác đã cân nhắc mọi giải pháp cũng như các hậu quả khả hữu một khi các binh sĩ của họ vượt quá biên giới Việt Nam, kể cả một sự chạm trán khả dĩ với Liên Bang Sô Viết. Họ tin tưởng rằng phạm vi và thời khoảng giới hạn của cuộc chiến, mà họ trình bày như một trận “hoàn kích tự vệ”, sẽ chặn đầu các phản ứng tiêu cực trong nước và hải ngoại. Tuy nhiên, không một ai xem ra đã dự liêu rằng cuộc chiến tranh 1979 sẽ châm ngòi cho các sự đối đầu quân sự liên tục tại biên giới CHNDTQ – CHXHCNVN trong gần một thập niên.

Theo các học giả Trung Quốc, quyết định của CHNDTQ để phóng ra một cuộc chiến tranh chống Vi8ệt Nam bị ảnh hưởng bởi sự phản ứng thái quá của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trước sự đe dọa quân sự của Sô Viết, khiến cho họ theo đuổi sự hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ chống lại Liên Bang Sô Viết. Bởi chính sách này nhấn mạnh sự đối đầu, khuynh hướng của Bắc Kinh đối với cấp vùng trở nên cứng rắn và hiếu chiên. Các nhà làm chính sach Trung Quốc tin tưởng rằng một cuộc tấn công trừng phạt Việt Nam sẽ quất một đòn vào chiến lược bành trướng toàn cầu của Liên Bang Sô Viết. 122 Tuy thế, các cuộc nghiên cứu này không giải thích một cách thỏa đáng lý do tại sao các nhà lãnh đạo Trng Quốc lại có xu hương phóng đại sự đe dọa của Sô Viết hay tại sao họ Đặng lai hăng hái thông báo với chính quyền Carter về quyết định tấn công Việt Nam, điều gì đó sẽ chỉ xảy ra giữa hai nước liên minh chặt chẽ. 123 Mặc dù yếu tố Sô Viết có ảnh hưởng đến sự cấu tạo quyết định của Trung Quốc, các yếu tố khác, kể cả chính trị nội địa, cũng đóng một vai trò.

Chính sách của CHNDTQ đối với Việt Nam bị hướng dẫn bởi các sự cứu xét đa diện, từ truyền thống lịch sử cho đến ý thức hệ cách mạng và an ninh quốc gia. Cảm nhận của các nhà lãnh đạo Trung Quốc về sự ưu việt đã chế ngự các nhận thức của họ về mối quan hệ của Trung Quốc với Việt Nam. 124 Mặc dù các viên chức ở Bắc Kinh đã tuyên bố nhiều lần rằng Việt Nam phải được đối xử như kẻ “ngang hàng”, tác giả Chen Jian nhận xét rằng mỹ từ như thế phản ảnh lòng tin mạnh mẽ của họ rằng “họ đã chiếm giữ một vị thế từ đó ban truyền các giá trị và bộ luật ứng xử sẽ không chế các quan hệ của họ với các lân bang”. 125 CHNDTQ tuyên bố rằng nó đã không hề áp đặt các điều kiện chính trị và kinh tế trên viện trợ quân sự cho Hà Nội trong hai thập niên trước đó, nhưng nó đã đòi hỏi Hà Nội nhìn nhận vai trò hàng đầu của Trung Quốc trong việc ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc. 126 “Thái độ xấu xa” của Việt Nam đối với Trung Quốc, đặc biệt sự liên minh của nó với Liên Bang Sô Viết, đã diễn ra như một sự sỉ nhục người Trung Quốc, các kẻ muốn trừng phạt đồng minh xưa kia nay phản bội họ. Cảm xúc này đã đóng một vai trò đáng kể trong việc phát sinh một sự đồng thuận rộng rãi giữa các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị Trung Quốc để ủng hộ họ Đặng, nhân vật then chốt thúc đẩy hành động quân sự chống lại Việt Nam. Về các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, vốn thường khuấy đông các xúc cảm trong người Trung Hoa, quan điểm quân sự xem ra sẽ là yếu tố xác định trong các quyết định để khởi phát các sự thù nghịch thực tế. Phiên họp Tháng Chín 1978 của Bộ Tổng Tham Mưu, trong đó đưa đến các khuyến cáo về phương cách sửa chữa mối quan hệ đang suy đồi với Việt Nam, đã là điểm xuất phát của một cuộc động bình quan trọng. Họ Đặng đã dùng các khuyến cáo này vừa cho các mục tiêu chiến lược lẫn đối nội.

Thành tố lịch sử – văn hóa, cùng với cảm thức dân tộc, đã xui khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc phóng ra một cuộc chiến tranh nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học”. Tuy nhiên, chương trình kinh tế mới của Bắc Kinh và mối đe dọa hiện hữu của Sô Viết, cộng với mùa mưa ở Việt Nam, khiến cho Bộ Chính Trị ĐCSTQ chỉ muốn có một chiến dịch hạn chế và ngắn ngủi. Chiến tranh đã được thiết kế để không đưa ra một nguy hiểm thực sự cho Hà Nội và chỉ nhằm xói mòn ý chí của Việt Nam muốn chiếm cứ Căm Bốt. Phe Khmer Đỏ hy vọng rằng QĐGPNDTQ có thể đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam, nhưng không hoạt đông nào như thế đã thực sự xẩy ra. Dù thế, cuộc tấn công “biểu tượng” của Trung Quốc đã giúp cho phe Khmer Đỏ tránh được sự hủy diệt hoàn toàn và giúp chúng cầm cự được cuộc kháng chiến chống lại các lực lượng Việt Nam xâm chiếm. Bản chất trừng phạt của cuộc chiến tranh có phải là một mục tiêu thực sự, hay nó chỉ là mỹ từ và một sự phản ảnh cơn tức giận của Bắc Kinh đối với Hà Nội và cuộc xâm lăng Căm Bốt? Nếu giảng dạy một bài học là mục tiêu chính của Trung Quốc, QĐGPNDTQ hẳn phải đánh mạnh để đạt được các kết quả quân sự đáng kể. Nhưng trong một cuộc phỏng vấn với các ký giả Nhật Bản giữa lúc chiến tranh, họ Đặng xác nhận rằng ông sẽ “không cần các thành quả quân sự”. 127 Sau đó ông đã giải thích, “Dạy cho Việt Nam một bài học đã không được đặt trên một sự cứu xét về những gì đang xảy ra giữa Trung Quốc và Việt Nam hay tại Đông Dương, mà đặt trên một sự nghiền ngẫm về vấn đề từ một góc nhìn của Á Châu và Thái Bình Dương, và nói cách khác, từ bình diện cao của chiến lược toàn cầu”. 128 Chung cuộc, sự tính toán của ông bị chi phối bởi hai ưu tiên: môi trường an ninh đối ngoại của Trung Quốc và việc cải tổ và mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc.

Hồi cuối thập niên 1970, tư tưởng chiến lược của các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn còn phản ảnh quan điểm của họ Mao rằng Liên Bang Sô Viết đặt ra sự nguy hiểm lớn nhất cho hòa bình thế giới và cho Trung Quốc. Mối quan hệ quân sự mới giữa Sô Viết – Việt Nam, sự xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt, và sự thù nghịch gia tăng của Việt Nam đối với Trung Quốc đã nung sôi sự quan ngại của Trung Quốc về một sự đe dọa gia tăng của Sô Viết đối với Trung Quốc. Mặc dù họ Đặng đã từ bỏ các chính sách đối nội cấp tiến của họ Mao, ông đã trung thành một cách kiên định với chiến lược “dàn hàng ngang” của vị lãnh đạo Trung Quốc quá cố trong việc thành lập một mặt trận chung với Hoa Kỳ để chống lại Liên Bang Sô Viết. Sự bắt đầu cuộc cải cách kinh tế theo định hướng thị trường của Trung Quốc đã tăng cường tầm quan trọng của chính trị quyền lực thực dụng đối với tư tưởng chiến lược của Trung Quốc. Họ Đặng đã đặt sự thành công của sự cải cách kinh tế trên kỹ thuật Tây Phương và đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ Hoa Kỳ. Quyết định của Đặng để chấp nhận các điều kiện của Hoa Kỳ hồi giữa Tháng Mười Hai 1978 có tính chất quan yếu để đạt được hai mục tiêu chiến lược này về mặt đối ngoại cũng như đối nội. Bất kể sự tính toán thực dụng của họ Đặng về các quyền lợi quốc gia với ít sự kiềm chế ý thức hệ, ông đã ấp ủ hy vọng ngây thơ rằng vấn đề bán vũ khí cho Đài Loan sẽ tự nó được giải quyết khi Trung Quốc phát triển các quan hệ thuận lợi hơn với Hoa Kỳ. 129 Quyết định của Trung Quốc để phóng ra một cuộc chiến tranh trừng phạt chống Việt Nam được nhắm để biểu lộ sự hữu dụng của Bắc Kinh trong việc đối phó với chính sách bành trướng của Sô Viết. Sự chấp nhận của CHNDTQ đề nghị của Hoa Kỳ để thiết lập hai trạm theo dõi điện tử tại miền tây Trung Quốc đã tạo ra một tài sản quý giá cho cả hai nước nhưng cũng là một gánh nặng cho chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong nhiều năm sau đó. 130 Khi xét tất cả các yếu tố này, mục tiêu trong quyết định của Trung Quốc nhằm sử dụng vũ lực để dạy cho Việt Nam một bài học thì không quan trọng như nhiều người đã nghĩ lúc ban đầu. Quyết định đi đến chiến tranh thì khó để lượng định nếu không có sự lượng giá kỹ lượng các tình huống địa lý chính trị và nỗ lực của Trung Quốc để cải cách kinh tế — các hoàn cảnh trong năm 1979 khác biệt tự nền tảng với tình hình của năm 1950. Bất kể lý luận ra sao cho cuộc chiến tranh, cách lãnh đạo độc tài của họ Đặng đã cho phép ông khống chế sự cấu tạo quyết định của Bắc Kinh, và do đó sự khôn ngoan trong quyết định của ông để tấn công Việt Nam vẫn còn là điều có thể tranh luận./-

———————————————————

CHÚ THÍCH:

1. Renmin Ribao [Nhân Dân Nhật Báo: People’s Daily], 19 Tháng Ba 1979. Muốn có phiên bản Anh ngữ, xem Beijing Review, 23 March 1979.

2. Harlan W. Jencks, “China’s ‘Punitive’ War on Vietnam: A Military Assessment”, Asian Survey, Vol. 19, No. 8 (August 1979), các trang 802-803); Steven J. Hood, Dragon Entangled: Indochina and the China-Vietnam War (Armonk, NY: M. E. Sharpe, 1992), các trang 50-57; và Edward C. O’Dowd, Chinese Military Strategy in the Third Indochina War: The Last Maoist War (New York: Routledge, 2007), trang 6.

3. Robert S. Ross, The Indochina Tangle: China’s Vietnam Policy, 1975-1979 (New York: Columbia University Press, 1988), trang 253; và Bruce Elleman, Modern Chinese Warfare, 1785-1989 (London: Routledge, 2001, trang 285.

4. Gerald Segal, Defending China (New York: Oxford University Press, 1985), các trang 225-226.

5. King Chen, China’s war with Vietnam, 1979 (Stanford, CA: Hoover Institution Press, 1987), các trang 85-86, 153.

6. Andrew Scobell, China’s Use of Military Force beyond the Great Wall and the Long March (New York: Cambridge University Press, 20093), các trang 124-143.

7. Các hồi ký nổi bật nhất là của Zhou Deli, Yige gaoji canmouzhang de zishu [Các Hồi Tưởng Cá Nhân Của Một Tham Mưu Trưởng Cao Cấp] (Nanjing: Nanjing chubanshe, 1992); Xu Shiyou de zuihou yizhan [Trận Đánh Cuối Cùng của Xu Shiyou] (Nanjing: Jiangsu renmin chubanshe, 1990); và Zhang Zhen, Zhang Zhen huiyilu [Hồi Ký của Zhang Zhen] (Beijing: Jiefangjun chubanshe, 2003). Ngoài ra, các địa điểm trên mạng Internet bằng Hán tự có chứa các tài liệu, hồi ký, hồi ức cá nhân, và các đoạn trích từ các ấn phẩm tiếng Hán về cuộc chiến tranh năm 1979 với Việt Nam. Địa chỉ hữu dụng nhất là “ZhongYue zhangzhen baiwanglu” [Ghi Nhớ về Chiến Tranh Trung-Việt], http://bwl.top81.cn/war79/index.html.

8. Muốn nghiên cứu về quyết định của Trung Quốc trên Chiến Tranh Triều Tiên, xem Shu Guang Zhang, Mao’s Military Romanticism: China and the Korean War, 1950-1953 (Lawrencẹ KS: University Press of Kansas, 1995), chương 4; Chen Jian, Mao’s China and the Cold War (Chapel Hill: University of North Carolina Press, 2001), chương 4; và Xiaoming Zhang, Red Wing over the Yalu: China, the Soviet Union, and the Air War in Korea (College Station: Texas A&M University Press, 2002), chương 3.

9. Ross, The Indochina Tangle, các trang 118-123, 127-128. Phía Trung Quốc tuyên bố rằng CHNDTQ không thể duy trì cùng múc độ viện trợ cho Việt Nam như nó đã làm trong thời chiến bởi vì nền kinh tế Trung Quốc đang đối diện với các khó khăn lớn lao vào lúc đó. Xem Gao Ming, biên tập, Zhong Yue guanxi yanbian sishinian [Sự phát triển Các Quan Hệ Trung – Việt Trong Bôn Mươi Năm] (Nanjing, China: Guangxi renmin chubanshe, 1992), trang 114.

10. Chen, China’s War, các trang 35=36.

11. Luo Yuansheng, Baizhan jiangxing Wang Shangrong [Tiểu sử Tướng Wang Shangrong] (Beijing: Jiefangjun wenji chubanshe, 1999), các trang 375-377; và Yang Qiliang và các tác giả khác, Wang Shangrong jiangjun [Tướng Quân Wang Shangrong] (Beijing: Đangai Zhongguo chubanshe, 2000), trang 626.

12. John Vasquez và Marie T. Henechan, “Territorial Disputes and the Probability of War, 1816-1992”, Journal of Peace Research, Vol. 38, No. 2 (2001), các tran 123-138.

13. Guo, biên tập, Zhong Yue guanxi yanbian sishinian, trang 169; Zhou, Yige gaoji canmouzhang de zishu, các trang 241-242.

14. Han Huanzhi, chủ biên, Dangdai Zhongguo jundui de junshi gongzuo [Các Sự Vụ Quân Sự Trung Quốc Đương Đại] (Beijing: Zhongguo shehui kexue chubanshe, 1989), vol. 1, trang 659.

15. Zhou, Yige gaoji canmouzhang de zishu, các trang 239-240.

16. Han Lianlong [? Nianlong], chủ biên, Dangdai Zhongguo waijiao [Ngoại Giao Trung Quốc Đương Đại] (Beijing: Zhongguo shehui kexue chubanshe, 1990), các trang 285-286.

17. Bộ Quốc Phòng Việt Nam, Viện Quân Sử, Yuenan renminjun wushinian [Năm Mươi Năm Quân Đội Nhân Dân Việt Nam], phiên dịch bởi Liu Huanpu và các tác giả khác (Beijing: Junshi Yiwen chubanshe, 1994), các trang 267-268.

18. Brandy Womack, China and Vietnam: The Politics of Asymmetry (New York: Cambridge University Press, 2006), trang 199.

19. Một nghiên cứu gần đây ghi nhận rằng từ 1949 cho đến 2007, Trung Quốc đã có 23 cuộc tranh chấp đất đai với các lân bang của nó trên đất liền và trên biển và đã sử dụng vũ lực trong sáu lần. Xem M. Taylor Fravel, Strong Borders, Secure Nation: Cooperation and Conflict in China’s Territorial Disputes (Princeton, NJ: Princeton University Press, 2008), các trang 1-2.

20. Zhou, Yige gaoji canmouzhang de zishu, các trang 242-243.

21. Zhongguo Renmin Jiefangjun Tongjian” Ủy Ban Biên Tập, Zhongguo renmin jiefangjun tongjian [Tài Liệu Tổng Quát về Giải Phóng Quân của Nhân Dân Trung Quốc, 1927-1996, 3 tập. (Lanzhou, China: Gansu renmin chubanshe, 1997), Tập 2, trang 2173.

22. Trừ khi được trưng dẫn một cách khác, mọi tin tức chi tiết về kế hoạch xâm lăng của Trung Quốc được cung cấp bởi Cai Pengcen, một sinh viên cao học lịch sử tại Đại Học Tây Nam (Southwest University) của Trung Quốc.

23. Zhou, Yige gaoji canmouzhang de zishu, các trang 244-245; Zhang Zhen, Zhang Zhen junshi wenxuan [Tuyển Tập Bài Viết về Quân Sự của Zhang Zhen] (Beijing: Jiefangjun chubanshe, 2005), trang 298; và Wang Hanccheng, Wang Hancheng huijilu [Hồi Ký Wang Hancheng] (Beijing: Jiefangjun chubanshe, 2004), trang 535. Cả Zhang và Wang đều cho cho hay rằng các binh sĩ thuộc các Quân Khu Thành Đô và Vũ Hán được xem là như quân trừ bị chiến lược của QĐGPNDTQ.

24. Việc này có lẽ đã xảy ra trong một phiên họp của Quân Ủy Trung Ương trong Tháng Mười Một năm 1978. Xem, Zhang, Zhang Zhen huiyilu, Tập 2, các trang 165-66; và Jin Ye, Hu Juchen, và Hu Zhaocai, Baizhan jiangxing Xu Shiyou [Tiểu sử Tướng Xu Shiyou] (Beijing: Jiefangjun wenyi chubanshe, 1999), các trang 329-331.

25. Geng Biao, “Báo Cáo Bí Mật”, 16 Tháng Một 1979, trong tạp chí Studies on Chinese Communism, No. 166 (15 Tháng Mười, 1980), các trang 150-152.

26. Chen, China’s War, trang 87.

27. Ye Yunglie, Cong Hua Guofeng dao Deng Xiaoping Zhongkang shiyijie sanzhong quanhui qianhou [Từ Hoa Quốc Phong đến Đặng Tiểu Bình: Quanh Phiên Họp Kháng Đại Thứ ba của Ủy Ban Trung Ương Đảng Thứ Mười Một] (Hong Kong: Tiandi Books, 1998), các trang 526-527; Sun Dali, “A Historical Turning Point of New China: The Third Plenum of the Eleventh Central Committee”, trong sách biên tập bởi Lin Zhijian, Xin Zhongguo yaoshi shuping [Duyệt Xét các Biến Cố Quan Trọng của nước Trung Quốc Mới] (Beijing: Zhongyang wenxian chubanshe, 1994), trang 498; và Xiao Jinguang, Xiao Jinguang huiyilu xuji [Hồi Ký Xiao Jinguang: Tục Biên] (Beijing: Jiefangjun chubanshe, 1988), các trang 361-363.

28. Phiên Họp Khoáng Đại Thứ Ba của Ủy Ban Trung Ương Đảng Thứ Mười, được tổ chức từ 16 đến 21 Tháng Bẩy 1977, đã chỉ định họ Hua làm chủ tịch ĐCSTQ với sự kiểm soát trọn vẹn các công việc của đảng, nhà nước, và quân đội. Họ Ye vẫn còn phụ trách quân đội, và họ Wang được thăng chức làm phó chủ tịch ĐCSTQ một tháng sau đó, chịu trách nhiệm về việc tổ chức đảng, tuyên truyền và an ninh công cộng. Xem Ye, Cung Hua Guofeng dao Deng Xiaoping, các trang 222, 227, 235-236, 240.

29. Deng Xiaoping, Deng Xiaoping wenxuan [Văn Tuyển Đăng Tiểu Bình] (Beijing: Renmin chubanshe, 1983), Tập 2, trang 65.

30. Ye, Cung Hua Guofeng dao Deng Xiaoping, các trang 222- 226; và Sun, “A Historical Turning Point of New China”, các trang 478-480.

31. Lee Kuan Yew, From The Third World to First: The Singapore Story, 1965-2000 (New York: Anchor Press, 2000), các trang 601-602.

32. Chen, China’s War, trang 85.

33. Mặc dù họ Wang vẫn còn là phó chủ tịch ĐCSTQ, ông không còn kiểm soát văn phòng chính của đảng, hay đơn vị bảo vệ trung ương của QĐGPNDTQ. Ye, Cong Hua Guofeng, các trang 463-528.

34. Deng Xiaoping, Deng Xiaoping wenxuan [Văn Tuyển Đặng Tiểu Bình], Tập 3 (Beijing: Renmin chubanshe, 1993), trang 269.

35. Li Shenzhi, Li Shenzhi wenji [Tuyển tập các bài viết của Li Shenzhi] (Beijing: không ghi nhà xuất bản, 2004), trang 334.

36. Qian Jiang, Deng Xiaoping yu ZhongMei jianjiao fengyun [Đặng Tiểu Bình và Sự Thiết Lập Mối Quan Hệ Ngoại Giao giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ] (Beijing: Zhonggong dangshi chubanshe, 2005), trang 153; và Gong Li, Deng Xiaoping yu Meiguo [Đặng Tiểu Bình và Mỹ Quốc](Beijing: Zhonggong dangshi chubanshe, 2004), trang 236.

37. Qiang Zhai, China and the Vietnam Wars, 1950-1975 (Chapel Hill: University of North Carolina Press, 2000), trang 214.

38. “Comrade B on the Plot of the Reactionary Chinese Clique against Vietnam (1979)” [Đồng chí B – nhiều phần là Lê Duẩn – nói về Âm Mưu của Tập Đoàn Trung Quốc Phản Động chống lại Việt Nam (1979), chú của người dịch], được phiên dịch sang Anh ngữ bởi Christopher E. Goscha, The Cold War International Historical Project Bulletin, No. 12/13 (Fall/Winter 2001), các trang 281, 284, 289. Cũng xem, Odd Arne Westad, và các tác giả khác, đồng biên tập, “77 Conversations between China and foreign Leaders on the Wars in Indochina, 1964-1977”, CWIHP Working Paper No. 22, Cold War International History Project, Washington, DC, trang 57.

39. Đây là số thống kê chính thức của Trung Quốc, nhưng cách thức tính toán thì không rõ ràng. Theo một nguồn tin Trung Quốc chính thống, Trung Quốc đã cung cấp cho Bắc Việt Nam một tổng số là 4.26 tỷ Nhân Dân Tệ (RMB) về viện trợ quân sự từ năm 1950 đến 1974. Li Ke và Hao Shengzhang, Wenhua dagemin zhong de jiefangjun [QĐGPNDTQ trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa] (Beijing: Zhonggong dangshi ziliao chubanshe, 1989), trang 409.

40. Guo, biên tập, Zhong Yue guanxi, trang 106.

41. Luo, Baizhan jiangxing Wang Shangrong, trang 377.

42. Xem Westad et al., đồng biên tập, “77 Conversations”, các trang 94-98, 194-195.

43. Lee, From the Third World, trang 595.

44. Raymond Aron, Peace and War: A Theory of International Relations (Garden City, NY: Anchor Press, 1973), trang 19.

45. Thí dụ, trong Tháng Ba 1978, nhà lãnh đạo Sô Viết Tối Cao của Liên Bang Sô Viết (USSR) có gửi một thông điệp đên Ủy Ban Thường Vụ của Quốc Hội Nhân Dân Trung Quốc đề nghị rằng Liên Bang Sô Viết và Trung Quốc công bố một bản tuyên bố thân hữu về các nguyên tắc hướng dẫn các quan hệ nhà nước. Phía Trung Quốc đã công khai bác bỏ đề nghị này.

46. Muốn có quan điểm của họ Đặng về Liên Bang Sô Viết, xem Bản Ghi Nhớ Cuộc Đàm Thoại, Brzezinski-Deng, 21 Tháng năm 1978, trong Hô Sơ China Vertical File, Jimmy Carter Library (JCL). Cũng xem, Wang Zhongchun, “The Soviet Factor in Sino-American Normalization, 1969-1979”, trong sách đồng biên tập bởi Willkiam C. Kirby, Robert S. Ross và Gong Li, Normalization of U.S. –China Relations: An International History (Cambridge, MA: Harvard University Asia Center, 2005), các trang 165-166.

47. Wang, “The Soviet Factor in Sino-American Normalization, 1969-1979”, các trang 158-164.

48. Văn Khố Bộ Ngoại Giao, CHNDTQ, Weiren de zuji: Deng Xiaoping waijiaohuedong dashiji [Các Dâu Chân của Một Người Vĩ Đại: Tài Liệu về sự Tham Dự của Đặng Tiểu Bình trong Các Biến Cố Ngoại Giao Quan Trọng] (Beijing: Shijie zhishi chubanshe, 1998), trang 158.

49. Bản Ghi Nhớ Cuộc Đàm Thoại, Brzezinski-Deng, 21 Tháng Năm 1978.

50. Kyodo News, 26 Tháng Hai 1979, trong U.S. Foreign Broadcast Information Service, Daily Reports: China (FBIS-PRC) 26 February 1979, trang A6.

51. Đặng Tiểu Bình tin tưởng rằng chiến tranh đánh Việt Nam sẽ chứng tỏ rằng “Trung Quốc từ chối không bị dẫn dắt bởi các sự ngụy biện (buxinxie)”. Xem Deng Xiaoping, Deng Xiaoping junshi wenji [Tuyển Tập Các Bài Viết Về Quân Sự của Đặng Tiểu Bình] (Beijing: Junshi kexue chubanshe, 2004), Tập 3, trang 177.

52. Văn thư từ Stanfield Turner gửi Brzezinski, 21 Tháng Mười Một 1978, trong NLC-26-57-1-6-4, JCL.

53. Wang, “The Soviet Factor in Sino-American Normalization, 1969-1979”, trang 166. Học giới Tây Phương hiện nay không đưa ra bằng chứng về một vai trò của Sô Viết trong quyết định của Việt nam nhằm xâm lăng Căm Bốt. Xem Stephen J. Morris, Why Vietnam Invaded Cambodia: Political Culture and the Causes of War (Stanford, CA: Stanford University Press, 1999), các trang 215-217.

54. Min Li, Zhong Yue zhanzheng shinian [Trung – Việt Chiến Tranh Thập Niên] (Chengdu, China: Sichuan daxue chubanshe, 1993), trang 15.

55. Cùng nơi dẫn trên, các trang 16-17.

56. Zhou, Yige gaoji canmouzhang de zishu, trang 246.

57. Qian, Deng Xiaoping, trang 151.

58. Zhong Wen và Lu Haixiao, đồng biên tập, Bainian Deng Xiaoping [Bách Niên Đặng Tiểu Bình], Tập 2 (Beijing: Zhongyang wengxian chubanshe, 2004), trang 160. Cũng xem Gong Li, “The Difficult Path to Diplomatic Relations: China’s U.S. Policy, 1972-1978”, trong sách biên tập bởi Kirby, Ross và Li, Normalization of U.S. – China Relations, trang 315.

59. Gong, “The Difficult Path to Diplomatic Relations”, trang 140.

60. Leng Rong và Wang Zouling, đồng biên tập, Deng Xiaoping nianpu [Niên Biểu về Cuộc Đời của Đăng Tiểu Bình, 1975-1979] (Beijing: Zhongyang wenxian chubanshe, 2004), Tập 1, trang 417.

61. Patrick Tyler, A Great Wall: Six Presidents and China – An Investigative History (New York: A Century Foundation Book, 1999), trang 260.

62. Wang Taipng, biên tập, Zhonghua renmin gongheguo waijiaoshi [Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Ngoại Giao Sử] (Beijing: Shijie zhishi chubanshe, 1999), Tập 3, trang 378.

63. Qian, Deng Xiaoping, trang 156.

64. Bản Ghi Nhớ Cuộc Đàm Thoại (Memcon), Carter-Chai, 19 Tháng Chín 1978, trong hồ sơ China Vertical File, JCL.

65. Văn Thư từ Brzezinski gửi Carter, 5 Tháng Mười Hai 1978, trong China, Box 9, Brzezinski File, JCL.

66. Vào các ngày 5, 9 và 11 Tháng Mười Hai, họ Đặng đã dùng nửa ngày với các người viết diễn văn của ông để duyệt xét bài diễn văn sau cùng mà ông sẽ đọc tại Hội Nghị Công Tác Trung Ương (Central Work Conference), dự trù vào ngày 13 Tháng Mười Hai. Xem Leng và Wang, đồng biên tập, Deng Xiaoping nianpu, Tập 1, các trang 448-449.

67. Min, Zhong Yue zhanzheng shinian, trang 18.

68. Văn thư từ Woodcock gửi Vance, 13 Tháng Mười Hai 1978; và từ Woodcock gửi Brzezinski, 14 Tháng Mười Hai 1978, trong China Vertical File, JCL.

69. Văn thư Woodcock gửi Brzezinski, 15 Tháng Mười Hai 1978, trong China Vertical File, JCL.

70. Li Jie, “China’s Domestic Politics and the Normalization of Sino-U.S. Relations, 1969-1979”, trong sách đồng biên tập bởi Kirby, Roos và Li, Normalization of U.S. – China Relations, trang 87.

71. Li, Li Shengzhi wenji, trang 335.

72. Geng, “Báo Cáo Bí Mật”, trang 149.

73. Chen, China’s War, các trang 85-87; Ross, Indochina Tangle, các trang 23-31; và Scobell, China’s Use of Military Force, các trang 130-132.

74. Thí dụ, xem Liu Jixian et al., đồng biên tập, Ye Jianying nianpu [Diệp Kiếm Anh Niên Biểu] (Beijing: Zhongyang wenxian chubanshe, 2007); Fan Shuo, chủ biên, Ye Jianying zhuan [Tiểu Sử Diệp Kiếm Anh] (Beijing: Dangdai Zhongguo chubanshe, 1997); Zhou Junlun, chủ biên, Nie Rongzhen nianpu [Niên Biểu Cuộc Đời Nie Rongzhen] (Beijing: Renmin chubanshe 1999); và Zhu Yu, chủ biên, Li Xiannian zhuan, 1909-1949 [Tiểu Sử Lý Tiên Niệm] (Beijing: Zhongyang wenxian chubanshe, 1999).

75. Tân Hoa Xã, Nhóm Tham Khảo Quốc Tế, Woguo dui Yeunan ziwei huanjizhan ziliaoji [Tuyển Tập về Cuộc Hoàn Kích Chiến Tự Vệ Của Xứ Sở Chúng ta Chống Lại Việt Nam, 17 Tháng Hai – 19 Tháng Ba 1979] (Beijing: China News Agency International Reference Group, 1979), các trang 16-17.

76. Liu Zhi và Zhang Lin, đồng biên tập, Xu Xiangqian zhuan [Tiểu Sử Xu Xiangqian] (Beijing: Contemporary China Press, 1997), các trang 549, 553-554.

77. Các nguồn tin của tôi báo cho tôi hay rằng sự chống đối của họ Diệp về cuộc chiến tranh đánh Việt Nam đã bị thúc đẩy bởi một thành viên trong gia đình của ông.

78. Liu và các tác giả khác, đồng biên tập, Ye Jianying nianpu, trang 1165.

79. Tại cuộc họp buổi tối của Ngày QĐGPNDTQ năm 1977, khi ảnh của họ Đặng được chiếu trên màn ảnh lớn, mọi người tham dự la lên vì vui mừng và đáp ứng với sự tán thưởng nồng nhiệt. Bởi họ Đặng không phải là tổng tư lệnh, Giới Lãnh Đạo Trung Ương đã xem sự đón tiếp ông là một biến cố chính trị nghiêm trọng và đã phổ biến một thông tư phê bình sự tiếp đón như một hành động coi thường các quy lệ và kỷ luật đảng. Được nghe nói rằng Tổng Cục Chính trị đã từ chối không chuyển thông tư đến các đơn vị trực thuộc. Zhang Sheng, Cong zhanzheng zhong zoulai: Liangdai junren de duihua [Đến Từ Chiến Tranh: Một Cuộc Đối Thoại giữa Hai Thế Hệ Chiến Sĩ] (Beijing: China Youth Press, 2007), các trang 412-413.

80. Ye, Cong Hua Guofeng, trang 212.

81. Liu và các tác giả khác, đồng biên tập, Ye Jianying, các trang 1158, 1165.

82. Liu Huaqing nhớ lại rằng khi ông là phụ tá Tổng Tham Mưu Trưởng hồi đầu năm 1979, Bộ Tổng Tham Mưu luôn luôn chuyển các văn kiện quan trọng đến họ Đăng xin phê chuẩn. Xem Liu Huaqing huiyi lu [Hồi Ký của Lưu Hoa Thanh] (Beijing: PLA Press, 2004), trang 394.

83. Họ Đặng đã đưa ra các nhận xét này tại một phiên họp của Ủy Ban Trung Ương ĐCSTQ hôm 16 Tháng Ba 1979 thảo luận về nhu cầu một cuộc phản công dọc biên giới Trung Quốc – Việt Nam. Toàn thể bản văn được cung cấp tại: http://wenku.baidu.com/view/d4c5afeb172ded630b1cb607.html. Một trích đoạn được cung cấp trong Deng Xiaoping nianpu, Tập 1, các trang 492-493.

84. Zhang, Huiyilu, Tập 2, trang 166.

85. Hai quân đoàn bổ túc là quân đoàn 50 từ Quân Khu Thành Đô và Quân Đoàn 54 từ Quân Khu Vũ Hán. Cả hai đã nhận được lệnh động viên vào ngày 5 Tháng Một 1979. Cai Pengcen, “Those Events Happened in 1979”, http://blog.sina.com.cn/s/blog_476745601008im7.html.

86. Ye Jianying đang đi nghỉ hè tại Thượng Hại và vì thế đã không tham dự. Xem Liu Jixian và các tác giả khác, đồng biên tập, Ye Jianying nianpu, trang 1165.

87. Jin, Hu, và Hu, Baizhan jianxing Xu Shiyou, trang 332; và Wang Xuan, Mao Zedong zhi jian: Minjiang zhixing Xu Shiyou [Thanh Kiếm Của Mao Trạch Đông: Một Vị Tướng Sáng Chói Xu Shiyou] (Nanjing: Jiangsu renmin chubanshe, 1996), trang 132.

88. Sự thay đổi cấp chỉ huy được đồn đãi một phần có thể quy cho các quan hệ cá nhân không tốt giữa Xu và Wang. Hai viên tướng đã tranh giành cho một cuộc chiến thắng quan trọng chống lại một đơn vị Quốc Dân Đảng then chốt trong thời kỳ nội chiến. Sau đó vào năm 1966 trong Cuộc Cách Mạng Văn Hóa, khi họ Wang là tư lệnh phó cho họ Xu tại Quân Khu Nam Kinh, ông ta công khai ủng hộ cách chính trị địa phương chống lại họ Xu. Họ Xu rõ ràng vẫn còn khó chịu và đã cố vấn họ Đặng thực hiện một sự thay đổi cấp chỉ huy.

89. Sau một cuộc thuyết trình bằng miệng về hội nghị từ họ Xu, Yang Yong, và Wei Guoping (chủ nhiệm tổng cục chính trị), họ Đặng đã đưa ra bốn điểm. Thứ nhất, các thành viên của nhóm lãnh đạo phải thông nhất; thứ nhì, vấn đề chủ nghĩa bè phái trong giới lãnh đạo phải bị loại trừ; thứ ba, mọi điều ban hành phải được đảm nhận bởi các phiên họp công tác của Quân Ủy Trung Ương; và thứ tư, các chính sách về sự phục hồi phải được thi hành. Xem Leng và Wang, đồng biên tập, Deng Xiaoping nianpu, Tập 1, các trang 459-460.

90. Xem, Zhang, Cong zhanzheng zhong zoulai, trang 415.

91. Leng và Wang, đồng biên tập, Deng Xiaoping nianpu, Tập 1, trang 492.

92. “Lecture Notes on the 1979 Counterattack in Self-Defense on the Sino-Vietnamese Border” [Các Ghi Chú của Bài Thuyết Giảng về Cuộc Hoàn Kích Tư Vệ tại Biên Giới Trung – Việt] , trong “Zhong Yue zhangzhen beiwanglu”.

93. Jiang Feng và các tác giả khác. Yang Yong jiangjun zhuan [Tiểu Sử Tướng Yang Yong] (Beijing: Jiefangjun chubanshe, 1991), trang 495; và Luo, Wang Shangrong, trang 327.

94. Zhou, Xu Shiyou de suihuo yizhan, trang 16.

95. Zhu Jiamu, Chen Yun nianpu [Chen Yun Niên Biểu, 1905-1995] (Beijing: Zhongyang wenxian chubanshe, 2000), Tập 2, các trang 235-236.

96. Zhang, Huiyilu, Tập 2, trang 166.

97. Min, Zhong Yue zhanzheng shinian, trang 17; và Jin Hui and Zhang Huisheng, Zhong Yue zhanzheng milu [Bản Tường Thuật Mật về Chiến Tranh Trung – Việt] (Beijing Jiefangjun chubanshe, 1991), các trang 27-28.

98. Xem, thí dụ, Segal, Defending China, trang 214.

99. Zhou, Yige gaoji canmouzhang de zishu, trang 246.

100. Phòng Tổng Quát của Tổng Cục Chính Trị, Zhong Yue bianjing ziwei huanji zuozhan zhengzi gongzuo jingyan xuanbian [Biên Tập Các Tài Liệu về Công Tác Chính Trị và Kinh Nghiệm in Cuộc Hoàn Kích Tự Vệ tại Biên Giới Trung – Việt] (Beijing: Guangxi renmin chubanshe, 1980), Tập 1, các trang 2-19.

101. Zhang, Huiyilu, Tập 2, các trang 170-171.

102. Jiang Feng và các tác giả khác, Yang Yong, trang 495.

103. Zhou, Yige gaoji canmouzhang de zishu, các trang 257-258; và Zhang, Huiyilu, Tập 2, trang 171.

104. Qian, Deng Xiaoping, trang 211.

105. Gong, Deng Xiaoping, trang 255; Tao Wenzhao, “Deng Xiaoping and China-U.S. Relations, 1977-1991”, Shehui kexue yanjiu [Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội], số 5 (2005), các trang 11-18; và Li Xiangqian, “The Establishment of China-U.S. Diplomatic Relations and the Strategic Shift in the Emphasis of Party Work”, Zhonggong dangzhi yanjiu [Nghiên Cứu Lịch Sử Đảng CSTQ], số 1 (2000), các trang 44-51.

106. Geng, “Báo Cáo Bí Mật”, trang 156.

107. Văn Thư từ Brzezinski gửi Tổng Thống Carter, không ghi nhật kỳ [1979], trong China, Box 9, Brzezinski File, JCL.

108. Văn Thư từ Michael Oksenberg gửi Brzezinski, 29 Tháng Một 1979, trong Hồ Sơ China, Box 9, Brzezinski File, JCL.

109. Bản Ghi Nhớ Cuộc Đàm Thoại, Carter-Deng, 29 Tháng Một 1979, trong China Vertical File, JCL.

110. Zbigniew Brzezinski, Power and Principle: Memoirs of the National Security Adviser, 1977-1981 (New York: Farrar, Straus and Giroux, 1983), trang 409.

111. Thư từ Carter gửi Deng, 30 Tháng Một 1979, trong China, Box 9, Brzezinski File, JCL.

112. Brzezinski, Power and Principle, trang 410.

113. Nhiều thuộc cấp của họ Đặng có nhớ lại rằng ông ta thường không thay đổi đầu óc một khi đã đưa ra một quyết định. Thí dụ, xem Chen Zaidao, Chen Zaidao huiyilu [Hồi Ký Chen Zaidao] (Beijing: Jiefangjun chubanshe, 1991), trang 462.

114. Brzezinski, Power and Principle, trang 410.

115. Chen, Mao’s China, các trang 73-74; và Tyler, A Great Wall, các trang 276-277.

116. Tyler, A Great Wall, các trang 277-278.

117. Diễn văn của họ Đặng đọc tại Phiên Họp Khoáng Đại Ủy Ban Trung Ương ĐCSTQ, 16 Tháng Ba 1979 (xem chú thích 83 bên trên).

118. Họ Đặng còn mời các đồng sự chơi bài với ông trên máy bay. Qian, Deng Xiaoping, trang 291.

119. Zhou, Yige gaoji canmouzhang de zishu, các trang 259-260; và Jiang Feng và các tác giả khác, Yang Yong, các trang 496-497.

120. Toàn văn bản thông tư trong sách của Min, Zhong Yue zhanzheng shinian, trang 34.

121. Harlan W. Jencks, “China’s ‘Punitive’ War on Vietnam: A Military Assessment”, Asian Survey, Tập 19, số 8 (Tháng Tám 1979), các trang 804-805; Herbert Yee, “The Sino-Vietnamese Border War”, China Report, Tập 16, số 1 (Tháng Một-Tháng Hai 1980), trang 22; và Segal, Defending China, trang 214.

122. Gong Li, “A Triangular Relationship of U.S. – China – Soviet Union during the 1979 China-Vietnam Border Conflict”, Guoji guancha [Quốc Tế Quan Sát], số 3 (2004), các trang 66-72; và Wang, “The Soviet Factor”, trang 173. Tác giả Wang lập luận rằng sự thậm xưng của Trung Quốc về mối đe dọa quân sự của Sô Viết có chủ ý để ngăn cản CHNDTQ khỏi rơi vào “một vị thế yếu kém về mặt chiến lược”.

123. Gong Li tuyên bố một cách sai lầm rằng họ Đặng đã thông báo với Tổng Thống Carter về quyết định của Trung Hoa xâm lăng Việt Nam tại một phiên họp chính thức hôm 29 Tháng Một 1979, và ông đưa ra một cảm tưởng sai lạc rằng họ Đặng đã tạo ra một sự tiết lộ đáng ngạc nhiên trong một cuộc nói chuyện bình thường khi hai lãnh tụ trình bày quan điểm của họ về thế giới. Xem Gong, “A Triangular Relationship”, trang 68.

124. He Di, “The Most Respected Enemy: Mao Zedong’s Perception of the United States”, trong sách đồng biên tập bởi Michael Hunt và Lin Jun, Toward a History of Chinese Communist Foreign Relations, 1920s-1960s: Personalities and Interpretative Approaches (Washington, DC: Woodrow Wilson International Center for Scholars Asian Program, 1995), các trang 27-66; và Chen Jian, “China’s Involvement in the Vietnam War, 1964-1969”, The China Quarterly, số 142 (Tháng Sáu 1995), các trang 356-387.

125. Chen, Mao’s China, trang 237.

126. Xiaoming Zhang, “China’s Involvement in Laos during the Vietnam War, 1963-1975”, Journal of Military History, số 60 (Tháng Mười 2002), các trang 1141-1166.

127. Kyodo News, 26 Tháng Hai 1979, trong FBIS-PRC, 26 February 1979, trang A5.

128. Sự giải thích này được đưa ra trước mặt các thành viên của Ủy Ban Quan Hệ Ngoại Giao Thượng Viện Hoa Kỳ tại Bắc Kinh hôm 19 Tháng Tư 1979. Gong, “A Triangular Relationship”, trang 70.

129. Rosemary Foot vạch ra rằng không ai ước định rằng vấn đề bán vũ khí cho Đài Loan sẽ vẫn còn là một trung tâm điểm của sự căng thẳng trong các quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc đến ngày nay.” Xem Rosemary Foot, “Prizes Won, Opportunities Lost: The U.S. Normalization of Relations with China, 1972-1979”, trong sách đồng biên tập bởi Kirby, Ross, và Li, Normalization of U.S. – China Relations, trang 109.

130.Sau năm 1980, Hoa Kỳ đã bắt đầu bán các hệ thống vũ khí phòng thủ cho Trung Quốc, kể cả các radar phòng thủ không phận, trang thiết bị truyền tin đường dài, và các phi cơ trực thăng quân sự. Xem Gong, “A Triangular Relationship”, trang 71./-

—————————————-

Nguồn: Zhang Xiaoming, Deng Xiaoping and China’s Decision to go to War with Vietnam, Journal of Cold War Studies, Vol. 12, No. 2 Summer 2010, các trang 3-29.

Ngô Bắc dịch và phụ chú. Bản tiếng Việt Go-o.com.
20.02.2012

11 Phản hồi cho “Đặng Tiểu Bình và quyết định của Trung Quốc đi đến chiến tranh với Việt Nam”

  1. kbc 3505 says:

    Kính thưa quí vị,

    Tôi có vài ý kiến ngắn gọn muốn chia xẻ như sau:

    Sau khi bỏ rơi Miền Nam Việt Nam (MNVN) cho Hà Nội chiếm năm 1975, Hoa Kỳ vẫn chưa bao giờ coi cộng sản Hà Nội VN là kẻ thù, cho đến giờ vẫn thế. Và không bao giờ muốn giúp cộng đồng VN hải ngoại lật đổ CSVN.

    Vào thời điểm đó, HK đã có ý định dùng CS Hà Nội ngăn chặn sự bành trướng của Trung cộng xuống phía nam nên Hoa Kỳ năm 1976 đã có ý muốn bang giao với VN để kéo Hà Nội theo mình. HK không muốn CSVN ngã theo Trung cộng. Bằng chứng như chúng ta đã thấy là Hoa kỳ muốn bang giao với HN chứ chưa muốn bang giao với Trung cộng. Nhưng vì CSHN đòi bồi thường chiến tranh, Hoa kỳ từ chối nên bang giao đã không thành và Hoa Kỳ quay sang bang giao với Trung cộng.

    Tuy không bang giao, nhưng HK không muốn CS Hà Nội rơi vào quỹ đạo Trung cộng nên Hoa Kỳ vẫn chừa cho CS Hà Nội con đường thoát như: Không hoàn toàn cấm vận CS Hà Nội, cho người dân Việt ở Mỹ gửi tiền về VN nuôi sống chúng (không cấm như Cuba). Bên cạnh đó, Hoa Kỳ nhắm mắt làm ngơ cho phép các nước bạn viện trợ nhân đạo cho CS Hà Nội. Và chính sách đó vẫn còn kéo dài cho tới nay. Hoa Kỳ không bao giờ để Hà Nội ngã theo Trung cộng. Và sắp tới đây, có thể HK sẽ bán hoặc viện trợ vũ khí sát thương cho Hà Nội vì quyền lợi của HK như đã từng viện trợ cho MNVN trước đây. Chính sách của HN cũng rất muốn ngã theo HK nhưng lại sợ mất quyền lực và rất sợ áp lực của Trung cộng.

    Để ngăn chặn sự xâm lấn cũng như xâm lăng hoàn toàn của TC sau này, CS Hà Nội biết mình chỉ có một con đướng là phải có vũ khí nguyên tử thì cộng sản Tàu mới không dám ăn hiếp. Đó là lý do tại sao CSVN quyết tâm nhất định xây nhà máy điện nguyên tử để sau nầy có thể làm bom và HK đã dễ dãi với CS Hà Nội về vẫn đề này.

    Ngược lại, sau khi bang giao vời Trung cộng năm 1979, HK vẫn không coi Trung cộng là bạn và chính sách này vẫn kéo dài cho đến nay. Chính vì không muốn HN ngã theo Trung cộng mà lại không bang giao được với HN nên TT Hoa Kỳ Jimmy Carter lúc bấy giờ đã bật đèn xanh cho Đặng Tiểu Bình tấn công VN hầu gây chia rẽ thâm thù 2 anh CS này để kéo CS Hà Nội theo mình nhưng Hà Nội đã không biết nắm bắt mà lại chạy theo kẻ thù truyền kiếp vừa mới đánh mình là Tàu cộng sau khi chế độ CS Liên Xô sụp đổ.

    Bỏ rất nhiều cơ hội để thoát khỏi ảnh hưởng của Tàu cũng chỉ vì không muốn mất quyền lực và vẫn còn chưa tin tưởng ở HK. Đây cũng là số phận của dân tộc VN bởi sự cai trị ngu dốt của CS Hà Nội.

    kbc3505

  2. bẩy chú lùn says:

    Nhất lé nhì lùn, thằng đặng tiểu bình ngay từ năm 1964 khi đang là phó thủ tướng sang thăm VN thuyết phục VN từ chối viện trợ của Liên xô để tầu bao toàn bộ không được đã dám coi thường cả ông Hồ. Năm 1979 trở mặt xua quân đi đánh VN nhưng ngu xuẩn không hiểu là để dạy cho người khác một bài học theo kiểu ấy thì chính mình cũng sẽ được một bài học.
    Bọn cầm quyền Trung quốc thời nào cũng thế, không bao giờ chịu rời bỏ giấy mộng bành trướng, bá quyền. Lich sử thế giới đã chứng minh các nước đế quốc sinh sau đẻ muộn luôn luôn muốn gây chiến tranh để “chia lại bản đồ thế giưới”. Bọn tầu ngày nay chính là một tên đế quốc lớn sinh sau đẻ muộn nhất của thế giới khoác cái vỏ ngoài “cộng hoà dân chủ nhân dân trung hoa”.
    Thật là vô phúc cho VN ta khi thằng lùn đặng tiểu bình trong cách mạng văn hoá đã bị Giang Thanh cho đi dầy làm công nhân sửa chữa máy kéo rồi lại được khôi phục quay trở lại chính trường. Gia hồi đó thằng này bị hãm hại như Lưu thiếu kỳ thì có lẽ đã không có chiến tranh biên giới 1979.

  3. Minh Đức says:

    Bài viết này trình bày cho thấy chiến tranh biên giới giữa Việt – Hoa năm 1979 không phải chỉ thuần túy là sự đụng độ giữa hai quốc gia mà là sự đụng độ giữa hai khối Liên Xô và Trung Quốc.

    Bài viết đưa ra chi tiết lúc đầu Trung Quốc viện trợ cho miền Bắc rất nhiều rồi đến khi Liên Xô viện trợ cho miền Bắc thì Trung Quốc xúi những người lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đừng nhận viện trợ của Liên Xô mà chỉ nhận viện trợ của Trung Quốc. Khi Cộng Sản Việt Nam không nghe thì Trung Quốc giảm dần viện trợ. Rồi sau 1975, khi Cộng Sản Việt Nam thắng ở miền Nam, thống nhất đất nước thì xảy ra các vụ đụng độ ở biên giới phía Bắc. Đó là do Trung Quốc thấy Cộng Sản Việt Nam không còn nằm trong quĩ đạo của Trung Quốc mà ngả hẳn về phía Liên Xô nên Trung Quốc gây ra các cuộc lấn chiếm ở biên giới gây khó khăn cho Cộng Sản Việt Nam, nghĩa là gây khó khăn cho khối Liên Xô.

    Việc Việt Nam có quân đội đóng tại Lào và Kampuchia sau 1975, ngay cả trước khi xung đột giữa Cộng Sản Việt Nam và Khmer Đỏ xảy ra, là dấu hiệu sự bành trướng ảnh hưởng của Liên Xô tại Đông Dương. Để ngăn chận ảnh hưởng của Liên Xô, Trung Quốc viện trợ cho phe Khmer Đỏ tại Kampuchia. Và phe Khmer Đỏ cũng có tham vọng bành trướng, tìm cách đánh sang Việt Nam. Lợi dụng tình hình tại miền Nam mới bị Cộng Sản Việt Nam cai trị, người dân miền Nam còn nhiều người không phục chế độ Cộng Sản Việt Nam, nhiều người còn chống lại, nên những người lãnh đạo Khmer Đỏ nghĩa là họ có thế đánh chiếm được miền Nam lúc đó.

    Như vậy chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 chỉ là một trong những chuỗi xung đột giữa hai khối Liên Xô và Trung Quốc tại Đông Dương. Trong bài này nói đến sự lo ngại của Đặng Tiểu Bình về ảnh hưởng của Liên Xô tại Đông Dương là xác nhận đây đúng là sự đụng độ giữa hai khối trong phong trào Cộng Sản quốc tế. Cả hai khối đều mang tham vọng bành trướng bằng quân sự. Với sự rút lui của Mỹ ra khỏi Đông Dương thì sự đụng độ của hai khối Liên Xô, Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi.

  4. Nguyễn Khánh Đăng says:

    Tác giả có vẻ không đánh giá chính xác một chi tiết nhỏ, nhưng là điểm then chốt trong cuộc chiến 1979 VN-TC, là vai trò của Mỹ trong cuộc chiến này. Tác giả cho rằng tổng thống Mỹ đã ngăn cản cuộc tấn công của Trung Cộng nhưng không thành công. Tác giả viết “Ngày kế tiếp, họ Đặng đã nhận được một thư viết tay từ Carter, người đã tìm cách can ngăn một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam….

    Chỗ này tôi nghĩ tác giả phân tích sai. Những tiết lộ sau này của tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter cũng như những chiến lược gia của Mỹ khác của Mỹ như Brzezinski, Kissinger, viết về giai đọan này, thì không phù hợp với những gì tác giả viết.

    Tôi nghĩ cặp bài trùng Carter-Brzezinski đã khuyến khích Trung Cộng (TC) đánh VN thì đúng hơn. Và nếu Carter thực sự muốn ngăn cản chiến tranh, thí dụ như hăm dọa tuyệt giao với TC, chắc chắn TC không dám đánh. Tôi còn nghĩ TC đánh VC để “làm quà” cho chuyện được bang giao với Mỹ, cũng như để chứng tỏ thiện chí quyết tâm liên minh với Mỹ để chống lại Liên Xô. Carter khuyến khích TC đánh VN là một đòn phép đối với Liên Xô, và với TC nữa. Nếu Liên Xô đem quân đánh TC, Mỹ mừng nhìn hai tay khổng lồ tiêu hao, cũng như biết khả năng quân sự hai bên như thế nào. Nếu Liên Xô không dám đánh TC, Mỹ biết tiềm lực và ý chí của Liên Xô cỡ nào.

    Sau này, Kissinger viết trong cuốn On China, là vào thời điểm chiến tranh, không ai thấy sự quan trọng của việc bất động binh của Liên Xô, đến mãi sau này mới nhìn ra, là nhờ chuyện này, khối Tây Phương mới biết Liên Xô chỉ có khả năng rất giới hạn trong việc can thiệp quân sự vào vùng xa. Tây Phương cũng biết ý chí của Liên Xô trong việc bảo vệ chư hầu cũng chỉ ở mức độ vừa phải. Chuyện ngồi yên nhìn TC đánh chư hầu VN này làm Liên Xô mất nhiều uy tín với những đồng minh của họ. Kissinger cũng trích lời Lý Quang Diệu, nói rằng việc Trung Cộng đánh VN, song song với việc không động binh của Liên Xô là một biến cố quan trọng và sau này có những hậu quả làm thay đổi hẳn cục diện tình hình ở vùng này.

    Carter viết 2 cuốn hồi ký. Cuốn thứ nhất, Keeping Faith… (1982). Cuốn thứ hai, The Whitehouse Diary (2010) có tiết lộ thêm một chi tiết về hội kiến Đặng-Carter 1979. Tôi xin tóm tắt những gì Carter viết trong hồi ký của ông ta về chuyện gặp gỡ Đặng và bàn về cuộc chiến TC-VN như sau:

    Ngay buổi họp đầu tiên giữa phái đoàn của Đặng Tiểu Bình và ban tham mưu của Carter ở White House, tới lúc gần chấm dứt buổi họp, Đặng đòi họp riêng với Carter về một chuyện quan trọng. Hai bên qua phòng làm việc của Carter. Hai bên chỉ có vài lãnh tụ cao cấp nhất: Đặng và 2 đàn em. Phía Mỹ có Carter, Mondale, Vance, và Brzezinski. Trong buổi họp này, Đặng trình bày kế hoạch đánh VN. Rồi xin Carter ý kiến. Carter chỉ nêu lên vài lý do để “thuyết phục” Đặng đừng đánh, chẳng hạn như VC đã bị cô lập rồi, họ là kẻ hiếu chiến, bây giời TC xâm lăng sẽ bị lên án là kẻ hiếu chiến, hơn nữa Mỹ và TC đều tuyên bố là sẽ đóng góp cho hòa bình và ổn định ở Thái Bình Dương, như vậy đánh CSVN có nhiều điều không hay. (Trong hồi ký, Carter dùng chữ “tried to discourage” Đặng, một chữ nói lên một phản ứng rất nhẹ nhàng) Đặng cám ơn, và nói rằng Tàu không thể bỏ qua láng giềng nào lại quấy rối (“disturbed”) China.

    Carter đề nghị hôm sau họp tiếp, vì đã tới giờ quốc yến.

    Sáng hôm sau, chỉ một mình Carter và Đặng cùng 1 thông dịch họp riêng. Carter bắt đầu buổi họp bằng cách đọc một bài tuyên bố đã viết sẵn, rồi đưa cho Đặng luôn. Bài tuyên bố này tổng kết những lý do đã trình bày hôm qua, nhằm “ thuyết phục” Đặng đừng xâm lăng. Carter nhận xét, Đặng lúc này mới lộ ra vẻ cứng rắn của một người CS, nhất định đánh VN để cho thế giới biết TC không yếu đuối. Sau khi Carter đọc xong lời tuyên bố “không đồng ý” với cuộc xâm lăng của Tàu, Đặng bảo sẽ xét lại đề nghị của Carter, nhưng Carter kể rằng ngay lúc đó, ông biết Đặng đã có quyết định đánh VN rồi.

    Người ta thấy ngay là Jimmy Carter không những đồng ý, mà còn khuyến khích Trung Cộng tấn công Việt Nam. Nếu Carter thực sự không đồng ý cuộc xâm lăng này, đã có màn đập bàn đập ghế, với những lời phản đối quyết liệt gay gắt. Đằng này, Carter đọc sẵn một tuyên bố phản đối, rõ ràng cho Đặng hiểu rằng Carter chỉ phản đối có tính cách hình thức, và lời tuyên bố này chỉ có tính cách tuyên truyền, là trên nguyên tắc, Hoa Kỳ không khuyến khích chiến tranh ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

    Cuốn hồi ký 2, White House Diary (2010), kể thêm một chi tiết quan trọng, mà Carter đã không kể trong hồi ký 1, là trong buổi họp 2 người này, sau khi đọc lời tuyên bố phản đối TC xâm lăng VN, Jimmy Carter cung cấp cho Đặng Tiểu Bình những tin tình báo mới nhất của Hoa Kỳ, tiết lộ những địa điểm đóng quân của “những quân đội đóng chung quanh Trung Cộng.” Và Carter tiết lộ rằng Đặng rất “vồn vã” với tin tình báo Carter cho Đặng. Đây không còn là “tín hiệu” gì nữa, mà là Carter nói với Đặng rất rõ ràng: TC cứ yên tâm đánh VN đi, Mỹ sẽ hỗ trợ tin tình báo.
    (NKĐ)

    • Minh Đức says:

      Ông Jimmy Carter đọc diễn văn không đồng ý tức là không đồng ý rồi. Tổng Thống Mỹ đâu có làm kiểu đập bàn đập ghế quát tháo với khách, mà lại là nguyên thủ quốc gia của một nước lớn. Mỹ cũng không thể làm gì hơn là việc nói không đồng ý vì lúc đó quốc hội Mỹ đã từng cắt viện trợ giúp VNCH thì cũng không thể cấp ngân sách để quân đội Mỹ đánh nhau bảo vệ cho một nước CS. Chủ trương để cho Liên Xô bị sa lầy tại Kampuchia và ở khắp nơi là chủ trương sau này của ông Reagan.

      • Nguyễn Khánh Đăng says:

        @ Minh Đức: Chữ “đập bàn đập ghế” chỉ là một cách nói để bày tỏ sự phản đối. Điều tôi muốn nói là Carter không phản đối Đặng Tiểu Bình tấn công VN như tác giả viết, mà còn là hỗ trợ lão Đặng, chẳng hạn như cung cấp tin tình báo. Ông Carter đọc lời tuyên bố “không đồng ý” chính là đồng ý và khuyến khích Đặng động binh.

        Nhưng bạn đừng nghĩ các nguyên thủ quốc gia gặp nhau là đều mềm mỏng lịch sự. Chắc bạn còn nhớ “the kitchen debate” giữa Nixon và Krushchev? Nixon thì ca ngợi Lý Quang Diệu khi gặp Nixon thì “như con cọp trong chuồng…”. Đặng Tiểu Bình lại là gã ăn nói rất xấc xược, nói toạc móng heo vào mặt người đối thoại. (Kissinger còn viết đểu là “Lão Đặng thường chấm hết câu nói bằng một cú khạc nhổ”. Còn Brzezinski thì giễu cợt về chuyện khạc nhổ của Đặng Tiểu Bình: “Tôi ngồi bên phải ông Đặng, cái ống nhổ thì để dưới chân bên trái ổng làm tôi bớt lo lắng vì biết đâu ông ta nhổ hụt.”)

        Về chuyện bang giao Mỹ-Việt dưới thời Carter, chính Carter sau này cũng phân vân, tự hỏi, nếu Mỹ thiết lập bang giao với VN hồi đó, thì không biết VN có thoát ra khỏi quỹ đạo Liên Xô và biết đâu không xâm lăng Campuchea. Nhưng rồi Carter bảo, Mỹ không thể làm trái với nguyên tắc của nước Mỹ, nghĩa là không thể bang giao với một nước vừa mới xâm lăng một đồng minh của Mỹ.

        Nhưng theo tôi, Carter không bang giao với VN vì có thêm 3 lý do khác: (1) Mỹ thừa biết CSVN chân trong chân ngoài: dùng chuyện bang giao với Mỹ để củng cố thế ngoại giao, nhưng vẫn trung thành thi hành chính sách bành trướng của Liên Xô. (2) Trung Cộng phản đối kịch liệt chuyện Mỹ bang giao với VN. Hồi ấy Mỹ và TC đang trong kỳ đầu tuần trăng mật nên o bế nhau. Và (3) sự phản đối của các cựu chiến binh của Vietnam War.

        @MộtKhucRuot: Nghe anh bạn chê bai tôi ngay từ đầu, cứ tưởng anh bạn viết được gì kha khá. Ai dè nói lòng vòng một hồi lại đồng ý với quan điểm của tôi. Và mấy nhận xét ba lăng nhăng của anh bạn về Carter thì irrelevant trong bài này. Carter làm tới tổng thống mà “tiêu tan sự nghiệp” nỗi gì? Anh bạn nghĩ rằng không thắng cử TT kỳ hai là “tiêu tan sự nghiệp chính trị?” Carter nhu nhược nên không thắng cử, còn Bush cha rất sắt máu cũng vẫn không thắng cử kỳ 2, và cũng “tiêu tan sự nghiệp” luôn? Như vậy nhu nhược hay sắt máu là lý do “tiêu tan sự nghiệp” đây? Anh bạn hiểu biết cỡ nào mà nói một tổng thống Mỹ “ngây thơ”? Muốn biết ai “ngây thơ đáng thương” chỉ cần nhìn vào câu cuối cùng của anh bạn. Té ra một nước nghèo khổ chỉ vì 3 lý do. Việt Nam có nghèo khổ không? VN nghèo chỉ vì “ngu dốt vô học lười biếng thiên tai”? Thế vai trò và phẩm chất của chính quyền, cũng như hệ thống chính trị của VN, anh bạn vất đi đâu?

      • Timsuthat says:

        Ông bạn vẫn cay cú vụ 79, cho là Mỹ là đồng lõa? Đọc sách với lời ông Carter ông cũng vẫn kết luận là Mỹ đã giúp cho TQ?
        Hết thuốc chữa!

        Ông Carter là một TT hiền lành nhất trong thế kỷ 20 của Mỹ! Ông ta sống và làm việc như một thày tu, không giống bất cứ TT hay lãnh đạo nào của Mỹ. Ông có chắc là tin tức ông Carter báo cho ĐT Bình không phải là để “discourage” TQ đừng phiêu lưu tấn công VN không?

        Những người sống trong chế độ bạo tàn, CS, độc tài, không thể hiểu nổi chính trị và con người Mỹ trong hệ thống dân chủ, nên chỉ có những kết luận với một động lực thù hằn, nghi ngờ! Chắc chắn là chính trị Mỹ không phải lúc nào cũng sạch, nhưng trong trường hợp này, ông bạn hoàn toàn lầm!

    • MotKhucRuot says:

      ” Nếu Carter thực sự không đồng ý cuộc xâm lăng này, đã có màn đập bàn đập ghế….”
      Đúng là lời phê bình nhãm nhí , tay NKĐ này nói chuyện sao giống CS rừng Trường Sơn quá ! .
      TT Carter là vị TT khuynh tả nên chính sách cũa ông ta luôn tỏ ra ôn hòa …chính vì sự ôn hòa này đã làm tiêu tan sự nghiệp chính trị cũa ông ta vì LX xem ông ta là một con người nhu nhược , mềm yếu …xâm lăng Afghanistan là một ví dụ . Thời ông ta làm TT , nước MỸ trở nên một con cừu trước mắt những thế lực chống Mỹ trên thế giới , và kết quả , dân Mỹ cho ông ta về vườn chăn vịt . Ông ta là một vị TT ngây thơ , đáng thương .
      Cho dù Ông Carter là một vị TT luôn chống chiến tranh nhưng trước việc hung hăng cũa thế lực CS Liên Xô , VN lúc đó là đồng minh cũa LX , hung hăng xâm lăng Campuchia , mang tham vọng bành trước CNCS , đã làm cho các quốc gia Đông Á lo ngại , Ông Carter không có lý do gì để quyết liệt phản đối TC dạy cho VN một bài học trước những áp lực cũa các quốc gia đồng minh cũa HK tại vùng Đông Nam Á .
      Dĩ nhiên , ĐTB qua Mỹ gặp TT Carter không ngoài mục đích tìm sự hậu thuẫu cũa HK và quan trọng nhất chính là bão đãm TC chỉ dạy cho CSVN một bài học , tức là một cuộc chiến tranh có giới hạn về không gian và thời gian để HK yên tâm và hậu thuẫn . Bỡi vậy , TT CARTER chẳng có lý do gì để phản đối . Đúng , TC đã cho CSVN một bài học đích đáng ….phơi bày chẳng những cho bọn ngu ngốc CSVN và thế giới thấy rõ : LX chỉ là một con cọp giấy , một con cọp yếu đuối , sắp chết .
      Tóm lại , qua cuộc chiến tranh Việt _ Trung , ĐTB đã chơi một nước cờ rất Cao để làm mất mặt Liên Xô , phơi bày cái thân xác yếu đuối cũa LX . Qua đó , chúng ta , những người VN thấy rõ bọn lãnh tụ CSVN là một bọn ngu dốt , vô học , rừng rú nhưng cứ tưỡng mình là Anh Hùng , chỉ làm khỗ người dân VN .
      Có ba lý do chánh mang lại sự nghèo khổ cho một dân tộc : 1. Ngu dốt , vô học . 2. Làm biếng . 3. Thiên tai .

      • Minh Đức says:

        Lý do ông Cater phản đối việc Trung Quốc đánh Việt Nam có thể là vì ông ta không muốn thế lực của Trung Quốc bành trướng tại Đông Dương. Ông ta đã chủ trương bang giao với Việt Nam, nhưng CSVN làm cao từ chối rồi đánh sang Kampuchia. CSVN bị Liên Hiệp Quốc lên án và bị cấm vận. Nhưng không phải vì thế mà ông Carter muốn Trung Quốc đánh xuống Đông Dương và chiếm đóng Đông Dương.

  5. Nếu như trung hoa xâm chiếm đất nước việt nam,đảng cs việt nam chúng tôi sẻ cóng hiến cho trung hoa tất cả,nhưng trung hoa đừng giết đảng viên chúng tôi

  6. Choi Song Djong says:

    Đỗ Mười ! người ta thường nói “nhất lé,nhì lùn,tam hô,tứ sún” trong tứ khốn này thì thằng Tàu có một,số còn lại thêm cho đủ bộ là ở phía ta.Thôi rồi Lượm ơi, dân Nam chỉ còn từ chết đến bị thương.

Leave a Reply to khungdien24@gmai.com