Mỹ, Nga và Syria
“Chuyện này sẽ kéo dài chưa biết bao giờ mới dứt”, Thượng Nghị Sĩ John McCain nói với báo chí trong cuộc họp báo bỏ túi ngay trước cửa văn phòng Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện, được các đài truyền hình chiếu đi chiếu đi chiếu lại suốt sáng hôm qua.
“Từ ngày đầu”, ông McCain nói tiếp, “tôi đã nhiều lần lên tiếng nói phảicó kế hoạch toán diện chứ không thể áp dụng chiến lược nửa vời (mà Tổng Thống Barack Obama đang thực hiện)”, kể lại kế hoạch của ông là giúp võ khí cho lực lượng nhân dân nổi dậy chống chính quyền Bashar Al-Assad, sẵn sàng can thiệp bằng không quân, lập khu vực cấm bay để bảo đảm an toàn cho những người cầm súng chiến đấu chống lại một chế độ độc tài. “Rất tiếc những gì tôi để nghị không được Tòa Bạch Ốc lắng nghe, đã thế họ còn đặt ra điều này, điều nọ, dọa dẫm nếu Al-Assad vượt lằn ranh đỏ là nước Mỹ sẽ có biện pháp cứng rắn trả đũa ngay”
Kết quả: “Al-Assad vượt lằn đỏ, chính phủ Hoa Kỳ chẳng nói gì, bây giờ tới phiên Putin cũng vượt lằn đỏ luật pháp quốc tế, và tôi không tin Tòa Bạch Ốc sẽ có phản ứng”.Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa McCain đưa ra lời tuyên bố như trên giữa lúctin tức cho thấy tình hình Syria ngày một trở nên rối ren hơn.
Tin từ Lebanon cho biết hàng trăm binh sĩ có võ trang Iran đã có mặt ở Syria đểgiúp chính quyền Al-Assad, những cuộc oanh kích do không quân Nga thực hiện cũng bước sang ngày thứ nhì, mục tiêu vẫn là “những căn cứ của dân quân chống chính quyền, kể cả những đơn vị được CIA huấn luyện”, theo lời một viên chức quốc phòng Hoa Kỳ nói với báo chí. Viênchức yêu cầu không nêu danh tánh này cũng đưa ra nhận định cho rằng từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến giờ, “chưa bao giờ quan hệ giữa Washington và Moscow lại căng thẳng như bây giờ”.
Theo tin từ Ngũ Giác Đài, trong ngày thứ Năm (mùng 1 tháng Mười 2015) không lực Nga thực hiện hàng chục phi vụ gần 2 thành phố Hama và Homs ở miền Tây Syria, ở những địa điểm ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Ashton Carter nói rõ “không có quân khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo ISIS” đi kèm với chỉ trích gọi hành động của Nga là hành động “đổdầu vào lửa”, khiến cuộc nội chiến Syria trở thành khó giải quyết hơn.
Ông Hassan Haj Ali, lãnh đạo lực lượng kháng chiến Liwa Suqour al-Jabal , kể trong những đơn vị trúng bom của Nga “có đơn vị của chúng tôi, gồm những tay súng được CIA huấn luyện để vừa đánh binh sĩ của Al-Assad vừa đánh khủng bố ISIS”. Ông Ali cũng cho rằng “Nga cố tìnhthử thách mọi người, hành động họ làm ngụ ý muốn nói không có giải pháp nào cho Syria mà không có mặt Al-Assad”.
Những cáo buộc của Hoa Kỳ và của lực lượng dân quân nổi dậy không khiến cho Nga chùn bước. Trong cuộc họp báo ở New York, Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định những địa điểm bị dội bom “đều là những cứ điểm của ISIS”, kèm theo lời giải thích “(những kẻ bị giết là) những đứa có vóc dáng khủng bố, đi đứng như quân khủng bố, hành động như bọn khủng bố, như thế chắc chắn chúng là khủng bố”.
Cố vấn Sergei Ivanov của ông Puitn nói rằng mọi hoạt động của Nga đều “hợp pháp, đáp ứng theo yêu cầu của chính phủ Syria”, và gọi kế hoạch oanh kích Hoa Kỳ đang thực hiện tại Syria là “những hành động phạm pháp, không theo đúng luật pháp quốc tế” vì Theo bà Genevievi Casagrande, chuyên gia của Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh (Institute of the Study of War), những phi vụ oanh kích của Nga “không tiêu diệt được một tên khủng bố ISIS nào, chỉ giết hại một số đông dân chúng”.
Bà nghĩ “Nga không chỉ muốn yểm trợ cho chính quyền al-Assad mà còn muốn sử dụng Syria làm cửa ngõ để họ đặt chân vào Trung Đông”. Bà Julianne Smith, cựu cố vấn đối ngoại của Phó Tổng Thống Joseph Biden thì tin rằng quyết định can dự vào Sirya “mang ý nghĩa một lời nhắn gửi từ ông Putin” với nội dung “ông ta không chỉ là một nhân vật quan trọng của thế giới, mà còn là người đangnắm một phần quyết định vận mạng chính trị của Syria” hay nói cách khác “không có Putin, không thể giải quyết cuộc chiến Syria”
Như vậy, Hoa Kỳ phải làm gì?
Cho đến chiều thứ Năm, vẫn chưa thấy Tòa Bạch Ốc động tĩnh gì về cách đối phó với Nga. Trong những cuộc tiếp xúc khác nhau, các viên chức Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đều đưa ra cùng một lập luận, cho rằng “Tổng Thống Putin sai lầm khi đưa quân can dự vào Syria” có thể điều này “sẽ dấy lên làn sóng chống đối từ những phần tử Hồi Giáo cực đoan ngay trong lòng lãnh thổ Nga”.
Ông phát ngôn viên Josh Earnest vừa cười vừa bảo chuyện Nga mở các cuộc oanh kích để ủng hộ Bashar Al-Assad “chứng tỏ điều chúng tôi đã nói từ lâu là chính phủ Al-Assad đang ở thế yếu”, hứa hẹn Tòa Bạch Ốc “sẽ có phản ứng” nếu tình trạng chiến tranh leo thang, chưa vội vã loan báo kế hoạch hành động.Phía Bộ Quốc Phòng cũng thế.
Trong suốt ngày thứ Năm, một chú ý của Ngũ Giác Đài được dồn cho việc làm sao để không quân Nga và không quân Hoa Kỳ không va chạm nhau trên không phận Syria. Ông phát ngôn viên Peter Cook cho biết “một cuộc thảo luận trực tuyết giữa đôi bên đã diễn ra, kéo dài gần một tiếng đồng hồ, hai bên ghi nhận ý kiến của nhau và sẽ có câu trả lời sau”, có nghĩa là “sẽ tiếp tục thảo luận”.
Bên lập pháp thì sao? “Hành động của Putin là hành động điên rồ của một kẻ độc tài đi yểm trợ cho một tên độc tài khác”, Thượng Nghị Sĩ Tom Cotton, thành viên Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện nói. “Putin làm được điều này vì chúng ta không có chiến lược hành động ở Syria, cách giải quyết duy nhất là Hoa Kỳ phải thật cứng rắn, phản đối sự can dự của Nga vảo Syria, đồng thời vận động đồng minh của chúng ta cùng tham gia”.
Nước Mỹ hết hơi rồi và lu mờ cho đến mức nhạt nhòe trước Nga. Tác giả bài báo này là người mù nhớ theo ký ức những năm 1945. Cả thế giới tháng nay thấy Nga đã làm chủ trong việc chống IS gạt Mỹ và Na-To ra rìa. Thế mà các con vẹt tâm thần hãy còn tán dương cái hình rơm này là lãnh đạo số 1 thế giới. Ném bom cả vào bệnh viện ở Afganitan làm chết bao người vô tội và cả các bác sỹ của Liên hợp quốc. Thế mà còn có kẻ mê mê tín đến bệnh hoạn cái hình nộm rơm này. Thật hết chỗ nói.
Mỹ và các quốc gia Châu Âu (khối Nato) nhân cơ hội nầy nên đưa ra vài biện pháp tạm thời :
1- Lấy cớ xâm phạm vùng không phận Thổ Nhĩ Kỳ, gia tăng các biện pháp cấm vận thêm cho Nga.
2- Gia tăng huấn luyện và trang bị các loại hỏa tiển ‘địa đối không’ cho các chiến binh Syria Tự do có khả năng chống lại các oanh tạc cơ Nga.
3- Ngủ Giác Đài và Bộ Quốc Phòng Mỹ nên im lặng kéo dài cuộc chiến càng lâu càng tốt để Nga phải sa lầy tại Syria, củng là cơ hội để Mỹ thử nghiệm độ chính xác của các loại vủ khí hiện đại ở thế kỷ 21.
Dẹp John McCain và tên Ketchup John Kerry qua 1 bên. Không cần thiết.
Khi người lảnh đạo u mê, độc tài làm đất nước tan hoang thì sự bất hạnh phải xảy ra cho dân thấp cổ bé miệng.
Có lẽ ông Obama không can thiệp nhiều vào Syria vì ông ta thấy không có hy vọng chấm dứt chiến tranh, ngay cả khi chế độ của ông Bashar Al-Assad bị lật đổ. Những điều gì xảy ra tại Iraq, Lybia và Ai Cập cho thấy người dân lật đổ chế độ lại không đem lại dân chủ và cũng không chấm dứt chiến tranh. Đó là vì những kẻ nổi loạn lại là những kẻ nặng đầu óc về tôn giáo, cuồng tín. Trong khi đó những người cầm quyền dù là độc tài, tàn ác lại là những người tương đối không quá cuồng tín về tôn giáo. Những người như Gaddafi của Lybia, Mubarak của Ai Cập và Assad của Syria là những người mặc đồ Tây trong khi những kẻ muốn lật họ là những kẻ để râu rậm, mặc áo thụng. Những kẻ để râu rậm, mặc áo thụng không mơ ước một chế độ dân chủ kiểu Tây Phương mà mơ ước một chế độ giáo quyền cai trị kiểu cách đây 4, 5 thế kỷ. Cùng với lối cai trị cũ kỹ hàng thế kỷ trước là tham vọng thánh chiến để biến toàn thế giới thành Hồi Giáo. Cuộc Cách Mạng Hoa Nhài không đem lại dân chủ mà chỉ đem lại chém giết đẫm máu vì những kẻ làm cách mạng mang đầu óc mê tín, độc đoán, bạo động. Đó là vì trình độ văn hóa của dân Hồi Giáo chỉ đến thế.