WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trần Diệu Chân: Tôi đi thăm cụ Sharp

 

Trung tuần tháng 9 vừa qua tôi được dịp đến thăm một người mà tôi vô cùng ngưỡng mộ, một vĩ nhân của thời đại, đó là Tiến sĩ Gene Sharp – cha đẻ của chiến lược Đấu Tranh Bất Bạo Động (ĐTBBĐ).

Buổi chiều hôm đó trời thật đẹp, tôi được người bạn chở tới một chung cư “khiêm tốn” không thể ngờ đối với một nhân vật nổi tiếng như vậy, tọa lạc trong một vùng cũng rất khiêm tốn của thành phố Boston. Sau này, tôi được biết căn nhà nhỏ bé đã được cụ mua từ năm 1968 với giá là $150.

Gõ cửa mãi mới có một phụ nữ (không rõ là ai) ra mở cửa chính, đưa chúng tôi vào một căn studio chỉ có 2 phòng nhỏ. Con người vĩ đại trước mắt chúng tôi là một cụ già yếu đuối, run rẩy, ngồi xe lăn. Nhưng nụ cười tươi và thái độ thân thiện của cụ đã làm chúng tôi cảm thấy thân với cụ ngay. Tôi cầm bàn tay lạnh giá của cụ ân cần thăm hỏi, bày tỏ lòng tri ân và chia sẻ với cụ về công cuộc đấu tranh giành tự do dân chủ của người Việt Nam bằng phương thức ĐTBBĐ.

Khuôn mặt cụ rạng rỡ khi biết là Việt Nam, một đất nước mà cụ biết đến với rất nhiều tang thương của bạo lực, đang đi trên con đường mà cụ mong ước cho toàn thế giới, đó là “giải thể mọi chế độ độc tài, áp bức mà không phải kinh qua những giết chóc và đổ vỡ kinh hoàng của chiến tranh”.

Tiếng nói của cụ tuy rất khó nghe, có lẽ do tuổi già (87 tuổi) và bệnh tật, nhưng rõ ràng là cụ vẫn còn rất tinh anh và tha thiết với những gì đang xảy ra trên thế giới liên quan tới nỗ lực tranh đấu của con người để được sống có nhân phẩm và hạnh phúc.

Cụ tâm tình là tuy chưa bao giờ được tới thăm Việt Nam, nhưng cụ luôn muốn tìm hiểu về một dân tộc mà cụ đã được nghe nói đến nhiều về tinh thần quả cảm, anh dũng tranh đấu cho hòa bình và tự do. Theo cụ: “Việt Nam phải là một dân tộc đặc biệt và có một chỗ đứng đặc biệt trên thế giới vì những gì mà họ đã phải trải qua”.

“Việc chế độ độc tài đàn áp các nhà tranh đấu là đương nhiên, không tránh khỏi. Càng đàn áp, càng chứng tỏ họ đang sợ hãi và muốn triệt hạ đối lập. Đó là một chỉ dấu bạn đang thắng thế và cần phải vững tin, không chùn bước, cương quyết không bị lôi cuốn vào những hành vi bạo lực,” cụ ân cần cố vấn.

Sau gần một tiếng hàn huyên, chúng tôi quyến luyến chia tay. Cụ ôm chặt bộ ba chúng tôi như không muốn rời. Cô bạn gái trẻ đi cùng với tôi là cư dân tại Boston, đã bày tỏ lòng mong ước được quay trở lại thăm cụ thường xuyên hơn, và sẽ mời cụ thưởng thức những món ăn đặc thù của Việt Nam. Tôi chúc cụ sức khỏe và chia sẻ với cụ niềm tin rằng ngày tàn của chế độ cộng sản Việt Nam đang điểm, chúng tôi mong sẽ được đón mời cụ tới thăm Việt Nam như một thượng khách của dân tộc trong ngày vinh quang đó. Cụ đã đáp lại bằng một nụ cười thật tươi đầy khích lệ và ánh mắt long lanh niềm hy vọng.

Ôm tập sách được cụ ký tặng “The Politics of Nonviolent Action (Part 1, 2 & 3)”, tôi trở lại vùng đất California nắng ấm, vương vấn mãi hình ảnh của một con người rất bình dị, nhân hậu, thân mật, dễ thương, khiêm nhường và lý tưởng, đã cống hiến cả đời mình để đi tìm một phương thức đấu tranh giải phóng ít tổn hại nhất cho nhân loại.

Và ông đã tìm ra, qua những nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa bằng con tim và khối óc các phương thức ĐTBBĐ thành một cẩm nang thực dụng, đã giúp cho các dân tộc tự giải phóng khỏi độc tài ở khắp nơi trên thế giới – từ Á Châu tới Đông Âu, Bắc Phi và Trung Đông. Các phong trào dân chủ ở Serbia, Ukraine và Đông Âu đều bày tỏ lòng biết ơn Ts Gene Sharp. Có thể nói ông là người có ảnh hưởng nhiều hơn bất cứ nhà lý luận chính trị nào khác cùng thế hệ. Ông đã được mệnh danh là “cha đẻ của ĐTBBĐ”, là “người bạn tốt nhất của cách mạng”, và chính xác hơn, là “cơn ác mộng tệ nhất của độc tài”.

Các tác phẩm của Ts Gene Sharp đã được dịch sang 42 ngôn ngữ, đã được bí mật chuyền qua biên giới, bị công an của các chế độ độc tài săn lùng và tiêu hủy. Vị học giả nhân bản này cũng đã bị các chế độ độc tài gán ghép là CIA, gián điệp của Tòa Bạch Ốc, lên án là kẻ thù nguy hiểm của an ninh quốc gia họ …

Học giả Gene Sharp, 83t, tại văn phòng làm việc của ông ở Đông Boston.

Học giả Gene Sharp, 83t, tại văn phòng làm việc của ông ở Đông Boston.

 

Thông điệp chính của ông đơn giản là: sức mạnh của chế độ độc tài xuất phát từ sự sẵn sàng vâng lời của những người mà họ chi phối – và nếu người dân có thể phát triển những kỹ thuật để rút lại sự chấp nhận hay tuân phục của mình và bào mòn, đục rỗng các cột trụ chống đỡ thì chế độ đó sẽ sụp đổ.

Tác phẩm được dịch và phân tán nhiều nhất của ông – cuốn Từ Độc Tài đến Dân Chủ – được viết cho phong trào dân chủ Miến Điện vào năm 1993, sau khi bà Aung San Suu Kyi bị cầm tù. (Cuốn này đã được đảng Việt Tân xin phép Viện Einstein dịch qua tiếng Việt và hiện đang được để trên trang nhà của viện này). Tuy nhiên, vì không nắm rõ lắm về đất nước Miến điện, nên Ts Sharp đã viết chung cho mọi trường hợp và do đó, đã có thể áp dụng linh động ở khắp nơi theo hoàn cảnh, địa dư, văn hóa và lịch sử của quốc gia đó. Cuốn sách đã trở thành một cẩm nang nổi tiếng với một danh sách 198 “vũ khí bất bạo động”, từ việc sử dụng màu sắc và biểu tượng tới các đám tang giả và các cuộc tẩy chay…

Những vũ khí bất bạo động này đã cung cấp cho người ta một sự thay thế cho súng đạn, và các cuộc cách mạng trên thế giới trong hơn một thế kỷ qua đã chứng minh niềm tin của Ts Gene Sharp là đúng khi ông cho rằng “vũ khí BBĐ mạnh hơn bạo lực rất nhiều”.

Thống kê cho thấy trong 67 cuộc cách mạng thành công trên thế giới từ 1900 đến 2015, 75% là do ĐTBBĐ, chỉ có 25% là do bạo động. Sức mạnh này của ĐTBBĐ còn được đo lường qua sự giảm thiểu tổn thất nhân mạng, giảm thiểu tổn hại tài nguyên quốc gia và xây dựng được một nền tảng quan trọng cho tiến trình dân chủ hóa, cũng như ngăn cản sự trở lại của độc tài.

Cụ Gene Sharp hiện sống một mình. Cách đây 4 năm cụ còn tự đi chợ. Cô học trò, kiêm phụ tá và giám đốc viện Albert Einstein do cụ sáng lập để phổ biến phương pháp ĐTBBĐ, cô Jamila Raquib, lo ngại cho sự an toàn của cụ mỗi khi trời lạnh tuyết đổ và đông đá; cô đi theo cụ trong các buổi chợ, và ông cụ với tính độc lập không thích bị “theo dõi” như vậy.

 

Ts Gene Sharp và cô phụ tá Jamila Raquib trong phim tài liệu “Làm sao để khởi động một cuộc cách mạng” (ra mắt 2011)

Ts Gene Sharp và cô phụ tá Jamila Raquib trong phim tài liệu “Làm sao để khởi động một cuộc cách mạng” (ra mắt 2011)

Suốt hơn 6 thập niên dày công nghiên cứu và đóng góp, nhưng cụ vẫn nghĩ là việc làm của cụ chưa xong. Cụ vẫn còn muốn viết một quyển sách về Albert Einstein. Chính quan tâm của ông Einstein về những chế độ độc tài toàn trị đã khiến Ts Sharp đặt tên cho viện nghiên cứu của cụ là Albert Einstein Institution. Einstein cũng là người đã viết lời giới thiệu cho quyển sách đầu tay của Sharp nói về Ghandi.

Các nhà bình luận cho rằng, nếu Albert Einstein là thiên tài của khoa học thì Gene Sharp là thiên tài của tự do.

Cuối tháng 4 vừa qua, người dân Boston đã có một buổi lễ vinh danh Ts Gene Sharp. Trong buổi lễ ngày thứ Hai, 27-4-2015, Thị trưởng Marty Walsh đã vinh danh ông bằng cách chọn ngày 27-4 là “Gene Sharp Day” tại Boston hàng năm.

Trong dịp này, cô Jamila Raqib kể lại một câu nói của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Lithuania, ông Audrius Butkevicius, đã tuyên bố sau khi đọc sách của Ts Sharp, là “Nếu tôi phải chọn giữa một quả bom nguyên tử và quyển sách của Gene, thì tôi sẽ chọn quyển sách”.

Trong cuốn phim tài liệu có tựa “Làm sao để khởi động một cuộc cách mạng”, khi được hỏi ước mơ trong đời của ông là gì, Ts Gene Sharp cho biết ông chỉ muốn thế giới được bình an và thôi chiến tranh, giết chóc. Và rõ ràng là ông đã bỏ cả cuộc đời để thực hiện ước mơ này, đã giúp đem lại tự do, no ấm, hạnh phúc cho biết bao dân tộc.

Khi tôi ca tụng công đức lớn này của cụ, Ts Gene Sharp đã khiêm nhượng nói rằng “Đó là công khó của những con người can đảm, đã bằng tay không đứng lên tự giải phóng chính mình và dân tộc”. Cụ rất vui khi đã giúp được phần nào, nhưng chính những người dân can đảm này mới đáng được vinh danh.

Một câu nói của cụ về sức mạnh của người dân trong cuộc ĐTBBĐ khiến tôi rất cảm kích và lấy làm thú vị vô cùng vì nó trùng với một điều mà các đảng viên Việt Tân thường tâm tình với nhau, đó là “Chúng ta là những con người bình thường đang cùng nhau đi làm một chuyện phi thường”. Ts Gene Sharp đã chia sẻ rằng trong ĐTBBĐ, “Ordinary citizens band together to achieve extraordinary things”.

Một con người vĩ đại như vậy lại đang sống rất đơn độc, đơn giản trong một khu nghèo tại East Boston. Ông chưa từng lấy vợ dù suýt thành hôn 3 lần. Ông không có con và chẳng biết có còn thân nhân nào ngoài cô phụ tá Jamila thương ông như Cha và thần phục ông như Thầy. Chính cô đã phải chạy trốn khỏi quê hương từ năm 5 tuổi khi đất nước Afghanistan của cô bị Liên Xô xâm chiếm.

Tôi đã chia sẻ với cụ Sharp một câu nói rất chân thành: “Cụ đã được đề cử nhận giải Nobel Hòa Bình 4 lần. Tuy cụ chưa được, nhưng trong tim cháu và hàng triệu triệu người khác, cụ đã thắng giải thưởng quý giá này”.

 

Ts Gene Sharp và tác giả bài viết trong chuyến viếng thăm cụ ngày 17-9-2015

Ts Gene Sharp và tác giả bài viết trong chuyến viếng thăm cụ ngày 17-9-2015

 

Ngày 5-10-2015

© Trần Diệu Chân

© Đàn Chim Việt

12 Phản hồi cho “Trần Diệu Chân: Tôi đi thăm cụ Sharp”

  1. vớ vẩn says:

    Thạch Đạt Lang says:
    09/10/2015 at 00:13
    Hiền huynh LMC!
    Chính vì biết Trần Diệu Chân là cốt cán của Việt Tân nên tôi mới thắc mắc. Một người không thể viết sai tên mình đến 2-3 lần. Nếu là lỗi chính tả của BBT thì TDC phải lên tiếng, yêu cầu họ sửa lại, hơn nữa BBT hay chị Mạc Việt Hồng phải đính chính và xin lỗi, không thể có chuyện lờ tịt đi được.
    Tôi đặt câu hỏi vì quá khứ VT đã có nhiều chuyện không hay. Danh có chính thì ngôn mới thuận.
    Thạch Đạt Lang
    (hết trích)

    Thà ít nói lại hay hơn, đã lẩm cẩm mà ham nói nó càng thêm vớ vẩn

  2. tèo says:

    Tự do cúng là một khái niệm được cháp nhận bới loài người tiến bộ và LHQ đã chấp nhận .
    Do đó thiên tài của tự do là những ý tưỡng của tự do ,cho tự do vì tự do nó trở nên một phương pháp có tịnh khoa học cụ thể do con người nghĩ ra và đã được các dân tọc bị áp bức
    coi như cẫm nang đẻ hành động chống lại cái gọi là MẤT TỰ DO.
    Nó ít hoăc không đỏ máu…
    Dây chĩ là một bài phóng sự (hay gọi tù bút) ngăn giói thiêu cụ SHARP người đề ra phương pháp tự do cho các nước bị áp bức (cộng sản) đẻ lấy lại tự do không càn phãii làm CM đổ máu đẻ lật đỏ một chinh quyền đọc tài dãng phiệt như đãng cs…
    Muốn biết đọc sách nguyên bãn hay bãn dịch…
    ….Và mới biết TDC sao lại gọi tác giã SHARP là thiên tài tự do…

    “Chúng ta là những con người bình thường đang cùng nhau đi làm một chuyện phi thường”.
    thì cũng như nói “thời thế tạo anh hùng !”
    Nếu không có quân tàu dó Lê chiêu Thông “cỏng ” về nước ta thì làm gì có “người anh hùng áo vãi tây sơn!
    Nếu không có bọn Tàu xâm chiếm đô hộ nước ta ,ác độc và dã man thì làm gì có Lê lơi ,người binh thường làm nên nghiếp lón ?
    Nếu không có thực dân Pháp bắt nạt dân thuộc địa thì làm gì có anh hùng Nguyễn trung Trực?
    Họ đều là những người bình thường làm chuyện phi thường !
    (t)

  3. Huong Nguyen says:

    Đây là một tùy bút thuộc loại tâm tình của bà Diệu Chân? – bởi vì tôi không thấy một phương án cụ thể nào của chiến lược Đấu Tranh Bất Bạo Động cho Việt-Nam mà có thể nhiều người đang trông đợi để hiểu. Vì thế, bài viết rất có tình người nhưng vẫn thiếu tính thuyết phục trong quan điểm đấu tranh.
    Được biết bà Diệu Chân là 1 Tiến Sĩ, xin được góp ý và xin được chỉ dạy nếu bà có thì giờ: Khoa học là 1 danh từ để chỉ những hoạt động, khám phá có hệ thống nên rất “logic” khi nói rằng Einstein là một thiên tài của Khoa Học. Nhưng Tự Do là 1 danh từ để chỉ khái niệm của 1 tình trạng nên tôi có chút “lấn cấn” trong cách diễn dịch ông Sharp là một thiên tài của Tự Do…

    • CÂY NGÀN says:

      CÓ CHI GIẤU ĐƯỢC

      Có chi giấu được trên đời
      Nhất là lên mạng mọi người biết ngay
      Diệu Chân tiến sĩ rõ tài
      Không xưng phải tất có người thòi ra

      Ngoài thì khoa học đâu xa
      Cũng trong cuộc sống có là lạ chi
      Thiên tài nhằm nói những gì
      Nói người thiên phú cho dù ở đâu

      LÁ NGÀN
      (09/9/15)

  4. SẮC NGÀN says:

    CON NGƯỜI VÀ BẠO LỰC

    Trời sinh anh Mác khật khờ
    Đưa ra học thuyết lơ mơ trên đời
    Tưởng rằng giải phóng phóng loài người
    Hóa đưa nhân loại vào vòng cu li

    Hỏi rằng anh nói những gì
    Chỉ toàn tranh đấu mới kỳ làm sao
    Đề cao giai cấp tào lao
    Chỉ quên đi mất bản năng con người

    Làm đời dở khóc dở cười
    Khiến toàn thế giới chịu nhiều đa đoan
    Trên trăm triệu mạng đi đoong
    Chỉ do chuyên chính anh toàn nói ngông

    Mãi rồi mới thấy không xong
    Bao nhiêu đồ đệ đành sang thị trường
    Nhưng còn bao kẻ vấn vương
    Nắm hoài chuyên chính giữ đường công danh

    Ai gây nhân loại tanh banh
    Chỉ do anh Mác thập thành vậy thôi
    Nhân văn vốn quý trên đời
    Biến thành giai cấp đè người quả ghê

    Ôi thôi lý luận ê chề
    Vì toàn lý dỏm đau bề nhân gian
    Để làm nhân loại hàm oan
    Là do anh Mác mới càng thương tâm

    Bốn phương bạo lực ầm ầm
    Loài người ren rét sống trong cõi đời
    Tội này quả thật động trời
    Ai mà không biết do chàng dở hơi

    PHIẾM NGÀN
    (08/10/15)

  5. Thạch Đạt Lang says:

    Tác giả bài biết này ký tên là Trần Diệu Trân, ngày 27 tháng 04/2015 có một bài với tựa 40 năm quá đủ, ký tên Trần Diệu Chân. Bài Cuộc Các Mạng Tử Tế viết ngày 29 tháng ba ký tên Trần Diệu Trân. Vào Google tìm thì thấy các bài trên đều ghi Trần Diệu Chân, người của đảng Việt Tân. So hình ảnh thì thấy 2 người là một.

    Tại sao lại có một sự khác biệt ở cái tên khi viết bài đăng trên Danchimviet.infos? Đây là sai sót về văn phạm hay là một sự cố ý?

    Thạch Đạt Lang

    • thịhĩm says:

      Quái thiệt !

      Dzậy mà cũng “théc méc ” sao “chung úy”?Bài ký tên TDC thì cú coi như TDC,có họ có tên có chư lót theo Mr .Âu là người thật “dồi” ,còn “diều cha điều me chi nữa hí ,chung úi ?” (VT hay không không quan chọng ,chĩ là nội dung bài viết. Nhưng làm răng cho vừa lòng một thăng cầm ống chich ,một thằng coi mình là gạch đá đây ? Phen này TDC…chạy sao thoát bị ném đá gạch đây ?…
      Trần Diêu Chân hay Tràn Diêu Trân thì cũng vậy . Nhưng ký trong nhiều bài ,và “chung úy” có công tìm “ní nịch ” của bà ta thì Diêu Chân đúng hơn ,còn Trân (chĩ một bài) là đọc sai ,in sai ,sắp chữ sai !Cũng đoán dzậy thôi vì người BẮC không đọc được chính xác chữ TR(tròi đọc là chời ,Tướng Trưỡng đọc là Chưỡng…và khi viết cung không chính xác.Ngày nay người VN lớp trẻ phần lón không đọc nói chính xác chữ tr và ch…(có thể coi TV hay nghe radio tiếng Việt đẻ nghe ho nói,đọc “chăng liên xô chòn hơn chăng nước Mỹ”)
      Hay Chung cuốc xáy dụng đão hoang xa,chường xa !Bà TDC (hay T,) viết đăng báo thì “chung úi ” cứ đọc và cho ý kiến .
      Bà ta có là VT hay không hay chĩ là “chùng “tên thì cũng mô có nàm thao (hay “chung úi” cần biết rỏ ràng “ní nịch” DC là VT thì “bắn súng mồm ,bắn đạn chửi?” .Ai bão “chêu” vào Khoai- lang -đá- dĩ-đại (“dĩ đại ” không phải “đĩ dại “)kia chứ ?
      Miễn “chung úi” có đọc và có ý kiến , và góp ý hay hơn hay dở hơn tác giiã là “chung úi xứng đáng hơn tiến sĩ TDC ‘ rồi (nếu tác giã là TDC của VT thật).Hạ bệ mau lên đông chí ĐÁ!)
      Phài hông dzậy ,”chung úi” ?
      Phải rứa hôn bác xĩ?
      (him)

      .

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Ui chu choa Thạch tráng sĩ ui,

      Take it easy ! Keep cool !

      Bà tiến sĩ này là nhân vật cốt cán, aka “cớm cộm” Việt Tân.
      Cho nên sai phạm chính tả khi gõ tên đó thôi :-) !
      Theo dõi kỹ bước đi của Việt Tân dữ he :-) !
      Mong VT hoạt động đàng hoàng hơn MT.

      • Thạch Đạt Lang says:

        Hiền huynh LMC!

        Chính vì biết Trần Diệu Chân là cốt cán của Việt Tân nên tôi mới thắc mắc. Một người không thể viết sai tên mình đến 2-3 lần. Nếu là lỗi chính tả của BBT thì TDC phải lên tiếng, yêu cầu họ sửa lại, hơn nữa BBT hay chị Mạc Việt Hồng phải đính chính và xin lỗi, không thể có chuyện lờ tịt đi được.

        Tôi đặt câu hỏi vì quá khứ VT đã có nhiều chuyện không hay. Danh có chính thì ngôn mới thuận.

        Thạch Đạt Lang

      • bloodorange says:

        Chẳng có gì mà théc méc chung úy a.!
        Trân và Chân là do đọc và viết hoặc đánh máy sai chính tả thôi (B/N).Tôi không tin viết một bài ngắn giới thieuj vè một cuốn sách ,bà DC (DT) lại NGẠI SỢ đến độ phải lấy tên “trạị ” ra như thế. Nhất là bà có học vị và nếu đúng ,là đãng viên có chức vụ lớn của một đãng chông cộng có tiếng Việt Tân !
        Trân hay Chân kèm họ và chữ lót thì chĩ có thể 01 người ,(hoặc có người trùng tên) Nhưng nếu tên là của CB Việt Tân thì cũng không nên théc méc ,vì không có tên của môt đãng viên đãng nào cứ xưng oang oang mình là đãng viên đãng này đãng nọ . Bà TTDC vì có học vị tiến sĩ thì ,theo Mỹ ,đề học vị phiá trước tên ký của bài viết,nhưng nếu không thich thì thôi không bắt buộc .Còn chưa thấy ai ghi đãng trước hoặc sau tên minh như …Có ai thấy đãng viện QD Đ hay Đai Việt ghi sau khi ký tên vào bài viết là (QD Đ ĐV) không ?

        “Tôi đặt câu hỏi vì quá khứ VT đã có nhiều chuyện không hay.”
        Trời đất .Một bài viết giới thiêu cuốn sách của một người Mỹ là SHARP phương cách làm thế nào có tự do mà không cần đổ máu
        Vậy mà cũng bới lông tìm vết, truy lý lich và còn bắt phải xin lổi . Vậy TDC ký là DC hay DT có gì là ghê gớm lắm đâu mà “bắt chị Hồng phải đính chánh và xịn lổi ,không có chuyen lờ tịt di dược”. Khôi hài cuối tuàn cười chết bỏ ! .
        Còn nói là VT có nhiều chuyên không hay trong quá khứ? Xin hỏi qua bài viết ngắn giới thiêu một cuốn sách ,một nhân vật có cần bươi móc quá khứ “không hay” cho tác giã không ? (Mà qua khứ gì không hay hay lại chuyện chụp mũ vô bằng ,chuyện “lường gạt” . Có đúng không khi VT còn đang hoạt động trên danh nghĩa chống cộng . Có đúng không khi chũ tịch đã hi sinh cho tổ quốc VN?Có đúng không khi dẫm phải nước đái của tuị cộng sản ?) Nếu còn âm ức vói VT thì để một dịp khác. ĐCV còn sống mà ! Thế nào không có một Lê Diễn Đức ĐVÂu
        thư 2,thứ 3 lến án VT ,lên án Hoàng Cơ Minh? Lúc đó tha hồ xắn quần lên tới bẹn đẻ “CHỬI cũng không muộn .Chung úi à !”
        LNĐ cung không ưa gì VT ,cũng gì gì vói VT nhưng trong bài này ,trong phản hồi này .LNĐ đã biết hạn chế …không cà khịa như chung úi!
        Vì việc nào ra việc đó !
        Vì “trí thức ” là trí thức ,đâu phải là “chí hức chồn lùi” như nhà văn DA nói ,đúng không ?
        (b.o.)

    • quandannambo says:

      (Cuốn này đã được đảng Việt Tân xin phép Viện Einstein dịch qua tiếng Việt và hiện đang được để trên trang nhà của viện này).
      *
      (…vì nó trùng với một điều mà các đảng viên Việt Tân thường tâm tình với nhau, đó là “Chúng ta là những con người bình thường đang cùng nhau đi làm một chuyện phi thường”.)
      *
      đã rõ chưa*

  6. Lão Ngoan Đồng says:

    Căm ơn thật nhiều tác giả nhé :-) !
    Một bài viết hay về một vĩ nhân thời đại

    Tuyên truyền cho VT như thế mới thật tuyệt vời !
    Bái phuc và mong được đọc thêm nhiều bút ký như thế..

    Ordinary citizens band together to achieve extraordinary things
    Những công dân bình thường cùng nhau làm chuyện phi thường

    Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
    Ca dao của ta rất giản dị dễ hiểu, lại thật gợi hình tác giả ạ :-) !

Leave a Reply to SẮC NGÀN