WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chuyện một bà bồ của Lê Duẩn

 

Lê Duẩn

Lê Duẩn

Hằng năm, cứ tới 30 tháng 04, người Việt Nam tỵ nạn, tuy nay là công dân của quốc gia nơi định cư, không quên nhắc lại ngày đau thương của dân tộc và của riêng mình. Nhắc lại hoàn cảnh nạn nhân của cộng sản.

Ai đọc qua cũng đều thương cảm nhưng ít khi thấy nạn nhân biểu lộ thái độ đối với người từng gây ra đau thương cho mình. Chịu đựng, bỏ qua hay mau quên? Có lẽ chính cái thái độ ứng xử này, chín bỏ làm mười, mà ngày nay nhiều người vốn là nạn nhân chết sống, nhục nhã của cộng sản sau 30 tháng 04 / 1975 lại về Việt Nam với những lý do không thật sự cần thiết?

Nếu muốn làm bảng liệt kê tác giả gây ra những đau thương ấy, phải kể từ Hồ Chí Minh là tên tội phạm chống nhân loại đầu tiên mang quốc tịch Việt Nam, kế tìếp là Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đỗ Mười… Cái độc ác của Đỗ Mười là cái độc ác của tên bịnh tâm thần, không giống cái độc ác, tàn bạo, dã man của nhũng người kia. Đó là cái độc ác có tính toán, có chủ trương nhằm phục vụ cho tham vọng cướp quyền và cầm quyền . Cứ xem lại có người cộng sản thứ thiệt, thứ đặc sệt nào mà không ác?

Riêng Lê Duẩn là người thành công thực hiện quyết tâm của Hồ Chí Minh là chiếm cho được Miền nam « dù có đốt sạch dảy Trường Sơn » đi nữa . Sau khi chiếm được Miền nam, Lê Duẩn có thêm cơ hội bộc lộ cái ác, cái tàn bạo của một tên trùm cộng sản, với bản tánh thô bạo của người ít học xứ Quảng trị .

Nhỏ không học, lớn lên vào Bộ chánh trị

Người Tây phương hiểu cộng sản theo cách của họ . Cách này có thể áp dụng cho cộng sản Đông âu và Liên Xô . Khi tìm hiểu cộng sản Á châu, như cộng sản tàu và nhứt là cộng sản ở Việt Nam, thì cách hiểu biết của Tây phương không còn giá trị nữa . Họ không thể hiểu sự khác nhau giửa cộng sản tàu và cộng sản ở Vìệt Nam, và càng không thể hiểu sự khác nhau giửa cộng sản Nam kỳ và cộng sản Bắc kỳ . Trước 75 và sau 75 . Nhưng đó là việc tìm hiểu cộng sản như hiện tượng bất thường của nhân loại . Lê Duẩn là thứ sản phẩm tinh ròng của hiện tượng thời đại này do Hồ Chí Minh đem về tròng vào cổ nhân dân Việt Nam gọi là làm giải phóng dân tộc .

Ngày nay, chế độ ở Việt Nam thần phục Tàu, bạo ngược với nhân dân chỉ là sự tiếp nối cái đường lối của những người tiền nhiệm nhưng về mặt tinh vi, tỏ ra kém hơn .

Những người biết rõ Lê Duẩn có nhận xét: Lê Duẩn là tên thô bạo do bản chất du côn ít học . Còn Lê Đức Thọ là tên mưu sỉ, gian ác, thâm hiểm do bản chất lưu manh . Bản tánh của Lê Đức Thọ gần với Hồ Chí Minh nhiều hơn . Nhưng cả hai đều coi Hồ Chí Minh không ra gì vì chính họ mới đánh chiếm được Miền nam . Hồ Chí Minh chỉ mơ chiếm được Miền nam mà thôi .

Những người cộng sản lớn tuổi, cao cấp, phản tỉnh vì quyền lợi dân tộc, kể chuyện lại . Trước khi ban hành chế độ học tập cải tạo, cán bộ hỏi ý kiến Lê Duẩn xử lý đám « ngụy quân, ngụy quyền » như thế nào ? Lê Duẩn trả lời bàng cách đưa tay phát ngang qua cổ, tức có ý bảo đem chặt đầu hết . Nhưng Võ văn Kiệt đề nghị đem những người này đi lao động tập trung . Như vậy tránh mang tiếng «tội phạm chống nhân loại» mà còn có lợi về mặt sản xuất phục vụ ta (theo một vị giáo sư Đại học Sài gòn, sau thời gian ngắn học tập cải tạo về làm cố vần về phát triển cho ông Kiệt lúc ông Kiệt làm Thành ủy Sài gòn, kể lại tại Paris). Cả hai chủ trương đều đem lại cái chết. Chỉ khác nhau ở cách chết mà thôi .

Chuẩn bị khai diễn Đệ II Thế chiến, ngày 23 tháng 8 năm 1939, Staline ký hiệp ước bất xâm lược với Hitler , coi Pháp không còn là Đồng Minh nữa . Ở Việt Nam, Toàn quyền de Catroux ra lịnh thanh trừng đảng viên cộng sản đang hoạt động . Đầu năm 1940, mật thám Pháp lùng bắt được những tên cộng sản đầu nảo Nguyễn văn Cừ, Tổng Bí thư đảng, Võ Đình Hiệu, Vũ Thiên Tân và Lê Duẩn đang hội họp trong một căn nhà tại ngỏ hẻm đường Nguyễn Tấn Nghiệm, gần Cầu Kho, Quận II, Sài gòn . Tiếp theo là Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập và Nguyễn thị Minh Khai bị bắt ở Hóc môn . Lúc này, Thường vụ Trung ương đảng đóng tại Miền nam với Phan Đăng Lưu, Tạ Uyên, …(1). Ngoài ra, có không ít những người chống Tây mà không phải cộng sản cũng bị bắt trong chiến dịch càn quét này của nhà cầm quyền thực dân .

Theo lịch sử đảng, cuộc Nam kỳ khởi nghĩa thất bại, nhiều đảng viên cộng sản bị Tây giết, cả Nguyễn thị Minh Khai, vì nóng vội, chưa được lịnh của Hà Nội mà hành động . Trong lúc đó, theo những đảng viên am hiểu chuyện thật thì lúc bấy giờ Hồ Chí Minh chỉ điểm cho mật thám pháp lùng bố tận Hóc môn, Bà điểm bắt đám Thường vụ Trung ương này để dẹp cánh ở Nam kỳ nuôi dưỡng tham vọng muốn lãnh đạo cả Hà Nội.

Thường vụ Trung ương ở Nam kỳ bị Pháp tiêu diệt xong, Hồ Chí Minh liền đưa Trường Chinh lên làm Tổng Bí thư lâm thời .

Ta thấy đường lối « bắc kỳ trị » này thành hình từ đó và kéo dài cho tới sau này . Hiện tượng nổi cộm nhứt là «  hy sanh gọn và đẹp » Mặt trận Giải phóng Miền Nam và Chánh phủ Cộng hòa Lâm thời Miền Nam Việt Nam, không thèm để ý tới Hiệp định Paris 1973 .

Sau khi Nhựt đảo chánh Pháp 6/3/1946, Nhóm cộng sản Nam kỳ Trần văn Giàu, Nguyễn văn Trấn, Dương Bạch Mai, Nguyễn văn Tạo, Nguyễn văn Tây, Huỳnh văn Tiểng, Ngô Tấn Nhơn, Phạm Ngọc Thạch, …tưởng bở, lập Ủy Ban Hành chánh Nam bộ với ý định sẽ lập một nước Nam kỳ cộng sản dưới sự lãnh đạo của họ . Lập tức Hồ Chí Minh cho Cao Hồng Lĩnh, Hoàng Quốc Vìệt vào Nam kiểm soát tình hình, nắm lại quyền lãnh đạo kháng chiến chống Tây, đưa Trần văn Giàu và Dương Bạch Mai về Hà Nôi « hưởng qui chế cô lập » .

Nhựt đầu hàng . Lê Duẩn, ra tù Côn Đảo, được Hồ Chí Minh đè cử làm Bí thư Xứ Bộ Nam kỳ . Cùng hoạt động trong Nam có cả Lê Đức Thọ . Từ đầu năm 1950, Lê Duẩn đươc đề cử Bí thư Trung ương Cục Miền nam, bao gồm Miền nam Việt nam và cả Cao-miên

Sau 1954, Lê Duẩn bám trụ ở lại, trốn tại khu Bàn cờ, Sài gòn, tổ chức cán binh không tập kết để chờ ngày nổi dậy .

Lúc này, Lê Duẩn đi lại Hà nội-Sài gòn qua ngã Cao-miên bằng thông hành mang tên một người tàu do Bà LKD, vợ bé của Lê Duẩn, cung cấp (2) .

Bà LKD

Phần trên đây để phát họa lại sơ lược tình hình ở Nam kỳ lúc mở màng Nam Bộ Kháng chiến . Chủ yếu là muôn nói thêm về Bà LKD mà tác giả Hứa Hoành viết về Lê Duẩn có đề cập tới như một nhân vật rất quan trọng, đóng góp lớn cho sự nghiệp của Lê Duẩn . Bà LKD là ai ? Có đúng như ông Hứa Hoành nói về bà, mô tả con người của bà ? Trong vai trò hoạt động cho Lê Duẩn xâm chiếm Miền nam, bà LKD đã làm gì ở Sài gòn cho tới ngày mất Miền nam . Sau đó, bà LKD qua Paris và làm gì nữa ? …

Bà LKD được ông Hứa Hoành viết tắt bằng ba mẫu tự LKD . Tên của bà viết đầy đủ và rỏ ràng là Lai Kim Dung .

Người Nam kỳ, chắc có họ hàng xa gần với Tàu nên mang họ Lai ? Bà ở một căn phố đường Trần Hưng Đạo, Chợ Quán, vừa qua khỏi đường Nguyễn Biểu . Nhắc lại cho rỏ đó là dảy phố một từng lầu nhưng đơn vị gia cư thì riêng biệt từng đơn vị một, trước kia lính Pháp ở .

Bà Lai Kim Dung có tên phổ thông là Cô Năm Nhựt bổn vì bà có chồng người Nhựt bổn trong một thời gian ngắn và thôi . Lúc cuối 1960 và đầu 1970, Lai Kim Dung có một người chồng trẻ và có một đứa con trai lúc bấy giờ chừng hơn mươi tuổi, có tên tây là thằng « Be » ( Robert, Albert, … ?) .

Về dung nhan, tuy bà tên Dung, nhưng không lấy gì làm đẹp lắm và người không cao quá 1,60m . Không nghe nói bà có chồng thương gia tàu giàu có .

Cũng như nhiều người Việt Nam khác ở Sài Gòn lúc bấy giờ, bà Lai Kim Dung không có việc làm rõ ràng để có lợi tức đều đặn mà chỉ « lấy món hàng của bên này, đem bán cho bên kia, kiếm lời » . Việc làm này kiếm sống được lúc quân đội Huê kỳ và Đồng minh tới Vìệt Nam đông . Nhưng lắm khi cũng bị hụt cẳng . Có lần lấy hàng đi bán, không trả tiền hàng lại cho chủ hàng là Cô Sáu ký giả ở Cầu Kho, bị Cô Sáu tới nhà đòi . Bà né tránh . Cô Sáu phải tới nhà bà khi vừa hết giới nghiêm, lúc vợ chồng còn đang ngủ, và kéo cẳng bà thức dậy đòi nợ.

Không biết đây là khổ nhục kế hay lúc bà gặp khó khăn thiệt ?

It lâu sau, bà Lai Kim Dung, sau khi trả đủ tiền cho Cô Sáu ký giả, nhờ Cô Sáu giới thiệu cho bà chủ cây xăng ở ngay đầu đường Nguyễn Cư Trinh với Trần Hưng Đạo, cạnh Rạp hát Hưng Đạo, để bà mua miếng đất chỗ mũi tàu Phú Lâm cất nhà máy xay lúa . Bà Lai Kim Dung vừa đưa tiền mặt, vừa đưa vàng vòng, hột xoàn đặt cọc tiền mua đất . Từ đây, bà không thèm lui tới, gặp gỡ những người quen cũ, cả Cô Sáu Ký giả .

Nhà máy xay lúa mọc lên đồ sộ với tên Cửu Long và bà làm Giám đốc . Lúc bấy giờ, chánh quyền ông Nguyễn văn Thiệu cấm lưu hành gạo tự do với lý do phong tỏa lương thực Việt cộng . Đường bộ đi Mìền trung thường bị gián đoạn vì việt cộng phá hoại, chỉ còn đường hàng không và đường biển lưu thông mà thôi.

Thế là bà Lai Kim Dung được độc quyền phân phối gạo ra Miền trung, hợp tác với bà Sáu Huyết, cô của Tổng thống Nguyễn văn Thiêu .

Và cũng tại nhà máy Cửu Long, tinh báo Mỹ bắt được Trung tá tình báo Nguyễn Công Tài, con của nhà văn Nguyễn Công Hoan . Khai thác không được . Mỹ có ý định cho « nhảy dù » xuống biển, nhưng sau đó nhận lời Hà Nội trao đổi với tù binh mỹ .

LKD ở Paris và chống cộng

Chỉ ít lâu sau 30/04/1975, bà Lai Kim Dung tới Paris bằng máy bay tỵ nạn cộng sản với 200kg hành lý . Bà mở một cửa hàng bán tạp hóa trên đường d’Ivry, Paris 13, tức tại con đường chánh của khu chợ Tàu ngày nay . Bà tích cực tham gia hoạt động chống cộng như biểu tình, hội hè, …Bà đóng góp tiền bạc rất hậu hĩnh. Các tổ chức chống cộng ở Paris trông cậy vào bà khi muốn làm việc gì vì bà, ngoài đóng góp, còn lãnh bao chót khi thiếu tiền .

Đến lúc ông Đại tá ở Úc ra quân, đi khắp thế giới vận động tinh thần đồng bào và loan báo ông sẽ về Việt Nam làm kháng chiến phục quốc . Lần cuối ở Paris, tại chùa Khánh Anh, ông nói chuyện với bà con ở Paris và ông đã khóc để từ giã bà con . Làm mọi người ai cũng khóc theo ông .

Sau đó, ông tới nhà một người bạn ở Metz, thành phố miền Đông-Bắc xứ Pháp . Sáng hôm sau, người bạn đưa tới Liège, Bỉ, để ông trở về Úc, chuẩn bị lên đường phục quốc . Trời vào mùa đông, tuyết phủ trắng khắp nơi . Đại tá rất hân hoan vì lần đầu tiên trông thấy tuyết . Ông yêu cầu ngừng xe để ông bước xuống lội trong tuyết cho biết . Ông nhờ chụp cho ông vài tấm hình ông đứng trong tuyết .

Sau đó nghe tin ông bị Vìệt cộng bắt trên đất Lào và dẫn về Hà nội . Được biết ( vì nhìn thấy) ông đi tới Thái lan bằng giấy tờ của một người đồng hương với ông cùng định cư ở Úc và rất nhiệt tình ủng hộ ông .

Và ông cũng được bà Lai Kim Dung qua Thái lan đón tiếp và ủy lạo ông . Vé máy bay cho ông do bà Lai Kim Dung đài thọ .

Thời gian sau, khi Lê Duẩn chết, bà Lai Kim Dung về Hà Nội dự đám ma . Lúc trở qua Paris, bà đưa hình đám ma, có bà và thằng con trai đội khăn tang, cho mọi người quen biết xem . Bà dẹp tiệm ở Paris, trở về Việt Nam sanh sống luôn từ đó .

Xin đừng đặt câu hỏi tại sao ta thua, tại sao các tổ chức người Việt hải ngoại ngày nay chống nhau, đánh nhau, tự nó từ từ tan rã .

Miền Nam không mất, các tổ chức người Việt nam ở hải ngoại ngày nay không chửi nhau, không đánh nhau, không chia năm xẻ bảy, mới là điều bất thường !

© Nguyễn thị Cỏ May

© Đàn Chim Việt

———————————————————————–

Ghi chú : (1) và (2) Hứa Hoành, Lê Duẩn “ Đ iều bí ẩn về Lê Duẩn ” trên internet

14 Phản hồi cho “Chuyện một bà bồ của Lê Duẩn”

  1. Cái đám ma đầu vc làm chuyện thất đức rồi bày vẻ ta đây chính nghĩa khoe khoang hợm hĩnh khoác lác quả đúng là một đám phá hoại , chia rẻ cộng động hải ngoại có ích gì khi nói hoà hợp hoà giải

  2. Lê Duẫn đánh lén Mậu Thân 68 says:

    Tại Hội nghị Trung ương 14 , ngay trước Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân, Lê Duẫn phát biểu : “Tôi nghe anh em miền Nam nói tinh thần [quân đội Mỹ ngụy] bạc nhược lắm, nó sợ vô cùng. Sư đoàn 25 của nó cũng yếu đi rồi. Ở Huế ta đánh mạnh là nó tan rã. Mỹ đấy. Còn về quân ngụy, nó yếu vô cùng, nghe anh em nói khi ta đánh nó khóc lóc, bạc nhược vô cùng.”

    Dựa vào cách đánh giá kẻ địch như trên, Lê Duẩn tin rằng cuộc Tổng tiến công sẽ chẳng đem lại rủi ro nào: “Ở Hà Nội, lúc đầu một trung đoàn Thủ đô đánh hai tháng ra có việc gì đâu, huống chi bây giờ ta làm chủ, ta vào Sài gòn đánh vài ba tháng ta ra cũng được, không có chuyện gì…”

    Về kết quả của trận chiến Tết Mậu Thân 1968, Đại Tướng cộng sản Phạm Văn Trà viết :“Tiểu đoàn chúng tôi ngày xuất quân với 7 đại đội đủ quân, xấp xỉ một ngàn tay súng, sau khi kết thúc đợt 1, chỉ còn trên một trăm cán bộ, chiến sĩ. Có tiểu đoàn khi đánh vào Cần Thơ bộ đội ngồi chật cả trăm xuồng, khi ra chỉ còn vài chục chiếc, mỗi chiếc chở vài anh em” ( “ Bên Thắng Cuộc” – Huy Đức).

    Cựu thủ tướng Cộng sản Võ Văn Kiệt viết rằng những người trực tiếp ở chiến trường như ông phải chứng kiến sự hy sinh quá lớn, lúc đó tôi đau đến mức nhiều lần bật khóc. Hơn 11 vạn quân (110,000) giải phóng đã hy sinh trên toàn chiến trường, còn thương vong của dân chúng thì không thể nào tính được” ( “Bên Thắng Cuộc “- Huy Đức).

    Thượng tướng Trần Văn Trà – nguyên Tư lịnh Lực lượng vũ trang Giải phóng MN – trong tác phẩm “Chung Một Bóng Cờ”, trong bài viết tựa đề “Thắng lợi và suy nghĩ về thắng lợi”, Trần văn Trà đã công khai phê phán Bộ Chính trị Đảng CSVN “đã sa vào ước muốn không thực tế” khi mở ra trận tổng tấn công Tết Mậu Thân. Đó là một kế hoạch “hoàn toàn không thực tế, không thể nào thực hiện nổi, vượt quá sức lực của ta -lực lượng chỉ bằng 1/5 của Mỹ và quân đội Sàigòn- và coi thường khả năng và sự phản ứng của Mỹ. Thực hiện một quyết định như vậy mà Bộ Chính trị chỉ dành cho các cấp ở chiến trường có ba tháng”………Hậu quả là “ta đã giá đắt, hàng vạn chiến sĩ và cán bộ ưu tú trong đó có một số cán bộ cao cấp đã ngã xuống trên chiến trường”. …. “Chính vì bị thiệt hại nhiều về người và phương tiện mà trong điều kiện của ta khó bổ sung kịp thời, nên trước cuộc phản kích điên cuồng và công cuộc bình định cấp tốc của địch sau đó vào năm 1969-1970 trong kế hoạh Việt Nam hóa chiến tranh, ta đã gặp vô vàn khó khăn, địch đẩy ta ra xa đô thị, chủ lực dạt về biên giới, nhiều vùng nông thôn ta mất quyền làm chủ, cơ sở phường xã của ta bị thiệt hại nặng nề”.

    Đại tá Bùi Tín trong tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử xuất bản tại Hà Nội đã viết về trận đánh Mậu Thân như sau :

    “Sau tết Mậu Thân, vùng làm chủ của ta bị thu hẹp, cơ sở bị tổn thất, lực lượng vũ trang bị tiêu hao, phải rút dần lên miền núi. Thế trận chiến tranh nhân dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các sư đoàn, 5.7,9 chủ lực của miền Nam mất bàn đạp, mất chỗ đứng chân phải lên vùng biên giới Cao Miên. Khu 8 có 2 trung đoàn, còn 1. Khu 9 có 3 trung đoàn còn 1 trung đoàn và một tiểu đoàn. Du kích đặc khu Sài Gòn chỉ còn 1 phần 3…” .

Phản hồi