WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lời tạm biệt của Tổng lãnh sự người Mỹ gốc Việt

LTS: Ông Lê Thành Ân, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP HCM, đã kết thúc nhiệm kỳ công tác 3 năm tại Việt Nam. Ngày mai (6/8), ông sẽ rời Việt Nam trở lại Hoa Kỳ để nhận nhiệm vụ công tác mới.

Trong tiến trình bình thường hóa quan hệ 18 năm qua, quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ luôn có những yếu tố đặc biệt nảy sinh. Sự hiện diện của ông Ân, với tư cách là viên chức ngoại giao người Mỹ gốc Việt cao cấp nhất trong Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, công tác tại Việt Nam trong vai trò Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP HCM, có thể dễ hiểu là một sự đặc biệt.

—————————————————–

Trước khi rời nơi đây, ông Ân có một bài viết như lời chia tay, thông qua VietNamNet, gửi đến độc giả, những người dân Việt Nam. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:

Khi đến TP HCM cách đây gần 3 năm, tôi cũng không biết chắc là mình mong đợi điều gì. Đã lâu tôi chưa đến TP HCM và tôi ý thức được rằng mình là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Tổng lãnh sự Hoa Kỳ.

Ngay khi đến, tôi hoàn toàn bất ngờ với sự đón tiếp nồng hậu của người dân thành phố. Trong suốt thời gian công tác tại đây, tôi đặc biệt biết ơn những người bạn mà tôi gặp khắp Việt Nam cũng như những cơ hội tôi được chứng kiến và tham gia vào việc phát triển mối quan hệ song phương giữa hai nước chúng ta.

Quan hệ giữa Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Cộng hoà xã hội nghĩa Việt Nam đã phát triển đáng kể. Như Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang đã công bố tuần trước, Hoa Kỳ và Việt Nam giờ đây đã bước vào một mối quan hệ đối tác toàn diện, theo đó quan hệ song phương sẽ tiếp tục phát triển.

 

Ông Lê Thành Ân cùng vợ và con gái tại tư gia khi công tác ở TP HCM. Ảnh: Người Lao động

Ông Lê Thành Ân cùng vợ và con gái tại tư gia khi công tác ở TP HCM. Ảnh: Người Lao động

Nhìn lại nhiệm kỳ của tôi tại Việt Nam, tôi có thể dễ dàng nhìn thấy những tiến bộ mà chúng ta đã đạt được cũng như những công việc còn lại phải làm trong lãnh vực giáo dục, kinh tế, việc kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương trong năm nay, và vấn đề nhân quyền để thúc đẩy hơn nữa mục tiêu chung xây dựng một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập.

Một trong những ưu tiên hàng đầu của phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam là thúc đẩy giáo dục đại học trở thành một công cụ cải thiện đời sống và xã hội. Số sinh viên Việt Nam hiện đang theo học tại Hoa Kỳ tiếp tục tăng nhanh với hơn 15.500 sinh viên Việt Nam hiện đang theo học tại đây. Các sinh viên này sẽ làm vững mạnh thành công trong tương lai của Việt Nam và quan hệ giữa hai nước chúng ta.

Song hành cùng với những bước tiến của hợp tác giáo dục, quan hệ kinh tế song phương đã phát triển vượt bật trong 3 năm vừa qua. Năm ngoái, thương mại giữa hai nước đạt 25 tỉ USD, và Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là thị trường đơn lẻ lớn nhất của Việt Nam.

Các mục tiêu kinh tế chung giữa hai nước sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ bởi việc hoàn tất Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương trong năm nay, một hiệp định mà Hoa Kỳ, Việt Nam và 10 nước khác đang đi gần đến giai đoạn đàm phán cuối cùng. Hiệp định tự do thương mại của thế kỷ 21này sẽ tạo ra một thị trường bao gồm gần 40% GDP toàn cầu và chừng 1/3 thương mại toàn cầu.

Trong khi chúng ta đang tăng cường hợp tác hơn nữa trong các lãnh vực thương mại, trong các vấn đề của khu vực và trên thế giới, y tế và bảo vệ môi trường, chúng ta cũng phải làm việc cùng nhau về các vấn đề nhân quyền, nhà nước pháp quyền, tôn giáo…

Trong 3 năm qua, tôi đã gặp gỡ hàng ngàn người từ mọi tầng lớp và thiết lập được các quan hệ với chính người dân qua đó góp phần làm cho quan hệ song phương trở nên gần gũi hơn. Tôi đã chính thức ghé thăm 32 trong số 33 tỉnh thành thuộc khu vực hoạt động của Tổng lãnh sự.

Các chuyến đi là cơ hội tuyệt vời để tôi có cái nhìn về cuộc sống của một đất nước mà sự hồi phục là một minh chứng cho sức mạnh của người dân Việt Nam và cho tầm quan trọng của Đông Nam Á.

Tôi tiếp tục cảm nhận mình phải kiêm tốn trước lòng tốt bụng mà mọi người đã dành cho tôi và Tâm, vợ tôi trong các chuyến thăm này. Như đã được đề cập gần đây trong chuyến thăm của Chủ tịch nước đến Hoa Kỳ, “quan hệ nhân dân chính là chất keo để tăng cường mối quan hệ giữa bất kỳ hai quốc gia nào”.

Trở về nơi chôn nhau cắt rốn sau 45 năm, đến một thành phố tôi đã sống trong 10 năm đầu tiên của cuộc đời, để làm công việc của Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP HCM, đã là một vinh dự và là một đặc ân to lớn.

Tôi tự hào về những thành quả mà đội ngũ của Tổng lãnh sự quán đã đạt được và rất cảm kích sự giúp đỡ, hỗ trợ và hợp tác của người dân Việt Nam, của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và của Đại sứ David Shear.

Tôi biết rằng người dân Việt Nam sẽ dành sự hiếu khách tương tự cho tân Tổng lãnh sự Hoa Kỳ, bà Rena Bitter, sẽ đến nhậm chức vào cuối tháng này.

Cuối cùng, tôi muốn nhân cơ hội này nói lời cuối cùng rằng “kỷ niệm luôn là hành trang quý giá nhất” đã giúp tôi đạt được thành công tại đây và nói thêm với Việt Nam rằng “Chia tay là để gặp lại” bởi nơi đây tôi cảm thấy thực sự được đón chào.

Lê Thành Ân (Theo VietNamNet)

146 Phản hồi cho “Lời tạm biệt của Tổng lãnh sự người Mỹ gốc Việt”

  1. noileo says:

    Một thư nhạt nhẽo, rỗng tuếch và đầy “Tôi”. (nvtncs )

    Đúng vậy!
    Nhưng làm sao hơn!
    Lê Thành Ân chỉ là một “tổng lãnh sự”.
    “Tổng lãnh sự” chỉ là một chức vụ hành chánh, đơn giản như vậy!

    * * * * *

    TLS Lê Thành Ân vận động làm đại sứ Mỹ tại Việt Nam
    Wednesday, April 17, 2013 8:25:17 PM

    Tổng Lãnh Sự Lê Thành Ân tạm biệt Sài Gòn

    SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Ông Lê Thành Ân, tổng lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn, đang có một cuộc vận động để trở thành đại sứ Mỹ gốc Việt đầu tiên tại Việt Nam, theo một bài báo có tựa đề “How (Not) to Become a U.S. Ambassador,” của tác giả Greg Rushford, đăng trên trang web The Rushford Report, một tờ báo mạng chuyên về chính trị trong tài chánh và thương mại quốc tế, hôm 15 Tháng Tư.

    Sau khi đưa ra hai cách “truyền thống” mà tổng thống Hoa Kỳ thường chọn người để đề cử làm đại sứ ở một quốc gia nào đó, tác giả cho rằng những gì Tổng Lãnh Sự Lê Thành Ân và những người ủng hộ ông, đa số là người Mỹ gốc Việt, đang làm là “sự cả gan trơ tráo kiểu Châu Á” (Asian-style chutzpah).

    Theo tác giả, thông thường, tổng thống chọn nhân viên ngoại giao chuyên nghiệp hoặc người quen (bạn bè, người ủng hộ tài chánh, người nổi tiếng, người có thể tạo vốn chính trị cho tổng thống…) làm đại sứ, và cho rằng ông Ân “không nằm trong hai trường hợp truyền thống này.”

    Cũng theo tác giả, trong danh sách hơn 70 người ủng hộ và vận động cho ông Ân làm đại sứ, có một số nhân vật rất quan trọng. Ðứng đầu danh sách này là Thị Trưởng Rahm Emanuel của Chicago, một người từng là dân biểu liên bang trước khi trở thành chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc trong nhiệm kỳ đầu của Tổng Thống Barack Obama.

    Nhưng hai người trực tiếp vận động cho ông Ân là doanh gia David Dương, chủ nhân công ty California Waste Solutions ở Oakland, California, và Bác Sĩ Bùi Duy Tâm, cư dân San Francisco, theo tác giả, và cuộc vận động bắt đầu từ Tháng Bảy năm ngoái.

    Tác giả cho biết có tìm mọi cách phỏng vấn tất cả những người liên quan, nhưng chỉ có một người trả lời, và chỉ giải thích tại sao ủng hộ ông Lê Thành Ân. Ðó là ông Trương Ngọc Phương, giám đốc điều hành International Service Center ở Harrisburg, Pennsylvania, một tổ chức bất vụ lợi giúp người tị nạn và nạn nhân bão lụt.

    Tác giả kể rằng, qua những email mà ông có được, người vận động mạnh mẽ nhất cho ông Ân là doanh gia David Dương, trực tiếp với Tổng Thống Obama trong lần gây quỹ mới đây nhất, vào ngày 3 Tháng Tư tại San Francisco.
    Ông David Dương là người từng ủng hộ hơn $150,000 cho ông Obama và đảng Dân Chủ kể từ năm 2008, tác giả dựa theo báo cáo của Center for Responsive Politics.

    Qua các email trao đổi giữa ông Ân và ông David, mà tác giả cho biết có đọc được, vị doanh gia gốc Việt có cho vị tổng lãnh sự biết ông đã nói chuyện thẳng với ông Obama tại một cuộc gây quỹ ở California hồi đầu tháng và nói rằng ông Ân có đủ khả năng làm đại sứ tại Việt Nam.

    Cũng theo tác giả, tại buổi gây quỹ này, ông David Dương đã đưa cho tổng thống một lá thư, cùng với một danh sách có tên hơn 70 người ủng hộ ông Lê Thành Ân làm nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ ở Hà Nội. Tác giả có đăng danh sách này ngay dưới bài viết.

    Một ngày sau, theo tác giả, ông David Dương viết email báo cho ông Ân biết đã gặp tổng thống lần thứ nhì.
    “Tôi có ăn sáng với tổng thống và 27 người khác sáng nay, và tôi có nói về ông và lá thư tôi đưa tổng thống tối hôm trước,” tác giả Greg Rushford trích email của ông David Dương cho biết như vậy.

    Rồi ông David Dương cho ông Ân biết tổng thống đáp lại một cách thân thiện, theo tác giả Greg Rushford viết, và ông trích lời ông David thuật lời tổng thống nói như sau: “Chúng ta cần phải làm việc thêm và có hai dân biểu hoặc hai thượng nghị sĩ đề cử. Nếu được như vậy, chắc chắn anh (Lê Thành Ân) sẽ vào được (chức đại sứ).”

    Tác giả cũng viết rằng khi về Mỹ nghỉ phép, Tổng Lãnh Sự Lê Thành Ân có ghé nhà Bác Sĩ Bùi Duy Tâm.
    Qua các trao đổi bằng email, tác giả còn cho rằng ông Lê Thành Ân không chỉ ngồi khoanh tay quan sát ông David Dương và Bác Sĩ Bùi Duy Tâm “làm cho ông trở thành một ứng cử viên.”

    “Ông Ân có tham gia hiệu đính và viết nháp một số thư ủng hộ sự đề cử của cá nhân ông,” tác giả Greg Rushford viết trong bài báo. Tác giả còn viết rằng trước khi ông David Dương đưa lá thư cho Tổng Thống Obama vào ngày 3 Tháng Tư, chính ông Ân có sửa một lỗi chính tả trong đó và email, qua một iPad, cảm ơn ông David Dương.
    Không chỉ ông David Dương và Tổng Lãnh Sự Lê Thành Ân không trả lời nhiều email của tác giả gởi tới, Tòa Bạch Ốc và thị trưởng Chicago cũng vậy, tác giả cho biết.

    Trong bài viết khá dài, tác giả viết nhiều về ông David Dương hơn là ông Lê Thành Ân.

    Ngoài ra, tác giả còn so sánh ông Ân với các đại sứ Mỹ hiện tại và quá khứ ở Việt Nam.

    Tác giả nêu ra ba ông Michael Michalak, Michael Marine và Raymond Burghardt, và cho rằng họ đều là ba nhà ngoại giao chuyên nghiệp, lâu năm, và cấp cao. Ðại sứ hiện tại, ông David Shear, cũng vậy. Riêng đại sứ đầu tiên tại Hà Nội, cựu Dân Biểu Douglas “Pete” Peterson, không phải là nhà ngoại giao, “nhưng là một lựa chọn tuyệt vời, được sự ủng hộ mạnh mẽ của Quốc Hội, và là cựu tù binh chiến tranh Việt Nam.”

    Tác giả trích email của ông Trương Ngọc Phương cho biết lý do ủng hộ ông Ân như sau: “Chúng tôi là một nhóm đại diện cho cộng đồng và doanh nghiệp, vô tình biết ông Ân đạt được thành tích trở thành tổng lãnh sự Mỹ. Ngoài sự nể phục ông Ân và sự kính trọng vị đại sứ hiện tại, ông David Shear, chúng tôi quyết định tổ chức một cuộc vận động kín đáo để ông Ân làm đại sứ.”

    Tác giả Greg Rushford cũng cho biết ông Trương Ngọc Phương nghĩ rằng ông Lê Thành Ân, một người Mỹ gốc Việt, có thể giống như ông Gary Locke, một người Mỹ gốc Hoa, hiện là đại sứ Mỹ tại Trung Quốc.

    Nhưng tác giả cho rằng ông Locke vượt trội hơn ông Ân vì “từng là thống đốc tiểu bang Washington và từng là bộ trưởng thương mại.”

    Tác giả cũng cho rằng rất khó để ông Ân trở thành đại sứ tại Hà Nội vì ông “không thể đấu tranh cho nhân quyền cho Việt Nam, một điều mà cộng đồng Việt Nam hải ngoại mong đợi” và “Việt Nam sẽ không cho phép ông vận động cho đề tài này.”

    Tác giả cũng so sánh ông Ân với một số nhà ngoại giao khác của Mỹ và cho rằng ông Ân chỉ có kinh nghiệm hành chánh chứ không có kinh nghiệm ngoại giao.

    Ông cũng nêu trường hợp bà Caroline Kennedy, con gái cố Tổng Thống John Kennedy, dù chưa bao giờ nắm chức vụ gì, nhưng sẽ thay thế ông John Roos làm đại sứ tại Nhật trong thời gian tới. Trước đó, ông Roos ủng hộ cuộc tranh cử của ông Obama tới $500,000.

    Tác giả cho rằng chức đại sứ Hoa Kỳ không nên được dùng để mua bán, mặc dù trên thực tế không phải như vậy.
    “Nhưng vận động cho một người làm đại sứ ngay tại buổi tiệc gây quỹ là điều không nên,” tác giả kết luận, đồng thời dự đoán rằng ông Ân sẽ không được làm đại sứ tại Hà Nội. (Ð.D.)

  2. Sát Thát says:

    Đây là lời nói ngoại giao ngọt ngào . ..còn về Thái độ chính trị thì mọi người Mỹ gốc Việt vẫn giống nhau : Đó là con đường tự do ,dân chủ , công bằng và công lý cho mọi người . Nếu hỏi về vấn đề nhân quyền ,thì chắc chắn ông cựu lảnh sự sẽ trả lời như tổng thống B.Obama ….vì đó là chân lý và giá trị dân chủ ,tự do của nước Mỹ mà bất cứ trẻ em nào cũng biết .
    Những kẻ phản Quốc chính là kẻ bán biển đảo của tố quốc cho Tàu và đổi lấy sự che chở cho Đảng của chúng . Đừng có tự cho Đảng Cộng phỉ là Tổ Quốc , là đất nước …Những trò bịp bợm ấy xưa lắm rồi…..vẹm ạ !

  3. Khang Bui says:

    Ông Ân là một nhà ngọai giao nên viết văn xã giao là chuyện bình thường! Mấy đồng chí Việt cộng tha hồ ” phê và tự phê” đi nha .

  4. don thach says:

    Lời nói và viết ra của nhà nghoại giao chắc phải là những lời ngọt văn đẹp ý; nhất là khi hai nước đang muốn thắt chặt thêm ngoại giao,cho dầu với lý do nào.Lời nói ngọt không nhất thiết là gỉa dối hay điêu ngoa;nó mang một niềm vui,niềm hy vọng.Niềm vui và hy vong khồng phải cho bên nầy hay bên nọ mà là cho tất cả.Riêng tôi,nhìn xa,là hy vongViệtnam,cho toàn dân Việtnam.Tôi tin rằng ai cũng mong thê´

  5. H.T.N.Anh says:

    Lê thành ân là người Mỹ góc Viêt.đươc chính phủ Obama bổ nhiêm làm TLS taị VN. Nêu không có cái góc Việt đó thì Ong ta,như những lãnh sự Mỹ tiền nhiêm,hêt nhiêm kỳ ,cuốn gói về Mỹ âm thầm chớ chẳng có gì để tuyen bố,tuyen mẹ gì hết. Và vì ngoại giao và là người Viêt,Công dân Mỹ,thì Ong cũng nosivafi điều trươc khi từ giã vn trở về Mỹ.mà dù gì Ong cũng nhận là QH MỚI của Ong, và Ong đa phục vụ cho Quê hương Mỹ như một người Mỹ chính góc.
    Cho nên,loại trừ bọn csvn đề nghị yêu cầu xin xỏ Ong cho một lời tốt đep cho cai chính thể mà chúng đang cai trị ,điều hành,Ong TLS nhà ta vơi ngôn ngử ngoại giao,cũngviết thư phat biểu v ài câu ca ngợi quê hương ,cám ơn tình thân ái của người vn ,chính phủ vn đa đối xủ vơi Ong và gđ ông một cách thân ái đầy tinh nghĩa giũa người cùng ngôn ngừ,và trên hết là người Mỹ (góc Việt) có dính líu ,có uy thế nào đó trong chinh giơí Mỹ,trong BNGHK mà VC đang lăm le “làm bạn” vơi Mỹ.. “thấy sang bắt quàng làm ho “,biết đâu có lúc nhò vã được.
    Bài viết cũng chẳng có gi đặc biêt .
    Chĩ như một cám ơn chính phủ VN.
    Riêng đối với ngời Việt hãi ngoai ,như môt báo cáo …cho trọn thủy chung khi đi khi về.một lơi chào hỏi..Cãm tình dzậy mà !
    (htna)

  6. Lâm Vũ says:

    Số sinh viên Việt Nam hiện đang theo học tại Hoa Kỳ tiếp tục tăng nhanh với hơn 15.500 sinh viên Việt Nam hiện đang theo học tại đây.

    Đây phải là “ưu tiên hàng đầu” của Hoa Kỳ đối với VN. Giả sử, chỉ 1/3 số sinh viên này về nước làm việc cũng có thể thay đổi nhiều. Mong thấy chuyện này xẩy đến sớm.

  7. Võ Đình Tuyết says:

    Vâng.Ngài Lê Thành Ân là một Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tuyệt vời.
    Ngài đại diện một nước cường quốc, tư do dân chủ, trong cương vị hiểu biết để thông đạt hài hoà giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam.Ngài là người Việt Nam,nhưng tôi tin chắc ngài chưa bao giờ nghe chuyện người Dân Oan,nghe chuyện Đoàn Văn Vươn,nghe chuyện Việt Khang,nghe chuyện Phương Uyên,Nguyên Kha,chuyện Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải,và còn hàng trăm ngàn chuyện đau thương khác mà dân tộc Việt đang gánh nặng trên vai những khổ đau bởi chế độ cộng sản Việt Nam.
    Vâng! ngài được đón rước tiếp đãi nồng hậu ba năm qua. Ngài cám ơn những người Việt có lòng tốt cao qúi đã đến với ngài.Ngài đã đi và đến nhiều nơi tham quan dân tình,những nơi đó đã làm cho tình yêu quê hương của ngài dâng cao và… ngài cũng quên hẳn chính tồng thống Obama đã nhắc đến Điếu Cầy,nhắc đến quyền làm người bị chà đạp tại Mỹ, dù ông không ở Việt Nam như ngài.
    Vâng! Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải hay trăm ngàn Dân Oan,hay những người tù tội vì tình yêu quê hương có chết đi thì cũng không làm cho ngài Tổng Lãnh Sự bận tâm.Không phải ngài bị bịt mắt,mà vì chung quanh ngài những giải lụa đỏ tung bay choáng ngợp tấm hoành phi của đám người ca tụng.

    Vâng, ngài đại diện cho một cường quốc! một thái thú nhỏ của một triều đình vĩ đại. Ngài cảm thấy đuợc ân sủng khi ngồi trên chiếc ghế bọc nhung trong một đất nước nghèo nàn,nên ngài cám ơn chế độ cộng sản Việt Nam đến mủi lòng khi ngài phải ra đi!.
    Tôi cũng cám ơn ngài,vì tôi cũng là người Việt Nam xa xứ.

  8. Lý Nhân Bản says:

    Ông Ân làm lãnh sự như một công chức không hơn không kém. Rất tiếc là ông không nhìn thấy hoặc vờ không nhìn thấy sự đàn áp và trấn lột người dận cuả nhà cầm quyền cộng sản. Ông ở xứ sở tự do mà không hề có tinh thần cuả một người tự do. Ông không hề đề cập đến những sai quấy cuả xã hội cộng sản nơi ông phục vụ. Ông nhắm mắt làm ngơ trước nỗi khổ đau cuả đồng bào mình trước những bất công đè nặng trên dân đen.

    Tôi thật tình thất vọng về ông!

    Ông không khác gì bọn quan lại ngày xưa chỉ vinh thân phì da phục vụ cho mẫu quốc. (Tệ hơn xưa là nay ông vừa phục vụ cho tư bản vưà phục vụ cho cộng sản!!!)

    Lý Nhân Bản

  9. quandannambo says:

    tham thì thâm
    *
    khi sắp mản nhiệm chức tổng lảnh sự
    lê thành ân

    tham vọng làm đại sứ
    *
    nên đả liên lạc với một số người
    để vận động
    ( bằng email )
    *
    báo tiếng Việt ở Mỷ đăng là
    ông chủ thầu rác david dương
    đả
    đích thân trao danh sách
    nhửng người ủng hộ lê thành ân làm đại sứ
    cho
    tổng thống Obama
    *
    nhửng người am hiểu cho rằng
    rất khó thành công

    đả có một số vi phạm trong vận động
    *
    điều này cho thấy
    lê thành ân

    người không tốt *

  10. Tập Làm Văn says:

    Lời chào từ giã Ông Lê Thành Ân

    Ông về rồi lại đi
    Tôi đi rồi lại về
    Nhưng Ông, tôi cùng ý nghĩ
    Góp phần giúp quê hương

    Cùng đề cao nhân quyền
    Thúc đẩy mục tiêu chung
    Dựng xây một nước Việt
    Dân chủ và phồn vinh.

Leave a Reply to H.T.N.Anh