Ngẩng đấu lên chẳng thấy mặt trời
Hơn hai mươi năm trên miền Bắc và hơn bốn mươi năm trên cả nước, chủ nghĩa lý lịch của chế độ Cộng sản Việt Nam vẫn tồn tại và đè nặng lên thân phân con người.
Lý lịch tuy không được thể hiện bằng luật, nhưng được xem là chuẩn mực đạo đức trong chính sách đào tạo “con người mới xã hội chủ nghĩa”, “vừa hồng vừa chuyên” của chế độ.
Trước năm 1975 ở miền Bắc
Lý lịch là thứ không thể tách rời bản thân ai, có ảnh hưởng quan trọng trong mọi vấn đề liên quan đến chính quyền, từ việc xin vào Đội Thiếu niên, vào Đoàn Thanh niên, đi học, thậm chí khen thưởng…
Trong lý lịch có mục thành phần gia đình phải khai đến ba đời, bản thân, cha mẹ và ông bà. Tôn giáo cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá con người.
Tốt nhất, ai muốn được ưu đãi trong việc gì đó thì phải thuộc thành phần không tôn giáo, công nhân lao động, nông dân thuộc lớp bần, cố nông, châm chước một tý có thể là trung nông lớp dưới. Các thành phần thuộc tư sản, tiểu tư sản, hoặc tiểu thương thuộc diện không khuyến khích.
Trong gia đình nếu có người dính đến giai cấp trung nông lớp trên, địa chủ, công chức từng phục vụ cho thực dân Pháp, quan lại trong triều đình phong kiến, hoặc tín ngưỡng là Công giáo, thì bị xem là đối tượng “xấu” của xã hội, kẻ thù giai cấp và bị phân biệt đối xử rõ rệt.
Khi tôi học cấp 2, một cô bạn có cha là địa chủ (đã bị xử bắn hồi năm 1956) học rất giỏi, thế nhưng hết lớp 7, cô ta không được thi lên cấp 3, phải đi học nghề và sau đó làm kế toán cho hợp tác xã với cái bằng trung cấp.
Một số khác thuộc thành phần lý lịch “xấu” được địa phương cho học hết cấp 3 nhưng đó là nấc thang cuối cùng của công việc “dùi mài kinh sử” vì còn đường vào đại học bị chặn hoàn toàn.
Những năm của thập niên 60, đặc biệt vào thời điểm miền Bắc bị máy bay Mỹ ném bom phá hoại, nhà nước Việt Nam ồ ạt gửi học sinh đi học đại học ở các nước xã hội chủ nghĩa, tiêu chuẩn được đi không phải do học giỏi mà trước nhất phải có lý lịch tốt.
Cũng vì thế, giới trí thức “xã hội chủ nghĩa” thường nhắc đến câu nói của ông Nguyễn Văn Hiệu, cựu Viện trưởng Viện Khoa Học Việt Nam: “Cứ giắt một con bò sang Nga, khi trở về có một phó tiến sĩ”.
Tốt nghiệp đại học xong, nhà nước phân bổ công tác cũng xem xét lý lịch của từng người. Quá trình phấn đấu của cá nhân trong thời gian học tập – có phải đoàn viên thanh niên không, là đối tuợng đảng hay là đảng viên không – đóng vai trò quyết định đến công việc đuợc phân công.
Sau năm 1975
Để giữ và bảo vệ chính quyền cách mạng, tại miền Nam sau năm 1975 bao trùm không khí kiểm soát và thanh lọc.
Tất cả các vị trí trọng yếu trong chính quyền từ xã, tới tỉnh và thành phố, đều do người miền Bắc, người miền Nam tập kết, hoặc cán bộ nằm vùng, nắm giữ.
Một số ít người của chế độ cũ không “nguy hiểm” được lưu dung trong bộ máy nhà nước nhưng cũng chỉ một thời gian ngắn, sau đó bị buộc thôi việc.
Hàng trăm ngàn quân cán chính của Việt Nam Cộng hoà bị đưa đi học tập cải tạo không xét xử, còn gia đình của họ bị kỳ thị, phân biệt đối xử khắc nghiệt, bị khống chế mọi đường làm ăn, bị đưa đi khu “kinh tế mới”…
Con em của họ bị loại ra khỏi các kỳ thi vào đại học và không được làm việc trong các cơ quan nhà nước.
Hậu quả của chủ trương này đã gây ra làn sóng của hàng triệu người miền Nam liều mạng bỏ nước ra đi mà khoảng nửa triệu nguời bị chết trên con đường tìm tự do.
Sau năm 1986, tình hình có vẻ đỡ hơn do chính quyền “mở cửa”, cải cách kinh tế. Tuy nhiên vẫn tồn tại tình trạng không muốn con em những gia đình liên quan tới “Mỹ-Ngụy” tham gia vào các hoạt động xã hội.
Sau khi bình thường hoá quan hệ với Mỹ vào năm 1995, số Việt Kiều về thăm quê hương ngày mỗi tăng, tiền kiều hối Việt Kiều gửi về nước góp phần vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tư duy về lý lịch cũng “thay đổi” ít nhiều. Những người hồi trước vượt biên bỗng dưng trở thành “khúc ruột ngàn dặm” và được chào đón.
“Khi đi đảng gọi Việt gian
Khi về đảng lại chuyển sang… Việt kiều
Khi đi phản động trăm điều
Khi về thành khúc ruột yêu ngàn trùng”
Sự việc con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng, lấy chồng là con một sĩ quan Việt Nam Cộng hoà, cho cảm tưởng như là sự phân biệt lý lịch được gỡ bỏ.
Các trường đại học cũng đã bắt đầu hé mở cánh cửa cho con em có thành phần gia đình liên quan đến “Mỹ-Ngụy”.
Tuy nhiên, những sự kiện trên chỉ là mặt nổi hình thức, bề ngoài, trong tiềm thức sâu thẳm những người Cộng sản vẫn e ngại, không tin tuởng. Nhiều Việt kiều có quan điểm chính trị khác với chính quyền vẫn bị cấm nhập cảnh Việt Nam.
Chủ nghĩa lý lịch vẫn ngự trị trong tâm lý của họ. Hiếm có ai con cháu mà bố mẹ thuộc thành phần “Mỹ Ngụy” được cất nhắc vào bộ máy công quyền.
Con ông cháu cha
Trong khi đó, một thành phần khác được đặc cách, hưởng đặc quyền đặc lợi của chế độ, nằm ngoài mọi tiêu chuẩn là giới “con ông cháu cha”- giới 4C (Con Ông Cháu Cha).
Hồ Chí Minh đã từng dùng cụm danh từ “Hạt Giống Ðỏ” để đặt tên cho con cháu cán bộ nằm vùng tại miền Nam Việt Nam. Những “Hạt Giống Ðỏ”/“Học sinh miền Nam” được đưa ra Bắc nuôi dưỡng và học tập.
Trong thời “mở cửa” giới “4C” thường gắn liền với các lợi ích nhóm, nhằm duy trì và phát triển các mối làm ăn.
Họ thường được hưởng nhiều đặc ân của nhà nước, tích lũy được khối lượng tài sản khổng lồ mà những người dân thường không thể nào có được, họ cũng có nhiều cơ hội được quy hoạch để làm lãnh đạo trong tương lai.
Trong giới “4C” này nhiều người được đi du học tại Mỹ, Anh, Thụy Sĩ, Pháp, Úc… và sau khi học về đã chỗ đứng ngon lành dọn sẵn.
Các ví dụ nhiều không kể xiết, chỉ nêu ra một số điển hình.
Lê Kiên Thành, sinh 1955, con cựu TBT Lê Duẩn, kỹ sư hàng không tại Liên Xô, chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị nhiều công ty, sở hữu một sân golf và là phó Chủ tịch thường trực Hội Golf Việt nam, thành viên Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam TP. HCM. Con út Lê Kiên Trung, sinh 1958, Cục trưởng Cục Hải Quan TP. HCM (từ tháng 12 năm 2007), Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục An ninh II, Bộ Công An.
Nguyễn Chí Vịnh, con trai út của Ðại Tướng Nguyễn Chí Thanh, là thượng tướng, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng.
Nguyễn Văn Bình, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, con ông Nguyễn Văn Chuẩn, cựu tổng Giám Ðốc Ngân Hàng Quốc Gia, tức tương đương chức Thống Ðốc bây giờ.
Lê Minh Hưng, con trai cố bộ trưởng Công An Lê Minh Hương là phó thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước.
Tướng Tô Lâm, thứ trưởng Bộ Công An là con trai ông Tô Quyền, cựu cục trưởng Cảnh Sát Giao Thông, cựu giám đốc Công An Hải Hưng.
Nguyễn Ðức Chung (Chung con), Thiếu Tướng, giám đốc Công An Hà Nội, con nuôi của Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí Thư.
Nguyễn Hoàng Linh, sinh năm 1971, là cục phó thuộc Tổng Cục Tình Báo (Tổng Cục 5), con trai tướng công an Nguyễn Văn Hưởng
Phùng Quang Hải, giám đốc Tổng Công Ty 319 thuộc Bộ Quốc Phòng, con trai của bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh.
Lê Mạnh Hà, Con trai cựu chủ tịch nước Lê Ðức Anh là phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân TP. Hồ Chí Minh.
Gần đấy nhất có Nguyễn Xuân Anh, sinh năm 1976, con cựu Uỷ viên Bộ Chính Trị Nguyễn Văn Chi, được chọn làm Bí thư Tỉnh uỷ Đà Nẵng.
Nguyễn Thanh Nghị, sinh năm 1976, con Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được chọn làm Bí thư Tỉnh Kiên Giang. Nguyễn Minh Triết, em trai Nghị, sinh năm 1988, được chọn làm Uỷ viên Tỉnh Uỷ tỉnh Bình Định.
Bất công và bất nhân
Trần Nhân Tông là vị hoàng đế thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, đã từng cho đốt hết thư tịch bằng chứng tố cáo những người theo giặc, tránh trả thù , không truy bức để yên lòng dân. Trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái thượng hoàng 15 năm, nước Đại Việt nhờ đó phục hồi dần sau chiến tranh với quân Nguyên và phát triển cực thịnh.
Trong cuộc nội chiến Nam-Bắc ở Mỹ, Nam-quân (Confederate) đầu hàng Bắc- quân (Union), tướng Grant chỉ ra lệnh tịch thu khí giới, còn binh lính Nam-quân được về quê làm ăn sinh sống bình thường.
Chế độ Cộng sản sụp đổ tại Ba Lan nhưng nhà nước dân chủ không có chính sách trả thù. Tất cả công chức của chế độ Cộng sản vẫn đuợc nhận lương hưu trí và hưởng các chế độ an sinh xã hội. Chỉ trừ những ai hợp tác với an ninh Cộng sản thì bị luật Thanh Lọc cấm giữ các chức vụ xã hội- nhà nước.
Adam Gierek, con trai của Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Ba Lan Eward Gierek (1970-1980 ) là thượng nghị sĩ, giáo sư, giảng viên đại học và nghị viên châu Âu ba nhiệm kỳ VI, VII và VIII.
Monika Jaruzelska, con gái của người đứng đầu đảng và nhà nước Cộng sản Ba Lan Wojciech Jaruzelski (1980- 1990), là nhà báo, nhà tâm lý học có tiếng.
Tại Việt Nam, chủ nghĩa lý lịch không những được sử dụng đối với những thành phần “xấu”, mà ngay cả với những công dân mà người thân của họ vi phạm luật pháp.
Em Lê Thị Bình hay em Bùi Kiều Nhi đạt điểm cao trong kỳ thi quốc gia vừa qua nhưng không được vào Học viện Cảnh sát Nhân dân, vì bố đẻ của các em bị phạt tù tội “trộm cắp tài sản” khi các em chưa ra đời.
Trong một xã hội công bằng và nhân ái, lẽ ra không một ai phải chịu trách nhiệm về hành vi của người khác.
Đành rằng, khi thể chế chính trị thay đổi những người tham gia trực tiếp trong chế độ cũ, tuỳ từng công việc mà họ có thể phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức, nhưng sẽ rất bất công khi những người thân trong gia đình bị hệ lụy.
Chủ nghĩa lý lịch không những làm thui chột, huỷ hoại tương lai của những người có tài mà còn chứng tỏ cách cư xử vô nhân đạo của chính quyền.
Thay vì muốn trong sạch hoá trong bộ máy công quyền với những người phục vụ trung thành, chính quyền đã tự tạo ra sự bất mãn và những nguời thù địch trong xã hội.
Một thể chế không do dân bầu ra, cướp được chính quyền xong thì tiếm quyền, huỷ bỏ bầu cử tự do, cha truyền con nối thay nhau chia chác và khai thác tối đa lợi ích từ đất nước.
Người dân lao động thì vẫn muôn đời “ngẩng đầu lên chẳng thấy mặt trời”, “gãy xương sống mòn vai cứ khổ”!
© Đàn Chim Việt
Mấy ông VNCH đâu, mời ông lý lịch tốt này đi nhậu chớ! Sau bài về các ông xềnh xàng thì lượng mNhj thường quân hơi giảm đó!
Cò mồi à, em nà cái éo gì mà lên giọng ở đây vậy?
Thưa,
Bằng vào…khách quan mà nói, cái xã nghĩa cs thật là độc hại…
Ngoài bạo lực, khũng bố, chúng còn sử dung các chiêu lừa để biến dân ngu thành cuồng tín, dân biết đọc biết viết thành…đỉnh cao trí tuệ kiểu…tự sướng.
và, người dân mặc nhiên nhìn nhận đảng Cộng láo là….chính quyền…
Người dân không nhìn thấy đảng Cộng thưc chất là một đảng…cướp, lãnh đạo tối cao đa phần xuất thân từ…dốt, láo, tiếm quyền cai trị đất nước, kềm hãm bước tiến văn minh của nhân dân và xã hội cả thế kỷ. Đời ông, đời cha, đời…con cháu…
Giáo dục cò mồi của đảng Cộng dìu dắt nhân dân mọi tầng lớp chỉ chấp nhận văn minh….cộng sản, các luồng văn minh khác đều thưộc loại…tồi…
Xã hội Cộng láo là xã hội ưu việt, xã hội tự do là xã hội…đồi truỵ.
Con người theo cộng sản xã nghĩa lá con người văn minh tiến bô, con người theo tư bản tự do là con người….thối nát, cặn bả của xã hội loài người.
Phục vụ cho chính quyền đối lập với chính quyền Cộng láo chỉ toàn là….lưu manh, vô lại, thất học, tầm nhìn….lùn….
Thế cho nên, ta …nhất định thắng, địch nhất định thua. và chuyện đã xãy ra, thật ( hỡi ơi)
Khi cái láo nó thắng, người dân xứ Cộng càng gia tăng cái tính…tự sướng. Họ không nhìn thấy cái giá cả nước phải trả, và hậu quả độc hại lâu bền…
Khi xã hội khép kín để…tự sướng ngày càng….đói, thiếu thốn trăm bề, buộc phải mở cửa kiếm ăn, người dân mới có dịp…thấy chút chút khác biệt giưa Cộng láo và tự do…
Bắt đầu năn nỉ, xin cho…
Thiệt, chán mớ đời…
Đất nước nầy chắc chắn sẽ trở về thời “đồ đá” khi lảnh đạo của mọi lảnh vực đều là : Kẻ -ngu-dốt . Chất xám nằm ở ngoài Dân ! Lý do rất dễ hiểu, chỉ có ngu-dốt mới theo CS. Theo CS để kiếm ăn thì làm gì có” chất xám”! Rất nhiều con em của nhà Dân, trở thành Giáo sư ,các nhà khoa học nước ngoài…nổi
tiếng. Nhưng tuyệt nhiên không có con em của mấy “trùm CS”. Tôi có biết một Nữ SV đại học KT sai gòn ,em học rất giỏi ,đến nổi GS Singapoor giảng dạy, phải ngạc nhiên,vì sao em không được học bổng du học ? Ông bèn xin cho em một học bổng du học SIN . Ở đây em gặp người chồng là GS người Úc. Hiện giờ Em là giảng viên đại học Úc! Đất nước còn gì nửa ? Khi toàn bộ Sinh-khí của Dân tộc lần lượt ra đi !! Chỉ còn lại một “bầy vịt” cạp..cạp háo ăn. Chẳng trách lắm người ở trong nước nói : Sống chung với Lủ !! Cám ơn Tác giả bài viết.
BI QUAN
Sao anh lại quá bi quan
Bảo nhìn chẳng thấy ánh dương nơi nào
Nhìn lên toàn thấy Bác Hồ
Mặt trời che khuất có nào chi hơn
Đúng là chưa hiểu nguồn cơn
Con đường Lê Mác Bác từng vạch ra
Bao năm sao lại xót xa
Giờ ham trách Bác quả là lạ chưa
Trường Sơn bao nã nắng mưa
Nếu cần cũng đốt Bác thừa thông minh
Bảy lăm sấm sét lôi đình
Bác choàng tỉnh dậy có lăng mình rồi
Gần non thế kỷ trôi mau
Có ngày thống nhất quả là vinh quang
Đáng đời bọn “Ngụy” miền Nam
Tập trung cải tạo quả càng nên thân
Khác xa so Thái thượng hoàng
Trần Nhân Tông trước thật càng cảm thương
Lệnh ban đốt chứng từ xưa
Xóa bao tội cũ để vừa lòng dân
Chẳng qua dp Mác Lênin
Đấu tranh giai cấp không tin vậy à
Thân hào trí phú đâu xa
Phải gom đi sạch mới là anh minh
Để làm Cách mạng một mình
Giờ thì lòi thảy lại toàn con ông
Cháu cha mấy thuở mà xong
Quả đời lộn ngược một vòng thuở xưa
Con vua lại cứ làm vua
Còn sãi ở chùa lại quét lá đa
Chừng nào chạch đẻ ngọn đa
Kiến bò mặt nước mới ra ngon lành
Đúng là cách mạng công thành
Tại sao anh trách thực tình ngu si
Bác Hồ sự nghiệp ai bì
Mác Lê cũng thế cần nhiều hoan hô
GIÓ NGÀN
(18/10/15)
Uh ,chẳng thà LDĐ viết bài như thế này đi thì ok , chứ đừng đem kiến thức thức lổ mổ của mình ra nói nhăng nói cuội như bài về Hoàng Cơ Minh hay bài “ thống nhất đất nước và hậu chiến tội” thì sẽ còn có người đọc (ít nhất là tôi).