WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ông Thủ tướng Dũng và câu chuyện “Con Vua thì lại làm Vua”

Nguyễn Thanh Nghị. Ảnh vov.vn

Nguyễn Thanh Nghị. Ảnh vov.vn

Lâu lâu trên mạng internet người ta lại xầm xì chuyện con anh Sáu, cháu anh Năm được luân chuyển về nhận một trọng trách ở một địa phương nào đó theo kiểu đưa lên. Thật ra đó là chuyện bình thường trong công tác tổ chức cán bộ, khi đó cái gọi là cơ cấu là nước cờ chuẩn bị nhân sự cần thiết cho các thành phần 4C (con các cụ cả) vươn lên để đảm nhận các trọng trách kế cận để bảo vệ sự nghiệp của cha ông họ.

Đầu tháng 3.2014 vừa qua, Văn phòng Trung ương Đảng thông báo công văn số 7314-CV/VPTW về chủ trương và quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về luân chuyển cán bộ kế cận, nhằm chuẩn bị một bước về nhân sự lãnh đạo cấp ủy địa phương, cơ quan, đơn vị ở Trung ương nhiệm kỳ tới. Đây là chủ trương của Bộ Chính trị để tăng thêm chức danh lãnh đạo cấp ủy, chính quyền một số tỉnh, thành phố. Theo báo chí trong nước gần đây cho biết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết định luân chuyển đợt một gồm 44 đồng chí. Trong đó, 25 đồng chí giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy; 19 đồng chí giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Trong số cán bộ luân chuyển đợt này có 02 đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng, 19 đồng chí thứ trưởng và tương đương, 25 đồng chí cục trưởng, vụ trưởng và tương đương, có 3 cán bộ nữ. Toàn bộ số cán bộ luân chuyển đợt này đều trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt các cơ quan, đơn vị ở Trung ương, trong đó có 22 đồng chí được quy hoạch chức danh Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2016 – 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.

Trong số 44 người được luân chuyển lần này, thì dư luận chú ý đến trường hợp của ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị 38 tuổi, là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, là con trai lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được Bộ Chính trị điều động về làm Phó Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang. Theo thông tin báo chí cho biết, trước khi công tác tại Bộ Xây dựng, ông Nghị là Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc TP.HCM. Tháng 1/2011 được bầu vào Ban chấp hành Trung ương khóa XI và là Uỷ viên Trung ương Đảng có tuổi đời trẻ nhất – 35 tuổi và cuối 2011, ông nhận quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Sở dĩ dư luận chú ý đến trường hợp này không chỉ vì ông Nguyễn Thanh Nghị là con trai cả của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà một phần cũng vì sự thăng tiến trên con đường quan lộ của ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị hết sức nhanh chóng ngoài sự tưởng tượng. Năm 2006 sau khi tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học George Washington (Hoa Kỳ), chỉ 02 năm sau – năm 2008 ông được bổ nhiệm Hiệu phó trường Đại học Kiến trúc TP. HCM. Rồi cũng chỉ 3 năm sau – năm 2011 sau khi được bầu vào chức Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng ông được bổ nhiệm vào ghế thứ trưởng Bộ Xây dựng. Và cho đến nay, cũng chỉ mới 3 năm ông lại phải luân chuyển một lần nữa khi về nhận chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiên giang. Nhìn lại sự nghiệp của ông trong 8 năm qua (2008-2014) thì thấy lần lượt ở các chức vụ mà ông đảm trách thì không chức vụ quan trọng nào ông giữ quá 3 năm. Trong vòng chỉ có 8 năm mà ông Nguyễn Thanh Nghị được điều chuyển với nhiều chức vụ ở những cương vị khác nhau. Đáng chú ý lúc này ông Nghị còn quá trẻ và ít nhiều chưa có kinh nghiệm làm việc trong các chức vụ mà ông đang đảm nhiệm và mới được bổ nhiệm. Và việc liên tiếp bổ nhiệm và điều chuyển công tác như thế không biết ông Nguyễn Thanh Nghị lấy đâu thời gian để làm việc và học hỏi nhằm nâng cao năng lực của cá nhân mình trong công việc?

Không những thế, dư luận còn cho rằng từ nay đến trước Đại hội Đảng lần thứ XII đầu năm 2016, chắc chắn đồng chí Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang hiện nay sẽ bị luân chuyển đi đâu đó, để ông Nguyễn Thanh Nghị sẽ thế chân để đảm nhiệm chức vụ này. Trường hợp có trục trặc thì ông Nguyễn Thanh Nghị lại lộn ra làm Bộ trưởng Xây dựng, chức vụ kể ra cũng tạm được. Vì có nhiều ý kiến cho rằng tỉnh Kiên Giang là cái nôi quyền lực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đây là nơi ông Dũng từng bắt đầu đi lên trên các nấc thang quyền lực trước khi ra Hà Nội rồi cuối cùng trở thành Thủ tướng. Ttrước đây, tại Kiên Giang, ông Nguyễn Tấn Dũng từng làm bí thư Huyện Hà Tiên, sau thăng chức làm Phó Bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy và ông Dũng cũng từng là Chủ tịch tỉnh Kiên Giang. Nơi đây được cho là có nhiều thành phần ủng hộ ông Dũng và bản thân ông Dũng cũng từng cất nhắc nhiều các bộ từ Kiên Giang ra trung ương. Đây được coi là việc dọn đường để đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tới đây, ông Nguyễn Thanh Nghị sẽ chắc chắn trúng ghế Ủy viên trung ương chính thức. Tạo tiền đề cho ông Nghị tiến tới những chức vụ cao hơn nữa trong tương lai, điều mà dư luận đồn đoán rằng mục tiêu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ đưa con trai cả của mình vào Bộ chính trị trong Đại hội đảng lần thứ XIV.

Trước thông tin đó dư luận xã hội cũng có nhiều luồng ý kiến khác nhau, có một luồng ý kiến cho rằng, đối với một con người bình thường chỉ cần đạt được một trong những bước tiến như của ông Nguyễn Thanh Nghị thì xem ra cũng là sự mãn nguyện lớn lao của một con người. Thì trường hợp như của ông Nguyễn Thanh Nghị họ cho rằng là sự không công bằng cho lắm. Vì theo họ, những người có năng lực, học vị như ông Nguyễn Thanh Nghị ở Việt nam không phải là hiếm, có lẽ ông Nguyễn Thanh Nghị được ưu ái hơn người cũng bởi ông Nghị là con trai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Có lẽ đó là lý do vì sao chỉ trong vòng chưa đến 10 năm, ông Nguyễn Thanh Nghị có những bước tiến phi thường và vượt bậc như vậy.

Bên cạnh đó, các ý kiến cho rằng việc con Vua thì lại làm Vua là chuyện đương nhiên, ai có con cái mà không lo cho con cái của mình. Người ta cho rằng, nên hiểu đây là vấn đề quyền lực chính trị, một thứ quyền lực lớn nhất trong mọi thứ quyền lực. Một khi ai có quyền lực chính trị thì nghiễm nhiên họ sẽ có đủ mọi thứ, kể cả những thứ không thể mua được bằng tiền. Họ còn cho rằng, hơn ai hết những chính trị gia không chỉ ở Việt nam, mà hầu hết ở các quốc gia, kể cả các quốc gia dân chủ họ cũng đều nghĩ như thế. Cứ xem ở Singapore, Thái lan hay ngay cả xứ Dân chủ đa đảng hàng đầu như Hoa kỳ cũng vậy. Ở đâu chẳng như nhau. (!?) Họ bảo vệ quan điểm của mình bằng một ví dụ khá thuyết phục, nếu hình dung trong tình huống có hai đứa trẻ cùng trong hoàn cảnh sắp bị chết đuối, một trong hai đứa đó có một đứa là con của bạn thì bạn sẽ quyết định cứu đứa trẻ nào trước? Chắc chắn là bạn sẽ cứu con mình, vì đấy là điều đã trở thành phản xạ có điều kiện của con người: Con mình ai không thương, không xót?

Họ nói như thế để biện minh cho việc xuất hiện hiện tượng một số thái tử đỏ thăng tiến nhanh chóng một cách bất ngờ ở Việt nam trong thời gian qua. Như trường hợp ông Nông Quốc Tuấn ủy viên Trung ương dự khuyết con trai của cựu Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh, hiện là Phó Ban Dân tộc TW. Hay như ông Nguyễn Xuân Anh, con trai của cựu ủy viên Bộ chính trị, trưởng Ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Văn Chi, cũng đã được đề bạt là phó chủ tịch Đà Nẵng cách nay không lâu. Ngoài ra còn con trai lớn của ông Lê Thanh Hải, bí thư Thành phố Hồ Chí Minh, là Lê Trương Hải Hiếu cũng đã được bổ nhiệm là phó bí thư Quận 1, một quận trung tâm của thành phố lớn nhất Việt nam. v.v… Mà theo họ nó cũng chẳng khác gì một ông Thủ tướng Lý Hiển Long, một bà Thủ tướng Yingluck Shinnawatra hay một Tổng thống Geogre W. Bush v.v…

Nhưng những người đó không biết rằng ở nước ngoài, để nối nghiệp những người trong gia đình thì bản thân những người đó phải có đủ năng lực một cách thực sự, họ phải có khả năng lãnh đạo một cách rõ rệt hơn người. Ngoài ra, ngoài việc thừa hưởng uy tín chính trị của gia đình, thì bản thân những người đó phải vật lộn với các cuộc cọ xát tranh cử với không ít các ửng cử viên sáng giá có năng lực không hề thua kém họ. Mà không phải là một, mà là nhiều vòng tranh cử khác nhau với các quy định nghiệt ngã, song cuối cùng là họ phải nhận được một sự ủng hộ của đa số dân chúng trong một cuộc bầu cử công bằng. Điều đó là sự khác biệt cơ bản.

Nói thế để thấy, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng vậy, ông ta là một con người rất thực dụng và không phải là một ông thánh. Nếu chúng ta biết rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn có 02 người con khác, là bà Nguyễn Thanh Phượng, sinh năm 1980, và ông Nguyễn Minh Triết sinh năm 1990. Bà Nguyễn Thanh Phượng, hiện cũng là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt, chủ tịch HĐQT công ty quản lý quỹ Bản Việt và chủ tịch HĐQT công ty bất động sản Bản Việt. Còn chồng bà Nguyễn Thanh Phượng là một Việt kiều Mỹ, ông Nguyễn Bảo Hoàng, tổng giám đốc điều hành quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam và là người gần đây mới khai trương của hàng McDonald’s đầu tiên tại Việt Nam. Còn ông Nguyễn Minh Triết, vốn là Thạc sĩ nghành Hàng không tốt nghiệp ở Anh, hiện ông là một trong những cán bộ Đoàn cơ sở có học vị cao nhất. Điều mà dư luận đánh giá rằng ông Triết đang hoạt động công tác Đoàn là nơi đào tạo lực lượng lãnh đạo kế cận của đảng trong tương lai. Về vấn đề này có ý kiến cho rằng những người con của ông Nguyễn Tấn Dũng hầu hết không sử dụng bằng cấp được đào tạo của mình cho công việc chuyên môn. Mà những học vị ấy chỉ phục vụ cho mục đích thăng tiến, mà bằng chứng là “Gia đình thủ tướng ngộ thiệt: Con trai có tiến sĩ kỹ thuật xây dựng thì đi làm Phó Bi thư, con rể là bác sĩ y khoa thì đi mở tiệm bán hamburger” – (GS. Trần Hữu Dũng – Vietstudies).

Qua đó người ta có thể rút ra một điều rằng mọi hành động, lời nói hay việc làm của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều xuất phát từ mục tiêu chính trị, vì lợi ích của cá nhân và gia đình. Ở ông Thủ tướng Dũng, người ta để ý thấy ông luôn mắc lỗi lời nói không đi đôi với việc làm và điều đó thể hiện ông ta chẳng có cái gì là vì nước, hay vì dân cả. Cũng chỉ là con người cơ hội, chụp giật và không thể hiện là một tấm gương cho thuộc cấp tôn trọng và học tập. Việc ông Thủ tướng đưa con trai cả của mình về nhận chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiên giang trái ngược hẳn với lời kêu gọi xây dựng một nhà nước pháp quyền và tôn trọng quyền làm chủ của người dân trong nội dung thông điệp đầu năm 2014 là một minh chứng cụ thể.

Thông qua việc cơ cấu cho con trai và bản thông điệp đầu năm 2014 được truyền thông loan tải rầm rộ cũng cho thấy, hình như ông Thủ tướng Dũng đang muốn khuếch trương rằng ông đang nắm thế chủ động và làm chủ cuộc chơi trong bàn cờ chính trị của đảng CSVN trong thời điểm này. Đây được coi là một nước cờ công khai trong một cuộc chạy đua nước rút giành quyền lực chính trị hướng tới Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra trong năm 2016 sắp tới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một nhân vật được dư luận đánh giá là một nhân vật cải cách và có khả năng sẽ đảm nhận chức vụ Tổng Bí thư Đảng CSVN trong nhiệm kỳ tới.

Nhưng có một điều mà nhiều người băn khoăn, đó là nếu tất cả lãnh đạo cao cấp trong ban lãnh đạo Đảng CSVN đều chỉ biết lo thu vén cho gia đình, con cái của mình như ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Lê Thanh Hải thì điều gì sẽ xảy ra cho chế độ này? Quan trọng hơn là khi những điều ông nói thì hay, nhưng người dân mất lòng tin ở ông, cũng vì ông cũng chuyên nói một đường nhưng làm một nẻo. Có lẽ đây chính là lý do vì sao GS. Trần Hữu Dũng đã bình luận về tin luân chuyển con trai của Thủ tướng, và cho rằng không có lẽ: “Mấy người này có vẻ tin rằng chế độ của họ sẽ tồn tại nhiều năm nữa?”.

Đó cũng là suy nghĩ nghiêm túc, đáng lưu tâm của không ít người và bản thân ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cần suy nghĩ.

Ngày 13 tháng 03 năm 2014

Blog Kami (RFA)

23 Phản hồi cho “Ông Thủ tướng Dũng và câu chuyện “Con Vua thì lại làm Vua””

  1. Một lũ ngu says:

    Muốn đổi lắm các cụ ạ, nhưng mà đổi xong lấy gì mà ăn, vợ con em đang bám váy 3x mà các cụ ạ.

  2. Nguyễn Thế Viên says:

    Bằng cấp dành cho du sinh nước ngoài thường được ưu tiên dễ dãi hơn so với sinh viên bản điạ. Trừ một số it thật sự xuất sắc, còn đa số đều “tương đối”:
    - Thời mà mồ ma CS Liên Xô và Đông Âu: có nhiều bằng cấp “hữu nghị” cấp cho sinh viên VNDCCH.
    - Thời VNCH, đa số các luận văn/luận án tốt nghiệp về nhân văn, XH, luật cuả các SV Miềm Nam du học thuộc các đề tài mà các GS ngoại quốc không chuyên (td. Luật Hồng Đức, Xã Thôn VN, Hát Chèo, Hát Bội….). Do đó có nhiều vị GS tốt nghiệp TS ở HK khi di tản phải chuyển nghề (Trừ một it giỏi that hay có lý do chính trị nào đó?)
    Ngoài ra, sự thật là thường có sự dễ dãi đối với các bằng “Outre Mer”. Tôi được nghe các SV kháo nhau là các GS được nhắc nhở đừng đánh rớt international students mà hãy cho đậu dù 2 chấm!
    Nguyễn Thế Viên

  3. Hoàng Thanh says:

    …Thật vậy, tại sao Bắc Kinh cứ tìm đủ mọi cách nằng nặc đòi lập ngày càng nhiều thêm các khu biệt lập của những người gọi là “công nhân” người Hoa tại khắp các tỉnh thành Việt Nam trong khi số người lao động tại Việt Nam luôn có dư. Và dư đến độ phải xin đi lao động ở nhiều nước khác. Các khu biệt lập ấy ngày nay bao trùm từ vùng núi rừng biên giới phía Bắc đến “nóc nhà Đông Dương” – một vùng rất chiến lược tại Tây Nguyên – và suốt dọc bờ biển miền Trung từ Hà Tĩnh tới Quảng Trị, nơi mà chiều ngang đất nước có chỗ không rộng đến 50 cây số. Nghĩa là có thể cắt đôi Việt Nam khi cần thiết. Trung Quốc cũng tài trợ cho việc xây đường cao tốc và chỉ xây những đường từ biên giới phía bắc đến các nơi hiểm yếu của Việt Nam. Một đạo quân đông đảo khác ngoài hàng chục ngàn binh sĩ giả trang công nhân trong các khu biệt lập là các đoàn thương lái tự do đi lại thu thập dữ kiện trên cả nước và nắm các nguồn cả mua và bán hầu hết các mặt hàng căn bản của Việt Nam. Nói tóm lại, tại thời điểm hiện nay, nếu muốn chiếm Việt Nam, Bắc Kinh cũng sẽ rất giống Mátxcơva, nghĩa là không cần nổ phát súng nào thì mọi việc đã xong…
    NGO D.THU.

  4. Tuổi trẻ says:

    Các nhạc sĩ đôi khi viết các Bản Tình Ca Không tên đánh số. Hay thì được công chúng thích thú thưởng thức. Không hay thì dễ bị lãng quên. Nhưng thế nào đi chăng nữa đó cũng là những lời tâm sự, nỗi lòng người nghệ sĩ với đời.
    Tôi bắt đầu muốn viết những bản tâm sự không tên.
    Gần đây, khi tiếp xúc với các ông Jean Marc Comte, Rolin Wavre, người Thụy sĩ và ông Nguyễn Tăng Lũy, gốc Việt. Các ông thắc mắc quan điểm của tôi và bày tỏ không hề tin chính quyền hiện tại ở Việt Nam có thể thay đổi. Tôi trả lời, thực tế cho thấy tôi đã mất niềm tin, nhưng tôi vẫn còn hy vọng, và việc chính quyền đương nhiệm thay đổi có khi lại là đáp số khả dĩ, không tồi cho tình hình chính trị phức tạp của đất nước chúng tôi hiện nay.
    Viết bản tâm sự để kêu gọi những nhà lãnh đạo Việt Nam thay đổi thì nên dùng giọng điệu nào đây cho phù hợp?
    Cương trực, khảng khái đã có Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ. Cứng rắn đã có Trần Độ. Ôn hòa, nhu mì đã có Võ Nguyên Giáp. Năn nỉ đã có Bùi Tín, Nguyễn Thanh Giang, 72 trí thức yêu nước. Chất vấn, qui trách, thôi thúc đã có Nguyễn Gia Kiểng, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên và nhiều phong trào đấu tranh cho dân chủ ở cả trong và ngoài nước.
    Hình như còn một cách, đó là dùng lời thì thào tâm sự của người nghệ sĩ. Dùng cái tâm ngay thật, thức tỉnh trái tim của người mà mình không còn yêu nữa nhưng vẫn còn tình nghĩa, vẫn còn hy vọng.
    Rất ít người tin là cộng sản có thể thay đổi. Cố tổng thống Nga Boris Eltsin nói « Cộng sản không thể thay đổi, mà chỉ có thể thay thế ». Bí thư Đảng Cộng Sản Nam Tư Milovan Djilas nói: « 20 tuổi không theo cộng sản là không có trái tim, 40 tuổi không từ bỏ cộng sản là không có cái đầu ». Nguyên tổng thống Nga Gorbachev nói « Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng : Đảng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá ». Bà thủ tướng Đức Angela Merkel nói« Cộng sản làm cho người dân trở thành giả dối ».
    Nhưng các Anh lãnh đạo Việt Nam ơi, các Anh đừng tuyệt vọng. Còn rất nhiều người hy vọng ở các Anh. Đó là đông đảo người dân trong và ngoài nước, cả trong hàng ngũ đảng viên Đảng Cộng Sản, hàng ngũ công chức trong chính quyền. Mà hình như đó là toàn thể dân tộc Việt Nam ta. Tất cả đều mong các Anh thay đổi.
    Các Anh hãy hành động đi, theo cách ít ai có thể ngờ tới. Các Anh sẽ lại được mọi người hoan nghênh, cổ vũ.

    Các Anh ơi, nếu các Anh không thay đổi, thì người dân Việt Nam lại bị kéo dài thời gian chờ đợi, mong mỏi. Chỉ còn cách ngồi khóc, chờ Bụt hiện lên, Bụt hỏi làm sao con khóc. Mà trả lời rằng: « Dạ, con là người Việt Nam ».
    Các Anh không thay đổi, có thể các Anh vẫn giữ được tình hình bùng nhùng như hiện nay trong một thời gian, nhưng các Anh sẽ kéo dài sự đau khổ cho dân tộc Việt Nam ta. Các Anh sẽ mất hết trong lòng người dân. Và như thế, nếu Đảng và chính quyền tuy vẫn tồn tại, vẫn sống đấy nhưng đã chết trong lâm sàng rồi.
    Sự tồn tại của Đảng Cộng Sản ví như cái mệnh của con người vậy. Nó cũng chỉ tồn tại ngang ngửa với một đời người. Cũng sinh, lão, bệnh, tử mà thôi. Chỉ có Đất Nước, Tổ Quốc, Dân Tộc là trường tồn vĩnh viễn.
    Các Anh có thể cũng đã hỏi nhau: Thay đổi thì thay đổi cái gì đây, thay đổi ra làm sao và bao giờ thì thay đổi. Tìm ra đáp án tốt nhất vẫn thuộc về các Anh. Chỉ có các Anh mới nắm nội tình một cách đầy đủ nhất. Nhưng nếu cần một sự trợ giúp của giới trí thức và đông đảo người dân thì mọi người yêu nước và trách nhiệm đều sẽ sẵn sàng giơ hai tay, ta cùng nhau xây dựng non sông. Các Anh thử tổ chức Hội nghị Diên Hồng đi, các Anh sẽ thấy lòng dân « Sát Thát » như thế nào.
    Điều đầu tiên quan trọng là các Anh đã MUỐN chưa ? Các Anh phải thực sự MUỐN đã, thì như một điều tiết sinh học trong con người, bộ óc sẽ dẫn ta đến hành động thích đáng nhất. Mà hình như các Anh đã MUỐN rồi đó. Đầu năm, các Anh đã phát biểu vể « đổi mới thể chế », « phát huy dân chủ ». Các Anh còn hơi e dè, thẹn thùng cho cuộc tình mới thôi, nhưng mọi người đã nhìn thấy các Anh « lòng trong như đã, mặt ngoài còn e » rồi đấy.
    Điều tiếp theo là mong các Anh thay đổi thái độ, thay đổi cách phản ứng với ngoại cảnh. Chỉ có cách tiếp cận mới, mới ra đáp số mới. Thay đổi tư duy, cách đối xử với nhân dân, cách làm ăn kinh tế, cách giáo dục công dân, cách ứng xử với bè bạn quốc tế. Đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, từ bỏ phân chia ý thức hệ. Các Anh hãy vì tình mới, quên tình cũ « chủ nghĩa Mác- Lê nin » đi. Hắn là tên giả dối, hắn đã ra đi vĩnh viễn rồi, hắn chết rồi, hắn chết từ khi bức tường Berlin sụp đổ rồi, đừng mong đợi gì ở hắn nữa. Các Anh hãy thương lấy dân tộc Việt Nam đây này, nó mới đích thực là của các Anh.
    Bài học để các Anh tham khảo không thiếu: Hung, Tiệp, Ba Lan. Ngay cả tư tưởng Hồ Diệu Bang làm nức lòng sinh viên Trung Quốc cũng không phải là bài học tồi. Rồi Lý Quang Diệu, Pak Chung Hy, đều là những bài học gần gũi. Miến Điện còn là bài học mới toe để chúng ta học tập.
    Các Anh đang đau đầu. Các Anh đang lúng túng. Các Anh đang lưỡng lự. Các Anh đang cần một lòng dũng cảm để chiến thắng chính mình. Nhưng lúc nào các Anh cũng có toàn dân đứng cạnh.
    Các Anh ơi, các Anh hãy hành động đi, theo cách ít ai có thể ngờ tới. Các Anh lại sẽ được mọi người hoan nghênh, cổ vũ, thương yêu.
    Các Anh lãnh đạo ơi, các Anh có đang nghe thấy Mẹ Việt Nam đang ca rằng: « Dù có lỡ bước tới chốn xa xôi, dù cho mây đen choáng kín bầu trời, con yêu ơi, con yêu hãy quay về đây ».
    Mẹ đang chờ các Anh quay về.

    (Đặng Xương Hùng).

    • DẤU NGÀN says:

      ĐỔI HAY KHÔNG ĐỔI

      Dễ gì mà đổi hôm nay
      Có ai nổi trội hơn người khác đâu
      Cùng thuyền cùng hội cả nhau
      Thuyền trôi cứ mặc thuyền trôi vậy mà
      Cho dầu nắng gắt mưa sa
      Cũng là chừng đó ngồi trong khoan thuyền
      Trôi theo con nước triền miên
      Miễn thuyền đừng thủng giữa miền đang trôi
      Ích chi mà phải bồi hồi
      Hỏi lui hỏi tới khiến người hoang mang !

      NGÀN KHƠI
      (23/3/14)

Leave a Reply to Nguyễn Thế Viên