Tháng tư năm đó, tháng tư năm nay
Tháng 4 năm 1975 như mọi gia đình miền Nam chúng tôi vô cùng lo sợ, cha tôi chạy tới các tòa Đại Sứ Pháp, Úc, Mỹ, Tân tây Lan, Gia Nã Đại, tìm mọi cách rời Việt Nam.
Mỗi đêm chúng tôi nằm nghe tin tức từ BBC, VOA, những ngày cuối tháng còn nghe được cả đài “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”.
Chiều ngày 29-4 gia đình tôi chạy ra bến Bạch Đằng. Khi thấy các tầu đã rời bến, mẹ tôi rơi nước mắt đây là lần duy nhất tôi chứng kiến bà khóc. Cộng sản luôn là nỗi ám ảnh trong tiềm thức của bà.
Năm 1953 chạy trốn cộng sản bà nhét ba người chị của tôi dưới sàn ghe, giả làm người đi buôn để đến vùng quốc gia. Bà từng chứng kiến cảnh bà ngọai tôi bị đấu tố đến chết, ông nội tôi phải tự tử trong tù.
Tối 29-4, tôi nằm nghe tiếng súng và tiếng pháo mỗi lúc một gần hơn. Đến sáng 30 bắt đầu nghe phát thanh phát lệnh đầu hàng. Mẹ tôi lấy lá cờ vàng cuộn thật nhỏ và dấu dưới đáy giương quần áo.
Những người lính cộng hòa đầy trách nhiệm đã giúp chuyển giao Sài Gòn trong vòng trật tự. Một đòan quân đi đầu là một sĩ quan dù với chừng 20 quân nhân đủ các binh chủng tiếp tục tuần hành quanh khu phố. Đòan quân biến mất khi những người cộng sản xuất hiện.
Mọi việc đến quá nhanh, nhanh hơn mọi suy tính của cha tôi, không chịu nổi áp lực của thay đổi ông mất sau đó ít lâu.
Sau lần ra Bắc thăm nuôi một người bà con bị tù cải tạo, mẹ tôi quyết định bằng mọi giá chúng tôi phải rời Việt Nam. Nhiều lần bà nói với chúng tôi: ”Thà chết trên biển hơn là sống với cộng sản”.
Tháng 4 với luôn là tháng bận rộn nếu không tổ chức tưởng niệm, không tổ chức biểu tình thì cũng có những sinh họat nhắc nhở nhau ngày cộng sản chiếm Sài Gòn và tình hình nhân quyền trong nước mỗi lúc một tồi hơn.
Tháng 4 năm 2015, hằng trăm ngàn công nhân đã đứng lên đòi quyền lợi. Nhà cầm quyền cộng sản nhanh chóng hứa hẹn thay đổi luật. Các cuộc đình công chìm xuống.
Còn ở Tuy Phong – Bình Thuận cuộc biểu tình ôn hòa chống tình trạng ô nhiễm môi trường đã biến thành bạo động. Người dân tấn công rượt đuổi cảnh sát lưu động. Phó thủ tướng cộng sản Hoàng Trung Hải phải ra lệnh nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân chấm dứt thải bụi than.
Ở Hà Nội dấy lên một phong trào phản đối nhà cầm quyền cắt bỏ cây xanh ảnh hưởng đến môi trường. Những cuộc biểu tình tuần hành quanh Hồ Hoàn Kiếm liên tục xảy ra.
Chủ Nhật 12-4- 2015, Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ) cùng 4 bốn người bạn và hàng trăm cư dân Hà Nội sau cuộc tuần hành đã bị bắt vì mặc một áo thung với huy hiệu gần giống với huy hiệu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Bốn người bạn đã được thả, gia đình Nguyễn Viết Dũng nhận giấy báo từ công an buộc tội anh “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 của Bộ luật hình sự.
Nguyễn Viết Dũng sinh ra và lớn lên dưới thể chế Cộng sản nhưng khi biết đến thể chế Cộng Hòa tại miền Nam là một thể chế tự do, nhân bản đã trở nên yêu quý và ngưỡng mộ Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 15-4, chúng tôi đã vào Quốc hội Tiểu bang Victoria gặp 2 dân biểu bà Inga PeuLich, Bộ trưởng đa văn hóa đối lập và ông Bernie Finn Thư ký đối lập để cập nhật tình hình nhân quyền. Chúng tôi đã trình bày trường hợp Dũng như một vi phạm nhân quyền mới nhất.
Đến chủ nhật 25-4 nhà cầm quyền Hà Nội đã xuống tay đàn áp cuộc đồng hành ôn hòa bảo vệ cây xanh của cư dân Hà Nội. Công an đã bạo hành người tham dự, nhiều người bị bắt nhưng sau đó được thả ra.
Tháng tư năm nay WE ARE ONE chúng tôi đồng lòng hưởng ứng Chiến Dịch Nhân Quyền 2015, bằng việc vận động xin chữ ký, ngọai vận, rồi thắp nến, văn nghệ đấu tranh, …
Tối nay 25-4-2015 tôi theo đòan biểu tình từ Melbourne đi Canberra trên xe và trong cuộc biểu tình chúng tôi thu thập chữ ký cho Vận Động Nhân Quyền 2015 và Vận Động cho Nguyễn Viết Dũng.
Chiều 30-4 chúng tôi lại sửa sọan cho Đêm Thắp Nến “Nhân Quyền Có Hay Chưa?” trước Quốc Hội Tiểu Bang Victoria.
Tháng 5 cũng bận rộn như tháng 4 chúng tôi lại tiếp tục xin chữ ký, ngọai vận…. Chúng tôi nói với nhau rằng WE ARE ONE nhưng WE ARE BUSY.
Bận rộn nhưng biết rõ việc mình làm sẽ sớm mang lại tự do cho người Việt, vì thế tôi luôn luôn vui vẻ tiếp tục con đường yểm trợ quốc nội đứng lên giành lại tự do.
30-4-2015, Melbourne, Úc Đại Lợi
© Nguyễn Quang Duy
© Đàn Chim Việt
Xin Lỗi Tháng Tư !
Bình Ngọc
Thời trai trẻ, gác bút nghiên, gác mọi ước mơ …lên đường ” đánh Mỹ!”
Cây súng trên vai, máu đỏ trong tim!
Mụ lí trí! Hùng hục vượt Trường Sơn.
Đêm nghỉ, ngày đi, giày vẹt gót , áo sờn vai thấm lạnh!
Mẹ còng lưng vắt kiệt sức, mỏi mòn, thao thức đợi con về!
“Ba mươi tháng Tư” : Bên Thắng cuộc, hả hê!!!
Con trở thành kẻ “kiêu binh!” trong đoàn “quân Giải phóng!”
Nhưng! Ba mươi tám năm sau con vô cùng thất vọng!
Không hiểu mình đi Giải phóng cho ai???
Chỗm trệ trên cao, toàn những kẻ bất tài!
Đáy xã hội, nhiều “dân oan!” mất đất.
Những nghịch lý, tai ương…chồng chất!
Khoảng cách “sang, hèn” cứ rộng mãi ra.
Người ở “quê” không còn tha thiết với “ao nhà”.
Tràn vào Miền Nam “ngoạ, chiếm, xâm canh…từ núi, rừng, chợ búa, thị thành, lầu cao, gác tía ….!”
Ngay như nhà ta thôi!
Chỉ có mình tôi “gọi là : góp công giải phóng”.
Chẳng tước quan gì! Mà cũng cả xóm kéo vào.
Người thì bán rau, lượm ve chai, giặt ủi, bán thịt chó, thuốc Lào …
Thậm Chí có cả lừa gạt, bảo kê, hút chích, đĩ điếm, bụi đời…
Đi đâu, ở đâu cũng gặp toàn người “ngoài ấy”.
Còn đố ai tìm thấy bóng dáng người “miền trỏng!” hiện diện trên quê hương mình đấy?
Nhà cửa, ruộng vườn ngoài ấy họ bỏ hoang ???
Quê Hương tôi, tên thật đẹp (làng Vàng).
Cũng có đình, chùa, bờ xôi, ruộng mật!
Không hiểu vì sao nhiều người “bỏ tất ?” để vào Nam chen lấn, đua đòi?
Riêng tôi
Đã hơn sáu mươi năm, đang ở cuối cuộc đời .
Vẫn cháy bỏng! Muốn được về nơi mình “chôn nhau, cất rốn!”
Đã mấy năm nay, tôi đã làm kẻ “chạy trốn!”
Trốn khỏi “sai lầm !” những năm, tháng …đã đi qua!
Trở về quê hương, cất lại một nếp nhà!
Tập làm nông, ngớ ngẩn tìm những mảnh gốm xưa, và “Hoài niệm!” thuở ấu thơ ….
Bỗng choàng tỉnh! Đôi khi tìm thấy mình trong đó.
Cửa, cổng nhà tôi cứ mở toang! Kể cả khi trời đang nổi giông, nổi gió …
Mỗi tháng Tư về tôi lại nhớ vào Nam!
Xin lỗi ! “tháng Tư!”
Xin lỗi ! Miền Nam, những việc tôi đã làm!
Xin lỗi tất cả!
Cả những người “bên thua cuộc!”
Biết sao được !
Mọi người chúng ta sinh ra, đâu có thể chọn được thời cuộc
Nhưng : Lẽ đời, Đen, trắng phải phân minh!
Xin lỗi! “Tháng Tư!”
Hãy tha thứ cho mình! Rất chân thành, chứ không phải lời giả dối.
BÌNH-NGỌC.
Dĩ nhiên , toàn vẹn lãnh thổ hay chỉ một nữa lãnh thổ bị ách cai trị cũa CNCS đệ tam là một sự bất hạnh khũng khiếp cho cả một dân tộc . Cho nên , ngày ” quốc hận ” phải là ngày 07/05/1954 , ngày CS quốc tế chiến thắng Điện Biên Phủ , chính sự chiến thắng đó đã giúp CS quốc tế có được một nữa VN và từ một nữa đó bọn CS quốc tế đã thôn tính được toàn vùng Đông Dương ( Việt , Miên , Lào ) . Người dân VN có thực sự yêu nước ??? Người dân VN có thực sự chống CS đến mức dám hy sinh bản thân ??? . Câu trả lời quá dễ dàng , hãy nhìn kỹ một cách khách quan , tỉnh táo , khiêm nhường , lương thiện cái văn hóa , bản chất cũa dân tộc VN .
CNCS xuất hiện tại Châu Âu , cái CN này là một thất bại cũa nhân loại nhưng khi nó đến TQ và VN thì nó trở thành một thãm họa khủng khiếp cho hai dân tộc Hoa Việt , vì cái CN này nó nuôi dưỡng rất tốt cho cái văn hóa chung cũa hai dân tộc này : Tham nhũng vì ích kỷ , không có truyền thống phục vụ tha nhân , phục vụ quyền lợi chung cũa dân tộc , chỉ biết phục vụ bản thân , gia tộc .
CNCS đệ tam xuất hiện tại Nga thuộc Châu Âu , nhưng nó hoàn toàn không phù hợp với văn hóa Châu Âu nên thất bại . Bất hạnh nó lại quá phù hợp với văn hóa Việt Hoa : lừa bịp , dối trá , gian manh , tráo trở , độc ác….
” Dân tộc nào chính quyền đó ” , một VNCH bị tiêu diệt thì cũng là hậu quả cũa chính dân tộc VN tự mang đến cho dân tộc mình , hãy nghe những tên có chức có quyền cũa chính quyền VNCH nói với nhau : ” Cũa Mỹ , ngu gì không ăn ” . Vâng , câu nói đó cho người ta thấy được quá rõ ràng , minh bạch con người VN . Thương cho nhửng con người lương thiện phải làm người VN .
Ngày 30 tháng tư trở về dân tộc, ngày buồn thảm nhất của dân tộc VN, đó là ngày mất nước, quốc hận. Nhiều người VN cứ thắc mắc hoài những danh từ quốc hận và mất nước và có những tranh cải vô ích vì họ không hiểu thân phận làm người dưới chế độ VC. thử hỏi VN có tự do, độc lập, hòa bình, hòa hợp không, ngay cái quyền căn bản nhỏ nhất cũng chẳng có, Đó là sự tự do đi lại,ngay tự do tín ngưỡng cũng bị chà đạp một cách trắng trợn. Trong buổi lể tưởng niệm 30 tháng tư, kỷ niệm 40 năm ngày VC cưởng chiếm Sài Gòn, đồng chí X có một bài diễn văn lên án những tội ác kinh hoàng của Mỹ nhưng con gái đồng chí X vẫn gắn bó sống và chết với chế độ tàn bạo ấy, thế mà vẫn có những người tin,VN hết thuốc chửa. Trái lại, tội ác của chế độ VC lại che đậy một cách trơ trẻn. Tôi không phải là người có ân sủng của chế độ VNCH như Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, nhưng tôi yêu chế độ VNCH, vì tôi thấy chế độ củ không phân biệt đối xử đối lập một cách thô bạo như người VC. Nói về giáo dục miềm nam lúc trước, tôi thấy nhiều sinh viên hoặc giáo sư miền nam thân cộng vẫn được học và đi dạy. Trên bục giảng vẫn tự do thoải mái tố cáo chế độ lao tù VNCH. Trái lại nếu một sinh viên hay giáo sư nào sau năm 75 mà có ý phản kháng VC, thì chắc chắn họ sẽ bị trục xuất khỏi học đường và khó mà xin một việc làm để kiếm kế sinh nhai. Biết bao nhiêu người con của chế độ trước bị nguyền rủa và không cho học hành, dù kiến thức trình độ người này rất cao.
Tôi cũng buồn cười khi nhìn những thế hệ thứ hai của người Việt trên đất Mỹ trả lời những câu phỏng vấn của đài truyền hình của VC. Người miền Nam ngây thơ quá, ngay nhà điện ảnh làm bộ phim tướng Giáp và tôi cũng không hiểu rõ chế độ này. Bà ta kính ngưiỡng tướng Giáp, viết về cuộc đời ông nhưng không biết sau 75 tướng Giáp chỉ là viên tướng đở đẻ, đâu có vinh quang gì mà ca tụng, nhưng bà ta vẫn chui vào cái biển mờ ám đi làm một công việc tưởng rằng đem lại vinh quang cho mình, không ngờ sẽ bị thế hệ sau nguyền rủa là người có mắt, nhưng mang kiếp sống mù lòa, không biết phản ảnh sự thật nỗi thống khổ triền miên của những dân oan mất đất, mất ruộng đồng như nhà thơ Nhất Hạnh diễn tả.
Ra đi ruộng đồng khô cháy,
Ngoãnh nhìn lui ruột thắt gan khô
Ai chống chiến tranh VN bằng thầy Nhất Hạnh, nhưng biến cố Bát Nhã là một minh chứng hùng hồn để những ai còn mê mờ, mau quay về bến giác. Ai thích và yêu VC như cha Chân Tín, Nguyễn Ngọc Loan. Nhưng sau đó sống với VC, các cha mới thấy rằng chế độ VC là vô thần, không phải là chế độ hòa hợp hòa giải, một chế độ lao tù chỉ biết lấy hận thù giai cấp để sống trong sự giàu sang bằng mồ hôi nước mắt của kẻ khác. Tôi thấy nhiều người VC, những cựu chiến binh măm xưa vẫn còn mang mặc cảm hận thù những người miền nam và họ cứ bảo rằng không có tắm máu như chế độ củ tuyên truyền.Tại sao VC không làm cuộc tắm máu, tàn sát dân miền nam như bọn Polpot. Miền nam sụp đổ quá nhanh vì ông Thiệu ra lệnh rút khỏi mặt trận trị thiên và cao nguyên để trấn giử những tỉnh lị khác, điều đó là một sai lầm trong nghệ thuật quân sự, ông Thiệu là người đứng đầu quân đội, mọi chỉ thị đưa ra là do ông ký. Nhưng ông không có lòng can đảm dám ra chiến trường để chỉ huy trực tiếp, nên chiến sỉ không sẳng sàng để chiến đấu đến giọt máu cuối cùng. Nếu một người nguyên thủ quốc gia, dám sống chết với lính, thì miền nam không bao giờ mất. thứ hai nhân dân miền nam không biết gì VC, bị tuyên truyền láo khoét nên họ dễ tin và cứ đinh ninh rằng VC sẽ đem lại sự ấm no, hạnh phúc, độc lập cho người dân. Sau 30 tháng tư, nhiều phóng viên ngoại quốc vẫn còn ở lại sài gòn nên VC không thể bắn bỏ người dân miền nam như năm mậu thân 68. Ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng một cách đột ngột vì trong nội các của ông có những thành viên VC nằm vùng nên ông dễ ngã lòng, như Lý Quý Chung.Tronggiai đoạn như thế VC không thể bắn giết có kế hoạch để che dấu sự thật. VC không phải thương gì người dân mà không giết, nhưng họ nghĩ kế hoạch thứ hai là giết không gươm đao người dân miền nam, bằng cách tước tất cả quyền công dân những quân dân cán chính VNCH với kế hoạch là giết lần giết mòn trong những học tập cải tạo, như bỏ đói, bắt lao động khổ sai, đánh đập, bắn bỏ những người mà cho là không tuân lịnh nguyên tắc cải tạo, kiếp đảm hơn nữa, là bắt những người cải tạo đi gở mìn mà không qua khóa huấn luyện, biết bao nhiêu người lính chết vì đi gở mìn, chuyện đó tôi hỏi những người VC có đúng không?
Và bao nhiêu chuyện nữa về chế độ lao tù của chế độ VC, phải mất nhiều năm mới diễn tả một phần chế độ tàn bạo của VC. Ngày 30 tháng tư trở về, xin thấp một nén hương để tưởng nhớ những người đã mất cho miền nam được tự do hạnh phúc, nhưng ngày ao ước đó không đế với toàn dân VN mà những khổ đau ngút ngàn đã trút trên đầu dân tộc trong bốn mươi năm..