WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhân Văn Giai Phẩm

“Trong một xã hội đã kéo dài hơn nửa thế kỷ về sự mê muội dân trí, về sự độc tài về chính trị, sự lừa dối, sự đầu độc để có sự đồng thuận về vụ NVGP và các nhân vật của nó thật khó như đáy bể mò kim… Nhưng trong đêm tối không phải không có những người đã nhìn thấy ánh sáng của chân lý.”
Lê Hoài Nguyên
Cuối năm 1973, nhà văn Bùi Ngọc Tấn được thả khỏi tù. Lúc đến văn phòng làm thủ tục giấy tờ phóng thích, ông chợt nhìn thấy một tác phẩm của mình trên bàn giấy của những nhân viên công an ở trại:

“Tên hắn in trên bìa sách chứng tỏ điều đó. Như có một ma lực, hắn bước đến chỗ ấy. Hắn buộc miệng kêu to như gặp lại con mình:

-Thưa các ông các bà, đây là sách tôi viết.

Mọi người ngơ ngác…

-Cái gì? Anh nói cái gì?

Hắn cầm lấy cuốn truyện. Bìa có đóng ấu trại. Hắn nhìn mãi vào những tên hắn in trên bìa sách. Thật không tin được. .. Hắn lắp bắp như người ngẹn thở:

-Quyển sách này của tôi.

Cô trung sĩ nhìn giấy tờ của hắn. Rồi lại nhìn tên hắn in trên bìa sách. Cô đưa tờ lệnh tha cho ông Thanh Vân đọc. Ông ngẩn lên nhìn hắn chăm chú từ đầu đến chân. Rồi với giọng hiểu biết:

-Anh lại Nhân văn Giai Phẩm chứ gì?

Báo cáo ông, Nhân văn Giai Phẩm có từ năm 1956, tôi bị bắt năm 1968.

-Thế anh bị bắt về tội gì?

(Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tập I. CLB Tuổi Xanh, Hoa Kỳ: 2000, 127- 129).

 

Từ 1956 đến 1973 là một khoản thời gian khá dài, đủ dài để nhà nước CHXHCNVN biến bốn chữ “Nhân Văn Giai Phẩm ” thành một … tội danh:

- Anh lại Nhân văn Giai Phẩm chứ gì?

Và thêm mười năm sau nữa thì “Nhân Văn đã hoàn toàn bị tẩy sạch” – theo như tường thuật nhà phê bình văn học Thụy Khuê, trong phần lời tựa tác phẩm (*) mới nhất của bà:

“Năm 1984, khi trở về Hà Nội, tôi muốn tìm lại, dù chỉ một dấu vết nhỏ, chứng minh sự hiện diện của Nhân Văn Giai Phẩm trong lòng người dân Bắc. Nhưng vô ích. Tất cả đều đã bị xóa sổ. Kín đáo dò hỏi những người thân trong gia đình sống ở Hà Nội, thuộc thế hệ ‘phải biết’ Nhân Văn, xem có ai còn nhớ gì không? Nhưng không, tuyệt nhiên chẳng ai ‘nghe nói’ đến những cái tên như thế bao giờ: linh hồn Nhân Văn đã bị xóa trong ký ức quần chúng, và như vậy, ‘nọc độc’ Nhân Văn đã hoàn toàn bị tẩy sạch.

Ðó là lý do chính khiến vài năm sau, khi thực sự bước vào nghề cầm bút, tôi đã coi Nhân Văn Giai Phẩm là một trong những nghi vấn văn học hàng đầu, cần phải tìm hiểu. Bài viết đầu tiên của tôi về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, đăng trên nguyệt san Văn Học, California, số 27, tháng 4 năm 1988; tiếp theo là những buổi phát thanh trên đài RFI, trong nhiều chương trình từ 1991 đến 2004, trong số đó có những buổi phỏng vấn các tác nhân chính của phong trào: Lê Đạt, Hoàng Cầm và Nguyễn Hữu Đang.

Cuốn sách này tổng kết công việc tìm kiếm và thu thập các dữ kiện xung quanh phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trong hơn 20 năm, từ 1988 đến ngày nay.”

Thụy Khuê. Ảnh: RFI

Thụy Khuê mô tả thành quả “công việc tìm kiếm và thu thập các dữ kiện xung quanh phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trong hơn 20 năm” của mình bằng tên gọi (khiêm tốn và giản dị) chỉ là một cuốn sách. Thực ra, đây là một công trình biên khảo (dầy đến 957 trang giấy) và chỉ cần xem qua thư mục cũng như phần phụ lục – gồm 164 trang – cũng đủ khiến cho bất cứ ai còn quan tâm đến phong trào Nhân Văn cảm thấy ấm lòng, và bồi hồi xúc động.

Trong buổi tọa đàm bỏ túi – tại toà soạn Diễn Đàn Giáo Dân, vào sáng hôm 03/ 03/2112 – những người hiện diện (Trần Văn Cảo, Nguyễn Đình Cường, Nguyễn Chí Thiện, Trần Nguyên Thao, Trần Phong Vũ … ) đều lặng nhìn tác phẩm, còn thơm mùi mực của Thụy Khuê, với rất nhiều xúc cảm. Cái cảm xúc của những kẻ được chứng kiến cảnh một chiếc tầu chìm (mang theo hàng ngàn sinh mạng, cùng với những di sản vô giá) đã nằm im lìm dưới lòng đại dương – hơn nửa thế kỷ qua – vừa được trục vớt ra khỏi biển sâu.

Nhờ vào sự tận tụy của Thụy Khuê, và một số những đồng nghiệp của bà (trong cũng như ngoài nước: Lại Nguyên Ân, Phạm Thị Hoài …) những tiếng kêu uất nghẹn và những mảnh đời oan khuất – tưởng đã tiêu trầm với thời gian (nay) vẫn còn tươi rói và nguyên vẹn, gần như không thiếu một ai (**).

Thụy Khuê chia tác giả của Nhân Văn Giai Phẩm ra làm hai thành phần khác biệt:

“Loạt bài chính luận trực tiếp định hướng tư tưởng của các nhà trí thức và loạt bài sáng tác dấn thân nói lên khát vọng tự do của các văn nghệ sĩ. Hai thể loại này đan cài và bổ sung cho nhau, tạo nên làn sóng đấu tranh toàn diện cho tự do dân chủ và tự do tư tưởng.”

Cả hai, tất nhiên, đều phải trả giá bằng những đòn thù hung bạo và ti tiện như nhau. Trong khuôn khổ của một trang sổ tay, chúng tôi xin phép sẽ không nhắc đến tên những hung thủ hay thủ phạm (họ không đáng gì để chúng ta phải bận tâm) và chỉ ghi lại đôi nét chính, về vài ba nhân vật (theo thứ tự alphabetique) mà số phận bi đát nhất so với những người đồng cảnh, qua ngòi bút của Thụy Khuê:

-“Thụy An (1916 – 1989) là một khuôn mặt nổi trội, bị kết án nặng nề nhất. Trường hợp của bà giống như một bi kịch Hy Lạp, và cho đến nay, chưa mấy ai hiểu được những khúc mắc ở bên trong.. “

Thụy An. Ảnh:DR

“Thụy An  là ai?

“Là phụ nữ duy nhất, không viết bài cho NVGP, nhưng tên bà bị nêu lên hàng đầu trong ‘hàng ngũ phản động’, bà bị quy kết là ‘gián điệp quốc tế’, lãnh án 15 năm tù cùng với Nguyễn Hữu Đang…”

“Về việc bà chọc mù mắt, dư luận chính thức loan rằng bà bị tai nạn ở mắt, khi đi lao động cải tạo. Chúng tôi hỏi nhà thơ Lê Đạt, người rất thân với bà trong suốt hành trình Nhân Văn Giai Phẩm: có phải trong Hỏa Lò chị Thụy An tự chọc mù mắt? Lê Đạt lặng lẽ gật đầu, không thêm một lời nào cả…”

“Tháng 10/1974 Thụy An được thả theo diện ‘Đại xá chính trị phạm trong hiệp định Paris’, cùng với Nguyễn Hữu Đang. Bà bị trả về quản thúc ở Hoà Xá. Trên đường giải về  làng, khi bị đẩy xuống xe tù, bà bị ném đá. Bà mất ngày 10/6/1989, tại nhà riêng ở đường Lê Văn Sỹ, Sài gòn.”

-“Phùng Cung (1928-1998) đại diện cho tất cả những người bị tù không có án, thậm chí không có lý do, hoặc lý do mơ hồ, khó hiểu, trong danh sách hàng trăm người bị xử lý nặng, hoặc hàng ngàn người, đã ‘liên hệ’ xa gần với NVGP, với nhóm ‘Xét lại chống đảng’ những năm sáu mươi.

Mỗi cá nhân là một trường hợp, là một chân dung bị xoá, bị đưa đi biệt tích, trong cô đơn, đau khổ…”

Nguyễn Chí Thiện (trái) và Phùng Cung. Ảnh:trenews.net

“Dưới mắt Phùng Cung, chính sách đấu tranh giai cấp của đảng cộng sản, được mô tả dưới dạng phân chia giai cấp giữa Chó và Người. Giai cấp mà ông gọi là chó thuộc thành phần những kẻ ‘úp mặt hôn mê liếm lộc’, những kẻ ‘cưỡng bức ngữ ngôn’, những kẻ ‘tình nguyện trọn kiếp bút nô’, những kẻ ‘ngợi ca tội ác’… Và trong bối cảnh, chó đô hộ người, các công tác dò thám, hãm hại, thủ tiêu, đạt đỉnh điểm. Sự triệt tiêu văn hoá trở thành quốc sách.Chưa một ngòi bút nào đi xa đến thế trong việc mô tả xã hội độc trị…”

“Bài Nghe đêm gói trọn nỗi cô đơn cuối đời của con người bị lưu đầy, vì chữ nghiã, từ tuổi thanh niên đến lúc đầu bạc:

Đêm chợt nghe
Trong gối vọng tiếng ru
Lắng tai mới rõ
Tiếng tóc mình chuyển bạc …

Đó là sự cô đơn của kẻ một mình một ngựa trên hành trình mở nước và dựng nước về phía văn hóa, tình nước và tình người.”

-“Nguyễn Hữu Đang (1913-2007) là một trong những khuôn mặt trí thức dấn thân tranh đấu cho tự do dân chủ can trường nhất trong thế kỷ XX. Là cột trụ của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, Nguyễn Hữu Đang đã bị bắt, bị cầm tù, bị quản thúc và mất quyền tự do phát biểu trong 59 năm, từ tháng 4/ 1958 đến tháng 2/2007, khi ông mất…”

Nguyễn Hữu Đang. Ảnh: congdongnguoiviet.fr

“Sau thời kỳ quản thúc ở Thái Bình, được về sống tại Cầu Giấy, ngoại ô Hà Nội, ông vẫn bị ‘chăm sóc’ kỹ càng. Điện thoại của ông, cũng như của các thành viên cựu Nhân Văn đều bị kiểm soát, nhưng riêng ông, ông không được phục hồi quyền phát biểu, tức là không được quyền trả lời phỏng vấn công khai như những người khác…”

“Nguyễn Hữu Đang là một khuôn mặt chính trị, văn hoá và đấu tranh, hiếm có trên chính trường Việt Nam dưới chế độ cộng sản. Một người theo đảng từ lúc 16 tuổi, hiểu rõ hơn ai hết quy luật tuân thủ của một cán bộ cộng sản. Nhưng ông đã đi ra ngoài trật tự ấy. Nguyễn Hữu Đang luôn luôn giữ vị trí tự do trong hành động cũng như tư tưởng của mình. Chính trong tư thế tự do ấy, ông đã đứng lên lãnh đạo phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, đã tạo được một thời kỳ sôi nổi, trong vòng bốn tháng, trí thức và văn nghệ sĩ, dám nói, dám viết những điều mình nghĩ, dám chủ trương cải tiến xã hội Việt Nam thành một nước dân chủ theo đà tiến của thế giới bên ngoài.”
“Nhưng Nguyễn Hữu Đang đã thất bại. Sự thất bại của Nguyễn Hữu Đang cũng là sự thất bại chung của một dân tộc. Và hậu quả kéo dài đến ngày nay: nước Việt là một trong những nước cuối cùng, ở thế kỷ XXI, vẫn còn chưa biết nhận diện, để đòi hỏi những quyền cơ bản và tất yếu nhất của con người, đầu tiên là quyền tự do tư tưởng.”
Công trình biên khảo của Thụy Khuê không chỉ giới hạn vào phong trào Nhân Văn.

Trong phần lời tựa, bà cho biết thêm:

“Trong quá trình làm việc, có những ngã rẽ bất ngờ: khảo sát về Phan Khôi, tôi thấy sau khi đi Pháp về, Phan Châu Trinh giao cho Phan Khôi nhiệm vụ viết lại lịch sử đời mình, từ đó, phải tìm hiểu về những ngày Phan Châu Trinh ở Pháp, dẫn đến mối tương quan giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh, người tự nhận là lãnh tụ đầu tiên của phong trào Việt kiều Yêu Nước.”

“Tôi tìm đọc nguyên văn tiếng Pháp các bài viết ký tên Nguyễn Ái Quốc, mới thấy tác giả những bài viết này phải là người biết tiếng Pháp rất sâu và có văn tài; không thể là người mà Trần Dân Tiên mô tả trong cuốn hồi ký ‘Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch’. Vậy có một sự giả mạo lịch sử quan trọng cần phải tìm hiểu đến nguồn cội. Đó là lý do tại sao có phần biên khảo về Vấn đề Nguyễn Ái Quốc trong cuốn sách này.”

“Sự giả mạo lịch sử quan trọng” này, và công việc “tìm hiểu đến nguồn cội” của Thụy Khuê đã đưa đến lời khẳng định của bà, ở đầu chương 16, như sau:

“Tiểu sử Hồ Chí Minh là một bí mật. Chỗ nào ông muốn viết (hoặc sai người viết), chỗ nào giấu đi hoặc thêm thắt vào, đều có chủ đích rõ ràng. Và ông không hề ngần ngại nhận mình là tác giả những bài viết và những công trình không phải của ông. Trong phạm vi khảo luận này … chỉ chú ý đến thời kỳ Nguyễn Tất Thành ở Pháp, từ 1919 đến1923. Thời gian này, ông tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và chính những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc đã xây dựng nên huyền thoại Hồ Chí Minh.”
Về cú “knockout” vô cùng ngoạn mục này của Thụy Khuê (kể như đã chấm dứt vĩnh viễn sự nghiệp giả trá của một nhân vật lịch sử vào bậc quan trọng nhất ở Việt Nam) chúng tôi xin được phép để dành cho những trang sổ tay kế tiếp, cũng trên diễn đàn này.

© Tưởng Năng Tiến

© Đàn Chim Việt

————————————-

(*) Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc, biên khảo của Thụy Khuê, sách dầy 976 trang, bìa cứng, Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2012, giá bán 40 M.K, có thể đặt mua theo địa chỉ sau:
-Tủ Sách Tiếng Quê Hương
P.O.Box 4653
Fall Church, VA 22044
- Email: info@tiengquehuong.com

(**) Theo chỗ hiểu biết của chúng tôi, trong công trình biên khảo này, chị Thụy Khê đã không nhắc đến một số tên tuổi quen thuộc khác, cũng có liên quan ít nhiều đến phong trào Nhân Văn như Bùi Quang Đoài, Thanh Châu, Hoàng Huế, Hoàng Yến, Hữu Loan, Tạ Hữu Thiện … Tuy nhiên, nếu nói theo Lê Đạt (“…ở đất nước Việt Nam, những người đau khổ vì Nhân Văn chắc rất nhiều, không thể đếm xuể được”) thì sự sai sót – dù vì bất cứ lý do gì – là điều rất khó tránh khỏi.

 

 

8 Phản hồi cho “Nhân Văn Giai Phẩm”

  1. THOMAS CHU says:

    Tưởng Năng Tiếng ơi,sao bạn lại đem tác phẩm “NVGP”do tác giả Thụy Khuê mà bàn loạn. Tác giả Thụy Khuê mà có kẻ nào gọi là “Nhà Phê Bình”…Phê bình cái gì ? Xin mời bạn Tưởng Năng Tiến ghé qua bên
    “Tiền Vệ” lục lại bài viết của tác giả Chu Hà và Hoàng Ngọc Tuấn xét xử vệ vụ tác giả Thụy Khê viết về bài ca sĩ Thái Thanh với tiếng/giọng hát “lên trời”…Ai ban phép cho tác giả Thụy Khuê là nhà phê bình Văn Học?
    Hãy định lại mình là ai?Chớ có viết bừa?Rác nhiều quá rồi.Xin chớ xả rác trên văn học nữa.
    tchu.

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Đừng vội bức xúc như rứa bạn ui

      Tưởng tiên sinh vốn có máu hài, quen viết tếu lâu ngày nên nó thấm sâu vào thịt da xương máu. Lần này tiên sinh họ Tưởng tên Tiến ý hẳn là đùa dai bà con í mà !
      Tiên sĩ chơi trò đọc thơ Đường tứ tuỵêt, gọi là “vẽ mây nẩy trăng”. That means phải đọc tớ và phải hiểu tớ giữa hai hàng chữ,

      Ô hô ai tai ai tai ai tai ! Giới thiệu sách mới với phê bình văn nghệ khác nhau xa lắm ! Dù sao cũng đừng bao giờ trộn lẫn chính trị vào văn nghệ, làm càng thêm rối truyện. Tưởng tiên sinh từ nay về sau nên cẩn thận hơn nữa nhá.

      Văn nghệ là văn nghệ và chính trị là chính trị. Hãy cứ để “nghệ thuật vị nghệ thuật”, chớ đừng buộc “văn nghệ vị nhân sinh”, mà kỳ thật là biến văn nghệ thành cái loa tuyên truyền cho chính trị, với đám văn nghệ sĩ tuyền là công chức nhà nước cúc cung phục vụ chế độ. Nói rõ ra đó là một bầy văn nô, loại “gia cầm gia súc” lúc buộc lúc thả lỏng chạy rong trong sân và ao nhà.

      Vụ án văn chương Nhân văn Giai phẩm tự nó đã toát lên cái giá trị riêng. Việc gì mà phải chờ đến bà Thụy Khê bỏ công ngâm kíu chứ.
      Ấy cứ xem cụ Hoàng Văn Chí đem đăng trọn nguyên văn không thay đổi một câu một chữ các tác phẩm thời đó trong tác phẩm TRĂM HOA NỞ TRÊN ĐẤT BẮC, cũng đủ biến thành một bản cáo trạng chống Cộng hùng hồn, đầy sức thuyết phục !

      Này nhé bài thơ Nhất Định Thắng của Trần Dân ai mà không nhớ nhất câu TÔI BƯỚC ĐI KHÔNG THẤY PHỐ THẤY NHÀ / CHỈ THẤY MƯA SA TRÊN MẦU CỜ ĐỎ.

      Hay Phùng Quán trong Lời Mẹ Dặn với các câu thơ đầy khuôn vàng thước ngọc về đạo làm người:

      Yêu ai cứ bảo là yêu
      Ghét ai cứ bảo là ghét
      Dù ai ngon ngọt nuông chiều
      Cũng không nói yêu thành ghét
      Dù ai cầm dao dọa giết
      Cũng không nói ghét thành yêụ
      Tôi muốn làm nhà văn chân thật, chân thật trọn đời
      Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
      Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
      Bút giấy tôi ai cướp giật đi
      Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.
      (1957)

      Những bài văn xuôi đáng kể như ÔNG NĂM CHUỘT hay CÂY CỘNG SẢN của Phan Khôi thật … ác liệt chưa từng thấy. Cũng như ÔNG BÌNH VÔI, CON NGỰA GIÀ CỦA CHÚA TRỊNH ….

      Ôi thôi kể ra không hết ở đây bạn hỡi.

      Kết, Tưởng tổng tài (nickname do tôi đặt vì ông có thói quen mấy thập niên qua là, thường xuyên gói ghém gởi quà gồm tiền và thuốc men về giúp dissidents trong nước) lần này hố to !

      Lão Ngoan

      =====

      Phụ Chú: (tìm được trong internet)

      (…)
      Nhân văn và các ấn bản Giai phẩm ra đời có sức cuốn hút mạnh mẽ nhiều tầng lớp bạn đọc đặc biệt là giới trí thức, sinh viên.

      Trong lời nói đầu cho số báo đầu tiên nhan đề “Mấy dòng ra mắt của Nhân văn có đoạn “Vào lúc Đảng và Chính phủ đang có kế hoạch phát triển văn hoá, cải thiện sinh hoạt xã hội, chúng tôi cho ra tờ báo Nhân văn để đóng góp một phần nhỏ mọn vào công việc đó. Vì vậy nên phát ngôn luận chủ yếu của nó được nêu lên là văn hoá và xã hội…..Hứa nhiều mà làm ít, không bằng hứa ít mà làm nhiều. Lấy lời nói để được tín nhiệm, không bằng lấy việc làm để được tín nhiệm. Bởi vậy chúng tôi khi bắt đầu ra mắt bạn đọc, nói ít mà hứa cũng ít”.
      Ngày đầu tiên phát hành báo Nhân văn tại Hà Nội, đúng là một ngày hội của quần chúng, như nhà thơ Lê Đạt kể lại : “Đời tôi chưa bao giờ thấy một tờ báo được hoan nghênh như thế. Tức là khi số 1 Nhân văn từ nhà in Xuân Thu (nhà in này ở phố Hàng Bông) ra đến Nhà hát lớn vào khoảng độ gần 2 cây số có khi người bán báo phải đi đi về về đên 10 lần để lấy báo tại vì đã bán hêt ngay và người ta lấn cả ra đường để mua, thậm chí người ta đưa tiền ra mà không ai lấy tiền thừa trả lại cả! Lúc đó tôi đứng đấy, tôi nhìn tôi mới thấy đúng là “Ngày hội của quần chúng”….Báo vừa ra là người ta lấy hết, lại vào lấy, cứ liên tục như thế mà chẳng phải quảng cáo gì cả.”

      Chính sự đón nhận ấy lại hóa ra là một dấu hiệu xấu cho Nhân Văn, chẳng khác nào cây gỗ quý thì mới bị đốn để sử dụng. Một trong những cách đối phó của nhà cầm quyền cộng sản là kiếm cách mua chuộc người Chủ nhiệm kiêm Chủ bút báo Nhân Văn. Họ cử cụ Phan Khôi làm đại diện Hội Văn nghệ miền Bắc qua Bắc Kinh (Trung Quốc), tham dự lễ kỷ niệm lần thứ 20 ngày mất của Lỗ Tấn (1881-1936) vào tháng 10/1956. Ra nước ngoài là một đặc ân dưới chế độ cộng sản lúc bấy giờ. Ngay tại Trung Quốc, cụ cũng không nhân nhượng, và đã tranh luận với cán bô Trung Cộng về chủ nghĩa Mác-xít. Khi trở về nước, cụ Phan Khôi không thay đổi quan điểm, tiếp tục điều hành tờ báo Nhân văn.

      Cuối năm 1956, để tăng thêm quyền uy của mình, Tố Hữu (lúc đó là Bí thư Trung ương Đảng, cầm đầu Ban Tuyên huấn) mỗi lần nói đến báo Nhân văn và các tập Giải phẩm thường trích dẫn câu nói mà ông ta nói là của Hồ Chí Minh. Theo ông ta buộc tội Nhân văn – Giai phẩm Hồ Chí Minh chì rõ : “Đó là những hạt giống xấu gieo trên miếng đất của những tư tưởng sai lầm”.

      Phan Khôi không có nhiều bài đăng trên báo Nhân văn, nhưng ông bị ghép tội vì là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút, là một trong 4 người trụ cột của báo Nhân văn. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ phản ứng quyết liệt nhất đối với ông vì những tác phẩm ông đăng trên các báo khác và cả những tác phẩm chưa được công bố như truyện ngắn “Cây cộng sản” trong tập Nắng chiều, Tiếng nói sang sảng, cái đinh của Tập 1 Giai Phẩm Mùa Thu, xuất bản tại Hà Nội ngày 29//8/1956 là bài viết của cụ Phan Khôi, mang tựa đề “Phê bình lãnh đạo văn nghệ”, dài 14 trang (khi in thành sách), cỡ chữ nhỏ. Trong bài nầy, phần dẫn nhập, Phan Khôi viết rằng trong thời gian chiến tranh, các văn thi sĩ chỉ nghĩ đến kháng chiến, nên sẵn sàng hy sinh, chín bỏ làm mười, không ai thắc mắc gì cả. Tuy nhiên, sau năm 1954, trở về Hà Nội, “lãnh đạo văn nghệ thành ra vấn đề, quần chúng văn nghệ thắc mắc với lãnh đạo.” Phan Khôi đưa ra ba vấn đề chính để phê bình. Đó là tự do của văn nghệ sĩ; vụ Giai PhẩmMùa Xuân và Giải thưởng văn học 1954 – 1955.

      (…)
      Khi phê bình lãnh đạo văn nghệ, cụ Phan Khôi phê bình luôn sự lãnh đạo của Đảng (hồi đó đảng cộng sản mang tên Đảng Lao động Việt Nam), bởi vì lãnh đạo văn nghệ là đảng đoàn trong Hội nhà văn, trực thuộc hệ thống đảng. Phê bình chế độ mình đang sống. cụ Phan Khôi viết: “Dưới chế độ tư sản, sự đối lập là thường: nhân dân đối lập với chính phủ, công nhân đối lập với chủ xưởng, học sinh đối lập với nhà trường… Nhưng ở dưới chế độ của chúng ta, về mọi phương diện, yêu cầu phải không đi đến đối lập, hễ còn đối lập là còn hiện tượng không tốt, cái triệu chứng không tốt. Một nước mà không có tiếng nói đối lập có nghĩa là một nước thiếu dân chủ hay độc tài”.

      Bài báo của cụ Phan Khôi làm xôn xao dư luận Hà Nội. Báo Thời Mới, một tờ báo tư nhân còn sót lại ở Hà Nội lúc đó, do Hiền Nhân chủ trương, đã gọi bài viết của cụ Phan Khôi là một quả bom tạ, thả ngay tại Thủ đô Hà Nội. Có người thốt lên rằng chín mười năm nay mới được nghe tiếng nói sang sảng của cụ Phan Khôi.

      Trong cuộc mít tinh tại Quảng Nam tổ chức sau khi Việt Minh cướp chính quyền và thành lập Chính phủ Dân chủ Cộng hòa ngày 2-9-1945, nhà cầm quyền Việt Minh lâm thời ở Quảng Nam mời Phan Khôi lên diễn đàn phát biểu ý kiến. Cụ hoan nghênh nền độc lập dân tộc, nhưng khẳng khái tuyên bố không đồng tình với con đường chủ nghĩa cộng sản.
      (…)

    • Lão Ngoan Đồng says:

      THƯA BÀ CON,

      THEO TÔI ĐÂY LÀ MỘT TUYỆT CHIÊU CỦA ĐOÀN GIỎI, ĐỂ GIỚI THIỆU TÁC PHẨM TỐ CÁO TỘI ÁC CS CÒN ĐANG TRONG DẠNG BẢN THẢO CỦA PHAN KHÔI.

      Không có Đoàn Giỏi chúng ta sẽ không được thưởng thức tài nghệ tuyệt luân cùng sự can đảm vô song của vi lão tướng PHAN KHÔI, vốn sinh trưởng nơi vùng đất địa linh là Quảng Nam :-) !

      Qua vụ việc trên có người làm vè chê Đoàn Giỏi, nhưng tôi nghĩ ĐG quả thức là giỏi !

      Wikipedia:
      Tương truyền, các nhà văn miền Nam tập kết, cùng cư trú tại nhà số 19 Tôn Đản, Hà Nội đã có câu đối giễu Đoàn Giỏi: “Ở Trung Quốc, có ông Tào Ngu mà giỏi; Ở Việt Nam có ông Đoàn Giỏi mà ngu”…

      Nếu ai dã từng thích thú theo dõi phim truyền hình nhìều tập ĐẤT PHƯƠNG NAM của trung tâm nghe nhìn thành Hồ, cũng nên biết thêm là nó phỏng theo tác phẩm nổi tiếng ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM của Đoàn Giỏi, có sự cố vấn làm phim của Sơn Nam.

      Tóm lại, đó là một thời kỳ nở rộ văn nghệ, cũng đặc sắc chả khác gì thời tiền chiến ở nước ta. Biết bao nhân tài văn nghệ xuất hiện trong môi trường bão tố ấy. Chứng tỏ các THẦN TRÍ VIỆT thời nào cũng hiện diện. Khi có cơ hội là đơm hoa kết trái khoe hương khoe sắc

      Lão Ngoan Đồng

      =====

      GHI CHÚ: (tài liệu từ Internet)

      Sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm năm 1956 và sau việc nhà cầm quyền Hà Nội không cấp giấy phép cho in tập Nắng chiều vào năm 1957, cụ Phan Khôi bị những cán bộ cộng sản, có người mới ngày nào là bạn văn bút của cụ đả kích mạnh mẽ. Trên báo Nhân Dân số 1501, ngày 12/4/1958, Thế Lữ, tác giả bài thơ nổi tiếng “Hổ nhớ rừng” đã lên án:“…Phan Khôi phản cách mạng, ngấm ngầm chống Đảng lãnh đạo cách mạng từ trong kháng chiến. Đó là việc hiện giờ ta thấy rõ hiển nhiên”

      Cụ Phan Khôi còn bị đả kích tiếp trên báo Văn Nghệ số 15, tháng 8/1958. Lần nầy, Đoàn Giỏi phê phán “Tư tưởng phản động trong sáng tác của Phan Khôi”. Chính nhờ bài phê bình của Đoàn Giỏi mà bàn dân thiên hạ mới biết được phần nào nội dung tập sách Nắng chiều của Phan Khôi.

      Bài báo của Đoàn Giỏi cho biết Nắng chiều gồm hai phần: truyện ngắn và tạp văn. Phần thứ nhất gồm ba truyện ngắn” “Cầm vịt”, “Tiếng chim”, và “Cây cộng sản”. Phần thứ hai gồm bốn tạp văn mà Phan Khôi cho là đã chép lại sự thực chứ không phải tiểu thuyết. Đó là “Thái Văn Thu”, “Ông Năm Chuột”, “Chuyện ba ông vua Kiền Long, Quang Trung và Chiêu Thống”, và “Nguyễn Trường Tộ.

      Trong truyện ngắn “Cây cộng sản”, Phan Khôi mô tả lọai cầy này như sau: “’Có một thứ thực vật cũng như sen Nhật Bản ở xứ ta, trước kia không có mà bây giờ có rất nhiều. Đâu thì tôi chưa thấy, chỉ thấy ở Việt Bắc không chỗ nào là không có..”

      Sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm năm 1956 và sau việc nhà cầm quyền Hà Nội không cấp giấy phép cho in tập Nắng chiều vào năm 1957, cụ Phan Khôi bị những cán bộ cộng sản, có người mới ngày nào là bạn văn bút của cụ đả kích mạnh mẽ. Trên báo Nhân Dân số 1501, ngày 12/4/1958, Thế Lữ, tác giả bài thơ nổi tiếng “Hổ nhớ rừng” đã lên án:“…Phan Khôi phản cách mạng, ngấm ngầm chống Đảng lãnh đạo cách mạng từ trong kháng chiến. Đó là việc hiện giờ ta thấy rõ hiển nhiên”

      Cụ Phan Khôi còn bị đả kích tiếp trên báo Văn Nghệ số 15, tháng 8/1958. Lần nầy, Đoàn Giỏi phê phán “Tư tưởng phản động trong sáng tác của Phan Khôi”. Chính nhờ bài phê bình của Đoàn Giỏi mà bàn dân thiên hạ mới biết được phần nào nội dung tập sách Nắng chiều của Phan Khôi.

      Bài báo của Đoàn Giỏi cho biết Nắng chiều gồm hai phần: truyện ngắn và tạp văn. Phần thứ nhất gồm ba truyện ngắn” “Cầm vịt”, “Tiếng chim”, và “Cây cộng sản”. Phần thứ hai gồm bốn tạp văn mà Phan Khôi cho là đã chép lại sự thực chứ không phải tiểu thuyết. Đó là “Thái Văn Thu”, “Ông Năm Chuột”, “Chuyện ba ông vua Kiền Long, Quang Trung và Chiêu Thống”, và “Nguyễn Trường Tộ.

      Trong truyện ngắn “Cây cộng sản”, Phan Khôi mô tả lọai cầy này như sau: “’Có một thứ thực vật cũng như sen Nhật Bản ở xứ ta, trước kia không có mà bây giờ có rất nhiều. Đâu thì tôi chưa thấy, chỉ thấy ở Việt Bắc không chỗ nào là không có..”

      Theo Phan Khôi, có nơi gọi loại cây nầy là “cỏ bù xít”, vì nó có mùi hôi như con bọ xít, có nơi gọi là “cây cứt lợn”, hoặc “cây chó đẻ”. Ông nói rằng những tên đó đều không nhã nhặn tý nào, người có học không gọi như vậy, mà nên gọi là “cây cộng sản”.
      Phan Khôi viết tiếp :“…Không mấy lâu rồi nó mọc cả đồn điền, trừ khử không hết được, nó lan tràn ra ngoài đồn điền. Cái tình trạng ấy bắt đầu có trong những năm 1930-1931 đồng thời với Đông Dương Cộng sản Đảng họat động, phong trào cộng sản cũng lan tràn nhanh chóng như thứ cây ấy, cũng không trừ khử được như thứ cây ấy, cho nên bọn Tây đồn điền đặt tên nó là “herbe communiste”, đáng lẽ dịch là cỏ cộng sản, nhưng nhiều người gọi là cây cộng sản. Nó còn có một tên rất lạ … Hỏi ông già Thổ mà Phan Khôi hỏi chuyện tên nó là cây gì, ông nói tên nó là “cỏ cụ Hồ”. Thứ cỏ nầy trước kia ở đây không có, từ ngày cụ Hồ về đây lãnh đạo cách mạng, thì thứ cỏ ấy mọc lên, không mấy lúc mà đầy cả đường sá đồi đống, người ta không biết tên nó là gì, thấy nó cùng một lúc với cụ Hồ về thì gọi nó như vậy…”

      Các truyện ngắn và tạp văn trong tập Nắng chiều đều bị bài báo của Đoàn Giỏi cho là mượn chuyện người xưa để xỏ xiên đời nay. Thông thường, người ta chỉ phê bình một quyển sách khi đã được in ấn và phát hành. Đàng nầy, tập Nắng chiều bị cấm đoán và không được phép in thành sách, vẫn còn trong dạng bản thảo, mà Đoàn Giỏi cũng đem ra phê bình, Trong khi phê bình, Đòan Giỏi lại trích dẫn những đọan văn sỉ nhục chế độ cộng sản. Chính vì lẽ đó, sau khi viết bài phê phán Phan Khôi, Đoàn Giỏi bị kiểm điểm và bị kết tội giả vờ kiếm cớ phê phán Phan Khôi, để giới thiệu Nắng chiều cho mọi người biết một cách khái quát, nhằm bêu xấu chế độ. Sau đó, không thấy Đoàn Giỏi xuất hiện trên văn đàn.

  2. LÃO NGOAN ĐỒNG says:

    Thưa bà con,

    Đọc bài giới thiệu của Tưởng Năng Tiến cách đây vài ngày, tôi định bàn loạn chơi, nhưng rồi lại thôi, bởi thấy có nhiều việc cần làm hơn.
    Hôm nay rảnh rỗi nên gõ phím góp ý chút chơi, nhất là mới vào blog Nhật Tuấn xem được bài viết về Nguyễn Tuân.

    1/
    “Tháng 10/1974 Thụy An được thả theo diện ‘Đại xá chính trị phạm trong hiệp định Paris’, cùng với Nguyễn Hữu Đang. Bà bị trả về quản thúc ở Hoà Xá. Trên đường giải về làng, khi bị đẩy xuống xe tù, bà bị ném đá. Bà mất ngày 10/6/1989, tại nhà riêng ở đường Lê Văn Sỹ, Sài gòn.” (sic)

    Thật đáng tiếc là chưa ai chịu khai thác kỹ về bà Thụy An, một trọng phạm trong vụ Nhân Văn Giai phẩm. Bà sống ở Sài Gòn và mãi đến 1989 mới chết đấy nhé.
    Việt kiều lại là nhà nghiên cứu như Thụy Khê lại không tìm hiểu gì thêm được sao nhỉ. Đáng tiếc thật.

    2/
    Rất tiếc tôi không đọc được tác phẩm dầy cộp trên của bà Thụy Khê, Mà nói thực tôi cũng không bỏ tiền mua để đọc đâu. Bởi tôi nghiệm thấy ở ta chưa có một nhà phê bình văn học đúng nghĩa nào cả trong thời đương đại.

    Không tin tôi ư ? Cứ đọc trong blog Nhật Tuấn bài viết mới nhất về Nguyễn Tuân là thấy ngay cái lối phê bình của bà Thụy Khê ra sao !

    [trích]
    Đó là vào dịp đi thực tế sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Thực ra trong vụ này, Nguyễn Tuân cũng có “tham gia “ vài bài như “Quanh việc phê bình tờ báo Văn”, “Phê bình nhất định là khó”, Tìm hiểu Sê-khốp, Cây Hà Nội v.v.” nhưng cũng chỉ ở mức độ “em xin thưa lại với Đảng” kiểu như “ tình trạng lệch lạc trên mặt sáng tác của báo Văn là do trình độ yếu” hoặc “ đến với nghệ phẩm , anh đến với nó mà anh tham lam quá đáng hoặc hung hăng một cách không cần thiết thì nó biến mất” …thượng số chỉ thế , chứ chẳng phải đòi tự do sáng tác, đòi dân chủ gì ghê gớm như bà Thuỵ Khuê đã viết trong “Thi pháp Nguyễn Tuân” :
    “Thời kỳ Nhân văn giai phẩm, Nguyễn Tuân trở lại với tính nghệ sĩ cứng đầu, viết những bài tiểu luận khá ngang tàng, phê bình chế độ và một số lãnh đạo văn nghệ “.

    Ôi chao là ngộ nhận, bởi lẽ ngay sau khi được đồng chí Như Phong ( GĐ NXB Văn Học) uốn nắn trên báo Nhân Dân, đầu chẳng cứng mà khí phách cũng chẳng ngang tàng (từ sau cách mạng chưa bao giờ chàng có được cả hai phẩm chất này để mà “trở lại”), Nguyễn Tuân sám hối ngay một bài “ Nguyễn Tuân tự phê bình” in trên Văn Nghệ, tự nhận “hồi Nhân văn Giai Phẩm tôi đã có sai lầm hữu khuynh…”,”trong lòng mình thẩm lậu một con đê chưa hàn khẩu” (riêng câu này, bà Thuỵ Khuê có thể dùng để minh chứng thêm cho cái bà gọi là “thi pháp Nguyễn Tuân”, nhưng “thi pháp” nào cũng còn có ý nghĩa gì khi nó gói ghém một điều giả dối ?), thành khẩn không thua gì trong “Lột xác”, báo cáo thu hoạch sau đợt học tập chính trị hồi còn ở Việt Bắc.

    (…)
    Rồi thì “ Tôi đi giữa Hà Nội hôm nay đã chói thắm Huân chương Độc Lập hạng Nhất. Hà Nội phấn khởi đón mừng Huân Chương thi đua lập thành tích mới…Hoa sấu vẫn nở vãi vương khắp thủ đô tưng bừng chiến thắng…”.

    Lậy đức Chuá nhân từ, máu đổ, người chết, nhà sập…bao nhiêu bi thương đó ông không thấy , chỉ thấy có “thành tích với huân chương” ? Phải chăng tâm hồn nghệ sĩ của “ thiên tài Nguyễn Tuân” ( nói theo bà Thuỵ Khuê) đã trơ như đá , rắn như sắt, cứng như thép mất rồi.

    Người ta có thể tôn vinh Nguyễn Tuân như một “phù thuỷ ngôn từ”, một “Thần bút và một thi pháp đặc biệt “ (bà Thuỵ Khuê), người ta có thể ví ông như “một nhà làm xiếc chữ ở trên dây”, tiếc thay, từ sau năm 1945, cái dây đó đã đặt xuống đất rồi mà ông cứ vờ như nó vẫn dăng cao để ông cứ còn uốn éo mãi trên cả ngàn trang chữ.

    Phải chăng đó là “thi pháp Nguyễn Tuân” theo nghiên cứu của bà Thụy Khuê ?

    Tuy không có di cảo “tái nhận thức” như Nguyễn Khải, Chế Lan Viên …nhưng những năm cuối đời , ông không còn viết những trang “hùng tráng ” như “Hànội ta đánh Mỹ giỏi” nữa.

    (…)
    Nhìn rõ những bước lận đận của Nguyễn Tuân, nhà thơ Xuân Sách đã làm thơ chân dung ông :
    “Vang bóng một thời đâu dễ quên,
    Sông Đà cũng muốn đẩy thuyền lên
    Chén rượu Tình rừng cay đắng lắm
    Tờ hoa lại trút lệ ưu phiền”
    [hết trích]

    Lão Ngoan

    TB:
    Đó là mới mổ sơ sơ thôi, chứ mổ kỹ chắc là …. thôi không ngôn nữa làm chi cho mệt !
    Ờ ta xưa nay làm gì có phê bình đúng nghĩa, chỉ có mỗi trò chơi VĂN CHƯƠNG THÙ TẠC !
    Tôi viết bài bốc anh chị, lần sau anh chị nhớ nợ cũ mà bốc tôi với nhé.
    Hay mày chửi sách/bài của ông/ bà à, lần sau mày ra sách viết bài ông/bà phạng .. chết mẹ nhe con !

  3. xoathantuong says:

    Chân tướng của “Tuyển tập Mao Trạch Đông”
    Dương Danh Dy giới thiệu

    http://www.doithoaionline2.blogspot.com.au/2012/03/normal-0-false-false-false-en-us-x-none_66.html

    “Tuy nhiên 44 năm sau, qua sự thẩm tra, khảo chứng của các ngành có liên quan, ngưòi ta đã phát hiện trong hơn 160 bài trong 4 tập “Mao tuyển” , chỉ có 12 bài do Mao Trạch Đông tự viết và 13 bài được ông sửa chữa,”

    12 tập sách của Hồ Chí Minh toàn tập chắc cũng vậy. Vơ vét của t/g này t/g kia rồi nhét đại vào. Ai còn lạ gì về cá tính chôm chĩa thơ văn của người khác của ông Hồ.

    • NGÀN KHƠI says:

      HOAN HÔ

      Hoan hô Các Mác thương người
      Muốn đời giải phóng, khiến đời quay lui
      Oai hùng có Stalin
      Tranh hùng, ai sánh họ Mao mấy người
      Văn chương sự nghiệp ở đời
      Toàn điều cóp nhặt khiến đời oái ăm
      Tuyên truyền lừa dối nhân dân
      Tội này đích thị phải nên công đầu !

      NON NGÀN
      (21/3/12)

  4. VOVY says:

    HỌ đã trở thành những CON NGƯỜI BẤT TỬ

    Trích bài chủ
    “Nguyễn Hữu Đang là một khuôn mặt chính trị, văn hoá và đấu tranh, hiếm có trên chính trường Việt Nam dưới chế độ cộng sản. Một người theo đảng từ lúc 16 tuổi, hiểu rõ hơn ai hết quy luật tuân thủ của một cán bộ cộng sản. Nhưng ông đã đi ra ngoài trật tự ấy. Nguyễn Hữu Đang luôn luôn giữ vị trí tự do trong hành động cũng như tư tưởng của mình. Chính trong tư thế tự do ấy, ông đã đứng lên lãnh đạo phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, đã tạo được một thời kỳ sôi nổi, trong vòng bốn tháng, trí thức và văn nghệ sĩ, dám nói, dám viết những điều mình nghĩ, dám chủ trương cải tiến xã hội Việt Nam thành một nước dân chủ theo đà tiến của thế giới bên ngoài.”
    “Nhưng Nguyễn Hữu Đang đã thất bại. Sự thất bại của Nguyễn Hữu Đang cũng là sự thất bại chung của một dân tộc. Và hậu quả kéo dài đến ngày nay: nước Việt là một trong những nước cuối cùng, ở thế kỷ XXI, vẫn còn chưa biết nhận diện, để đòi hỏi những quyền cơ bản và tất yếu nhất của con người, đầu tiên là quyền tự do tư tưởng.”
    HÍNH BAÍ !!!

  5. NON NGÀN says:

    NHÂN VĂN GIAI PHẨM

    Cái tên như mãi để đời
    Nhân Văn Giai Phẩm một thời đảo điên
    Bao nhiêu nghệ sĩ triển miên
    Tâm tư uẩn khúc một thiên hận lòng
    Nhìn về tứ phía non sông
    Chỉ toàn màu đỏ ánh hồng đây chăng ?
    Hoàng Cầm cho tới Hữu Đoan
    Nào là Lê Đạt, Hữu Loan, Quang Đoài …
    Điểm qua chút đỉnh vậy thôi
    Một vùng ánh sáng giữa trời tối tăm
    Vài năm trong mấy mươi năm
    Gập ghềnh thế kỷ non sông vạn đời
    Người xưa sống mãi đất trời
    Người nay sống mãi những lời Nhân Văn
    Văn chương nghệ thuật vĩnh hằng
    Đâu bằng bão tố cánh bằng bay lên …

    NGÀN KHƠI
    (18/3/12)

Leave a Reply to NGÀN KHƠI