Vẫn lại chuyện vi hiến
Quả thật, không thể ngờ rằng, câu chuyện vi hiến hay không vi hiến của Quốc hội 13 có thể còn gây nhiều tranh luận đến vậy. Điều đáng được lưu ý là trong những ý kiến này có nhiều luật sư, nhiều học giả, cả những luật sư tên tuổi, những học giả ít nhiều uy tín, ở Canada, ở Mỹ, ở Pháp, ở trong nước, cả ở Singapour. Không tiện kể tên ra đây, vì không có được sự cho phép của các tác giả.
Trước hết, phải thừa nhận rằng, trao đổi ý kiến cá nhân, có khi là ý kiến đại diện một tập thể, một cách chân thành và cởi mở trên một diễn đàn tự do, đang nở rộ và trở thành một sinh hoạt được tin cậy và không thể thiếu. Nó giống như một sinh hoạt dân chủ trong một xã hội đa nguyên. Giống như một sự tập dượt, thai nghén một xã hội dân chủ thực sự đang dần hình thành. Chúng ta phấn khởi vì điều đó.
Vì vậy, vẫn rất tự nhiên khi còn nhiều ý kiến về vấn đề cụ thể của sự kiện ngày 13/03 vừa qua, ngày mà phiên họp thứ 11, phiên họp cuối cùng cuả Quốc hội 13 bầu ra một Chủ tịch Quốc hội mới, một Chủ tịch nước mới và một Thủ tướng cùng với một Chính phủ mới, gồm 5 phó thủ tướng và 22 vị Bộ trưởng. Triệu tập một phiên họp gồm gần 500 đại biểu, phải họp trong gần một tháng để lập ra một Nhà nước hoàn toàn mới, đương nhiên là một việc nghiêm túc và công phu, chắc chắn tiêu không ít tiền của dân.
Như vậy sẽ phải đặt ra một câu hỏi: Nhà nước này, bao gồm cả ba vị trí Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chính phủ, có phải là một Nhà nước lâm thời không, vì nhiệm kỳ của Quốc hội 13 chỉ còn hai tháng nữa, hay Nhà nước này sẽ tiếp tục là Nhà nước của nhiệm kỳ tiếp theo, nhiệm kỳ 14, năm 2016-2020?
Câu hỏi này đương nhiên không thể có câu trả lời. Bởi vì đó là loại câu hỏi vòng tròn. Lý do là Nhà nước này phải bắt buộc giải tán trước khi Quốc hội 14 bầu Nhà nước mới, nghĩa là Nhà nước này là một nhà nước Lâm thời, chỉ hoạt động trong thời gian chưa tổ chức được Quốc hội 14, tức là khoảng hai tháng. Nhưng Nhà nước này lại bắt buộc phải được giữ nguyên như vậy, có nghĩa là Nhà nước bầu ra trong kỳ họp này nhưng sẽ là Nhà nước cho nhiệm kỳ sau, nhiệm kỳ 14, nghĩa là một Nhà nước ra đời trước khi tổ chức tạo ra nó hình thành. Đó là một nghịch lý.
Như vậy, Nhà nước này sẽ hợp hiến nếu là Nhà nước lâm thời. Và sẽ là vi hiến nếu nó có giá trị pháp lý cả cho nhiệm kỳ sau.
Việc chỉ đơn giản như vậy. Cho tới thời điểm này, Quốc hội 14 vẫn chưa được bầu ra, vì vậy, Nhà nước vừa thành lập được ba ngày, đang là Nhà nước hợp hiến. Nhưng nó chỉ còn hợp hiến khoảng 50 ngày, là ngày Quốc hội mới, bầu ra Chủ tịch Quốc hội mới.
Nhưng nêú “Nó” vẫn nghiễm nhiên là Nhà nước của nhiệm kỳ 2016-2020, không qua bầu cử, Nhà nước đó sẽ là vi hiến, vì Quốc hội 13 không thể bầu thay cho Quốc hội 14.
Còn nếu Toàn bộ nhân sự vừa được bầu ra, có thể hàng trăm người (nếu kể đầy đủ), lại được chọn và bầu ra đúng như vậy 100% tại Quốc hội 14, chỉ do sự trùng hợp ngẫu nhiên, thì nó sẽ vẫn hợp hiến, có điều, sự trùng hợp ngẫu nhiên lớn như vậy sẽ có xác suất 0%, và nếu nó xảy ra thật, thì chắc chắn có sự vi hiến được che giấu ở đâu đó.
Sở dĩ có chuyện tìm kiếm cách giải thích vi hiến hay không vi hiến là vì chúng ta đang xem xét các hoạt động pháp lý trong khuôn khổ một Hiến pháp đích thực, một Hiến pháp đúng nghĩa là mẹ hay là khung của pháp luật. Chúng ta đã mặc nhiên không xét tới tư cách của bản thân Hiến pháp. Nếu Hiến pháp đó không đúng, thì tất cả những gì nằm trong đó nhất định đều chứa đựng cái không đúng, nhiều hoặc ít.
Nhân tiện, nói lạc đề một chút. Trong lịch sử Toán học, có câu chuyện về định đề thứ năm của Euclid, là định đề về đường thẳng song song. “Hai đường thẳng khi cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau”. Thoạt nhìn thì thấy hiển nhiên, nhưng trong khi bốn định đề khác đều được chứng minh, thì định đề thứ năm này, hơn hai nghìn năm, vẫn không một nhà bác học nào chứng minh được. Cho đến khi Lobachevsky, nhà toán học người Nga chứng minh rằng định đề này không đúng và từ cái định đề này, ông cho ra đời một môn hình học mới, gọi là Hình học Lobachevsky hay Hình học phi Euclid, cơ sở cho sự ra đời của thuyết tương đối Einsteins sau này.
Cho nên, trước khi xét những việc làm vừa rồi của Quốc hội 13 có vi hiến hay không, phải xét tư cách của Quốc hội đó có hợp hiến hay không, và hơn thế, Hiến pháp có hợp thức hay không.
Trước khi có Quốc hội, thì Chủ tịch Quốc hội đã được bộ chính trị phân công. Trước khi bầu Chủ tịch Quốc hội, thì Chủ tịch nước đã nhận nhiệm vụ do đảng giao phó. Và trước khi Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhận nhiệm vụ trước bộ Chính trị.
Những phần việc còn lại chỉ là việc diễn. Diễn tuồng. Và chúng ta bị dẫn vào việc cãi vã diễn xuất tồi hay không của các vai diễn.
Gốc rễ hay bản chất các vụ vi hiến là ở đây, ở cái cơ chế “đảng lãnh đạo toàn diện”, trong đó có cả việc lãnh đạo Hiến Pháp. Điều 4 được cố tình gán ghép vào hiến pháp, nhằm hợp hiến mọi hành vi của đảng.
Có chuyện “kiện toàn bộ máy đảng” vừa rồi, và vẫn còn gây tranh luận là do chuyện có “khoảng trống quyền lực”. Có khoảng trống quyền lực, vì Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, và Thủ tướng chính phủ, ba trụ cột chính của quốc gia không còn trong bộ chính trị, tức không còn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của bộ chính trị, tức là quyền lực đang nằm ngoài sự kiểm soát của đảng.
Theo luật thì phải tuân theo một trình tự. Trước tiên bầu Quốc hội. Quốc hội đề cử và bầu Chủ tịch nước. Cuối cùng Chủ tịch nước đề cử và Quốc hội bầu thủ tướng. Nếu tuân thủ trình tự này, thì không có chuyện hợp hay không hợp hiến.
Nhưng đợi đến 22/5/2016 mới bầu Quốc hội, và đến phiên họp đầu tiên của Quốc hội vào tháng 7/2016 mới bầu Chủ tịch nước, rồi sau mới bầu Thủ tướng, thì sẽ có một thời gian 6 tháng, từ sau Đại hội 12, Nhà nước không nằm trong tay đảng, chính xác là không nằm trong tay bộ chính trị.
Chuyện không trùng khớp giữa nhiệm kỳ của đại hội đảng và nhiệm kỳ Quốc hội là chuyện bất khả kháng. Công việc tổ chức bầu cử Quốc hội sau khi đại hội đảng kết thúc không thể ngắn hơn 6 tháng. Như vậy bắt buộc phải có một thời gian ít nhất 6 tháng, trong đó Nhà nước tiếp tục chức năng của mình cho tới hết nhiệm kỳ của Quốc hội.
Nếu sau đại hội đảng, những cá nhân nắm giữ ba vị trí trụ cột Nhà nước vẫn có chân trong bộ chính trị, thì sẽ không có chuyện “khoảng trống quyền lực”, và sẽ không có nhu cầu “kiện toàn”, tức là Nhà nước, bao gồm Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ sẽ tiếp tục chức năng cho đến khi bầu Quốc hội mới. Và câu chuyện vi hiến không bị đặt ra.
Ngược lại, nếu những cá nhân này bị ra khỏi bộ chính trị, vì bất cứ ký do gì, thì thời gian họ nắm quyền bên ngoài bộ chính trị sẽ tạo ra “khoảng trống quyền lực”, lúc đó xuất hiện nhu cầu “kiện toàn”. Và việc có vi hiến hay không xuất hiện.
Việc đặt Hiến pháp của một quốc gia dưới sự lãnh đạo của một đảng, hay một lực lượng chính trị là một việc vi hiến. Một đảng hay một lực lượng chính trị, một tổ chức tôn giáo là một tập hợp những cá nhân có chung một đức tin, một quan điểm tư tưởng, một quy ước đạo đức riêng. Gọi chung là một triết lý. Triết lý đó có thể trùng với một số đông, nhưng có thể chỉ là đại diện của một thiểu số trong cộng đồng dân tộc. Đặc biệt, triết lý đó có thể đúng hoặc sai, tổ chức của nó có thể đến và đi, trong khi Quốc gia là trường tồn. Trên thế giới từ sau sự tiêu vong của nhà nước Liên xô, Việt Nam là nước duy nhất có cái điều 4 vi hiến ấy.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội, nói “đây không phải lần đầu, đã có tiền lệ”. Một kiểu lập luật “cố đấm”, gọi là nói lấy được. Không phải cứ có tiền lệ, thì những việc làm về sau đều đúng. Cái khó nhất của một việc làm vụng trộm là lần đầu tiên. Khi đã qua được lần đầu thì những lần sau sẽ rất dễ dàng, vì không còn phải cật vấn lương tâm nữa. Còn điều 4, thì không phải chỉ là tiền lệ sai, không phải chỉ lần này sai mà sẽ còn tiếp tục sai nữa. Bởi vì sẽ tiếp tục có khoảng trống quyền lực, khi khủng hoảng tan rã đang đến gần, khi mà nội bộ đảng chia năm sẻ bảy.
*
Hình như, chúng ta đã phí phạm không ít thời giờ cho câu chuyện tào lao này. Chỉ giả thiết Hiến pháp Việt Nam không có điều 4, tự khắc mọi chuyện trở nên sáng sủa. Các định chế Nhà nước sẽ không thể bị bãi miễn chỉ do ý muốn của đảng.
Và nếu đồng ý như vậy, thì điều đơn giản nhất là loại bỏ điều 4 ra khỏi Hiến pháp.
Lúc đó, Đảng cộng sản sẽ bình đẳng như mọi tập hợp chính trị khác, chỉ giành quyền lãnh đạo bằng uy tín chính trị, bằng sự trong sáng trong tư tưởng, sự chuẩn xác, tinh tuý trong chương trình hành động, không phải bằng xảo thuật, bằng độc quyền sự khôn ngoan. Mọi sự khôn ngoan không trong sáng sẽ bị thời gian bóc trần. Chỉ còn lại sự trung thực và lòng thượng tôn danh dự.
Paris
11/04/2016
© Bùi Quang Vơm
© Đàn ChimViệt
Xem cái đám CSVN diễn tuồng mà chóng cả mặt! Chẳng khác nào một gánh Sơn Đông mãi võ!
Vẫn là một lũ khỉ diển trò khỉ ở Ba Đình!
Loại bỏ DCS ra khỏi ” Cái-gọi-là hiến -pháp”,thì khi đó “cái văn bản nầy” mới đích thực là HIẾN PHÁp !
Tôi hoàn toàn đồng ý tác giả BQV. Còn như bây giờ, Chủ tịch Nước còn xách dép cho Chủ Tịch Đảng,thì tất cả Luật lệ chỉ là Bánh-vẻ. Tên Trần quốc Hoàn bộ trưởng CA,thời HCM,sàm -sở Em NTXuân,Cô Xuân bảo :’ Tôi là vợ của Chủ Tịch,không đươc hổn!” TQH tả lời :”Luật ở tao. Pháp ở tao “.Mấy ngày sau thì NTX chết !! Trần đại Quang bị Dương chí Dũng tố giữa “Bàn dân thiên hạ” (tòa án) ăn tham cả cả triệu đô !! Thằng Đổ Mười đút túi cả triệu đô khi thăm Nam Hàn ! Lê khả Phiêu -Nông đức Mạnh thông dâm !! chúng nó vẩn sống nhăn răng ,đè cổ Dân ! DCSVN là bọn Ăn-cướp. Lực lượng vủ trang nằm trong tay chúng. Không khác nào Ăn-cướp-có-súng ! Bố ai dám đụng đến .Đặt
CS ra ngoài HP ,đồng nghĩa lấy súng từ tay Ăn cướp,khi đó Dân mới yên. Cuộc sống mới thăng hoa được.