WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giáo viên trơ như gỗ đá, cha mẹ học sinh thì u mê!…

Học sinh lớp 1. Ảnh mang tính minh họa. Nguồn Thanhnien.com

Học sinh lớp 1. Ảnh mang tính minh họa. Nguồn Thanhnien.com

Đó là kết luận rút ra từ câu chuyên tôi vừa được nghe tối nay. Nghe xong câu chuyên, tôi bảo, chú phải viết chuyện này lên mạng. Người mẹ trẻ van vỉ: chú đừng viết, chú viết lộ ra thì chết cháu. Con cháu trong tay cô giáo, cháu sợ lắm…Vì thế dưới đây không nêu tên trường, tên người!

Người mẹ trẻ bảo, biết chú mệt nhưng tối nay mới đến thăm được. Cháu đi làm đã mệt, tối nào cũng phải ngồi học với con đến 10 – 11 giờ mới xong, có hôm gần 12 giờ…

- Con cháu học lớp mấy, học trường nào, mà vất vả thế?

- Cháu mới học lớp Một, trường…. (một trường nổi tiếng ở trung tâm Hà Nội).

- Con cháu có vấn đề à? Nó yếu kém về cái gì?

- Không, cháu là học sinh giỏi, cháu học lớp chọn. Nhưng mà… tối nào cô cũng cho hàng chục trang toán về nhà phải làm. Cháu học cả ngày ở trường mệt rồi, tối lại làm toán nên vừa làm vừa ngáp, có khi vừa ngủ gật, vừa làm toán! Mà sao toán lớp Một cũng khó lắm. Cháu cứ phải làm hộ rồi bảo con chép vào. Mắt nhắm mắt mở, chép sai, tẩy xóa, chép lại, vừa chép vừa khóc!…

- Tại sao thấy giáo viên đầy đọa con trẻ như vậy mà cha mẹ học sinh không phản ánh với nhà trường? Tai sao không lên tiếng phê bình, góp ý với giáo viên?

- Ai cũng ngại cô giáo trù con mình nên chẳng dám góp ý. Cũng có người nói nhe nhàng: “Cô cho nhiều bài, nặng quá”… Cô liền bảo: “Thế không muốn cho con học lớp chọn nữa phải không”? Hôm nọ các cháu học xong buổi chiều phải ở lại tập múa đến hơn 8 giờ tối. Lúc cháu đón con, nó xỉu đi!

- Tập múa để làm gì mà phải khổ thế?

- Để lớp đi thi văn nghệ được giải thưởng thì cô được thành tích.

- Nhưng tại sao không múa vào buổi chiều hay thứ bẩy chẳng hạn?

- Đây là cô thuê nghệ sĩ múa đến dạy, chỉ sắp xếp được giờ đó thôi. Mà cha mẹ phải đóng tiền thuê dạy múa… Rồi … Tiền thì nhiều thứ lắm. Cháu vẫn đóng đủ các thứ tiền, nhưng làm đơn xin cô giáo miễn cho con cháu đi thi học sinh giỏi với tập văn nghệ, vì cháu sức yếu, sợ không thể chịu đựng nổi!

- Tôi không thể hiểu được, tại sao cha mẹ trẻ phần lớn là những người có trình độ mà để nhà trường làm những chuyện phản giáo dục như vậy, cứ cam chịu là sao? Tại sao lại nhu nhược, u mê như thế đươc!?

- Chú không biết đấy, cô giáo ghê lắm. Hôm nọ chỉ có mỗi chuyện, trên sở giáo dục xuống dự giờ; cô đã dạy trước cho học sinh, phân công em nào trả lời câu nào… Đến lúc sở dự giờ có một em nói không đúng như lời cô đã dạy trước, mà đến chiều cô mắng mẹ cháu ầm lên, bảo nó không thèm nghe lời cô, nó làm cô mất mặt, nó như đứa mất trí, tâm thần!…

Chao ôi, chỉ ngần ấy chi tiết thôi đủ thấy bản chất của nền giáo dục này thế nào!

Nào là nghị quyết, chỉ thị, đề án, chiến dịch, trận đánh lớn, 34 nghìn tỉ để thay sách, sắm thiết bị, bồi dưỡng giáo viên… Tất cả như đàn gẩy tai trâu, nước đổ đầu vịt, gió vào nhà trống! Giáo viên ở gữa Hà Nội vẫn trơ trơ như gỗ đá, cứ hành xử theo thói quen, theo nếp nghĩ thâm căn cố đế, thành một thứ não trạng không thể tự thay đổi! Vì đâu một giáo viên lớp Một mà có quyền uy ghê gớm như vậy đối với học sinh và cha mẹ học sinh? Vì đâu mà cha mẹ học sinh nhu nhược để con mình trở thành con tin của nhà trường mà cứ dằn lòng cam chịu tuân theo? Vì cái gì, vì ai mà trẻ phái hủy hoại tuổi thơ, phải khổ ải như vậy?

Bộ giáo dục trả lời được những câu hỏi này thì biết “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục” bắt đầu từ đâu?

23h, ngày 23/4/2014

M.V.T

© Đàn Chim Việt

10 Phản hồi cho “Giáo viên trơ như gỗ đá, cha mẹ học sinh thì u mê!…”

  1. jaslyne t. says:

    Ai cũng muốn cho con mình là học sinh giỏi ,thông minh và lanh lợi….
    Vậy bài viết nay không nên qui lổi hoàn toàn cho cô giáo mà
    học sinh ,bà mẹ và trên hết là lổi của một nền giáo dục thiếu giáo dục của bắc kộng.
    Bênh thành tích nếu có cũng rất là thường vì nếu không vì thành tích thì không cố gắng ,dạy học như trã nợ ;nợ cơm áo của mình và gia đình trong một xã hội đầy bất công và vô cảm. Nếu không cân tài từ khi còn nhỏ đẻ đào luyênó vì thành tích thì làm gì có ngô bão châu ? Cho nên ,VN cũng bắt chước nền giáo dục xhcn hay ở Mỹ ,tìm nhân tài qua các lớp chuyên trường chuyên dành cho học sinh học giỏi ,xuất sắc đào tạo đẻ trở thành nhũng trí thức có tri thức cho đất nước.Ở Mỹ này họ cũng xếp loại hoc sinh giỏi và cô giáo cho bài làm thêm ,dạy thêm nhiều hơn ,khó hơn. Và phụ huynh (vn) cũng yêu cầu cô giáo cho thêm bài cho con ình học ,nhất là kỳ nghĩ dài (như phục sinh)Và vậy nên chúng ta thấy mói tý tuổi ,chưa qua trung học ,có em đã ngồi học toán đai học hay tốt nghiệp ngang ,làm giãng viên ĐH.
    Và do đó ,theo thiển ý thì cô giáo cho bài nhiều ,bắt các em mua sách thêm khi các em không đủ sức ,đủ trí đẻ theo kịp
    là không đúng .Phải nói là làm quá chức năng của mình,vì không phải em nào cũng thông minh học giỏi như nhau= kể các em giỏi cũng không có sự thông minh gióng nhau…= Phụ huynh học sinh phản ãnh qua các cuộc họp phu huynh vói nhà trường ,phản ảnh vói hiệu trưỡng ,phản ánh với kẻ có trách nhiệm….(trong bài viết có nói phu huynh SỢ cô giáo trù dập con mình. theo ý người gốp ý thì không nên sợ quá như vậy,vì cả lớp phản ảnh thì cô giáo không thể trù dập ,hơn nữa nếu học giỏi thì vũng không thể trù dập. Còn việc mua sách cho học trò học thêm thì đó là /như dã viết/là do xã hội.
    Ơ Mỹ học trò được cô giáo copy sach thêm bài cho học sinh làm theo lời yêu càu của phu huynh và phụ huynh cũng vào cosco mua sách toán cho con học thêm ,đọc sách đã có tủ sách nhà trường ,có thư viên.XHCNCSVN không có văn minh như vậy thì cô giáo phải làm như cô giáo trong bài thôi.Ong Vietnamese xác nhận điều đó nhưng chắc ong ta cũng biết là nền giáo dục ở vncs nó khác vói Châu Âu ra sao.Con Ong ta theo kịp bạn học ở Au Châu không nhờ nhũng người dạy học “hách” như cô giáo trên đây chăng? Nhứng tiêu cực đó là do nền giáo dục của vn có quá nhiều tiêu cực từ ong bộ trưỡng BGD và sự mackeno của chính phủ. Cô giáo thì chĩ muốn học sinh mình giỏi nên dạy có lẻ quá chương trình của BGD . Lý do đó cũng đũ đẻ phản đối cô giáo rồi .SỢ gì?
    Lối nữa là của phụ huynh học sinh. Làm bài cho con thay vì giãng cho nó hiểu .làm vài ví du đẻ con hiểu và đẻ tự nó làm bài. Rồi kiễm soát lại.Như vậy con sẻ không ỹ lại mà không cố gắng . Mà không cố gắng thì càng không hiểu .Cho nên có tình trạng mệt mỏi ngáp lên ngáp xuống… Cháu tôi học dốt toán. Chú nó dạy nó ,kiên nhẩn một thời gian ngắn ,nó đã tự làm bài rất đúng ,và tiến bộ ,vượt lên các bạn trong lớp. Cô giáo hài lòng,khi nào cũng kêu nó lên bãng đẻ giãi toán và khen nó trong lớp,,,Và đó là chất kích thích khiên nó càng cố gắng hơn và thích học hơn.
    Trong bài ,do đó ,tôi cũng nghi ngờ em bé này học kém ,ỹ lại vào Mẹ (làm bài) và càng ngày coi đi học là cực hình. Bao nhiêu em học vói cô giáo ,không lẻ em nào cũng vậy ? Và nếu cô giáo (đáng sợ ) như vậy thì cả một tập thể phu huynh không có ai có dũng khí phản ảnh .phản đối sao ?
    Khi các cháu tui học ở vn ,lớp mẩu giáo ,đã có cô giáo mở lớp dạy riêng.lên lớp trên có lớp dạy toán ,văn .Lên nữa có lớp dạy sữ. Học giỏi trong lớp cũng xin đi học thêm vì thi trong lớp thì cô hoặc thầy cho đè thi đã giãi ở lớp riêng của thầy …
    Xã hội nó như vậy thì biết sao ?
    Cho nên bài viết trên chĩ phản ảnh một phần nào cai tiêu cực của csvn mà thôi. Nó không lạ gì. !
    (j.)

  2. Bút Thép VN says:

    Giáo viên trơ như gỗ đá, cha mẹ học sinh thì u mê!…
    Đó là kết luận rút ra từ câu chuyên tôi vừa được nghe tối nay. Nghe xong câu chuyên, tôi bảo, chú phải viết chuyện này lên mạng. Người mẹ trẻ van vỉ: chú đừng viết, chú viết lộ ra thì chết cháu. Con cháu trong tay cô giáo, cháu sợ lắm…Vì thế dưới đây không nêu tên trường, tên người!

    @ tác giả Mạc Văn Trang

    Một sự việc đáng viết, phải đưa ra dư luận để loại bỏ dần những tiêu cực như thế này mà ông/ bà (Mạc Văn Trang) phải rào trước đón sau như vậy sao?

    Đâu cần phải kể tên tuổi của người kể chuyện, mà chỉ nói tên trường cũng đã đủ rồi. Đành rằng chuyện này chỉ có thể xảy ra dưới chế độ CSVN, nhưng nếu không có hàng chữ “ghi chú” dưới tấm hình;

    Học sinh lớp 1. Ảnh mang tính minh họa. Nguồn Thanhnien.com” và “Cháu mới học lớp Một, trường…. (một trường nổi tiếng ở trung tâm Hà Nội).

    Thì không dễ gì độc giả định danh được nơi chốn một cách dễ dàng, vì tưởng rằng nó đang xảy ra ở các nước lạc hậu Châu phi xa xôi nào đó?

  3. Thanh tâm says:

    Các bạn đọc thêm bài này của Kỳ Duyên trong đó có tấm hình của Văn Chung để biết thực tế. Thì ra ngoài sách giáo khoa, cô giáo bắt học sinh mua bao nhiêu là sách “Toán lớp 1 nâng cao” để làm thêm ngoài giờ học ở lớp. Cô vừa được tiền hoa hồng bán sách + Thành tích hopcj sinh giỏi = hủy hoại trẻ em!
    .vietnamnet.vn/…/hoi-chung–duong-cong–va-nguoi-viet-hanh-phuc-…‎

  4. NGÀN SAO says:

    VÌ MÌNH, VÌ NGƯỜI

    Có ai được sống vì mình
    Vì người mà sống mới đời lộn thin
    Con người thành cái con tin
    Bắt làm nô lệ mà vin cuộc đời
    Học làm phương tiện cho người
    Làm gi tự chủ để hầu tự do
    Nên cần phải tập co ro
    Đừng bung ra để khỏi lo cho đời
    Luyện ngay từ thuở học trò
    Tới khi già lão vẫn hoài kiên trung !

    SAO NGÀN
    (26/4/14)

  5. BUILAN says:

    Tôi đọc .. rôì thì là mà BOLD chừng ấy cũng đụ rồi !!!
    Xin kính tặng bà con

    “…Chao ôi, chỉ ngần ấy chi tiết thôi đủ thấy bản chất của nền giáo dục này thế nào!

    “Nào là nghị quyết, chỉ thị, đề án, chiến dịch, trận đánh lớn, 34 nghìn tỉ để thay sách, sắm thiết bị, bồi dưỡng giáo viên… Tất cả như đàn gẩy tai trâu, nước đổ đầu vịt, gió vào nhà trống! Giáo viên ở gữa Hà Nội vẫn trơ trơ như gỗ đá, cứ hành xử theo thói quen, theo nếp nghĩ thâm căn cố đế, thành một thứ não trạng không thể tự thay đổi! Vì đâu một giáo viên lớp Một mà có quyền uy ghê gớm như vậy đối với học sinh và cha mẹ học sinh? Vì đâu mà cha mẹ học sinh nhu nhược để con mình trở thành con tin của nhà trường mà cứ dằn lòng cam chịu tuân theo? Vì cái gì, vì ai mà trẻ phái hủy hoại tuổi thơ, phải khổ ải như vậy?

    Bộ giáo dục trả lời được những câu hỏi này thì biết “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục” bắt đầu từ đâu?

  6. Hồ Bác Cụ says:

    Dân HN nổi tiếng “chơi DẠI lấ tiếng NGU”. Họ học đòi những cái xấu rất nhanh và rồi vênh váo “chỉ có ta đây mới là biết chơi lịch lãm”. Cảnh thanh niên thiếu nữ HN giành giật cướp hoa, đánh lộn, chửi nhau địt đéo, cưỡi ngựa đi long nhong trên phố, phóng uế bậy bạ bừa bãi ngoài phố như chỗ không người, áo quần mặc toàn đồ hiệu đắt tiền nhưng hở hang lố bịch, nước Hồ Gươm ngày càng dơ thúi, học ngoại ngữ theo lối ăn đong, dạy hoc sinh chạy theo thành tích bất kể trình độ và sức khỏe khác nhau của từng em học sinh,…. người HN cũ chỉ còn biết ngậm ngùi than “Ôi, tất cả là do công lao của boác Hù mà ra”. Bao giờ chúng ta sẽ có ngày ra lăng bác trong tay cầm búa giống như anh Nguyễn Doãn Kiên để trả ơn sâu nặng đó???

  7. TBA says:

    Đây là lỗi hệ thống của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa đào tạo ra những người thầy cô chỉ quen với bệnh thành tích, giả dối, vô giáo dục và vô nhân đạo.

  8. Học cho lắm,tắm cũng ở truồng says:

    Cơ khổ ! Dưới chế độ Việt cộng cai trị đần độn, ở thế kỷ 21:

    Việt nam vẫn còn có cảnh người cày thay trâu, con nít không quần mặc, không dép đi :

    http://diendanchinhtri.blogspot.com/2013/02/thu-tuong-oi-ung-e-chung-no-coi-truong.html

    Về trí tuệ ,Việt nam chậm trí khôn hơn các nước láng giềng:

    Về bằng sáng chế, trong 5 năm 2006-2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế (BSC) . Thống kê của USPTO cho thấy trong các nước Đông Nam Á: 1. Singapore ( 4,8 triệu dân): 2.496 BSC; 2. Malaysia (27,9 triệu dân): 877 BSC; 3. Thái Lan (68,1 triệu dân): 206 BSC; 4. Phillipines (93,6 triệu dân): 143; 5. BSC; Indonesia (232 triệu dân): 74 BSC; 6. Việt Nam (89 triệu dân): 5 BSC.

    • Học cho lắm cũng thua Cam Bốt says:

      Học cho lắm cũng ở truồng

      Học cho lắm cũng thua Cam Bốt

      Giáo dục Việt Nam xếp hạng sau Cam Bốt!

      2013-11-26

      Đầu tháng 9.2013, Báo Cáo Về Tính Cạnh Tranh Toàn Cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) được công bố, trong phần báo cáo “Tính hiệu quả của hệ thống giáo dục” cho biết Việt Nam chỉ xếp thứ 7 trong số 8 nước ASEAN được xếp hạng. Theo đó Singapore xếp thứ 1, Malaysia thứ 2, Brunei Darussalam thứ 3, Philippin thứ 4, Indonexia thứ 5, trong khi Campuchia đứng thứ 6.

      The World Economic Forum – Diễn đàn Kinh tế Thế giới có tên viết tắt WEF là một tổ chức quốc tế độc lập và trung lập, hoạt động phi lợi nhuận, và không có bất kỳ liên kết thiên lệch nào đối với các yếu tố mang tính chính trị, quốc gia dân tộc, hay cá nhân đơn lẻ. WEF có trụ sở chính tại Davos – Thụy Sỹ, đây là một tổ chức quốc tế độc lập cam kết cải thiện tình trạng của thế giới bằng cách tham gia kinh doanh, chính trị, khoa học và các nhà lãnh đạo của xã hội để định hình chương trình nghị sự toàn cầu, khu vực và ngành công nghiệp. Diễn đàn Kinh tế thế giới có vai trò quan trọng như một trong những diễn đàn toàn cầu uy tín và hoạt động hiệu quả, thu hút sự quan tâm và tham dự của hầu hết những người đứng đầu các nước lớn, các tổ chức quốc tế cũng như các tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới để cùng nhau bàn thảo về những vấn đề then chốt toàn cầu .

      Cần biết thêm, mới đây bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan còn đánh giá đạo đức học sinh hiện nay xuống cấp đến mức báo động.

  9. Vietnamese says:

    Tôi cảm ơn tác giả đã viết bài. Tôi đang sông ở Châu Âu, nhưng con tôi trước đây học đến lớp 5 ở HN. Tôi tin điều tác giả nêu lên là sự thực.

Leave a Reply to Học cho lắm cũng thua Cam Bốt