Nói chuyện mát mẻ cho dịu cơn nóng hè
Mùa hè năm nay ở Âu châu, nhứt là ở Pháp, Đức, Áo, trời nóng như thiêu, như đốt . Đúng là “ mùa hè đỏ lửa ” nhưng lửa ở đây không phải lửa tái chiếm Cổ Thành Quảng trị, mà cái nóng bất thường của xứ ôn đới .
Tới nay, tức qua hơn cả tuần nóng trên 38°c, vẫn chưa có tin có bao nhiều ông bà già chết . Năm 2004, nóng chỉ 34°c mà có hơn 15000 người chết . Thảm nạn nhưng chắc chắn Bảo hiểm sức khỏe của Pháp rất vui mừng vì nuôi bệnh các ông bà giá quá tốn kém mà sản xuất không có !
Tây vốn chưa quen máy lạnh . Sau năm đại nạn đó, Tây bày bán rầm rộ quạt máy và máy lạnh loại di động, nhưng năm sau, trời không nóng nữa cho tới năm nay .
Vừa rồi, chánh phủ cho phép mở cửa các nơi công cộng để cho người lón tuổi ở trong Paris có thể vào đó tránh nóng trong ngày .
Đi xe điện, bus, métro trong Paris thì phải biết . Xe không máy lạnh . Mùa hè đông người, chen nhau lên xe . Nếu phải đứng dưới nách hay sát một người bà con có họ xa “ đui then ”, thì cố nín thở chờ tới trạm xe ngừng, xuống xe đổi chổ . Tránh bị ngất xỉu năm phút sau đó .
Mùa hè năm nay, phải chăng vì nhơn những ngày nóng bức mà nhiều thành phố Âu châu, xuất hiện phong trào nam nữ “ đi xe đạp thoát y 100% ” để đánh động dư luận nhằm vừa phản ứng , vừa kêu gọi mọi người tự hạn chế dùng xe hơi, bớt ô nhiễm môi trường ?
Mục đích rất hay . Nhưng trước hiện tượng nhiều người thoát y cởi xe đạp rong ruổi trên đường phố giữa thanh thiên bạch nhựt như vậy nên đã không tránh khỏi dân chúng, kẻ hoan nghênh, người tỏ vẻ khó chịu vì cho rằng tổn thương tới vẻ thanh lịch thành phố, vi phạm đạo lý xã hội .
Nhưng nếu chúng ta chỉ nhìn đoàn người thoát y cỡi xe đạp trên đường phố “ bằng trái tim ”, thì mắt thật sự có nhìn cũng “ không thấy ” . Như thế có đơn giản hơn không ?
Đó là việc sử dụng “ con người thật ” chống lại hay ủng hộ những việc làm của con người có hại hoặc có lởi cho con người!
70 sinh viên Đại Học Oxford ( Anh ) khỏa thân chơi thể thao để làm từ thiện
Cũng sử dụng “ bản thân nguyên vẹn và thật ” của mình để tranh đấu cho nữ quyền, tưởng nên nhắc tới Tổ chức Nữ Quyền Femen chống chánh sách độc tài của Nhà nước Nga cách nay vài năm . Các cô gái này bị TT Poutine cho đi tù. Họ chạy qua Paris, tới Vatican, biểu tình chống sự đối xử không bình đẳng đối với nữ giới . Như một vài điều luật của Giáo hội Vatican còn khắc khe với người phụ nữ .
Họ thoát y dưới trời lạnh ngay trước nhà của ông Dominique Straus Kahn ở Place des Voges, Paris, để chống ông ấy trong vụ nghi “ mua bán dâm ” ở khách sạn Carlton của Thành phố Lille, Miền Bắc nước Pháp . Nay ông được Tòa xử không có tội tổ chức bán dâm . Chỉ du hí tập thể thôi !
Các bà hội viên Femen tới Bảo tàng viện Louvre, hay Tháp Eiffel, nhà thờ đức Bà ở Paris, luôn luôn thoát y 99%, cả khi trời lạnh, biểu tình nhằm thu hút sự chú ý của du khách, người đi đường, để hô hào ủng hộ người phụ nữ hồi giáo, chống lại luật hồi giáo đối với người phụ nữ . Họ thoát y để phản đối sự bắt buộc phụ nữ trùm khăn, không được phục sức theo tây phương vì cho rằng thân thể phụ nữ là sở hữu hoàn toàn của người phụ nữ .
Ở Bỉ cũng có phong trào phụ nữ thoát y tranh đấu cho nữ quyền, nhằm ủng hộ người phụ nữ hồi giáo. Cũng phong trào này đã biểu tình kêu gọi các chánh trị gia Bỉ hãy sớm thành lập chánh phủ sau thời gian dài khủng hoảng chánh phủ. Tiếp theo, một phong trào phụ nữ khác xuống đường lên tiếng như một tối hậu thư “ Trong 1 tháng nữa, các ông không lập được chánh phủ, các bà sẽ ban hành lệnh cấm vận đối với các ông ” .
Quả nhiên, chỉ có vài tuần sau đó là Bỉ có chánh phủ mới, sau 541 ngày dân chúng sống dưới “ chế độ vô chánh phủ ” .
Kỳ diệu thay quyền lực phụ nữ!
Trong gần đây, báo chí loan tin, với cả hình ảnh 70 sinh viên nam nữ của Đại Học Oxford ở Anh, tình nguyện cởi bỏ hết y phục, cùng chơi thể thao, để lấy tiền gây quĩ giúp những hoạt động từ thiện .
Ai cũng biết Oxford là một trong những Đại Học nổi tiếng nhứt tại Anh và cả trên thế giới . Như để khẳng định thêm sự nổi tiếng của mình, một số sinh viên của trường còn gây sự chú ý khi đồng loạt trút bỏ hết cả xiêm y để thực hiện bộ ảnh ở nhiều môn thể thao như bóng bầu dục, bơi lội, bóng rổ, đấu kiếm, …
Tổng cộng phong trào này đã thu hút được 70 sinh viên của trường tham gia. Tất cả đều đang vừa học tập vừa tham gia các Câu Lạc bộ thể thao tại trường . Bộ lịch được làm từ những tấm hình khỏa thân nghệ thuật này sẽ được bán với giá 10 bảng Anh và toàn bộ sẽ được chia cho các tổ chức từ thiện .
Được biết những bức ảnh đen trắng sinh viên khỏa thân đều lấy bối cảnh trong khuôn viên cũng như những sân thể thao của trường . Một thành viên của đội đấu kiếm, sinh viên Grace Segall, có mặt trong bức ảnh bày tỏ cảm tưởng của mình : ” Có cảm thấy ngại ngùng khi nhìn tất cả chúng tôi đều như nhộng . Nhưng chúng tôi chỉ khỏa thân trong chốc lát . Sau cùng, phải thừa nhận đó là một trải nghiệm tuyệt vời “.
Một nữ sinh viên khác phát biểu ” Tôi nghĩ hoạt động này rất bổ ích . Tôi thực sự khó quên với một số bức ảnh, đẹp và dễ gây ấn tượng mạnh ở người xem . Như bức bơi lội hay bức ảnh chụp 2 cô gái rất tự nhiên đang thể hiện những động tác tennis khi trên người không một mảnh vải che thân ” .
Nếu xem ảnh, thêm chút con tim, thì ảnh khỏa thân sẽ trở thành ảnh nghệ thuật tuyệt vời và mang đầy ý nghĩa “ những tấm lòng trẻ vì người khác ” trong đó !
Phong trào thế giới những người đi xe đạp khỏa thân
Năm 2015 là năm thứ 102 của “ Tour de France ”, đua xe đạp vòng quanh nước Pháp . Năm nay, cuộc đua khởi hành ngoài nước Pháp và chọn Thành phố Utrcht của Hòa-lan là giai đoạn đầu tiên vì nơi đây dân chúng có một nếp sống xe đạp rất hay, rất gợi cảm . Lần đầu tiên, «Vòng quanh nước Pháp» khởi hành tại Amsterdam là vào năm 1954 .
Nhưng năm nay, «Tour de France» khởi hành ở Hòa-lan bị chìm bởi «Phong trào đi xe đạp của những người thoát y 100%» thu hút gần như hầu hết khán giả . Những người này không phải đua Vòng quanh nước Pháp và tranh «Cúp Tour de France», mà để động viên mọi người tự hạn chế xử dụng xe hơi, nhứt là trong lúc trời quá nóng, để tránh ô nhiểm, bảo vệ môi trường sống . Phong trào những «người khỏa thân đi xe đạp» không phải riêng của Hòa-lan, mà cả Âu châu và toàn cầu . Đó là «Mouvement Cyclonudiste International», tiếng anh là «World Naked Bike Ride» (WNBR) .
Một chút lịch sử của Phong trào đi xe đạp thoát y 100%
Phong trào «Những người đi xe đạo khỏa thân» ra đời năm 2001 ở Saragosse xứ Tây-ban-nha (Espagne) dưới tên gọi «Ciclonudista» .
Hai năm sau, «World Naked Bide Ride ” (WNBR) ra đời với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ . Năm 2004, Phong trào lan rộng trên qui mô quốc tế với 28 thành phố lớn của các nước Tây phương gia nhập . Tới năm 2010, Phong trào WNBR gồm có 75 thành phố của 20 quốc gia làm thành viên .
Mục đích chỉ nhằm bảo vệ con người trong tư cách trọn vẹn của con người – quyền làm một con người (Le droit d’être un homme) – trong một thế giới quá máy móc và mất nhân tính . Chọn đi xe đạp để giảm yếu tố máy móc chi phối đời sống con người và làm cho mọi người ý thức đến tính «mong manh» hay «tính cây sậy» của chính mình.
Thoát y 100% là để ý thức đến thân thể của mình một cách cụ thể và bìết chấp nhận nó một cách toàn diện trước mọi người. Biểu tình khỏa thân còn biểu hiện một tinh thần lễ hội bằng cách thực hiện sự khỏa thân xã hội nhờ đó làm cho con người gần lại trong bầu khí thoải mái, tươi mát, nhân bản.
Từ đây, Phong trào WNBR hoạt động hằng năm. Ở Bắc Bán cầu vào mùa hè, từ cuối tháng 6 và Nam Bán cầu, vào mùa thu, cuối tháng 3 .
Từ đây, khẩu hiệu của Phong trào là «Love your Body, Love your Bike” .
Phong trào đi xe đạp thoát y ở Pháp
Phong trào những người đi xe đạp hoàn toàn trần truồng đang nở rộ trên khắp thế giới. Ở Úc, hôm chủ nhựt 8 tháng 3 vừa qua, hằng trăm người khỏa thân 100% đạp xe trên đường phố Melbourne, để báo động dư luận sự nguy hiểm của người đi xe đạp trong thành phố và đồng thời cổ võ cho cách di chuyển không gây ô nhiễm xã hội .
Ở Luân-đôn, hằng trăm người đi xe đạp khỏa thân biểu tình từ Piccadilly tới Công trường Trafalgar. Cùng mục đích chống tập quán “bước ra khỏi cửa là leo lên xe hơi”, Phong trào WNBR biểu tình liên tiếp nhiều cuối tuần ở Chicago, Potland, Los Angeles, NY, …(Huê kỳ) và ở Mexico có tới 3000 người nhiệt tình tham dự . Họ đạp xe đạp khỏa thân suốt 19km làm cho dân chúng địa phương không khỏi kinh ngạc. Có nhiều người la ó và huýt sáo miệng ầm ĩ. Mexico vốn là một thành phố bảo thủ mà 3000 người dám khỏa thân đạp xe trên đường phố. Điều này có vượt quá giới hạn của nền đạo lý công giáo không? Tuy Phong trào WNBR tuyên bố rõ “Đây là một Phong trào hoàn toàn không có tính khiêu dâm, trái lại mang đậm màu sắc và đầy tính sáng tạo ” .
Riêng ở Pháp, hằng năm, cứ tới mùa hè, là có hằng ngàn người thoát y cởi xe đạp lượn quanh trên đường phố Paris cổ kính. Nhưng năm 2010, Thị xã Paris bác bỏ đơn xin phép biểu tình tuần hành xe đạp khỏa thân tuy hồ sơ được soạn thảo rất công phu .
Nhưng những người muốn tổ chức tuần hành bằng xe đạp và khỏa thân không chịu thua. Họ tổ chức lại hàng ngũ chỉnh tề, hệ thống hoá chặt chẽ. Qua năm sau, họ tuần hành ở Marseille, thành phố lớn ở Miền Nam nước Pháp . Và năm 2014, họ vừa biểu tình ở Marseille và cả Paris . Họ chiếm được cảm tình của dân chúng đi coi .
Ra đời 25 tháng giêng năm 2007, Phong trào WNBR Pháp qui tụ ngay từ lúc đầu được 540 người tham dự chánh thức . Mùa hè năm nay, WNBR Pháp biểu tình ở Paris tuy luật pháp phạt 15000 euros về tội “ khỏa thân nơi công cộng ”.
Sau thời gian dài be bờ ngăn cộng, khi cộng sản bất ngờ sụp đổ, phe thế giới tự do bỗng như bị hụt hẫng . Về mặt xã hội, cuộc bạo loạn tháng 5/68 làm bật gốc rễ kỷ cương xã hội Pháp . Tiếp theo, các chánh quyền xã hội hô hào “ tục hóa xã hội ” lại thêm một lần nữa làm cho đời sống xã hội mất phương hướng, trật tự cũ bung gốc nhưng chưa được thay thế bằng những giá trị qui chiếu mới .
Khỏa thân đạp xe phải chăng là một hiện tượng con người giờ đây muốn tìm về với chính mình một cách triệt để, vứt bỏ tất cả vướng mắc?
© Nguyễn thị Cỏ May
© Đàn Chim Việt
“Chưa từng có trong lịch sử của nước nhà , vào ngày 22 tháng Năm năm 2012, mẹ là Phạm Thị Lại cùng con gái là Hồ Nguyên Thủy đã phải cởi truồng trước lô đất 49 Hưng Phú, quận Cái Răng thuộc thành phố Cần Thơ để phản đồi đất bị thu hồi cướp đoạt.
Hai mẹ con ngồi khỏa thân dưới trời nắng gắt mà kêu oan phản đối. Mất đất rồi, đời sống của hai mẹ con sẽ ra sao? Từ một mãnh đất trị giá 5 triệu đồng cho mỗi mét vuông bị cướp với giá bồi thuờng 5 trăm ngàn đồng cho mỗi mét vuông, gia đình bà Lài còn gì sau khi bị cướp đất và phải tha phương cầu thực trong thời buổi lạm phát?
Súng ống trong tay bọn Cộng Sản, người dân cày Việt Nam còn biết làm gì được bây giờ.”
Tú Hoa
Khakhakha…hay thiệt!
Chừng nào thì đại hiệp gởi bài này cho DCV?
Khi mọi người dều mặc quần áo mà ta ở “chuồng thì TA DỊ HỢM,là một loài khác đồng loại ; Một con giả nhân về thành phố.Và mọi người trầm trồ đứng xem hay bỏ đi,không lý tói con -vật -người -kỳ- lạ. Đó là qui luật xã họi ,đạo đức và luân lý,,cái luân lý không phải là của công giáo như HTV viết mà là luân lý qui định bởi con người có từ khi con người tiến bộ ,tìm che những nơi trên than thể gây nhạy cảm cho người khác.
Tuy nhiên ngày nay ,có những nơi trần truồng trong một không gian vây kín,như Hôi khõa thân trên các bãi biễn , và nếu anh muôn vào đó thì anh cũng phải trần truồng như họ.Đó là qui luật của một nhóm đặt ra ,không là vì tụ do hay vì dân chu gì hét Nó là ý thích của mối người ,tụ tập nhau ,kín đáo ,không làm phiền tới người dân bình thường khác. Nếu họ biểu diên vì mục đích nào đó thì phải được chish quyền địa phương chấp nhận…Còn nếu không thì một vài QG sẻ hốt họ vào tù hay trai thần kinh (điên) vì tội “công xúc tu xỉ” .
Tuy nhiên ngày nay ,trong một vài sinh hoạt của thanh niên, cởi truồng là hình thức phãnđối hay vì một lý do nào đó như “quyên tiên ” như các sv Pháp ở trên.Chuyen này lạ mà không lạ vì nó hầu như phổ biến (hạn chế) trong thơi nay.
Như nhà chụp hình sắp xep cho cả hàng trăm người khỏa thân đẻ gọi là “chụp hình nghẹ thuật ” gì gì đó hay ở Đức ,quán cafe các nữ bán hàng ở đây đều trân truồng 100% giữa các khách uống cafe áo quàn đàng hoàng . Có giãi thích là KHÔNG được ĐỤNG tới các CÔ,đừng nói chi là sàm sởhay sờ mó….Có lẽ lạ mắt từ lúc đầu ,nên trong một clip các người lớn vẫn uống cafe và nói chuyện rieng ,không đẻ ý tơi “một tòa thiên nhiên khéo đúc” đang qua lại trước mặt mình…
Ỏ VN cũng truồng cởi đẻ phản đối như hai mẹ con …(quên mất) bị lấy mất nhà đất hay “truồng cởi” nghểu nghến đi ngoài đường (năm 90) và ai có củ chĩ chọc ghẹo là a tới ôm cứng nên ai cixng tránh xa ,có vẻ sợ (nghe đồn là bà vọ QT ,chồng đi học tập lập bàn thờ tụng kinh gỏ mỏ >Rồi một ngày đưa con về Vúng Tàu chơi,găp thầy chùa đẹp trai ,mời về an vị Phật. Ở mây ngày thì thằng con xuông ngũ vói chị giúp việc ,thấy chùa và nữ thí chủ ở trong phòng , (thầy chùa thay thế thằng con ,ngũ vói MẸ NÓ).Và một sáng trưa trợt,thầy chùa trôn mất vói hộp vàng và kim cương ,tiền bậc nên chị ta hóa ĐIÊN cởi tuồng 100% đi loanh quanh …’)
Tóm lại chuyện cởi chuông không có chi lạ ,dù vói mục đich nào cũng chưng tỏ con người không bình thường ,nghĩa là thần kinh có v/đ……Nó gióng như Kiều bị NK phê “đừng đem chữ hiếu mà lầm chữ DÂM” .
Bài viết trên ngay đọan mở đầu có nhắc tới mùa hè đỏ lữa QTđẻ so sánh mùa He nóng bức hôm nay và những cô gái ,vì nóng (cái gì ?) mà tung hê áo quần ,mà slip coi như cái lá nho Adam và Eve ,vì ăn phải trái xấu hổ ,biét xấu hổ ,tìm che ,cũng không có thì có lẻ không đúng lăm .
Vài ý kiến thô thiển…
( nkdt)
Bên tây xem ra cũng còn nhát, đến giờ mà khỏa thân cũng phải đi từng đoàn cho bớt ngượng, chưa ngon bằng “the naked guy” ở đại học UC Berkeley. Cách đây trên 20 năm, một ngày đẹp trời, “the naked guy” cứ ở trần truồng tồng ngồng tới lớp. Đánh vào Google “naked guy uc berkeley” một cái, thì thấy tên anh ta là Luis Andrew Martinez. Các thầy chẳng mắng mỏ cấm cản không cho vào lớp, mà các bạn cũng … mặc kệ. Nhà trường lúng túng, không biết đối phó, và biện lý ở county từ chối không truy tố anh ta vì Berkeley không có luật cấm ở chuồng. Cả mấy tháng sau, nhà trường và thành phố Berkeley mới ra luật mới, không cho ai ở truồng khi … họp khóang đại ở thành phố hay lang thang trong khuôn viên đại học, rồi mới bắt anh ta. Cũng chẳng bị… học tập cải tạo gì, tòa chỉ bắt anh ta mặc quần áo khi ra đường. Anh ta nổi tiếng, lên talk show từ Mỹ tới Âu Châu kiếm mớ tiền, còn nhiều hơn lương professor có giải Nobel.
Nể hắn thiệt. Chẳng hiểu có cụ nào dám cởi tồng ngồng chỉ đeo ba lô sách đi vào lớp trước mặt bá quan văn võ nam nữ? Làm một lần thôi cũng đáng nể, ở chuồng đi học cả tháng như anh ta đúng là vô địch thiên hạ.
Người hùng cũng hơi …. hâm hâm man mát. Sau này anh ta tự tử vì một chuyện vớ vẩn chi đó.
Quy’ thầy quy’ cô muốn thoát y ‘ muôn năm cũng dễ thôi …. Cả triệu con khi? “trên nui’” co’ con nao` măt. ao’ quâ`n đâu?
Vậy lên nuí “thoát y với khỉ la` thoãi maí nhất .Chắc chắn không có ai ý kiến ý keo` gi` ca? .
Co`n thoát y giữa chợ ??? ” Ô` la la ” (Cu?’ tưởng la` con khi? cuả ông bán thuốc ” Maĩ võ Sơn Đông ” …)
Xin thưa…năm 2003 là nhiều người chết chứ không phải năm 2004… . Và xin có chút hiểu sai trái là : tại ! vì ! bởi…!!! v…v… Nhửng Ông Bà …” đạo đức…cống ” lênh án thoát y 100% là …TỘI ” Cung xục TU SỈ… ” Nam Mô ! Lạy Chúa mấy Ngài TU XỈ tu đạo….” .
Ông bà ta có nói: “Tốt khoe, xấu che.” Vậy thì của tui tốt, của chúng ta tốt, ta khoe. Có gì mà ý kiến ý cò. Đạo đức hay không là do ý nghĩ của anh. Ai không thích khoe là tại vì của họ không tốt. Có vậy thôi.
Gì thì gì cái gì cái, tốt khoe xấu che, cở tôi mà thoát y thì thiên hạ wánh chạy không kịp, nói chi đứng đó nhìn !
Cac ngai tu do qua muc : Cac ngai co hieu co biet tu do cua cac ngai bi gioi han boi tu do cua nguoi
khac, bi gioi han boi tu do ngam nhin cua nhung nguoi hang xom khong ? Cac ngai chang nen phat
trien su tu do bay nhay nay nhe. Cac ngai hay nhin lai tu cach va tac phong cua cac ngai nhe. Toi viet
co qua dang khong ? Cac ngai co lam guong cho the he tre con chau cua cac ngai khong ?
Lại cái điềm gì nữa đây ? Trước 1975 miền Nam VN cũng có cảnh ” Văn nghệ sĩ ký giả đi ăn mày ” để phản đối chính quyền, đương không quần áo đang mặc lành lạnh, đẹp đẽ lại đem xé rách ra rồi đeo bị gậy giả làm ăn mày đi xin ăn, để làm nư với nhà nước, ăn mày này còn được người ta cho ăn gạo ăn cơm, sau 1975 cái đám văn nghệ sĩ này trở thành ăn mày thật, nhưng thay vì được cho ăn cơm ăn gạo thì lại được ăn đấm ăn đá của quản giáo chăn trâu cắt cỏ . Giờ không chừng những cái ngữ này cũng sẽ quay lại cái thời đồ đá ăn lông ở lỗ, trần truồng khỏa thân, như mọi cà răng căng tai bên Phi Châu thôi ?