WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhà văn Thế Dũng: “Tôi chỉ biết học hỏi ý chí của loài Kiến”

Nhà văn Thế Dũng

Nhà văn Thế Dũng

Phóng viên Kiều Oanh (VTC10)phỏng vấn Nhà văn Thế Dũng
Giám đốc NXB VIPEN (www.vipen.de) tại CHB Đức(dành cho Chuyên mục Người Việt ở năm châu)

Lý do tại sao ông thành lập nhà xuất bản VIPEN?

Trước hết là vì tôi hy vọng qua những cuốn sách người Đức và người Việt sẽ dần dà thấu hiểu nhau một cách sâu sa hơn. Và cũng bởi vìđã và đang xuất hiện nhiều cây bút viết văn làm thơ trong cộng đồng người Việt ở Đức và Châu Âu. Ngẫm lại, sự xuất hiện của VIPEN giống như một tiên cảm, một nhu cầu giao lưu văn hóa của người Việt ở Đức, trước tiên là nhu cầu là nguyện vọng của cá nhân tôi, sau đó là của bạn tôi- Tiến sĩ Peter Knost.

Ông đã truyền bá, giới thiệu văn học Việt Nam cho các thế hệ thứ 2, thứ 3 ở Đức như thế nào?

Trong việc này, VIPEN – một nhà xuất bản tư nhân bé nhỏ chỉ mới làm được vô cùng ít ỏi nếu như không nói là hầu như chưa làm được gì đáng kể.

Hiên tại, ông đang có dựán dịch những cuốn sách tiếng Việtsang tiếng Đức để giới thiệu văn chương Việt Nam với bạn bè Đức. Ông có thể giới thiệu qua về dự án này của ông?

- Đây là dự án nhiều tham vọng và khó thực hiện nhất. Vì chúng tôi thiếu một lực lượng cộng tác viên là những dịch giả văn chương chuyên nghiệp dịch trực tiếp từ tiếng Việt sang tiếng Đức. Tôi đã có dịp trình bày về nan đề này trong một tham luận tại Hội nghị Giới thiệu Văn học Việt Nam ra nước ngoài ở Hà Nội vào hồi tháng 01 năm 2010. Hy vọng các dịch giả người Đức gốc Việt thuộc thế hệ thứ 2, thứ 3 sẽ làm nên nhiều chuyện trong dự án này.

Dự án đưa sách Việt Nam sang Đức có ý nghĩa như thế nào đối với cộng đồng người Việt tại Đức?

-Tất nhiên dự án này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong sự giao lưu văn hóa Việt – Đức. Tuy nhiên,chúng tôi không thể một mình cáng đáng dự án. Có nhiều tổ chức, hội đoàn và các Công ty văn hóa ở trong và ngoài nước có nhiều năng lực hơn chúng tôi.Chúng tôi hy vọng có những hợp tác hiệu quả với họ.Năm 2010 và năm 2011, VIPEN đã hợp tác với NXB Lao động ra được 2 đầu sách tại Việt Nam là cuốn Những con bệnh khó chiều của Marcel Reich-Ranicki và Trường ca Lục Bát Lên Đồng của Thế Dũng. Mới đây tôi đã gặp gỡ đại diện của NXB Trẻ ở TP Hồ Chí Minh.Chúng tôi hy vọng VIPEN & NXB trẻ sẽ có một tủ sách tương tự như tủ sách cánh cửa mở rộng do Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu và nhà văn Phan Việt chủ trương.

Ngoài dự án giới thiệu những ấn phẩm từ Việt Nam sang Đức, trong tương lai ông có kế hoạch gì cho sự giao thoa giữa hai nền văn hóa?

- Chúng tôi muốn có cơ hội giới thiệu những tác giả, tác phẩm đương đại tiêu biểu của Việt Nam với độc giả Đức và ngược lại. Mặc dù được nhiều nhà văn Đức, nhà văn Việt ủng hộ, nhưng phải thú thật là hiện nay việc này hoàn toàn là một công việc quá sức đối với riêng VIPEN. Tôi hy vọng với sự hợp tác với các NXB và các tổ chức văn hóa ở trong nước và nước ngoài để rốt cuộc VIPEN có thể trở thành là một nhịp cầu văn hóa có sức kết nối đa phương.

Ông vừa là giám đốc của nhà xuất bản và phát hành sách VIPEN, vừa là một dich giả, ông lựa chọn dịch những cuốn sách như thế nào để giới thiệu cho cộng đồng người Việt tại Đức?

-Những ấn phẩm dịch gần đâynhất của VIPEN đều đã được chúng tôi khởi sự dịch từ mười năm về trước. Chúng tôi có ý chọn những cuốn sách mà các NXB trong nước chưa kịp để mắt đến đồng thời nội dung các cuốn sách đó không chỉ có ích cho cộng đồng người Việt tại Đức và Châu âu mà còn có ich đối với bạn đọc ở trong nước.

Nhiều cuốn sách mà ông dich cũng đã được xuất bản , vậy ông có thể giới thiệu với độc giả về những cuốn sách này?

Mới đây, chúng tôi chủ trương xuất bản 3 dịch phẩm: Biên niên sử của cách mạng, Sống hay là bị sống, Những tuần trăng cuối cùng của CHDCĐức là để giới thiệu với bạn đọc Việt về giai đoạn chuyển hóa của 2 nước Đức thành một nước Đức thống nhất trong thời kỳ trước và sau ngày 03.10.1990.

Ngoài ra,với dịch phẩm Những con bệnh khó chiều, VIPEN muốn cung cấp cho bạn đọc Việt Nam 12 chân dung của 12 nhà văn viết tiếng Đức quan trọng nhất trong thế kỷ XX và chân dung: Marcel Reich-Ranicki, một nhà phê bình lớn, thường được mệnh danh là Giáo hoàng của văn chương Đức.

Bên cạnh đó, dịch phẩm Vua Trắng của dịch giả Trương Đức, hiện đang sống ở Budapest cũng khiến cho độc giả của VIPEN nhận thức được về một tuổi thơ Rumany cay đắng qua tiểu thuyết lừng danh của một nhà văn Hungary.

Liệu rằng những cuốn sách mà ông giới thiệu cho cộng đồng Việt Nam tại Đức có thể giúp họ tiếp cận rõ hơn về nền văn học của Việt Nam?

-Cộng đồng Việt Nam tại Đứcchỉ có thể tiếp cận rõ hơn về nền văn học Việt Nam thông qua các ấn phẩm của các nhà xuất bản lớn ở trong nước. Những ấn phẩm của VIPEN chỉ là sự bổ sung nhỏ bé nhưng cần thiết cho bức tranh văn chương Việt Nam ở nước ngoài, cụ thể là ở Đức.Hy vọng tập truyện ngắnvà tản văn Không bao giờ thành sẹocủa nhà văn Đỗ Trường và Tuyển tập nhiều tác giả Thơ Việt ở Đức do VIPEN xuất bản và phát hành vào quý IV năm 2013 sẽ mang lại cho bạn đọc Việt ở trong nước cũng như ở nước ngoài những niềm xúc động ngạc nhiên về sức sống bền bỉ mãnh liệt của văn chương Việt ở xứ người.Và đương nhiên, rồi đây,không chỉ các nhà văn Đức mà chính các cây bút xuất sắc của cộng đồng người Việt ở Đức sẽ là những dưỡng chất tạo nên sự đặc sắc của NXB VIPEN.

Cộng đồng người Việt sinh sống tại Đức rất là nhiều, vậy nhà xuất bản VIPEN đã làm thế nào để đáp ứng được những nhu cầu đọc rất lớn của người Việt tại Đức?

Trước nhu cầu lớn này, tôi chỉ biết học hỏi ý chí của loài Kiến.Chúng tôi âm thầm chuẩn bị cho sự ra đời của từng đầu sách một cách kiên nhẫn.

- cảm ơn nhà văn Thế Dũng

Hà Nội 14.08.2013

(Nhà văn Thế Dũng gửi đăng)

 

 

 

Phản hồi