WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Điểm danh World cup Brazil 2014: Group G,H

Tiếp theo các phần trước: Group A, B

- Group C, D

- Group E, F

brazil-world-cup-2014-610x330

GROUP G

GERMANY (Đức)

Những lần dự World Cup: 1934, 1938, 1950, 1954, 1958, 1962, 1966, 1970, 1974, 1978, 1982, 1986, 1990, 1994, 1998, 2002, 2006 và 2010
Cầu thủ đáng chú ý: Bastain Schweinsteiger (Bayern Munich)

Khi còn là Tây Đức, đội tuyển với biệt danh “cỗ xe tăng” từng có thời chiếm ngự sân cỏ thế giới với thành tích 3 lần cầm cúp vô địch World Cup. Sau ngày thống nhất đất nước, đội banh Đức vẫn luôn luôn đứng đầu danh sách những quốc gia sẽ gây sóng gió ở cầu trường, cho dù chưa nắm lại được chiếc cúp vô địch. Dù vậy, thành tích 7 lần vào chúng kết, 12 lần vào đến bán kết chứng tỏ không thể bỏ quên Đức ở kỳ tranh giải năm nay tại Brazil.

Thành tích đoàn tuyển thủ Đức tạo được trong 10 trận tranh vòng loại Âu Châu là thành tích khiến những quốc gia khác phải giật mình: tổng cộng tung lưới đối phương 36 lần, trở thành quốc gia ghi được số bàn thắng cao nhất của thế giới. Mặc dù nằm trong toán có Thụy Điển, Ireland và Áo, nhưng các cổ thần công của Đức thay nhau ghi hết chiến tích này tới chiến công khác, thắng 9 trận và huề một trận. Trận huề với Thụy Điển hôm 16 tháng 10 năm 2012 khiến khán giả Đức bực bội vì đội tuyển của họ đã dẫn trước 4 trái ở hiệp đầu, nhưng cuối cùng vẫn để cho đội banh Bắc Âu gỡ huề 4-4.

Điều đáng mừng: trận banh đó không làm cho cầu thủ và khán giả Đức nao núng, vì họ biết đội banh quy tụ quá nhiều cầu thủ thuộc hàng “siêu sao” của sân cỏ thế giới, như Mesur Ozil, Bastain Schweinsteiger, Toni Kroos, Thomas Muller, Mario Gotze… Theo nhận xét của các nhà bình luận thể thao hoàn vũ, dàn trung vệ và tiền vệ của Đức trội bật hơn tất cả các đội tuyển khác, kể cả nước chủ nhà Brazil và quốc gia đương kim vô địch Tây Ban Nha. Vì lý do đó chuyện Đức vào chung kết là điều được dự đoán trước, kể cả chuyện Đức lần thứ tư lấy cúp vô địch World Cup cũng là điều không gây ngạc nhiên cho bất cứ ai.

PORTUGAL (BỔ ĐÀO NHA)

Những lần dự World Cup: 1966, 1986, 2002, 2006 và 2010
Cầu thủ đáng chú ý: Cristiano Ronaldo (Real Madrid)

Lần đầu tiên dự World Cup (1966), Bồ Đào Nha giới thiệu với thế giới ngôi sao Eusebio và tạo bất ngờ khi lọt vào tận bán kết. Mãi đến 2002 mọi người mới thật sự nhìn thấy một đội tuyển Bồ với những khuôn mặt nổi bật như Fernando Couto, Rui Costa, Luis Figo…, giúp Bồ Đào Nha trở thành một trong những đội banh phải nói tới. Những đôi chân vàng đó đã giúp Bồ Đào Nha vào đến bán kết ở Đức hồi 2006, và giúp giới thiệu với khán giả năm châu một tài năng trẻ khác: Cristiano Ronaldo.

Trước khi lấy được chiếc vé đi Brazil, Bồ Đào Nha xây dựng được niềm tin của khán giả nhà với trận thắng và trận hòa Liên Bang Nga, nhưng lại gây thất vọng khi không thành công trong loạt trận gặp Israel và Bắc Ái Nhĩ Lan. Chính điểm này khiến Bồ phải tranh vé vớt với Thụy Điển, và tài năng của Ronaldo đã giúp đội tuyển thành công.

Chắc chắn tài năng đó cũng sẽ giúp Bồ Đào Nha vượt vòng bảng để đi tiếp ở World Cup 2014. Ông huấn luyện viên Paulo Bento an tâm với dàn hậu vệ đang có, cộng với trung vệ Joao Moutinho và Rui Patricio sẽ gây sóng gió trên sân cỏ Brazil trong mùa hè năm nay. Chuyện vào đến bán kết như đã từng xảy ra hồi 1966 và 2006 là điều có thể xảy ra, nhưng khả năng Bồ Đào Nha sẽ ngừng lại ở tứ kết lại là điều đang được nhiều người dự đoán.

GHANA

Những lần dự World Cup: 2006, 2010
Cầu thủ đáng chú ý: Asamoah Gyan (Al-Ain)

Trong những năm gần đây, hầu như không có đổi tuyển nào được mọi người chú ý cho bằng đội Ghana vì từng 4 lần đoạt cúp vô địch Phi Châu nhưng phải dợi đến 2006 mới xuất hiện trên sân cỏ World Cup. Tại Đức, đội banh may mắn nằm trong bảng với Italy, Cộng Hòa Tiệp và Hoa Kỳ nên dễ dàng vượt vòng bảng trước khi thua Brazil ở vòng 16. Bốn năm sau đó trên sân Nam Phi, Ghana một lần nữa tạo bất ngờ ở vòng đầu tiên, thắng Hoa Kỳ ở vòng 16 và chỉ chấp nhận rời Johannesburg sau khi thua Uruguay ở tứ kết (đá phạt đền).

Những thành tích đó khiến mọi người trông chờ sự xuất hiện trở lại của Ghana ở Brazil vào mùa hè năm nay. Nằm trong bảng D của Phi Châu với Zambia  , Ai Cập, Lesotho, Sudan, các cầu thủ của đội tuyển mang biệt danh “Những Ngôi Sao Đen” đi từ chiến thắng này tới chiến thắng khác, trở thành đội tuyển được nói đến nhiều nhất trong loạt tranh tài kéo dài gần 2 năm trời, và trở thành hy vọng của cả Âu Châu khi lấy chiếc vé đi Nam Mỹ. Tất cả các nhà bình luận thể thao Âu Châu và Phi Châu đều chọn Ghana đứng dầu danh sách những đội tuyển có thể gây bất ngờ, cho dù đội banh Phi Châu này nằm trong toán tử thần với Dức, Bồ Đào Nha và Hoa Kỳ. Dự đoán đang được nhiều người nói tới: Ghana sẽ thắng đoàn tuyển thủ Mỹ và thủ hòa với cả Đức lẫn Bồ Đào Nha.

Bên cạnh những dự đoán đó, cũng có một số nhà bình luận thể thao cho rằng năm nay chớ vội trông chờ vào Ghana, vì dàn quân tiêu biểu cho Phi Châu không còn vững mạnh như hồi 2006 và 2010: cả Asamoah Gyan, Michael Essien và Sulley Muntari đều đã qua thời kỳ sung sức nhất, trong khi vẫn chưa tìm được những cầu thủ trẻ tuổi hơn để trám chỗ. Mọi chờ đợi đều đặt ở bộ ba Kwadwo Asamoah, Kevin-Prince Boateng và Gyan, nhưng yếu tố quyết định lại nằm ở dàn phòng vệ.

Nếu dàn hậu vệ của Ghana vững chắc như đã thể hiện ở vòng tranh chỗ đại diện Phi Châu, có thể đội tuyển sẽ vượt vòng bảng để đi tiếp, dù chuyện vào tới tứ kết như năm 2010 là chuyện chưa ai vội nghĩ đến trong lúc này.

UNITED STATES (HOA KỲ)

Những lần dự World Cup: 1930, 1934, 1950, 1990, 1994, 1998, 2002, 2006 và 2010
Cầu thủ đáng chú ý: Michael Bradley (AS Roma)

Năm 1930 khi giải bóng tròn thế giới lần đầu được tổ chức, đội tuyển Hoa Kỳ không chỉ tham dự mà còn gây ngạc nhiên cho mọi người khi vào đến bán kết. Thành công đầy bất ngờ đó vẫn được nói tới, cho dù không đủ để giúp bóng tròn trở thành một trong những môn thể thao vua của nước Mỹ. Từ 1990 trở đi, Hoa Kỳ có mặt rất đều đặn ở World Cup, vào đến tứ kết giải 2002 cũng như khá thường xuyên hiện diện ở vòng 16. Rất tiếc, đội tuyển Mỹ vẫn chưa đi xa hơn.

Ngay cả cuộc tranh chỗ đại diện CONCACAF cũng cho thấy Hoa Kỳ phải vượt qua khá nhiều sóng gió, đầu tiên với thất bại 1-2 trước Honduras, kế đến là “làn sóng chống đối ngầm” của cầu thủ không hài lòng với đấu pháp của ông huấn luyện viên Jurgen Klinsmann. May mắn mọi chuyện sau đó được dàn xếp ổn thỏa, chiến thắng trước Mexico và Costa Rica giúp Hoa Kỳ trở lại vị trí của một đội tuyển xứng đáng dẫn đầu trong khu vực, thay thế ông vua không ngai Mexico vang bóng một thời.

Thành tích này cũng giúp ông Klinsmann và các cầu thủ Hoa Kỳ tin tưởng sẽ đặt được chân vào vòng 16, cho dù nằm trong “toán tử thần” với Đức, Bồ Đào Nha và Ghana, những đội banh Hoa Kỳ đều chưa hề thắng khi phải so giầy ở World Cup (trận gặp Ghana ở đầu vòng bảng được dự đoán là trận quyết định). Một yếu tố khác nữa: chỉ cần một trong 3 kiện tướng gồm Michael Bradley, Clint Dempsey bị thương, cục diễn sẽ thay đổi hoàn toàn cho đoàn tuyển thủ đại diện Xứ Cờ Hoa.

——————————————–

GROUP H

BELGIUM

Những lần dự World Cup: 1930, 1934, 1938, 1954, 1970, 1982, 1986, 1990, 1994, 1998 và 2002.
Cầu thủ đáng chú ý: Eden Hazard (Chelsea)

Trong thập niên 1980 và 1990, Belgium được chú ý đến vì gây rất nhiều trở ngại cho những đội nổi tiếng hơn ở những cuộc tranh tài quốc tế. Mặc dù chưa hề chạm tay được vào chiếc cúp vô địch thế giới, nhưng thành tích đứng hạng tư ở World Cup Mexico 1986 xác nhận Belgium quả là một đội banh đáng ngại.

Điều không ai ngờ là đường tiến của Belgium bỗng dưng bị khựng lại ngay sau trận gặp Brazil ở vòng 16 hồi 2002. Trận banh đó vẫn còn được nhắc đến vì lỗi trọng tài không công nhận bàn thắng của cầu thủ Marc Wilmots ở hiệp đầu, trước khi Belgium thất thủ trước sức tấn công dũng mãnh của đội banh lẫy lừng xứ Nam Mỹ ở hiệp nhì. Trận banh đó không chỉ kết thúc với sự thất vọng của khán giả ủng hộ Belgium mà còn đánh dấu kết thúc thời vàng son của đội tuyển mang biệt danh “Quỷ Đỏ” trên sân cỏ thế giới. Phải chờ 12 năm sau và qua biết bao nhiêu thử thách, đội tuyền mới xuất hiện trở lại ở World Cup.

Đường dẫn Belgium về Brazil tạo ngạc nhiên cho mọi người: không thua trận nào trong những trận vòng loại của Âu Châu, thắng tất cả những trận đá trên sân khách và dù nằm trong toán với những đội banh thường nằm kèo trên như Croatia hay Serbia nhưng đối phương chỉ tung lưới Belgium được có 4 lần. Những thành tích này là điều ngay chính các binh luận gia thể thao nổi tiếng nhất của Âu Châu cũng phải thán phục, chưa kể đến những dự đoán được đưa ra trước đó với nội dung cho rằng Belgium “chưa đủ vững” để lấy vé đi Brazil phó hội.

Liệu có thể trông chờ những gì ở Belgium ở World Cup 2014? Đây là đội tuyển quy tụ hầu hết những tài năng trẻ, chưa có kinh nghiệm lẫn tên tuổi như Eden Hazard, Vincent Kompany, Marouane Fellaine, Romelu Lukaku, Christian Benteke, Kevin De Bruyne… Mặc dù còn rất trẻ nhưng những gì dàn cầu thủ này đã làm được trong vòng tranh vé đại diện Âu Châu cho thấy họ đủ khả năng và sẵn sàng đương đầu với bất kỳ đội tuyển nào có mặt ở Brazil vào mùa hè năm nay, cũng như chuyện “Quỷ Đỏ” vào đến vòng 16 là điều sẽ không gây ngạc nhiên cho bất cứ ai, kể cả những người từ lâu vẫn không tin Belgium có đủ điều kiện để dựng lại một đội banh mang đẳng cấp thế giới.

ALGERIA

Những lần dự World Cup: 1982, 1986 and 2010.
Cầu thủ đáng chú ý: Sofiane Feghouli (Valencia)

Algeria gây cú sốc ngay lần đầu tiên dự World Cup (1982) sau khi thắng Tây Đức với tỷ số 2-1 ở vòng bảng, kế đến là chiến thắng lẫy lừng trước đoàn quân Chile của Nam Mỹ, tràn trề hy vọng sẽ đặt chân vào vòng kế tiếp. Rất tiếc điều đó không xảy ra vì Tây Đức thắng Áo với tỷ số nhẹ nhàng 1-0 để 2 đội tuyển đại diện cho Âu Châu đi tiếp vào vòng trong (dựa theo tỷ lệ bàn thắng), cả Algeria lẫn Chile đều bị loại.

Bốn năm sau đó, Algeria trở lại với World Cup nhưng không còn khí thế lẫy lừng như 4 năm trước: ra sân 3 lần, thua 2 trận đầu, chỉ huề được với Bắc Ái Nhĩ Lan ở trận cuối cùng. Mãi 24 năm sau đội banh đầy tên tuổi của Phi Châu mới lấy được vé dự World Cup Nam Phi, nhưng cũng bị loại ngay từ vòng đầu tiên. Lần này đường đến Brazil của Algeria rộng thênh thang: đoàn tuyển thủ dưới trướng ông huấn luyện viên Vahid Halilhodžic thắng 5 trong 6 trận để dẫn đầu bảng H của Phi Châu, trước khi thắng Burkina Faso không khó khăn ở loạt trận tranh vé dự World Cup 2014.

Với những thành công ở sân nhà, Algeria đến Brazil với nhiều hy vọng sẽ ghi đậm dấu giầy trên sân cỏ Nam Mỹ, dàn cầu thủ với những danh tướng như thủ quân Bougherra, Rafik Djebbour, Carl Medjani và Hassan Yebda được ca ngợi là gạch nối giữa hiện tại và tương lai của một đội tuyển sẽ giữ vai trò tiêu biểu của làng banh da Phi Châu. Một điểm đáng chú ý khác: ông huấn luyện viên Halilhodžic đặt niềm tin vào những cầu thủ trẻ tuổi đã giúp đội thành công trong 2 năm trời vừa qua, hy vọng dàn cầu thủ với đầy nhiệt huyết này sẽ giúp Algeria vượt qua các khó khăn ở vòng bảng để đi tới vòng 16 trước khi chia tay với World Cup Brazil 2014.

RUSSIA (Liên Bang Nga)

Những lần dự World Cup: 1958, 1962, 1966, 1970, 1982, 1986, 1990, 1994 và 2012
Cầu thủ đáng chú ý: Alan Dzagoev (CSKA Moscow)

Nói đến đội tuyển Nga là phải nói tới 2 giai đoạn khác biệt của lịch sử. Giai đoạn đầu khi còn là Liên Sô với 4 lần vào tứ kết và 1 lần vào bán kết, kéo dài trong khoảng thời gian từ 1958 đến 1970. Sau đó là giai đoạn toàn những thất bại (trước và sau ngày chủ nghĩa cộng sản Nga sụp đổ): 12 năm liền không góp mặt với World Cup và 2 lần bị loại ngay từ vòng bảng.

Lần này nếu dựa vào thành tích đội tuyển Nga đạt được khi tranh chỗ đại diện Âu Châu, tình hình dường như đã đổi khác. Đứng trong toán F với Bồ Đào Nha, cả hai đều thắng trận sân nhà, các trận tranh tài với những đội tuyển cùng toán sẽ quyết định chiếc vé đi Brazil. Trên đoạn đường quyết định đó, đội tuyển Nga không thua trận nào ở sân nhà, trong khi Bố Đào Nha có 2 trận huề, giúp đoàn Gấu Nga cơ hội đứng đầu bảng và lãnh chiếc vé trực tiếp để đi Nam Mỹ.

Tình hình quả có đổi khác, nhưng sẽ đưa Nga đi xa tới đâu vẫn là diều rất khó đoán. Hai thập niên sau ngày Liên Sô sụp đổ, đoàn quân của Liên Bang Nga có được một đội ngũ cầu thủ trẻ nhưng chưa thật sự mang đẳng cấp quốc tế. Dzagoev là khuôn mặt nổi bật nhưng chưa đủ kinh nghiệm để có thể gánh vác trách nhiệm, tương tự như đồng đội của anh (kể cả Denis Cherychev), những cầu thủ đầy tương lai nhưng chưa có khả năng và sự gắn bó cần thiết để cùng nhau trở thành một đội tuyển mang vóc dáng khổng lổ như đất nước họ.

SOUTH KOREA (NAM HÀN)

Những lần dự World Cup: 1954, 1986, 1990, 1994, 1998, 2002, 2006 và 2010
Cầu thủ đáng chú ý: Ki Sung-Yueng (AS Roma)

Cho dù vẫn chưa phải là đội banh có triển vọng đi thật xa nhưng Nam Hàn vẫn là quốc gia tiêu biểu cho làng bóng tròn Á Châu vì từ 1982 đến giờ liên tục xuất hiện trên sân World Cup. Nhưng phải đợi đến năm 2002 đoàn tuyển thủ khoác áo đội tuyển quốc gia Nam Hàn mới thắng được trận đầu tiên, và cũng năm đó còn trở thành đội banh Châu Á đầu tiên vào đến bán kết. Ngay cả chuyện 4 năm trước đây vào tới vòng 16 trên sân Nam Phi cũng vẫn được giới bình luận thể thao quốc tế xem là một thành tích đầy bất ngờ, dù công nhận khi nói tới làng bóng đá Á Châu hầu như bắt buộc phải nói đến Nam Hàn.

Trên đường dẫn về Brazil, từng có lúc đoàn tuyển thủ Nam Hàn khiến khán giả Á Châu thất vọng khi thất thủ trước Iran cả trận lượt đi lẫn trận lượt về, nhưng đồng thời họ lại chứng tỏ được thực lực khi tranh tài với những đội banh còn lạn đứng chung trong bảng A: 4 thắng, 2 huề, đủ để Nam Hàn có vé dự World Cup 2014.

Điều cần phải chú ý tới: thế hệ gây sóng gió 2002 nay không còn nữa, liệu một thế hệ cầu thủ mới Nam Hàn đào tạo có tiếp tục sự nghiệp đàn anh để lại hay không? Chưa thể biết với Ki Sung-Yueng và Lee Chung-Yong là những cầu thủ giỏi ở hàng trung ứng, cộng với Ji Dong-Wong ở hàng tiền đạo có đủ lấp những sơ hở của một dàn hậu vệ chưa có nhiều kinh nghiệm hay không? Nếu không tạo thành được tiếng sét như từng gây nên ở sân Nam Phi hồi 2010, chuyện Nam Hàn phải chia tay với World Cup 2016 ngay từ vòng bảng là điều không thể tránh được.

© Đàn Chim Việt

Phản hồi