WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cái thế kẹt của ông Trương Duy Nhất

NHAT

Phiên Tòa xét xử sơ thẩm ông Trương Duy Nhất đã khép lại, với bản án 02 năm tù giam, là án mức thấp nhất trong khung hình phạt từ 2 đến 7 năm được quy định trong khoản 2, Điều 258 (trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng), cho dù ông Trương Duy Nhất khẳng định sẽ kháng án. Bản án này được dư luận đánh giá là quá nhẹ so với những gì người ta đồn đoán sau khi Trương Duy Nhất bị bắt.

Nếu nhìn lại không khí khủng bố thời gian cách đây không lâu, trước và sau khi ông Trương Duy Nhất bị bắt cách đây gần một năm, dư luận khi ấy nhìn nhận vụ việc này tương đối nghiêm trọng. Nhất là lúc chính quyền tiến hành bắt tiếp Nhà văn Phạm Viết Đào thì sự đồn đoán và nghi vấn của dư luận xã hội ngày càng tăng cao. Song phần lớn dư luận khi ấy đều nghiêng về giải thuyết các nhân vật đó đều dính dáng đến việc đấu đá nội bộ ở tầm cao. Đến nay, nếu so sánh thì phần nào thấy được sự ưu ái trong thái độ hành xử của chính quyền đối với ông Trương Duy Nhất. Nó không giống như các bản án khác mà chính quyền đã từng đối xử với giới blogger trong nước trước đây với cùng tội danh. Đây là điều mà chỉ trước đây ít lâu, những ai có hành vi tương tự như ông Nhất thì chắc chắn sẽ bị chụp mũ và bị tống giam bởi điều 88 và điều 79 BLHS với những bản án sẽ khắc nghiệt hơn nhiều lần. Nói như thế để thấy vụ án của ông Trương Duy Nhất hầu như không liên quan đến đến hành động đấu tranh cho dân chủ như các bloggers khác mà chúng ta đã thấy. Mà có lẽ đây là vụ án mang động cơ chính trị được xét xử vào thời điểm mà người đồng hương Xứ Quảng của ông Nhất đang nắm thế thượng phong. Hơn nữa, vì ở thời điểm này, những thông tin hậu trường có liên quan đấu đá nội bộ không còn nóng bỏng như thời điểm ông Trương Duy Nhất bị bắt nữa. Và vì thế, bản án quá nhẹ trong trường hợp này bởi lý do do áp lực quốc tế hay vấn đề TPP là khó thuyết phục, mà nó chỉ chịu tác động rất nhỏ.

Trước khi bị bắt, ông Trương Duy Nhất đã là một nhà báo của nhà nước tương đối có tiếng, song việc tham gia cộng đồng bloggers Việt nam với tuyên bố nghỉ viết báo để viết blog đã gây một ấn tượng khá mạnh. Thông qua blog cá nhân “Một góc nhìn khác” của mình, ông Trương Duy Nhất với những bài viết, bình luận được cộng đồng mạng đánh giá là một cây bút phản biện mang hơi hướng lối đối lập trung thành. Vì hoàn toàn ông muốn đóng góp cho chính quyền các ý kiến mang tính xây dựng để giúp cho họ sửa đổi trên cơ sở hoàn thiện để phát triển. Đồng thời ông cũng là người thẳng thắn phê phán các hành động chống cộng cực đoan cũng như các biểu hiện không tốt của những nhân vật đấu tranh dân chủ. Trong nội dung các bài viết, các bình luận của blogger Trương Duy Nhất, người ta khó có thể thấy mong muốn thay đổi thể chế chính trị của ông, mà chủ yếu là mang tính công kích các hành động hay các chủ trương của chính phủ. Những cái ấy cũng chính là những lý do khiến blogger Trương Duy Nhất thường bị cộng đồng bloggers hay những người phản đối chính quyền nhà nước công kích hoặc tẩy chay. Bởi lý do mà dư luận đồn đoán cho rằng Trương Duy Nhất chẳng qua là một tên lính xung kích được chống lưng bởi một đồng chí cán bộ rất to ở Đà nẵng (nay đã chuyển ra TW) để thực hiện nhiệm vụ phục vụ cuộc đấu đá giữa các phe phái giữa các lãnh đạo cao cấp trong nội bộ Đảng CSVN. Mà chúng ta đã quen với tên gọi cuộc chiến Ba-Tư và đồng chí X.

Dù sao những cái đó chỉ là những nghi ngờ, mà chưa ai có đầy đủ bằng chứng thuyết phục để chúng minh là đúng. Nhưng với lý lẽ cho rằng người ta bắt Trương Duy Nhất với mục đích duy nhất là để tìm ra ai là người cung cấp cho blogger này các thông tin nội bộ tuyệt mật từ các Hội nghị Ban Chấp hành TW để nhanh chóng tung lên mạng là tương đối khả tín. Với bằng chứng đáng chú ý là bài “Hai tân ủy viên Bộ chính trị” đã được tung lên mạng một cách nhanh chóng, trước khi các thông tin đó được truyền thông nhà nước công bố nhiều ngày. Cộng với tính nghiêm trọng của vụ án vào thời điểm khởi tố, bằng chứng là việc vụ án ở mức “đặc biệt”được cấp Bộ CA thụ lý và điều tra, nhưng lại được đưa về xét xử tại Đà nẵng. Và đã kết thúc với mức án ở mức án 02 năm tù giam là mức án quá “chấp nhận được”. Đây là những lý do có giá trị bảo lưu những lý lẽ vừa nêu trên.

Việc trong phiên Tòa xét xử vừa qua, trước tòa blogger Trương Duy Nhất khẳng định không có tội, mà còn nói rằng đáng lý ra ông phải được ghi công vì đã đưa ra những sai trái mà lãnh đạo đảng và chính phủ Việt Nam cần nhìn thấy để sửa đổi. Ông Nhất cũng nói với tòa rằng phê bình lãnh đạo là điều rất bình thường trong một quốc gia dân chủ. Và trong lời cuối cùng của ông Nhất trước khi Tòa tuyên án là với tư cách một nhà báo độc lập, ông Nhất tin mình góp phần xây dựng dân chủ ở Việt Nam, góp phần giúp các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận thức được những vấn đề của đất nước, cũng như những suy nghĩ của người dân. Những ý kiến đó phần nào là bằng chứng cho thấy ông Trương Duy Nhất đã có biểu hiện góp phần cho công cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam. Song các suy nghĩ và lời nói đó được cho rằng chỉ xuất hiện sau thời gian ông Nhất bị bắt.

“Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại – Một ngày tù bằng nghìn thu ở ngoài”, vì thế bất kể họ là ai, ở cương vị gì nếu gặp phải các điều bất công, những bản án phi lý thì mỗi chúng ta đều có trách nhiệm ủng hộ, trường hợp của ông Trương Duy Nhất cũng vậy. Do đó những ý kiến vừa nêu hoàn toàn không nhằm mục đích công kích ông Trương Duy Nhất, mà chỉ có ý nhắc nhở chung cho mọi người về thân phận cái vỏ chanh. Nên nhớ, người ta sẵn sàng vứt bỏ một khi đã vắt hết nước và đừng tự biến mình thành công cụ của ai đó cho một cuộc đấu đá, tranh chấp.

Chính vì thế mà ông Trương Duy Nhất cũng chỉ là nạn nhân bất đắc dĩ và dù sao bản án 02 năn tù dành cho ông theo cáo trạng cũng là điều vô lý, khó có thể chấp nhận được và đó là một bản án bất công. Vì theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khẳng định ông Trương Duy Nhất đã bị truy tố về tội “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam” theo Điều 258 Bộ Luật hình sự. Với bằng chứng là 11 bài viết của ông Trương Duy Nhất và một bài của tác giả khác do ông Nhất đưa lên trang blog cá nhân ‘Một góc nhìn khác’ của ông. Điều này đã gây hậu quả làm “giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức, xã hội và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam”. Đây là một vấn đề cần làm rõ, với câu hỏi được đặt ra là, trước khi 11 bài viết trên blog “Một góc nhìn khác” xuất hiện, thì “Các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức, xã hội và cá nhân các lãnh đạo đã và đang thực sự suy giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân hay không?”. Hay sự suy giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức, xã hội và các lãnh đạo đã và đang tồn tại từ rất lâu mà các cơ quan bảo vệ pháp luật không hề hay biết?

Cá nhân tôi đã từng đọc và vừa tìm đọc lại 11 bài viết ghi trong cáo trạng của Viện KSND Tối cao đối với ông Trương Duy Nhất, thì nhận thấy các nội dung trong 11 bài viết kể trên không có ghì là ghê gớm hay đã làm “giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức, xã hội và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam” như cáo buộc. Mà đó chỉ là các phát biểu, các kiến nghị bình thường thuộc về quyền của công dân đã được luật pháp nhà nước cho phép.

Điều đó là quá mức bình thường nếu chúng ta đem so sánh với các phát biểu gần đây của các quan chức lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và các ngành liên quan như các vị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hay Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và còn nhiều vị quan chức khả kính khác. Qua đó để thấy sự mục ruỗng, tha hóa, xuống cấp… của chính quyền và quan chức nhà nước là điều có thật, nếu cần xử lý hay truy tố thì phải truy tố các vị này trước để làm gương. Những điều này tuy vậy cũng không hề là tổn hại đến uy tín của Đảng, nhà nước và các lãnh đạo.

Hãy xem các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền đã nói gì về thực trạng chính trị Việt nam:

Khi tiếp xúc với cử tri quận Tây Hồ Hà nội ngày 06.12.2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “Nhưng tham nhũng nguy hiểm và khó chịu vì đã thành khá phổ biến. Nó thành đường dây có tổ chức rồi, chứ không còn từng người một người ăn mảnh nữa.”

Tiếp xúc với cử tri quận 1 (TP.HCM) với tư cách ứng viên ĐBQH sáng 7.5.2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu: “Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này”

Phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 11.9.2013, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan lên tiếng cho rằng “tiền của gia đình liệt sỹ, thương binh còn bị ăn đến bao nhiêu như thế thì người ta ăn của dân không từ một cái gì nữa”.

Sáng 18.9.203 tại cuộc họp thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận định: “Không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy chức vụ này chức vụ kia…”.

Và còn có hằng hà sa số các thông tin, các phát biểu tương tự như kể trên đang hiện hữu trên báo chí và các phương tiện truyền thông của đảng mà người dân ai ai cũng biết, cũng đọc.

Phải thừa nhận hiện tượng Trương Duy Nhất và blog “Một góc nhìn khác” trong thời gian qua đã để lại ấn tượng khá mạnh mẽ và đã tạo ra dấu ấn trong lòng người đọc người đọc. Với một góc nhìn khác khá độc đáo, cộng với nhiều phát hiện khá thú vị và bằng cách trình làng dưới nhiều hình thức dưới danh của một trí thức phản biện trung thành. Nhờ đó đã từng tạo sóng và cuốn hút dư luận xã hội vào các chủ đề nóng ở Việt nam là một trong những thành công của blogger Trương Duy Nhất. Những cái đó nếu nhận xét một cách nghiêm túc thì được nhiều hơn mất, nó phần nào có tác dụng góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Có lẽ tất cả là do hậu quả của việc quá thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh và tin tưởng vào việc phát huy tinh thần làm chủ một cách quá mức của ông Trương Duy Nhất. Điển hình là ông đã dám vận dụng theo như lời của ông Hồ Chí Minh dạy các “đầy tớ” của dân. Một điều tưởng như đã là chân lý, đó là: “Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân… Dân chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải để thăng quan phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”.

Ngược lại cũng do thiếu sót của blogger Trương Duy Nhất không chịu khắc cốt ghi xương câu nói của cố Tổng thống VNCH “Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy xem những gì Cộng sản làm”.

Ngày 06 tháng 03 năm 2014

© Kami (RFA)

8 Phản hồi cho “Cái thế kẹt của ông Trương Duy Nhất”

  1. Lan Chi says:

    Trích Bộ luật Hình sự điều 258
    Điều 258: Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân
    1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
    Bộ luật Hình sự điều 258 rất rõ ràng dễ hiểu, có gì đâu là mơ hồ, trừu tượng!!!!
    Ông Trương Duy Nhất bị bắt từ tháng 5 năm ngoái vì vi phạm Bộ luật Hình sự điều 258. Nếu Trương Duy Nhất không vi phạm thì không ai thèm sờ gáy Ông…
    Còn nói VN vi phạm nhân quyền thì Tại sao Tổng thống Obama phê chuẩn thỏa thuận hợp tác hạt nhân với VN, lỡ dại mấy ông VC chế được bom nguyên tử thì nguy to.

  2. Bút Thép VN says:

    Nói chung, bài viết của tác giả Kami hơi bị vòng vo, nhưng mang tính xây dựng.

    Tóm lại trường hợp của Blogger Trương Duy Nhất mang tính chất “Vừa hợp tác vừa đấu tranh” theo ngôn ngữ NBG. Ông Nhất hợp tác với chính quyền nhưng đấu tranh chống cái sai, cái ác!

    Bản án dàn cho ông Nhất dù chỉ là án treo cũng không đúng, huống gì 2 năm tù, oan khuất cho ông Nhất, làm ơn mắc oán?

  3. Sở dĩ ông Trương Duy Nhất chịu bản án hai năm tù vì ông có ý kiến xây dựng, nhưng VC suy nghĩ theo kiểu hoang dâm vô độ của người con gái về chiều chỉ muốn vuốt ve và khen sắc đẹp để chúng tiếp tục làm cô gái đứng đường giữa tuổi xế chiều đang bị nhân dân ruồng bỏ.

    Ông Nhất tính tình xứ Quãng, chưa hiểu lý thú của người con gái già VC, nên có những ý kiến xây dựng không làm đẹp lòng cô gái xế chiều VC. VC đã già thì ông Nhất phải khen chúng đẹp, ông lại chỉ những nét già khô héo , những nét nhăn trên gò má bọn chúng, làm sao chúng vui lòng đón nhận những ý kiến ấy. Vì thế VC tủi thân, thấy mình như bị hất hủi, khó kiếm chàng trai đẹp để tiếp tục phô trương những thành tích cách mạng lừng lẩy, khó bám quyền lực để làm sáng chói những vọng ngôn bừa bải mà chúng cứ lải nhả, làm người VN phải bịt mủi mà không dám hé lời.

    Đấy là những kinh nghiệm đắng cay đối với những người có ý kiến xây dựng như ông Nhất. Nhưng nhớ rằng chơi với VC, chỉ vướng vào khổ lụy, xa lánh con gái già ấy, thì mới có tương lai sáng lạng. Nhưng khổ cho giới trí thức VN, biết VC già nhưng cũng tìm cách lên giường chung gối với bọn chúng, vì thế hưởng hai năm tù. Nhưng may thay chưa mang bệnh Aid, thật là phước đức lắm rồi

  4. noileo says:

    Trích: “Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân… Dân chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải để thăng quan phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”.

    Đừng nghe những gì Hồ chí Minh nói mà hãy nhìn kỹ những gì Hồ chí Minh làm!

  5. Phạm Quang Vinh says:

    VN có nhiều nhà báo yêu nước, đấu tranh vì dân chủ như ông Trương Duy Nhất thì có lẽ chính quyền đã phải hành động khác đi, đã phải thay đổi các hành xử theo hướng văn minh, dân chủ.

    • vb says:

      Nhận định cho chính xác thì mục tiêu củaTDN là:

      “Xây dựng Đảng”.
      “Phản biện trung thành”.

      Nếu mục tiêu trên trùng hợp với “đấu tranh cho dân chủ” thì chẳng qua là… không thể khác được (tuy cùng một con đường, nhưng kết quả sẽ vô cùng khác biệt)!

  6. Hồng Ân says:

    Đọc hoải vẫn không hiểu Kami viết gì. Khen không ra khen, chê không ra chê.

    Hồng Ân

Phản hồi