WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bàn về sự dũng cảm

STOPTANK

Cách đây vài tháng, cộng đồng facebook sửng sốt vì vụ sách dạy kỹ năng sống cho học sinh lớp 1, do ông tiến sĩ Phan Quốc Việt làm chủ biên, có bài dạy học sinh đi trên thuỷ tinh để đo lòng “dũng cảm”. Tuy tất cả chúng ta đều biết dạy học sinh đi lên thuỷ tinh là một chuyển vô bổ, ngớ ngẩn mà bản chất điều này cũng không nằm trong nội hàm của khái niệm “dũng cảm”; thế nhưng, tôi dạo khắp không gian tiếng Việt trên mạng, chưa tìm được một luận bàn nghiêm túc và cặn kẽ về khái niệm này. Hôm nay, xin viết xuống vài cảm nghiệm cá nhân để con trẻ của chúng ta hay các thanh niên mới lớn có một chút manh mối để hiểu hơn về “lòng dũng cảm”.

Con người mang nhiều nỗi sợ hãi từ tiềm thức nên sợ hãi là bản năng, là phản ứng vô điều kiện của chúng ta trước những tình huống bất lợi. Sợ hãi gần như hiện hữu trước cả khi chúng ta có nhận thức về thế giới ngoại tại. Sợ hãi chỉ chuyển từ dạng thô thiển sang vi tế song hành với sự trưởng thành về nhận thức của chúng ta mà thôi. Nghĩa là, hầu hết các nỗi sợ hãi không biến mất khi con người ta trưởng thành mà chỉ chuyển từ dạng “trẻ con” sang dạng “người lớn”; ví dụ như, trẻ con thì sợ bóng tối, đến khi lớn lên thì không sợ bóng tối nữa mà chuyển sang sợ nghèo, sợ thất bại. Một số nỗi sợ hãi cố hữu sẽ giữ nguyên, về bản chất, dù ta có lớn bao nhiêu tuổi chăng nữa; ví dụ như, lúc trẻ chúng ta sợ bị cha mẹ bỏ một mình, đến lớn chúng ta sợ bị bạn bè, cộng đồng bỏ rơi, sợ cô đơn. Có thể nói, nó làm ta mỏi trí nghĩ khi nói về sự sợ hãi, vì bàn về sợ hãi cũng khó khăn và không manh mối tương tự như bàn về tiềm thức con người.

Bàn về lòng dũng cảm luôn dễ dàng hơn. Sự sợ hãi như một đại dương rộng lớn, ta không biết nó bắt đầu từ đâu và kết thúc ở điểm nào. Trong khi đó, sự dũng cảm lại dễ phân tích và nắm bắt hơn, nó là phương tiện để vượt qua sợ hãi, như con thuyền vượt qua đại dương sâu rộng vô tận, để con người không chỉ lớn lên về thể xác vật lý mà còn trưởng thành về ý chí.

Theo tôi, lòng dũng cảm là một năng lực tinh thần có khả năng giúp người ta đứng vững trước những thách thức của sự sợ hãi. Nó là sức mạnh ý chí được bồi đắp từ niềm tin vào sự thiện hảo và lý tưởng đạo đức. Dũng cảm không có nghĩa là sự không sợ hãi hoàn toàn mà là khả năng chế ngự sợ hãi trước nghịch cảnh. Đặc biệt, lòng dũng cảm, một yếu tố đạo đức tích cực, nên được liên tưởng đến và gắn kết chặt chẽ với những yếu tố đạo đức tích cực khác như: lòng nhân ái, sự vị tha, tinh thần trách nhiệm, liêm sỉ và sự cân nhắc lợi ích chung và điều tốt đẹp cho cộng đồng… Tâm lương thiện, kiến thức và phương tiện đúng đắn là các yếu tố nền tảng cấu thành và cũng là động lực không thể thiếu để xây dựng và biểu hiện lòng can đảm. Bất cứ sự vượt qua sợ hãi nào thiếu một trong ba yếu tố trên không thể được xem là dũng cảm theo nghĩa đúng đắn và tích cực nhất của nó.

Vượt qua sợ hãi mà không có tâm lương thiện, không có động cơ tốt đẹp, và không vì mục đích ích lợi cho nhân quần… thì đó là sự liều lĩnh “cố đấm ăn xôi”, một sự toan tính lợi hại cá nhân, một mưu đồ không hơn không kém; ví như việc các lãnh đạo cộng sản như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh…vào hang, rừng, bưng để lôi kéo, sách động những cuộc chiến đẫm máu để giành quyền lãnh đạo độc tài cả đất nước. Vượt qua sợ hãi mà thiếu hiểu biết về hành động mình đang làm, về mục tiêu cuối cùng của nó cũng không phải là dũng cảm; ví dụ những trường hợp các thành niên miền Bắc bị cộng sản lừa dối hiến dâng tuổi thanh xuân và sinh mạng để “giải phóng miền Nam”. Cũng như thế, việc dùng các phương tiện phi nhân để đạt được mục đích, dù khó khăn đến mấy, cũng không phải là can đảm; ví dụ như những người Hồi giáo mang bom cảm tử.

Vậy, lòng dũng cảm được biểu hiện dưới nhiều hình thái và tình huống khác nhau, nhưng theo tôi, các đặc điểm nổi bật để phân biệt nó khỏi những dạng tính cách hao hao khác đó là: (1) nó hướng đến sự thiện hảo, lợi ích nhân quần; (2) nó xuất phát từ sự sáng suốt của tâm trí và lòng vị tha; và (3) nó dùng các phương tiện tốt đẹp để đạt đến mục đích cuối cùng.

Quay trở lại với bài học “bước đi trên thảm thuỷ tinh” trong chương trình học của các em lớp 1, tất cả chúng ta đều thấy rõ sự nhảm nhí của việc thử thách này, và chắc chắn đó không phải là cách thể hiện lòng dũng cảm mà chúng ta muốn con cái mình tiếp thu. Vì đơn giản thôi, nó thách thức sự sợ hãi bằng một việc làm vô bổ, không mang lại ích lợi cho bất cứ ai. Trước khi cho một đứa trẻ 6 tuổi thực hành những thử thách chỉ dành cho chiến binh này, nhà trường nên dạy cho các em các đức tính nền tảng để xây dựng lòng dũng cảm như liêm sỉ, trách nhiệm, nhân ái… Khi các em đã có đủ động lực đạo đức nội tại, lo gì các em không hành xử một cách can đảm? Ngược lại, dù các em có kinh nghiệm bước đi trên thảm thuỷ tinh không chảy máu, nhưng có gì chắc chắn lớn lên các em sẽ giẫm qua thuỷ tinh để cứu bạn gặp nạn, nếu như các em thiếu thiện tâm, tinh thần trách nhiệm và lòng vị tha? Xin nhớ, kỹ năng không nhằm tạo ra hành vi tốt và mang lại lợi ích thiết thực là kỹ năng vô bổ; và kỹ năng thiếu động lực tinh thần và tính đạo đức thì kỹ năng đó cũng đáng vứt đi.

Như đã nói ở trên, lòng dũng cảm là một năng lực tinh thần nên nó cần những động lực tinh thần để xuất phát, cần thời gian để trui rèn và cần bối cảnh để phát triển. Việc huấn luyện lòng dũng cảm, vì thế, không giống như dạy cắm hoa, dạy sử dụng máy tính… Rèn luyện lòng dũng cảm không phải là rèn luyện một kỹ năng mà là một sự bồi dưỡng tinh thần, kiến thức và ý chí. Nếu nhà trường không dạy các em cách tràu dồi đạo đức và tu dưỡng ý chí thì việc dạy cho các em các kỹ năng bất thường như “đi trên thuỷ tinh” chỉ để các em trở thành diễn viên xiếc hay người phiêu lưu mạo hiểm mà thôi.

Thực tế, hoàn cảnh giáo dục và bối cảnh xã hội ở Việt Nam hiện nay không hề bồi đắp cho giới trẻ lòng dũng cảm đích thực, mà có chăng chỉ là sự liều lĩnh bản năng nhằm xả bỏ những căng thẳng và ức chế tinh thần. Một thanh niên có thể không màng đến sinh mạng bản thân, hạnh phúc của gia đình, phóng xe như điên trên đường quốc lộ; nhưng anh ta sẽ không bao giờ có thể vận dụng sức khoẻ và sự nhanh nhẹn đó để cứu một em bé trong căn nhà cháy; đơn giản, vì thứ anh ta có không phải là một năng lực tinh thần và ý chí đạo đức mà là một sự rối loạn cảm xúc dù anh ta có thừa kỹ năng. Tương tự, một người không ngại mưu toan làm chuyện phạm pháp hại người để bị rơi vào vòng lao lý, có thể trả giá bằng 20 năm trong tù; nhưng ta/chị ta không bao giờ có đủ động lực tốt đẹp và sự sáng suốt để lên tiếng cho nhân quyền và tự do của chính mình chứ chưa nói là để bảo vệ người khác.

Bởi vì giáo dục ở nhà trường, môi trường gia đình và bối cảnh xã hội Việt Nam có đầy đủ các yếu tố để hun đúc và trao dồi những tính cách tiêu cực như ích kỷ, vô trách nhiệm, lười biếng, hèn nhát, tham lam, và độc ác. Đó là những tính xấu đối ngịch với lòng dũng cảm đích thực như đã phân tích ở trên. Nếu không có sự thay đổi toàn triệt về chính trị, luật pháp, văn hoá, giáo dục, và các định chế xã hội…, tôi tin rằng nhân cách con người Việt Nam sẽ ngày càng lụn bại không thể cứu nổi.

Dũng cảm là nhận lấy trách nhiệm hành động của mình trước nghịch cảnh, có năng lực chấp nhận nghịch cảnh một cách tạm thời và có tri thức để đạt được lối thoát tốt đẹp trong tương lai được thúc dục bởi liêm sỉ, từ tâm và trách nhiệm. Như thế, dũng cảm là khi một người chấp nhận sự nghèo khổ và hoàn cảnh khó khăn bất lợi chứ không chịu khuất phục kẻ mạnh ác. Dũng cảm là khi một người tù chấp nhận biệt giam để đấu tranh lấy mảnh chăn cho một người bạn tù khốn khổ. Dũng cảm là khi ta dám bảo vệ lẽ phải dù điều này có thể đẩy chúng ta đến sự thù hằn. Dũng cảm là khi chúng ta tự công nhận lỗi lầm đã qua của mình vì tinh thần trách nhiệm và vì lợi ích dài hạn của cộng đồng. Dũng cảm đôi khi còn là sự tiết chế các bản năng xấu của bản thân để không lâm vào rắc rối khi mình đang gánh vác trách nhiệm cộng đồng…

Nói dài dòng như thế cũng chỉ mong trong không gian tư duy tiếng Việt của chúng ta có nhiều bàn luận hơn về các khái niệm đạo đức căn bản. Vì tôi tin sự bàn luận nghiêm túc về lý thuyết sẽ đặt nền tảng cho những thực hành trong tương lai. Chúng ta có tất cả các khái niệm mà người phương Tây có, nhưng chúng đơn giản chỉ là khái niệm suông, hay chính xác hay là một từ ngữ có nghĩa tương đương dùng để dịch một khái niệm nào đó trong nền học thuật khổng lồ của phương Tây thôi. Bài viết này chỉ hy vọng có thể góp những manh mối nhỏ để bạn trả lời cho con trẻ của mình khi chúng hỏi: Thế nào là dũng cảm? Tại sao đi trên thuỷ tinh không phải là dũng cảm?

Buôn Hồ, 10/10/2015

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt

8 Phản hồi cho “Bàn về sự dũng cảm”

  1. tt says:

    Ông phạm Quốc Việt tốt nghiệp văn bằng tiến sĩ tại trường tiểu học Lê Văn Tám thuộc phường An sơn, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

  2. nguyenha says:

    Ông TS Phan quốc Việt ,một trong những người soạn Bộ sách Giáo khoa cho các em học sinh lớp 1 của nước CHXHCNVN !! Đến nay thì tôi mới hiểu,câu nói của một người mới về VN qua lại Mỹ :”Thậm chí
    thấy các em nhỏ củng sợ. Sợ mất đồ !!”Giáo dục CS đả đào tạo “tên” Quốc Việt thành Tiến Sĩ,không phải Tiến sĩ-giấy ,mà là một Tiến-sĩ thật với tiêu chí : HỒNG hơn CHUYÊN,như lời Cụ Hồ (Tặc) dạy !!
    Chuyên nghề Đâm-Chém !! Đồng ý với Nhận định của Cô Thục Vy về 2 chữ “Dũng cảm”. Cám ơn Tác giả ,đả cho tôi nhớ lại những Thảm sát của quê-hương do CS gây nên . Vì sao mà có ??

  3. Nguyen Quang says:

    Gương dũng cảm trong lịch sử nước nhà thì rất nhiều . Điển hình là ba thí dụ dưới đây :

    ***Sử gia Phạm Văn Sơn :

    Quân Mông Cổ xâm lăng lần thứ hai:

    Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng đóng ở Thiên Trường, ngày 21 tháng giêng năm Ất Dậu (1285) nghe thấy giặc đến bãi Than Mạc (tức Thiên Mạc ở bên sông Cái thuộc Hưng Yên) liền đem binh ra đánh bị giặc vây bắt được. Ông tuyệt thực và nhất định chết. Thoát Hoan biết ông là một danh tướng muốn trọng dụng nên hết sức vỗ về.

    Thoát Hoan hỏi ông: Có muốn làm Vương đất Bắc không? Ông quắc mắt quát: “Ta thà làm quỉ nước Nam, chứ không thèm làm Vương đất Bắc. Ta bị bắt thì chỉ có chết, đừng hỏi lôi thôi!”

    Thoát Hoan biết không thể đánh đổ lòng trung liệt của ông đành cho đem chém. Tin này tới Trần triều ai nấy đều động lòng thương tiếc.

    ***Cuộc khởi nghĩa của (Bình Định Vuong) Lê Lợi : Tháng tư và tháng năm Kỷ Hợi (1419) Vương tấn công đồn chính và đồn Nga Lạc (thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hoá giết được tướng Minh là Nguyễn Sao nhưng thế vẫn yếu, nên lại rút về núi Chí Linh là vị trí chiến lược và nơi thủ hiểm duy nhất của Vương

    lúc bấy giờ. (Chí Linh là một ngọn núi thuộc tỉnh Thanh Hoá). Có một lần giặc đem nhiều binh đội đến vây Chí Linh, tình cảnh của Vương rất là nguy khốn. Sách Lam Sơn thực lục viết: Khi ấy quân ta chỉ mới được nhỏ, mà thế giặc đương mạnh, Nhà-vua bèn vời các tướng mà bảo rằng:

    - Ai có thể thay mặc áo vàng của Trẫm, lĩnh năm trăm quân, hai thớt voi, đánh vào thành Tây- đô. Thấy giặc ra đối-địch, thì tự xưng tên: “Ta là chúa Lam-sơn đây!”. Để cho giặc bắt? Cho ta được náu mình, nghỉ binh, thu-họp cả quân-sĩ, để mưu tính việc về sau .

    Các tướng đều không dám nhận lời.

    Chỉ có Lê Lai thưa rằng:

    - Tôi bằng lòng xin thay mặc áo Nhà-vua .

    Lê Lai cưỡi voi ra đánh nhau với giặc để cho giặc bắt. Quân giặc tưởng Lê Lai là Bình Định Vương giết đi, rồi yên chí lui quân về Tây Đô.

    ***Nhượng Tống : Sau khi cuộcTổng Khởi Nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng tháng Hai năm 1930 bị thất bại, ngoài những hạng thám tử gà mồi tung ra tứ phía, thực dân Pháp cho in hơn bốn nghìn bức ảnh cho dán đi khắp ngã, treo cái giải thưởng năm nghìn đồng cho kẻ nào bắt hay giết được Anh Học, và phái hai trăm lính Khố Xanh, lập thành một đạo quân lưu động, để ngày đêm truy nã tìm tòi .

    Trong Đảng hồi ấy, phái chủ chiến đã tan nát cả rồi, còn phái trung lập thì cho rằng Anh nên ra ngoại quốc, để tạm lánh sự rình mò của nhà đương cuộc. Nhưng Anh cười: “Không thể được! Không thể được!” Anh cho rằng việc thất bại vừa rồi là trách nhiệm tự Anh. Tự Anh mà bao nhiêu đồng chí bị giết, bị tù; bao nhiêu gia đình tan nát; bao nhiêu làng bị đốt phá, bị triệt hạ… Anh cần phải ở lại trong nước, để cùng với các anh em cải tổ lại Đảng giữa một cơn khủng hoảng, giữa một hồi khủng bố. Anh cần phải chịu hết mọi sự nguy hiểm, khó khăn, không thể từ chối được.
    ………………
    Trong khi bị giam ở ngục thất Yên Bái, Nguyễn Thái Học có viết hai bức thư bằng Pháp ngữ gửi cho các Nghị Sĩ Quốc Hội Pháp và Toàn Quyền Đông Dương. Nhưng bị chính quyền thực dân giữ lại không cho gửi qua Pháp. Bức thư ấy được ký giả Louis Roubaud theo đúng nguyên ý tóm gọn lại như sau:

    ( Trích )… Nên năm 1927, tôi lập một đảng phái quốc gia An Nam và hành động trải rộng về:

    1.- Đuổi Pháp ra khỏi lãnh thổ.

    2.- Thành lập một chính phủ Cộng Hòa An Nam trên căn bản thành thật dân chủ.

    Tôi sẽ chịu hết trách nhiệm về cá nhân tôi qua các biến động chính trị đột biến trên xứ sở này, từ ngày tôi thành lập Đảng. Chỉ có tôi là chính tôi là thủ phạm, sự hành hình riêng tôi là đủ, tôi xin ân xá cho những người khác….” .

  4. Lêdiễn Đực says:

    Đọc bài viêt này tôi có suy nghĩ là Huỳnh thục Vi mới thực là người có bằng tiến sĩ, còn cái ông tiến sĩ XHCN Phan quôc Việt coi lại cái bằng tiến sĩ của ông coi của trường nào câp vậy. Thưong thay cac cụ thân sinh ra ônglo cho ông ăn học mà kêt quả thật thảm haị.

  5. Lêdiễn Đực says:

    Đọc bài viêt này tôi có suy nghĩ là Huỳnh thục Vi mới thực là người có bằng tiến sĩ, còn cái ông tiến sĩ XHCN Phan quôc Việt coi lại cái bằng tiến sĩ của ông coi của trường nào câp vậy. Thưong thay cac cụ thân sinh ra ônglo cho ôbng ăn học mà kêt quả thật thảm haị.

  6. NON NGÀN says:

    NÓI VỀ LÒNG DŨNG CẢM CỦA CON NGƯỜI

    Dũng cảm có thể nói theo khái niệm ngôn từ khác là lòng can đảm. Can là gan, đảm là mật, tức người có gan, có mật, không hèn nhát, không sợ sệt. Thế thì dũng cảm là trạng thái ý thức tâm lý vượt qua được mọi sự sợ hãi theo bản năng tự vệ, tự tồn tự nhiên để hướng tới một mục đích ý chí cần thiết nào đó.

    Nhưng nói cho cùng dũng cảm hay can đảm không phải là bất chấp. Đó chỉ là ngu dũng. Có nghĩa giá trị của dũng cảm phải là ý nghĩa đạo đức, tức nêu cao đức tính tốt của mình và nhằm đến lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, của mọi người hay của toàn xã hội. Nên kiểu có gan ăn cướp, có gan giết người, đó không phải dũng cảm mà chỉ là bản năng thấp kém của loài thất phu, của những kẻ phạm pháp.

    Nên trong ý nghĩa tích cực hay giá trị của nó, dũng cảm phải đi liền với nhận thức sáng suốt cùng đạo đức cao cả. Liều mình đi vào nơi nguy hiểm không cần thiết, không ích lợi, đó không phải gan lì, dũng cảm mà chỉ là ngu dại. Chiến đấu mọi cách chỉ nhằm lợi ích riêng cho mình, đó không phải dũng cảm mà là ích kỷ, ngoan cố hay cố chấp. Có nghĩa mọi sự ngu dũng đều chỉ tầm thường, đáng chê, thậm chí đáng khinh vì sự thiếu nhận thức đúng đắn, sáng suốt mà chỉ còn là sự ngu tối, chỉ còn là bản năng sinh học thuần túy.

    Do vậy dũng cảm chính là sự biết tự vượt qua mình vì những mục đích cao cả hay chính đáng. Không phải chỉ thắng người khác mới dũng cảm mà tự thắng mình cũng là dũng cảm. Đôi khi chính yếu tố sau lại làm thành yếu tố trước. Nhờ vậy dũng cảm giúp người ta vượt mọi khó khăn cản ngại trong bản thân cũng như trong khách quan để làm lợi cho mình hay cho người khác một cách chính đáng và cần thiết. Đó là cái dũng của thánh nhân, không phải cái dũng của kẻ thất phu, cho dù cái dũng nào cũng nhằm thắng lướt, vượt lên nỗi sợ hãi tự nhiên do bản năng sinh tồn hay vượt lên lòng tham tham hoặc đố kỵ sai trái do ý nghĩa không chính đáng hoặc thấp kém nơi tâm hồn.

    Nhưng nói cho cùng, lòng dũng cảm hay can đảm lớn nhất, cao quý nhất, đó là vì mục đích đại cuộc, vì lý tưởng xã hội cao đẹp, như tình yêu nước hay thương người chẳng hạn, không phải kiểu đi trên miểng chai hay lấy dao cắt ngón tay như thứ người dốt nát, thấp kém sử bậy cho trẻ em.

    Người xưa có nói “kiến nghĩa bất vi vô dõng giả” chính là ý nghĩa cao quý của lòng can đảm này. Tức bất chấp mọi hiểm nguy nếu cần, kể cả phải hi sinh các quyền lợi riêng, để nhằm vì cái chung, vì lợi ích chung. Đó mới thật là ý nghĩa lòng can đảm cao quý nhất. Khổng tử ngày xưa nói “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” tức không tham phú quý, không sợ gian khổ, không nhụt chí trước cường quyền bạo lực, đó là nhân cách của kẻ sĩ, lòng can đảm của người quân tử.

    Như thấy nước nhà lâm nguy theo nghĩa nào đó mà không góp phần giải quyết, thấy dân khổ cực như thế nào đó mà không có thiện chí tìm ra lối thoát, chỉ biết sống ích kỷ hay phè p

    • SẮC NGÀN says:

      Như thấy nước nhà lâm nguy theo nghĩa nào đó mà không góp phần giải quyết, thấy dân khổ cực như thế nào đó mà không có thiện chí tìm ra lối thoát, chỉ biết sống ích kỷ hay phè phỡn cho riêng mình, chỉ chạy theo tư lợi của mình, mũ ni che tai, ai chết mặc ai tiền thầy bỏ túi, đi đến chỗ lãnh cảm, vô cảm một cách hạ cấp và trắng trợn, điều đó không có gì biện minh được, nó chỉ thể hiện những nhân cách tầm thường, những tâm hồn hèn nhát, không biết cách hay không dám lên tiếng vì lợi ích xã hội nào, đó chỉ là tâm lý của kẻ thấp kém, yếu đuối, không phải cách dũng cảm của những con người trí thức, có nhận thức và có nhân cách xứng đáng. Bởi vậy về hùa với nhau để có lợi lộc hay sức mạnh riêng, mà không có ý thức tự chủ, độc lập vì công tâm công lý công ích, đoc cũng chỉ là những thái độ hèn yếu, không phải lòng dũng cảm chính đáng của những con người nhân văn, lương thiện hoặc có hiểu biết và đạo đức.

      Cuối cùng, điều kiện tiên quyết của lòng dũng cảm phải là sự tự nguyện, tự giác, tự chủ. Nếu chỉ bị người khác dụ hoặc bị cưỡng chế phải làm theo, giống kiểu con nít bị phỉnh ăn cứt gà, kiểu bị dồn tới chân tường, kiểu lính ra trận nếu quay lui thì bị bắn, đó không còn là lòng can đảm khách quan tự nhiên nữa, nhưng chỉ do tình huống buộc phải làm vậy thôi.

      ĐẠI NGÀN
      (13/10/15)

Leave a Reply to NON NGÀN