WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuối tháng 3/75 tuyến đầu thất thủ [1]

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (trái)

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (trái)

Tình hình chung

Sau tháng 1/1973 VC vẫn tiếp tục vi phạm Hiệp định Paris, cuộc chiến vẫn tiếp diễn nhưng VNCH còn đủ mạnh, khoảng cuối 1973 Hạ viện Mỹ bắt đầu cắt giảm viện trợ 50% mỗi năm 1974, 1975 khiến miền Nam ngày càng suy yếu, CS ngày càng mạnh hơn . Ông Nguyễn đức Phương dựa theo M.Maclear (Vietnam: The ten Thousand Day war) cho biết vào ngày mất Ban Mê Thuột 13/3/1975 Hạ viện Mỹ bác bỏ 300 triệu viện trợ bổ túc cho VNCH do TT Ford đệ trình. Đại sứ Martin cũng thông báo cho TT Thiệu biết quân viện cho năm tới (1976) sẽ không được chuẩn chi (Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 732). Tin sét đánh đã khiến TT Thiệu mất tinh thần để rồi đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.

Nói trắng ra Hạ Viện  Mỹ đã cạn tầu ráo máng buộc miền nam VN phải đầu hàng CS. Trong khi tại chính trường nước Mỹ vấn đề VN không được ai quan tâm tới, chỉ còn  TT Ford và người phụ tá Kissinger cố gắng một cách tuyệt vọng để xin chút phương tiện cho VNCH. Vào lúc này đảng Dân Chủ nắm đại đa số Quốc hội Mỹ (67% Hạ viện và 60% Thượng viện), họ chống chiến tranh VN tích cực, đảng nọ phá đảng kia, bao giờ cũng vậy, ai cũng  đều biết cả. Theo nhận xét của Kissinger (Years of Renewal trang 464) thì TT Ford không tìm được giải pháp nào để thoát ra khỏi sự bế tắc, thảm kịch  không thể nào tránh khỏi.

(… there were no easy, heretofore undiscovered way out of this morass…

The tragedy had become simply inevitable.)

Gerald Ford chẳng khác nào một ông Tổng thống bù nhìn, lại nữa ông đã không do dân bầu, lên thay thế TT Nixon khi mà đảng Cộng Hòa bị mất quá nhiều uy tín qua vụ tai tiếng Watergate.

Tình hình miền nam VN lúc này quá u ám, Hoa Kỳ đã bắt tay được  Trung Cộng tháng 2/1972 và hòa được với Sô Viết tháng 5/1972, thuyết Domino không còn ý nghĩa. Bây giờ là lúc họ quẳng cái miếng xương Đông Dương đi, được Cộng sản quốc tế khuyến khích,  Hà Nội mừng rú vội chạy lại vồ ngay lấy. Năm 2006 trên internet tôi thấy có người hỏi cựu Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn:

“Chúng ta đã biết trước là thua tại sao vẫn đánh để khiến bao nhiêu người chết thảm?”

Một câu hỏi thật khó có câu trả lời…

Tối 29/3/1975 đài phát thanh BBC Luân Đôn cho biết Đà Nẵng đã thất thủ, một trăm ngàn quân bị bắt làm tù binh, đó cũng là ngày sụp đổ của toàn bộ Quân khu I, hung tin ghê gớm ấy đã khiến cho cả nước kinh hoàng: Quân khu I nơi tập trung những  lực lượng tinh nhuệ và thiện chiến nhất của VNCH, bốn Sư đoàn chính qui chủ lực, bốn Liên đoàn Biệt động quân đã hoàn toàn tan rã sau 9 ngày cầm cự và triệt thoái. Mặc dù nay nhiều bí mật về cuộc lui binh đã được tiết lộ, Bộ Tổng tham mưu VNCH, các vị Tướng lãnh, các giới chức quân sự liên hệ đã bạch hóa diễn tiến của trận chiến bi thảm này, các nhà nghiên cứu quân sử, các nhân chứng, ký giả chiến trường… đã biên soạn, kể lại diễn tiến của mặt trận vùng Hoả tuyến nhưng người ta tưởng như nó vẫn còn nhiều điều bí ẩn và khó hiểu, chưa bao giờ trong cuộc chiến tranh Quốc -Cộng giai đoạn 1960-1975 một lực lượng to lớn của miền Nam lại có thể thua nhanh đến thế. Cũng có người cho rằng tấn thảm kịch này bắt nguồn từ ảnh hưởng của những yếu tố chính trị hơn là về quân sự.

Các tài liệu, sách báo nói về cuộc lui binh Quân đoàn I của Bộ tổng tham mưu Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Thiếu Tướng Hoàng Lạc, nhà nghiên cứu quân sử Nguyễn Đức Phương, ký giả chiến trường Phạm Huấn và những lời thuật lại của các nhân chứng … nói chung không hoàn toàn giống nhau, có khi còn trái ngược nhau là khác.

Quân khu I là một giải đất dài và hẹp hình cán chảo chạy theo hướng Tây Bắc, Đông Nam, gồm 5 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng tín, Quảng Ngãi, dân số vào khoảng ba triệu người. So với các Quân khu khác Vùng Một nhỏ hẹp nhất, đây là nơi tiếp giáp với Bắc Việt, chiến tranh có thể bùng nổ bất cứ lúc nào nên cũng gọi là vùng Hoả tuyến. Từ sau khi ký hiệp định Paris, nửa triệu quân đồng minh đã rút đi, VNCH một mình phải gánh vác toàn bộ chiến trường. Lãnh thổ quá rộng, không đủ lực lượng trấn giữ nên tại đây VNCH chỉ còn kiểm soát được phần đất nằm phía bên phải của giải đất theo chiều dọc tức là phía Đông, còn phía Tây do Cộng thuộc quyền kiểm soát của CSBV. Dần dần VNCH chỉ còn những tỉnh lỵ và thị xã và các quận do sự lấn chiếm theo lối tầm ăn dâu của địch, kể từ sau ngày 19/3/1975, nếu nhìn trên bản đồ quân sự  (Cao Văn Viên, Những Ngày Cuối VNCH trang 166) ta sẽ thấy miền Nam chỉ còn kiểm soát được vào khoảng gần một phần ba (1/3) diện tích Quân khu 1.

Năm 1972 Quân khu I đã là một chiến trường lớn, nơi diễn ra những trận đánh ác liệt đẫm máu giữa các đại đơn vị của hai miền Nam Bắc .Vì tình hình sôi động đặc biệt của vùng hỏa tuyến ngoài ba Sư đoàn cơ hữu 1, 2, 3 của Quân đoàn, TT Thiệu còn cho hai Sư đoàn tổng trừ bị Nhẩy Dù và Thủy quân lục chiến ra đóng tăng cường. Đạn dược tiếp liệu ngày càng thiếu thốn bi đát, theo ông Cao Văn Viên (sách đã dẫn trang 92) từ tháng 7/1974 hoả lực miền Nam giảm hơn 70% và vào tháng 2/1975, đạn tồn kho các loại súng tại kho Trung ương chỉ còn đủ cung ứng khoảng  một tháng (30 ngày).

Miền Nam  không được Mỹ yểm trợ B52; tiếp liệu, đạn dược  đã gần kiệt quệ, tài khóa 1974, 1975 bị cắt giảm 50% mỗi năm (Kissinger, Years of Renewal trang 472). Ngay từ cuối tháng 12/1974 khi BV xử dụng ba sư đoàn tấn công Phước Long, pháo binh VNCH tại đây đã phải đếm từng viên đạn để tiết kiệm hầu còn đủ chiến đấu (Kissinger, Years of Renewal, trang 490)

Trong khi ấy CS quốc tế vẫn tiếp tục viện trợ dồi dào cho BV. Theo BBCVietnamese.com ngày 10-5-2006, viện trợ quân sự CS quốc tế cho BV giai đoạn 1969-1972 là 684,666 tấn vũ khí, giai đoạn 1973-1975 là 649,246 tấn vũ khí coi như không thay đổi. Từ tháng 12/1974 Nga Sô đã viện trợ quân sự cho Hà Nội tăng gấp bốn lần hơn trước (Kissinger, Years of Renewal trang 481).

Nhìn sơ các con số và các dữ kiện trên chúng ta cũng đủ biết ai sẽ thắng , ai thua, về điểm này Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn có nói

Xin nhắc lại một lần nữa, nguyên nhân sâu xa của sự sụp đổ của Miền Nam là không có viện trợ (phương tiện chiến tranh)

(Những Sự Thật Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975, trang 406)

Cuối năm 1974 tình hình chiến sự ở Quân khu I  yên lặng được một thời gian, VNCH đẩy lui cuộc tấn công của BV vào đồng bằng Tây Nam Đà Nẵng, CSBV có lợi thế về địa hình, vì gần hậu cần miền Bắc, họ được bổ sung quân số và tiếp liệu thuận lợi. Từ tháng 6 cho tới cuối năm 1974 các lực lượng Quân đoàn I của VNCH bị tổn thất trong các trận giao tranh không được bổ sung nên quân số thiếu hụt. Quân khu 1 được chia làm hai khu Bắc và Nam, Bắc gồm hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên dưới quyền Bộ Tư lệnh tiền phương do Trung tướng Lâm Quang Thi chỉ huy, ba tỉnh còn lại Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi do Tư lệnh Quân đoàn Trung Tướng Ngô Quang Trưởng trực tiếp chỉ huy.

Bố trí chủ lực quân VNCH như sau:

-Sư đoàn Nhẩy Dù vàTQLC, Lữ đoàn 1 Thiết kỵ từ Bắc Thừa Thiên lên tới Nam sông Thạch Hãn kéo dài sang phía Tây Quảng Trị.

Lực lượng cơ hữu của Quân khu và các Liên đoàn Biệt động quân bảo vệ các tỉnh còn lại:

- Sư đoàn 1BB và Liên đoàn 15 Biệt động quân đóng tại Thừa Thiên.

- Sư đoàn 3 BB và Liên đoàn 14 BĐQ đóng tại Đà Nẵng, Quảng Nam.

- Sư đoàn 2 BB và  hai liên đoàn 11, 12 BĐQ bảo vệ Quảng Tín, Quảng  Ngãi.

(Theo Nguyễn đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 751)

Các đơn vị yểm trợ gồm trên 10 tiểu đoàn pháo binh, một tiểu đoàn phòng không, một lữ đoàn thiết kỵ. Hải quân gồm các giang đoàn xung phong, trục lôi, tuần thám tại Thuận An, các duyên đoàn tại Cửa Việt, tại Thuận An, Tư Hiền… Sư đoàn 1 Không quân đóng tại Đà Nẵng. Quân số của Quân đoàn vào khoảng 90,000 chủ lực và 75,000 địa phương quân, nghĩa quân, số gồm cả thành phần không tác chiến. Đây chỉ là con số lý thuyết, trên thực tế thì thấp hơn không được như vậy vì nhiều lý do.

Lực lượng Cộng sản tại Quân khu I chia hai địa bàn hoạt động lấy đèo Hải Vân làm ranh giới do các Tướng Lê Tư Đồng, Nguyễn Hữu An, Chu Huy Mân chỉ huy. Theo tác giả Nguyễn Đức Phương  tại đây Bắc việt có 7 sư đoàn (324B, 325, 320B, 312, 304, 711, 2) và 3 Trung đoàn độc lập tổng cộng vào khoảng 8 sư đoàn (Sách đã dẫn trang 752).

Theo ông Cao Văn Viên, tại đây BV có 5 sư đoàn (341, 325C, 324B, 304, 711), 10 trung đoàn độc lập (52, 4, 5, 6, 27, 31, 48, 51, 270, 271), 3 Trung đoàn đặc công (5, 45, 126), toàn bộ vào khoảng hơn 8 Sư đoàn. Lực lượng cơ giới yểm trợ gồm 3 Trung đoàn xe tăng, 12 Trung đoàn phòng không, 8 Trung đoàn pháo binh (Những Ngày Cuối Của VNCH trang 160).

Theo Nguyễn Đức Phương lực lượng địch tổng cộng vào khoảng 71,000 người. Bắc Việt có ưu thế về vũ khí đạn dược hơn VNCH rất nhiều, chủ lực quân coi như gấp hai.

Diễn tiến của mặt trận

Trong khi mở chiến dịch Ban Mê Thuột, CSBV tại Quân khu I cũng xâm nhập đánh phá các nơi để cầm chân quân đội VNCH như tại Quảng Trị, họ chiếm quận Hải Lăng Bắc Thừa Thiên, xâm nhập các xã ven biển Thừa Thiên. Phía Nam đánh các cao điểm của Sư đoàn I, tấn công tuyến sông Bồ nhưng bị đẩy lui bỏ lại 200 xác chết, tại Quảng Tín địch chiếm 2 quận Tiên phước, Hậu Đức ngày 10/3 bắn phá tỉnh lỵ Tam Kỳ…

Ngày 11/3, sau khi CS tấn công chiếm Ban mê Thuột một ngày, Tổng thống Thiệu triệu tập phiên họp tại Dinh Độc Lập, có mặt Thủ Tướng  Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang. TT Thiệu cho biết trước tình hình khó khăn do quân viện bị cắt giảm, áp lực địch mạnh, ta chỉ có thể giữ được Quân khu III,  Quân  Khu IV và một vài tỉnh duyên hải  QK I và QK II, QK I  chỉ giữ Huế và Đà Nẵng (Những Ngày Cuối Của VNCH trang 129, 130, 131)

Trong lúc tình hình quân sự có vẻ không thuận lợi cho ta thì theo yêu cầu của TT Thiệu, Bộ TTM lệnh cho Tướng Trưởng trả Sư đoàn Nhẩy Dù về Trung ương.

Ngày 13/3 TT Thiệu lệnh cho Tướng Trưởng về Sài Gòn họp Hội Đồng an ninh Quốc gia, thành phần gồm Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn. Ông Thiệu cho biết tình hình khó khăn do cắt giảm quân viện, ông không tin Mỹ sẽ can thiệp dù Cộng Sản tấn công miền Nam nên phải tái phối trí lực lượng, rút quân bỏ những miền cao nguyên rừng núi để giữ những vùng mầu mỡ còn hơn đứng chung chính phủ Liên Hiệp với Cộng Sản.

Ngày 14/3 Tướng Trưởng về Quân đoàn I họp tham mưu, thảo luận kế hoạch  tái phối trí, Nhẩy Dù sẽ rút về Sài Gòn, hôm sau Liên đoàn 14 BĐQ nhận vùng trách nhiệm của Lữ đoàn TQLC 369 tại Quảng Trị để Lữ đoàn này về Phú Lộc thay Lữ đoàn Dù, một lữ đoàn TQLC sẽ chịu trách nhiệm khu vực sông Bồ để bảo vệ Huế.

Ngày 17/3 Lữ đoàn 258 TQLC sẽ rời Quảng Trị để về Đà Nẵng thay lữ đoàn 2 Dù. Dân chúng sợ hãi đã di tản ồ ạt trên quốc lộ Một từ mấy ngày nay làm cản trở việc điều quân tái phối trí.

Ngày 18/3 Thủ tướng Trần Thiện Khiêm ra Đà Nẵng để giải quyết vấn đề dân tỵ nạn, ông cho Tướng Trưởng biết sẽ không tăng viện Quân khu I vì tình hình Quân khu III nghiêm trọng, Việt Cộng đánh Dầu Tiếng, áp lực Tây Ninh, Long Khánh, Bình Tuy…

Ngày 19/3 Tướng Trưởng được triệu về Sài Gòn họp lần thứ hai, thành phần phiên họp cũng như lần trước nhưng có thêm Phó tổng thống Trần Văn Hương. Tướng Trưởng trình bầy hai kế hoạch lui binh:

Kế hoạch Một:  các đơn vị sẽ theo Quốc lộ Một từ Huế, Chu lai về Đà Nẵng, trong trường hợp Quốc lộ Một bị cắt thì sẽ theo kế hoạch Hai.

Kế hoạch Hai: Các lực lượng Quân đoàn sẽ tập trung tại ba cứ điểm Huế, Đà Nẵng và Chu Lai, tầu Hải quân sẽ chuyên chở lính từ Huế, Chu Lai về Đà Nẵng. Trong cả hai kế hoạch Đà Nẵng là điểm phòng thủ chánh, điểm tựa cuối cùng, Tướng Trưởng đề nghị giữ cả ba cứ điểm để phân tán lực lượng địch và gây tổn thất tối đa cho Việt Cộng, ông Thiệu cho biết giữ được bao nhiêu hay bấy nhiêu.

Ông Cao Văn Viên cho rằng kế hoạch của Tướng Trưởng là hợp lý.

“Kế hoạch lui quân của Quân đoàn 1 soạn thảo rất hợp lý và đầy đủ, gồm kế hoạch dự phòng để đối phó với những bất ngờ do địch gây ra. Khi trận chiến khai diễn như Kế Hoạch Hai dự trù và các đơn vị của Quân đoàn 1 rút hết về Đà Nẵng, chúng ta chỉ còn hai hành động phải làm: Cố thủ tại chỗ hoặc rút bằng đường biển nếu tình thế bắt buộc. Như vậy vào thời điểm trên, đâu còn cần đến kế hoạch dự phòng nào khác”

(Những Ngày Cuối Của VNCH Trang 163)

Thật ra kế hoạch nghe thì hay nhưng thực hiện được lại không phải dễ, thực tế rất phũ phàng, BV tấn công gấp rút, dân chúng di tản làm náo loạn khiến binh sĩ mất tinh thần. TT Thiệu lệnh cho Tướng Trưởng cố gắng giữ được tất cả những phần đất có trong tay sau đó ông bảo Tướng Quang soạn bài hiệu triệu trên đài phát thanh Huế để trấn an dân chúng, quyết bảo vệ Huế đến cùng. Buổi họp này không thấy nói đến triệt thoái mà chỉ là kế hoạch co cụm để giữ đất.

Ngày 19/3 Quảng Trị bỏ ngỏ, chi đoàn Thiết giáp, liên đoàn 14 BĐQ  rút về bên này Mỹ chánh lập phòng tuyến mới. Cộng quân bắt đầu tấn công mạnh vào Quân khu. Theo Tướng Hoàng Lạc, Giám mục Phạm Ngọc Chi địa phận Đà Nẵng và Giám mục Nguyễn Kim Điền khuyên không nên đổ máu vô ích vì các siêu cường đã sắp đặt cả rồi.

Sáng 20/3 Tướng Trưởng bay ra bộ chỉ huy tiền phương họp các cấp chỉ huy bàn kế hoạch phòng thủ Huế như Tổng thống ra lệnh phải giữ bằng mọi giá. Tình hình mặt trận tương đối còn tốt đẹp, các đơn vị hoàn hảo, tinh thần  cao duy trì được kỷ luật, ai nấy đồng lòng tử thủ, dân chúng di tản nhiều. Tướng Trưởng lạc quan khi thấy Huế phòng thủ tốt. Trưa hôm đó ông Thiệu đọc hiệu triệu dân trên đài phát thanh Huế. Đến chiều khi về tới Đà Nẵng TướngTrưởng nhận được lệnh của dinh Độc Lập chỉ giữ Đà Nẵng thôi nếu tình hình bó buộc, ông Thiệu lý luận Quân đoàn I không đủ lính để bảo vệ cả ba cứ điểm Chu lai, Huế và Đà Nẵng. Tướng Trưởng được quyền tùy cơ ứng biến.

Quân khu I ngày một nguy ngập, Cộng quân đã bắt đấu tấn công mạnh theo thế gọng kìm từ trên Quảng Trị đánh xuống và từ dưới Quảng Ngãi đánh lên, dân chúng chạy loạn ồ ạt từ Huế kéo về Đà Nẵng, từ Quảng Nam Quảng Ngãi kéo lên. Ngày 21/3 địch tấn công Phú Lộc, áp lực mạnh trên Quốc lộ Một, dân tản cư đông như kiến từ Huế về Đà nẵng. Sư đoàn I VNCH có pháo binh và không quân yểm trợ đẩy lui cuộc tấn công của BV nhưng họ có ưu thế về lực lượng nên Sư đoàn 1 cầm cự đến trưa ngày 22 thì thất thủ, Trung đoàn 1 BB (SĐ1) và Liên đoàn 15 Biệt động quân bị đẩy lui, một khúc đường Quốc lộ Một bị cô lập, Trung đoàn I bị thiệt hại nặng, Tướng Trưởng ra lệnh thu gọn tuyến phòng thủ Huế.

Dân chúng và quân cụ bắt đầu được chở bằng tầu ra khỏi Đà Nẵng, ngày 23/3 Việt Cộng pháo kích Huế rời rạc không gây thiệt hại gì nhiều nhưng khiến dân chúng hốt hoảng náo động như hỗn loạn. Tại phía Nam Vùng Một tình hình nguy ngập khi  quận Hậu Đức, Tiên Phước thuộc Quảng Tín bị Việt cộng chiếm, Sư đoàn 2 và Liên đoàn 12 BĐQ chặn được áp lực địch tấn công về Tam Kỳ và các vùng duyên hải. Trước áp lực dồn dập của Cộng quân Tướng Trưởng ra lệnh di tản 2 quận Sơn Trà, Trà Bồng Quảng Ngãi, những tiền đồn xa tiếp tế cũng được di tản, Tướng Trưởng cho gom các lực lượng rời rạc lại để bảo vệ những điểm trọng yếu vào trận cuối cùng. Sự chỉnh đốn của Tướng Trưởng đem lại chút bình yên gượng gạo cho 2 tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Tín trong 2 ngày.

Sáng ngày 24/3 tại phía Nam Quân khu 1, BV tấn công mạnh tại Quảng Tín, Sư đoàn 711, Trung đoàn 52 BV và xe tăng đánh Tam Kỳ, đặc công đột nhập tỉnh lỵ thả tù gây rối loạn đến trưa thì Tam Kỳ thất thủ. Trung đoàn 2 thuộc Sư đoàn 3 VNCH từ Quảng Nam được lệnh tiến về Quảng Tín để giúp Địa phương quân  chạy từ Tam Kỳ về. Tam kỳ mất, dân ùn ùn chạy về Đà Nẵng. Tại Quảng Ngãi Cộng quân tấn công dữ dội, đặc công và địa phương quân Việt Cộng tại Quảng Ngãi tấn công phi trường, các cơ sở hành chánh quân sự Quảng Ngãi. Đường Quốc lộ Một từ Quảng Ngãi tới Chu lai bị cắt đứt, đường ra biển bị cô lập, chỉ trong một ngày tình hình Quân khu 1 rối loạn đến mức không còn kiểm soát được nữa. Quân đoàn chấp thuận cho tiểu khu Quảng Ngãi mở đường máu về Chu Lai nhưng chỉ có vài đơn vị về được.

Ngày 25/3 tất cả các đơn vị Quân đoàn I tụ lại 3 phòng tuyến chính: Chu Lai phía nam, Đà Nẵng ở giữa và Huế phía Bắc, các lực lượng của Quân đoàn I bị thiệt hại nhiều khi di tản về các phòng tuyến này, tinh thần binh sĩ xuống thấp, ai nấy chán nản chưa bao giờ trong đời chinh chiến họ thấy tuyệt vọng như hiện nay. Trong tình thế khó khăn Tướng Trưởng lại nhận thêm một lệnh nữa từ dinh Độc Lập, TT Thiệu lệnh cho Tướng Trưởng dùng ba Sư đoàn cơ hữu của Quân đoàn: SĐ1, SĐ2, SĐ3 để phòng thủ Đà Nẵng, Sư đoàn TQLC đóng vai trừ bị. Đêm đó Tướng Trưởng cho Sư đoàn I và các đơn vị quanh Huế rút về Đà Nẵng, ông lệnh cho Sư đoàn 2,  Chi khu Quảng Ngãi và thân nhân của họ rút ra Cù Lao Ré, một đảo ngoài khơi Chu lai. Hai tầu dương vận hạm đón Sư đoàn 2 tại Chu lai đưa về Cù Lao Ré, cuộc vận chuyển thành công hơn mặc dù có hỗn loạn nhưng một nửa quân số của Sư đoàn 2  đã lên tầu đưa về Bình Tuy, chính phủ tuyên bố Huế và Chu lai thất thủ ngày 25/3.

Các lực lượng Huế bắt đầu di tản, Sư đoàn I và các đơn vị cơ hữu rút ra cửa Tư Hiền. Hải quân và công binh sẽ bắc cầu để quân di tản đi ngược vào đất liền rồi dùng đường bộ về Đà Nẵng. Sư đoàn TQLC và các đơn vị trực thuộc sẽ triệt thoái bằng tầu Hải quân.  Sáng ngày 26/3 biển sóng to làm đình trệ cuộc vận chuyển, cầu nối giữa Tư Hiền và đường bộ chưa hoàn tất. Đến trưa thủy triều dâng cao không thể vượt biển được trong khi ấy Cộng  quân đuổi theo nã pháo vào cửa Tư Hiền và các địa điểm tập trung gây nhiều thiệt hại, hỗn loạn diễn ra không còn quân kỷ, Sư đoàn I tan rã tại đây chỉ có một phần ba về được đến Đà nẵng, tới nơi họ rã ngũ đi tìm thân nhân.

Trong khi đó thì Lữ đoàn kỵ binh với hơn 100 thiết giáp các loại từ mặt trận Bắc Huế tiến về cửa Thuận An, theo sau là các đơn vị pháo binh với hằng trăm khẩu pháo, TQLC, BĐQ, ĐPQ từ tuyến sông Bồ đang lũ lượt kéo về, hỗn loạn lại diễn ra. Hai tầu dương vận hạm đến cửa Thuận An để chở TQLC, tầu hải vận đĩnh và quân vận đĩnh chở người từ bờ ra dương vận hạm.

Sư đoàn 325 CS chuyển vào Quảng Nam phối hợp với sư đoàn 304 CS  tấn công Đà Nẵng, Sư đoàn 2 CS cũng tiến về thành phố. Quân đội VNCH lập phòng tuyến phòng thủ bảo vệ Đà Nẵng, phía Tây 2 lữ đoàn TQLC, phía Nam Sư đoàn 3 và ĐPQ Quảng Nam. Ngày 27/3/1975 các cuộc phòng thủ Đà Nẵng thành ra vô hiệu trước sự hỗn loạn, Cộng quân dồn nỗ lực bao vây thành phố. Từ bắc Đà Nẵng hai Sư đoàn 324B và 325C CSBV cùng với Trung đoàn xe tăng và hai Trung đoàn pháo tiến dọc theo thung lũng Voi bao vây thành phố. Phía Nam Sư đoàn 711, 304 BV tiến chiếm Đại Lộc và Dục Đức, Đà Nẵng đã nằm trong tầm pháo của quân thù. Tại thành phố lớn thứ hai của miền nam này Quân đoàn I chỉ còn có Sư đoàn 3 và 2 lữ đoàn TQLC, các Sư đoàn 1 và 2 đã bị rã ngũ trên đường triệt thoái, một phần đã được tầu chở ra khơi, lực lượng không đủ để đương đầu với áp lực quá đông của BV, lại nữa thành phồ với hằng triệu người tỵ nạn đã trở nên hỗn loạn không thể  nào kiểm soát được.

Sáng ngày 28/3/1975 Tướng Trưởng họp khẩn cấp các đơn vị trưởng ban hành một số biện pháp vãn hồi trật tự và tái trang bị các đơn vị di tản trong thành phố nhưng ta không còn đủ quân tác chiến để thực hiện kế hoạch này. Các quân nhân có mặt được sung vào các đơn vị tác chiến nhưng không đủ để bù vào thiệt hại do cuộc triệt thoái gây ra. Trưa 28/3  Phòng 2 thuộc Bộ TTM cho Quân đoàn I biết Cộng quân có thể tấn công trong đêm, Sư đoàn I Không quân được lệnh di tản về Phù Cát, Phan Rang, Quân đoàn I ban lệnh ứng chiến tại các tuyến phòng thủ. Hai giờ trưa các xã ấp quanh Đà Nẵng đã lọt vào tay Cộng quân. Địa phương quân, nghĩa quân tan rã, binh sĩ rã ngũ rời đơn vị.

CSBV pháo phi trường, căn cứ Hải quân khi trời vừa tối rất dữ dội và chính xác nhờ những toán đặc công, tiền pháo viên chỉ điểm hướng dẫn. Tướng Trưởng vội báo cáo về Bộ Tổng tham mưu và gọi cho Tổng thống Thiệu xin di tản bằng đường biển. Tướng Thiệu không ra lệnh rõ ràng chỉ hỏi vu vơ nếu di tản thì có thể được bao nhiêu. Pháo kích của BV khiến cho liên lạc giữa Sài Gòn và Đà Nẵng bị cắt đứt, Tướng Trưởng lập tức ra lệnh bỏ Đà Nẵng, ông họp với Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại Tư lệnh Hải quân vùng I và các cấp chỉ huy để hẹn địa điểm rút quân tại  chân đèo Hải Vân , núi Non Nước và cửa khẩu Hội An.

Rạng sáng ngày 29/3/1975 sương mù bao phủ dọc theo bờ biển, ngoài khơi tầu đã có mặt ở điểm hẹn, thủy triều thấp tầu không vào bờ được, binh sĩ phải lội ra biển. Cuộc di tản êm xuôi cho đến khi khi BV phát hiện bèn pháo kích vào địa điểm tập trung quân và tầu ngoài khơi gây nhiều thiệt hại, đoàn tầu di tản được khoảng 6,000 TQLC, 3,000 lính Sư đoàn 3 và nhiều đơn vị khác.

Đà Nẵng được coi như thất thủ ngày 29/3/1975. Có tài liệu cho biết VNCH mất 130 máy bay tại Đà Nẵng. Năm 1976 Tướng Trưởng trả lời một cuộc phỏng vấn cho biết khoảng 6,000 TQLC, non nửa lực lượng của Sư đoàn và 4,000 quân thuộc các binh chủng khác đã được tầu bè cứu thoát. Tướng Nguyễn Duy Hinh Tư lệnh Sư đoàn 3 cho biết trong số 12,000 người của Sư đoàn 3 chỉ có 5,000 đến được điểm tập trung và sau cùng chỉ có 1,000 người lên được tầu. Tổng cộng có 70,000 người dân được cứu thoát và 16 ngàn lính, 4 Sư đoàn kể cả TQLC bị thiệt hại nặng nề không thể gọi là đơn vị chiến đấu được nữa. Tất cả quân trang quân dụng, vũ khí, xe tăng đại bác… của Quân khu I coi như mất hết.

Quân khu I thất thủ một cách dễ dàng trong khoảng 10 ngày, không có lực lượng nào được tổ chức để đánh chận hậu, đánh trì hoãn khi Quân đoàn di tản. Cuộc lui binh thất bại hoàn toàn được coi tồi tệ hơn so với Quân đoàn II, hỗn loạn gấp bội phần, sự thiệt hại về nhân mạng cao hơn cuộc triệt thoái tại Tây nguyên nhiều.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

67 Phản hồi cho “Cuối tháng 3/75 tuyến đầu thất thủ [1]”

  1. nvtncs says:

    VOA viết:

    “Nhà dột từ trên dột xuống. Một hình ảnh ông Phó Tổng Thống lái máy bay lấy le với gái cho đến 1 số tướng tá mang trực thăng rước gái ra tận vùng chiến thuật mây mưa – so với hình ảnh những người dưới mưa bom bão đạn gồ hàng tiếp vận trên các nẻo đường Trường Sơn, không biết những người VN hải ngoại có nhìn ra tại sao miền Nam có ngày 30 tháng Tư chưa nhỉ?”

    Điểm thứ nhất: Khi phán xét một nhân vật lịch sử, cần tổng hợp tất cả hành động to, nhỏ, hay, dở, đặt trên hai khay của cái cân, hành động nhỏ thì nhẹ. Nếu khay hành động tốt nặng hơn khay hành động xấu, có thể kết lụân nhân vật này có công với dân tộc, đất nước. Đó là công bằng. Trong một cuộc đời dài non 80 năm, ai cũng có phạm vài hành vi thiếu tế nhị, thiếu ý tứ.
    Nếu dùng một chi tiết nhỏ của người ta, rồi kết luận và lên án người ta, là không công bằng và nhỏ nhặt.
    Theo thiển ý của riêng tôi, thì NCKỳ là một người nông cạn, bề ngoài, nông nổi, không có đầu óc chính trị, bị Thiệu khéo léo gạt ra.

    Điểm thứ nhì: Bộ đội anh dũng cam chịu chết dưới bom đạn trên giải Trường Sơn, mà trong lòng tưởng vào giải phóng dân Nam dưới ách đế quốc Mỹ, trong khi lãnh đạo của mình tuyên bố “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”, thì không những người bộ đội này, không những không có chính nghĩa mà còn ngu xuẩn bị lừa thê thảm.

    Điểm thứ ba: Câu của ông
    “không biết những người VN hải ngoại có nhìn ra tại sao miền Nam có ngày 30 tháng Tư chưa nhỉ?”

    Cho ta thấy ông là người ở trong nước với ý kiến chỉ trích người miền Nam và ca tụng “giải phong quân” CSVN
    một cách nông cạn và thiên vị, thiếu trung thực thì ông là ai, người đọc cũng đoán được.

    Nếu ông 50 tuổi trở xuống thì ông thật sự chỉ hiểu biết miền Nam qua lịch sử VN do CSVN bịa đặt, hoặc qua sách báo trên mạng nghĩa sự hiểu biết của ông sai lạc và lý thuyết.

    Tôi công nhận người miền Nam thua, một phần lớn là vì có rất nhiều khuyết điểm, một trong những khuyết điểm lớn nhất là không biết dùng sự tự do của mình một cách dặt dè hơn, quý báu hơn, hiệu nghiệm hơn.

    NHƯNG không phải vì thua mà không có CHÍNH NGHĨA.
    Tôi TIN CHẮC rằng chính miền Nam nắm chính nghĩa, sau bao năm suy nghĩ và đọc tài liệu Mỹ, Pháp Tầu, Nga, Nam VN, CSVN.

    Người Mỹ có câu ngắn gọn”

    “THE BAD GUYS WON.>”

    Tạm dich:

    Những kẻ xấu đã thắng.

  2. VOA says:

    Tháng Tư mang chuyện này ra bàn luận thì quả là đúng chủ đề. Trước khi quân đội Mỹ ồ ạt đổ quân vào VN trong thập niên 1960, họ đã từng đổ máu trong 1 bối cảnh tương tự giữa Triều Tiên và Nam Hàn vào đầu thập niên 1950. Khác với VN Cộng Hòa với 1 số thành phần (như đồng chí Ếch chẳng hạn) ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản, Nam Hàn giữ vững được chính quyền dân chủ và vươn lên thành 1 trong những con hổ châu Á.

    Cộng Sản Bắc Việt lấy lòng được nhân dân toàn quốc nhờ tâm lý chiến. Với sự hậu thuẫn của người miền Nam và chiến thuật nội công ngoại kích, họ đã làm nên trận Mậu Thân 1968 và đào thành công địa đạo Củ Chi nằm sát nách thành phố Sài Gòn – đầu não của chính quyền VN Cộng Hòa. Người Mỹ không bị mù, cộng với người Mỹ gốc Do Thái (mít tờ Kissing… “dơ”) là 1 trong những chủng tộc thông minh nhất thế giới, họ nhìn ra sự rạn nứt của chính quyền VN Cộng Hòa và lên chương trình đàm phán với Bắc Việt để bàn tính chuyện kết thúc chiến tranh. Bắc Việt đang trong thế thắng nên chơi đòn mặc kệ. Mỹ phải làm mưa bom B-52 vào Bắc Việt mới ép được họ vào bàn đàm phán để Mỹ rút quân ra khỏi VN. Người ta vẫn hay trách móc Mỹ bỏ rơi Nam VN để cho Cộng Sản nó vồ nhưng người ta không nhìn thấy chính quyền VN Cộng Hòa bất tài, thua xa chính quyền Đại Hàn, nên đã để cho tình báo Cộng Sản thâm nhập vào tận những trung tâm đầu não.

    Nhà dột từ trên dột xuống. Một hình ảnh ông Phó Tổng Thống lái máy bay lấy le với gái cho đến 1 số tướng tá mang trực thăng rước gái ra tận vùng chiến thuật mây mưa – so với hình ảnh những người dưới mưa bom bão đạn gồ hàng tiếp vận trên các nẻo đường Trường Sơn, không biết những người VN hải ngoại có nhìn ra tại sao miền Nam có ngày 30 tháng Tư chưa nhỉ?

    • Thắc-Mắc says:

      Trả lời cho VOA, tôi nghĩ rằng hẳn có không ít người đóng góp, nếu VOA thât-sự không phải là tên cò mồi cho CSVN, hay CAM . Nhưng nếu thực-chất là bọn CAM hay thứ gì đó trá-hình, ắt không ai muốn phản-hồi. Trả lời cho một con người có những ý-nghĩ quá thiển-cận, có quá nhiều định-kiến, có những ganh-ghét, thù-hận có tính cách cá-nhân như VOA, thì một người ít học như tôi cũng có thể đóng góp như sau : – Chỉ có những kẻ với đầu óc hủ-lậu mới đem những biến-cố tại VN trong giai-đoạn 1954-1975, nhất là những cao-điểm của Tết Mậu Thân 1968, và những năm quyết-liệt từ 1972-1975 với sự kết-thúc của nền Cộng-Hòa Miền Nam VN vào 30-04-1975 qua sự nhúng tay có tính-cách quyết-định của Mỹ, so-sánh với chiến-tranh Triều-Tiên. Bối-cảnh chiến-tranh khác nhau, thời-điểm khác nhau, chiến-lược của những vai-trò siêu-cường như Trung-Cộng và Mỹ cũng khác nhau ở từng thời-điểm đó. Năm 1951 sau khi Trung-Cộng vừa mới chiếm xong Hoa-Lục, thế-lực khác xa với những thập-niên sau này – nhất là thập-niên 70 -. Cũng thập-niên 50 đó, sau khi Đồng-minh thắng Đệ II Thế-chiến, thì vai-trò, thế-lực của Mỹ không ai sánh kịp…Khi phân-tích, phê-bình, bạn hãy chịu khó khách-quan và có một cái nhìn toàn-diện một chút.
      - Còn moi-móc những khuyết-điểm thì tôi cam-đoan với bạn, không một nước nào, một chính-thể, chính-quyền nào mà không có những xấu-xa của nó. Con người mà bạn. Hãy cân-phân. Khi nói về những khuyết-điểm, thì cũng nên nêu ra những ưu-điểm. Hãy so-sánh dân-chủ-tính của VNCH và chính-quyền toàn-trị của Đảng CSVN hiện nay thử xem. Hãy công-bằng một chút, trừ phi bạn là CAM hay cò mồi của chúng. Biến-cố 30-04-1975 là hệ-quả của hằng trăm ngàn nguyên-nhân – kể cả những khuyết-điểm của VNCH mà bạn vừa nêu ở trên – nhưng nguyên-nhân chính là gì, tôi tưởng không cần nêu ra ở đây, vì nó vốn rành rành, như sự giải-mật mới nhất của Mỹ vào năm 2011 vừa qua. Hãy chịu khó tìm đọc, nếu muốn phê-phán một cách khách-quan. Còn như cứ cố-chấp, thì xin lỗi bạn, những người đứng-đắn khác cũng như tôi, có lẽ nên nói chuyện với đầu gối của mình. Chào bạn.

  3. Trả lời Tự Trọng says:

    Lính VNCH không phải là lính đánh thuê cho ai mà là bảo vệ đất nước khi bị bọn chết đói CSBV vào xâm chiếm đất nước của họ. Bọn quân đội nhân rân đánh thuê cho CS quốc tế với giá rẻ mạt ngày hai bữa.
    Quân đội nhân rân vừa ngu lại vừa hèn, ngu vì nó chỉ cho ăn hai bữa, nó bắt cầm súng băng rừng lội suối vào Nam, nó đẩy vào chỗ chết mà cũng nhắm mắt vào. Đem xương máu ra chiến đấu ăn cướp miền nam cho chúng nó hưởng lợi trên công lao xương máu của mình. Nó vơ vét của cải nhân dân, tậu xe triệu đô, mở khach sạn, kiếm gái chân dài….thật không có ai ngu cho bằng Quân đội nhân rân
    Quân đội nhân rân hèn vì cấm súng bảo vể cho cái đảng CSVN thổ tả, thật là nhục nhã, có súng trong tay mà chịu để cho những thằng Ủy viên trung ương thổ tả nó ngồi trên đầu, nó sai bảo, nó đẩy vào chỗ chết.. ngu thì chết

  4. Tu Trong says:

    Nói gì thì nói, có ba hoa, phét lác cũng chẳng có ai tin và coi VNCH như một Quóc gia chính thức cả bởi thực chất cuộc chiến tranh ở Việt Nam những năm 54 -75 là cuộc chiến giữa Việt Nam và đế quốc Mỹ chứ không phải là VNCH. Cái tên VNCH chẳng qua chỉ là một danh từ dùng để nói đến một tổ chức đánh thuê do đế quốc Mỹ lập ra để chết thay cho lĩnh Mỹ tại Miền Nam Việt Nam mà thôi và đã là lính đánh thuê thì toàn những thằng đầu trộm, đuôi cướp được Mỹ trang bị vũ khí và trả tiền để đàn áp, giết người và cai quản hộ Mỹ phần đất mà Mỹ đoạt của người Việt mà thôi. Mọi tính toán lợi ích Mỹ đêu bị thất bại ở chiến trường Việt Nam buộc Mỹ phải bỏ của chạy lấy người và chấm dứt hợp đống đánh thuê với nhóm côn đồ được gọi là VNCH. Được tha mạng ở Việt Nam nhưng Mỹ vẫn mơ tưởng, nối tiếc nên tổ chức cứu vớt mấy thằng đại ca máu mặt trong nhóm côn đồ VNCH sang Mỹ với ý đồ gây dựng tổ chức, chờ đợi thời cơ để tiến hành xâm lược lại Việt Nam. Thực tế đã cho thấy ngay cả âm mưu cuối cùng của đế quốc Mỹ cũng đã thất bại. Mỹ đã không bao giơ có cơ hội quay trở lại Việt Nam với tư cách là kẻ thù của người Việt nữa và đám đại ca VNCH được đưa sang Mỹ đành phải chấp nhận một bà mẹ nuôi gốc Mỹ và một ngôi nhà từ thiện với đủ màu sắc chủng tộc (trắng, nâu, đỏ, vàng).

    • Lamson72 says:

      Khà khà khà , Tu Trong cưng của qua,

      Đế quốc Mỹ đem lính tới VN vào năm 1965. Cuộc chiến tranh ở VN bắt đầu từ năm 1954 thì sao gọi cuộc chiến tranh 1954-1975 là cuộc chiến giữa VN và đế quốc Mỹ được hả cưng. Lú lẫn rồi hả. Trước khi viết ra cái gì phải động mồ động mả cha mẹ rồi hãy viết. Viết bậy viết bạ người ta cho rằng mình ngu đấy. Rồi sau năm 1973 đế quốc Mỹ rút quân về nước mà sao Quân Đội nhăn răng không chịu rút quân về Bắc dzậy hả cưng. VNCH là lính đánh thuê hay VC là lính đánh thuê? Cưng hiễu chữ đánh thuê là gì không cưng? Minh râu va Lê Duẫn đã từng lớn tiếng xác nhận : “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô cho Trung Quốc ” Ý nghĩa gì qua câu nói đó. Hiễu gì qua câu nói đó hả cưng? Có Tổng Thống nào của VNCH tuyên bố ta đánh VC là đánh cho Mỹ cho Tây không cưng? Tức cười chết mẹ. Nói mà không biết mình nói cái gì cứ nhỏng đít mà la lên tay sai đế quốc… Mỹ có chiếm đất nước của ai trên thế giới không mà làm đế quốc dzậy cưng.

      Mỹ thất bại gì ở VN dzậy cưng? Lúc Mỹ rút quân về nước phe VC của cưng đã chiếm được tỉnh nào của VNCH chưa? Hay là chui rút trong rừng già , bên Miên bên Lào khà khà khà. Mỹ chết 58 ngàn quân trong gần 10 năm còn VC chết bao nhiêu dzậy cưng? Năm ba triệu nhá. Chết mất xác. Chết như rạ mà cũng bày đặt lớn lối. Không lớn lối thì đâu phải VC. Mỹ nó oánh tan nát Miền Bắc. Đưa Miền Bắc vào thời ăn lông ở lổ. Sau chiến tranh chỉ một cú cấm vận là phe của cưng đớp SHi…gần 20 năm. Bốc kít trộn xà lách. Thời đại internet, thời đại của toàn cầu mà còn nói năng như thời cải cách ruộng đất. Thời đấu tố xa xưa.

      Nổ nữa đi cưng lớn lối nữa đi cưng. Toàn thể dân VN giờ đã sáng mắt sáng lòng rồi cưng. Đảng CS chỉ là một bọn cướp không hơn không kém. Mỹ mà nó không bỏ cấm vận thì mồm miệng của cưng đầy những SHI….Khà khà khà Thương cưng lắm

  5. nguyen cheo says:

    chiến tranh qua rồi , chết thì bên nào cũng chết . có những cái chết mà mãi mãi không tìm thấy xương cốt , có những cái chết mà những tử sĩ mãi mãi nằm lai nơi rừng thiêng nước độc không một nấm mồ , nhiều lắm không thể kể hết được , họ chết nhưng linh hồn họ vẫn còn thậm chí khi sống họ là kẻ thù khác chiến tuyến. bắn nhau chết , nhưng khi chết rồi còn linh hồn họ lại yêu thương nhau quên hết thù hận , đây là chuyện có thật , mong các bạn suy nghĩ

  6. MrAnhhaimay says:

    HOAN HÔ ÔNG HOÀNG DUY HÙNG
    THẤY ÔNG HƠN HẲN BỌN KHÙNG LŨ ĐIÊN
    HOUSTON ÔNG ĐÃ ĐỨNG RIÊNG
    LẬP TRƯỜNG ÔNG VỮNG NHƯ KIỀNG BA CHÂN
    KHÔNG NHƯ NHỮNG ĐỨA LẦN ĐÂN
    SUÔT NGÀY LÁO TOET : LOẠI DÂN CÙ LẦN

    • Nguyen Trong Dan says:

      Cám ơn anh “Nghị ” Duy Hùng
      Nhờ anh CỘNG SẢN nằm vùng lộ tên…
      HOUSTON DÂN CHỦ MỘT MIỀN
      ” ĐIẾU CÀY , HUY VŨ ” CÁI “KIỀNG” NGAY CHÂN…
      TỰ DO DÂN CHỦ CHO DÂN
      ĐẬP TAN CỘNG SẢN HÁN GIAN CỦA TÀU !

  7. đoàn dân cử Houston says:

    Sáng thứ Tư, 4 tháng 4, 2013, tại trụ sở của Ủy Ban Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài ở TPHCM, lãnh đạo UB đã đón tiếp phái đoàn dân cử Houston trong một không khí thân mật. Chủ nhiệm UB, ông Phan Thám đã trình bày những công việc chính của UB trong những năm qua, theo ông là để hỗ trợ, làm cầu nối cho kiều bào từ xa về thăm lại Việt Nam. Nghị viên Al Hoàng đáp từ, trình bày lại những điểm tích cực trong những ngày lưu lại ờ Hà Nội và Đà Nẵng. Và trạm dừng chân ở TPHCM cũng có nhiều điểm lý thú cho đoàn Houston. Sau buổi tiếp xúc vui vẻ, đoàn được ông Trần Hòa Phương, phó chủ nhiệm UB tình nguyện làm “hướng dẫn viên” đưa đoàn đi một vòng thành phố để nghị viên Al Hoàng tận mắt nhìn thấy cảnh quan của TPHCM. Xe dừng lại ở kinh Nhiêu Lộc, dòng kinh nước đen xưa giờ đã được xây dựng, nạo vét và trở thành dòng nước xanh bao quanh một số khu vực trọng điểm của thành phố.

  8. bạn Linh says:

    bạn Linh
    Thế xin hỏi bạn muốn có bằng thạc sĩ, tiến sĩ ở thành phố mang tên Bác bây giờ mất bao nhiêu triệu ? Chắc bạn biết rành quá rồi.. chẳng thế mà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Thổ Tả Việt Nam bây giờ nhiều trí thức nhất thế giới, các chú chăn trâu cắt cỏ bây giờ cũng đại học hết…các ông giám đôc, bộ trưởng bây giờ cũng học đại hết

  9. nguyentuong linh says:

    Mình nói cho các bác biết nhé xưa vnch có bao nhiêu người biết chữ các bác cũng biết rồi đó.rớt tú tài anh đi trung sĩ với câu nầy thì các bác có thể hình dung về học giả trí thức của đám vnch khi xưa rồi nhưng tôi thấy cái đám chống cộng hải ngoại bô bô nhiều cha nói là học giả trí thức tôi chỉ biết cười vì đối với những bộ não đó không khác mấy đám học sinh tiểu học ở việt nam vậy mà mấy cha bô bô mình là giáo sư tiến sĩ chứ.hèn gì vnch khi xưa nhưng trí thức toàn là lũ nầy thì sao vnch không bỏ chạy.tôi không nói xâu đâu nếu các bác không tin các bác cứ nhìn mấy lão trí thức lên các đài ở hải ngoại thì biết liền.không biết hồi xưa cái chế độ vnch cấp bằng cho tụi nó với chỉ tiêu gì tôi không rõ lắm nhưng khi xem các bô lão chống cộng lên các đài tôi cảm thấy rằng với trình độ bộ óc như thế chẳng khác gì một lũ trẻ con.xin hỏi những vị trí thức hải ngoại có dám trực tiếp cùng tôi trò chuyện không

    • Tân Mão says:

      Vâng, thế tôi xin được phép hầu chuyện bạn Tường Linh vậy. Liệu có đủ quá chăng?
      Bạn muốn nói về đề tài gì? Tôi sẵn sàng hầu chuyện bạn.

      Mà anh CAM này, hay có lẽ anh cung cấp cho tôi địa chỉ của ann đi. Tôi sẽ đến tìm anh, chứ không cứ là anh đi tìm tôi để vấn đáp đâu.
      Chào anh.

    • nvtncs says:

      Τhưa ông Linh,
      Xin ông vui lòng cho tôi được biết trình độ học vấn của ông và ở đại học nào, để tôi được hân hạnh hầu chuyện ông.
      Tôi sẽ xin hầu chuyện ông, dùng tiếng Việt tuy
      Việt văn của tôi rất kém, nhưng thà việt tiếng Việt kém còn hơn viết ngoại ngữ giỏi.

  10. Lê minh nói sai says:

    Bạn có biết ai gây ra hai cuộc chiến đẫm máu 1946-1954 và 1960-1975 không?
    Mấy thằng khát máu ở Bắc bộ phủ chứ còn ai, chúng nó đẩy một triệu thanh niên vào chỗ chết để dành quyền lãnh đạo ăn trên ngồi chốc của chúng nó, đất nước tan hoang vì chúng nó, bạn mở mắt ra mà nhìn đừng nói càn nói láo

Leave a Reply to Tân Mão