WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tiếng Việt nào?

Trong các buổi thuyết trình về tiếng Việt đây đó cũng như các buổi tu nghiệp dành cho giáo viên tiếng Việt tại Úc, một trong những câu hỏi tôi thường nghe nhất là: Có nên dạy “tiếng Việt của Việt Cộng” cho học sinh và sinh viên ở nước ngoài? Mới đây, tôi lại nghe một câu hỏi khác từ một người bạn làm trong ngành truyền thông: Thính giả của đài là người Việt trong nước, đài có nên sử dụng từ ngữ Việt Nam Cộng Hòa thời trước không?

Thú thực, nghe những câu hỏi như thế bao giờ tôi cũng có chút bối rối. Bối rối không phải vì không biết cách trả lời. Bối rối chỉ vì tôi hiểu những băn khoăn và day dứt trong lòng họ khi đặt ra những câu hỏi ấy. Rõ ràng đó không phải là những câu hỏi thuần túy học thuật. Những câu hỏi ấy xuất phát chủ yếu từ những dằn vặt về tâm lý, những ám ảnh về chính trị, và đặc biệt từ những ký ức khốn khổ của chiến tranh và của sự phân hóa.

Từ góc độ học thuật, không có cái gọi là từ ngữ Việt Cộng hay từ ngữ Việt Nam Cộng Hòa.

Lý do:

Thứ nhất, sự phân biệt giữa Việt Cộng và Việt Nam Cộng Hòa là sự phân biệt thuần túy chính trị. Mà ngôn ngữ, ở cấp độ từ vựng, lại không có tính chính trị. Những từ như “ngụy”, “cách mạng”, “giải phóng”, “cải tạo”, “đăng ký”, “khẩn trương”, “bộ đội”, “lính thủy đánh bộ”, v.v. tự chúng, chả có tội tình gì cả. Chúng là những yếu tố nằm trong kho từ vựng tiếng Việt. Phần lớn những từ ấy đã có từ lâu. Ngay một số từ ghép lạ tai với người miền Nam như “lính thủy đánh bộ” cũng bao gồm những từ tố quen thuộc vốn đã có sẵn trong tiếng Việt. Tính chính trị của từ không nằm trong bản thân của các từ ấy. Tính chính trị chỉ có trong các sử dụng. Chữ “giải phóng”, chẳng hạn, hoàn toàn phi chính trị. Nhưng dùng chữ “giải phóng” để chỉ ngày 30 tháng Tư, ví dụ: “ngày giải phóng”, “khi đất nước được giải phóng”, yếu tố chính trị mới xuất hiện.

Nhớ, đầu năm 1990, khi Mỹ và lực lượng Đồng minh (bao gồm 34 quốc gia khác nhau) đánh bật quân đội Iraq của Saddam Hussein ra khỏi Kuwait, nhiều người làm báo ở hải ngoại đã phân vân không biết dùng chữ gì để dịch khái niệm “liberation of Kuwait” vốn được sử dụng đầy dẫy trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Dĩ nhiên ai cũng biết “liberation” là giải phóng. Nhưng người ta lại ngần ngại không muốn dùng chữ “giải phóng” vì, một phần nó gợi lại ấn tượng đau buồn ê chề của họ sau năm 1975; phần khác, vì nó phảng phất âm hưởng… Việt Cộng. Nhưng sự ngần ngại ấy không kéo dài được lâu. Tránh né cách gì, cuối cùng, người ta cũng bắt buộc phải dùng chữ “giải phóng” để chỉ việc quân đội của Saddam Hussein bị đánh bật ra khỏi Kuwait và việc người dân Kuwait hân hoan chào đón tự do và độc lập. Không có chữ gì khác. Dùng riết, trong bối cảnh ấy, chữ “giải phóng” bỗng trở lại nguyên nghĩa của nó. Mà như thế, kể cũng phải. Đứng một mình, chữ ấy hoàn toàn trong sáng. Và trong sạch. Đối với người dân Kuwait, chữ ấy vang lên như một tiếng reo. Nó chỉ trở thành nặng nề với người Việt ở miền Nam mà thôi. Nói cách khác, vấn đề ở đây chỉ là vấn đề cách sử dụng. Nghĩa là ở ngữ cảnh. Chỉ ở ngữ cảnh.

Tương tự như vậy, cách đây mấy năm, ở trong nước, khi dịch cuốn De la démocratie en Amériquecủa Alexis de Tocqueville, dịch giả Phạm Toàn phải sửa “Dân chủ ở Hoa Kỳ” thành “Nền dân trị ở Hoa Kỳ”. Lý do: Ông biết nhà nước Việt Nam hiện nay rất dị ứng với chữ “dân chủ”.

Thứ hai, không nên quá phóng đại vai trò của chính phủ hoặc đảng cầm quyền trong lãnh vực ngôn ngữ. Ngôn ngữ, tự bản chất, là một quy ước xã hội, hình thành từ sự đồng thuận của cả cộng đồng. Bản thân ông Hồ Chí Minh, với tư cách người có quyền lực cao nhất ở miền Bắc từ sau năm 1945, đã muốn “cải cách” chữ quốc ngữ với những cách viết như “kách mệnh” hay “zải phóng”, những kết hợp từ như “dân quân gái” hoặc “người lái” (phi công), cuối cùng cũng thất bại. Hơn nữa, theo dõi kỹ tình hình trong nước, chúnng ta có thể thấy ngay, từ mấy chục năm nay, chính quyền và đảng Cộng sản hầu như bỏ ngỏ lãnh vực ngôn ngữ. Có rất nhiều việc họ cần làm và nên làm, nhưng họ hoàn toàn không làm. Rõ nhất là về phương diện chính tả cũng như việc phiên âm nhân danh và địa danh nước ngoài. Phần lớn các đề nghị thay đổi đều có tính chất tự phát và nảy sinh từ một số cá nhân có thiện chí (có khi đúng có khi sai) hơn là từ một quyền lực chính trị nào.

Thứ ba, không nên quy các phương ngữ vào hai phạm trù Việt Cộng và Việt Nam Cộng Hòa. Sự khác biệt giữa một số từ vựng mà nhiều người hay lên tiếng hoặc để bênh vực hoặc để đả kích phần lớn đều thuộc phạm trù phương ngữ. Mà phương ngữ lại là một hiện tượng lâu đời ở Việt Nam. Từ lâu, một số từ vựng ở miền Nam, miền Bắc và miền Trung đã khác nhau. Hầu hết những khác biệt ấy đều có tính chất địa lý, xã hội và lịch sử hơn là chính trị. Nơi thì gọi “túc cầu”, nơi thì gọi “bóng đá”; nơi thì gọi “phi trường”, nơi thì gọi “sân bay”; nơi thì gọi “quan thuế”, nơi thì gọi “hải quan”; nơi thì gọi “trực thăng”, nơi thì gọi “máy bay lên thẳng”… Thì cũng bình thường. Như ngày trước, chúng ta đã có những khác biệt giữa “heo” và “lợn”, giữa “cha” và “bố”, giữa “cân” và “ký”, giữa “xe lửa” và “tàu hỏa”, “xe hơi” và “xe ô tô”, “xe đò” và “xe khách”, giữa “cá quả”, “cá lóc” và cá tràu”, v.v.

Thứ tư, ngôn ngữ, cũng giống như đời sống, không ngừng vận động và phát triển. Hễ trong xã hội xuất hiện những sản phẩm mới hoặc những hiện tượng mới, những nhận thức mới người ta lại có những nhu cầu đặt ra những từ mới. Nhớ, năm 1996, lần đầu tiên về nước, tôi cảm thấy rất thú vị khi nghe người ta gọi trà Lipton (loại trà bỏ trong gói nhỏ nhúng thẳng vào nước sôi để uống) là trà giật giật; cái robinet (đồ vặn nước ở bồn tắm hoặc bồn rửa mặt) loại mới là cái gật gù (chỉ cần đẩy lên hay xuống chứ không cần vặn theo chiều kim đồng hồ); bò beefsteak là bò né… Nghe, thoạt đầu, thấy ngồ ngộ; sau, ngẫm lại, thấy cũng hay hay. Tôi chẳng thấy có ông hay bà Việt Cộng nào trong những chữ ấy cả. Tôi chỉ thấy có cuộc đời.

Nói tóm lại, theo tôi, phần lớn những sự phân biệt giữa từ Việt Cộng và từ Việt Nam Cộng Hòa là những sự phân biệt giả. Đứng về phương diện từ vựng, đó là những sự khác biệt, một, có tính chất phương ngữ; hai, xuất phát từ những thay đổi trong đời sống. Không nên gắn chúng với một nội dung chính trị nào. Ví dụ, ở nhiều trường tiếng Việt ở hải ngoại hiện nay, nhiều người vẫn khăng khăng dùng chữ “văn phạm” thay cho chữ “ngữ pháp” với lý do chữ “văn phạm” là chữ của ta, còn chữ “ngữ pháp” là chữ của Việt Cộng. Người ta quên hoặc không biết, ở miền Nam, năm 1963, Nguyễn Hiến Lê và Trương Văn Chình đã có cuốn Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam (Nhà xuất Đại học Huế); năm 1968, Lê Văn Lý đã có cuốn Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam (Bộ giáo dục xuất bản); năm 1970, Doãn Quốc Sỹ và Đoàn Quốc Bửu đã có cuốn Lược khảo về ngữ pháp Việt Nam (Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn xuất bản), v.v. Sự chọn lựa giữa chữ văn phạm và chữ ngữ pháp, do đó, chỉ là một chọn lựa có tính học thuật: chữ “ngữ pháp” càng ngày càng được nhiều người sử dụng vì người ta nhận thấy nó chính xác hơn chữ “văn phạm” vì, một, đối tượng khảo sát của “grammar” chỉ dừng lại ở cấp độ từ, ngữ và câu chứ không phải là văn chương; và hai, ngôn ngữ, tự bản chất, chỉ có tính quy ước với một số cách thức (pháp) kết hợp chứ không có tính quy phạm (norm). Sự khác biệt giữa hai chữ “xa lộ” và “đường cao tốc” cũng nên được nhìn nhận như vậy: chữ sau hợp lý hơn vì ở thời đại ngày nay, sự phân biệt giữa các loại đường xá là ở tốc độ cho phép chứ không phải ở loại xe, nhất là giữa xe đạp và xe hơi như ngày xưa.

Tôi đề nghị nên xem một số khác biệt trong từ vựng hiện nay là những khác biệt có tính phương ngữ, vừa là ngôn ngữ địa phương vừa là phương ngữ xã hội.

Nhận định ấy dẫn đến mấy hệ luận chính:

Một, mọi phương ngữ đều bình đẳng. Không có phương ngữ nào là đúng hơn phương ngữ nào cả. Không thể nói chữ “heo” đứng hơn chữ “lợn”, “cha” hay “ba” đứng hơn “bố” hay “tía”; “mẹ” đúng hơn “má”. Cũng như trong tiếng Anh hiện nay, không ai nói tiếng Anh ở Anh thì đúng hơn tiếng Anh ở Mỹ hay ở Úc hoặc Canada. Khái niệm một thứ ngôn ngữ chuẩn (standard language) bị xem là đã lỗi thời.

Hai, mỗi phương ngữ, một mặt, có một vùng hoạt động riêng; mặt khác, không ngừng giao tiếp với nhau. Con vật người miền Nam và miền Trung gọi là con heo thì người  miền Bắc gọi là con lợn; nhưng ngay ở miền Nam và miền Trung, người ta cũng gọi là “bánh da lợn” chứ không phải “bánh da heo”, và ở miền Bắc, người ta cũng xem “phim con heo” chứ không phải “phim con lợn”.

Ba, giữa các phương ngữ không ngừng có cuộc cạnh tranh gay gắt để được chấp nhận và phổ biến trong cả nước. Các cuộc cạnh tranh ấy chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Chính trị chỉ là một phần. Từ năm 1975, chính quyền đặt tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh, đến nay, dân chúng vẫn cứ gọi là Sài Gòn.

Bốn, sự tồn tại của các phương ngữ chỉ có tác dụng làm giàu cho tiếng Việt. Sự tồn tại của chữ “sân bay” bên cạnh chữ “phi trường” giống như sự tồn tại của chữ “nhà thơ” bên cạnh chữ “thi sĩ” hay “thi nhân”. Những chữ như “khẩn trương”, “bức xúc” hay “đăng ký”… đều hay nếu biết cách sử dụng (tình hình khẩn trương, không khí căng thẳng, hành động gấp gáp; tâm trạng bức xúc; đăng ký xe và ghi danh học, v.v.).

Vấn đề là ở cách dùng.

Chỉ ở cách dùng.

Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

 

101 Phản hồi cho “Tiếng Việt nào?”

  1. Nguyễn Tha Hương says:

    Tôi chưa bao giờ đọc một bài viết nào của ông Đòan Hưng Quốc, nhưng tôi có thấy tên của ông trong nhiều bài viết trên trang mạng DCV. Vì lẽ tôi chưa được biết rõ ông ĐHQ theo chủ thuyết nào, tả hay hữu?để dễ nhận xét cái chữ nghĩa qua ý ông dùng trong bài viết này nó nghiêng ngả ra sao.
    Vì thấy cái tựa đề “Tiếng Việt mến yêu” mà tôi quá yêu mến nó nên tôi đã lò dò vào đọc .
    Mới đọc có vài đoạn đầu là trong đầu tôi đã có nhiều thắc mắc, nhưng chưa nghiệm được ra là nó muốn hỏi về điều gì. Đúng là :
    Rằng hay thì thật là hay.
    Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!
    Tôi nhớ lại một câu nói của một người bạn đã khuyên tôi một cách cay đắng rằng :

    - Chớ vội tin vào những gì người trí thức nói và làm. Càng trí thức học cao bao nhiêu càng lưu manh siêu đẳng bấy nhiêu vì họ lưu manh có tính toán cao siêu hơn người ít học.
    Xin quý vị có bằng cấp cao và ông ĐHQ chớ vội nghĩ là tôi nói vơ đũa cả nắm. Đây chỉ là ý nghĩ của một người bạn nói chuyện trong lúc vui. Tôi nghĩ ông bạn này chắc cũng có vấn đề. Thế mà bây giờ tôi lại đem nó ra áp dụng vào chữ nghĩa mà ông ĐHQ đang xài trong bài viết này.
    Ông ĐHQ viết thì hay thật, ông đã dùng lối viết mờ ảo, trộn chữ nghĩa vào với nhau để người đọc hời hợt phải vỗ tay khen hay vì họ nghĩ ông hẳn phải viết hơn người kém phần trí thức! Nhưng riêng tôi lại thấy trong cái hay của ông cũng có cái không hay, nó giống như ông ĐHQ nắm một đống bạc thật lẫn bạc giả quẳng ra cho ai muốn nhặt thì nhặt. Anh nào nhặt được tờ bạc thật thì khen và cám ơn ông ĐHQ rối rít . Người nhặt được tờ bạc giả thì chê ĐHQ này chơi độc, lừa lọc, không tốt.
    Cái người nhặt được tờ bạc giả là tôi. Bây giờ tôi đem tờ bạc giả trong đám bạc thật ra suy ngẫm:
    Trong đám chữ ông ĐHQ nêu lên :
    Trích “ … Nhưng dùng chữ “giải phóng” để chỉ ngày 30 tháng Tư, ví dụ: “ngày giải phóng”, “khi đất nước được giải phóng”, yếu tố chính trị mới xuất hiện.”
    Nếu tôi dùng chữ “ mất nước” để chỉ ngày 30 tháng tư , ví dụ “ngày mất nước”, khi đất nước bị mất vào tay cộng sản VN thì chữ “mất nước” này có là yếu tố chính trị không ?
    Ví dụ : người miền Bắc sau 1975 nói “ Ngày mai tôi sẽ “liên hệ “với vợ anh để cho vợ anh biết sự “quan hệ” bà con giữa anh và tôi….”
    Người miền Nam nói : “ Ngày mai tôi sẽ “liên lạc “ với vợ anh để giải thích cho vợ anh biết sự “liên hệ”
    bà con giữa vợ anh và tôi…”
    Như vậy nhờ Ông ĐHQ hoặc quý học giả nào uyên thâm chữ nghĩa giải thích dùm xem nó thuộc dạng nào?
    Hay là chấp nhận cả 2? Dân chúng miền nào cứ dùng chữ của miền đó khi nói chuyện. Còn các em học sinh người miền Nam khi viết bài luận văn nộp cho cô giáo người miền Bắc mà dùng chữ “liên hệ” như tôi nêu dẫn ví dụ ở trên, có được thầy cô giáo chấp nhận không ? Đây là cái đau buồn cho một dân tộc đang có một nền giáo dục cao mà bổng dưng đất nước bị đổi chủ, con người bị đổi đời và đất nước đổi mới thì chữ nghĩa cũng bị bắt buộc phải đổi mới để dần dà quên đi chữ nghĩa quen thuộc, mến yêu ngày xưa trôi theo thời gian! Xin nhỏ đôi giòng lệ để an táng “chữ Việt mến yêu” của tôi ngày xưa cũ.
    Rất mong được đọc thêm những ý kiến của quý vi hữu trên diễn đàn để tôi học hỏi thêm ở quý vị cái sở học uyên bác mà thật tình tôi còn lửng lơ chưa hiểu rõ cái thâm ý của ông ĐHQ khi viết bài này.

    • nguyen ha says:

      Rỏ ràng không thể dùng “ngôn ngử” của Văn hóa “lai căng” Maxist-Leninist dể dạy cho con em chúng ta dược. Xin Ông Nguyễn Hưng Quốc hãy trở về văn hóa chính thống,một nền văn hóa cha
      ra cha,ông ra ông,không như, với Tổ-Tiên Dức Trần-hưng Dạo mà gọi bằng “Bác”(Hồ tặc!).
      Chữ “bác”ở dây chính là Văn hóa Max-Lenin vậy.!

  2. Nghịch Lý Thường says:

    Thưa ông Nguyễn Hưng Quốc

    Tôi đồng ý với Ông rằng thì là ‘Từ góc độ học thuật, không có cái gọi là từ ngữ Việt Cộng hay từ ngữ Việt Nam Cộng Hòa“, vì tất cả đều là ngôn ngữ Việt Nam.

    Nhưng, như Ông đã viết, ‘sự phân biệt giữa Việt Cộng và Việt Nam Cộng Hòa là sự phân biệt thuần túy chính trị. Mà ngôn ngữ, ở cấp độ từ vựng, lại không có tính chính trị‘.

    Vậy là người có trách nhiệm về học thuật, truyền đạt ngôn ngữ Việt cho thế hệ trẻ, có nên dùng những từ ngữ mà Việt Cộng vẫn thường dùng để gây chia rẽ giữa người Việt Nam không cùng chính kiến với họ không?

    Tôi cũng đồng ý với Ông, những từ như: (trích) “ngụy”, “cách mạng”, “giải phóng”, “cải tạo”, “đăng ký”, “khẩn trương”, “bộ đội”, “lính thủy đánh bộ”, v.v. tự chúng, chả có tội tình gì cả. Chúng là những yếu tố nằm trong kho từ vựng tiếng Việt (hết trích) . Nhưng thưa Ông, sử dụng thế nao cho đúng mới là điều đáng nói.

    Cái chén (bát) dùng để ăn cơm, cái muỗng (thìa) để xúc, cái ly (cốc) để uống nước, cái muôi để múc canh. Nhưng khi khách đến nhà, có nên, thay vì dùng chén ăn cơm thì lại lấy cốc (ly), đưa muỗng (thìa) thì lại đưa cho khách cái muôi (tại vì nó cũng nằm trong tủ chén của ta như ‘kho tàng ngôn ngữ’) ?

    Chữ ‘giải phóng’ là ngôn ngữ sẵn có, nhưng áp dụng thế nào cho đúng?

    Năm 1990 cũng có thể nói Mỹ và Đồng minh đã ‘giải thoát’ Kuwait (đánh bật quân đội Iraq) khỏi sự xâm lược của Saddam Hussein, như vậy không hợp với khái niệm “liberation of Kuwait” sao?

    Trong từ điển chỉ có chữ ‘xa lộ’ để nói vế ‘Đường lớn, rộng, thường phân đôi mỗi bên một chiều, dành cho xe ô tô: xa lộ Biên Hoà‘, còn ‘đường cao tốc’ chưa thấy nằm trong từ điển!

    Đứng về mặt khách quan, ngày 30 tháng Tư 1975 có phải là “ngày giải phóng” miền Nam hay không thì có lẽ Ông là người biết rõ hơn ai hết. Còn với Nghịch Lý Thường tôi thì nó rất nghịch lý, vì nền dân chủ tự do của nhân dân miền Nam bị Việt Cộng cướp đoạt mất, đổi lại là một thể chế độc tài toàn trị. Vậy xin Ông hãy dùng từ ngữ nào trong kho tàng tiếng Việt cho phù hợp, chớ không thể là ‘giải phóng’ được, nói ngược lại là ‘nhân dân miền Nam bị phỏng giá…i‘ thì ‘tục tằn’ nhưng xem ra hợp cảnh ngữ hơn?

  3. thùy says:

    Tiếng Bác Trung Nam đều là tiếng VN ,chỉ khác giọng.Như Mỷ Cali và Mỷ Texas củng có “giọng ” hơi lạ tai. Càng nhiều tiếng để chỉ chỉ một vấn đềthì càng làmphong phú tiếng Việt ,có sao đâu .Một người Bắc nói chuyên vơí người Trung người Nam vẩn hiểu nhau,Một bài viết củng vậy.Như bài của nhq,có ai cần cuốn tự điển Việt- Việt tra không?
    Không có ngôn ngử VC , Chỉ có mấy tên VC dùng nhiều chử hán trong lúc có chử việt thay thế nó. Như từ đăng ký,hộ khẩu ,khẩn trương .,đại trà,vỉmô..đều có tiếng Việt thay thế (ghi danh,sổ giađình,nhanh,gấp (từ này lạm dụngđến nổi ngày 30/4,khihọp để nghe VB khoe thành tích,có người tù đả đưa tay?”thưa CB ,cho khẩn trương” CBVC củng ngơ ngácsau cùng anh tù xin phép cho đi tỉểu thôi ! ). Do đó bàn về tiếng Việt coi chừng đi quá đà ,biến thành KỲ THỊ tiếng Nam/Bắc Trung…gây thêm chia rẻ trầm trọng nửa ! chỉ cần tiếng Việt trong sáng dể hiểu (không bác học/hán văn) là đủ .
    Tiếng Việt còn thì nước Việt còn ,nay có ngươi đi xa hơn VC là học và dùng tiếng Anh thì củng thấy quái gở thiêt (người Phi không có ngôn ngử nên họ dủng tiếng ANH đôi khi đọc khác đi,đôi khi khác nghỉa nguyên thủy,,,không lẻ người Việt với tiếng Việt phong phú lạibát học tiếng Anh hay học tiếng tàu (như VC đề nghị).
    Ông tác giả không lo. Tiếng Việt nào củng là tiếng Việt miển đừng lạm dụng tiếng nước ngoài,nhất là tiếng của bọn chệt.
    để rồi người Việt mổi ngươi ôm tự điển của Thanh Nghị hay của Đào Duy Anh khi nói chuyện hay đọc tiểu thuyết (đừng nói sách cao xa hơn.
    Rêng cá nhân kẻ góp ý này củng di ứng với các tiếng Việt do VC xử dụng,nhưng củng tin là nhửng tiếng nào không thông dụng không ai dùng sẻ biến mất (tử ngử) như từ logic chả hạn.
    Còn nhửng từ “phục vụ” trong cuộc chiến (cho kh1c phe “địch”,tránh hiểu sai,hiểu lầm như máy bay lên thẳng ,bô đội gái,nhà iả nhà đaí nhà đẻ vv và vv thì dần dân biến mất.Củng như sẻ biến mất (hơặc gan loc) nhửng ngôn ngử đường phố,ngôn ngử bọn trẻ…dần dần thôi !
    Kết luận ai đọcc một bài văn VN (như của NHQ trên đây) đều hiểu. ,vậy cần gì bàn tới bàn lui !
    Tóm lại chử nào có thể diển tả 01 sự kiện bằng tiếng việt ,củng gọn ,dể hiểu thì ta dùng tiếng Việt đó !
    Đó mới goị là sư trong sáng của tiếng Việt

    • hoàng says:

      Xin lổi mấy người nầy đúng là ba phải,có biết nhq hoạt động cho ai không.? hắn là bồi bút cho cs,khi mà không đánh giá được vấn đề đúng đắn thì đừng nên lên tiếng a dua lừa phỉnh mi dân.

  4. Lâm Vũ says:

    Đã hơn 20 năm, kể từ ngày cuốn sách của NHQ tổng kết và phê bình văn học CS, trước và sau 1975, ra đời, tôi thấy có nhiều thay đổi. Không những thay đổi tư nhiên giữa tuổi trên 30 đến tuổi gần 60, khi ngọn lửa trong người bắt đầu yếu dần… mà còn có nhiững thay đổ khác, trong số đó còn có cái gì đó giống giống như “hội chứng Stockholm”!

    Nếu 25-30 năm trước NHQ sẽ cho đa số những khác biệt là do “chính trị”, hay nói rõ hơn tư chế độ chuyên chế khắc nghiệt mà ra, thi ngay nay ông nói lan man, chuyện nay xọ sang chuyện khác… cư như rằng ông sợ bảo nó là chính trị thì cái gì ghê gớm sẽ ụp xuống đầu ông!

    Nhưng có lúc thì ông lại lý luận ngược lại, khi cho rằng Phạm Toàn dịch “democracy” thành “dân trị”, thay vì là “dân chủ” như ai cũng làm, bởi vì “(Dịch giả PT) biết nhà nước Việt Nam hiện nay rất dị ứng với chữ “dân chủ”..”. Nhưng làm sao ông NHQ biết đó là lý do? (Tôi hoàn toàn không tin như thế, cá nhân tôi cũng cho rằng “Dân trị” chính xác hơn “Dân chủ”).

    Hay là ông muốn chứng minh là người Việt “quốc gia” và ở hải ngoại (như ông) bây giờ đã hết “chống cộng… cực đoan” rồi chăng?

    Bé cái lầm, nếu ai thực sự chống cộng sãn vì muốn đất nước có tự do dân chủ, thì không có lý do gì phải thay dạ đổi lòng cả.

    Nghĩ đi nghĩ lại, tôi lại thấy buồn như mất đi một người bạn, có thời mình vừa thương mến vừa kính nể!

  5. nvtncs says:

    Ngôn ngữ V.C. thiệt quá tay!
    Đỉnh cao trí tuệ, nói nào ngay
    Dĩ nhiên phải khác thường hơn chúng
    “Ấn tượng” dàn trời, “xịn” một cây!
    Ghép từ, cắt chữ, khởi từ đây.
    Phải ngắn, phải cô đọng mới hay!
    Chữ ít, hiểu nhiều là chuẩn đích,
    Trong giai đoạn mới, phải làm ngay!
    “Cụ tỉ”, bạn nghe lạ lắm ư?
    Chẳng qua “Cụ thể”, ghép thêm từ
    Cộng váo “Tỉ mỉ”, rồi đem cắt.
    Giản dị, tài tình, chính xác chưa?
    “Cô súc” chỉ là tiếng ghép đôi
    Hai từ “Cô đọng, Súc tích” thôi.
    “Giao lưu, Hợp tác” thành “Giao hợp”,
    “Điều tra, Kinh nghiệm”=”Điều kinh”, rồi!
    “Phát tài để đầu lâu” nghĩa chi?
    “Phát hiện” Tài năng” Để khởi đi
    Từ đó “Đầu tư” “Lâu dài” mãi,
    “Cô súc” như ri, có thiếu gì!
    “Động phòng” dịch tả nghe nói riết.
    Công tác này thực rất đáng khen.
    “Chủ động” “Phòng tránh”, ai không biết?
    Nói gọn, nghe ra…thấy rất “mềm”!
    Nhân viên “Ngoan cố” nên khen thưởng
    Suốt một năm dài “Ngoan ngoãn” sao
    Lại thêm “Cố gắng” theo chiều hướng
    Thăng tiến để hòng địa vị cao.
    Xã hội “Băng huyết” nên “Lẹo dối”
    “Băng hoại Huyết thống” chữ lê thê,
    “Lươn lẹo, Dối trá”, dài, vô lối
    Cắt, ghép cho gọn, thế mới “phê!”
    Ra đời nay khó tìm “Lương thật”
    Chỉ thấy “Dương vật” một lũ ma.
    “Lương tâm Thật thà” nay đã mất,
    “Xiển dương Vật chất” dậy ta bà!
    Thời mới “Đại tiện” quan chức hưởng,
    “Bảo lãnh” dành cho thế hệ sau.
    “Vĩ đại Tiện nghi” theo thời thượng,
    “Bảo vệ Lãnh thổ”, ích gì đâu!
    “Ân ái” là chi, ai biết đâu.
    “Lột quần” quan chức vẫn đua nhau.
    “Rắm thối” từ trên lan xuống dưới
    “Lưu linh” chính thị lũ cầm đầu!
    “Ân cần, Bác ái” nay vô nghĩa
    “Bóc lột Quần chúng” là chỉ tiêu.
    “Rối rắm, Thối nát” đầy như đỉa.
    “Lưu manh, Vô linh hồn” quá nhiều!
    Quan chức thẩy đều đang “Thất tiết”,
    “Cường dương” đất nước, ắt còn lâu!
    Một lũ “Lãnh đồ” toàn bết bát,
    Dân ta “Khốn nạn, Xây nhà cầu”
    “Thất học, Không tiết tháo” là quan.
    “Hùng cường”, đất nước muốn “Xiển dương”
    Việc ấy xem ra vô vọng quá
    “Lãnh đạo Tiền đồ” lũ chết chương!
    “Khốn khổ” là “Nạn nhân” của Đảng,
    Xây dựng Nước nhà”, chuyên ruồi bu.
    “Cầu nguyện” đêm ngày ai thức trắng?
    Mong một tương lai thoát ngục tù!

    CHẨM TÁ NHÂN
    05/21/2011

  6. D.Nhật Lệ says:

    Thật ra,nói ngôn ngữ tự nó không có tội mà độc lập với chính trị là nói theo lý thuyết thuần túy,chứ trong thực tế không phải như thế và khác hẳn nhau về ý nghĩa dễ thấy nhất là về mặt chính trị.Thử tìm hiểu để
    có câu trả lời thích hợp và cụ thể căn cứ vào những gì xảy ra trong thực tế.
    Về mặt chính trị,tư bản và cộng sản có nhiều từ ngữ khác nhau về định nghĩa.Cùng chữ “giải phóng,độc lập,tự do v.v.” nhưng cộng sản hiểu “giải phóng” là không tư bản,là giải thoát người dân ra khỏi chế độ
    tư bản hay nói thẳng ra là trở thành cộng sản.Độc lập nghĩa là theo khối CS.Quốc Tế,chứ khối tư bản là
    lệ thuộc,là tay sai đế quốc Mỹ v.v.Tự do là đảng cho phép mới đuợc phép.Nghĩa là nói chung,người CS.
    có chủ trương chính trị hóa ngôn ngữ,do đó họ có nhiều ý tưởng rất ngược ngạo.Họ tỏ ra lọc lõi trong
    trò chơi chữ,thậm chí đến mức trâng tráo là cưỡng từ đoạt lý !
    Ngoài lãnh vực chính trị,ngôn ngữ tỏ ra vô tội và ít bị chính trị bóp méo để lợi dụng.Thế nhưng,họ cố tình
    xử dụng ngôn ngữ khác hẳn với những chế độ mà họ muốn lật đổ,nhằm chứng minh rằng chế độ mình
    có sự hơn hẳn và ưu viêt hơn chế độ đó.Thành thử,họ tìm cách bỏ chữ cũ mà dùng chữ mới.Đó là lý do
    tại sao người Bắc dưới chế độ CS.nói máy bay lên thẳng,khác với người.Nam nói phi cơ trực thăng.
    Cũng thế cho nhiều chữ như tên lửa,thay vì hỏa tiễn.Nhà du hành vũ trụ,thay phi hành gia không gian.Tàu
    sân bay thay cho Hàng không mẫu hạm v.v.Ngược lại những chữ có từ Hán Việt ở miền Nam như đã kể
    trên thì họ xử dụng từ Hán Việt cho những trường hợp bình thường như khẩn trương,thay cho khẩn cấp,
    gấp lên.Đề cương thay cho dàn bài.Yêu sách thay đòi hỏi.Khả năng thay cho có thể v.v.
    Trước đây,trên DM,tác giả Lê Hữu có nhiều bài nói về đề tài này.Tôi nhớ có góp ý với Đặng Tiến rằng
    ngôn ngữ bị chính trị ảnh hưởng vì chính ĐT.cũng công nhận như vậy.Tuy nhiên,nói chung ĐT.còn “cực
    đoan” hay “bảo hoàng hơn vua” hơn NHQ.vì ông ĐT.là người thiên tả.Do đó,cũng có thảo luận “nảy lửa”
    giữa phe bênh và chống đến mức BBT.phải kêu gọi mọi người hãy góp ý trong tinh thần tương kính.

  7. nvtncs says:

    Tin vắn, tin ngắn (news in brief) chứ không phải thông tin vắn

    Tin hàng đầu (headlines) chứ không phải thông tin hàng đầu.

    Tin khẩn cấp chứ không phải thông tin khẩn cấp. Thông tin khẩn cấp có nghĩa là thông báo khẩn cấp.

    Tin trong nước chứ không phải thông tin trong nước

    Tin nước ngoài, tin ngoại quốc chứ không phải thông tin ngoại quốc

    Các ký giả đi săn tin chứ không đi săn thông tin.

    Tin giật gân chứ không phải thông tin giật gân

    Tin nhảm nhí chứ không phải thông tin nhảm nhí. Khi chúng ta nói thông tin nhảm nhí thì người đọc/người nghe có thể hiểu lầm là cơ quan đó, hãng thông tấn đó chuyên loan tin nhảm nhí.

    Tin tức mình chứ không phải thông tin tức mình

    Tin mừng chứ không phải thông tin mừng

    Tin vui ( như cưới hỏi) chứ không phải thông tin vui.

    Tin buồn ( như tang ma) chứ không phải thông tin buồn

    Tin động trời chứ không phải thông tin động trời.

    Tin sét đánh ngang đầu chứ không phải thông tin sét đáng ngang đầu

    Tin hành lang chứ không phải thông tin hành lang. Thông tin hành lang là đi săn tin ở ngoài hành lang, nghe lóm, không qua phỏng vấn, trực tiếp truyền hình, họp báo … Còn tin hành lang là tin nghe lóm được từ hành lang. Hai thứ hoàn toan khác nhau.

    Tin chó cán xe, xe cán chó chứ không phải thông tin chó cán xe, thông tin xe cán chó.

    - Con sâu mỡ để thay cho cái lạp xưởng.

    - Cái nồi ngồi trên cái cốc để thay cho cà- phê phin.

    - Đồng hồ 2 cửa sổ thay cho đồng hồ chỉ ngày và giờ.
    - Khẩn trương để thay cho nhanh lên
    - Xưởng đẻ thay cho nhà bảo sanh
    - Nhà ỉa thay để thay cho cầu tiêu.
    - Chùm ảnh để thay cho một loạt những hình ảnh, một vài hình ảnh
    - Anh muốn quản lý đời em thay vì anh muốn về chung sống với em, anh muốn lấy/cưới em.
    - Tham quan để thay cho du ngoạn, thăm viếng
    - Sự cố thay cho trở ngại, trục trặc
    - Tranh thủ thay cho cố gắng, ráng lên
    - Anh muốn liên hệ tình cảm với em để thay anh muốn làm quen với em , muốn kết bạn với em.
    - Căn hộ thay cho căn nhà.
    - Tư liệu thay cho tài liệu
    - Đại trà để thay cho cỡ lớn, quy mô.
    - Đại táo để thay cho nấu ăn tập thể, ăn chung.
    - Kênh phát sóng thay cho Đài : Đài Fox News, Đài CNN, Đài Số 5, Đài SBTN…
    - Phi Khẩu Tân Sơn Nhất thay cho Phi Cảng Tân Sơn Nhất ( Khẩu là cửa sông chính để ra vào, không thể dùng cho một phi trường được)
    - Trời hôm nay có khả năng mưa thay vì “hôm nay trời có thể mưa”
    - Người dân địa phương chủ yếu là người H’mong Hoa – thay cho “Dân địa phương phần lớn là người H’mong Hoa”
    - Đồng Bào Dân Tộc để thay cho Đồng Bào Sắc Tộc. (Dân tộc là People, Sắc Tộc là Ethnic)
    - Lính gái thay cho nữ quân nhân
    - Thu nhập thay cho lợi tức (lợi tức mỗi năm, mỗi tháng, lợi tức tính theo đầu người v.v..) Thuế lợi tức (income tax)
    - Vietnam Air Traffic Management ngày xưa chúng ta dịch là : Quản Trị Không Lưu Việt Nam, ngày nay cán ngố VC dịch là : Trung Tâm Quản Lý Bay Dân Dụng Việt Nam ! ! ! Thật điên đầu và không hiểu gì cả !
    - Đầu Ra, Đầu Vào (input, output) để thay cho Xuất Lượng và Nhập Lượng.
    - Rất ấn tượng thay vì đáng ghi nhớ, đáng nhớ
    - Đăng ký thay vì ghi tên, ghi danh, đăng bạ.
    - Các anh đã quán triệt chưa ; Thay vì các anh đã hiểu rõ chưa ;
    - Học tập tốt thay vì học giỏi. Tôi còn nhớ sau ngày cộng quân cưỡng chiếm Miền Nam, trong khi chờ đợi lệnh “học tập cải tạo” của Ủy Ban Quân Quản, nghe bài diễn văn của Phạm Văn Đồng mà vừa buồn vừa xấu hổ cho bọn lãnh đạo Miền Bắc, nào là : Học tập tốt, lao động tốt, báo cáo tốt, tư tưởng tốt, quán triệt tốt, quản lý tốt, quy hoạch tốt, sản xuất tốt, quan hệ tốt, cảnh giác tốt…cái gì cũng tốt. Chỉ còn thiếu : Ăn tốt, đái tốt, ngủ tốt, ỉa tốt nữa là xong !Vào tù chúng tôi cứ than thở với nhau “ Nó ngu dốt thế mà nó thắng mình mới đau chứ !” Ôi ! Quân Hung Nô tràn vào Trung Hoa !
    - Doanh nghiệp để thay cho công ty. (Công ty là một hình thức tổ hợp, hùn vốn để kinh doanh. Còn doanh nghiệp giống như thương nghiệp là nghề nghiệp kinh doanh, buôn bán, nông nghiệp là làm nông, ngư nghiệp là đánh cá. Ngày hôm nay tại Việt Nam 2 chữ doanh nghiệp được dùng lan tràn để thay thế cho 2 chữ Công Ty. Sau đây mà một mẩu tin ngắn của tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn “ Hội chợ A&F Expo 2005 sẽ diễn ra tại TPHCM trong năm ngày, từ ngày 6 đến 104- 2005 với 100 doanh nghiệp xuất khẩu tham dự.”
    - Tiêu dùng thay vì tiêu thụ
    - Cây xanh thay vì cây ( Cây nào mà lá chẳng xanh ; Nói thêm chữ xanh là thừa. Nếu tìm hiểu kỹ hơn nữa thì tại Hoa Kỳ này chúng ta thấy khó khá nhiều cây lá màu nâu, nâu đậm. Nếu nói cây xanh là sai. Nói cây là bao gồm tất cả rồi. Xin mấy ông bà ở hải ngoại đừng bắt chước VC dùng 2 chữ cây xanh.)
    - Quan chức để thay cho viên chức. Thật quái gở nếu ở hải ngoại này chúng ta đưa tin như sau” Một số vị lãnh đạo các đoàn thể và cộng đồng tỵ nạn đã gặp gỡ một số quan chức ở Bộ Ngoại Giao.”
    - Xử lý thay vì giải quyết, chấn chỉnh, tu sửa … Vì VC ngu dốt, thiếu chữ cho nên cái gì cũng dùng 2 chữ xử lý : Bộ điều khiển trong máy điện tử cũng gọi là bộ xử lý. Bác sĩ giải phẫu được một ca khó khăn cũng nói là xử lý. Giải quyết giấy tờ, hồ sơ, đơn khiếu nại của dân chúng cũng gọi là xử lý. Bỏ tù người ta “mút mùa lệ thủy” cũng gọi là xử lý thích đáng !
    - Bài nói thay vì bài diễn văn.
    - Người phát ngôn thay cho phát ngôn viên.
    - Bóng đi rất căng thay vì quả banh/bóng đi rất mạnh.
    - Cú shock thay vì bàng hoàng, kinh hoàng.
    - Tinh hình căng lắm thay vì tình hình căng thẳng. Tiếng Mỹ căng như sợi dây căng (stretch) còn tình hình căng thẳng là (intense situation)
    - Liên Hoan Phim thay để cho đại hội điện ảnh. Ngày xưa chúng ta dùng chữ Đại Hội Điện Ảnh Cannes.
    - Ô tô con để thay cho xe du lịch.
    - Ùn tắc để thay cho kẹt xe, xe cộ kẹt cứng.
    - Bức xúc để thay cho dồn nén, dồn ép, bực tức, đè nén.
    - Đề xuất để thay cho đề nghị.

    nguồn: http://www.congdongnguoiviet.fr/VanHoa/0902ChoNenDungNgonNguVCh.htm

  8. kenny tran says:

    Tieng Viet cung bi chinh tri khi o trong tay nhung nguoi CS, ho co phan biet ro rang tung chu , tung tu trong cach leo lai de thong tri .Ong Quoc chi dung mot phan duoi con mat cua nha ngu hoc, nhung ong chang co kinh nghiem gi tu khoa tuyen giao , tu tuyen truyen chinh tri cua CS. Nhung chu nhu : dai tra , hoanh trang , un tac , dang ki , ho khau , tung tham , tieu tao, quan triet…neu khong bam dich sat tu nhung van ban cua Tau Cong thi Ong Quoc tim o dau ra ,do la su le thuoc trong chinh tri o ngon ngu, di nhien trong gioi han cua bai nay thi theo toi nhung nhan xet cua ong con qua don so truoc mot van de kha quang trong va te nhi. Ngon ngu co doi song rieng cua no. Su lon dep cua mot ngon ngu la nam trong su gian di , trong sang va cung can nuoi duong cua ca mot dan toc.

  9. Nói Không Được says:

    Không ai có thể phủ nhận là đối với CS tuyên truyền chính trị là một công tác quan trọng thuộc loại bậc nhất. Trong tuyên truyền thì ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng nhất. Do đó có thể nói là người CS rất coi trọng vấn đề ngôn ngữ, và chính trị luôn luôn có mặt trong ngôn ngữ họ dùng.

  10. Ếch Giếng says:

    Đọc bài viết cũa Ông Nguyễn Hưng Quốc và các đóng góp, bênh hay chống, tôi không thấy ai nhận ra đưọc là giờ đây, trong và ngoài nước, dân Việt càng ngày càng lún sâu vào việc dùng quá nhiều “ngôn ngữ Hán Tàu”. Có ai nhận ra được đây là một âm mưu thâm độc đưa đến đồng hóa và lệ thuộc cũa Việt Cọng và Trung Cọng. Tạo cho dân Việt dùng quá nhiều “ngôn ngữ Hán Tàu”, theo tôi có mang nặng tính chính trị.
    Dĩ nhiên, tiếng chữ cũng biến đổi theo thời gian, lớn rộng với nhiều tiếng chữ mới, nhưng tại sao lại dùng “ngôn ngữ Hán Tàu”. Riêng những tiếng chữ Việt đã có sẵn sao lại thay bằng ngôn ngữ Hán Tàu?
    Ngay như chữ “phản hồi”, chữ Việt không có chữ nào dùng được sao? Tôi không đồng ý với BBT dùng “từ” này!
    Xin nêu ra đây vài thí dụ:
    -hiện trường và tại chỗ.
    -khả năng và có thể
    -tiến hành và bắt đầu.
    -giao lưu và gặp mặt.
    -gia sư và dạy kèm.
    -kết hợp và cùng lúc.
    -cụ thể và rõ ràng, đúng, chẳng hạn.
    Nhiều vô số kể!
    Rồi thì: tham quan, ấn tượng, hoành tráng…mới đây lại thêm những ngư chính, hải giám….
    Xin đừng ngụy biện “tiếng Việt Cọng” và tiếng Việt Nam Cọng Hòa”, mà hảy nhận ra “tiếng chữ Việt và ngôn ngữ Hán Tàu”

    • Loạn xì ngầu says:

      Đừng trách BBT, tôi với ông cũng vậy. Sau 75 từ ngữ cứ như lộn tùng phèo. Chả hiểu gì cả. Bây giờ nghe lâu rồi thành ra quen dùng. “Điều nghiên” có nghĩa là “Điều tra và nghiên cứu”. “Điều kinh” có nghĩa là “Điều tra và rút kinh nghiệm” “Giao hợp” có nghĩa là “Giao lưu và hợp tác”v.v…….???

Leave a Reply to hoàng