WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuối tháng 3/75 tuyến đầu thất thủ [2]

Tiếp phần [1]

rut khoi da nangNguyên nhân và hậu quả

Phạm Huấn nói:

“Tại những địa điểm tập trung quân, vô cùng hỗn loạn, đau thương khủng khiếp. Và hai Cửa Thuận An, Tư Hiền thật sự biến thành những “bãi chết”, trong vùng “Biển máu”

(Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975 trang 58).

Theo ông triệt thoái vội vã, không có kế hoạch, lịch trình, sự phối hợp Quân đoàn và Hải quân lỏng lẻo, cuộc lui binh cũng hỗn độn y như cuộc triệt thoái Cao nguyên,  nó cũng chỉ là cuộc hành quân phá sản.

Cuộc rút quân đã rối loạn, hỗn độn và thất bại ngay khi bước sang ngày thứ hai, 24-3-1975. Hệ thống chỉ huy, phối hợp giữa các đơn vị, vấn đề an ninh, tổ chức thật tồi tệ và bị tê liệt từ lúc khởi đầu. Các cấp chỉ huy ở những cấp cao nhất và có trách nhiệm về cuộc rút bỏ Huế, đã không thành thật với nhau, phản bội, dối trá và bỏ rơi cấp dưới.

Kế hoạch rút quân bằng đường biển, với hơn 20 ngàn Chủ lực quân, hàng mấy trăm chiến xa, đại bác, cùng với cả trăm ngàn dân chúng, các lực lượng địa phương quân, công chức và gia đình họ, nhưng hai cửa Thuận An và Tư Hiền không được phòng thủ bảo vệ. Sự phối hợp và chỉ huy giữa Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Quân Đoàn và hải quân thật lỏng lẻo. Không có lịch trình lên tầu ưu tiên, rõ ràng cho các đơn vị. Các đơn vị Quân Đội và dân chúng cứ tiếp tục đổ về hai cửa biển này để rồi chết chồng chất lên nhau”

(Phạm Huấn, sách đã dẫn, trang 57)

Nói về nguyên nhân sự sụp đổ nhanh chóng của Quân đoàn I, ông  Cao Văn Viên, cho rằng do sự rối ren của ta và nhất là lệnh của TT Thiệu không rõ ràng dứt khoát.

“Với cán cân lực lượng và địa hình thuận lợi cho CSBV, Vùng I, lực lượng VNCH không thể nào chống cự lâu dài trong cuộc tổng tấn công của địch. Nhưng phải nói, tình hình quân sự xấu đi một cách nhanh chóng vì sự sa sút tinh thần và những rối ren, lúng túng của ta, hơn là áp lực địch. Lệnh tái phối trí – tuy cần thiết – không rõ ràng và dứt khoát”

(Những Ngày Cuối Của VNCH, trang 183)

Theo Tướng Viên binh sĩ nhiều người bỏ hàng ngũ đi tìm gia đình trong làn sóng người tỵ nạn, họ quan tâm lo lắng về gia đình mình hơn là lo về đơn vị và sự tấn công của CS. Làn sóng người di tản làm náo loạn cả lên đã là một trong những nguyên nhân gây ra sụp đổ nhanh chóng cho cả Quân khu.

“Sự hỗn loạn, thất bại của cuộc tái phối trí ở vùng Một xảy ra không phải vì áp lực của Cộng quân, mà vì tinh thần chiến đấu của quân ta không còn nữa. Trong những ngày cuối cùng ở Vùng I, vị tư lệnh Quân đoàn không chỉ đối phó với những khó khăn về quân sự, ông còn bận tâm với vấn đề tỵ nạn. Và khi chánh quyền trung ương bắt tay vào giải quyết vấn đề tỵ nạn thì đã quá trễ. Như chúng ta thấy, vấn đề tị nạn làm đảo lộn tất cả kế hoạch quân sự của Vùng I.”

(Cao Văn Viên.  Những Ngày Cuối Của VNCH, trang 184,185.)

Chúng ta thấy ông Cao văn Viên có nhiều mâu thuẫn, ông cho biết lực lượng địch tới hơn 8 sư đoàn (trang 160),  gấp hai lần VNCH, ta không thể cầm cự lâu dài được, coi trên bản đồ ngày 19/3 (trang 166) ta chỉ còn kiểm soát được chưa tới 1/3 diện tích Quân khu I. Trong khi tại phía Bắc QK I phải rút từ Huế về Đà Nẵng, các tỉnh phía Nam Quân khu (Quảng Ngãi, Quảng Tín) đều phải hối hả rút về Chu Lai vì bị BV tấn công dữ dội mà ông lại nói không phải vì áp lực địch. Chẳng lẽ sự tấn công ồ ạt theo thế gọng kìm trên đánh xuống dưới đánh lên của BV không phải là áp lực gây hỗn loạn cho quân dân miền nam.

Tác giả Nguyễn Đức Phương (Sách đã dẫn trang 762, 763, 764) cho rằng Quân khu I thất thủ dễ dàng không có một lực lượng nào được tổ chức để đánh trì hoãn khi lui binh, theo ông có 4 nguyên nhân chính.

-Lực lượng Cộng Sản tại Quân khu I trội hơn nhiều so với sự phân tán mỏng của ta. Kế họach lui binh về các cứ điểm Huế, Đà Nẵng, Chu Lai có thể đúng tuy nhiên TT Thiệu chỉ chấp nhận lui binh cho đến giờ phút chót. Đến khi đã quá muộn ông lệnh cho Tướng Trưởng chỉ rút Sư đoàn TQLC còn tất cả bộ binh, thiết giáp, pháo binh đều bỏ lại, không có một kế hoạch nào để phối hợp Hải Lục Không quân trong trường hợp lui binh, hoàn toàn không có một sự tiên liệu nào.

-Ông Thiệu sai lầm trầm trọng khi cho rút Sư đoàn Dù về Vùng III quá nhanh, TQLC được đưa vào thay thế các vị trí của Nhẩy Dù khiến cho dân chúng hốt hoảng đổ dồn về Đà nẵng gây ra hỗn loạn. Đã phát thanh lời kêu gọi tử thủ Huế củaTổng thống sau lại cho lệnh bỏ Huế khiến  dân chúng hoang mang mất tin tưởng vào chính phủ và quân đội, binh sĩ cũng mất tinh thần, hốt hoảng khi trông thấy trước nguy cơ sụp đổ như đã diễn ra tại Vùng II.

-Chiến tranh tâm lý có lẽ là nguyên nhân quyết định sự thất thủ Quân khu 1, tin đồn cắt đất nhường cho CS dồn dập từ Vùng II, nay Huế bỏ ngỏ khiến cho dân quân càng tin là đúng, dân di tản náo loạn cả lên, quân nhân bỏ hàng ngũ để tìm kiếm gia đình khiến cho đơn vị rã ngũ nhanh chóng.

-Hệ thống chỉ huy của Bộ Tư lệnh Quân đoàn I đã không chu toàn trách nhiệm trong giai đoạn khó khăn của cuộc lui binh, thiếu khả năng vô trách nhiệm là nguyên nhân chính khiến cho kế hoạch lui binh không thể thực hiện được. Vị Tư lệnh Quân đoàn thiếu khả năng điều động một bộ tham mưu hỗn hợp như Phạm Huấn đã viết.

Cũng theo Nguyễn Đức Phương nhiều sĩ quan cao cấp của Quân đoàn I mất tinh thần đào ngũ bỏ chạy, thiếu cấp chỉ huy các đơn vị lần lượt tan hàng, Cộng quân chiếm được đất mà không phải giao tranh.

Phạm Huấn nhân định rằng các Tướng Việt Nam gặp trở ngại khi lãnh đạo đất nước cũng như chỉ huy mặt trận.

“Một viên chức cao cấp của Mỹ, sau này đã phát biểu về cuộc rút quân tại Huế và Đà Nẵng:

‘Tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, hầu như không ai có đủ kinh nghiệm, để tự mình có thể chỉ huy một cuộc hành quân qui mô với nhiều đại đơn vị trên chiến trường!’.

Sự sụp đổ mau chóng của Quân Đoàn I, vỏn vẹn trong 9 ngày, sau quyết định rút bỏ Huế lần thứ hai ngày 20-3-1975, đã làm kinh ngạc mọi giới. Những người ngưỡng mộ và kính phục Tướng Ngô Quang Trưởng đều nghĩ rằng, sự thảm bại này là hậu quả của quyết định sai lầm, trong chiến lược “Đầu bé Đít to’ của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

Nhưng theo thời gian, những bí mật được tiết lộ, Tướng Trưởng cũng là người phải chịu trách nhiệm nặng nề nhất đối với những đau thương, kinh hoàng trong hai cuộc rút quân tồi tệ, thê thảm từ Huế và Đà Nẵng”

(Sách đã dẫn, trang 103, 104.)

Cuộc triệt thoái tại hai quân khu đều đã xẩy ra những biểu hiện tiêu cực của nhiều sĩ quan cao cấp bỏ đơn vị chạy, cả một quân khu không có ai chịu trách nhiệm.

“Kể từ ngày 15-3-1975, hệ thống chỉ huy tại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I của Tướng Lâm Quang Thi và các Tư Lệnh Mặt trận 2 chiến trường Quảng Trị, Thừa Thiên đã không còn giữ đúng với trách nhiệm, quyền hành và vai trò của mình nữa. Không một Tướng Lãnh, một giới chức Quân sự cao cấp nào dám nhận trách nhiệm khi cần ban hành những quyết định quan trọng. Trung tá Đào Trọng Vượng, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân nói rằng: ‘Họ lặn hết. Tất cả những lệnh đều do các Sỹ quan Phòng Nhì, Phòng ba, cấp Thiếu Tá chuyển lại’.

Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân từ Quảng Ngãi ra thay thế Lữ Đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến, phòng thủ tuyến đầu Vùng Giới Tuyến. Lực lượng Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân với quân số 100 phần trăm, và Pháo Đội đại bác 105 ly khoảng 1500 người, từ ngày đầu tiên, cho đến ngày rút quân 23-3-1975, gần hai tuần lễ, không nhận được bất cứ một lệnh chính thức nào của Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I, hoặc Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến”

(Phạm Huấn sách đã dẫn, trang 41.)

Nguyễn Đức Phương cùng một nhận xét như trên.

“Theo lời của Đại tá Nguyễn Huy Lợi thuộc Biệt Khu Thủ đô thì một số sĩ quan thuộc Quân đoàn I chạy thoát được về Sài Gòn cho biết tình trạng của quân đoàn như sau ‘Cấp tiểu đoàn không biết họ phải làm gì. Trung đoàn trưởng của họ đã đi mất và chính họ không biết phải đi đâu và  không ai chỉ thị cho họ biết những gì phải làm. Sau quá nhiều chán nản tuyệt vọng, không một ai chịu trách nhiệm cho cả quân khu”

(Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 764, 765)

Tướng Nguyễn Cao Kỳ cũng cho rằng việc cấp chỉ huy bỏ đơn vị chạy trước là một nguyên nhân đưa tới sụp đổ Quân đoàn I, theo ông tại đây cấp chỉ huy không quân nhiều người đã lên trực thăng bay về phía Nam bỏ cấp dưới ở lại.

Sự thực khó thể chối cãi được là áp lực và hỏa lực vô giới hạn của BV đã khiến quân đội VNCH phải rút bỏ nhiều tỉnh, quận để co cụm lại lập phòng tuyến mới nên càng bị mất tinh thần. Các cấp chỉ huy không thấy một tia ánh sáng nào, ngay cả TT Thiệu cũng đã mất tinh thần rối trí chứ đừng nói các cấp thuộc hạ. Biết là tình thế không thể cứu vãn nổi nên nhiều người đành phải chọn kế “tẩu vi thượng sách”.

Theo ý kiến Tướng Toàn (trang 405, Những Sự Thật Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975), mặt trận Trị Thiên bỏ ngỏ vì TT Thiệu đã chủ trương rút bỏ những vùng rừng núi ít dân để bảo vệ những vùng trù phú. QK I chỉ giữ tới Đà Nẵng. Đó là một quyết định tai hại là nguyên nhân chính đưa tới thảm kịch như trên. Trang 407 ông nói đài BBC bình luận miền nam VN có thể sẽ chia cắt ngang từ vĩ tuyến 13, miền nam khó có thể tồn tại được, nguồn tin đã thúc đẩy quân dân hối hả chạy về phương nam. Quân đoàn II bị thảm bại trên đường triệt thoái cũng đã ảnh hưởng nặng đến tinh thần QK I. Sáng ngày 20/3, TT Thiệu đã tuyên bố tử thủ Huế đến chiều lại cho lệnh rút bỏ khiến người dân không ai còn tin tưởng vào chính phủ.

Phải nói đài BBC tuyên truyền xuyên tạc với mục đích phá hoại hơn là loan tin cũng là một trong những nguyên nhân chính đưa tới thảm cảnh hỗn loạn, tháo chạy tại miền Trung.

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, người đóng vai chính tại chiến trường Hoả tuyến có viết sách về cuộc chiến Mùa hè đỏ lửa 1972 nhưng không thấy, không nghe  nói ông viết sách về sự sụp đổ Quân đoàn I năm 1975. Về Quân đoàn I trong trận chiến này chỉ thấy ghi lại trong một bài ngắn “Tại Sao Tôi Bỏ Quân Đoàn Một” đã đăng trên nhiều báo Việt Ngữ tại Hải ngoại từ nhiều năm qua. Nhưng bài này không phải do chính Tướng Trưởng viết ra mà do một người khác ghi lại (Lê Bá Chư, Lịch sử ngàn người viết) lời thuật của Tư lệnh nên cũng không thể coi đó là hoàn toàn ý kiến của ông.

Nội dung bài viết có nhiều điểm trái ngược với các tài liệu, sách vở nói về cuộc Triệt thoái này. Mở đầu bài viết nói.

“Ngày 13 tháng 3 năm 1975, được lệnh vào Sài Gòn họp. Tôi vào đến Sài Gòn nhưng với sự ngạc nhiên là chỉ có mình tôi vào gặp tổng thống và thủ tướng (Trần Thiện Khiêm) mà thôi. Ngoài tôi ra không có ai khác. Thường lệ, khi được lệnh về Sài Gòn họp thì đều có đầy đủ mặt các vị tư lệnh quân đoàn và tư lệnh các quân binh binh chủng khác. Lần này thì chỉ một mình tôi thôi”

Theo ông Cao Văn Viên, Phạm Huấn, Nguyễn Đức Phương và cả ý kiến của Thiếu Tướng Hoàng  Lạc, Tư lệnh phó Quân khu I thì trong các buổi họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia tại dinh Độc Lập ngày 11/3, ngày 13/3 và 19-3 do ông Thiệu chủ tọa như đã nói trên đều có mặt Đại Tướng Cao Văn Viên, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Trung Tướng Đặng Văn quang, riêng buổi họp ngày 19-3 thì có thêm Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Tổng thống Thiệu không hề gặp riêng một Tướng nào, không nghe thấy một tài liệu nào nói như vậy. Về ngày 13/3 nêu trên, Tướng Hoàng  Lạc, phó Tư  lệnh Quân khu 1 cho biết Tướng Trưởng được mời về Sài Gòn trình bầy trước Hội đồng an ninh Quốc gia, các tài liệu của BộTTM, của Phạm Huấn, Nguyễn Đức Phương cũng đều nói như vậy.

Bài viết nói tiếp

“Nhưng khi tổng thống Thiệu cho biết ý định của ông ta là phải rút bỏ Quân đoàn 1 ngay hôm nay thì tôi mới vỡ lẽ, cay đắng, và uất ức vì lệnh ra quá đột ngột ngoài sức tưởng tượng và ngoài ước muốn của tôi…..

… Tôi trình bầy cặn kẽ những ý kiến cũng như những dự định của tôi lên tổng thống nhưng không được chấp thuận. Lệnh bất di bất dịch là: Phải rút khỏi Quân Đoàn 1 càng sớm càng hay….

Lệnh của tổng thống Thiệu yêu cầu tôi rút khỏi Quân Đoàn 1 vào ngày 13 tháng 3, và rút Quân Đoàn 2 vào ngày 14 tháng 3. Ông Thiệu cho biết là rút hết về Phú Yên, lấy Quốc Lộ 22 làm ranh giới. Việt nam sẽ thu gọn sẽ chạy dài từ Phú Yên đến Hà Tiên”

Theo Tướng Cao Văn Viên, Tướng Hoàng Lạc, tác giả Nguyễn Đức Phương… trong phiên họp ngày 13/3 TT Thiệu chỉ mới lệnh cho Tướng Trưởng rút Sư đoàn Dù về Sài Gòn và báo cáo tình hình Quân sự của Vùng I, không nghe nói ông Thiệu cho lệnh rút bỏ Quân đoàn I ngay hôm 13/3 như trong bài của Tướng Trưởng. Theo ông Cao Văn Viên.

“Buổi họp ở Dinh Độc Lập vào ngày 13 tháng 3, 1975 đã được thuật lại rõ ràng ở trên. Trong dịp đó tổng thống Thiệu đã cho hai vị tư lệnh quân đoàn I và III (tướng Trưởng và tướng Toàn) biết ý định sắp xếp lại lãnh thổ VNCH sao cho phù hợp với sự cắt giảm viện trợ quân sự. Tuy nhiên tổng thống Thiệu chưa cho lệnh rút quân ở bất cứ nơi nào lúc đó, trừ việc bỏ An Lộc ở vùng III. Buổi họp ở Cam Ranh ngày 14 tháng 3 xảy ra sau khi Ban Mê Thuột mất, và tại Cam Ranh tổng thống Thiệu ra lệnh tái phối trí lực lượng của quân đoàn II để chiếm lại Ban Mê Thuột”

(Những Ngày Cuối Của VNCH trang 162)

Theo như  Nguyễn Đức Phương đã nói ở trên, Tổng thống Thiệu chỉ chấp nhận lui binh vào giờ phút chót. Ngày 13/3 ông Thiệu chỉ thị cho Tướng Trưởng trả Sư đoàn Dù về Sài Gòn và tái phố trí lực lượng tại Quân khu I chứ chưa hề cho lệnh rút bỏ bất cứ một tỉnh nào. Cho đến ngày 20/3 khi tình hình Huế khẩn trương ông lệnh cho Tướng Trưởng tùy cơ ứng biến, có thể rút về bảo vệ Đà Nẵng nếu tình hình đòi hỏi.

Trong một cuộc nói chuyện với một nhà báo tại Hải ngoại, cựu Trung Tướng Ngô Quang Trưởng cho rằng những bài nói về ông, khen cũng như chê có nhiều điều không đúng và ông không thích báo chí nói đến mình, như vậy bài trên đây có thể chưa chắc đã nói đúng ý của vị cựu Tư lệnh Quân khu.

Trong cuộc phỏng vấn của ông Lâm Lễ Trinh, Tướng Cao Văn Viên đã kết luận.

“Xin đừng xem những lời của tôi là lịch sử. Mỗi người giải thích sự thật theo lối riêng, như trong phim ‘Rashomon’. Một trăm nhân chứng, một trăm sự thật. Định kiến làm cho lịch sử sai lệch. Tôi chỉ tâm tình với lòng thành. Hãy để cho hậu thế lượng định và phán xét”

(Lâm Lễ Trinh, Về Nguồn, trang 276).

Xem như thế sự thật chỉ là tương đối. Cũng trong bài phỏng vấn này, theo ông Cao Văn Viên, Tướng Trưởng cho biết Bộ tổng tham mưu không tăng viện theo lời yêu cầu của Quân khu I. Tướng Viên cho điều này không đúng vì ông đã tăng cường cho Tướng Trưởng cả hai Sư đoàn tổng trừ bị Dù và TQLC rồi. Bộ Quốc phòng Mỹ trả nhuận bút cho các Tướng lãnh lưu vong Việt Nam để viết tài liệu về chiến tranh Đông Dương. Trong một phiên họp thu thập dữ kiện cho Mỹ, Tướng Trưởng phát biểu sở dĩ thất bại là do lãnh đạo kém, chính phủ Trung ương thiếu nhân tài. Tướng Đồng Văn Khuyên, Trần Đình Thọ bênh vực cho Bộ TTM tranh luận trả lời ông Trưởng: Bộ Tham mưu đã yểm trợ hết mình cho Quân khu I, hai Sư đoàn Tổng trừ bị Dù và TQLC đều đã được tăng phái cho Quân đoàn I.

Như chúng ta đã biết năm 1972 cũng tại chiến trường Trị Thiên, hồi ấy VNCH có đầy đủ tiếp liệu đạn dược, được yểm trợ hùng hậu của không quân chiến thuật và pháo binh mà còn phải có yểm trợ của  B-52.  Tình hình tháng 3/1975 hoả lực VNCH bị cắt giảm 70%, áp lực và hoả lực BV lại mạnh hơn 1972 nhiều. Cái khó nó bó cái khôn, lãnh thổ quá rộng, lực lượng tổng trừ bị không còn. Ngoài ra TT Thiệu cũng không muốn giữ miền Trung nhưng tinh thần buổi họp ngày 11/3/1975 tại dinh Độc Lập. Cuộc lui binh của Quân đoàn I cũng chịu chung số phận với cuộc triệt thoái Cao nguyên chỉ là hành quân phá sản đã làm sụp đổ toàn bộ Quân khu khiến cho VNCH mất hơn một nửa các lực lượng tinh nhuệ.

VNCH mất khoảng 450 xe tăng , trên 400 khẩu đại bác, đạn dược, quân trang quân dụng coi như mất hết, phần đất còn lại của miền nam không thể nào tồn tại được nếu không có yểm trợ của B-52.

Dân tỵ nạn và di tản

Theo ông Cao văn Viên vị Tư lệnh Quân khu I trong khi đương đầu với địch ông còn phải quan tâm giải quyết vấn đề tỵ nạn đang trầm trọng (Những Ngày Cuối của VNCH từ trang 174-185). Khi Kontum, Pleiku mất người dân lo sợ chính quyền cắt đất nhường cho Cộng sản, hàng chục nghìn người đổ dồn về Đà Nẵng mua vé máy bay vào Sài Gòn, hôm 14/3 các Lữ đoàn Dù được điều động để về Sài Gòn khiến dân chúng hốt hoảng kéo nhau về Đà Nẵng. Ngày 19/3 Thủ Tướng Khiêm ra Đà Nẵng giải quyết vấn đề tỵ nạn, Thủ tướng cho thành lập Ủy ban Liên bộ để lo giúp dân tỵ nạn Quân khu để binh sĩ yên tâm chiến đấu. Thủ Tướng hứa sẽ tăng nhiều tầu chở dân di tản và giúp đồng bào tỵ nạn. Trong khi ấy tại địa phương các đoàn thể, hội từ thiện, phú thương… đóng góp vào cuộc cứu trợ hiệu quả hơn của Trung ương nhưng vấn đề tỵ nạn vượt quá khả năng của họ.

Từ ngày 17/3 đường Quốc lộ Một tràn ngập người và xe cộ, tại các bến cảng, tầu chở quân như quân dụng cho chiến trường Huế Đà Nẵng bị dân và lính ép phải chở họ rời bến, giới phụ trách bến tầu phải thuyết phục họ mãi. Ngày 21/3 BV cắt đường Quốc lộ I, dân tỵ nạn bèn đi về miệt biển, tầu bè được mướn hay bị cướp để chạy loạn nhưng không đủ. Ngày 23/3 tầu Trường Thanh do Bộ tổng tham mưu mướn chở được hơn 5,000 người. Huế bỏ ngỏ đêm 25/3, dân quân rút theo bờ biển về Đà Nẵng. Tam Kỳ mất 24 /3, Chu Lai di tản ngày 26/3, dân Quảng Ngãi, Quảng Tín chạy về Đà Nẵng. Ngày 26/3 Tướng Trưởng gửi Tướng Hoàng Lạc Tư lệnh phó QK I về Sài Gòn trình Tổng thống và Thủ Tướng giải quyết ngay vấn đề tỵ nạn vì thành phố sắp rơi vào tình trạng hỗn loạn khiến Đã Nẵng sẽ tự sụp đổ không cần Việt Cộng tấn công. Lưu thông trong thành phố ứ đọng, dân số trước đấy chỉ có 300,000 nay có tới hơn một triệu, cướp của giết người giữa ban ngày.

Ngày 27/3 chuyến phi cơ dân sự đầu tiên mướn của Mỹ đáp xuống Đà Nẵng nhưng mỗi khi có máy bay xuống hỗn loạn diễn ra dữ dội. Các chuyến bay dân sự phải đình chỉ, giới hữu trách cho thay bằng 4 máy bay C-130, nhưng hỗn loạn liên tục nên 4 chiếc này chỉ cất cánh được một lần vào ngày 29/3. Bến tầu cũng hỗn loạn, các tầu thả neo ngoài khơi Đà Nẵng, dân dùng thuyền bè từ bờ ra tầu, mỗi tầu được chừng 10 ngàn thì  nhổ neo về Cam Ranh, Vũng Tầu, Phú Quốc…

Việt Cộng pháo kích tấn công Đà Nẵng mạnh vào đêm 28 /3, dân chúng tiếp tục tìm đường lánh nạn bằng thuyền bè dưới những trận mưa pháo của địch, nhiều người chết chìm khi lội từ bờ ra tầu. Bộ TTM đề nghị Phó thủ tướng Phan Quang Đán trưng dụng 13 tầu thương thuyền để chở dân tỵ nạn và kêu gọi các nước đồng minh giúp chở dân ra khỏi vùng giao tranh . Các nước hưởng ứng lời kêu gọi nhưng không thể gửi tầu tới ngay được trong khi tình hình ngày một thê thảm. Với con số người tỵ nạn quá đông cuộc di tản không thực hiện được như ý muốn, dân tỵ nạn tràn ngập các trại  ở Vùng III và Phú Quốc.

Tướng Viên nói khi chính quyền bắt tay vào giải quyết vấn đề tỵ nạn thì đã quá trễ, nó đã làm đảo lộn kế hoạch quân sự của Vùng I. Người dân bị ám ảnh của quá khứ, họ quá sợ hãi khi nhớ lại cuộc tàn sát tập thể  của CS tại Huế hồi Mậu Thân 1968 cũng như tại Đại lộ Kinh hoàng Quảng Trị năm 1972 để rồi hối hả bồng bế nhau chạy về phương nam.

Cuộc di tản náo loạn khiến cho binh sĩ hoang mang không còn tinh thần chiến đấu đã là một trong những nguyên nhân chính yếu đưa tới sụp đổ cho cả Quân khu. Thầy Mạnh Tử nói Thiên thời bất như Địa lợi, Địa lợi bất như Nhân hòa. Khi kẻ địch cất quân đánh nước ta là chúng có Thiên thời, nước ta có hào sâu, thành cao là ta có Địa lợi, nhưng khi quân địch đến, quân ta quăng gươm giáo chạy là ta không có Nhân hòa.

© Trọng Đạt

©Đàn Chim Việt

——————————————–

Tài liệu tham khảo

 

Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.

Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến tranh Việt Nam 1963-1975, Đại Nam 2001.

Cao Văn viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography 2003

Phạm Huấn: Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975, Cali 1988.

Phạm Huấn: Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cali 1987

Ngô Quang Trưởng : Tại Sao Tôi Bỏ Quân Đoàn I, do Lê Bá Chư ghi chép, (Lịch Sử Ngàn Người Viết) Sài Gòn Nhỏ Dallas ngày 26-1-2007.

Nguyễn Tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Hứa Chấn Minh xuất bản 2005.

Nguyễn Văn Toàn, Lê Bá Khiếu, Nguyễn Văn: Những Sự Thật Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975

Trần Văn Nhựt: Cuộc Chiến Dang Dở, nhà xuất bản An Lộc, 2003.

Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới, Texas 1991.

Văn Tiến Dũng: Đại Thắng Mùa Xuân, nhà xuất bản QĐND Hà Nội, tái bản lần thứ tư, 2003

Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999

Lâm Quang Thi: Autopsy The Death Of South Vietnam, Sphinx publishing 1986.

Marilyn B. young, John J. Fitzgerald, A.Tom Grunfeld: The Vietnam War, A History In Documents – Oxford University press 2002.

Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng: Thiên Thần Mũ Đỏ, Ai Còn, Ai Mất. Người Việt Dallas 7-10-2005.

Lewis Sorley: Lịch Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Trần Đỗ Cung dịch, Người Việt Dallas 22-11-2006.

Nguyễn Văn Châu: Nhớ Về Quân Đoàn I, Sài Gòn Nhỏ Dallas 25-8-2006.

Phan Nhật Nam: Một Đời Trung Liệt, Ba Lần Giữ Nước, Tướng Quân Ngô Quang Trưởng, Sài Gòn Nhỏ Dallas 2-2-2007.

 

 

129 Phản hồi cho “Cuối tháng 3/75 tuyến đầu thất thủ [2]”

  1. Nguyễn Đông says:

    Khánh thành ‘rồng thép lớn nhất thế giới’

    Sáng nay, cầu Rồng bắc qua sông Hàn (Đà Nẵng) đã được khánh thành và thông xe đúng dịp kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng Đà Nẵng. Nằm cách đó một km, cầu Trần Thị Lý mô phỏng hình cánh buồm cũng được thông xe.
    Khởi công tháng 7/2009, cầu Rồng có tổng chiều dài 666 mét, rộng 37,5 mét, mỗi chiều có 3 làn xe và vỉa hè dành cho người đi bộ, tổng vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng. Cầu mô phỏng hình dáng con rồng thời Lý bay ra biển Đông với nhịp thép có tổng chiều dài 568 mét, nặng gần 9.000 tấn. Đây là cây cầu có kiến trúc độc đáo được Tập đoàn Louis Berger (Mỹ) thiết kế dạng vòm thép đơn duy nhất tại khu vực Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.
    Sáng cùng ngày, UBND TP Đà Nẵng cũng cắt băng khánh thành cầu Trần Thị Lý với hình dáng mô phỏng cánh buồm căng gió trên sông Hàn. Cầu được khởi công tháng 4/2010, dài 731 mét, rộng 34,5 mét, tổng vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng.

    Cầu có một trụ tháp bằng bê tông cốt thép nghiêng 12 độ, có 3 mặt dây văng và không có thiết kế dạng ngàm cứng như các cầu dây văng thông thường mà được liên kết cứng với đầm mặt cầu, tựa trên trụ S5 thông qua gối cầu hình chỏm để giảm kích thước bệ móng, tiết kiệm vật liệu.

    Hai cây cầu này nằm trên hai trục giao thông quan trọng của thành phố Đà Nẵng, kết nối khu vực trung tâm thành phố với hai quận ven biển là Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, góp phần hoàn chỉnh quy hoạch, giảm ùn tắc giao thông. Đây cũng là hai cây cầu được xem là biểu tượng của thành phố biển.

    Hiện có 6 cây cầu bắc qua sông Hàn gồm cầu sông Hàn (còn gọi là cầu quay), cầu Thuận Phước, cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Trần Thị Lý, cầu Rồng, cầu Tiên Sơn. Cầu Trần Thị Lý nằm ngay sát cầu Nguyễn Văn Trỗi và được làm để thay thế cây cầu cũ này.

    Nguyễn Đông

  2. Nguyễn Hoàng Phúc says:

    Được định cư tại hoa kỳ là sống sứ sở như thiên đàng ,là một đất nước văn minh lịch sự là một cường quốc của tự do ,mà hổn loạn tối ngày ,còn hơn cả cái chợ trời ở việt nam .cho tôi hỏi thiệt một câu , về VN đi cả ngày trời ,có bao giờ thấy một cảnh ấu đã ,hay một cảnh cải vã nào không ,mà người chống cộng khi nói đến việt nam là ,không này ….không nọ …..không kia ….mà họ quên mất một đều là ở việt nam có một thứ có tiền mua cũng không được đó là hạnh phúc ,rất hạnh phúc .có một số người họ dính vào luật pháp không có công bằng ,nên họ bị ức chế ,chứ thật ra những người việt về nước họ đều nói ở việt nam là sướng thật ……?

    • Austin Pham says:

      Cán bộ ơi, em quên cái phần quan trọng nhất mà cán bộ đã nhấn mạnh. Có phải cán bộ muốn ám chỉ cái hạnh phúc khi mà dân và cướp được sống chung với nhau không? Các “lực lượng vũ trang…nhân dân” gốc bắc là nhiều nhất đó cán bộ.
      http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2012/11/nguoi-sai-gon-tap-song-chung-voi-cuop/

      • Nguyen Trong Dan says:

        Ối giời ơi , ” em ” với “ẤY” cứ gọi là ngọt …Xớt !
        Xin Chào Austin ,
        Moi su lai rai… Vui Vẽ…

    • Chuyển Đạt says:

      Các bác ơi tên NHPhúc này là kẻ thiển cận chỉ nhìn thấy chuyện trước mắt nhưng mù về suy nghỉ xa hơn chuyện cơm áo vật chất và tương lai dân Việt, mời mọi người đọc bài viết về nước Thái Lan sẽ thấy dân tộc Việt thua xa dân Thái sau 38 năm bọn “Chiến Thắng” man rợ cai trị toàn cỏi ViệtNam :
      http://www.tiengthongreo.blogspot.com/

      Chuyên đạt thư của ông Phùng Liên Đoàn gửi ông Nguyễn Trung
      Ngày 20 tháng 2, năm 2013
      Thưa anh Trung:

      Tôi đã đọc thư ngỏ của anh gửi các nhà lãnh đạo Việt Nam, và tôi thấy thấm thía từng câu từng chữ trong thư đó.

      Hôm trước tôi có dịp đi Bangkok vài tuần. Tôi đã đi bộ trên 30 cây số và đi xe điện, taxi, đi thuyền trên vài trăm cây số khắp thành phố Bangkok từ đông sang tây, từ bắc xuống nam, từ bến thuyền số 1 tới bến thuyền số 31. Tôi cũng có đi trên đường Wireless và nhìn thấy Đại sứ quán Việt Nam nằm gần các đại sứ quán Thụy Sĩ, Hà Lan, Nhật, Mỹ… Tôi nhớ anh đã từng đại diện nước Việt Nam làm việc tại đó, nhớ tới lần gặp anh tại Hà Nội và đọc những bài viết rất tâm huyết của anh. Xin có vài nhận xét:

      • Về vật chất, các thành phố Saigon, Hanoi, Đanang, HaiPhong… có thể thua Bangkok khoảng hơn 50 năm, nhưng về dân trí tôi e rằng nước ta thua Thai Lan cả trăm năm. Khó có thể mường tượng được tới khi nào lãnh đạo ta mở rộng tầm mắt giao thiệp với mọi nước trên thế giới một cách khiêm nhường như các vua Thái từ giữa thế kỷ 19. Khó có thể mường tượng được tới khi nào người dân ta đối xử với nhau hiền hòa như người Thái, bởi vì tại Thái Lan người người đều có Phật trong tâm và kính trọng đức vua như thánh sống. Khó có thể mường tượng được khi nào người Việt Nam lái xe không bóp còi, chờ đợi không tranh giành, đi đường không xả rác như tôi thấy tại Bangkok; và suốt hai tuần đi khắp các hang cùng ngõ hẻm tôi không thấy một vụ cãi nhau hoặc một nhóm thanh niên ăn chơi ầm ĩ (chắc vì tôi đi ban ngày!). Bangkok có nhiều xe hơn Saigon, đâu đâu cũng thấy có chợ và nhà thương, nhưng chợ của họ thì sạch sẽ vệ sinh, và nhà thương của họ thì nhân viên làm việc rất quy củ, nghề nghiệp, lặng lẽ, kính trọng bệnh nhân (chính tôi thăm viếng hai nhà thương). Bangkok có xe điện ngầm và xe điện trên không, xây cất theo kỹ thuật tân tiến nhất, chuyên chở hằng ngày cả nửa triệu người (do tôi quan sát và tính nhẩm); bến xe rộng rãi, có máy lạnh và không một cọng rác. Đặc biệt là người đi xe tuy ào ạt nhưng rất lịch sự, không chen lấn nhau, và đã hơn một lần có người đã đứng dậy nhường chỗ ngồi cho tôi mặc dầu tôi vẫn tự cho rằng mình “không già lắm”. Tuy Thái Lan cũng còn nhiều bất cập, như vỉa hè cũng hẹp và lồi lõm như vỉa hè Hanoi, Saigon; và báo chí cũng đưa tin về tệ nạn xã hội, tôi thấy có nhiều dấu hiệu rất tích cực của một xã hội càng ngày càng dân chủ văn minh. Một vài dấu hiệu này là: công an tại các trạm xe rất nghề nghiệp và lễ độ với người đi xe; rất ít nghe còi hú vì tai nạn xe cộ hoặc chuyên chở cấp cứu; đọc tin trên báo (tiếng Anh) thấy rất nhiều vấn đề các bộ trưởng, vụ trưởng làm việc thúc đẩy kết quả nhanh nhẹn cho người dân; và có cả chuyện ông thủ tướng bị kết án vì hối lạm, các giao kèo bị dò xét vì có dấu hiệu tham nhũng.
      • Tôi nhớ tới lời anh thuật chuyện ta tự hào đã đánh được Tàu, Pháp, Mỹ, thì một chính khách Thái nói họ cũng rất tự hào là suốt 200 năm không phải đánh ai. Vậy thì đâu là sự thật về dân trí của một quốc gia? Dân trí có phải là mọi người đều hăng say “phanh thây uống máu quân thù” để đánh ngoại xâm, sau đó lại bị thống trị bởi vua quan mới, không có cơ hội làm việc và nuôi con cái cho ăn học đầy đủ, rồi cái nghèo hèn lại biến các người dân anh hùng của ta thành nô lệ cho những người có quyền, có tiền trong nước và khắp thế giới? Hay dân trí là sự hiểu biết và cách làm cách sống của người dân trong một xã hội pháp trị hài hòa được chèo lái bởi lãnh đạo biết mình biết người, không nói một đằng làm một nẻo? Tôi e rằng dân trí của Việt Nam bị kìm hãm trong cá tính bộ lạc, hung hãn, tự kỷ của người Việt Nam, lãnh đạo cũng thế và người dân cũng thế. Thái Lan thì khác. Người Thái hầu hết đều có đạo trong tâm và luôn luôn kính trọng vua của họ là người đã có viễn kiến biết nhường quyền cai trị cho chính phủ. Dân trí của Thái Lan giúp Thái dễ dàng hơn trong việc xây dựng một xã hội tự do, dân chủ, văn minh.

      Làm sao đây để cải tiến cái tư duy bạo tàn và bộ lạc nằm trong huyết quản ta qua môi trường man rợ mà ông bà cha mẹ ta đã từng trải và vô hình chung kéo dài để nó thành gen trong con người Việt Nam? Chính vì muốn tẩy uế cái gen đó nên tôi vẫn kiên trì tìm cách thâu góp kinh nghiệm của Việt Nam và của nhân loại (như anh cũng đã nhấn mạnh) để viết Hạnh Phúc Giáo Khoa Thư, cố gắng hình dung ra Việt Nam 100 năm sau này dựa trên 7 yếu tố của hạnh phúc mà Liên Hiệp Quốc đã đúc kết. Đó là, người ta chỉ thấy hạnh phúc khi có (1) an ninh cái ăn, (2) an ninh sức khỏe, (3) an ninh kinh tế (giáo dục, việc làm), (4) an ninh cá nhân (không bị “làm việc” vô cớ hoặc bị cướp bóc có tổ chức hoặc vô tổ chức), (5) an ninh cộng đồng (xã hội công dân), (6) an ninh môi trường – vệ sinh công cộng, và (7) an ninh cơ chế. Trong 7 yếu tố đó, an ninh cơ chế bao trùm mọi yếu tố khác, và vấn đề này chính là chủ đề của lá thư của anh và các kiến nghị của các trí thức.

      Rồi đây anh và tôi, cũng như mọi người tốt xấu trong lịch sử sẽ trở về với cát bụi. Nhưng việc chúng ta làm ngày nay may ra cứu giúp con cháu Việt Nam tránh được nhiều đau khổ vì nô lệ dưới mọi hình thức. Người dân các nước dân chủ văn minh được tương đối hạnh phúc là nhờ công trình của nhiều vĩ nhân tiếp tay với nhau, từ thế hệ này qua thế hệ khác, xây dựng 7 yếu tố trên một cách bền vững, trong một môi trường văn minh, biết mình biết người. Các lãnh đạo “tự tạo” của ta cần theo gương các lãnh đạo của Thái mà ngộ ra cái bất cập của cá nhân mình trong văn minh nhân loại và sự quan trọng của việc tạo hạnh phúc cho người dân trong thời gian rất ngắn mình tại chức. Và người dân Việt Nam cần được học thế nào là hạnh phúc ngay từ khi tập nói, để nếu trở thành lãnh đạo thì làm việc tốt hơn cho người dân, nếu chỉ là người dân thông thường thì làm việc và sống một cách hài hòa với mọi người. Kiên trì giáo dục và thực hành như vậy qua nhiều thế hệ thì may ra ta mới tẩy uế được cái gen cá nhân, chủ quan, bộ lạc, bạo tàn, nô lệ, trong huyết quản ta. 100 năm có đủ không? Nếu tích cực thì may ra có thể đủ, nhưng nếu tiêu cực thì ta cũng vẫn là Việt Nam sau chiến thắng ngoại xâm Nguyên, Minh, Thanh, Pháp… mà thôi. Vì thế, tôi nghĩ ta cần giáo dục về Hạnh Phúc suốt từ mẫu giáo tới đại học, dưới mọi hình thức từ thực tế tới trừu tượng.

      Xin cảm ơn anh về các đóng góp hết sức quan trọng. Hi vọng các vị tại quyền ngày nay và sau này hãy lắng tai nghe anh, chăm chú đọc anh.

      Kính thư,
      Phùng Liên Đoàn
      Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

  3. Pho thuong dan nam bo says:

    Góp ý với Dương Nguyễn

    Chính tôi cũng đã chạy loạn ở miền Trung, một số sĩ quan cấp lớn , tỉnh trưởng bỏ đơn vị chạy trước là có thật, tuy nhiên không phải tất cả đều như vậy, nhiều người cũng có tinh thần trách nhiệm cao và can đảm .
    Ta khác VC ở chỗ nói cả cái hay và cái dở của mình, chẳng lẽ chỉ nói quân đội ta anh hùng, đánh đâu thắng đấy.. thì sai sự thật .

  4. Refugees - California - USA says:

    Thường những người có trình độ học thức thứ thiệt thì họ nhìn vấn đề uyển chuyển. Tôi nghĩ ông Nguyễn Cao Kỳ, ông Đỗ Mậu hay ông Hoàng Duy Hùng . . . họ chắc chắn họ không yêu cái chủ nghĩa cộng sản nhưng trên hết họ biết lắng nghe, họ biết cái hơn cái thiệt của người quân tử và họ chấp nhận cái thực tế là người cộng sản làm được nhiều việc hơn họ. Cái trên hết họ nghĩ đến cái chung đó là tổ quốc là dân tộc VN.

    • Austin Pham says:

      Cán bộ ơi! em không hiểu cái phần này: “…họ chấp nhận cái thực tế là người cộng sản làm được nhiều việc hơn họ.”. Cán bộ làm ơn chứng minh, giải thích điều này. Em hứa với cán bộ là em sẽ cho cán bộ…học hỏi về khái niệm mà “những người có học thức thứ thiệt” đang xài trên thế giới.
      Chào đoàn kết.

  5. Dương Nguyễn says:

    Cũng theo Nguyễn Đức Phương nhiều sĩ quan cao cấp của Quân đoàn I mất tinh thần đào ngũ bỏ chạy, thiếu cấp chỉ huy các đơn vị lần lượt tan hàng, Cộng quân chiếm được đất mà không phải giao tranh.

    “Một viên chức cao cấp của Mỹ, sau này đã phát biểu về cuộc rút quân tại Huế và Đà Nẵng:
    ‘Tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, hầu như không ai có đủ kinh nghiệm, để tự mình có thể chỉ huy một cuộc hành quân qui mô với nhiều đại đơn vị trên chiến trường!’.
    ……..
    Đọc bài này, thấy tác giả đánh giá về tinh thần và trình độ sỹ quan VNCH quá thấp kém, không biết quý vị thấy sao mà không ai lên tiếng về điều đó, vậy chắc quý vị cũng không thèm đọc cả bài chủ cứ còm phèng phèng thôi hoặc là quý vị đồng ý với tác giả như vây?

    • Nguyen Trong Dan says:

      Dĩ nhiên là không đồng Ý… với nhận định vu vơ không dẫn chứng này…

      Viết Vu Vơ ” MỘT VIÊN CHỨC CAO CẤP CỦA MỸ …” không biết rõ thằng nào con nào , người đọc thấy quá rõ sự khả tin quá thấp nên không cần phản bác cho mất công…

      Sự thật hiển nhiên…là nếu các tướng lãnh của Việt Nam Cộng Hòa không giỏi..thì VIỆT NAM CỘNG HÒA…. không qua nổi HAI MÙA TẤN CÔNG CỦA BỌN CỘNG SẢN

      1.MÙA TẤN CÔNG 1968 ( Trí trá bất ngờ ngay dịp TẾT tình tự dân tộc)

      2. MÙA TẤN CÔNG 1972 ( Tổng lực với hỏa lực hiện đại )

      Kin’h ba`y

  6. Mai Dao says:

    Năm tư đuổi Pháp quá đà,
    Bẩy lăm đuổi Mỹ tận ra nước ngoài.
    Tổ tiên chẳng lạy thì thôi,
    Đi lạy tượng Mỹ,nực cười thế gian.
    Tổ Quốc lụn bại thì rên,
    Quốc Gia phát triển lại đem căm thù.
    Sự thật có mắt như mù,
    Có tai như điếc sao ngu thế hở quí vị CCCĐ.

    • Nguyen Trong Dan says:

      Năm tư đuổi Pháp rước Tàu…
      Bảy lăm đuổi Thiệu “cho Tàu cho Nga…”
      Tổ tiên chẳng lạy thì thôi ,,,
      Sta lin bất diệt… đổi ngôi Ông Bà
      Dân tình Ồ ẠT VƯỢT BIÊN
      QUỐC GIA TAN NÁT TRẠI TÙ KHẮP NƠI
      BẠO QUYỀN THAM NHŨNG TRÀN LAN…
      TỰ DO DÂN CHỦ CÔNG BẰNG CHO DÂN…. mọi người ơi !

  7. Hai Ngoai says:

    Tuyên Trần được sống sót tới 17 tuổi và sang Mỹ cũng là nhờ bao nhiêu người lính đã đổ xương máu bảo vệ đất nước cho em và gia đình em đấy em ạ.
    Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, em đừng theo phường ăn cháo đái bát mà ba hoa chửi cha ân nhân của mình, đi học thì học cái hay chứ đừng học cái “đểu” nghe em

  8. chuyện đời says:

    Lúc theo ba mẹ sang Mỹ, tôi 17 tuổi. Sau nhiều năm học hành và làm việc, công việc kinh doanh của tôi dần dần khấm khá. Hơn mười năm trước, tôi bắt đầu tìm hiểu về quê hương, chủ yếu là qua internet. Thời gian đầu tôi tin vào điều các “nhà dân chủ” đã nói, vì tôi nghĩ đất nước như thế thì ba mẹ tôi mới ra đi. Tôi liên lạc với họ, về nước tôi gặp vài người. Tiếp xúc rồi, tôi bắt đầu thất vọng, vì không hiểu tại sao có người không làm việc gì, suốt ngày chỉ ngồi bên computer viết bài, rình mò chụp ảnh, nhặt nhạnh tin tức tiêu cực để đưa lên mạng nói xấu đất nước. Muốn đất nước phát triển mỗi người đều phải làm việc, ở đâu cũng vậy, dù ở Mỹ hay ở Việt Nam. Mỗi năm về nước vài lần, tôi vẫn luôn ngạc nhiên về tốc độ phát triển, về cuộc sống của đồng bào. Ba mẹ tôi đã già rồi, không đi xa được, nghe tôi kể về quê hương là rơm rớm nước mắt. Ba hỏi tôi: “Liệu ba mẹ có sai lầm khi bỏ nước ra đi?”. Tôi không biết nói sao, chỉ an ủi ba: “Nghĩ về quê hương mà ba mẹ thấy bình an là vui rồi”. Tôi kể lại chuyện của mình vì qua đây tôi muốn tâm sự một điều, Tổ quốc là của mọi người, nhưng mỗi người chỉ có quyền tự hào về Tổ quốc khi góp phần làm cho Tổ quốc giàu mạnh, hùng cường. Nhân đây xin được hỏi các “nhà dân chủ” và “nhân sĩ, trí thức” đã làm được gì cho Tổ quốc hay chưa? Chẳng nhẽ chỉ vì cái danh hão được làm “người hùng trên mạng” mà họ cho mình quyền miệt thị người khác không yêu nước như họ? Làm “người hùng trên mạng” như thế sẽ chẳng có gì đáng để tự hào, bởi “chiếc áo không làm nên thầy tu”.

    TUYÊN TRẦN

    • nvtncs says:

      - Chẳng ai xưng hùng cả, đừng dở trò xuyên tạc, gian xảo, giả dối lắm; cái tính này nên bỏ đi.
      - Làm được gì khi CS còn cầm quyền?
      - Làm được gì ngoài gửi tiền giúp bà con, khi CS còn ngồi đó? đánh nhau tay không với QĐND của nó à?
      - Có thể tuy chưa làm gì nhưng còn hơn làm hại dân, bóc lột dân như lũ CS, là khá rồi.
      - Tiến triển gì, vài cái khách sạn bóng loáng bề ngoài của mấy ông lớn CS? Về quê mà xem, lên Tây Nguyên xem thường dân sống ra sao?
      - À, mà nước độc lập, tự do, hạnh phúc, thống nhất, hoà bình rồi, TUYÊN TRẦN về mà góp phần xây dựng đi chứ, ngồi bên Mỹ ăn bơ thừa sữa cạn làm gì, có nhục không? Về mà lĩnh phần vinh quang của một dân tộc tư do đi kìa.

    • DâM TiêN says:

      Thưa TUYEN TRAN, sở dĩ đất nước khấm khá lên, là
      nhờ thằng Mỹ nó đã trở lại,

      nếu không thì bo bo củ mì trọn kiếp.

      Càng bo bo củ mì, thì Cộng Sản nó càng dễ trị dân, vì sự
      sống còn của đảng CS của chúng nó.

      Vậy, thằng Mỹ nó giúp cho xã hội VN khấm khá, thì đảng
      CSVN…liệu hồn với Mỹ. Trung Cộng và VN chỉ còn là thời
      gian!

    • Lamson72 says:

      Tuyên Trần cưng thương mến,

      Qua hơn 10 năm tìm hiễu về quê hương mà chưa chịu về quê hương ở thì thiệt là cà chua quá. Chừng nào về quê hương cho biết nhé. Nhớ gặp Trần Trường nhá.

      Cưng gặp gở những nhà dân chủ nào vậy cưng. Cho cái tên đi, sẵn dịp chơi lên vài cái hình chụp chung với họ đi. Họ nói xấu đất nước. Dzậy chứ đất nước là ai mà họ nói xấu dzậy cà. Là Trọng Lú , là Sang sùi, là Dũng điếm? Đất nước là cái gì mà họ nói xấu dzậy. Là tô phở hay là dĩa bánh cuốn? Trích vài cái nói xấu nghe chơi. Cưng đã làm gì cho tổ quốc chưa mà đòi hỏi người khác phải làm gì cho tổ quốc. Mà Tổ quốc nào dzậy? Tổ quốc Tàu hay Miên hay Lào hay là Tổ quốc Vẹm.

      Mẹ ! Viết có mấy hàng là lộ cái đuôi Vẹm. Vẹm chúng nó có mùi. Một mùi rất đặc biệt dù núp dưới bất cứ danh xưng nào. Việt kiều hay con cháu người lính VNCH hay dưới nhản hiệu du sinh

      • Nguyen Trong Dan says:

        Năm mới gặp lại Lam Sơn 72 “cưng ” của Qua …
        Chúc mọi sự vui vẽ….

      • Lamson72 says:

        @Ngyen Trong Dan,

        Cám ơn lời chúc vui vẽ của bạn, lúc nào LS tui cũng vui hết mức dù làm người tỵ nạn. Vui vì chưa bao giờ là công dân của xứ VNDCCH và CHXHCNVN. Gần 15 năm bợp tai bọn tuyên vận VC cho nên dù lấy tên là gì bọn chúng cũng biết. Dăm ba hàng là chúng lặn vì LS tui chọt cha già dzĩ đại của chúng. Khôi hài hoá lố bịch hóa bọn chóp bu VC. Bây giờ chọt riết cũng chán vì khả năng tài nghệ của chúng rất giới hạn. Không đã. Cho nên LS tui chọt mấy thằng ăn cơm Quốc Gia mà bợ đít bọn Vẹm. Bài mới nhất là Vũ Ánh và Bên Thắng Cuộc đăng trong Blog Baovecovang2012. Blog Baovecovang bị bọn Vẹm dớt banh ta lông 100%. Xóa hết tất cả các bài viết. Nhằm nhò gì mở lại baovecovang2012 sẽ từ từ đưa lên lại. Nơi đó lưu trử rất nhiều bài viết rất giá trị thời VNCH. Có nhiều phóng viên quốc nội gửi bài và ảnh những địa danh của một thời chinh chiến như Đồi Charlie, An Lộc Kontum… Rảnh ghé vào đọc chơi. Năm rồi LS tui có ghé Blog Sự Thật Công Lý của Tạ Phong Tần đề nghị bà thay đổi cách đấu tranh để không bị vào tù ôm 7 cuốn lịch chả bỏ bèn. Bà không nghe LS tui mà còn dủa LS tui thậm tệ. LS tui có ghi lại những qua lại giữa Bà và LS tui trong bài Tạ Phong Tần VS NguySaigon
        Chào bạn. Chúc bạn lúc nào cũng vui vẽ an khang và hạnh phúc

    • Trần Tưởng says:

      1/. “Lúc theo ba mẹ sang Mỹ, tôi 17 tuổi. Sau nhiều năm học hành và làm việc, công việc kinh doanh của tôi dần dần khấm khá.”-Trích.

      Nếu là cơ sở kinh doanh ”khấm khá ” ở mức độ có thể mướn được người cai quản ,để đi về nước ”vài lần” mỗi năm ;thì cái ”cơ sở ” đó phải có tiếng tăm ở cái cộng đồng ít ỏi của người Việt nhập cư nầy. Tôi chả nghe có cái cơ sở kinh doanh nào mà có ông chủ là Tuyên Trần cả . Nếu là cơ sở kinh doanh chỉ ”khấm khá ” chút chút, mà có ông chủ đi du hí VN độ ”vài lần ” mỗi năm ,thì cái cơ sở kinh doanh đó sẽ trên đường … dẹp tiệm ,chớ không thể nói là ”khấm
      khá ” được .

      2/. “tôi bắt đầu thất vọng, vì không hiểu tại sao có người không làm việc gì, suốt ngày chỉ ngồi bên computer viết bài, rình mò chụp ảnh, nhặt nhạnh tin tức tiêu cực để đưa lên mạng nói xấu đất nước.”-trich
      Mình không suốt ngày ngồi trên mạng ,làm sao biết có ”những nhà dân chủ”,suốt ngày ngồi bên computer viết bài đưa lên mạng. Chỉ có mấy anh CAM mới không
      làm việc gì,suốt ngày rình mò trên mạng. Chỉ có mấy anh ”dư luận viên ” mới thuộc lòng
      những khẩu hiệu như :” tự hào về Tổ quốc, khi góp phần làm cho Tổ quốc giàu mạnh”,”nói xấu đất nước”,”ngạc nhiên về tốc độ phát triển, về cuộc sống của đồng bào”…..bla,bla …

      3/.”Nhân đây xin được hỏi các “nhà dân chủ” và “nhân sĩ, trí thức” đã làm được gì cho Tổ quốc hay chưa?  ”-trich.

      Họ đang làm đấy chứ . Chỉ có mấy anh như Tuyên Trần ,cam tâm làm cái loa cho VC,
      là ưa giở trò phá thối.

    • BUILAN says:

      Vaì lơì với Tuyên Trần + Chuyện đời !

      “..Ba mẹ tôi đã già rồi, không đi xa được, nghe tôi kể về quê hương là rơm rớm nước mắt. Ba hỏi tôi: “Liệu ba mẹ có sai lầm khi bỏ nước ra đi?”. Tôi không biết nói sao, chỉ an ủi ba: “Nghĩ về quê hương mà ba mẹ thấy bình an là vui rồi”.

      Nghe qua tương như là chuyện dài Phường Đội !
      VẬY :

      _Thứ nhất:
      - Là đưá con cuả “BON SAI LẦM” _ Chuyện đời-TUYÊN TRẦN nên thu xếp moị chuyện , “đưa 2 con-thằng già” ấy về quê hương gấp đễ chuộc lại những “sai lầm” cho tron đạo ” HIẾU XHCN” keõ không còn kịp nữa đâu !!!! CHẾT bỏ xương nơi nầy thì anh mi là đưá con ĐẠI BẤT HIẾU – Thấy, biết cha mẹ rơm rớm nước mắt mà không lo ! khokhokhokho

      _Thứ nhì :
      Trườc khi muốn cùng theo cha mẹ vế “sám hối lỗi lẩm” góp phần xây dựng đất nước thì tìm đọc – Cho ông bà già cùng đọc _ Ai lcó tầm nhìn “tương cận” cùng đọc._ ( BẮN VAÒ LINK dưới đây) hy vọng sớm sáng mắt sáng lòng !

      Câu chuyện nhỏ của tôi

      http://old.danchimviet.info/archives/73350/cau-chuyen-nho-cua-toi/2013/02

      Nếu ở vị trí tôi bạn sẽ làn gì ?

      http://old.danchimviet.info/archives/74286/neu-o-vi-tri-cua-toi-ban-se-lam-gi/2013/03

      Chúc sớm thành công- toại nguyện !
      Nếu là “Tham Dự Viên” TDV > (Thằng Dit Vật) thì kiếm, tìm caí MO mà che mặt lại ! Lộ caí “thằng bác ” rồi !!!

  9. dân cử Houston says:

    Sáng thứ Hai, 25 tháng 3, 2012, đoàn dân cử Houston đã đến thăm hỏi và làm việc với UBNNVNVNONN. Ông Tạ Nguyên Ngọc, Vụ trưởng Vụ nghiên cứu tổng hợp của UB đã tiếp đoàn trong một không khí cởi mở thân tình. Ông Ngọc và ông Al Hoàng đã dành ra hơn một giờ để thảo luận về nhiều vấn đề liên quan đến chính sách chung của …phía VN thông qua UB và phía Hoa Kỳ cũng như Hội Đồng Thành Phố Houston. Ông Ngọc nêu lên sự quan tâm và đánh giá cao của phía chính phủ Việt Nam qua sự hiện diện của chuyến viếng thăm của ông nghị viên Al Hoàng, đại diện cho bà thị trưởng thành phố Houston, nhằm thắt chặt mối quan hệ song phương giữa hai thành phố Houston và Đà Nẵng. Ông Al Hoàng nhấn mạnh chuyến đi của ông nhằm mục đích chính là thảo luận về những dự án kinh tế song phương, đồng thời ở góc độ là người Mỹ gốc Việt, ông cũng chuyển đến các viên chức ngoại giao Việt Nam những tâm tư, nguyện vọng của khối người Việt ở hải ngoại, kể cả những người còn có những khác biệt chính kiến với chính phủ Việt Nam. Dù có nhiều điểm vẫn còn phải thảo luận nhiều hơn, nhưng hai ông cùng đồng ý rằng, mọi khác biệt chính kiến của đôi bên cần có thời gian, hoàn cảnh và sự thiện chí để xóa dần khoảng cách khác biệt. Ông Al Hoàng nói: ” Sau hơn 38 năm (kể từ năm 1975) chúng ta không còn lý do gì để những tồn đọng lịch sử làm ngăn cản sự đoàn kết, hợp lực của hai bên trong và ngoài nước để cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh.” Buổi hội kiến có sự tham dự của báo giới trong và ngoài nước để đưa tin.Xem thêm
    Của: Etcetera Nguyen

    • John Nguyen says:

      Thằng Al Hoàng Duy Hùng ra mặt công khai là thằng Việt gian tay sai cho Cộng Sản.
      John Nguyễn

    • Thích Nói Thật says:

      “Dù có nhiều điểm vẫn còn phải thảo luận nhiều hơn, nhưng hai ông cùng đồng ý rằng, mọi khác biệt chính kiến của đôi bên cần có thời gian, hoàn cảnh và sự thiện chí để xóa dần khoảng cách khác biệt”.

      Những khác biệt chính kiến chỉ có thể xoá dần;

      1) Nếu CSVN tỏ thiện chí xây dựng dân chủ, chấp nhận đa nguyên đa đảng,
      2) Hoặc là khi chế độ độc tài CSVN đã bị loại bỏ.

  10. phi loan HT co may says:

    Cám ơn ông đã an ủi khuyên lơn giải thích, tôi không trách ai chỉ trách cao xanh khiến dân Nam lầm than điêu linh thời chiến tranh xâm lăng của quân dã man VC, bây giờ sau 38 năm hòa bình thì dân ra sao ?
    gái bị bán vào nhà chứa khắp xứ, dân chài bị Tàu lạ bắn giết cướp bóc trên đảo VN nhưng không ai bảo vệ.
    ông đã bận tâm cho hoàn cảnh của dân Việt nhưng nhà nước ngụy quyền công an quan chức thì như lũ cướp ngày , dân Việt bị đủ thứ cay đắng trong và ngoài nước ..

Leave a Reply to Dương Nguyễn