WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tướng Phùng Quang Thanh

Tướng Phùng Quang Thanh

Tướng Phùng Quang Thanh

Trong những ông tướng đương quyền, Phùng Quang Thanh là ông tướng dày dạn trận mạc nhất. Đầu năm 1971, khi chiến dịch Đường 9 – Nam Lào nổ ra, tôi là thượng sĩ đang học tại trường sĩ quan Thông tin, đang đi diễn tập trong rừng Yên Thế, Hà Bắc, bây giờ là Bắc Giang thực hành bảo đảm thông tin chỉ huy cho bốn hình thức chiến thuật bộ binh thì Phùng Quang Thanh cũng là thượng sĩ, trung đội trưởng thuộc đại đội 9, tiểu đoàn 9, trung đoàn 64, sư đoàn 320 tham chiến ở Đường 9 – Nam Lào.

Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào kết thúc khi cuộc dã ngoại diễn tập của chúng tôi vẫn chưa kết thúc. Nhưng cuối khóa học, trận đánh trên đồi Không Tên, trận đánh chiếm điểm cao 543 bắt sống đại tá Nguyễn Văn Thọ, lữ đoàn trưởng lữ đoàn 3 nhảy dù quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong chiến dịch Đường 9 – Nam Lào đã trở thành bài học chiến lệ bổ xung cho khóa học của chúng tôi vì một giáo viên chiến thuật của trường Sĩ quan Thông tin tham gia chiến dịch trở về đã viết ngay thành giáo án giảng dạy.

Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào là chiến dịch chống phá cuộc hành quân Lam Sơn 719 của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Thời Norodom Sihanouk cầm quyền ở Campuchia, cảng Sihanoukville và hệ thống đường bộ nối Sihanoukville, Campuchia với Tây Ninh, Việt Nam đã bảo đảm tới hơn 70 phần trăm hàng tiếp tế của Bắc Việt Nam cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Sau cuộc đảo chính của Lon Nol thân Mỹ lật đổ Norodom Sihanouk, 18.3.1970, chính quyền Lon Nol cấm cửa Bắc Việt Nam vào cảng Sihanoukville. Tiếp đến, từ tháng tám, năm 1970, quân Lon Nol phối hợp với quân Việt Nam Cộng Hòa mở liên tiếp hai cuộc hành quân lớn Chenla 1 và Chenla 2 đánh vào các kho hậu cần của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ở vùng rừng Đông Bắc Campuchia. Cuộc hành quân Lam Sơn 719 là bước tiếp theo Chenla 1, Chenla 2, cắt con đường hậu cần từ phía Bắc, hoàn toàn cô lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng.

Cuộc hành quân Lam Sơn 719 còn có ý nghĩa rất quan trọng với quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Vì đây là cuộc hành quân lớn đầu tiên của quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ. Lần đầu ra quân lớn, quân đội Việt Nam Cộng Hòa tác chiến độc lập, không có bộ binh Mỹ trong đội hình hành quân, chỉ có hỏa lực phi pháo Mỹ yểm trợ. Đây cũng là trận đánh lớn đầu tiên chỉ có người Việt bắn giết người Việt. Và Phùng Quang Thanh là người hùng trong cuộc bắn giết đẫm máu đó.

Ngày 9. 2. 1971 tiểu đoàn 3 cùng sở chỉ huy lữ đoàn dù số 3 quân miền Nam do đại tá Nguyễn Văn Thọ chỉ huy nhảy dù xuống chiếm điểm cao 543, phía Bắc đường 9.

Ngay tối hôm đó, tiểu đoàn 9 trung đoàn 64 quân miền Bắc chiếm đồi Không Tên nhìn sang điểm cao 543 ở phía Nam với khoảng cách chưa đến 3 km. Hai ngày sau, từ sáng sớm máy bay phản lực Mỹ đã đến rải bom phá băm nát đồi Không Tên, rải bom cháy napan phủ kín đồi Không Tên trong ngọn lửa rừng rực. Rồi máy bay lên thẳng đến quần đảo bắn rốc két và đạn 20 mm vào những mỏm đất, những lùm cây mà bom phá chưa phạt và bom napan chưa đốt cháy.

Dứt tiếng nổ, trung đội trưởng Phùng Quang Thanh vừa chui ra khỏi hầm đã thấy máy bay lên thẳng rợp trời và những cánh dù đang chênh chếch rơi như muốn chụp xuống đầu. Vừa lệnh cho trung đội vào vị trí chiến đấu thì Thanh cũng nhận được lệnh của đại đội trưởng cho xuất kích đánh bật quân nhảy dù ra khỏi những nơi họ đã đổ quân. Thấy mỏm đồi sát sở chỉ huy tiểu đoàn 9 đã bị quân nhảy dù chiếm và những chiếc mũ sắt đang lò dò tiến về sở chỉ huy tiểu đoàn, Thanh liền lệnh cho trung đội xuất kích. Vừa chạy vừa xả đạn vào những thân hình đội mũ sắt Thanh bỗng thấy máu ướt đẫm tay áo bên trái. Nhưng những chiếc mũ sắt liên tiếp đổ gục trước mũi súng của Thanh làm cho Thanh không quan tâm đến vết thương, không thấy đau đớn, vẫn băng băng dẫn đầu trung đội và họng súng AK của anh vẫn quất những đường đạn thẳng căng vào những chiếc mũ sắt lom khom nhấp nhô phía trước.

Làm chủ được mỏm đồi, Thanh mới thấy đau ở tay trái và khát khô cổ. Nhưng mở bi đông ra chưa kịp tợp ngụm nước thì những làn đạn lại quất tới tấp vào trung đội và những chiếc mũ sắt nhấp nhô lại tràn đến đánh bật trung đội của Thanh khỏi mỏm đồi. Cho đến khi tiểu đoàn 9 hoàn toàn làm chủ đồi Không Tên, trung đội của Thanh phải hai lần giành đi giật lại mỏm đồi, hi sinh mất gần nửa trung đội. Chín tù binh bị bắt cho biết lực lượng nhảy dù xuống đồi Không Tên là tiểu đoàn 3 cùng một trung đội công binh thuộc lữ đoàn dù số 3.

Từ đồi Không Tên, trung đoàn 64 đào hào vây lấn đánh lên điểm cao 543. Ngoài sở chỉ huy lữ đoàn dù số 3, trên điểm cao 543 còn có tiểu đoàn 6 nhảy dù, trận địa pháo 105 mm,  đơn vị công binh, thông tin đều là lực lương tinh nhuệ, trang bị hiện đại nhất của quân miền Nam. Quân tinh nhuệ cùng với hầm hào kiên cố, ba lớp rào thép gai bịt bùng và hỏa lực phi pháo Mỹ yển trợ dày đặc tạo ra sức mạnh không dễ khuất phục của 543. Cuộc chiến người Việt xả súng vào người Việt trên điểm cao 543 diễn ra vô cùng ác liệt. Hai bên giành đi giật lại từng gò đất, từng đoạn hào. Đất điểm cao 543 đẫm máu của cả quân miền Bắc và quân miền Nam và đều là máu người Việt. Cho đến khi có một đại đội xe tăng với bốn chiếc T54 phối thuộc với trung đoàn 64 miền Bắc, thế giằng co mới chấm dứt. Vừa tiến vừa bắn trả máy bay Mỹ, xe tăng nghiến nát hàng rào thép gai đưa lính trung đoàn 64 đến trước những căn hầm trên đỉnh 543 để quân miền Bắc bắn đạn khói vào trong hầm, xua quân miền Nam đưa hai tay lên trên đầu chui ra khỏi hầm. Đại tá lữ đoàn trưởng lữ đoàn 3 nhảy dù Nguyễn Văn Thọ là người cuối cùng đưa những ngón tay múp míp lên trên đầu..

Sau trận đánh trên đồi Không Tên, Phùng Quang Thanh liền được nhận cấp bậc, chức vụ mới: thiếu úy đại đội trưởng và được nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Những nhà trường, học viện quân sự trong nước, ngoài nước mở rộng cánh cửa đón Phùng Quang Thanh. Trường Sỹ quan Lục quân. Học viện Quân sự Việt Nam. Học viện Quân sự Voroshilov, Liên Xô. Học viện Quân sự cao cấp Việt Nam.

Một con người của binh nghiệp. Binh nghiệp là xả thân giữ nước. Trong thế nước hiện nay, nếu đất nước là của mọi người dân, đất nước chỉ có một chính quyền của dân, của nước, tất sẽ có những hội nghị Diên Hồng, diễn đàn Diên Hồng để nhắc lại câu hỏi của bảy thế kỉ trước còn âm vang trong lịch sử Việt Nam: “Nên hòa hay nên đánh?” và con người binh nghiệp vì dân vì nước đó phải bật lên tiếng nói mạnh mẽ, dứt khoát từ trong tim: Đánh!

Nhưng đất nước là của đảng Cộng sản. Chính quyền cũng của đảng Cộng sản. Con người binh nghiệp kia lại là đảng viên cộng sản, thành viên ban lãnh đạo cao nhất của đảng vì vậy cũng chính là phần hữu cơ tạo nên đảng. Mà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1990 đã sang tận Thành Đô, cửa sau nhà kẻ xâm lược xin qui phục họ và kí kết đủ các văn bản để duy trì sự tồn tại của đảng cộng sản, duy trì chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Với cuộc gặp xin qui phục ở cửa sau Thành Đô, với những cam kết đó nên từ khi kẻ xâm lược kéo giàn khoan vào biển Việt Nam, đến Tổng bí thư của đảng cầm quyền còn không nói được một lời lên án, chỉ mặt kẻ xâm lược thì ông ủy viên Bộ Chính trị dù là con người nhà binh cũng phải nói những lời ve vãn, hòa hoãn với giặc cướp đã xông vào tận nhà cũng là điều tất yếu cộng sản!

Say mê bắn giết người Việt, là người hùng trong cuộc bắn giết đẫm máu đó. Nhưng với kẻ xâm lược từ bên ngoài đến cướp đất, cướp biển thiêng liêng của cha ông, cướp nơi làm ăn sinh sống từ ngàn đời của người dân Việt Nam, với kẻ chống phá quyết liệt, độc ác đất nước Việt Nam trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thì người hùng trong nội chiến lại mềm lòng và lầm lẫn đến mức coi kẻ xâm lược là bạn: “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp”! Vì chỉ biết có đảng phái, chỉ biết có ý thức hệ, không biết đến dân tộc, không biết đến giống nòi, không biết đến “Như nước Đại Việt ta từ trước / Vốn xưng nền Văn hiến đã lâu” (Nguyễn Trãi. Bình Ngô đại cáo) mới ra nông nỗi này. Ôi người hùng của đảng!

© Đàn Chim Việt

42 Phản hồi cho “Tướng Phùng Quang Thanh”

  1. nguenha says:

    Cám ơn bài viết của Ông PĐT. “Chém giết “ở chiến trường là việc làm bình thường của người Lính,
    vì mạng sống và cả vì Lý tưởng . Thế nhưng PQT là một Đảng viên CS,nên lý tưởng của Y ,là lý tưởng của Đảng CS! Từ Cổ chí kim,chưa ai nghe nói Chết vinh hiển cho Đảng cả ,chỉ có DCS ăn nói với nhau mà thôi. Trong ngạn ngữ của Người Do Thái có câu : “Honneur aux glorieux soldats morts pour la Patrie”
    hoặc trong Văn học Pháp ;” Glorieux Sacrifice pour la Patrie”. Nói tóm lại ;chỉ có những cái chết cho Tổ quốc là Vinh hiển !! Vì thế, Phùng quang Thanh và bất cứ người Lính nào chiến đấu dưới ngọn cờ Đảng chỉ là con “thiêu than” mà thôi . Lý do vì họ không chiến đấu cho Tổ Quốc.! Câu chuyện Giàn khoan 981, đả thể hiện rỏ nét “Bộ đôi Cụ Hồ” : BÁN NƯỚc !!

  2. Don says:

    Nguoi` viet’ co’ le~ chua tung` o? chien’ truong`, nen tuong` thuat. nhieu` diem? khong dung’.
    Thi-du: VNCH hanh` quan luon luon bang` truc. thang van^. khong co’ chuyen. nhay^? du` nhu thoi` Phap’…
    linh halao

  3. Tâm says:

    ông này say mê giết người Việt, nhưng lại coi Tàu là bạn thì ông này là người Tàu chứ đâu phải người Việt. Ông Tàu binh Tàu là đúng rồi, còn kêu gọi gì nữa!

  4. BUILAN says:

    “‘..Say mê bắn giết người Việt, là người hùng trong cuộc bắn giết đẫm máu đó. Nhưng với kẻ xâm lược từ bên ngoài đến cướp đất, cướp biển thiêng liêng của cha ông, cướp nơi làm ăn sinh sống từ ngàn đời của người dân Việt Nam, với kẻ chống phá quyết liệt, độc ác đất nước Việt Nam trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thì người hùng trong nội chiến lại mềm lòng và lầm lẫn đến mức coi kẻ xâm lược là bạn: “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp”! Vì chỉ biết có đảng phái, chỉ biết có ý thức hệ, không biết đến dân tộc, không biết đến giống nòi, không biết đến “Như nước Đại Việt ta từ trước / Vốn xưng nền Văn hiến đã lâu” (Nguyễn Trãi. Bình Ngô đại cáo) mới ra nông nỗi này. Ôi người hùng của đảng!

    Cảm ơn tác giả !
    Có nghiã là tôi đã từng gặp anh & từng găp anh thượng sĩ tt – PQT

    Vậy ,nay anh đang làm gì và đang ở đâu mà viết được những dòng nầy ??
    Tôi nghe được tiếng lòng – trăn trỡ cuả anh về những XÁC CHẾT NGƯỜI VIỆT NAM !

    Cũng thưa thêm với người anh em : Năm 1977 tôi lại gặp ĐT Thọ nuôi heo ở KHE CHÒ -Yên Bái (trai 7 đoàn 776) . may là không ” SINH NAM TỬ BẮC” khakhakha

    Tôi đề nghị tác giả nên bỏ đi cái câu chữ nầy “… những cánh dù đang chênh chếch rơi như muốn chụp xuống đầu…”. dù chỉ là một chi tiết quá nhỏ, nhưng chính nó lại mạ vàng cho câu noí cuả “Cố TT Ngụy”

    Chào thân aí ước gì có dịp bất tay kể chuyện “đời xưa”

  5. vu trung says:

    VN có câu nói ấy mà: “Khôn nhà dại chợ.”

  6. THƯỢNG NGÀN says:

    NÓI SÂU THÊM VỀ QUAN ĐIỂM ĐẤU TRANH GIAI CẤP CỦA NGƯỜI CỘNG SẢN

    Quan niệm đấu tranh giai cấp là quan niệm cốt lõi của người CS. Nó không bao giờ có thể bỏ đi được khi nào còn có CNCS và còn có người CS. Nó như là cái xương sống, cái bản chất yêu cầu, cái mục đích tối hậu, mà nếu không có CNCS hoàn toàn không còn có lý do hay hoàn toàn không còn ý nghĩa. Đó là điều có lẽ không bất kỳ người CS đúng nghĩa nào lại phủ nhận.
    Ngay từ thời Xô viết Nghệ tĩnh tức những năm 30 của thế kỷ trước, ngay từ thời nổi lên cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945, khẩu hiệu san bằng giàu nghèo, lấy của người giàu phân phát cho người nghèo, lấy ruộng đất địa chủ chia cho người nông dân đều là những chủ đích nền tảng và cũng thu hút được vô số những nông dân nghèo.
    Thời kỳ cải cách ruộng đất của miền Bắc vào những năm 50 sau đó cũng không đi ra ngoài ý nghĩa chung đó. Rồi hợp tác hóa nông nghiệp tại miền Nam sau năm 75 cũng vẫn tính cách như thế. Nhưng điều đáng chú ý nhất là các nội dung đấu tố địa chủ hết sức khốc liệt tại miền Bắc và miền Trung trong vùng kháng chiến lúc đó, cũng là theo tính cách chung của TQ đã làm, và ý nghĩa tối hậu của nó cũng không ra ngoài ý nghĩa của đấu tranh giai cấp. Cho nên trong các chiến dịch Điện Biên Phủ, hay trong chiến dịch cải cách ruộng đất, ý nghĩa và mục đích đấu tranh giai cấp vẫn luôn được nêu lên hàng đầu để động viên quân sự, chính trị hay kinh tế tập thể từng một thời đã qua mà ai cũng rõ. Nó giống như một sự kích thích quyền lợi gần gũi, thực tế, trước mắt thế thôi.
    Nhưng thật ra đó chỉ là những cách nhìn cảm tính của mọi người CS thực hành, nó không thật sự phản ảnh chiều sâu của sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống học thuyết của Các Mác và Lênin gì hết.
    Bởi Mác và Lênin hoàn toàn không nhìn đấu tranh giai cấp theo cách cảm tính, mà hoàn toàn theo cách triết học được gọi là triết học biện chứng. Tính cách triết học biện chứng này không xuất phát từ Mác hay từ Lênin mà lại từ một triết gia duy tâm người Đức là (Georg Wilhem Friedrich) Hegel (1770-1831) khởi xướng ra. Biện chứng luận (Dialektik, dialectics) theo Hegel là quy luật khách quan của tồn tại vũ trụ, tức giai đoạn tiền đề, giai đoạn phản đề, cuối cùng là giai đoạn hợp đề. Nói khác đi tính cách phủ định của phủ định là quy luật bao trùm cả lịch sử vạn vật và con người.
    Mác hoàn toàn là người duy vật, cho vật chất chai ỳ là cái tồn tại duy nhất trong vũ trụ, nhưng Mác lại áp dụng quy luật biện chứng tinh thần của Hegel (tức thực thể siêu việt ngay từ đầu trong vũ trụ) để gán cho đó cũng là quy luật của vật chất chai ỳ. Nên theo quan niệm của Mác, đã là quy luật phủ định của phủ định thì giai đoạn xã hội CS nguyên thủy là giai đoạn tiền đề, giai đoạn phản đề là xã hội tư sản, TBCN, cuối cùng giai đoạn hợp đề là xã hội CS được Mác gọi là CS khoa học, tức là thiên đường của nhân loại. Mác cho rằng sở dĩ biện chứng xảy ra trong xã hội, tức sự phủ nhận liên tiếp của lịch sử xã hội mấu chốt là quyền tư hữu. Như vậy muốn chấm dứt biện chứng ở đích điểm cuối cùng thì cũng loại trừ quyền tư hữu, tức thành xã hội vô sản toàn diện. Theo Mác khi đó cũng không còn giai cấp, vì đấu tranh giai cấp đã hoàn toàn chấm dứt (vì loại bỏ tư hữu, cũng là loại bỏ đấu tranh nhau giữa người và người, thì thành ra xã hội thiên đường hạ giới). Nên theo Mác khi xã hội đang còn giai cấp, cần phải đẩy mạnh đấu tranh giai cấp, tức tiêu diệt xã hội tư bản, xã hội tư sản, để đi đến xã hội vô sản hay xã hội CS, cũng là tiêu diệt hết tư hữu, tiêu diệt hết giai cấp, trở thành xã hội phi giai cấp, không còn người bóc lột người, đó là điều mà Lênin gọi là chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, nhưng nó tự đào mồ chôn nó, và đó là đêm trước của thế giới đại đồng vô sản. Có nghĩa Mác và Lênin nhìn đấu tranh giai cấp chỉ như đáp ứng theo quy luật trừu tượng khách quan của lịch sử nhân loại mà không phải chỉ đấu tranh quyền lợi giai cấp cụ thể theo cách cảm tính của việc tuyên truyền nhất thời của cách mạng.
    Bởi vậy việc chia ruộng đất cho dân nghèo chỉ là biện pháp lúc đầu, đến sau đều vào tập thể hóa và thu hồi chung lại, như là ruộng đất của chung của nhà nước, là điều mà ai cũng đã biết.
    Rõ ràng lý luận của Mác về biện chứng là lý luận hoàn toàn trái khoáy, kiểu đem râu ông nọ cắm cằm bà kia, kiểu mượn đầu heo nấu cháo. Vì biện chứng của Hegel là biện chứng duy tâm, thế mà Mác chuyển qua thành biện chứng duy vật, quả là kiểu gồng mình bạo gan bất chấp lô-gích và bất chấp triết học khách quan đúng nghĩa. Đó là sự nghịch lý hay sự phi lý đầu tiên trong lý luận kinh tế, xã hội và lịch sử của Mác. Vả chăng vật chất thuần, vật chất thô, vật chất chai ỳ mà tự nó có bản chất biện chứng được thật cũng là chuyện lạ, khó thể nào có thể quan niệm được về mặt khoa học lẫn triết học.
    Mác quên một điều là mỗi cá nhân sinh ra trong xã hội đều bình đẳng, tự do. Do đó bài toán xã hội là bài toán tổ hợp, hợp tác nhau để cùng phát triển mà không phải kiểu chất thể gom chung để thực hành quy tắc biện chứng giả tưởng với chuyên chính vô sản làm biện pháp hay động lực chuyển động bó buộc.
    Sự giàu nghèo trong xã hội là do vô số nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân tài nguyên, nguyên nhân chất lượng lao động, nguyên nhân công bằng và hòa hợp xã hội. Có nghĩa con người có tinh thần cộng đồng, tinh thần hợp tác, có ý thức khoa học, có lý trí hữu lý phải điều tiết xã hội sao cho hiệu quả và nhân ái, bài toán kinh tế là bài toán khoa học và pháp lý, không phải đâm đầu vào chuyên chính vô sản và biện chứng duy vật để giải quyết cho tất cả.
    Giới công nhân lúc khởi đầu của xã hội tư bản phải nghèo, vì là giai đoạn của tích lũy tư bản để nhằm phát triển. Đó là giai đoạn tư bản sơ khai cần phải vượt qua về sau để làm cho xã hội hữu lý và công bằng hơn. Nên nói chung chính phát triển khoa học kỹ thuật mới là yếu tố động lực đi lên của xã hội, mà hoàn toàn không phải đấu tranh giai cấp kiểu hư ảo, trừu tượng, mê muội và mê tín theo quan điểm biện chứng duy tâm của Hegel mà Mác là lạm dụng, ngụy biện và lầm tưởng. Nên sự thất bại hay sự phá sản hoàn toàn của lý thuyết Mác trên thế giới ngày nay sau bao tốn kém mọi mặt để theo đuổi nó một cách khốc liệt, đó là do sự sai lầm về mặt triết học và về mặt khoa học trong bản chất của nó mà không phải chỉ là hiện tượng bên ngoài. Ngay quan niệm độc tài chuyên chính của Mác đưa ra để làm lá bài hộ mệnh cho mục đích lý luận nơi học thuyết của mình thật sự cũng là quan điểm phản xã hội, phi nhân văn, phi lịch sử mà nhân loại từ khởi đầu đến giờ hoàn toàn chưa có tiền đề kiểu hết sức khốc liệt và toàn diện như vậy.
    Ngày nay thì mọi kết quả trên thế giới và trong mỗi nước đều cho thấy tất cả lý thuyết Mác là sai lầm, nhất là quan điểm đấu tranh giai cấp chỉ là quan điểm vớ vẫn, phi thực tế, phi khoa học, sai trái về nguyên tắc, về đạo đức mà trong quá khứ học thuyết Mác đã hoàn toàn mắc phải. Sự đấu tranh con người và con người trong xã hội luôn luôn là sự đấu tranh giữa cái hợp lý và không hợp lý, giữa điều đạo đức và phi đạo đức, giữa cái sai và cái đúng, điều đó chỉ có thể cải thiện dần theo đà phát triển của xã hội mà không bao giờ triệt tiêu được. Bởi vậy cho rằng dùng đấu tranh giai cấp để tiêu diệt giai cấp thật là quan niệm ngốc nghếch, ngây thơ, càn dỡ và hoàn toàn siêu hình, mê tín, phi thực tế hay hoàn toàn mê muội của Mác.
    Ngày nay người ta càng thấy sự chênh lệch giàu nghèo, sự chênh lệch giai cấp ở các nước CS là càng ngày càng lớn sau suốt một thời gian dài làm ăn tập thể nghèo đói (vì sai quy luật tâm lý kinh tế học) không kết quả đã phải bị hủy bỏ. Có nghĩa học thuyết Mác hoàn toàn sai hỏng mà cứ vẫn noi theo hoài do sự xơ cứng về lập luận và lý luận. Đó cũng có nghĩa nguyên tắc giáo điều dù trong cấp độ và màu sắc nào cũng chận đứng phát triển. Đó là lý do hiện tại cũng chẳng có ai phê phán học thuyết Mác một cách hệ thống, sâu xa, đầy đủ để tìm ra hẳn một con đường kinh tế xã hội thật sự nhân văn, khoa học thực tiển, cụ thể, hợp lý, hiệu quả và kết quả để nhằm thay thế nó.
    Mác còn gà mờ ở chỗ nghĩ rằng người của giai cấp sẽ cầm quyền. Thực tế không bao giờ như vậy cả. Bởi người của giai cấp là người lao động trực tiếp thật sự, hoặc trong nhà máy, hoặc trên ruộng đồng v.v… nên người cầm quyền bao giờ cũng là người hành chánh hay chính trị chuyên nghiệp, người thoát lý mọi giai cấp, họ chỉ có thể nhân danh giai cấp mà không bao giờ còn bản thân giai cấp đúng nghĩa thật sự. Đó chính là sự bé cái lầm, sự ngây thơ hay sự ngụy biện chính trị của Mác.
    Do đó, ngày nay TQ đang có mưu đồ từng bước xâm lăng VN thấy rõ, mà qua các diễn tiến trên biển Đông và giàn khoan HD 981 đều oàn toàn thấy rõ. Vậy mà có số người vẫn tin vào tình đồng chí, tình anh em, tình gia đình nội bộ, tức là tình “giai cấp” để cùng nhau giải quyết. Đó chẳng qua là do não trạng đã quá nhuốm sâu vào ý niệm đấu tranh giai cấp hoàn toàn không thực tế mà ngay từ đầu bài viết ngắn này đã có mục đích đề cập, phân tích sâu xa và nền tảng để nhằm minh định, mà rất có thể cho đến nay có rất nhiều người CS không hề nhận thấy rõ hay phân biệt được. Đất nước ta có một lịch sử văn hóa ngàn đời, nay đã thế kỷ 21 rồi, mà chẳng có người nào nhận thức được toàn diện, đúng đắn, sâu sắc về học thuyết Mác, thì thật cũng hổ thẹn với tổ tiên và với cả thế giới loài người phát triển nữa.

    ĐẠI NGÀN
    (04/6/14)

  7. triết lý gia 0001 says:

    Phùng-Quang-Thanh thuở xưa là người hùng của đãng CSVN.??……thời này hèn hạ làm việt-gian,hán gian cho trung-quốc,giết dân Việt rất giỏi nhưng luồn cuối với giặc trung-quốc,không hổ danh tướng hèn CSVN,nếu tôi đoán không lầm thì con trai ruột ông này cùng con gái rượu của anh ba X cả hai trúng thầu mua vũ khí cho quân đội CSVN chắc vớ bẩm huê hồng phần trăm____Phùng-Quang-Thanh xứng đáng núp váy….Bà Tuyết-Mai vừa tự thiêu chống trung-cộng cướp biển đông của Việt-nam,đúng là “mua danh ba vạn bán danh nữa….đồng”…Trước mặt bộ-trưởng quốc-phòng trung-quốc,dù bị mắng rất nặng lời tướng Quang-Thanh vẩn nhận nhịn,cuối đầu ngọt dụi không kể gì tới quốc thể VN,đã vậy còn về nói..dóc với báo chí trong nước là lập trường cứng rắn,làm đám cò mồi phe đãng lên mạng tung hô tâng bốc,cái này gọi là vị Tướng “khôn nhà dại chợ”,nói dóc mỵ dân___Tôi đề nghị rất đơn giản tướng Phùng-quang-Thanh nên từ chức….vì quá hèn với giặc trung-quốc…Nay kính.

  8. Trần says:

    Không biện minh cho phát biểu lạc lỏng, vô trách nhiệm của ông này như vậy! Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng là UVBCT đó thôi nhưng cũng đã có những phát biểu đầy trách nhiệm.

  9. Trung tướng Khuất Duy Tiến kể - Hoàng Tiến ghi says:

    Trận đánh trên đồi Không Tên và điểm cao 543 và việc truy bắt tên đại tá lữ đoàn trưởng lữ đoàn dù 3 ngụy Nguyễn Văn Thọ trong chiến dịch phản công Đường 9 – Nam Lào năm 1971

    Hà Nội một ngày đầu xuân Tân Mão, trời hửng nắng và ấm áp, chúng tôi tìm đến nhà Trung tướng Khuất Duy Tiến ở khu tập thể 34A, Trần Phú. Vị tướng đã bước sang tuổi 81 nhưng vẫn mạnh khỏe, minh mẫn. Trong ký ức của người chỉ huy dày dạn trận mạc này vẫn còn tươi nguyên câu chuyện sôi động của trận đánh trên đồi Không Tên và cuộc vây bắt tên Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn dù ngụy trong Chiến dịch Đường 9-Nam Lào 43 năm trước…

    Trận đánh trên đồi Không Tên

    Đầu năm 1971, tôi được trên bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320. Đang trên đường hành quân vào chiến trường Nam bộ, chúng tôi nhận được điện của Thiếu tướng Lê Trọng Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng: “Trung đoàn 64 dừng hành quân đường dài, quay sang Trạm 4, Bản Đông (địa phận nam nước Lào) gặp đồng chí Trịnh Tráng, Phó tham mưu trưởng Sư đoàn 308, nhận nhiệm vụ mới”. Chúng tôi liên hệ với trạm giao liên nhờ dẫn đường, để tổ chức cho bộ đội đi xuyên rừng đến điểm hẹn. Tại đây, anh Trịnh Tráng cho biết, địch đã đổ quân xuống khu vực Bản Đông, chúng ta phải tổ chức chuẩn bị chiến đấu. Ngày 9-2, tôi và anh Trịnh Tráng dẫn cán bộ đến trinh sát địa hình ở dãy điểm cao 543. Nhưng vừa đến chân điểm cao thì máy bay địch ập đến, đổ quân và chiếm giữ luôn điểm cao này. Đạn từ trực thăng của địch bắn đúng vào đội hình của ta làm anh Trịnh Tráng bị thương vào bả vai không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được. Tôi nối máy báo cáo tình hình và nhận được mệnh lệnh của Bộ: Đưa ngay lực lượng xuống chốt chặn tại đồi Không Tên (khu vực ngã 3 Cha-phi, án ngữ con đường 16 đi xuống Bản Đông, cách điểm cao 543 mà địch đã chiếm giữ gần 3km).

    Tối hôm ấy, lực lượng của Tiểu đoàn 9 đã được bố trí tại đồi Không Tên. Lúc 10 giờ ngày 13-2, tôi đang ở vị trí chỉ huy ở khu đồi Không Tên thì máy bay địch đến quần lộn, đạn, pháo bắn dồn dập, bom na-pan thả cháy rực xung quanh. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9 báo cáo: Địch đổ quân vào đội hình của ta, đề nghị cho đánh. Tôi đồng ý và ra lệnh cho đơn vị vừa bắn máy bay vừa xung kích vào các vị trí mà địch vừa đổ quân. Tại một mỏm sát vị trí chỉ huy tiểu đoàn, nơi có một trung đội của Đại đội 9, Tiểu đoàn 9 chiếm giữ, ta và địch giằng co nhau ác liệt. Thượng sĩ Phùng Quang Thanh, Trung đội trưởng, chỉ huy bộ đội chiến đấu rất dũng cảm. Mặc dù bị thương, máu chảy ướt đẫm cánh tay nhưng anh vẫn động viên đồng đội chiến đấu kiên cường bảo vệ an toàn cho vị trí chỉ huy và bảo vệ sườn cho các mũi tấn công của đội hình Tiểu đoàn 9 (sau chiến dịch, Trung đội trưởng Phùng Quang Thanh được phong danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, hiện nay đồng chí là Đại tướng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng). Sau 40 phút chiến đấu, ta bắt được 9 tù binh. Chúng khai là lực lượng công binh đến làm hầm chỉ huy tại đồi Không Tên. Âm mưu của địch là chiếm đồi Không Tên cùng với lực lượng ở điểm cao 543 khống chế khu vực phía Bắc Đường 9. Hai vị trí sẽ liên kết với điểm cao 500, tạo thành thế liên hoàn khống chế cả con đường 16, ngăn chặn quân ta xuống Bản Đông. Nhân cơ hội địch đang bị rối loạn, tôi ra lệnh cho các hướng mũi tiếp tục xung kích. Quần lộn với nhau đến khoảng 16 giờ thì lực lượng địch bị quân ta dồn xuống khu vực suối cạn ở bản A-la-nhay. Tối đó, Tiểu đoàn 9 tiếp tục công kích, tiêu diệt phần lớn Tiểu đoàn 6 của Lữ đoàn dù 3 ngụy. Ba ngày tiếp theo, quân ta tiếp tục truy kích, đuổi đánh tàn quân; đến ngày 16-2, ta đã làm chủ hoàn toàn đồi Không Tên, tạo bàn đạp để tiếp tục tiến đánh điểm cao 543, nơi có Sở chỉ huy Lữ đoàn dù 3 đang chiếm giữ.

    Đại tá Nguyễn Văn Thọ bị bắt như thế nào?

    Trước khi xây dựng phương án tác chiến, chúng tôi có 3 ngày đi trinh sát thực địa tại khu vực điểm cao 543. Tại đây, địch có Tiểu đoàn dù 3, một trận địa pháo 105mm và sở chỉ huy Lữ đoàn dù 3 với sự chi viện tối đa của không quân và pháo binh. Mặc dù mới đổ quân xuống chưa đầy chục ngày nhưng chúng đã kịp xây dựng một hệ thống công sự phòng ngự khá vững chắc, chặt chẽ, nhiều tầng, nhiều lớp. 5 giờ sáng ngày 20-2, quân ta bắt đầu nổ súng nhưng không thành công vì vướng 3 hàng rào dây thép gai và sự chống trả quyết liệt của địch. Trong cuộc họp rút kinh nghiệm, chỉ huy trung đoàn quyết định thay đổi cách đánh. Theo đó, sẽ tổ chức cho bộ đội đào công sự, bao vây đánh lấn. Những ngày tiếp theo, trận đánh diễn ra ác liệt, giằng co. Ta chiếm được một phần, địch phản kích chiếm lại, hôm sau ta lại tái chiếm… Đồng chí Phạm Hồng Sơn, Tham mưu phó mặt trận điện hỏi trung đoàn cần bổ sung gì? Tôi thưa, cần thêm 10 khẩu B41. Bộ tư lệnh mặt trận tăng cường thêm 6 khẩu B41 và một đại đội xe tăng 4 chiếc. Chúng tôi tổ chức cho đơn vị và các lực lượng phối thuộc đi trinh sát để nghiên cứu đường đi cho xe tăng xuất kích theo hướng Nam – Đông Nam của điểm cao, hướng tiến công mới mà trung đoàn xác định là hướng chủ yếu, xe tăng có thể cơ động được.

    Một giờ chiều ngày 25-2, 4 chiếc xe tăng của ta dũng mãnh dẫn đầu đội hình tấn công cao điểm 543. Sự xuất hiện của xe tăng đã gây bất ngờ cho địch. Chúng sợ hãi, lui lại co cụm và gọi hỏa lực chi viện. Hai chiếc máy bay phản lực F4 lao đến ném bom. Xe tăng và pháo cao xạ 37mm của ta vừa cơ động vừa bắn máy bay. Một chiếc F4 bốc cháy, chiếc kia cũng vội vã trút bom rồi bỏ chạy. Chớp thời cơ, tôi ra lệnh cho bộ đội áp sát và tổng công kích. Quân ta tràn vào điểm cao làm cho địch bị rối loạn và vỡ trận. Đến 16 giờ 30 phút ta cơ bản giải quyết xong trận địa, chỉ còn 4 hầm ngầm địch còn ngoan cố chống cự. Với sức mạnh áp đảo, ta đã chế áp, ném lựu đạn khói vào hầm, buộc chúng phải đầu hàng, trong số này có tên Đức, Tham mưu trưởng Lữ đoàn dù 3 và 15 tên chỉ huy các cấp. Tên Trung tá Mai là Lữ đoàn phó, chạy trốn ra vạt rừng cây, cũng bị ta tiêu diệt. Tên tù binh là cần vụ, khai: Đại tá Nguyễn Văn Thọ, Lữ đoàn dù 3 có mặt và chỉ huy trực tiếp tại đây. Tôi cho anh em lùng sục, truy tìm nhưng không thấy. Đến 18 giờ, các đơn vị đều báo cáo là đã bắt hết tù binh. Nhưng ngay sau đó, đài kỹ thuật vô tuyến điện của ta vẫn nghe thấy tiếng của tên Đại tá Thọ gọi điện xin viện binh và yêu cầu pháo binh bắn vào căn cứ và đưa máy bay vào để cứu hắn. Tôi lệnh cho đồng chí Đông, Chính trị viên phó Tiểu đoàn 8, tiếp tục kiểm tra lại các hầm trú ẩn của địch. Đồng chí Quyết, trung đội phó và Thượng sĩ Dục nhận nhiệm vụ truy lùng tên đại tá Thọ. Đến lần thứ 3, hai anh xuống lại khu vực hầm chỉ huy của tên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn dù ngụy thì vẫn thấy một tên nằm sấp như đã chết, đầu hắn quay vào trong, hai chân hướng ra ngoài. Sờ vào thấy người hắn vẫn nóng. Thoáng nghi ngờ, Quyết đá vào chân và nổ súng xuống đất ngay bên cạnh người hắn. Hắn vội bò dậy, tay run run nộp khẩu súng ngắn và lắp bắp nói: “Dạ, dạ, thưa, tôi là Đại tá Nguyễn Văn Thọ”. Nhận được tin báo, tôi lệnh cho anh em giải ngay tên đại tá Thọ về sở chỉ huy.

    Quá trình dẫn giải tên đại tá Thọ nảy sinh ra một tình huống. Số là lúc đó lợi dụng trời tối và có mưa, khi vừa xuống tới chân điểm cao, tên Thọ xô ngã Trung đội phó Quyết và bỏ chạy. Rất nhanh trí, Chính trị viên phó Đông tập hợp một tiểu đội và hô lớn: “Toàn đơn vị truy tìm, thấy nghi ngờ là bắn bỏ”. Nghe vậy, tên Thọ sợ quá, lóp ngóp từ lùm cây bò ra: “Dạ, dạ, tôi đây. Tôi bị té…”.

    Mặc dù quãng đường chỉ chưa đầy 3 km nhưng phải đến gần sáng hôm sau anh em mới đưa tên Thọ về đến Sở chỉ huy. Lúc này trông hắn thật đáng thương. Quần áo lấm lem bùn đất, tóc tai bờ phờ, người hốc hác, mắt đỏ ngầu. Tôi bảo anh em cởi trói cho Thọ và đưa đi rửa tay chân. Để cho hắn nghỉ một lúc, tôi hỏi: “Anh có đói không?”. Hắn thật thà: “Dạ, có”. Tôi nhắc đồng chí cần vụ mang cơm ra. Không chút khách khí, Thọ ăn liền 3 bát. Tôi trực tiếp pha một bát sữa bột và đưa cho Thọ. Viên Đại tá, Lữ đoàn trưởng ngụy nhận bát sữa, vừa uống, vừa khóc, sau đó đã thành khẩn khai báo những tin rất cần thiết cho các trận đánh tiếp của chiến dịch…”.

    Trung tướng Khuất Duy Tiến kể – Hoàng Tiến ghi

    • Danoan says:

      Another story of Le Van Tam

    • Noileo says:

      Đại tá Thọ không bị đich tìm ra, khg bị địch bắt giữ, thay vì lọi dụng thời cơ ấy để trốn chạy, tối thiểu cũng là ẩn mình cho kín, chờ thời cơ trốn chạy, thì Đại tá Thọ trong lúc thân cô thế cô, trong vòng vây của địch, trong vòng lùng sục của những kẻ hăm hở giết mình, lại vẫn tiếp tục chien dau & điều chỉnh tác xạ cho không quân & pháo binh,
      vì thế mà Đại tá Thọ bị lộ trên hệ thóng truyền tin.

      Ngay cả khi bị bắt rồi Đại tá Thọ vẫn tìm cách đả thuong lính canh mà trốn chạy.
      Một người lì lợm gan góc như vậy, lại có thể “dạ thưa khóc lóc” dễ dàng như Khuất Duy Tiến nói à ?

      Nhung lời lẽ bịp bợm như vậy cua Khuat Duy tien, mà Hoàng Tiến lại có thể cung kính ghi chép được à!

      Câu chuyện trên cho thấy Khuất Duy Tiến & Hoang Tiến chỉ là những tên cộng sản tuyên truyền viên cộng sản hạng bét tựa tựa như mấy tên công an tuyên truyền xã phường

      (Hôm nào nhờ bác Tonydo kể lại cho nghe câu chuyện mấy tay tướng tá cộng phỉ ở chiến truòng B, luôn luôn có một cần vụ bên cạnh với một mớ nồi niêu xoong chảo dể khi có biến lỡ bị “nguỵ” tràn ngập, thì cần vụ lập tức đưa mớ nồi niêu xoong chảo cho thủ trưởng để thủ trưởng xin làm “anh nuôi”, vào vai “anh nuôi”)

      *****

      Cho tù binh ăn, uống đầy đủ là bổn phận đuong nhiên của bên thắng cuộc, thế nhưng mấy tên cộng sản này lại kể lể làm như thể chúng gia ơn cho ai, lại kể lể làm như thể mấy chén cơm của chúng đã có thể mua chuộc , khuất phục người khác, lại kể lể bịa đặt thêm mắm thêm muối với hàm ý làm nhục tù binh

      Điều ấy cho thấy bọn cộng sản đứa nào cũng vậy, luôn luôn, mỗi khi có quyền hành trong tay, là chúng vô cùng bat nhan, tàn ác , thú vật!

  10. Ti says:

    Một con người của binh nghiệp. Binh nghiệp là xả thân giữ nước.
    cau nay khong duoc hay cho lam

Leave a Reply to Danoan