WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Báo Đức: Vợ Nhập Cảng

(Bài „die gekaufte Braut“ đã đăng trên tuần báo „Die Zeit“ ngày 09 tháng 4 năm 2014 – Khuê Phạm ***)

Mỹ Nga lược dịch

Một đám cưới tập thể của các chú rể Hàn Quốc và các cô dâu Việt Nam (ảnh KT) VOV

Một đám cưới tập thể của các chú rể Hàn Quốc và các cô dâu Việt Nam (ảnh KT) VOV

Vấn nạn “thiếu trẻ con“ vẫn là một đề tài nóng bỏng làm bận tâm hai quốc gia Đức và Nam Hàn không ít. Nhưng thay vì chọn con đường “dài hạn“ bằng cách đầu tư vào những biện pháp cụ thể để khuyến khích việc sinh đẻ như cấp thêm tiền phụ cấp cho cha mẹ có con nhỏ hay mở thêm các vườn trẻ để bảo đảm trẻ em nào cũng được nhận vào nhà trẻ như chính phủ Đức đang ráo riết thực hiện, thì Nam Hàn trái lại, họ chọn con đường “ngắn hạn“, bằng cách “nhập cảng“ các cô gái trẻ từ Việt Nam đem vào nước, như câu chuyện của cô bé Mai* sau đây.

1. Môi giới

Không bao giờ Mai nghĩ đến việc chọn một người chồng có nhiều điểm tương đồng với mình. Mẫu người chồng lý tưởng của cô không có những đồng cảm hay một hấp dẫn đặc biệt gì với cô, anh ta chỉ đơn thuần là một người ngoại quốc, có tiền, anh ta sẽ cứu vớt cô ra khỏi cuộc sống nghèo nàn hiện nay. Mang tâm trạng đó, năm 2013, Mai đã đứng xếp hàng dài chung với hàng trăm các cô gái khác ở một ngoại ô nào đó của thành phố Hải Phòng để chờ tới phiên mình được kêu vào „casting“, để được phỏng vấn và được chọn ….

Sáng hôm ấy, Mai mặc một cái áo chemise trắng, quần jean, mang giày thể thao, không phấn son trang điểm như thường lệ. Mai có làn da ngăm ngăm đen, tóc cột đuôi ngựa buông thỏng phía sau, mái tóc trước trán lòa xòa cả vào mắt, sống mũi của cô hơi bèn bẹt, đôi mắt cũng không lấy gì làm to cho lắm. Cô đã đứng chờ trước cửa một Hotel để được gọi vào phỏng vấn: ở đây các cô sẽ được đem ra trình diện như một cô dâu với các ông chồng tương lai người Nam Hàn.

Được gọi vào cùng lần với 2 ứng cử viên khác, Mai bước vào một căn phòng họp của Hotel. Trong phòng, đằng sau một cái bàn khá dài kê ở giữa phòng là 6 người đàn ông, những người này đã từ Nam Hàn bay sang Việt Nam và sẽ ở lại VN đúng 4 ngày. Ngoài 6 ông Nam Hàn ra còn có thêm một bà là nhân viên của văn phòng môi giới, có nhiệm vụ điều khiển buổi „casting“, kiêm luôn cả phần thông dịch.

Bà ta chỉ tay vào Mai và giới thiệu với cử tọa:

- Cô này 23 tuổi, có 1 em trai, cha mẹ cô là dân làm ruộng.

Quay sang các ông „giám khảo“, bà ta giới thiệu một người dáng dấp tuy hơi cục mịch nhưng khuôn mặt có vẻ khá thân thiện:

- Ông này tên Sang-Hoon Lee**, 43 tuổi, làm việc ở một hãng sản xuất, sống một mình và lương bổng khoảng 3000 Dollar một tháng.

Sau đó bà thông dịch lại, rồi chỉ tay vào Mai, đoạn hất hàm hỏi người đàn ông vừa mới được giới thiệu:

- Ông có bằng lòng lấy cô này làm vợ không ?

Anh ta gật đầu. Thế là Mai được mời ngồi lại, hai cô bạn đi cùng Mai lúc nãy líu riú bước ra khỏi phòng. Không để mất thêm thì giờ, bà môi giới hỏi ráo hoảnh rằng Mai có chịu nhận Sang-Hoon Lee làm chồng hay không.

- Vâng, tôi chịu, nhưng tôi có một câu hỏi. Mai mau mắn trả lời

- Hỏi cái gì ?

- Thế sang đó chồng tôi có cho phép tôi đi làm hay không ?

- Đừng hỏi ba cái chuyện vớ vẩn như thế !!!

Quay sang Sang-Hoon Lee, bà ta “thông dịch“ ngắn gọn rằng Mai đã ưng thuận nhận lời làm vợ ông ta. Sau đó bà giải thích một hơi cho cả đôi bên hiểu, phải nộp những giấy tờ gì cũng như thủ tục đơn từ ra sao: từ thủ tục lập hôn thú, cần giấy chứng nhận đã học tiếng Đại Hàn, cho đến giấy khám sức khỏe cũng như chiếu khán xuất ngoại….

Mọi sự viện diễn biến quá nhanh, nhanh đến độ Mai không có nỗi một chút thì giờ để nhận ra rằng mình vừa mới trao cuộc đời mình vào tay một người đàn ông xa lạ chưa hề quen biết trước đó.

Bước nhanh ra khỏi Hotel, Mai rút trong túi điện thoại cầm tay và gọi cho mẹ:

- Con sẽ lấy chồng, chồng con là người Đại Hàn !

Bà mẹ hoàn toàn không hay biết gì về cuộc phỏng vấn môi giới hôn nhân vừa rồi. Nhưng bây giờ, dù có muốn than vãn hay muốn la mắng con gái cũng đã quá muộn, bà không thể lay chuyển ý định của con gái bà nữa vì Mai đã được “trúng tuyển“ trong số bao nhiêu cô gái cùng hoàn cảnh. Sẽ không còn bao lâu nữa, con gái bà sẽ rời khỏi VN, cái “chiến thắng“ vẻ vang đó không bao giờ Mai để cho vuột khỏi tầm tay.

Trong một gian nhà nhỏ của một thôn làng hẻo lánh VN vào một ngày cuối năm 2013, Mai đã ngồi kể lại cho tôi nghe về cái ngày đầu tiên Mai gặp gỡ người chồng tương lai của mình, thời gian vào khoảng mấy tháng trước đó. Căn nhà nhỏ chỉ vỏn vẹn một gian với bốn bức tường gạch bao quanh, giăng ngang giữa nhà là sợi giây phơi quần áo với vài ba cái áo cánh mỏng. Bên cạnh nhà phía bên ngoài là một cái hố nhỏ: một nhà cầu của gia đình!

Trong ngôi làng nhỏ bé đó Mai đã lớn lên, đã năm này qua tháng nọ lo việc chăn trâu, gặt lúa cực khổ ngoài ruộng. Trong căn nhà này Mai đã sống chung với cha mẹ và em trai của cô, nhưng không bao lâu nữa cô sẽ khỏi nơi đây.

Một chồng sách tiếng Đại Hàn nằm chỏng chơ trong thùng carton, chỉ vài tuần lễ nữa thôi Mai sẽ sang Nam Hàn với chồng.
Cha mẹ Mai chân mang đôi bốt bằng cao su, quần rộng thùng thình, và áo bằng vải thô. Mai thì ngược lại, cổ tay với chiếc đồng hồ lóng lánh ánh bạc, quần Jean bó chẽn, áo T-Shìrt với hàng chữ „American Eagle 5. Atlanta. New York“. Đó là bộ quần áo kẻng nhất của Mai, món quà tặng của người chồng sắp cưới.

Làng quê của Mai cách Hà Nội khoảng 100 cây số. Con đường từ Hà Nội dẫn về làng của Mai là một con đường hư nát, đầy nước cống rãnh ứ đọng. Hai bên đường lèo tèo vài ngôi chợ lộ thiên với những hàng quán bán thịt cầy, thịt chuột, con đường cũng chạy ngang qua những cơ xưởng chuyên sản xuất hàng ngàn cái T-Shirt hay những đôi giày thể thao, điện thoại cầm tay cũng như sản xuất màn hình (Monitor) quảng cáo cho các con đường buôn bán sầm uất của các nước kỹ nghệ tân tiến trên thế giới.

2. Em là một cô gái quê, làm sao dám mơ tưởng chuyện viễn vông?

Nam Hàn là một trong những quốc gia giàu có trên thế giới. Trong bốn thập niên vừa qua bộ mặt xã hội của Nam Hàn đã thay đổi khá nhiều. Trong đó, nhiều người đàn bà Nam Hàn đã đạt được một cuộc sống mà ngày trước chỉ dành riêng cho thế giới đàn ông: họ được theo học đại học, rồi họ trở thành Bác Sĩ, Luật sư, đứng đầu các phân bộ trong các hãng xưởng họ làm việc, họ kiếm ra nhiều tiền, họ tạo dựng sự nghiệp vẻ vang. Nhưng họ rất ít sinh con.

Ở Đức, tuổi trung bình ngày nay là 46, ở Nam Hàn con số này nằm ở khoảng 40, ở Mỹ khoảng 37. Tuổi trung bình của các nước kỹ nghệ giàu có càng ngày càng cao.

Để nâng cao con số sinh sản trong nước, chính phủ Đức đã áp dụng chính sách phụ cấp cho những cha mẹ trẻ chịu sinh con cũng như lập thêm nhiều nhà giữ trẻ.

Nam Hàn cũng bị cấn cái vấn đề này, nhưng quốc gia này dùng một phương pháp khác: họ cho „nhập cảng“ đàn bà Việt Nam. Chính phủ Nam Hàn chiêu dụ các cô Việt Nam bằng cách cho tổ chức các khóa học tiếng Đại Hàn không tốn tiền cũng như tài trợ cho các cô theo học các trường dạy nghề như uốn tóc hay làm thẩm mỹ. Họ còn tặng không cả vé máy bay để các cô Việt Nam có thể về thăm gia đình một cách thường xuyên.

Hiện nay ở Nam Hàn có khoảng 50.000 các cô Việt Nam sang đây lấy chồng Nam Hàn, con số này mỗi năm mỗi tăng. Đối với các cô VN, lấy chồng Nam Hàn là cả một sự nghiệp to lớn vĩ đại!

Việt Nam là một quốc gia “trẻ”, tuổi trung bình khoảng 28,7. Ngoài đường phố, bạn có thể nhìn thấy nhiều trẻ em và thanh thiếu niên. Đàn bà Việt Nam không cảm thấy bị gò bó cấn cái gì lắm nếu có hơn một đứa con.

Sau khi nghỉ học lớp phổ thông, Mai đã dọn vào ở một chung cư và theo học nghề „kỹ thuật điện tử“. Tốt nghiệp xong, Mai làm việc một thời gian ngắn trong một hãng sản xuất của Nhật, với mức lương cố định hàng tháng khoảng 70 Euro, một đồng lương mà cô không biết làm cách nào khác để có thể thay đổi.

Khi Mai được người quen cho biết có ngưòi chuyên giới thiệu mối mai lấy chồng ngoại quốc, cô đâm ra trở nên tò mò. Xã hội VN thường đánh giá người con gái không có chồng hay sống đời sống độc thân rất thấp, giá trị của cô ta chỉ còn lại một nửa. Cách đánh giá đó cũng dành cho người bị chồng ly dị, dù cho người chồng là một người nghiện ngập hoặc hay đánh đập vợ con. Cái thành kiến bất công đó thường chỉa mũi dùi vào những người con gái không thuộc thành phần giàu có hay trí thức. Đối với một người con gái nghèo sống ở thôn quê, tình yêu trai gái, vợ chồng là một xa xỉ phẩm.

Lấy chồng thì đằng nào Mai cũng phải lấy. Vậy thì tại sao cô lại không tìm cách lấy cho mình một ông chồng ngoại quốc, người Đại Hàn?

Trên thực tế, Mai chưa biết một chút gì về Hàn quốc, chỉ trong thời gian cô còn ở trong chung cư để học nghề, thỉnh thoảng cô cũng có xem một vài phim bộ của Đại Hàn, những phim bộ rất được người Việt yêu chuộng và bao giờ cũng đưa hai bộ mặt tương phản của cuộc đời: một anh con trai con chủ hãng, vừa giàu có vừa đẹp trai, đem lòng yêu một cô nhân viên trong hãng làm việc rất chăm chỉ nhưng chỉ mắc cái tội nghèo, cuối cùng chàng cũng lấy được nàng. Câu chuyện nào cũng có một cái kết luận rất có hậu trong một khung cảnh nhà cao cửa rộng, xe hơi bóng nhoáng với những bộ quần áo thật đẹp.

Từ ngày mơ được lấy chồng ngoại quốc, Mai đã phải dành dụm mãi mới có được 170 Euro để trả tiền cho bà mối lái. Mai đã trải qua 4 lần „Casting“ để lấy chồng Đại Hàn. Lần nào cũng có từ 60 đến 100 cô tranh nhau để được lọt vào mắt xanh của khoảng một chục người đàn ông Đại Hàn. Lần thì có các cô thí sinh thật đẹp chỉ muốn chọn các ông đến từ các thành phố lớn như Seoul hay Busan. Lần thì có các ông nhút nhát, đi kiếm vợ mà phải đem cả bà mẹ đi theo để lựa chọn giùm cho các ông. Lần nào cũng như lần nấy, chỉ toàn bổn cũ soạn lại. Thế nhưng Mai cũng biết phân bua với tôi „Đàn ông tuy có quyền chọn, nhưng đàn bà chúng em cũng có quyền từ chối“.

Trong một buổi tuyển lựa „Casting“, Mai thấy có một ông đi không vững, ông ta bị ngã. Mai chạy lại đỡ ông ta lên. Ông ta ngỏ lời muốn lấy Mai làm vợ nhưng Mai từ chối, mặc dầu bà mối lái tìm cách gán ông ấy cho Mai.

Một ngày sau khi Mai „làm quen“ với người chồng tương lai, một đám cưới đã được tổ chức tập thể. Mai và Sang-Hoon Lee làm đám cưới chung với 3 cặp khác. Bà mối đã trang điểm cho các cô dâu, uốn tóc chải đầu và chụp hình cho các cô. Sau đó các cô dâu VN được các ông chồng Đại Hàn đeo cho chiếc nhẫn cưới bằng vàng mỏng dính. Mai chỉ nhớ mỗi một điều là cái nhẫn của cô hơi chật. Ông chồng của Mai còn tặng cho cô một cái Valise màu hồng có bánh xe kéo để đem cả cái „gia tài sự sản“ của cô khi dọn sang Nam Hàn.

Buổi tiệc cưới của các cặp tân hôn được tổ chức trong một khách sạn nhỏ của quận lỵ. Ngoài gia đình ra, Mai chỉ mời độc nhất một cô bạn gái của mình và bác tài xế xe ôm, người đã đưa ba của cô đến dự lễ. Với người chồng mới cưới của Mai, cô chẳng chuyện trò được gì, vì chồng cô không biết tiếng Việt, còn cô thì không biết tiếng Đại Hàn. Tất cả mọi sự đều do bà mối thông dịch và diễn nôm.

Trong bức hình cưới, bạn có thể nhận thấy một cô dâu mặt đánh phấn trắng bóc với nụ cười ngập ngừng e dè trên môi.
Khi khách khứa đã ra về hết, trong khách sạn chỉ còn 4 cặp tân hôn đứng xớ rớ với nhau. Các ông chú rể lôi bia ra uống và chuyện vãn với nhau bằng tiếng Đại Hàn, các cô dâu mới thì cười khúc khích rúc đầu vào vào nhau như để xua tan nỗi lo ngại đang nhen nhúm trong lòng trước đêm tân hôn đang cận kề.

Mai cũng cho tôi biết, chuyện phòng the với cô thật ra cũng không lấy gì làm xa lạ cho lắm. Vì Mai cũng đã từng ăn nằm với những người đàn ông Việt Nam, những người mà cô đem lòng yêu thương, tuy cô cũng biết là chẳng bao giờ họ sẽ lấy cô, vì cô không đem lại một chút lợi lộc nào cho họ.

Sau đám cưới khoảng 2 tuần, Mai bỗng thấy đau bụng một cách lạ lùng, phải đưa vào nhà thương gấp, lúc này chồng của cô đã về lại Nam Hàn. Lúc ấy Mai mới biết là cô đã mang thai nhưng thai xấu, bị hư. Nhận được 500 Dollar do chồng gửi sang để trang trải phí tổn nhà thương, Mai nói, đây cũng là một dấu hiệu tốt về người chồng của cô.

Ngồi trong nhà của cha mẹ, Mai vừa nói chuyện với tôi vừa bấm lách tách vào cái điện thoại cầm tay. Cô viết „Anh có khỏe không, có mệt không?“. Cũng là một cách thăm hỏi chồng của Mai. Mai tuy không nói được gẫy gọn cái tên bằng tiếng Đại Hàn của chồng mình nhưng vài hàng chữ ngắn ngủi đại loại như trên thì cô vẫn có thể tự làm được. Đôi khi cô cũng viết được câu „Anh yêu ơi, em nhớ anh lắm“. Nhận được tin nhắn của Mai, chồng cô trả lời lại bằng dấu hiệu một nụ cười (Smiley), chỉ chừng đó thôi đã đủ làm cho Mai cảm thấy rộn rã vô cùng.

Một ngày sau đám cưới, hai vợ chồng lái xe về làng của cha mẹ Mai. Chú rể chỉ chào được bố mẹ vợ bằng một chữ VN duy nhất „xin chào“. Quà tặng cho bà mẹ vợ là một nồi nấu cơm điện. Sau đó cô dâu chú rể cùng nhau quỳ lạy bàn thờ gia tiên. Cả gia đình Mai đã cùng nhau ăn một buổi cơm đầu tiên cho chú rể ra mắt gia đình vợ, và dĩ nhiên buổi tiệc đã diễn ra gần như hoàn toàn trong im lặng, vì chẳng ai có thể nói được với nhau lời gì….

Tôi hỏi Mai:

- em có vẽ vời mơ mộng cho mình một tương lai khi sang sống ở Nam Hàn không?

- Em chỉ là một cô gái quê, biết gì mà dám mộng với mơ hả chị? Với em, em sẽ thoả mãn vô cùng khi cuộc sống bên đó tốt lành hơn ở đây và chồng em không đánh đập em !

Đúng ra bây giờ Mai đã có thể đang sống bên cạnh chồng ở Nam Hàn nếu chính phủ VN không đặt ra cái luật lệ mới, rằng các cô dâu chỉ được ra khỏi nước sau ngày cưới 9 tháng. Một chính sách nhằm cản ngăn bớt làn sóng xuất ngoại qua việc lấy chồng ngoại quốc.

Theo tính toán của các nhà khoa học xã hội Việt Nam thì số tiền của các cô lấy chồng ngoại quốc gửi về quê hương để giúp đỡ cha mẹ và gia đình trong vài năm gần đây đã lên đến khoảng 45 triệu Euro. Nhưng chính quyền Việt Nam lại cho rằng việc lấy chồng ngoại quốc là cả một sự „nhục nhã“ vô cùng. Các tờ báo thân chính quyền cho đây là một hình thức „khai thác tình dục“, hay nói một cách rộng rãi hơn họ cho đó là một hình thức „mại dâm“ công khai.

Sự việc „môi giới vợ chồng“ ở Việt Nam tuy đã có một truyền thống lâu đời, nhưng chính quyền CS đã nêu ra lý do „đạo đức“ để tìm cách cấm đoán. Tuy nhiên, cũng chính vì bị cấm đoán nên chuyện mua bán vợ chồng đã trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

3. Các cô Việt Nam học nấu các món ăn Đại Hàn

Ở các làng quê, các thanh niên Việt Nam ngày nay cũng không tìm đâu ra các cô chưa có chồng vì các cô đã đua nhau đi lấy chồng Nam Hàn. Các thanh niên này phải nhờ cả đến các bà mối lái kiếm cho họ các cô gái sống trên miền thượng du, các cô này còn nghèo hơn cả các cô gái người Kinh sống ở đồng bằng.

Trước khi Mai rời Việt Nam sang sống với chồng ở Nam Hàn, cô được gửi tham dự một lớp dạy nấu ăn dành riêng cho các cô Việt Nam lấy chồng Nam Hàn. Khóa học kéo dài 2 tuần và do hãng chế tạo điện tử Samsung đài thọ, một hãng của Nam Hàn đang xây cất một nhà máy lớn nhất thế giới chuyên chế tạo điện thoại di động cầm tay ở Việt Nam.

Hãng Samsung đầu tư rất nhiều để được lòng dân chúng Nam Hàn. Hãng này hỗ trợ các dự án triển lãm mỹ thuật, lập các câu lạc bộ đá banh….Bây giờ hãng lại đứng ra để giúp dân chúng tìm được hạnh phúc lứa đôi.

Khóa học được tổ chức trong một khách sạn mang tên „Hoa Sen“. Phòng học là một phòng họp lớn, các bức tường của căn phòng là loại đá thẻ giả tạo, được trang trí bằng những bức tranh vẽ hoa, bên cạnh cái bảng đen là một tấm bản đồ vùng Đông Nam Á. Các cô VN ngồi thành 3 hàng ghế dài kê giữa phòng. Một người đàn bà có làn da thật trắng, cổ đeo một chuỗi hạt trai đứng ra chào mừng cả lớp. Bà ta là một người Nam Hàn, sinh sống đã trên 20 năm ở Hà Nội, trước đây bà ta làm việc cho tòa đại sứ Nam Hàn tại đây.

Bà ta giải thích, cách đây vài chục năm, Nam Hàn cũng nghèo nàn không khác gì Việt Nam. Thời đó, chuyện có 4 hay 5 hay 6 đứa con chỉ là chuyện bình thường. Nhưng chính phủ Nam Hàn nhận thấy rằng, nếu các gia đình tiếp tục đẻ nhiều con quá thì quốc gia sẽ không đủ sức nuôi, sẽ cản trở đà phát triển để trở thành một quốc gia kỹ nghệ tân tiến. Bởi thế chính phủ đã khởi xướng chương trình hạn chế sinh sản bằng cách lập ra các phòng thông tin về cách ngừa thai.

Kết quả của chính sách này là nhiều bà mẹ trẻ đã phá thai nếu đứa trẻ đang mang trong bụng là con gái. Các gia đình trẻ không còn muốn có nhiều con như các thế hệ trước, tuy nhiên họ vẫn muốn có cậu con trai nối dõi tông đường. Ngày nay, mấy chục năm sau, sự kiện trai thừa gái thiếu đã trở thành một vấn nạn của Nam Hàn, rõ rệt nhất là khi các cậu thanh niên đến tuổi cần lấy vợ.

„Bởi thế đàn ông Đại Hàn mới phải ra ngoại quốc để kiếm cho mình một cô vợ“. Đó là lời giải thích của bà giáo dạy nấu ăn đến các cô Việt Nam đến tham dự khóa học trong khách sạn „Hoa Sen“.

Bà giáo còn nói thêm „nếu đàn bà Nam Hàn tiếp tục không chịu sinh con như ngày nay, một ngày nào đó dân số Nam Hàn sẽ chỉ còn lại ½ mà thôi“. Bà kết luận, chuyện sinh đẻ của người đàn bà là một sự việc hết sức đẹp đẽ thiêng liêng, vì thế cho nên nhiệm vụ của người đàn bà là phải lo cho chồng, cho con, chứ không phải chỉ lo nghĩ đến việc giúp đỡ họ hàng ở Việt Nam!!

Rồi với một cái nhìn như xoáy vào các cô Việt Nam, bà ta bảo „Nam Hàn sẽ là tương lai của các bạn.“

Một cô phụ tá đang lo phân phát các túi xách có những dấu chấm tròn với nhiều màu sắc khác nhau. Vừa phát cô ta vừa giải thích „đây cũng là một mốt mới của Nam Hàn“. Mai mở cái túi xách mới được phát ra xem như là đang mở quà Giáng Sinh. Cô lôi ra một cái yếm màu vàng đế mặc lúc làm bếp với dấu hiệu „logo“ của Samsung và 3 quyển sách mỏng: quyển thứ nhất nói về văn hóa Đại Hàn, quyển thứ hai là sách dạy nấu ăn, và quyển thứ ba với tựa đề „Làm thế nào để chăm sóc cơ thể khi có thai“.
Tò mò Mai lật vài trang của cuốn sách thứ ba. Trong đó có một vài hình ảnh nói về các bộ phận sinh dục của con người, vài hình ảnh về cách ngừa thai, thông tin giải thích về một vài căn bệnh do tình dục gây ra. Mai đóng quyển sách lại và đẩy vội vào túi xách. Trong trường học ở VN làm gì có chuyện giải thích về tình dục, đó là một chuyện hết sức cấm kỵ, phải luôn luôn tránh né quanh co….
Ngày hôm sau, các cô VN tụ tập lại trong phòng ăn của khách sạn. Cô nào sáng nay cũng phải mặc cái yếm nấu ăn màu vàng của hãng Samsung. Trên bàn có bày sẵn hai cái bếp nấu bằng ga, vài chai dầu ăn và vài chai gia vị. Bà giáo dạy nấu ăn uốn tóc quăn tít, đeo kính cận và đánh son đỏ chót, bà đứng ở một đầu bàn, rồi vừa thái nhanh củ cà rốt vừa trịch thượng lên giọng bằng tiếng Đại Hàn, được thông dịch như sau : „tôi sẽ dạy các cô các món ăn quan trọng của Đại Hàn với tên tuổi đàng hoàng của nó, để sau này các cô có thể tự nấu lấy ở nhà cho chồng con ăn. Nếu ông chồng của các cô có món gì ưa thích đặc biệt, cứ việc nói“.
Các cô VN vừa theo dõi cách nấu ăn vừa ghi ghi chép chép vào sổ tay, Mai thì quay trọn buổi học bằng điện thoại cầm tay của cô. Bà giáo dạy nấu ăn lấy ra một cái túi trong đựng các con cá khô nhỏ rồi chuyền tay cho mọi người xem. Mai cũng tò mò ghé mũi vào ngửi ….

Bà giáo tiếp tục lên lớp „Tất cả các vật liệu nấu ăn hôm nay đều mua ở một cửa hàng mắc tiền của Đại Hàn, các vật liệu mua ở cửa hàng VN không ngon được như thế này đâu“. Bà ta rót dầu và mè vào một cái chảo rồi trút nguyên cả bao cá khô lúc nãy cho vào trộn chung….Một mùi cá „ngòn ngọt“ bay thoang thoảng khắp phòng.

Xong buổi học, bà giáo dậy nấu ăn vừa lấy khăn chùi tấm thớt vừa kể rằng bà ta từng bắt gặp chị người làm người VN đã lấy cái khăn chùi bếp chùi luôn cả bàn ghế trong phòng khách. Kể xong bà ta khẽ khàng lên giọng „các cô đừng bắt chước mà làm như thế nhé“. Nghe nói thế Mai vội vàng lấy một tấm khăn sạch rồi chùi thật cẩn thận cái thớt mới xài một lần của cô.

Các cô Việt Nam được phép chia nhau nếm thử món Đại Hàn vừa mới nấu xong trong buổi cơm trưa. Mai cũng nếm một tý, cô bảo „ăn cũng khá ngon“.

Trong thời gian học nấu ăn, các cô được vào ở luôn trong khách sạn. Mai ở chung với 3 cô bạn cùng làm đám cưới với cô trong một căn phòng có 2 giường. Tất cả đều khoảng cỡ 20 tuổi. Mai nằm chung một giường với Hoa, cô này khá xinh và gầy. Hồng đã có thai, rất thích hát Karaoke, nằm chung với Nghiên, cô này nói tiếng Đại Hàn khá nhất trong bọn, cũng một phần nhờ có cô chị đã lấy chồng và đang sống tại Nam Hàn.

Các cô vừa nằm, vừa chuyện vãn, vừa „Chat“ với chồng qua điện thoại cầm tay. Bỗng nhiên Nghiên rú lên „trời ơi sao tôi sung sướng như thế này“. Té ra cô được chồng hỏi „có đủ tiền để mua sắm này nọ hay không ?“.

Có một lần Mai được cô giáo dạy tiếng Đại Hàn giúp cho cô gọi điện thoại cho chồng. Mai muốn nói đôi câu thăm hỏi chồng nhưng hình như anh ta không thích nói gì cả, hỏi gì cũng không trả lời. Qua lần đó, Mai đoán anh ta có lẽ hơi khó tính.

Sau mấy ngày cả bốn cô đều khám phá ra rằng các cô sẽ sống cùng một vùng với nhau, vùng tây nam của Nam Hàn. Mai bảo tôi, nếu sau này chẳng may bị chồng đánh, cô sẽ bỏ trốn và đến tá túc bất cứ nhà nào của các bạn cô.

4. Nhiệm vụ của các cô bao gồm luôn cả việc chăm sóc mẹ chồng

Tổ chức nhân quyền từng tường thuật về những người đàn ông Đại Hàn đã nhốt các cô vợ VN, đánh đập và hãm hiếp. Trong quá khứ cũng đã có 2 cô VN bị chồng giết chết.

Mai bảo tôi „vợ chồng như chơi số Lotto, không thể nào biết trước mình có được hạnh phúc hay chỉ gặp xui xẻo“.

Mai giở các giấy tờ liên quan đến hôn nhân của cô ra cho tôi xem. Cô tìm thấy điạ chỉ của người chồng, nơi cô sẽ sang trú ngụ. Theo bà mối lái kể thì Sang-Hoon Lee đang sống một mình trong một căn nhà lớn thuộc thành phố Bongdong, cách thủ đô Seoul khoảng 200 cây số.

Con đường từ Seoul đến Bongdong phần lớn là xa lộ, hai bên đường là các tòa nhà làm việc có mặt tiền bằng kính bóng lộn, những tiệm ăn „Fast-Food“, những tấm bảng quảng cáo thật to lớn của các hãng Smartphone, của các hãng xe hơi, của các hiệu kem đem lại làn da trắng mịn cho các bà. Con đường xuyên tỉnh của một đất nước giàu có thật tráng lệ càng khiến cái cách biệt với ngôi làng nhỏ bé của quê hương xứ sở của Mai càng to lớn hơn, cách biệt như lên tận cung trăng, cho đến khi cảnh vật chung quanh bỗng nhiên thay đổi hẳn: không còn những cao ốc lộng lẫy, không còn những khu phố mua sắm hiện đại, bây giờ chỉ còn những cánh đồng ruộng trồng cây ăn trái, một vài ngôi nhà thờ nhỏ bé nằm chen giữa các dãy nhà màu trắng xám cũ kỹ, bạc phếch màu thời gian.

Bongdong là một thị trấn nhỏ với khoảng 15.000 dân. Căn nhà của Sang-Hoon Lee, căn nhà mà Mai sắp sửa nhìn thấy lần đầu tiên, nằm hơi khuất nơi thị trấn một tý. Một cánh cửa sắt, một con chó sủa, một khoảng sân hẹp bên trong, mái ngói bạc phếch, vách tường loang lở lỗ chỗ.

Một cánh cửa mở hé ra, có hai người đàn bà đang ngồi nhìn bâng quơ ra bên ngoài. Đó là bà mẹ và bà nội của ông chồng Mai. Ủa, sao tôi nghe nói anh ta „sống một mình“ cơ mà?

Sang-Hoon Lee là nhân viên của một hãng chuyên về xây cất. Hôm nay là chủ nhật, đã 7 giờ tối, thế mà anh ta vẫn còn đang ở trong hãng. Hai người đàn bà lên tiếng giải thích, anh ta thường làm thêm giờ phụ trội.

Hai tiếng đồng sau Sang-Hoon Lee về đến nhà, anh ta lái một chiếc xe nhỏ màu đen, tay đeo cái đồng hồ bạc, tóc hơi dợn sóng, Anh ta nhìn có vẻ trẻ hơn số tuổi 43, và không quá cục mịch như trong bức hình cưới.

Tuy đã được Mai thông báo sẽ có phóng viên của báo „Zeit“ đến thăm, nhưng không ngờ anh chồng của Mai trả lời ráo hoảnh „quý vị không thể tự nhiên khơi khơi vào nhà tôi, ở Nam Hàn không ai làm những chuyện kỳ cục như thế“.

Anh ta bồi tiếp rằng anh ta càng không thể tiếp chúng tôi vì nhà lúc này còn đang sửa chữa. Mặc cho tôi kèo nài xin một cái hẹn vào những ngày sau, anh ta nhất định giữ vững lập trường „không tiếp“.

Ở Bongdong có khá nhiều đàn ông Nam Hàn lấy vợ Việt Nam. Những thông tin đại loại như trên rất dễ thâu thập trong những tiệm ăn tồi tàn, không lò sưỡi của quận lỵ. Họ bảo, những người đàn ông lấy vợ Việt là những người không đủ khả năng để kiếm một người vợ Đại Hàn. Trên thực tế, họ chỉ mua một người vợ để đẻ con cho họ. Họ chỉ „nhập cảng“ một cái máy đẻ không hơn không kém.

Quả thật vậy, lấy một người vợ Việt Nam chỉ là giải pháp cuối cùng cho những người đàn ông Nahm Hàn vừa nghèo, vừa già, vừa thiếu học, những người không thể thỏa mãn đòi hỏi, nhu cầu của đàn bà bản xứ có đầu óc tiến bộ. Đó là những người đàn ông đã phải dành dụm bao nhiêu năm mới có được một số tiền khoảng từ 10.000 đến 15.000 Euro để trả cho các mối lái hôn nhân.
Cũng như Mai, tình yêu đối với những người này là một xa xỉ phẩm.

Ngày xưa, người thanh niên khi chưa có vợ thường sống chung một nhà với mẹ già, đó là chuyện hết sức bình thường, ngày nay sự kiện đó cũng vẫn còn tiếp diễn tại các làng mạc hẻo lánh xa xôi ở Nam Hàn. Khi lấy vợ rồi, các ông cũng không dọn ra ở riêng với tiểu gia đình của mình, mà ngược lại, người vợ mới cưới phải về ở chung với mẹ chồng. Vì đó là một trong những nhiệm vụ của cô dâu: chăm sóc mẹ chồng.

Như thế những người đàn bà VN sau khi sang đây với chồng, họ đã sinh sống ra làm sao? Đời sống của họ chính là câu trả lời rõ ràng nhất cho những gì sẽ xảy đến với Mai trong thời gian sắp tới. Nhưng phải làm thế nào để biết ngọn ngành đây ? Một người tài xế Taxi đã mách nước và đưa tôi đến nhà một bà VN trong tỉnh. Nhà của bà ta nằm giữa một cánh đồng, chung quanh trồng khá nhiều cây Kaki. Muốn vào nhà, khách phải cởi giày để lại bên ngoài trước khi vào trong.

Một bức hình đám cưới thật lớn với quốc phục Đại Hàn treo giữa phòng khách: Ông chồng trong hình hơi gầy, mắt hơi lé, bận cái áo choàng mùa đông trông giống như cái chuông. Bà vợ đứng bên cạnh duyên dáng như một tài tử điện ảnh, mặc chiếc váy rộng thùng thình. Dưới bức ảnh đám cưới là tấm hình của một em bé chụp chung với một con gấu nhồi bông màu xanh lá cây. Hai bức ảnh thật đẹp khiến khách lạ thoạt nhìn sẽ nghĩ ngay đến một gia đình hạnh phúc êm ấm.

Người đàn bà trong bức ảnh đám cưới phóng to là Minh**, cô ta khoảng 27 tuổi, người Việt Nam. Cũng như Mai, Minh nghèo lắm khi cô còn ở VN. Minh cũng sống tại làng quê, cô cũng đã từng gọi điện thoại cho bà mối lái, cũng đã từng đứng xếp hàng chờ chực để được vào „Casting“. Tất cả mọi sự việc cũng chỉ mới xảy ra cách đây 5 năm mà thôi.

Người chồng của Minh ngày ấy đã cùng với mẹ sang Việt Nam để kiếm vợ. Bà ta là người đã chọn Minh làm vợ cho đứa con trai của mình. Lúc đó các bạn của Minh đã kháo nhau rằng, bà mẹ phải đi chọn vợ cho con vì con trai bà mắc bệnh „tâm thần“.
Ngày hôm tôi đến nhà Minh cũng là ngày Minh mời 8 cô bạn đến nhà ăn trưa, 8 cô VN sống ở Bongdong. Tất cả các cô đều có chồng Nam Hàn, có cô mang theo cả con nhỏ đến chơi nhà bạn.

Minh đeo ở chân một sợi dây chuyền bằng vàng, móng tay cô sơn đỏ chói. Suốt cả buổi sáng Minh đã nấu nướng lung tung để đãi bạn. Cô đem cả nồi soupe nóng với những cái đĩa đựng cá, rau sống và bún, bày la liệt trên cái bàn gỗ thấp: đúng là những món ăn thuần túy Việt Nam. Các bà mẹ gọi con ơi ới vào ăn bằng tiếng Đại Hàn „ba rọi“ với đầy lỗi chính tả, các ông chồng của các cô không muốn các cô nói chuyện với con cái của các ông bằng tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ của các cô.

Các cô này đã sang Bongdong được vài năm, bây giờ các cô ngồi quây quần bên nhau và bắt đầu nói xấu các ông chồng của mình. Cô đầu tiên than là chồng cô làm hai ca mỗi ngày mà tiền đem về vẫn không đủ. Cô thứ hai thì kể rằng cô vừa mất việc ở hãng vì cô mới gây nhau với thằng đồng nghiệp người bản xứ. Cô thứ ba thì kể chồng cô là một người nghiện rượu và không đủ khả năng nuôi gia đình.

Vừa nhai chóp chép các cô vừa nói đủ thứ chuyện, từ nói xấu chồng đến nói xấu mẹ chồng, nhưng chẳng có cô nào tỏ ý muốn trở về lại VN. Bởi vì các cô hiểu rất rõ một điều, đã sang Đại Hàn lấy chồng, thì khi trở về bắt buộc phải đem về thật nhiều tiền, bằng không sẽ bị dư luận hàng xóm cho đó là một sự thất bại, một kẻ thua cuộc không hơn không kém.

Trong buổi cơm, trên màn hình mỏng của một TV đời mới đang chiếu một đoạn của cuốn phim đang rất ăn khách ở Nam Hàn. Phim mang tựa đề „Người mẹ tên Phương“. Nhân vật chính của phim là một người đàn bà Việt Nam tên Phương, lấy chồng Nam Hàn có hãng làm muối. Cô Phương này tận tình chăm lo cho 3 người con của chồng, nhưng là con với người vợ trước. Phương làm việc quần quật mà không hề than vãn, lúc nào cũng vui vẻ, thức dậy từ sáng tinh sương đi cùng chồng ra biển làm muối, trưa chạy về nhà đem con đi cắt tóc và tối lại lo nấu nướng cơm nước cho cả gia đình.

5. Hy vọng rằng sẽ không xảy ra điều gì không may ở Nam Hàn

Đây là một loại phim quảng cáo cho chương trình „nhập cảng“ vợ Việt Nam do chính phủ Nam Hàn tài trợ. Câu chuyện chỉ muốn nói lên một điều duy nhất: Các người vợ VN có thể giữ vững đời sống gia đình. Các cô sẽ giúp đỡ chồng trong công việc làm ăn, lo lắng cho con cái, hy sinh tột bực nhưng lúc nào cũng cho đó là điều hạnh phúc nhất.

Bỗng có một cô trong bọn hét to lên: “Minh, mẹ chồng của mày về rồi kìa !“.

Qua cánh cửa sổ ai cũng có thể trông thấy một người đàn bà đang cỡi chiếc xe gắn máy trên đường dẫn vào nhà. Nhanh như chớp, các cô vội vàng dọn sạch các thức ăn trên bàn, đẩy vội cái bàn con vào một góc của căn phòng. Minh hất chổi quét thật nhanh căn phòng rồi bảo các bạn „nhanh lên, tất cả đứng xếp thành một hàng dài và nhớ cúi đầu xuống nhé.“

Một người đàn bà lớn tuổi, tóc uốn quăn bước vào nhà, trong khi các cô VN lí nhí cúi chào. Trong bỗng chốc, căn phòng khách như bị chia làm hai giới tuyến: một bên là các cô VN bị bắt quả tang đang lén lút họp chợ, một bên là bà mẹ chồng người Đại Hàn với nỗi bực dọc không muốn che đậy. Bà mẹ chồng rảo bước với những bước chân thật dài rồi quày quả bỏ mặc các cô VN sau lưng, đi thẳng vào trong.

- Ui cha, bà già đang nổi tam bành. Một cô trong bọn thì thầm.

- Coi bộ sắp có chuyện lớn. Thêm một cô phụ họa.

Một chặp sau bà mẹ chồng của Minh quay ra, lên giọng gay gắt bảo Minh:
- công việc ngoài đồng làm không hết, cô phải theo tôi ra đồng làm việc!

Bà ta còn bảo hai người bạn của Minh phải ở lại trông con cho Minh đi theo bà. Nói xong bà bước nhanh ra khỏi nhà, không thèm phán gì thêm. Minh vội vàng lật đật chạy theo, nhưng cũng cố ngoảnh lại vớt vát với các bạn của cô:
- Tụi bây cứ ở đây đi, đừng về vội, tao sẽ trở lại ngay.

Nghe nói thế, các cô bạn của Minh chỉ cười ra vẻ khích lệ nhưng rồi sau đó ai nấy đều lần lượt thu xếp ra về.

Một ngày trước khi lên đường khởi hành sang Nam Hàn, Mai đã lội bộ 6 cây số con đường dốc dẫn lên một đỉnh đồi. Trên đỉnh là một ngôi chùa nhỏ. Mai đốt vài cây hương. Một làn khói trắng xanh bay nhẹ lên không. Mai chắp tay lại và thì thầm khấn vái…. Mai xin cho gia đình được mạnh khỏe trong thời gian cô đi xa vắng mặt. Cô cầu mong không xảy ra điều gì trắc trở với cô khi ở Nam Hàn. Cô cầu mong được sống thoải mái với gia đình chồng. Cô cũng khấn xin cho có được một chút vốn dư dả để về thăm gia đình trong vài năm sắp tới. Khấn xong cô cúi đầu vái ba vái.

Tối ngày hôm sau, khi ra phi trường Hà Nội, Mai mặc một cái áo choàng lạnh bằng len màu đỏ. Ở đây khí hậu còn quá nóng để mặc một chiếc áo choàng như thế nhưng lúc này ở Nam Hàn đang là mùa đông giá lạnh.

Trước khi đi Mai nhuộm tóc màu vàng hung hung. Cô muốn diện thật đẹp, thật văn minh hiện đại như những cô tài tử điện ảnh xinh đẹp qua các phim bộ Đại Hàn trên TV. Mai xách theo cái Valise màu hồng mà chồng cô đã tặng cho cô hôm đám cưới. Cô mang theo tất cả sách vở tiếng Đại Hàn, những bộ quần áo ấm, cô cũng mang theo cả bánh kẹo VN, gia vị và một vài hạt giống mà cô dự định sẽ gieo trong ngôi vườn của chồng cô khi sang đến Bongdong. Mai cười nói vui vẻ và nhờ hai cô bạn Hoa và Nghiên chụp cho cô những tấm hình kỷ niệm. Ba cô sẽ đi cùng chuyến bay sang Nam Hàn.

Bà mẹ Mai cứ vuốt mãi mái tóc cô con gái, ông bố thì giơ tay như muốn nắm tay đứa con sắp xa mình. Với mẹ, Mai bảo bà đừng lo cho cô, vì cô biết cô phải chống chỏi ra sao trong cuộc sống mới. Với cha, cô bảo cô sẽ lo gửi tiền về thật nhanh để cha cô có tiền đi nhà thương chữa bệnh bao tử của ông. Với cậu em trai, cô bảo hãy cố gắng chăm chỉ học hành, sau này cô sẽ cố tìm một công việc thích hợp ở Nam Hàn cho em cô.

Trước khi đi khuất vào phòng kiểm soát an ninh của phi trường, Mai quay lại lần nữa và nói với to với gia đình “con sẽ nhớ tất cả mọi người, chẳng biết khi nào con mới được quay trở lại đây….“.

Sáu tuần lễ sau Mai viết vài hàng về mình qua Facebook. “tin mới, con đã có thai, con gái!”.

————————————————————————–
* Nhân vật chính không có họ hàng gì với tác giả Khuê Phạm
** Tên các nhân vật trong truyện đều được tác giả đổi tên
***Lời người dịch: Khuê Phạm, sinh năm 1982 ở Berlin. Học đại học Kinh tế ở London, sau đó làm việc cho tạp chí The Guardian và đài phát thanh „American national Public“. Từ 2010 là ký giả về lãnh vực chính trị xã hội cho tuần báo DIE ZEIT.

Nguyễn Hữu Mỹ Nga 

Udenheim, 13.04.2014

© Đàn Chim Việt

9 Phản hồi cho “Báo Đức: Vợ Nhập Cảng”

  1. Kiếp nông dân Việt nam says:

    Nông dân cả nước lâm vào cảnh nghèo đói, thiếu ăn :

    “Ăn mày chuyên nghiệp” – 07 tháng Mười Hai năm 2013 – Tác Giả: Lê Diễn Ðức : Về cuộc sống cơ cực của người lao động trong một bài viết chẳng thể nào nói hết. Tôi chỉ muốn nói ít nhiều về nông dân, một lực lượng đông đảo chiếm tới 70% dân số cả nước.

    Trong ngày 27 tháng 6 năm 2013, tại cuộc hội thảo “Bức tranh nông thôn, nông dân Việt Nam nhìn từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình” tại Hà Nội, ông Nguyễn Duy Lượng, phó chủ tịch trung ương Hội Nông Dân Việt Nam, đã mô tả chính xác: “Nông dân hiện có nhiều cái nhất: Ðông nhất, nghèo khổ nhất, chịu nhiều thiệt thòi nhất, bất lực nhất, dễ bị tổn thương nhất, đời sống bấp bênh nhất”…

    Bỏ quê ra phố

    Bài “Khó giải bài toán nông dân ly điền” của tờ Ðại Ðoàn Kết 25 tháng 11, 2013 viết rằng, cuộc sống quá nghèo đói, bấp bênh, thu nhập thiếu ổn định và thường xuyên phụ thuộc vào “số trời” mỗi lúc thiên tai, khiến nhiều nông dân không còn mặn mà với “bờ xôi ruộng mật”, nhiều người di cư ra thành phố, tìm kiếm việc làm.

    Trong bài “Sự thật chuyện nông dân bỏ ruộng” ngày 12 tháng 11, 2013 của đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV), một nông dân ở Thái Bình nói:

    “Tới 70% dân làng muốn bỏ ruộng rồi, nếu có công ty đến mua 60-70 triệu đồng/sào, tôi bán ruộng ngay. Bán ruộng, có tiền tôi sẽ đầu tư cho con cái học hành, chăn nuôi, làm dịch vụ. Hoặc thà rằng bán ruộng lấy tiền gửi ngân hàng lấy lãi còn hơn. Nếu bảo cho ruộng, sẽ không ai cho, cứ giữ đó chờ có dự án sẽ được đền bù”.

  2. Kiên says:

    Gần sáu mươi năm cách mạng XHCN mà những con người thuộc thành phần nồng cốt (nông dân, ngư dân v/v) của cách mạng này vẫn chưa được đổi đời và vẫn phải lao lũ thế ! Chẳng qua họ đã không được may mắn than gia vào đội ngũ “vô sản – Tột đỉnh trí tuệ” để được cầm trong tay hàng triệu đô chia nhau và cho con gái đi sang các nước tư bản Mỹ, Tây Âu du học, không phải gả bán sang Hàn Quốc, Trung Cộng hay các quốc gia khác !
    Chúng ta phải luôn theo gương Bác và Đảng … để xây dựng một thiên đàng CSCN ở quê hương VN ta !

  3. MÂY NGÀN says:

    Nó là một nước ‘chư hầu’
    Theo chân ‘đế quốc’ từng vào Việt Nam
    Nó mang tên cũ Đại Hàn
    Bây giờ nó đã giàu sang rất nhiều
    Quá nghèo mình phải làm liều
    Còn gì sung sướng đi theo chồng Hàn
    Việt Nam vốn mãi mơ màng
    Tới nay mới thấy ‘thiên đàng’ là đây
    Lấy chồng tựa hạt mưa bay
    Hạt vào gác tía hạt sa vũng bùn
    Ước mong sao được đi luôn
    Ham gì cái xứ sở buồn quê ta
    Bao nhiêu thiếu nữ nước nhà
    Cũng vì cảnh ấy mà ra nỗi này
    Ngàn năm ai ngỡ thời nay
    Đụng gì xuất nấy thân gầy Việt Nam
    Ngàn vàng xuất cả chữ trinh
    Lấy chồng Hàn Quốc đặng mình ấm thân
    Đỡ cho cha mẹ muôn phần
    Gia đình nở mặt thận phân nghèo hèn
    Than ôi thiếu nữ Việt Nam
    Nổi trôi lịch sử ai tường hôm nay !

    NGÀN KHƠI
    (21/4/14)

    • ĐụngGìXuấtNấy! says:

      Xuất ”tinh”, xuất kwỷ, xuất ”thần”,
      Xuất hành, xuất xứ,.. xuất thân ku Ngàn
      Xuất ngôn bừa bãi đại tràng
      Xuất ra như ”dắm”, thối nàng thơ thơ…!!!

      • GIÓ NGÀN says:

        NHẬP XUẤT

        Nhập tâm cái bã tuyên truyền
        Nhập nhằng ngôn ngữ rõ điên rõ khùng
        Nhập làm tẩu hỏa lung tung
        Nhập vào ý hệ bão bùng muôn dân
        Nhập xong đến xuất vạn phần
        Xuất hoài phải đến lúc thành nhập quan !

        SƯƠNG NGÀN
        (22/4/14)

      • ĐụngGìXuấtNấy! says:

        ”Nhập quan” là chuyện thếgian
        Đố thằng nào thoát, ku Ngàn trôi sông?
        ”Xuất thần nhập quỷ” bônglông
        Ku Ngàn có hiểu gì không ku Ngàn???!!!

  4. Dân Đánh Cá , Phan-Thiêt. says:

    Dân làm ruộng , Dân ̣̣̣̣đánh cá ̣, Dân …….v …v…
    Có học, mà sao cứ dùng danh từ thiếu tôn trọng nghề nghiệp của người khác vậy?

    • thịhĩm says:

      Thay vì gọi là nông dân ,ngư dân thì gọi là dân làm ruộng,dân đánh cá,có chi là không ổn ? Hay phải gọi bằng tiếng hán tiếng tàu thì mới là người có học? Và vậy mới nâng cao con người làm ruộng ,đánh bắt cá?Theo thiển ý thì gọi băng tiếng việt 2 nghề đo không là xúc phạm hai là nghể đó. Phải chăng là bới bèo ra bọ hay bới lông tìm vết?.
      Vã lại nếu nói xưng như vậy là thiếu tôn trọng (sao chĩ có người có học thôi ?) thì chính “Dân Đánh Cá , Phan-Thiêt. ” đá thiếu trôn trọng chính mình rồi Vậy còn “mè nheo” làm chi nữa?
      (h).

      • Dân Làm Neo VN says:

        Dân Đánh Cá , Phan-Thiêt + thịhĩm = 2 thằng khùng

Leave a Reply to ĐụngGìXuấtNấy!