WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cà phê nhân quyền

nhanquyen-1

Bảo vệ quyền tự do đi lại

Vào lúc 9 giờ sáng ngày hôm nay, thứ Bảy 1 tháng 3 năm 2014 đúng như đã thông báo trước đó của mạng lưới blogger Việt Nam, khoảng 30 người từng bị công an xuất nhập cảnh Việt Nam cấm không cho xuất cảnh trước đây đã tập trung tại cà phê Starbucks gần khách sạn New World nằm ngay trung tâm thành phố Hồ Chí Minh để bàn luận các biện pháp nhằm bảo vệ quyền tự do đi lại của công dân đã quy định trong hiến pháp.

Buổi thảo luận được thông báo công khai và lần đầu tiên chính thức mời đại diện An ninh thành phố (PA 67) và Cục quản lý xuất nhập cảnh (PA72) nhưng cả hai đơn vị này đều không có mặt.

Blogger Huỳnh Công Thuận, một thành viên thuộc mạng lưới Blogger Việt Nam và cũng là người bị cấm xuất cảnh một cách vô cớ trước đây cho biết:

“Buổi thảo luận này là bàn về quyền đi lại của công dân. Trong này rất nhiều người bị cấm xuất cảnh mà không thông báo hay cho biết trước cho tới khi đến phi trường thì mới bị chặn vừa mất tiền vừa bị chặn. Gần như không có nơi nào trả lời hết. Chúng tôi có mời cán bộ công an, an ninh để trả lời cho chúng tôi. Chúng tôi đưa giấy mời trực tiếp mời tay vào ngày hôm qua chứ không phải mời trên mạng. Chúng tôi gửi hai giấy mời chính thức tận tay Phòng Xuất nhập cảnh thành phố Hồ Chí Minh nhưng các anh ấy không đến nên chúng tôi dành hai ghế trống đàng hoàng nhưng không ai ngồi.

nhanquyen-2

Theo anh Thuận thì buổi thảo luận hôm nay đã được thông báo rộng rãi cho mọi người và nhóm cũng mời hai phóng viên ngoại quốc tham gia nhằm chia sẻ thông tin của nhóm:

nhanquyen-6
Các Blogger và các phóng viên nước ngoài tại cà phê Starbucks gần khách sạn New World, TPHCM trong buổi thảo luận các biện pháp nhằm bảo vệ quyền tự do đi lại của công dân đã quy định trong hiến pháp vào sáng ngày 1/3/2014. Courtesy MBVN.
“Trong đó có hai phóng viên là người ngoại quốc một người là Phần Lan còn người kia là Thụy Điển tới tham gia buổi họp. Anh em thì đa số ở Sài Gòn có Mẹ Nấm là ở Nha Trang vô thôi. Anh em Sài gòn có mặt gần hết chúng tôi tổng cộng khoảng 30 người, an ninh cũng cỡ đó ngồi vòng vòng chung quanh theo dõi chúng tôi.”

nhanquyen-7

Theo tiết lộ của blogger Huỳnh Công Thuận thì ngoài việc ra một bản thông báo về cuộc thảo luận, sẽ đưa đơn khiếu nại lên cấp chính phủ và nghiên cứu để đi đến việc kiện Việt Nam trước tòa án quốc tế vì đã vi phạm quyền tự do đi lại của công dân:

“Đang kiếm đường để kiện ra tòa án quốc tế. Phải nhờ phóng viên nước ngoài hay người am tường pháp luật người ta làm việc này chứ còn ở đây chúng tôi khiếu nại liên tục nhưng cứ đá qua đá lại vòng qua vòng lại nó không ra gì hết. Rõ ràng là có sai phạm và chúng tôi yêu cầu công an tuân thủ pháp luật do chính nhà cầm quyền này đưa ra.”

Có thể nói những người blogger Việt Nam đã chọn được một nơi rất tốt để tập trung đông người mà không bị đàn áp khi bàn luận một vấn đề mà nhà cầm quyền không bao giờ chấp nhận:

“Tại vì đây là một quán cà phê thuộc hàng top ten của Sài Gòn nên rất khó dùng vũ lực như ngoài đường ngoài xá lắm.”

Tập trung tại một quán cà phê nổi tiếng ở trung tâm thành phố được xem là sự sáng tạo của những blogger Việt Nam để thoát ra vòng kềm tỏa của công an Việt Nam.

Mặc Lâm (RFA).

Ảnh sử dụng trong bài của FB Mẹ Nấm Gấu và Huỳnh Công Thuận

38 Phản hồi cho “Cà phê nhân quyền”

  1. Trần Hoàng says:

    …Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ mang bệnh tim mạch thật sự. Nếu ai không biết nhìn bề ngoài của anh to béo tưởng anh khỏe mạnh. Nhưng nếu gặp anh lâu, chỉ cần anh đi lại nói một hồi là anh ngồi thở gấp, mặt đỏ gay. Dáng người to béo đó thực ra là sự béo phì, triệu chứng của bệnh tim mạch, huyết áp. Không phải tôi viết những dòng này để biện minh, mà sự thực là vậy. Anh Vũ tính cao ngạo không bao giờ muốn thổ lộ những điều về sức khỏe bản thân.
    Anh Vũ đang có tin sẽ đi Mỹ chữa bệnh. Tôi xác quyết tin này là thật (cứ cho bằng niềm tin mơ hồ). Mọi việc đáng nhẽ xảy ra từ trước đây vài tháng, nhưng anh Vũ không chấp nhận chuyện đi tới nước khác, cộng với bối cảnh quan hệ quốc tế và nội tình Việt Nam là những điều kiện khiến việc anh đi chưa rõ ràng.
    Anh Vũ là con trưởng một dòng họ danh tiếng, anh có cơ ngơi và gia sản đủ để anh sống ở Hà Nội sung sướng hơn ở nước khác. Đánh đổi chưa đầy nửa quãng thời gian còn lại, để phải xa những điều thiêng liêng và điều kiện mình sẵn có ở nhà như thế. Cất chân đi đến đất khách quê người xa lạ, người như Cù Huy Hà Vũ chẳng bao giờ làm. Nếu biết tính toán thiệt hơn như người đời, anh Vũ chỉ cần im ắng sẽ tuần tự có được chức vụ cao trong bộ máy nhà nước. Lên tiếng phản kháng tiếng được, tiếng mất. Ngay trong hàng ngũ gọi là đấu tranh cũng nhiều người lúc đó gọi anh là “chim mồi” là “giả tạo”…người khác gọi anh là “dở hơi, ngông cuồng”. Đấy là từ những người cũng gọi là đấu tranh cho tự do, đừng nói đến báo chí, dư luận viên và đảng viên về hưu quanh nhà anh.
    Nhưng bây giờ thì chắc anh Vũ không còn lựa chọn để ở lại, thứ nhất bệnh tật trong mình rất trầm trọng. Thứ hai là vợ anh, chị Dương Hà, một người thương chồng con hơn chính bản thân mình, đã quyết định thuyết phục anh phải đi chữa bệnh. Tôi nghĩ tất cả những phụ nữ là mẹ, là vợ trong hoàn cảnh chị Dương Hà tất đều phải làm như vậy. Thời gian hơn 3 năm còn lại trong tù của một người bệnh tim mạch tuổi gần 60 thì không thể chắc điều gì xấu không đến. Quyết định khiến anh phải đi có lẽ là quyết định từ phía của một người vợ chung thủy, hết mực thương chồng chứ anh không hề muốn đi một chút nào như lời anh tuyên bố.
    Chuyện anh Vũ nếu đi Mỹ, đó là điều cực chẳng đã với anh.
    Nhưng tôi thì ủng hộ quyết định của chị Dương Hà. Anh phải đi để bảo đảm sức khỏe của mình, một bối cảnh Việt Nam đang đầy sự quyết liệt trong nhân sự nội bộ. Người như anh ở lại không biết may rủi thế nào.
    Một số người nghe tin anh đi tỏ vẻ không bằng lòng, họ cho rằng như thế ảnh hưởng đến phong trào. Tôi không biết số người này có nằm trong những người quý mến anh Vũ khi anh lên tiếng, và họ có hành động thiết thực khi anh bị bắt hay không. Nhưng tôi cam chắc nếu có thì họ chiếm số ít trong những người đã ủng hộ anh lúc đầu, và bênh vực cho anh khi anh bị giam cầm…

    Theo FB blog Người Buôn Gió.

    • Bút Thép VN says:

      Trích NBG: “Ngay trong hàng ngũ gọi là đấu tranh cũng nhiều người lúc đó gọi anh là “chim mồi” là “giả tạo”…người khác gọi anh là “dở hơi, ngông cuồng”. Đấy là từ những người cũng gọi là đấu tranh cho tự do, đừng nói đến báo chí, dư luận viên và đảng viên về hưu quanh nhà anh. (hết trích)

      Chế độ CSVN đã gây chia rẽ và hoài nghi trong lòng mọi người, khó có thể nhận ra được ai là người tốt kẻ xấu. Do vậy, nếu những người cùng tranh đấu mà còn nghi ngờ ông Cù Vũ cũng là chuyện thường. Nhưng những hành động của ông Vũ sẽ chứng minh cho ông là người tốt và sẽ được nhiều người tin yêu kinh nể.

      Đảng và nhà nước CSVN cùng đám DLV đã từng tung ra xảo thuật, gán cho ông Vũ là “chim mồi” là “giả tạo”…gọi ông là “dở hơi, ngông cuồng” để bôi nhọ thanh danh và làm mất uy tín của ông. Nhưng với những người tinh ý thì chỉ cần liếc mắt cũng đã đủ hiểu rằng đó chỉ là những luận điệu văn ngôn từ ngữ mất dạy của đám CSVN và đàn chó săn của chúng!

      Ông Cù Huy Hà Vũ có chấp nhận đi Mỹ chữa bịnh hay không là quyền của ông ấy. Con đường đấu tranh còn dài và còn lắm chông gai, người có sống thì mới có thể tranh đấu được. Chết là hết!

      Vả lại, người có tinh thần thì ở bất cứ nơi đâu và trong hoàn cảnh nào cũng có thể đấu tranh. Tôi cầu chúc cho ông Cù Huy Hà Vũ những điều tốt đẹp nhất!

  2. Tuổi trẻ says:

    Tận cùng của sự hèn hạ và bẩn thỉu
    Trong hai ngày 27 và 28 Tháng Hai năm 2014 đã diễn ra lễ viếng đám tang của cụ bà Nguyễn Thị Lợi tại Hải Phòng.Mất tại nhà ở tuổi 77 vì tai biến mạch máu não, cụ Nguyễn Thị Lợi là thân mẫu của cô gái Phạm Thanh Nghiên, một cô gái nhỏ bé nhưng chí lớn và can trường, đã chịu án 4 năm tù giam về việc một cái “tội” lãng nhách. Thanh Nghiên đã toạ kháng tại gia, treo băng rôn “‘Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, phản đối công hàm bán nước 14 tháng 9, 1958”, phản ứng trước hành động xâm lấn của Trung Quốc và dâng biển đảo cho Tàu của Hà Nội. Thanh Nghiên mới ra tù cách đây khoảng hơn một năm, hôm 18 tháng 9 năm 2012 và đang bị quản chế.
    Ðiều kiện khắc nghiệt của nhà tù đã huỷ hoại sức khoẻ của Thanh Nghiên, nhưng khi ra tù các điều khoản đi lại hạn chế của lệnh quản chế 3 năm đã ngăn chặn khả năng chữa bệnh của Thanh Nghiên, làm cơ thể cô ngày một suy kiệt hơn, đặc biệt là hai mắt bị cận rất nặng.
    Tuy nhiên, Thanh Nghiên vẫn nỗ lực tìm cách có thể để tham gia vào các hoạt động tranh đấu dân chủ, nhân quyền của anh chị em ở Hà Nội, Hải Phòng và Nghiên cũng được mọi người, giới văn sĩ, trí thức quan tâm, thăm hỏi. Thanh Nghiên cũng viết một số bài trên các trang mạng thể hiện khao khát dân chủ, nhân quyền và sự phẫn nộ trước mưu đồ bành trướng, xâm chiếm lãnh thổ của Trung Quốc.
    Thế thôi. Cô gái nhỏ bé Thanh Nghiên chắc chắn không phải là một mối đe doạ nào cho chế độ. Bản thân Thanh Nhiên cũng ý thức được bản thân đang trong vòng quản chế. Những việc làm của Thanh Nghiên nằm trong khuôn khổ cho phép của luật pháp hiện hành của chế độ, trong mức giới hạn của quyền được tự do phát biểu và cũng là nghĩa vụ và trách nhiệm của một công dân…
    Cũng chỉ vậy thôi mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cũng đã rất khó chịu, căm ghét, luôn tìm mọi cách cản trở, khủng bố trong sinh hoạt của gia đình bà và đã dở trò hèn hạ trong đám tang của bà.
    Bà Nguyễn Thị Lơi không phải là công chức nhà nước, vậy mà cái “nhà nước” nhố nhăng đã xuất hiện, những vị khách không mời mà đến, đã làm áp lực và đưa ra những đòi hỏi vô lý. Các cán bộ của đảng dưới danh nghĩa Hội Phụ Nữ, Phụ lão, Mặt Trận… đã đến đòi làm trưởng ban, lập ban lễ tang với nhân sự toàn người của họ. Họ còn đòi viết và đọc điếu tang! Thật là ngang ngược, phi lý không thể nào tưởng tượng nổi!
    Tuy nhiên Phạm Thanh Nghiên đã đấu tranh rất quyết liệt, khước từ mọi yêu cầu của họ. Vậy mà rốt cuộc họ vẫn vác mặt trơ trẽn tới đám tang, không ngoài mục đích giám sát.
    Không được tham gia “tổ chức” lễ tang, nhà cầm quyền đã chuyển sang những thủ đoạn hèn hạ khác.
    Họ đã lén lút cắt nước sinh hoạt của gia đình Phạm Thanh Nghiên. Theo tin của tờ điện tử Dân Làm Báo, “bên ngoài nhà lúc nào cũng túc trực từ 3 đến 5 xe gắn máy với một đám công an đứng canh, lượn qua lượn lại và theo dõi mọi động tĩnh trong nhà cũng như những ai đến thăm viếng”.
    Tờ Dân Làm Báo viết:
    “Vào chiều Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014, bà Nguyễn Thị Nga, vợ của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đang bị đảng bỏ tù vì phản đối tàu cộng xâm lược đã đến viếng thăm. Bà mang theo một số vòng hoa phúng điếu của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền, Ðài Ðáp Lời Sông Núi nhờ chuyển. Khi xe vừa xuống lập tức công an đã xông đến, giật xé những dòng chữ ghi tên các hội, nhóm – chỉ chừa lại 2 chữ “Kính viếng”.
    “Ngay từ chiều ngày 27 Tháng Hai năm 2014 đích thân giám đốc công an thành phố Hải Phòng đã trực tiếp đến chỉ đạo. Lực lượng công an đã triển khai rất nhiều chốt chặn để kiểm tra bất kì những người nào qua lại. Mục đích của họ là kiểm tra những người đến viếng đám tang mẹ chị Nghiên. Khi phát hiện ra người lạ đến viếng, họ lập tức khống chế và dùng những ‘biện pháp nghiệp vụ’ để ngăn chặn, sách nhiễu bạn bè, người quan tâm đến chia buồn”.
    Ðám tang bà cụ Nguyễn Thị Lợi gợi lại cho chúng ta những gì đã xảy ra với những đám tang của các nhà bất đồng chính kiến, ông Hoàng Minh Chính, tướng Trần Ðộ và ông Lê Hiếu Ðằng. Những trò đểu giả, đê tiện, phi nhân tính tương tự cũng đã được áp dụng, gây phẫn nộ cho dư luận, bị phê phán và chỉ trích mạnh mẽ.
    Thế nhưng, đánh chết cái nết không chừa. Dường như nó là bản chất của một chế độ cai trị độc tài. Ðể tồn tại, chế độ này bất chấp đạo lý, nhân phẩm và cách cư xử tử tế nhỏ nhất của con người.
    Vì giữ sự cai trị bằng bạo lực, độc quyền thông tin tuyên truyền, dối trá và mờ ám nên chế độ sợ hãi mọi thứ, tất cả, ai cũng có thể là thế lực thù địch, ai cũng có thể mang lại nguy cơ cho chế độ, thậm chí cả những người đã chết.
    Dân gian Việt Nam có câu “nghĩa tử là nghĩa tận”. Nhưng với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, không có chỗ cho sự lòng nhân bản và tận nghĩa của tình người, mà với chúng chỉ có tận ác, tận hèn và tận đểu cáng, bẩn thỉu – những hành vi hạ cấp nhất của lũ côn đồ, lưu manh chuyên nghiệp.
    Vì thế, khi biết nhà bị lén lút cúp nuớc, ngay trong lúc tang gia bối rối, cô Phạm Thanh Nghiên đã phải thốt lên: “Hèn bẩn như cộng sản là hết cỡ”.

    • Bút Thép VN says:

      Xin chia buồn cùng Phạm Thanh Nghiên và tang quyến vừa mất đi một người MẸ kính yêu.

      Được biết trong đám tang của cụ bị đám CA côn đồ đến quấy phá làm tôi rất phẫn nộ! Bọn CA này thuộc loại đầu trâu trán lợn, loại khách không mời cũng đến giống như đám ruồi nhặng!

  3. Nguyễn thanh Phan says:

    Việt Nam là một trong số hiếm hoi các quốc gia trên hành tinh này còn duy trì chế độ hộ khẩu. Hai nước khác còn giữ hộ khẩu là Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, nhưng Trung Quốc đang dự tính có thể sẽ bỏ chế độ hộ khẩu.
    Vào tháng trước, Đỗ Hồng Sơn, một em học sinh ở trường PTTH Trần Hưng Đạo Hà Nội, đã viết thư cho chủ tịch Nước Trương Tấn Sang để xin can thiệp cho em, bởi vì em vừa bị đình chỉ học do không có hộ khẩu ở Hà Nội.
    Theo quy định hiện hành, để có thể học trường công lập, học sinh phải có hộ khẩu ở Hà Nội. Gia đình em Sơn thì không đủ khả năng tài chính để em học trường dân lập, vốn có học phí rất cao.
    Bức thư của em Sơn gởi chủ tịch Nước được đăng trên báo chí đã gây sự chú ý của dư luận. Sau đó, nhà trường và Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội đã phải chấp nhận cho em Sơn ghi danh học một trường công lập khác…
    Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã áp dụng phương thức quản lý theo hộ khẩu từ thập niên 1950. Sau tháng 04/1975, chế độ hộ khẩu này được áp dụng trên toàn quốc. Trả lời RFI Việt ngữ, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, cho biết là ngay từ khi được thiết lập, chế độ hộ khẩu đã gây nghi ngại cho người dân, vì họ cảm thấy là kể từ nay nhất cử nhất động của họ sẽ bị kiểm soát chặt chẽ:
    « Tôi có một kỷ niệm rất là đau xót về chuyện hộ khẩu này. Đó là vào năm 1955, khi ở Việt Bắc trở về tiếp quản thủ đô Hà Nội, tôi được xung vào đội kê khai hộ khẩu. Người dân thủ đô hồ hởi đón bộ đội giải phóng trở về, nhưng họ lại nhìn tôi với một ánh mắt đầy lo sợ và nghị ngại. Vì đã là hộ khẩu thì phải ghi nghề nghiệp trước đây anh làm gì, bây giờ anh làm gì. Chỉ riêng chuyện đó đã gây một bầu không khí nặng nề trong toàn xã hội, tức là người ta cảm thấy bắt đầu bị nhốt trong một cái chuồng và từ đây nhất cử nhất động của họ đều bị kiểm soát chặt chẽ.
    Còn sau đó thì chúng ta đã biết, sổ hộ khẩu gắn liền với sổ gạo, cho nên người Hà Nội mới có câu là « Sao mà mặt ngệch ra như thằng mất sổ gạo vậy ? » hay « Sao mặt mày thất thần như cái thằng mất sổ hộ khẩu thế kia ? ». Riêng cái chuyện học hành của các cháu đã là một đại vấn đề. Không có hộ khẩu thì các cháu sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Mà không chỉ có chuyện học hành, chuyện khám chữa bệnh, đăng ký xin việc làm cũng thế. »
    Như Giáo sư Tương Lai nói, vào thời bao cấp, ai cũng biết sổ hộ khẩu quan trọng như thế nào vì nó gắn liền với sổ gạo. Nhưng nay, cho dù sổ gạo đã biến mất từ lâu, sổ hộ khẩu tiếp tục « hành hạ » người dân với biết bao phiền toái, nhiều khê, nhất là đối với dân nông thôn ra thành thị kiếm sống…

  4. DâM TiêN says:

    Ối a, có nơi nào mà người dân phải…đóng thuế , đi dân công thay lính, mọi thứ
    quá nhiều như tại quê tôi ?

    À ới, có nơi nào mà nhân dân tôi chết nhiều thế, để cho lũ rợ Hồ sống nhung
    nhúc dòi bọ thế này, ru?

    Khốn khổ ! Có nơi nào mà lũ cộng phỉ cướp của dân, hà hiếp dân dữ tợn,
    tham ô ngập đầu, gấp trăm ngàn lần lũ ngoại xâm thực dân đế quốc không?

    Có lời trong gió thoảng : Thì về miền Sô Viết Nghệ Tĩnh mà hỏi sương ngàn….

  5. NgườiViệtYêuNước says:

    Nhân quyền của CHXHCNVN khác hẳn với thế giới là, khi nhà nước không thích người nào thì tìm cách tống khứ ra nước ngoài?

    TS Cù Huy Hà Vũ đi Mỹ chữa bệnh?

    “Thiếu tướng Lê Đình Luyện, Chánh văn phòng Thường Trực Ban chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ, nói trong chương trình ‘Việt Nam 7 ngày’ của kênh truyền hình đối ngoại VTV4 hôm 1/3 rằng gần đây thời gian gần đây chính quyền đã “cho Sứ quán Mỹ gặp Cù Huy Hà Vũ và làm các thủ tục để cho Cù Huy Hà Vũ được xuất cảnh đi Mỹ để chữa bệnh theo nguyện vọng cá nhân”.

    Tuy nhiên, theo vợ ông Vũ là LS Nguyễn Thị Dương Hà thì tháng 9/2013, bà cũng từng được nghe gợi ý đề nghị như thế, nhưng ông Cù Huy Hà Vũ đã khước từ.

  6. Tuổi trẻ says:

    …Gần 8 giờ, là giờ phiên tòa bắt đầu nhưng Luật sư Trần Vũ Hải, vợ và con gái của anh Trương Duy Nhất vẫn còn đứng trước cổng để đấu tranh cho một số người thân vào dự. Phía gia đình anh Trương Duy Nhất, tòa chỉ cho phép vào dự ba người đó là chị Cao Thị Xuân Phượng vợ anh Nhất, con gái và một người em trai của anh Nhất. Luật sư Trần Vũ Hải muốn yêu cầu thêm ba người nhà và ba người bạn của anh Nhất (trong đó có tôi và nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên) nữa được vào tham dự nhưng các thẩm phán đang đóng vai là những người bảo vệ vẫn kiên quyết không cho ai vào thêm. Các thẩm phán hoặc bảo vệ trả lời không có thẩm quyền. Luật sư Hải đòi được găp chánh án để làm việc, nhưng được trả lời là chánh án không có mặt ở đây. Cãi cọ lớn tiếng nổ ra trước cổng tòa. Luật sư người Hà Nội phải quần thảo giữa đám đông nhân viên tòa án mà hầu hết là những người Quảng Nam Đà Nẵng có truyền thống cãi nổi tiếng trong cả nước. Nhiều giọng cãi Quảng Nam từ phía đám đông góp vào hỗ trợ cho luật sư Hải.
    - Tại sao nói phiên tòa công khai lại không cho dân vào
    - Không cho dân vào dự thì để bảng thông báo bên ngoài đây là phiên tòa bí mật để dân biết khỏi đến tập trung.
    - Tại sao cũng phiên tòa xét xử thiếu tướng công an Trần Văn Thanh theo điều 258 trước đây lại tổ chức tại nhà hát Trưng Vương rồi mời mọi người đến dự lại còn khuyến khích người đến dự càng đông cáng tốt bằng cách phát nước uống miễn phí cho mọi người. Tại sao ông Trương Duy Nhất cũng xét xử theo điều 258 lại không cho mọi người vào dự.
    - Ông chánh án không ra trả lời về việc không cho người dân vào dự chứng tỏ rằng ông biết việc cấm đoán của ông là sai pháp luật do vậy ông phải tránh né. Chánh án mà làm sai pháp luật thì còn xét xử được ai
    ……
    Sự hỗ trợ của người dân còn nhiều lắm nhưng tôi không nhớ hết để ghi đầy đủ ra đây.
    Không được vào tòa, lúc nầy đã có trên 300 người dân tụ tập ngay trước cổng tòa và các vị trí bóng mát chung quanh công viên trước tòa. Lực lượng công an sắc phục đến giải tỏa nhưng mọi người kiên quyết không rời khỏi cổng. Quan sát thấy trong nhóm đứng trước cổng tòa có nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhà văn Thái Bá Lợi, nhà báo Hồ Trung Tú, Blogger Mẹ Nấm đến từ Nha Trang, Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, Bloger nhà văn Trần Kỳ Trung từ Hội An, một số blogger và facebooker Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ mà tôi không nhớ tên.
    Lực lượng công an sắc phục, bảo vệ tòa có mặt không nhiều lắm và tahi1 độ cư xử của họ đối với người dân là đúng mực, kiên quyết nhưng không thô bạo. Lực lượng an ninh chìm thì đông lắm, nhưng chỉ đứng ngoài hoặc trà trộn vào quan sát chứ không bày tỏ thái độ gì, cũng không xảy ra hành vi dí máy quay vào mặt người dân ghi hình một cách ngang nhiên và thô bạo vô văn hóa như ở một số nơi khác mà tôi biết. Khi tôi chụp hính không có ai ngăn cản, tuy nhiên thỉnh thoảng có người “vô tình” đụng vào người lúc tôi đang chụp để hính chụp bị nhòe đi, hoặc có vài nhân viên an ninh đứng xoay lưng lại che trước ống kính của tôi mỗi khi tôi đưa máy lên.
    Nhưng tóm lại tất cả cách cư xử của lực lượng công quyền với người dân và các blogger đang đứng trước cổng tòa là đúng mực, nhẹ nhàng và theo đúng điều lệnh. Không hành xử thô bạo và vi phạm nah6n quyền trầm trọng như lực lượng công quyền mà tôi đã từng chứng kiến hay là nạn nhân tại các phiên tòa xử Việt Khang, Điếu Cày, Tạ Phong Tần…ở Sài Gòn hay Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nhật uy, Đinh Nguyên Kha ở Long An. Có thể ông Nguyễn Bá Thanh, trong thời gian dài lãnh đạo ở đây đã “giáo dục” tốt cán bộ của mình. Cũng có thể những lãnh đạo trẻ mới lên ở thành phố này như ông phó bí thư thành ủy Nguyễn Xuân Anh là đồng nghiệp cũ của tôi hay ông giám đốc công an thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn là học trò cũ của tôi là những người có học nên biết cách “dạy dỗ” cấp dưới của mình phải biết làm gì để bộ mặt thành phố được mệnh danh là đáng sống nhất hiện nay không bị hoen mờ đi. Nhưng cũng có thể là sau khi Việt Nam vào nhân quyền LHQ nên phải chấn chỉnh những sai phạm của cán bộ khi hành xử với dân để giữ bộ mặt tương đối nhìn không quá tệ của mình trước bàn dân thiên hạ.
    Nhưng hành xử thế nào thì việc không cho người dân trong đó có rất nhiều người thân của bị cáo vào dự phiên tòa công khai là một sư vi phạm nhân quyền không thể nào tha thứ được, không thể nào người dân không lên tiếng phê phán được, và nếu như ông Trương Duy Nhất không bị bắt vào xét xử trong kia thì ông sẽ là người lên tiếng phê phán mạnh nhất như ông đã từng phê phán những điều sai trái của hệ thống chính quyền mà vì điều đó ông phải bị ra tòa ngày hôm nay.
    Anh Trương Duy Nhất không được chở đến tòa bằng cổng trước như mong đợi của bao nhiêu người tập trung dưới ánh nắng gay gắt tại đây để mong được vẫy những cánh tay chia sẻ sự đồng cảm với anh. Anh được lén lút chở vào cổng qua cổng phụ nào đó mà không ai biết được.
    Phiên tòa đã bắt đầu ở bên trong mà bên ngoài vẫn còn nổ ra những cuộc cãi cọ về quyền được vào dự hay không…
    H.N.C.

  7. Hồ Minh says:

    Hoàng Đức Doanh
    Luật như một thứ cao su
    Pháp như một đám mây mù đêm trăng
    Hàng năm Pháp luật thêm tăng
    Để làm công cụ quyền năng tuyệt vời!
    Luật in đầy đủ giữa đời,
    Luật là ý thích của người quyền cao…
    Thích thì cho xích tay vào,
    Điều tra, xét hỏi ai nào thoát đây?
    Luật in trên giấy thì dầy,
    Dân oan vận dụng là chây ỳ liền.
    Làm gì cũng Luật trước tiên,
    Tao đây là Luật, có tiền thì nên,
    Luật là tao đã có tên,
    Án đây bỏ túi, lụy phiền đúng, sai.
    Luật sư ngồi đó cho oai,
    Công khai xét xử, cấm ai được vào!
    Luật đâu phải chuyện tầm phào,
    Luật đây, tao đố đứa nào nhố nhăng.
    Lời Trương Duy Nhất nói năng,
    Áp điều (bảy chín) là tăng án rồi.
    Nó là nhà báo nên thôi,
    Áp (hai năm tám) cũng ngồi vài niên.
    Luật xem như thứ ăn liền,
    Áp điều (tám tám) liên miên trong tù.
    Đứa nào bảo Pháp tù mù?
    Đứa nào bảo Luật cao su, liệu hồn!
    Đứa nào bảo Luật thượng tôn?
    Đảng mà không quyết, có tồn tại chăng?
    Đứa nào dám nói lăng nhăng
    Luật đây, Tòa quyết là quăng vào tù!

    Ngày 04/3/2014
    Hoàng Đức Doanh.

  8. đề xuất says:

    Nhóm này mới lèo tèo vài người đã chửi nhau như cha chết, nên mời Bùi Kim Thành từ Mỹ về lãnh đạo đi, BKT được cộng đồng chống cộng hải ngoại đào tạo về dân chủ, tự do và nhân quyền vài năm rồi, về lãnh đạo là xứng đáng!

    • Tien Ngu says:

      Đứa nào cha chết mà…chửi nhau đâu?

      Anh cò ghét người ta rồi chụp…ếch không hè.

      Đưa vấn đề quyền tự do đi lại này lên mặt báo, có khác gì tố cáo nhà nước VN là…chuyên môn láo?

      7 cái quyền tự do căn bản của nhân quyền, trong đó có quyền tự do đi lại. Cộng láo hát nhân quyền tới tấp, khoe được LHQ bầu cho…nhân quyền…

      Thế mà công dân của nhàn nước VN Cộng…láo lại không có tự do…đi tới đi lui.

      Là sao?

      Lý ra trong cuộc họp mặt…tự do đi lại này, chính quyền Cộng phải tử tế, cử người đến…hàn huyên, xin lỗi, mới là…phải đạo chớ?

      Đàng này, chuyện đúng không làm, lại cử công an theo rình, cò mồi theo…chọt, đề sức…lãnh đạo lâm vố…

      Nghe…bức xúc quá, cò?

      • BUILAN says:

        “Đứa nào cha chết mà…chửi nhau đâu?

        DẠ CÓ đấy thưa anh !
        Sờ sờ trước mắt chúng lại giả đui đi xiã xoí- “chụp.. ếch !”

        _ CAÍ THẰNG CHA GIÀ – người HẸ chết !
        Con cháu chúng CHỬI NHAU
        Thay vì thiêu- chôn… như lời CHA CHÚNG dặn dò trong di chúc
        Chúng bắt phơi cu .
        Thành con ma xó
        Ăn haị tiền thuế cuả nhân dân
        VÃNH TAI ghe nhân dân nguyền ruã !!!
        Có đấy thưa anh !!ị khakhakha.

      • Tập Làm Văn says:

        Đề xuất = đuật xế

        Vảnh tai nghe chúng nó cãi nhau
        Hỏi ai, ai hỏi lão đề xuất
        Chó sủa inh tai, lũ chó nào
        Đề xuất việt gian, thứ tào lao

    • Phan Luận Ngữ says:

      Có câu:

      Ai cũng có mắt có lương tri. Nhưng không phải ai cũng nhìn được thấu suốt và biết suy nghĩ.

      Trường hợp này thì rất đúng với “đề xuất”.

  9. tranle52 says:

    …Để đàn áp Phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam. Ngoài việc công an dùng các gián điệp công nghệ, trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại để nghe lén, phá sóng điện thoại, dùng Hacker tấn công các trang báo phi Cộng Sản trên mạng Internet, xâm nhập các máy tính cá nhân, mở trộm Email vv.., ta có thể liệt kê thêm những dạng gián điệp khác của họ như sau:

    – Thứ nhất, Hàng ngày các nhân viên an ninh mặc thường phục được tỏa đi khắp nơi để theo dõi, canh gác và trực tiếp trấn áp, bắt bớ các nhà đấu tranh. Họ sẵn sàng tiếp xúc, dụ dỗ, kết thân, hòng lung lạc tinh thần các nhà đấu tranh. Đó là những loại gián điệp nửa công khai “đแnh gần”. Lực lượng này chủ yếu sử dụng nhân viên công an an ninh cấp Huyện, Quận và Tỉnh, Thành phố.

    – Thứ hai, đó là những loại gián điệp nằm vùng. Loại này trực thuộc các Tổng cục an ninh, dưới vỏ bọc làm công việc cụ thể nào đó ngoài ngành công an, chuyên thu thập tin tức mới từ địa phương. Phương thức này chủ yếu họ áp dụng trong các ngành “nhạy cảm” như Du Lịch, Ngoại Giao, Văn Hóa, Truyền Thông. Loại gián điệp này nếu như được lệnh, sẽ sẵn sàng tuyên bố “đấu tranh dân chủ” sau đó gia nhập các tổ chức đấu tranh trong nước nhằm phá hoại từ bên trong…

    – Thứ ba, Một lực lượng gián điệp (tạm gọi là lực lượng Hòa Nhập), được “đแnh” vào các nước Âu, Mỹ, sang các nước láng giềng như Lào, Cam Pu Chia, Thái Lan. Điều này thì chắc chắn nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã làm từ ngay sau ngày 30/04/1975. Những nhân viên gián điệp này, dưới vỏ bọc là làm những công việc, ngành nghề chính thức cho nhà nước Cộng Sản Việt Nam và cho cả tư nhân. Họ sẽ móc nối với những tên chỉ điểm, cò mồi mà công an Việt Nam tuyển dụng từ nhiều nguồn, nhưng nhiều nhất là từ tù hình sự, có mức án nhẹ, hợp lý hồ sơ rồi giả dạng làm người tị nạn, người lao động. Hai dạng gián điệp này sẽ cùng nhau xâm nhập vào các tổ chức đấu tranh chống Cộng ở nước ngoài…

    Trịnh Hữu Long
    Trí Nhân Media.

  10. Tuổi trẻ says:

    …Không được động chạm đến lãnh đạo, đến đảng và nhà nước, đó là cách mà vua quan cách đây 2 thế kỷ đối xử với dân. Thế kỷ 21 không có chỗ đứng cho chế độ thối nát phong kiến mà chính những người cộng sản kêu gọi xóa bỏ trong cách mạng tháng 8.
    Trong buổi nói chuyện tại WB mới đây, bà Madeleine Albright kể về những người biểu tình trên quảng trường Tahrir (Cairo) giải thích tại sao họ biểu tình phản đối chính phủ “People are talking to their governments on 21st century technology, governments are listening on 20th century technology, and responding with 19th century ideas. – Dân chúng nói chuyện với chính quyền bằng công nghệ thế kỷ 21, chính quyền nghe họ bằng công nghệ thế kỷ 20 và trả lời dân chúng bằng ý tưởng của thế kỷ 19”.

    Hiệu Minh Blog.

Phản hồi