WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vì đâu nên nỗi?

Lý do mất miền Nam vào tay cộng sản đến bây giờ vẫn còn được tranh cãi, dù ai cũng thấy nguyên nhân chính là việc Hoa Kỳ bỏ rơi miền Nam VN.”Tiền đồn chống cộng” này không còn cần thiết nữa, sau khi Mỹ biết Trung Cộng vào thời gian đó không cóýđịnh và chưa đủ khả năng nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á. Những sửa soạn cho việc Mỹ rút khỏi VN đã được thực hiện với chương tình Việt Nam Hóa chiến tranh. Đến năm 1972, sau khi Cố vấn An ninh Kissinger và TT Nixon sang Tàu nói chuyện với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai thì ván bài đã được lật ngửa. Không đầy một năm sau, ngày 27-1-1973, Hiệp Định Paris chấm dứt chiến tranh VN được ký kết, với phần thua thiệt về phiá Nam VN, phần thắng lợi bất ngờ về phiá Bắc Việt, và Hoa Kỳ được “rút lui trong danh dự”.

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu kinh lý

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu kinh lý

Cầm bản dự thảo Hiệp Định đã được Mỹ và Bắc Việt phó thự (initial), Cố vấn Kissinger đi Sài Gòn bắt TT Nguyễn Văn Thiệu ký. Nếu TT Thiệu ký ngay thì chẳng khác gì ký vào tờkhai tử của chính ông và của cả miền Nam. Bản dự thảo coi như chung quyết (final draft) này dự trù TT Thiệu phải từ chức liền, trao chính quyền cho Hội Đồng Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc gồm 3 thành phần (Quốc, Cộng và thành phần thứ ba ở giữa). Hội đồng sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử để bầu lên một chính quyền mới cai trị miền Nam. Một điều khoản khác vô cùng tai hại là trong khi các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ và của các nước đồng minh (Đại Hàn, Úc, Thái, Phi Luật Tân) phải rút đi thì những đơn vị quân đội chính qui của Bắc Việt vẫn được quyền ở lại miền Nam.Dĩ nhiên TT Thiệu, Quốc Hội và chính phủ VNCH phản đối. Kissinger không thành công trong việc thuyết phục TT Thiệu. Ông ta giận dữ ra về và thề không trở lại Sài Gòn nữa. TT Nixon phải cử tướng Alexander Haig, Tổng Quản Trị (Chief of staff) Phủ Tổng Thống, qua Sài Gòn điều đình và làm áp lực tiếp. Cuối cùng Mỹ cũng phải thỏa hiệp không đòi TT Thiệu từ chức, không thay thế chínhquyền miền Nam bằng Hội Đồng Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc, nhưng giữ nguyên điều khoản không buộc quân đội Bắc Việt rút khỏi miền Nam, vì sợ cộng sản sẽ không nhượng bộđiều này. Kissinger phải đi điều đình lại với Lê Đức Thọ. Phiá cộng sản không chịu sửa đổi bản thảo Hiệp định, Mỹ phải dội bom Hà Nội và phong tỏa hải cảng Hải Phòng vào những ngày cuối năm 1972 để làm áp lực. Cuối cùng Hà Nội cũng phải nhượng bộ nhưng vẫn còn lời chán vì họ được giữ quân tại miền Nam để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm chiếm. Thế là Hiệp định Paric được ký vào ngày 27-1-1973.

Để buộc TT Thiệu phải làm theo ý Hoa Kỳ, TT Nixon dùng chiến thuật vừa dỗ vừa dọa. Một mặt ông viết thư cho TT Thiệu hứa hẹn tiếp tục gúp đỡ VNCH, trừng phạt cộng sản nếu vi phạm Hiệp định, một mặt ông chính thức hăm dọa “không muốn trường hợp TT Ngô Đình Diệm tái diễn”(Xem Palace Files và Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng). Những tài liệu liên quan tới những lời TT Nixon nói về TT Thiệu đã được giải mật và lưu trữ tại Thư viện Nixon ở Yorba Linda, California, cho thấy Nixon rất giận dữ trước việc ông Thiệu chống đối những điều khoản căn bản của bản dự thảo Hiệp định. Cuốn băng ghi âm từ 1973 dài 150 giờ và viết lại thành 30,000 trang đãđược giải mật vàđã được ông Hughes, nhà chuyên môn nghiên cứu các băng ghi âm của các tổng thống Mỹ, tiết lộ Nixon đã từng nói trong một phiên họp tại Bạch Ốc vềông Thiệu: “Tôi không rõ đe dọa đó có đủ hay không, nhưng tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì, kể cả cắt đầu của hắn nếu cần thiết” (cut off his head if necessary- Nguồn: BBCvietnam.com June 24, 2009). Dĩ nhiên, Nixon nói điều này trong lúc nóng giận nhưng cũng phản ảnh một phần sự thật. Chính tướng Alexander Haig cũng viết trong hồi ký là vào thời điểm đó, tên ông Thiệu thường được nhắc tới trong các cuộc thảo luận vàcó người đưa ý kiến ám sát ông Thiệu. Tướng Alexander Haig viết thêm: “Nixon rất mong muốn giải quyết chuyện Việt Nam cho xong và chia sẻ sự bực bội và tức giận như núi lửa của Kissinger đối với người đồng minh cứng đầu này (ám chỉ ông Thiệu) đã gây trở ngại lớn nhất cho ông trong việc kết thúc cuộc chiến” (1).

Dọa nhau như thế, nhưng Mỹđãkhông dám làm, vì không dại gì gây chuyện rắc rối mới khi sắp đến cuộc bầu cử nhiệm kỳ 2 của TT Nixon. Vì vậy thầy trò Nixon phải thuyết phục VNCH bằng những hứa hẹn trừng phạt những vi phạm Hiệp định và tiếp tục viện trợ cho Nam VN. Khi tiếp ông Nguyễn Phú Đức, Phụ Tá Ngoại Giao của TT Thiệu tại tòa Bạch Ốc, TT Nixon đã hứa sống hứa chết (he repeated his bedrock assurance) là sẽ bỏ bom Bắc Việt một cách nặng nề nếu Bắc Việt vi phạm hỏa ước (2). Về phần Ngoại Trưởng Henry Kissinger (nhận chức Bộ Trưởng Ngoại Giao ngày 22-9-1973) cũng viết trong hồi ký rằng chính TT Nixon, Bộ trưởng Quốc Phòng và các giới chức cao cấp của Mỹ đều xác nhận nhiều lần với ông Thiệu làchính phủ Hoa Kỳ sẽ buộc Bắc Việt phải tôn trong Hiệp định (3). Hứa như vậy chỉ là đểông Thiệu yên tâm ký một hiệp ước bất lợi. Thực tế, Mỹ chỉ muốn chấm dứt chiến tranh “trong danh dự”, có nghiã làlấy được tù binh về, rút chân khỏi vũng lầy VN, mặc cho Nam VN rơi vào tay cộng sản, trong một “khoảng thời gian coi được” (decent interval).Vì thế Hành Pháp bầy trò đề nghị Lập Pháp viện trợ cho Nam VN 700 triệu Đô-la. Lập Pháp lờđi. TT Gerard Ford lại yêu cầu viện trợ khẩn cấp 300 triệu. Quốc Hội lấy cớ nghỉ hè, không thể triệu tập phiên họp cứu xét. Một khi người ta đã quyết tâm bỏ cho chết luôn, làm sao có thể cho tiền để sống lay lứt thêm một thời gian nữa?

Sau khi miền Nam rơi vào tay cộng sản, ông đạo diễn phù thủ Kissinger mới viết vuốt đuôi “Lúc này tôi nghĩ tới một ông tướng VN nhỏ bé, một người yêu nước”. Ở một đoạn khác, ông viết:”Tôi có rất ít tình bạn cá nhân với ông Thiệu, nhưng nhìn ông theo đuổi cuộc chiến đấu một cách cô độc sau khi người Mỹ rút lui, tôi thấy mến phục ông ấy rất nhiều. Ông ít được thương hại, cũng cũng không được nhiềungười hiểu, nhưng những điều đó không ảnh hưởng gì tới nhân cách của ông” (4).

Đúng là những lời ai điếu để an ủi. Chính Kissinger đã tiên đoán với Nixon là sau 2 năm ký Hiệp định Paris, miền Nam VN sẽ sụp đổ. Các chính khách có thói quen chỉ đấm ngực nhận lỗi sau khi rời chức vụ. Về trường hợp Việt Nam, cựu Tổng Thống Richard Nixon viết cả một cuốn sách rút những kinh nghiệm sai lầm,No More Vietnams. Cựu Ngoại Trưởng Henry Kissinger viết hồi kýcó những đoạn xoa vuốt Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vàgần đây đãchính thức xin lỗi về những sai lầm của mình. Ông còn xác nhận trong khi Mỹ chấm dứt viện trợ cho miền Nam thì khối Xô Viết vẫn tiếp tục cung ứng đầy đủ các tiếp liệu cho Bắc Việt. Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Melvin Laird nói rằng các khoản viện trợ Mỹ dành cho VNCH đã bị cắt theo yêu cầu của các thế lực chính trị Mỹ, đưa tới kết qủa chung cuộc là chế độ miền Nam VN thua trận vào ngày 30-4-1975 (VOA 2-7-2007).

Khi nhìn thấy vấn đề thìđã trễ. Nhưng khi tại chức, họ chỉ nghĩ tới quyền lợi của nước họ, tới ghế ngồi vàdanh dự của cá nhân họ. Một tay cầm súng, một tay cầm túi Đô la, họ cứ bước lên đầu người khác màđi. Vì vậy, chúng ta phải nhớ, trong trường chính trị, không có đồng minh vĩnh viễn và cũng không có kẻ thù vĩnh viễn. Lý tưởng còn thay đổi huống chi chính sách. Khi nhu cầu đòi hỏi, họ có thểxoay đổi chính sách 180 độ, bất kể bao nhiêu tiền bạc và xương máu đã đổ ra. Tiền và mạng người được coi là những chi phí cần thiết cho một giai đoạn với một chính sách giai đoạn. Lúc phải tiêu là tiêu. Tiêu rồi không tiếc.

Dù quy trách nhiệm lớn nhất cho Hoa Kỳtrong việc mất miền Nam, chúng ta cũng phải tựnhận lỗi về những khuyết điểm của mình. Những tính toán sai của các lãnh đạo quân sự và  dân sự, nạn tham nhũng, lính ma lính kiểng, hối mại quyền thế…đều có xảy ra dù không ở mức độ trầm trọng như dưới chế độ cộng sản. Không thể chấp nhận những tệ nạn này nhưng chúng không làm mất nước khi ở một mức độ thấp. Dân miền Nam vẫn sống no đủ, tự do, xây dựng hiện tại và tương lai với đà tiến triển không ngừng. Tội nặng nhất phải quy vào những kẻ chỉ biết vụ lợi, những kẻ”ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”. Họ là những con buôn bán lén gạo và thuốc Tây cho cộng sản với giá cao. Họ là những người hướng về rừng với hoài cảm thời Việt Minh kháng chiến chống Pháp. Họ là những trí thức viễn mơ đề cao giá trị dân tộc và chống sự hiện diệncủa người ngoại quốc trên đất nước. Họ lý luận rằng cộng sản hay quốc gia đều là người Việt, chắc không xử tệ với nhau như người ngoại chủng xử với dân mình. Từđó, họ chống đối chính quyền quốc gia, gán cho mọi thứ xấu và sẵn sàng nghe theo những lời dụ dỗ của những cán bộ cộng sản nằm vùng. Họ là những người trẻ bịđàn anh phỉnh gạt bằng những lý luận sai lầm. Cuối cùng, họ là những người lãnh đạo tinh thần của một số tôn giáo đã vô tình hay hữu ý lẫn lộn chuyện đạo với chuyện đời, không phân biệt đấu tranh cho công lý với đấu tranh chính trị để lật đổ một chế độ hợp pháp, chưa kể mộ số tu sĩ là cộng sản nằm vùng khéo ngụy trang. Để cai trị một xã hội bị lũng đoạn như thế, chính quyền vẫn phải áp dụng những nguyên tắc dân chủ, hơi mạnh tay là bị kết án đàn áp, sửa đổi luật lệ cho hữu hiệu thì bị kết án độc tài. Có bàn tay cộng sản nhúng vào mọi chỗ mà nhiều người không biết, cứ tưởng mình đang tranh đấu cho hòa bình, tự do và quyền lợi của dân tộc. Chính những người như vậy đã tiếp tay cho cộng sản mau chiếm miền Nam.

Mất rồi mới tiếc. Mắt mở ra mới thấy mình lầm. Trong khi dân trong nước đang đấu tranh gian khổ đểđòi lại những quyền công dân và quyền con người đã bị cướp mất, đang vật vãđòi lại và giữ gìn những phần biển, đảo màông cha để lại, chúng ta ở hải ngoại đang làm gì? Còn bao nhiêu người nghĩ tới quê hương? Có bao nhiêu người dấn thân trong những hành động tranh đấu đòi công lý và nhân quyền cho anh em ruột thịt trong nước? Hay đa số chúng ta vẫn thờơ, coi  đó là việc của người khác? Có người còn tiếp tay cho những kẻ cầm quyền bán nước và hà hiếp dân dù chính họđã từng là nạn nhân.May mắn thay, vẫn còn nhiều người âm thầm tranh đấu, hay ít ra cũng âm thầm góp công góp của để yểm trợ những người tranh đấu. Họ thuộc đa số thầm lặng, chỉ lên tiếng khi cần. Vì sống trong những xã hội tự do, các đoàn thể của người Việt đua nở như nấm gặp mưa. Có những đoàn thể tốt nhưng cũng có những đoàn thể hữu danh vô thực, thùng rỗng kêu to. Có những người tốt nhưng cũng có những người chỉ thích danh lợi, thích làm lãnh tụ, mới làm chủ tịch một hội nhỏ xíu đã mơ và cư xử như một thủ tướng, bộ trưởng, dân biểu tương lai. Do đó sự đố kỵ và chia rẽ gia tăng, cộng thêm những bàn tay bí mật của cộng sản và tay sai nhúng vào quậy phá các cộng đồng. Trước những tệ nạn trước mắt, chúng ta vẫn không thất vọng khi thấy sau 39 năm, cộng sản vẫn chưa chiếm được một cộng đồng người Việt nào ở hải ngoại, chưa đưa được khối người Việt hải ngoại vào vòng chi phối và thần phục nhàđương quyền Hà Nội, dùcộng sản đã tốn bao công sức và tiền bạc để thi hành Nghị Quyết 36.

Kỷ niệm 39 năm miền Nam bị đặt dưới chế độ cộng sản, chúng ta cần thay đổi phương cách hành động. Chúng ta nên ý thức rằng việc trực diện đấu tranh với cộng sản phải làviệc của người trong nước, người ở ngoài chỉ có thể yểm trợ tinh thần, ngoại vận và phương tiện. Chúng ta không nên phí tiền bạc vào những việc phô trương bề ngoài. Hãy dồn phương tiện giúp anh chị em trong nước. Khi tranh đấu trong thời đại điện tử và thông tin nhanh chóng như hiện nay, họ cần phải có máy hình, điện thoại di động, computer… Khi ốm đau hoặc khi bị bắt vào tù, họ cần được tiếp tế lương thực và thuốc men, chưa kể những hoạt động khác đòi hỏi nhiều phương tiện hơn. Các đoàn thểở hải ngoại nên phối hợp trong việc phân phối sự yểm trợ cho trong nước để tránh tình trạng chỗít qúa, chỗ nhiều qúa. Hãy tạo thêm những đường dây liên lạc mới, tìm kiếm thêm những người dấn thân mới và giúp đỡ họ. Nếu làm được như thế, đồng bào trong nước sẽ lên tinh thần và phong trào tranh đấu có cơ lớn mạnh nhanh chóng vì có sự yểm trợcụ thểvà hữu ích của đồng bào ngoài nước.

Mong rằng ngày 30-4 năm tới, chúng ta sẽ có một nước Việt Nam đẹp hơn nước Việt Nam hiện nay.

_________________________________________________

(1) Alexander M. Haig, Jr., Inner Circle, tr 307, Warner Books, New York 1992

(2) Alexander Haig, sách đã dẫn, tr 306

(3) Henry Kissinger, Les Années Orageuses, tr 355, Fayard, France 1982

(4) Henry Kissinger, sách đã dẫn, tr365

 

 

16 Phản hồi cho “Vì đâu nên nỗi?”

  1. Vì sao thua says:

    Vì sao Việt Nam Cộng Hòa thua trong cuộc chiến ? Không ai có thẩm quyền để trả lời câu hỏi này khác hơn là chính các giới chức lãnh đạo Hoa kỳ :

    *** Tổng thống Nixon trong cuốn sách No More Vietnams đã viết: “Quốc Hội (Mỹ) đã biến thắng lợi thành thảm bại … Sự cắt giảm viện trợ quân sự làm tiêu tan khả năng tự vệ của Miền Nam. Quân Bắc Việt sửa soạn trận tấn công chót đúng vào lúc quân Miền Nam đang ở vào vị thế suy yếu nhất chưa hề có trong năm năm cuối cùng cuộc chiến: Họ bị trói tay vì không đủ săng dầu, đạn dược, do việc Quốc Hội bác bỏ các ngân khoản viện trợ.”

    (Nguyên văn: Congress proceeded to snatch defeat from the jaw of victory … It undercut South Vietnam’s ability to defend itself by drastically reducing our military aid … When the North Vietnamese Army poised to launch its final offensive, the South Vietnamese Army was in its weakest condition in over five years, reeling from the effects of congressional budget cut that had strapped it with severe fuel and ammunition shortages)

    ***Đài Voa ngày 2/7/07 đã tường thuật rằng cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Melvin Laird nói rằng các khoản viện trợ Mỹ dành cho VNCH đã bị cắt theo yêu cầu của các thế lực chính trị Mỹ, đưa tới kết qủa chung cuộc là chế độ miền Nam VN thua trận vào ngày 30-4-1975 .

    *** Nhân Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại New Orleans, Louisiana vào năm 1987,Đại Tướng Westmoreland đã tuyên bố :“Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn.” (On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys) .

  2. Anh hùng thời loạn says:

    40 năm rồi, anh em xa xứ vẫn còn tư tưởng chống đối là sao? 40 năm, một khoảng thời gian đủ làm cho mọi chuyện đã an bài, không chỉ về bộ máy chính quyền mà còn là tiếng nói với năm châu. Đâu ai phủ nhận XHCN Việt Nam nữa đâu mà anh em cứ xoi mói quá khứ làm gì, để vớt vát cái gì chứ? Đúng là thời buổi bây giờ,lạm phát, tham nhũng đi sâu vào huyết quản người lãnh đạo nhưng không vì thế những người dân bình thường như chúng tôi lại muốn đất nước mình rối ren, lại muốn con cháu mình cầm súng. Hòa bình luôn là điều thiêng liêng nhất đối với chúng tôi, dù kinh tế có khó khăn, cuộc sống có muôn vàn vất vả đi nữa. Điều chúng tôi hy vọng bây giờ, không phải là thay đổi thể chế, thay đổi lãnh đạo, mà là chúng tôi luôn mong mỏi được sống trong yên bình. Chế độ dù có tồi tệ đi chăng nữa nhưng chúng tôi vẫn tin sẽ có một nhà lãnh đạo có tâm, có tài để đứng lên tạo dựng lại bộ máy chính quyền đang đi lệch hướng mà Bác Hồ đã gầy công xây dựng. Kẻ thù chung của chúng ta là bọn TQ tham lam, tiểu nhân chứ không phải là anh em chung ta cùng một dòng máu Lạc Hồng. Anh em xa xứ hãy góp sức cho đất nước thay đổi, xứng đáng với tổ tiên chúng ta đã đổ xương máu giành được.

    • Tien Ngu says:

      Cò à,

      Mở con mắt…hí lên em.

      Đất nước Việt Nam, bao lâu còn bị Cộng láo tiếm quyền cai trị, hát…tự sướng, là còn bị người Việt Nam yêu thích tự do chống đối…

      Nói chi…40 năm, 100 năm hay một ngàn năm sau, vẫn phải…nhổ phẹt phẹt vào cái láo của cộng sản.

      Vì cái láo của chúng, mà toàn dân…đau khổ, nhục nhã, nhiều đời.

      Tư bản ở các xứ tự do, họ không…care, dưới mắt của họ, đâu dể…kiếm tiền, là họ nhào vô. Chính phủ họ không nhìn nhận cái nước Việt Nam Cộng…láo, họ sẽ…không nhào vô đó kiếm thế lợi dụng mần ăn được. Không nên khoe là Cộng láo đã được năm châu công nhận. Khi cần, năm châu sẽ…co giò, đạp vô mặt, hoặc quay lưng 180 độ…

      Việt Nam dưới sự…xiết bù long của lũ Cộng, có em nào anh hùng mấy, cũng không có đất dụng võ.
      Người có tài, có đức, có lương tâm, nhân cách đàng hoàng, không ai…ra nghề cho chính quyền Cộng láo cả. Chỉ có những em…bất lương, bất chấp nỗi nhục phải sống với láo của người VN, mới hợp tác với Cộng mà kiếm sướng cho bản thân và gia đình mà thôi…

      Trưỡng công an xã cũng xây được biệt thự, nói chi đến huyện uỷ, thành uỷ, tỉnh uỷ…, toàn nà quỉ không hè. Lương công chức của chúng là bao nhiêu một tháng, một năm?

      Trình độ của chúng thì ra sao?
      Thưa, 90% là…bằng tại chức, hay nhờ mánh mà có bằng cấp…

      40 năm dưới tay cộng sản, dan6…èo ọt, nô lệ, tuột quần nhục nhả.

      Xây dựng…kém chất lượng, mau xuống cấp; hổng mấy thì nay xây, mai…xụp. Bệnh tật xụt xùi lấy lất, đều chờ…tình thương mến thương từ…quốc tế…

      Chuyện, ai cũng thấy.

      Vậy, chuyện cò mồi Cộng láo, giả dạng…anh hùng, nói dóc, có…ru em được nữa không?

      Nốp! Never…

    • Hòa giải để hóa giải says:

      Dư lợn viên đọc nhá :

      20-4-2014 – ( Trích ) :… sẽ “xây dựng đền tưởng niệm 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam anh dũng hy sinh trong trận Gạc Ma.

      Nhà cầm quyền CSVN hàng năm tổ chức tưởng niệm các người lính chết trận tại Trường Sa nhưng lờ chuyện tưởng niệm những người đã chết trận khi bảo vệ quần đảo Hoàng Sa là sĩ quan và binh sĩ VNCH.

      Tuy tiến bộ hơn trước, công khai thừa nhận sự hy sinh của 74 tử sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa là để “bảo vệ tổ quốc”, kêu gọi ủng hộ để hỗ trợ thân nhân của họ nhưng chế độ Hà Nội vẫn cố tình phân tuyến khi xác định đối tượng tưởng niệm.

      “Đền tưởng niệm” sẽ chỉ dành cho 64 sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã tử trận khi bảo vệ đảo gạc Ma ở quần đảo Trường Sa. Không có chỗ cho 74 tử sĩ Việt Nam Cộng hòa. Bất kể chương trình này được xem là nhằm “thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc”.

  3. Nguyễn Văn says:

    Yêu nước thì ai cũng yêu!? Nhưng nói yêu nước mà không thương dân thì có phải là người yêu nước? Vậy ai mới đích thực là người yêu nước? Người yêu nước là người biết thương dân, lo cho dân và được dân thương lại. Đó mới đích thực là người yêu nước; và một chính quyền cầm quyền cai trị dân cũng vậy.

    Tại sao cộng sản Bắc Việt xâm lăng đánh phá Miền Nam liên tục trong 20 năm nhưng vẫn không thắng?
    Tại sao với sự viện trợ vũ khí ồ ạt từ Trung-Xô mà cộng sản Hà Nội vẫn không chiếm được một tấc đất của Miền Nam?
    Tại sao gián điệp cộng sản, tay sai, cò mồi, nằm vùng, hoạt động đầy Miền Nam, và ngay cả cơ quan đầu não phủ tổng thống mà vẫn không chiếm được Miền Nam?

    Nhưng tại sao chỉ sau khi ký Hiệp Định Paris thì Miền Nam sụp đổ?

    Tất cả các câu hỏi trên cho thấy cộng sản Hà Nôi chiếm được Miền Nam không phải vì tài giỏi mà chỉ là một sự may mắn. Một điều thấy rõ là khi Mỹ còn ủng hộ thì Miền Nam còn đứng vững, nhưng khi Mỹ bỏ thì mất. (Một bài học cho dân tộc VN). Nhưng Hà Nội cũng chỉ là một con tốt trên bàn cờ thế giới, Bắc Việt cũng chỉ là một nhà nước tay sai ngoại hạng, biết dùng xương máu thanh niên Miền Bắc phục vụ bá quyền và quyền lợi cộng sản quốc tế.

    Cộng sản Bắc Việt đã may mắn thắng cuộc chiến và nắm trong tay tương lai đất nước dân tộc, đoạt được tất cả những gì muốn đoạt; hòa bình, độc lập, chủ quyền, tự do … và đảng tuyên truyền hứa hẹn sẽ xây dựng lại một tương lai người dân hạnh phúc, ấm no bằng mười, bằng trăm lần trong chiến tranh nghèo khó. Nhưng khi cầm quyền cai trị thì không muốn dân có tự do và đất nước có độc lập mà chỉ muốn đất nước làm nô lệ ngoại bang. Đảng cai trị đất nước hoàn toàn đi ngược lại ý dân và quyền lợi dân tộc. Trong 39 năm đảng cộng sản VN cầm quyền, chỉ có giai cấp thống trị của đảng là cơm no áo ấm còn dân nghèo vẫn phải bán trôn nuôi miệng. Sau 39 năm hòa bình cầm quyền, đảng lộ nguyên hình là một đảng cướp và là một nhà nước buôn dân bán nước. Thế giới ngày nay nhìn con người VN với ánh mắt không có thiện cảm mà thay vào đó là sự canh chừng khinh bỉ mỗi khi người Việt đi tới đất nước họ. Vì đâu nên nỗi này? Đảng có còn gì để ngụy biện khi cả thế giới đối xử người Việt mình như thế?

    Bài viết nhắc lại quá khứ là để rút tỉa kinh nghiệm cho tương lai. Nhưng bài học đau thương bị ngoại bang bỏ rơi này đảng cộng sản Việt Nam vẫn chưa thông mà vẫn tiếp tục ngày đêm đang lập lại.
    Chẳng riêng hai miền Nam Bắc VN trong chiến tranh mà quốc gia nào cũng vậy. Dựa vào ngoại bang để hy vọng kéo dài sự sống hay để tồn tại cầm quyền lâu dài là điều thiếu khôn ngoan không thực tế; nó chỉ là sự cầm quyền lệ thuộc ngoại bang và đất nước chẳng bao giờ giàu mạnh hay có tự do độc lập.
    Nhà cầm quyền VN hãy học bài học tự lực cánh sinh, hãy biết thương dân và lo cho dân và cùng dân bảo vệ chủ quyền đất nước. Đừng bao giờ nói yêu nước mà không nhìn đến dân. Chẳng có quốc gia nào, chẳng có chế độ nào đánh mất lòng tin nơi dân mà tồn tại. Bài học này phải nhớ đừng quên.

  4. TBA says:

    Điều quan trọng hơn nữa là sau khi chiếm trọn miền Nam thì người cộng sản đã trả thù chính dân tộc mình, đó là lý do câu chuyện của ngày 30-4 có thể nói là không bao giờ phai tàn trong tâm trí người Việt hải ngoại ở mọi lứa tuổi. Người Việt hải ngoại ghi nhớ sự kiện lịch sử này trong nỗi uất hận mà đáng lẽ với thời gian 39 năm vết thương đã có thể lành…Nhưng không, vì cho đến ngày nay sau 39 năm người cộng sản vẫn không hề có thái độ hoà giải với đồng bào trong nước, với các tôn giáo mà họ chỉ chăm chăm muốn hoà giải với người Việt hải ngoại, như vậy rõ ràng đây là mưu đồ chính trị chứ không phải là thực tâm hoà giải. Những người cs nên nhớ rằng chỉ khi nào họ hoà hợp được với đồng bào trong nước, trả lại đất đai chiếm dụng bất hợp pháp, thả hết tù nhân lương tâm, chấp nhận tự do báo chí, tự do thành lập hội đoàn, đảng phái thì lúc đó mới thực sự có được sự hoà hợp hoà giải.

  5. Thanh says:

    Tôi là đảng viên đảng cộng sản ma con không chịu đựng được chế độ cs nay nữa. Mong sao sớm dân tộc hết lầm than!

    • không quốc không cộng says:

      Thay “cộng sản” bằng “quốc gia” thì việt nam cũng chẳng khá lên đâu. lên mạng coi “quốc” với ” cộng” chửi nhau như hàng tôm hàng cá thì tốt nhất dẹp cả quốc lẫn cộng. xây dựng vn mới trên những giá trị tiến bộ của loài người

  6. Nguyễn Thế Viên says:

    Biến cố đau thương 30/4/1975 là hậu quả cuả “Tôi làm tôi mất nước” cuả tất cả người Miên Nam chúng ta:
    - Bọn quân phiệt và tham ô coi vận mạng cuả Tổ Quốc – Đồng Bào nhẹ hơn sinh mạng và phú quý cuả cá nhân và gia đình chúng. Biết HĐ Paris sẽ đưa đến mất nước chúng vẫn ký kết để được quan thầy đưa bản than và gia đình trốn chạy kịp thời (Đa số gia đình và cá nhân các nhà lãnh đạo quân phiệt được HK đưa đi an toàn trước ngày 30/4/1975)
    - Quân, dân, cán chính VNCH đã cam chịu để bọn nêu trên muá gậy vườn hoang, muốn làm gì thì làm. Hoặc chăng có một số it đấu tranh chống bọn đó, nhưng chưa đủ.
    Ngày nay vẫn còn không it kẻ mơ hồ hãnh diện về quá khứ không lấy gì làm vinh dự (tham ô, ơnn huệ với kẻ bán nước hại dân). Hảy hãnh diện là chiến sĩ và dân VNCH sáng ngời chính nghiã chống cộng an dân. Chúng ta không phải và khác xa bọn quân phiệt và tham ô.
    Nguyễn Thế Viên

    • Tien Ngu says:

      Trật!

      Cho chỉ là cái nhìn của các anh…mắt hí, tiểu nhân, ganh tị, bỉ ổi, hẹp bụng…

      Quân phiệt miền Nam, ổn định được xã hội chính trị lộn xộn, âm mưu gây chia rẽ, làm suy yếu nội lực…

      Các anh không…quân phiệt, đã không làm được điều đó sau khi lũ nịnh, mắt hí, cắt cổ anh em ông Diệm. Tự cho chúng…bảnh hơn, sẽ dìu dắt miền Nam VN ngon lành hơn thể chế…gia đình trị. Nhưng chuyện, đã trở thành chuyện…phong thần bán bánh kẹp, hại bạn, hại dân, hại nước, tàn tệ nhất trong lịch sử.

      Quân Phiệt miền Nam, có nhiều tướng tài, tận tâm tận lực phục vụ cho đến…chết…

      Ngô quang Trưỡng, Nguyễn Khoa Nam, Lê văn Hung, Trần văn Hai…
      Chẳng qua là…không gặp thời, đành…ngậm ngùi nơi chính suối.

      Trong loạn lạc, Cộng quân tấn công phá hoại hằng ngày, nhiều chổ hở không kiểm soát được, dĩ nhiên là có thành phần…thừa nước đực thả câu, tham ô, hách dịch…
      Cộng láo và các anh mắt…hí, tiểu nhân ganh tị, khai thác cái điểm yếu này để sĩ vã…quan phiệt, dành…chính nghĩa láo.

      Tuy nhiên, người…sáng mắt, ai cũng phải nhìn nhận rằng, Việt Nam là một….nhược tiểu, bị cộng sản liên tục phá hoại nhiều năm, nội lực tan tành. Sự sống còn buộc phải dựa vào…trợ giúp quốc tế, chính yếu là từ Mỹ.

      Khi Mỹ chưa….tháo chạy, vũ khí tài lực nhân lực còn bơm vào miền Nam điều đặn, Cộng đánh cở nào, bất thần dùng toàn lực, rồi…cũng chạy. Quân Phiệt…ngon lành, không ai chửi bới (ngoại trừ Nguyễn cao Kỳ và đàn em Dâm Tiên)

      Khi Mỹ…tháo chạy, một…cắc cũng không viện trợ cho mày nữa, quân Phiệt có ngon lành như…68-72, cũng đành chịu chết với cả khối Cộng nó xúm lại bơm cho Cộng láo VN tấn công.

      Cha ai chịu nỗi?

      VN bị mất vào tay cs, đổ thừa cho…quân Phiệt, sĩ vã quân Phiệt, là một điều…bất lương, đối với các tay quân phiệt…Nguyễn văn Thiệu, Nguyễn Khoa Nam, Lê văn Hưng, Trần văn Hai, Ngô quang Trưỡng…vân vân.

      Quân dân VNCH biết thòi thế, không có chuyện…đổ thừa.

  7. Người góp ý says:

    Nhắc lại quá khứ thêm buồn ,tại thằng Mỹ hết thảy .Nếu miền Nam nhận viện trợ vũ khí đầy đủ thì bọn CS còn lâu mới lấy được miền Nam ,nói chính quyền miền Nam này nọ hay sự phá rối của bọn “ăn cơm quốc gia thờ ma CS” thật không đáng để ý .Mỹ vì đại cục nên bỏ rơi miền Nam .Thử nhìn lại Tết Mậu thân xem CS thất bại ra sao trong khi lính miền Nam đi nghĩ phép gần hết nhưng CS có chiếm được tỉnh thành nào không hay bộ đội MTGPMN chết như rạ ?

  8. lequan says:

    Một ông vua xứ dầu Trung đông hứa cho TT Nguyen van Thiệu vay 500 triêu dollars , nhưng ông vua chết nên NVT đành bại trân . Viết điều này muốn nói với mọi người một điều đơn giản mà hình như không ai chịu hiểu . Miên nam thua trân lý do that đơn giản vì không có tiền . Nếu có tiên NVT có thể nói với Mỹ ” tôi cần sung , tiền đây ” nếu Mỹ không bán ( chuyên khó xảy ra , bởi vì với tài phiệt thì tiền là quan trong nhất ) thì mua chỗ khác . Thí dụ trong tay bạn có 1000 tỉ dollars , tôi tin rang bạn có thể ấn định được ngày đất nước trở lại tự do no ấm .
    Các trí thức , các nhà chính trị việt kiều luôn cho rang viêc đấu tranh với cộng sản là của người trong nước , nòi như vậy chỉ là trốn tránh trách nhiệm . Việc đấu tranh cho đất nước tự do dân chủ là bổn phận của tất cả công dân VietNam không phân biệt trong hay ngoài nước .
    Hơn 3 triệu Việt kiều , năm 2013 gửi về VN 11 tỉ dollars , nều chúng ta có một tổ chức đủ khả năng hướng dẫn cuộc đấu tranh thì ngày đất nước dân chủ đã đến với chúng ta .
    Tiếc thay các tổ chức đấu tranh chỉ có cơ sở thương tang , còn hạ tang thì là số không , chỉ là thứ cơ hội chủ nghĩa . Chúng ta ,quần chúng cần phải trưởng thành để theo đuổi cuộc đấu tranh dân chủ cho đất nước .

  9. KBC Vietnam says:

    Ông Mạc Giao ý kiến bác rất hay và chính xác, đoàn thể hửu danh vô thực chả làm chó gì có lợi cho cộng đồng, nhân đây cũng xin hỏi tác giã ông lấy cơ sở nào mà ông lại đánh giá quá đúng như vậy ?, có khi nào ông lấy bản thân ông ra để viết về người khác không ?và có khi nào ông nằm trong một đoàn thể nào đó với cương vị một thành viên không ? , hay lúc nào cũng muốn nắm các chức vụ ăn trên ngồi trước như chủ tịch ,cố vấn vv.vv, 39 năm cũng là bài học quá dài cho người việt hải ngoại phải biết làm gì ,nếu như mình muốn làm và còn nghĩ đến đất nước Việt nam , Thùng rõng kiêu to đúng tôi cãm thấy xấu hổ và xót xa với những người từng một thời hô to Như Phạm Duy , Cao Kỳ , nay Đến Khánh Ly chống cộng , Trong đấu tranh tự do dân chủ cho Việt nam có nhiều cách khác nhau mỗi người có một sáng kiến suy nghĩ và hành động khác nhau trong hành động của họ chúng ta rất khó phán xét nhưng thực tế hành động của các bác nói trên có phải là luồng gió mới mang về dân chủ cho việt nam , hay là họ đã trúng liều thuốc độc nghị quyết 36 của đảng cộng sản việt Nam áp dụng tuyên truyền chống phá chia rẽ
    người việt Hải ngoại.nếu thật sự họ đã trúng độc trở cờ thì chẳng khác nào tất cả điều là cá mè một lứa.

  10. says:

    Tác giả Mặc Giao nói

    “Cầm bản dự thảo Hiệp Định đã được Mỹ và Bắc Việt phó thự (initial), Cố vấn Kissinger đi Sài Gòn bắt TT Nguyễn Văn Thiệu ký. Nếu TT Thiệu ký ngay thì chẳng khác gì ký vào tờ khai tử của chính ông và của cả miền Nam. Bản dự thảo coi như chung quyết (final draft) này dự trù TT Thiệu phải từ chức liền, trao chính quyền cho Hội Đồng Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc gồm 3 thành phần (Quốc, Cộng và thành phần thứ ba ở giữa). Hội đồng sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử để bầu lên một chính quyền mới cai trị miền Nam.”
    (ngưng trích)

    Tác giả Mặc Giao nói sai lịch sử hoàn toàn, trước tháng 10-1972 CSBV khăng khăng đòi Mỹ phải rút quân vô điều kiện, cắt viện trợ VNCH, Thiệu phải ra đi, thành lập chính phủ Liên Hiệp… nói tóm lại coi như đòi Mỹ và VNCH phải đầu hàng
    Nhưng tháng 10-1972 CSBV đã nhượng bộ vì họ thua trận mùa hè đỏ lửa. Họ không đòi loại bỏ ông Thiệu, không đòi Liên hiệp chỉ có Hội đồng hòa giải (không có thực quyền) nhưng vẫn được đóng quân ở lại
    Bản dự thảo ký thượng tuần tháng 10-1972 không có khoản bắt Thiệu phải ra đi, không có điều khoản tổ chức tổng tuyển cử. Ông Thiệu chống đối vì BV vẫn được đóng quân ở miền nam
    Hòa đàm bế tắc từ đó cho tới cuối tháng 1-73 hai bên ký kết, Hiệp định Paris ký ngày 27-1-73 tựu chung vẫn là bản Dự thảo có từ tháng 10, mặc dù Mỹ oanh tạc BV dữ dội cuối 1972 nhưng bản Dự thảo vẫn như thế, Mỹ và VNCH không đòi thêm được gì
    Đề nghị tác giả nên đọc nhiều sách về giai đoạn này (No Peace No Honor, No More Vietnams, Years of Renewal, Kissinger a Biography…)
    Viết về lịch sử mà viết sai sẽ rất tai hại, loan truyền những dữ kiện sai lịch sử vô tình bóp méo hoặc xuyên tạc lịch sử

Phản hồi