Trung Quốc đang bị cô lập
không thể bắt nạt Việt Nam và các nước Nhật Bản, Philipine như họ nghĩ
Mặc dù Trung Quốc đã tăng cường ngân sách quốc phòng lên gấp 3 lần so với thực tế mà họ chỉ dám công khai tuyên bố chiếm 6 % ngân sách. Nhưng trong thực tế các khoản tiền mà họ công bố phải tính cộng thêm khoản đầu tư mua sắm tầu chiến và quốc phòng do ngân sách của các tỉnh, thành phố thì sẽ là 300 tỷ đô-la năm. Nhưng đa số là vũ khí họ tự sản xuất sau khi đã mua lấy mẫu từ Nga và một số nước về tháo ra chế tạo bắt chước lại. Các quốc gia này nay đã biết điều này cộng với thái độ hung hăng của họ định chiếm toàn bộ biển Đông, các vùng biển đảo thuộc chủ quyền của Nhật, Việt Nam, Philipine v.v…và vùng lãnh thổ rộng lớn của các nước lân bang như Ấn Độ. Vì vậy, ngay cả Nga nay cũng phải chuyển hướng quan hệ sang các nước châu Á và đông Nam Á để kìm hãm sự bành trướng nguy hiểm của quốc gia này. Hiện nay các quốc gia này dù không công bố công khai hay ký kết các hiệp ước nhưng trong thực tế đang cùng với nhau gắn bó theo kiểu ký kết song phương như Việt-Nhật, Việt-Ấn, Việt- Philipine, Nhật-Mỹ, Ấn-Mỹ, Ấn-Philipine, Nhật-Úc, Mỹ-Úc, Ấn-Úc, Mỹ-indonesia v.v…và như thế đã tạo ra các gọng kìm cặp chặt bao vây cô lập Trung quốc.
Trong khi đó, với đặc điểm riêng của mình, các nước đã trang bị quốc phòng hiện đại kiểu đi tắt để nắm bắt khoa học quốc phòng hiện đại nhất để chống lại Bắc kinh, khiến họ không thể bắt nạt mình được. Ví dụ với Việt nam thì quốc gia này đã xây dựng những “lá chắn thép” trên bờ biển như báo chí đã đưa tin.
Trong bài báo đăng tải qua báo chí trong và ngoài nước người ta đã đưa ra những hình ảnh cụ thể khiến Trung quốc phải kiêng nể. Để hiểu được vấn đề này xin bạn đọc theo dõi:
Theo Lao Động và Tiền Phong thì: “Hải quân Việt Nam đang hướng tới mục tiêu xây dựng lực lượng phòng thủ bờ biển mạnh nhất Đông Nam Á.”
Phòng thủ bờ biển là lực lượng quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo chống lại các cuộc tấn công đổ bộ của đối phương. Qua việc mua sắm hỏa tiễn các tầm, pháo bờ biển, tầu ngầm thì ngoài nhiệm vụ phòng thủ bờ biển Việt nam có đủ khả năng việc vô hiệu hóa lực lượng đổ bộ của đối phương sẵn sàng tấn công nhấn chìm tầu chiến kể và hàm không mẫu hạm, tầu sân bay nếu vi phạm vùng lãnh hải. Vấn đề xây dựng phòng thủ bờ biển Hải quân Việt Nam được chú trọng đầu tư từ rất sớm.
Trước tiên phải nói trước đây Nga đã chuyển giao cho lực lượng phòng thủ bờ biển Việt nam loại tên lửa chống hạm cơ động 4K51 Rubezh. Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh (NATO định danh là SSC-3) do Liên Xô phát triển và đưa vào phục vụ cuối những năm 1980. Loại tổ hợp 4K51 gồm một xe mang bệ giá phóng 3P51 (cải tiến dựa trên xe vận tải hạng nặng MAZ-543), sử dụng để đặt radar điều khiển hỏa lực cùng cụm ống phóng KT-161. KT-161 chứa hai tên lửa hành trình chống hạm P-15M.
Tên lửa có chiều dài 6,5 m, đường kính thân 0,76 m, trọng lượng phóng 2,5 tấn. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng tầm bắn 80 km đầu đạn của tên lửa có trọng lượng tới 513 kg thuốc nổ. Tuy có nhiều hạn chế bởi thân hình đồ sộ của tên lửa, tốc độ chậm khó lòng tấn công được các tàu chiến hiện đại nhưng 4K51 vẫn là vũ khí hiệu quả để ngăn chặn khả năng tấn công đổ bộ của đối phương. Cũng trong giai đoạn những năm 1980, lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam được Liên Xô chuyển giao hệ thống tên lửa chống hạm được manh danh là “sát thủ tàu sân bay” 4K44 REDUT-M. Đặc biệt, Việt Nam là khách hàng duy nhất được xuất khẩu hệ thống tên lửa chống hạm này. Tổ hợp tên lửa chống hạm REDUT-M là một hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động, được triển khai trên xe phóng SPU-35B hoặc SPU-35V. Một tổ hợp REDUT-M có 3 xe phóng, xe chỉ huy và xe radar 4R45 Skala. Ngoài ra còn phải kể đến tên lửa được đặt trong ống phóng ZIL-135K và được đặt trên xe tải BAZ-135MB 8×8 bánh. Mỗi xe phóng được vận hành bởi 5 người, thời gian triển khai sẵn sàng chiến đấu khoảng 30 phút. Tên lửa P-35B có chiều dài 10,2m, đường kính gần 1m, sải cánh 2,6m, trọng lượng phóng 4.500 kg. Tên lửa có tầm bắn tối đa 460 km,với tốc độ gấp 1,4 lần tốc độ âm thanh, biến thể nâng cấp về sau đạt cự ly 550 km. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn KRD-26.
Tên lửa này đều được dẫn hướng kết hợp quán tính, hiệu chỉnh tham số trong suốt hành trình và Radar chủ động giai đoạn cuối. Tên lửa được trang bị đầu đạn thông thường nặng 1.000kg hoặc đầu đạn hạt nhân chiến thuật 350 kiloton. 4K44 REDUT-M là tổ hợp tên lửa chống hạm có tầm bắn xa nhất Đông Nam Á hiện nay.
Để đối phó với hải quân Trung quốc hiện đại, hải quân Việt Nam đã được đầu tư trang bị hệ thống phòng thủ bờ biển hiện đại nhất thế giới hiện nay K-300P Bastion. K-300P Bastion là hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa chống hạm tốc độ siêu âm P-800 Yakhont. Hệ thống này được thiết kế để tiêu diệt tàu chiến mặt nước, nhóm tàu đổ bộ, tàu sân bay của đối phương.
Hệ thống sử dụng tên lửa P-800 Yakhont, NATO định danh là SS-N-26. Tên lửa được trang bị động cơ ramjet nhiên liệu lỏng cùng một động cơ tăng tốc nhiên liệu rắn, tốc độ của tên lửa nhanh gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh (2800 km/h), tầm bắn đạt 120 km ở chế độ bay thấp, 300 km ở chế độ bay hỗn hợp.
P-800 được dẫn hướng kết hợp quán tính và radar thụ động có khả năng nhảy tần số để chống nhiễu, radar của tên lửa có khả năng khóa mục tiêu ở cự ly 50 km. Tốc độ nhanh, hệ thống dẫn đường và khóa mục tiêu tinh vi, P-800 thực sự là “cơn ác mộng” của bất kỳ loại tàu chiến mặt nước nào cho dù nó được trang bị những hệ thống phòng vệ tối tân nhất.
Vào năm 2011, Hải quân Việt Nam đã được Nga chuyển giao 2 tổ hợp K-300P Bastion cùng với 2 tổ hợp khác. Sự có mặt của Bastion cùng với các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển đang được sử dụng, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có lực lượng phòng thủ bờ biển mạnh nhất Đông Nam Á. Trong những năm tới đây Việt nam đã ký kết với với Nga đưa quan hệ hai nước lên tầm chiến lược và Nga sẽ giúp Việt nam sản xuất hỏa tiễn các tầm chống tầu chiến trên biển.
Nếu Việt nam nguy cơ bị đe dọa thì họ có thể tuyên bố khóa biển Đông, các tầu chiến và mọi phương tiện chiến tranh sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn ở khu vực này. Việt nam đang xây dựng một hệ thống tầu ngầm rất hiện đại vào bậc nhất ở Đông nam Á. Rõ ràng Trung quốc không thể giương oai diễu võ như họ đã rêu rao. Nếu có một trận hải chiến xẩy ra thì tình hình khác hẳn ngày xưa khi Trung quốc tấn công Hoàng sa và Trường sa của Việt nam những năm 1974.
Người ta đặc biệt chú ý tới hiệp ước mới nhất Việt nam và Ấn độ đã đi đến ký kết bảo vệ nhau một khi bị kẻ thù đe dọa tấn công. Hải quân Ấn-độ hiện nay là lực lượng khiến Trung quốc phải e dè vì sự tân trang vũ khí hiện đại hơn hẳn của mình so với Trung quốc.
Bên cạnh đó người ta quan tâm hơn hết vào vấn đề lớn đó là các hiệp ước truyền thống và ngày càng khởi sắc bởi quan hệ chiến lược Việt Nga.
Như báo chí Việt nam đã đăng tải thì tuần qua, phái đoàn Bộ Quốc phòng Nga do Bộ trưởng Sergei Shoigu dẫn đầu đã tới thăm Việt Nam. Trong quá trình đàm phán, hai bên đã thảo luận về các vấn đề về hợp tác kỹ thuật – quân sự giữa hai nước, ngoài ra Bộ trưởng Shoigu cũng công bố nhiều thông tin quan trọng.
Qua những phát biểu của ông, cần thấy rằng, hợp tác kỹ thuật-quân sự giữa Nga và Việt Nam trong tương lai sẽ tiếp tục được tăng cường ở cấp độ cao. Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh cũng khẳng định tiếp tục hợp tác song phương.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nêu rõ hợp tác sẽ tiếp tục phát triển, và trước mắt Việt Nam sẽ mua thêm các loại vũ khí, kỹ thuật quân sự của Nga. Hơn nữa, quan hệ hai bên cùng có lợi sẽ không chỉ giới hạn trong việc mua bán vũ khí.
Một trong những vấn đề được hai bên thảo luận trong quá trình đàm phán đó là việc đào tạo các quân nhân Việt Nam tại Nga. Nga có thể sẽ không chỉ đào tạo các sĩ quan mà cả các tướng lĩnh cho Quân đội Việt Nam. Theo đó, điều này sẽ cho phép nâng cao đáng kể trình độ và kỹ năng của họ, cuối cùng tác động tích cực tới sức mạnh của Quân đội Việt Nam.
Liên quan đến các kỹ thuật quân sự mới, Nga xác định đây là một ưu tiên hàng đầu đối với Việt Nam, nhất là vấn đề xây dựng và phát triển toàn diện hạm đội tàu ngầm đang được triển khai thực hiện. Khoảng 3 năm trước, lãnh đạo quốc phòng hai nước đã đạt được thỏa thuận về việc hợp tác trong lĩnh vực này.
Ngay ngày nay Nga đang muốn hiện diện vững chắc ở Đông nam Á qua chiếc cầu Việt nam và Nga rõ ràng phải phát đi tín hiệu quan tâm đến những lo ngại rất chính đáng của các quốc gia Đông Nam Á và Thế-giới trước sự hung hăng, ngạo mạn và đầy tham lam, âm mưu bành trướng của Trung quốc. Những ký kết về cùng phối hợp sản xuất hỏa tiễn và giúp Việt nam tân trang vũ khí xưa của Nga trang bị cho Việt nam cũng như đào tạo sỹ quan và kỹ thuật cho quân đội Việt nam thì đó là sự chuyển hướng rõ ràng từ việc không can thiệp trong quan hệ Trung quốc với các nước Đông Nam Á nay đã sự chọn bạn rõ ràng và không thể tiếp tay cho Trung quốc gây nguy hiểm hòa bình, an ninh ở khu vực này mà Nga đã đầu tư rất lớn và có quyền lợi ở đây.
Theo đó, các chuyên gia của Nga giúp Việt Nam xây dựng các cơ sở tàu ngầm, trong đó bao gồm đóng mới các tàu ngầm bằng các khoản tín dụng từ phía Nga. Không lâu sau khi tuyên bố các kế hoạch xây dựng này, Nga và Việt Nam đã ký kết hợp tác về việc Nga sẽ cung cấp cho Việt Nam 6 tàu ngầm diesel-điện thuộc dự án 636 “Varshavianka”. Chính những tàu ngầm này sẽ trở thành nền tảng cho hạm đội tàu ngầm của Việt Nam trong tương lai gần.
Trong những năm gần đây, Nga gần như vẫn “chơi” một ván cờ nước đôi với cả Trung Quốc và Việt Nam khi mà quốc gia này vẫn là một trong những đối tác vũ khí lớn nhất cho cả hai bên. Tuy nhiên, thế cân bằng của ván cờ này nhiều khả năng sẽ phải thay đổi cùng với những chuyển biến của thời cuộc.
Còn Nhật bản và Philipine thì sao?
Trước sự đe dọa thường xuyên của Trung quốc, Nhật bản đã
không chịu bị trói buộc của hiến pháp phòng thủ mà nay đã phá vòng đi đến sẵn sàng tấn công thậm chí đánh phủ đầu đối phương. Các tầu chiến và hạm đội hiện đại của Nhật bản nhanh chóng ra đời được trang bị hiện đại hơn tầu chiến của Trung quốc rất nhiều. Các hạm đội tầu ngầm hiện đại sẵn sàng tấn công các tuần dương hạm đối phương. Bên cạnh đó máy bay F 15 vốn đã hiện đại là sức mạnh đáng gờm của không quân Nhật nay đang được cải tiến có khả năng vit đầu máy bay Trung quốc. Họ trang bị và liên minh với Philipine các tầu tuần tiễu, hạm đội để bảo vệ bờ biển của mình. Mặt khác các hiệp ước vốn sẵn có giữa Mỹ và Philipine đã khiến Trung quốc biết rằng một cuộc tấn cống vào quốc gia này sẽ lôi kéo cả Hoa kỳ vào cuộc chiến mà Bắc kinh không bao giờ mong muốn. Quan hệ giữa Nhật bản và Việt nam sâu sắc hơn ngàn lần với quan hệ tình đồng chí Trung Việt khi mà Bắc kinh luôn có truyền thống xấu là đâm lưng bạn, thậm chí không ngần ngại xua quân xâm lược, để mặc cả với kẻ thù thủ lợi.
Xu thế ngày nay đã khác hẳn không còn như Trung quốc đã tính, càng hung hăng và tham vọng bá quyền chiếm đóng, thôn tính biển Đông của Trung quốc đã khiến quốc gia này bị cô lập thảm hại. Họ chỉ còn trông dựa vào mối quan hệ duy nhất với Nga nhưng trong thế chông chênh vì nước Nga không mấy tin tưởng vào thực tâm của Bắc kinh, phần nhiều là lợi dụng khoa học kỹ thuật để tăng sức mạnh của chính mình mà thôi, và việc chính là đem Nga ra để cân bằng sức mạnh Hoa kỳ.
Như báo chí Việt nam đã không ngại ngần nhận định rằng:
“Cùng sự gia tăng những phản ứng bất bình của dư luận quốc tế với các hành động ngang ngược của Trung Quốc, Nga rõ ràng cũng đang có nhiều động thái tạo hiệu ứng tích cực, nhất là sau chuyến thăm chính thức lần này của Bộ trưởng Quốc phòng Nga. Có lẽ là Nga nhận thấy rằng đã đến lúc phải “rẽ” một hướng đi cụ thể tại “ngã ba đường” vốn chẳng thể cân bằng được lâu.”
Trong tình hình thế giới và khu vực hiện nay, Trung quốc hơn lúc nào hết ra sức tận dụng sự căng thẳng Mỹ và bắc Triều tiên để sẵn sàng đưa lửa cho hai quốc gia này đốt kho thuốc súng to lớn tại đây với hy vọng là dù bên nào thắng hay thua thì cũng què và họ mới là kẻ thủ lợi. “Tọa sơn quan hổ đấu” là sở trường của bành trướng của những người lãnh đạo nhiều đời Trung quốc. Nhưng điều họ tức giận là vòng vây quốc tế đang thắt chặt không dễ để họ muốn làm gì thì làm.
Việt nam là quốc gia đang bị Trung quốc uy hiếp, đe dọa thường trực lớn nhất về cả các mặt như lãnh hải, các đảo và quyền lợi kinh tế tại vùng biển thuộc chủ quyền của mình, bắt buộc phải khôn khéo và kiên quyết liên kết chặt chẽ, sát cánh với Ấn độ, Nga, Hoa kỳ, Nhật, Úc, Hàn, Philipine và các nước Đông Nam Á để bảo vệ chính mình.
Người ta tự hỏi có phải đang có một Bạch Đằng Giang mới mở ra chờ chôn vùi quân xâm lược đầy tham lam, ngạo mạn với truyền thống bành trướng không?
Biển Đông đã nổi sóng lừng và đang đổi chiều lên cấp 7 và cấp 8, có nguy cơ lên cấp 9 cấp 10 và cao hơn thế.
Ngày 8 tháng 3 năm 2013.
© Nguyễn Hoàng Hà
© Đàn Chim Việt
Bác Nguyễn Hoàng Hà tin là biển Đông sẽ còn “dậy sóng” thật hay sao?
Theo tôi cơ hội cứu nước thoát khỏi tham vọng bá quyền của TQ đã qua mất tư lâu, trên 30 năm rồi! Đó là từ năm 1979 và những năm kế tiếp… Khi đó TQ còn chưa đủ mạnh về kinh tế và quân sự. Liên Xô vẫn còn. Mỹ, Úc, Nhật,Hàn Quốc… cũng chưa gắn bó quyền lợi với TQ nhiều…
Nhưng tình hình bây giờ đã khác hẳn. Khối CS Liên Xô không còn, một mình Nga rất cô đơn, muốn trở thành bạn hàng của TQ, trước xức ép của LH Âu Châu và Hoa Kỳ. Chính Hoa Kỳ tỉnh mộng, sau khi nhận ra là mình đã dại dột bỏ nguyên cả biển Đông TBD cho Trung Cộng làm mưa làm gió… không thể nào quay lại nắm trọn Đông Á về mình…
Nhiều xác xuất, Hoa Kỳ sẽ phải “hy sinh” Việt Nam – cũng như Miên, Lào – để củng cố liên minh các nước dân chủ ở Đông Á, ít nhất để tạm thời có ổng định trong vùng. TQ cũng “biết thân biết phận”, một mặt xúi giục Bắc Hàn đòi đánh lung tung, chỉ để tạo áp lực với công luận Hoa Kỳ, hy vọng người dân Mỹ sẽ yếu bóng vía (sợ Bắc Hàn bắn hỏa tiễn nguyên tử đến Hawaii…) bắt chính phủ mình phải nhượng bộ TQ mà bỏ Việt Nam cho TQ xơi… như đã xẩy ra 40 năm về trước với miền Nam VN.
Tất cả lỗi nằm ở tập đoàn CS miền Bắc đã quá tham lam, ích kỷ, muốn năm quyền tuyệt đối và muốn vơ vét của cải vật chất của toàn dân vào túi riêng của mình… để nay đất nước nghèo mạt rệp, dân tình chia rẽ, chán nản, sức chiến đấu đề kháng không còn…
Nên có… các vàng thì Hoa Kỳ chẳng dám nhảy vào! Họ còn phải lo mặt Bắc Thái Bình Dương (Triều Tiên, Nhật), Nam TBD… sang Ấn Độ Dương, Trung Đông tới tận Phi Châu…
Chỉ có người dân Việt mới cứu được mình thôi. Nếy người dân Việt tỏ ra khôn ngoan, sáng suốt, cương quyếnthì may ra cộng đồng thế giới (tự do dân chủ) mới ngó ngàng gì đến. May ra…
Hãy nhìn Tây Tạng, cả thế giới thương tiếc một nên văn hóa cổ truyền, hòa bình của dân Tây Tạng nhưng vì quyền lợi không có chính phủ nào chịu nhầy vào làm anh hùng để cứu dân Tây Tạng. Đối với VN cũng thế thôi. Bảo Mỹ “cần” VN là còn đang ngủ mơ? Mỹ chỉ đang mặc kệ dân tộc VN cam chịu làm nô lệ cho một đám người lèo tèo ở Bà Đình mà thôi! (Có ai ra tay cứu dân xứ Zimbawe ra khỏi tay của nhà độc tài Robert Mugabe không? Tây Phương cũng “mặc kệ”, không phải vì không có lòng thương xót mà vì họ biết có nhẩy vào thì cũng ôm đầu máu nẩy ra như đã bị ơ Việt Nam mấy chục năm trước!).
Ông Lâm Vũ ơi! Dân chủ đối với Hoa Kỳ là cái quái gì? Mỹ chỉ cần có lợi là chơi tuốt. Ngày xưa Pon pot (khơ me đỏ) diêt chủng có dân chủ không mà Mỹ và TQ lúc đó thân nhau cùng ủng hộ KMĐ? Ngay đến Obama khủng thời kỳ đầu, Mỹ còn tài trợ cho nó cơ mà? Lúc đó quyền lợi của Mỹ là chống LX nên Mỹ chơi tuốt. Ông Lâm Vũ đọc nhiều nhưng không rút ra được cái gì có ích cả.
Nay Mỹ cần VN để củng cố liên minh chống Bành trướng TQ (cũng chẳng phải Mỹ tốt đẹp gì với VN). Mỹ thỉnh thoảng nói vài câu dân chủ, nhân quyền chơi chơi vậy thôi. Xem ra cái đầu của Lâm Vũ chưa chuẩn?./.
@vn
Có vẻ bạn thuộc trường phái ăn ốc nói mò! Chi có mấy dòng bạn đã nói sai bao nhiêu chuyện. Sự thật là:
- Pol Pot làm chủ nước Căm Bu Chia từ 1975 tới 1979, khi quân đội của CSVN tiến sang đánh Căm-bốt, đấy đám Polpot vào rừng…
- Cả thế giới chỉ có một mình Trung Cộng (TQ) là ủng hộ Pol Pot, dù tên này đã giết hai triệu người Căm-bốt.
- Sở dĩ Hoa Kỳ và đồng minh (như các nước thuộc khối NATO) không can thiệp, vì lúc đó LHQ cho phép bất cứ nước nào can thiệp vào nội bộ một nước. Từ nội chiến ơ Nam Tư cũ (bán đảo Balkan) mới có quyến nghị cho phép can thiệp vào nội bộ một quốc gia, khi có nạn diệt chủng (genocide) xẩy ra.
- Nhưng thực tế, không ai dám đụng đến đám PolPot vì sau lưng chúng có Trung Cộng, như trường hợp Bắc Hàn ngay bây giờ!
- như đã nói đảng của PolPot mất quyền từ 1979 (tư đó trốn trong rừng, đến 1998 hắn mới chết già trong “mật khu”). Obama lên làm TT Hoa Kỳ tháng Giêng 2009, làm sao có thể tài trợ Khơ Me Đỏ được?
- v.v.
Ngoài ra, Hoa Kỳ không là đại cường quốc nếu chỉ có đất rông, đông dân mà kinh tế không mạnh. Do đó, dĩ nhiên là mọi quyết định chính trị của chí phủ Hoa Kỳ đều phài dòm chừng trước xem lợi hại về tiền bạc như thế nào, liệu có chi nổi hay không v.v.
TB. Hoa Kỳ đã đá TQ ra khỏi Miến Điện, hiện tại đang gởi chiến hạm, máy bay “siêu” đến bán đảo Triều Tiên… mà bạn nói là “Mỹ thỉnh thoảng nói vài câu dân chủ” được sao? Ai có một gờ-ram óc trong đầu đều hiểu là Mỹ gờm Trung Cộng nên ngày xưa không dám “chơi” CS Bắc Việt, nay cũng không dám đụng thằng Bắc Hàn vừa đói vừa hỗn láo… Nhưng Mỹ để Hà Nội cho “thằng” Bắc Kinh nó trị… Kể cũng đáng cho bọn đểu cáng thôi, chỉ ngặt một cái nếu thằng Tầu nói kéo cả vài chục triệu dân vào “khai thác” nước ta, thì lúc đó ta hết cơ thoát nạn Hán hóa!
Đúng là Lâm Vũ đọc nhiều không rút ra được cái gì cả. Mỹ nó chả o bế KMĐ tai Liên Hiệp Quốc là gì? Mỹ tôn trọng không can thiệp vào nội bộ nước khác à? Thé I Raq, Apganistan thì sao? Mỹ có can thiệp không? Ông Lâm Vũ càng nói càng thấy đuối lỹ nhưng vẫn cãi cố. Hay là đầu óc ông có vấn đề?./.
Mỹ để Đại diện của KMĐ ở LHQ đến bao giờ? Một lời lên án diệt chủng cũng không có? …nói tóm lại Lâm Vũ đừng cố đấm ăn xôi nữa. Càng nói càng ngớ ngẩn! My vào I Raq, Apganistan lấy lý do chống độc tài, chống VK giết người hàng loat, chống khủng bố? Vậy “diệt chủng” thì không cần chống à? Lâm Vu ơi là Lâm vũ ơi!
Theo Lâm Vũ thỉ diệt chủng khơ me đỏ ở Campuchia là tốt, cần ủng hộ, chỉ chống khủng bố thôi.
Diệt chủng nó diệt 3 triệu dân Campuchia trong có 3 năm (trong đó có hàng vạn người VN ở biên giới và cả việt kiều ở campot nữa), chắc ông Lâm Vũ cho rằng nó giết nhiều quá rồi thì khỏi cần cần chống nó, đúng không?
Ông Lâm vũ có vẻ lý luận nhưng lại là lí luân quanh co chẳng có tí logic gì cả, ngớ ngẩn./.