WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nếu hủy bỏ hết lòng tham ở Wall Street thì tất cả chỉ còn lại vỉa hè: Vì sao lời buộc tội của ông Greg Smith quá giới hạn

Friday March 16, 2012

Robert Reich

Thái Anh chuyển ngữ

Phó chủ tịch Goldman Sachs Greg Smith loan tin từ chức hôm thứ Tư với bài báo đăng trên trang bình luận tờ New York Times – công khai khiển trách và tố cáo Goldman Sachs không đặt quyền lợi khách hàng của họ trên mục tiêu làm tiền riêng cho công ty.

Nhưng nếu ông Smith tin rằng kinh nghiệm của mình với Goldman là một chuyện mới mẻ, thì có lẽ ông không hiểu lịch sử. Năm 1928, Goldman Sachs và Công ty tạo ra Giao dịch Tổ hợp Goldman Sachs và lập tức lăn xả vào chiến dịch đầu cơ, thu hút các nhà đầu tư vô tội trên đường đi làm tiền của mình. Trong cuộc Đại Khủng hoảng Kinh tế năm 1929, các nhà đầu tư với Goldman bị cháy túi, nhưng Goldman vẫn đòi kinh phí thật cao.

Nếu ông Smith cho rằng Goldman Sachs là công ty duy nhất coi thường các nhà đầu tư của mình, ông chưa biết hết về Wall Street. Vào những năm cuối thập niên 1920, National City Bank, mà sau này đã trở thành Citigroup, gói ghém và tái chế lại các món nợ xấu của Châu Mỹ La-tinh biến chúng thành chứng khoán mới và sau đó bán lại cho các nhà đầu tư cả tin hơn so với Goldman Sachs. Sau khi chuyến sụp đổ lớn của năm 1929, giám đốc điều hành của Ngân hàng National City đã tự giúp mình với các khoản tài sản còn lại bằng các món vay không tiền lãi của ngân hàng trong khi các nhà đầu tư và người gửi tiền với họ lại ôm những mẩu giấy lộn có giá trị một phần rất nhỏ so với giá họ đã trả cho những món đầu tư này.

Vấn đề không phải là lòng tham không đáy. Nếu đem hết lòng tham ra khỏi Wall Street thì tất cả chỉ còn lại vỉa hè. Vấn đề là sự lạm dụng quyền lực và chuyện đánh mất lòng tin kinh niên. Khi bong bóng đang phình ra, tất cả, ngoại trừ những nhà đầu tư tinh tế nhất, đều có thể bị lừa dễ dàng, tin rằng họ sẽ làm giàu bằng cách đặt tiền của họ vào tay các ngân hàng đầu tư có tên tuổi lớn.

Hơn nữa, môn tài chánh đã trở nên quá phức tạp mà thậm chí các nhà đầu tư cũng không biết được khi nào họ đang đi tàu bay giấy, và như thế khó có thể quy trách nhiệm cho ngân hàng vì sự thua lỗ của mình – hoặc cho số tiền lời quá ít ỏi so với những gì họ có thể thu hoạch được.

Đó là lý do tại sao chúng ta có quy chế. Sau khi hàng triệu nhà đầu tư bị mất tất cả vào năm 1929, chính phủ liên bang bước vào xử lý các hành vi sai phạm với các Đạo luật về Chứng khoán năm 1933 và 1934, và Đạo luật Ngân hàng năm 1933, do Thượng nghị sĩ Carter Glass và Dân biểu Henry Steagall bảo trợ.

Nhưng bắt đầu từ những năm 1970 và 1980, Wall Street đã đảm bảo rằng những đạo luật này và các điều lệ ban hành trong tinh thần của quy định này phải được dần dà gỡ bỏ đi – góp phần vào trái phiếu rác rưởi (junk bond) và các vụ giao dịch tay trong khét tiếng của những năm 1980, những trò lừa đảo dot-com vào những năm cuối thập niên 1990 và những năm đầu thời đại 2000, những công ty đại bịp được Wall Street trợ lực như Enron và các vụ hôi của những đại công ty khác, và sự quá độ dã đã dẫn đến sụp đổ trong năm 2008.

Những kẻ bịp bợm của Wall Street đã thuyết phục được phần lớn nước Mỹ là các trò chơi kinh tế có nhiều gian lận. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản phụ thuộc vào sự tin tưởng. Không tin tưởng, người ta thường tránh những rủi ro tài chánh, ngay cả khi rủi ro hợp lý. Và khi họ nghĩ rằng cuộc chơi bị lừa lọc, họ rất dễ trở thành các con mồi cho các chính trị gia lợi dụng tâm lý bất an tuyên truyền bằng đường lưỡi không xương và những ý kiến dại dột.

Wall Street chỉ nên đổ lỗi cho chính  mình. Đáng lý họ nên hoan nghênh quy chế tài chính mới như là một phương cách khôi phục lại niềm tin của quần chúng. Thay vào đó, họ vận động mãnh liệt chống lại Đạo luật Dodd-Frank mới và từ chối không chịu phục hồi lại Glass-Steagall.

Cái giá của sự hoài nghi chua chát đó đã ngấm sâu vào mạch máu của Hoa Kỳ, tìm được biểu tượng qua nhóm Tea Partiers và Chiếm đóng Wall Street và hàng triệu những người khác nghĩ rằng Phố Wall đã bán rẻ chúng ta.

Robert Reich

Ông Robert Reich là Giáo sư-Viện trưởng Đại học Berkeley về Luật Công Ích. Ông đã phục vụ ba đời tổng thống, gần đây nhất ông làm Bộ trưởng Bộ Lao động dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Ông đã viết 13 tác phẩm: Locked in the Cabinet/Nhốt trong tủ (Bộ Nội Các), Supercapitalism/Siêu Tư Bản, và quyển gần đây nhất Aftershock/Hậu địa chấn. Thính giả có thể nghe ông bình luận trong chương trình “Marketplace/Trên thị trường” trên publicradio.com. Ông cũng là giám đốc Ban Trị sự Common Cause/Lý Tưởng Chung.

© Đàn Chim Việt (Bản tiếng Việt)

 

1 Phản hồi cho “Nếu hủy bỏ hết lòng tham ở Wall Street thì tất cả chỉ còn lại vỉa hè: Vì sao lời buộc tội của ông Greg Smith quá giới hạn”

  1. NGÀN KHƠI says:

    LÒNG THAM Ở CỦA CÁC TRÙM TÀI CHÁNH Ở WALL STREET

    Phố Wall là khu phố đầu não tài chánh của nước Mỹ. Nó không phải chỉ của nước Mỹ mà cũng còn của toàn thế giới. Mọi sự hắt hơi, sổ mũi của phố Wall cũng là đâu đâu nước Mỹ, hay có khi cảm lạnh cả toàn thế giới. Ý nghĩa của trung tâm hay đầu não tài chánh nó mang tính chất quyết định như vậy. Tiền tài là huyết mạch của xã hội chính là như thế. Tiến chiếm phố Wall thật ra đó là cách phản ứng lêu lổng của những kẻ phá rối hoặc quá khích. Đánh chiếm phố Wall để làm gì, liệu có chiếm được thực lực tài chánh của họ trong thực tế hay không, liệu có thể thay thế họ trong quản lý tiền tệ của thị trường tài chánh toàn nước Mỹ hoặc cả thế giới hay không ? Đó chỉ là những phản xạ nhất thời và không thực tế của những kẻ lãn mạng tếu hay những kẻ ghen tị tiền bạc với phố Wall. Bởi phố Wall không phải hình thành trong một ngày và tạo nên một cách vô lý. Song thực tế đó lại là điều ngược lại. Nó cùng hình thành với sự phát triển kinh tế và tài chánh của toàn nước Mỹ qua lịch sử khách quan, cũng như là cái đãy của thị trường thế giới một cách khách quan. Chỉ có thể chiếm phố Wall bằng cuộc cách mạng cộng sản trên toàn thể nước Mỹ và trên toàn thế giới. Nhưng thực tế cho thấy lý thuyết gọi là cách mạng vô sản toàn cầu của Các Mác đã hoàn toàn thất bại. Thực tế cũng cho thấy khối XHCN đã phải sụp đổ, tan ra, trong khi khối thị trường chung châu Âu, khối thị trường Mỹ châu, và nền kinh tế TBCN của Mỹ vẫn cứ tồn tại. Như thế khẩu hiệu chiếm lĩnh phố Wall cũng chẳng khác sự kiện Công xã Paris xảy ra ở Pháp cách đây vài thế kỷ và cũng đã thất bại. Nó cũng giống như chuyện Xô Viết Nghệ Tĩnh từng xảy ra tại VN rồi cũng chẳng đi đến đâu cả. Phố Wall ai không biết là của các trùm tư bản Mỹ. Nhưng họ thật sự là những công cụ của nền tài chính tiền tệ Mỹ, hay kể cả của thế giới hiện tại mà không là gì khác. Họ cũng giống như những con ong thợ trong tổ ong nhỏ là xã hội Mỹ và tổ ong lớn là nền kinh tế toàn cầu, thế thôi. Bảo những người đứng đầu tài chánh phố Wall mà không biết vì tiền là điều thậm chí phi lý. Bởi đó là chức năng, mục đích riêng, và cũng là công năng xã hội của họ. Tính cách của họ là điều khiển nền tài chánh một cách nhiệt tình, tận tụy và chăm chỉ thế thôi. Nên tài chánh vận hành tốt, thế là họ làm tốt nhiệm vụ và đạt yêu cầu. Không thể dùng các tiêu chuẩn đạo đức cá nhân chủ quan của riêng người nào không phải là họ để phê phán họ. Tâm lý cào bằng chỉ là tâm lý tiêu cực của những kẻ ăn không ngồi rồi. Cho nên hủy bỏ hết lòng tham của phố Wall thì chỉ còn lại vỉa hè là như thế. Phố Wall không phải là phố nhà cửa bình thường của nước Mỹ, phố Wall chính là phố của những đầu óc tài chánh, tư bản Mỹ. Họ đi tìm lợi nhuận tài chánh là hoàn toàn chính đáng. Bởi nếu không thế họ sẽ tức khắc trở nên phá sản giống như mọi nhà tư bản khách quan khác. Ý nghĩa của họ không nằm nơi cá nhân của họ mà nằm nơi công năng tài chánh, tiền tệ, kinh tế vận hành của đất nước họ và kể cả của thế giới nói chung. Muốn biến một tổ ong trở thành hoàn toàn như một tổ mối là hoàn toàn phi lý. Ong là ong và mối là mối chính là như thế. Chính đặc trưng của giống loài và cơ chế vận hành khách quan mới là điều đáng nói nhất mà không phải tâm lý đố kỵ hoặc càng đùa của tất cả mọi người. Chính lòng tham của họ mang ý nghĩa hai mặt. Mặt tích cực như con ong cần hút được thật nhiều mật hoa cho tổ ong. Nhưng mặt tiêu cực lại là tâm lý bất mãn của những người nghèo thấy tại sao họ lại giàu có lớn thế. Đó cũng là khía cạnh đấu tranh luôn luôn có giữa hai mặt tiêu cực và mặt tích cực luôn luôn xảy ra trong xã hội loài người bất kỳ ở đâu, thời nào chính là như vậy. Đạo đức ở đây không phải là sự tiêu cực hoặc sự công bằng hình thức mà chính là sự tích cực và sự công bằng thực chất của tất cả mọi người trong cùng một xã hội.

    ĐẠI NGÀN
    (23/3/12)

Phản hồi