WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những bụi gai trên lối về[2]

Tiếp theo phần I

 

Tân Rai, Lộc Ngãi

Khi tôi ra tù, khu kinh tế mới Lộc Ngãi, Tân Rai còn rừng rú hoang sơ, đường đèo đất đỏ quanh co khúc khuỷu. Nắng thì bụi mù. Mưa mà đi bộ thì trợt té ịch đụi, bùn nhão đến mắt cá chân. Đi xe đạp thì vô phương, vì bùn quện cứng bánh, dắt cũng không được. Lúc đó tại địa phương không một ai có xe gắn máy, nếu có, chắc thuộc vào loại đại ‘đại gia’! Ấy thế mà (cũng dân đi kinh tế mới với nhau) gọi ‘xóm 8 là xóm nhà giàu’ vì ‘dân ở Sài Gòn lên’, cho dù chỉ là nhà chắp vá ộp ẹp, gỗ cũ với tôn méo, do bàn tay chưa biết cầm búa đóng đinh… dựng! Bây giờ tất cả là nhà xây, có khá nhiều mái ngói, đường tráng nhựa (nghe nói có thể thông lên tận Đà Lạt mà khỏi quành ra quốc lộ 20) Ven đường đã có cơ sở kinh doanh, tuy không nhiều, nhưng cảnh quạnh vắng hoang sơ ban đầu không còn nữa. Những ‘người xóm 8’ hầu hết đã bỏ lại ‘cơ ngơi’ sau mấy năm đói lên đói xuống và quay về lây lất ở Sài Gòn, chỉ những người cùng đường mới bám trụ.

???????????????????????????????

Gia đình em họ tôi thuộc trong số đó! Nhìn bữa đãi tôi được dọn dưới nền, một con gà luộc, một son cháo loãng, chén đũa mộc mạc cho mười mấy người cả lớn bé còm cõi chung vui… tự nó đã nói lên tất cả ‘thành quả’ hơn 35 năm cật lực gầy dựng! Vườn cà phê cỗi, chết, máy bơm nước hư mà không có tiền sửa, trong lúc cà phê lại rớt giá… nên chỉ còn một cách là cấy ghép loại khác, hoặc phá đi trồng thứ khác nhưng không có vốn! Sức của đứa em, một thời thuộc loại khỏe và lao động giỏi nhất xóm, bây giờ gần tuổi 60, giống như cái máy bơm han rĩ. Cạn kiệt và bất lực! Tôi nãn nên không buồn hỏi chuyện boxit. Cơ ngơi cả đời gầy dựng đã như thế mà còn bị lấy đất làm ‘bom môi trường’ ‘chuẩn bị thả xuống miền xuôi’, dù biết sẽ bị lỗ nặng nhưng vẫn phải thi hành lệnh của ai đó, chỉ vì “đây là chủ trương lớn của đảng”, như lời giải thích của ông Nguyễn Tấn Dũng, thì tìm hiểu thêm cũng vô ích!

Câu nói chậm rãi, chỉ vừa đủ nghe của đứa em “sống ở đây chết thì không chết nhưng nói sống cho ra sống thì vô phương”!

Chia tay có chút bùi ngùi nhưng tôi thở phào nhẹ nhõm. HH đã từng ở đây trong suốt thời gian tôi đi tù, vì nghe lời nhà nước tuyên truyền “đi kinh tế mới chồng sẽ được cho về sớm”!

Quày ra Bảo Lộc đón xe, tiếp tục hành trình lên Đà Lạt, nắng đã vàng vọt với không khí se lạnh, một nỗi bâng khuâng kéo về. Có chút xót xa, người VN thật bất hạnh khi phải tin và làm theo sự hướng dẫn của một chế độ mù mà ngay từ khởi đầu đã láo!

Suối Vàng – Lạc Dương

Tự hẹn sẽ thăm lại Suối Vàng nên dù có mệt tôi vẫn đi. Đà Lạt – Suối Vàng 18 km, mà toàn là đường rừng heo hút! Trước năm 1975 không mấy ai dám đi vì ngại ‘gặp mấy ổng’ đón đường thì… ‘bỏ mạng sa trường’ lãng xẹt là cái chắc! Nhưng cái tên Suối Vàng vẫn thừa quyến rủ để ‘liều mạng’, tôi dong ruỗi được hai lần! Tôi mê cái yên tĩnh được thả bộ trên con đường vòng rợp bóng thông xanh, mùa Noel còn điểm thêm Mai Anh đào thật tuyệt. Vì Mai Anh đào ở Suối Vàng lớn và màu đậm hơn hẳn ở Đà Lạt! Đập thủy điện Ankroet là một hấp dẫn khác. Cho nên Suối Vàng ngày xưa là hình ảnh của cô nhân tình tuổi học trò, mãi mãi đẹp trong kỷ niệm! Còn bây giờ, hơn 40 năm gặp lại, là hình ảnh của một bà lão bị lãng quên đến tiều tụy! Xuân sắc một thời đã bị vùi dập. Thông còn đó, vẫn xanh, nhưng hồ nước biếc bây giờ đậm rêu phủ. Con đập vắt ngang khô đến nức nẻ. Không còn dòng nước chảy thì chiếc khăn lụa quàng mơ màng, chảy qua đập, trải xuống suối, len lỏi ôm ấp từng phiến đá đã mất! Suối khô đến không còn một giọt nước! Và mặt hồ đã thấp hơn mặt đập ít nhất cũng gần 2 mét! Như vậy thì đập thủy điện chắc đang là một đống sắt han rĩ! Đi vào sâu hơn, Suối Bạc đang là ao nước tù, rêu phủ xanh um. Đứng nhìn, có cảm tưởng như không có cá hay thủy vật! Quang cảnh quạnh vắng, không một bóng chim bói cá, không một quẫy sóng nhẹ! Tất cả, tất cả thật tĩnh mịch! Quay ra, tôi để ý đến một nhà hàng trang trí khá đẹp, hình tượng một ‘quái vật’ bằng rễ cây khá đồ sộ, lạ mắt chỉn chu được đặt trang trọng ngay cửa chính nhưng vắng ngắt, không một bóng người! Có lẽ hôm tôi đến vừa qua mùa lễ vì dấu vết những túi nylon vứt bừa bãi dọc mé nước ven hồ vẫn còn đầy dẫy?

???????????????????????????????

Đến hôm sau, khi vào thăm khu du lịch Tuyền Lâm tôi mới vỡ lẽ vì sao Suối Vàng bị phụ bạc!

Trên đường về, ghé Lạc Dương. Trước kia Lạc Dương là một quận lỵ nghèo nhất, hẻo lánh nhất. Gần Chi khu Lạc Dương có xã Lát, một xã của người K’ Ho. Tôi đã từng quan sát đời sống sinh hoạt còn giữ đúng tính đặc thù của làng bản người Thượng cao nguyên 100%. Ở đó là nhà sàn ám khói đen đủi với đủ cả loại mùi, phân trâu bò, heo, gà vịt… Là người cà răng, đóng khố, vành môi thâm tím trễ xuống, bập bập ống vố bằng nứa với những chiếc gùi trĩu nặng sau lưng, hay thiếu nữ ‘hớ hênh’ đến ‘dính mắt’! Lạc Dương bây giờ cũng bê tông cốt sắt, nhà cửa, quán xá hai bên đường không khác thành phố! Xe và người cũng mạng che kín mặt mũi, khá nhộn nhịp. Những ngọn đồi gần như trọc, lơ thơ mấy cụm thông rất thơ mộng, với đôi chú ngựa gặm cỏ lẻ loi nổi trên nền trời bình yên trước kia không còn nữa. Những ngọn đồi đó bây giờ đang lỗ chỗ vết đào xới nham nhở, nhà plastic trồng hoa trùm kín khắp, màu đất bazan đỏ ửng…

Phong cảnh thiên nhiên đã chết!

Về hướng xã Lát, ở nơi chân núi có một khe suối nhỏ mà trong một lần picnic, chúng tôi đã lãng mạn đặt tên là Suối Mây, vì lúc đó cũng đã gần trưa mà mây vẫn còn ôm ấp, rất đẹp. Anh xe ôm chỉ ngọn núi “núi truyền tin trước kia đó… anh còn nhớ không?”

Không, tất cả chỉ còn trong kỷ niệm!

Viện Đại học Đà Lạt – Giáo Hoàng học viện

Tôi lớ ngớ đứng trước cổng viện Đại Học xưa của Đà Lạt chụp mấy tấm ảnh. Viện Đại Học chiếm một vị trí rất đẹp và, đặc biệt, là lối kiến trúc rất quý trọng phong cảnh tự nhiên, bây giờ đã khác. Có phải vì phát triển dân số, sinh viên quá đông nên trường phải xây cất thêm tràn ra cả cổng chính? Từ một kiến trúc bề thế đã biến thành tạp nhạp! Tầm nhìn hút mắt từ cổng ra Đồi Cù đã bị hàng rào kẽm chắn ngang, là hàng rào của sân golf bao bọc nguyên cả Đồi Cù, mà các ông bà lãnh đạo thành phố đã nhượng cho Đài Loan làm lãnh địa riêng!

???????????????????????????????

Từ Viện Đại học Đà Lạt chạy xuống hồ Xuân Hương tôi tạt vào Cung Thiếu nhi Thành phố. Cửa mở, cổng gác nhưng không thấy người, chắc vì hôm đó là ngày Quốc tế Phụ nữ, 8/3, nên mở cổng tự do? Vào bên trong, ngay phía tay phải, thì nhiều loa cột tạm bợ trên lưng chừng những cây thông nhỏ, đang inh ỏi tiếng hát, tiếng vỗ nhịp… và có khoảng 30 – 40 các em nhỏ chia làm nhiều nhóm, cùng sinh hoạt với các thầy cô dạy trẻ! Thường, khi nghe tiếng trẻ em hát là phút giây đẹp nhất, như được nghe tiếng chim hót, nhưng cảm giác của tôi lúc đó trái ngược! Cứ nao nao! Tại đây, trước kia là nơi rất trang nghiêm đến tĩnh lặng. Là Giáo Hoàng học viện! Nhìn qua phía trái lối vào, cái bồn khá lớn, hình tròn, có vòi phun nhưng không một giọt nước. Các cộng sắt trơ ra, đáy hồ đầy rác và đất, vườn hoa nhỏ đó với vài ghế đá để ngồi tĩnh nguyện bị bỏ hoang. Vào sâu hơn, qua khỏi các nhóm trẻ đang sinh hoạt, một dãy nhà trắng đồ sộ nằm ngang, như không được sơn sửa, nhưng vẫn còn rất bề thế với các ô cửa màu xám nhạt trên lầu. Hai lá cờ đỏ khá lớn đang rũ xuống giữa tòa nhà và cái sân rộng vắng người. Toàn cảnh thật nhếch nhác. Tôi đưa máy chụp. Một nhân viên áo sơ mi trắng, quần xanh từ trong đó bước ra, đi về phía tôi có vẻ hơi vội. Không muốn rắc rối, làm như vô tình, tôi quay ra cổng lên xe ôm! Sau đó, người quen cho biết thì ‘hình như’ đã có cuộc mặc cả qua rất nhiều giai đoạn nhưng cuối cùng Vatican phải chấp nhận để nhà nước VN chiếm đoạt học viện, đổi lại là phải nhận một miếng đất nào đó ở ‘cây số 6’, nghĩa là ‘di tản’ ra vùng ngoại ô!

Tôi cứ lấn cấn, nguyên cả một Đồi Cù tuyệt đẹp, là trái tim của thành phố thì đem sang nhượng cho nước ngoài, còn một địa danh tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn lại quyết sang đoạt! Nhà nước đã bất chấp thể diện mà chỉ muốn từng bước thực hiện cho bằng được toan tính loại dần ảnh hưởng của một tôn giáo lớn ra khỏi cộng đồng dân tộc thì liệu kết quả về lâu về dài sẽ ra sao? Tôn giáo là cột trụ để gìn giữ nền tảng đạo đức văn hóa xã hội mà bị gạt bỏ để thay thế bằng đủ thứ ‘tôn giáo’ quốc doanh, chỉ để phục vụ nhất thời cho chế độ, mà là thứ chế độ man rợ đã bị nhân loại ném vào sọt rác lịch sử, thì tương lai người Việt, văn hoá Việt sẽ về đâu?

(Tháng Tư, 2014)

 

© Đàn Chim Việt

Phản hồi