WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Viện trợ khẩn cấp tháng 4-1975 chỉ là vở hài kịch

Một cảnh trong chiến tranh VN. Ảnh www.emaze.com

Một cảnh trong chiến tranh VN. Ảnh www.emaze.com

Những năm cuối cùng của cuộc chiến

Chi phí quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam hồi 1965, 1966, 1967, 1968, 1969 khi quân đội đồng minh còn tham chiến như sau (1)

Năm 1965 : 646,1 triệu MK
Năm 1966 : 5,8 tỷ MK
Năm 1967 : 20,1 tỷ MK
Năm 1968 : 26,5 tỷ MK.
Năm 1969 : 28,8 tỷ MK”

Những năm 1970, 1971, 1972 họ rút quân dần dần nhưng vẫn còn yểm trợ mạnh mẽ cho VNCH, không thấy tài liệu nói tới quân viện cho miền nam. Sau Hiệp định Paris 27-1-1973, quân đội Mỹ và các nước đồng minh Đại Hàn, Úc, Tân Tây Lan.. đã rút hết VNCH tự bảo vệ bằng quân viện của Hoa Kỳ. Cả hai miền Nam, Bắc không tự sản xuất được vũ khí đạn dược và đều xin viện trợ quân sự của các siêu cường đồng minh.

Khi ký Hiệp định Paris, Tổng thống Nixon đã đưa ra Quốc hội xin viện trợ cho miền Nam VN 2 tỷ viện trợ quân sự nhưng đồng thời cũng dự trù sẽ yểm trợ bằng không lực để cân bằng lực lượng (2). Rút kinh nghiệm cuộc tổng tấn công 1972 của BV, vì hỏa lực và lực lượng địch áp đảo nên VNCH vẫn cần yểm trợ của B-52. Sở dĩ như vậy vì viện trợ quân sự của CS Quốc tế cho BV rất mạnh mà người Mỹ ít ngờ tới, tác giả George Donelson Moss nói (3).

“Một lý do chính khiến Quân đội VNCH suy yếu năm 1974 là việc Quốc hội cắt giảm quân viện cho miền nam VN. Vì đạo quân to lớn của VNCH đã được huấn luyện để tác chiến theo lối Mỹ, nó dựa trên lưu động tính và hỏa lực ồ ạt, rất tốn kém về bảo trì cũng như chiến đấu. Nó cần một ngân sách từ 3 tỷ cho tới 3 tỷ rưỡi (Mỹ Kim) để duy trì. Nhưng Mỹ chỉ cấp cho 2 tỷ 3 tài khóa 1973 và 1 tỳ 1 cho năm 1974. Cắt giảm viện trợ xương tủy gây trở ngại cho Quân đội VNCH. Trực thăng và không quân phải cắt giảm hoạt dộng vì thiếu nhiên liệu và thiếu phụ tùng thay thế. Đạn pháo binh cũng như súng nhỏ thiếu hụt. Không đủ khả năng chiến đấu theo lối mà chúng ta đã huấn luyện họ vì thiếu đạn dược trang bị, tinh thần quân đội VNCH sụp đổ”

Những sự thật về hậu quả của cắt giảm quân viện cũng đã được ông Cao Văn Viên kể rõ trong cuốn The Final Collapse viết năm 1983 mà Nguyễn Kỳ Phong dịch thành Những Ngày Cuối Của VNCH xuất bản năm 2003, từ trang 82-94.
Như thế nếu VNCH nhận viện trợ quân sự 2 tỷ sẽ cần phải có yểm trợ của B-52, hoặc nếu được cấp đủ 3 tỷ rưỡi viện trợ có thể tự vệ được không cần yểm trợ không quân Mỹ, nhưng trên thực tế không bao giờ được như vậy.

Các nhà sử gia, chính khách Mỹ không để ý tới quân viện của CS quốc tế cho Hà Nội, họ cũng không biết gì mấy. Họ chủ quan khinh địch cho rằng quân viện lớn lao của Mỹ dư sức đè bẹp đối phương, sự giúp đỡ của CS quốc tế cho BV không đáng kể. Nhưng sau này thực tế cho thấy cuộc hành quân Lam Sơn sang Lào năm 1971 và Trận tổng tấn công Mùa hè đỏ lửa năm 1972 hỏa lực địch rất mạnh, quân viện của phía CS không đến nỗi tệ như người Mỹ tưởng (4)

Tháng 11-1972 trước khi ký Hiệp định Paris vài tháng, TT Nixon vội vã cung cấp ồ ạt cho VNCH nhiều vũ khí tổng cộng trị giá cả tỷ đô la qua hai chiến dịch với bí danh Enhance (Gia tăng) và Enhance Plus (Gia tăng cộng). Tổng cộng gồm ba tiểu đoàn pháo binh 175 ly, hai tiểu đoàn thiết giáp M-48, gần 600 máy bay trong đó hơn 200 phản lực chiến đấu và oanh tạc cơ, hơn 300 trực thăng, máy bay vận tải, thám thính (5).

Đợt viện trợ này đã nâng tổng số máy bay VNCH lên 2,075 chiếc, không quân VNCH đứng thứ 4 trên thế giới về số lượng, về chiến xa tổng cộng khoảng 2,200 chiếc (6), nhưng tháng 4-1975 nằm ụ nhiều vì không có cơ phận thay thế, không còn săng.

Đầu năm 1973 cho tới tháng 4-1975

Ký Hiệp định xong ngày 27-1-1973, CSBV vi phạm ngay sau đó, TT Nixon nói Hà Nội định nghĩa ngừng bắn là chúng ta ngừng và họ bắn (7). BV tiếp tục xâm nhập, chở người vũ khí váo Nam tháng 4-1973 bằng 18,000 xe vận tải, Nixon không dám oanh tạc tháng 2, tháng 3 vì còn chờ cho tù binh được trao trả ngày 27-3-1973 (8), đầu tháng 4-1973 ông bị Quốc hội chống đối nên không thực hiện được.

Nixon oanh tạc Khmer đỏ để cứu Lon Nol nhưng cuối tháng 6-1973 Quốc hội Dân Chủ (9) ngăn cản, họ từ chối cấp ngân khoản cho Nixon và bắt đầu soạn tu chính án cắt hết mọi ngân khoản dành cho các hoạt động quân sự của Mỹ (Hành pháp) tại Miên, Lào, Bắc Việt, Nam Việt. Nixon miễn cưỡng phải ký thành luật ngày 30-6, có hiệu lực bắt đầu 15-8-1973. Từ đó không còn ngân khoản nào cho chính phủ Mỹ dùng cho các hoạt động quân sự tại Đông Dương, họ lý luận Nixon phải tìm hòa bình bằng đàm phán chứ không thể bằng quân sự.

Khi Quốc hội ra luật này tức là họ đã quyết định bỏ Đông Dương vì VNCH với 2 tỷ quân viện không đủ tự vệ mà phải dựa vào yểm trợ của không lực Mỹ như đã nói trên, nay yểm trợ của Mỹ không còn. Nixon nói ông không còn quyền hành để bảo đảm thi hành Hiệp định Paris (to enforce the peace agreement) khi Hà Nội thoải mái thôn tình miền nam (10) Nixon không còn quyền hạn để gìn giữ hoà bình tại VN.

Sau đó Quốc hội Dân chủ cắt giảm viện trợ quân sự xương tủy VNCH mỗi năm khoảng 50%: Từ 2,1 tỷ tài khóa 1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975 (11). Họ lý luận nếu còn viện trợ quân sự cho VNCH, ông Thiệu sẽ tiếp tục gây chiến tranh. Quyết định này khiến cho miền Nam suy yếu rõ rệt, TT Nixon nói 35% xe tăng, 50% thiết giáp, máy bay thiếu cơ phận thay thế phải nằm ụ. Vì bị cúp nhiên liệu, khả năng lưu động vận chuyển của quân đội không còn. Hỏa lực giảm từ 60 tới 70% , tháng 3 -1975 đạn chỉ còn đủ xử dụng trong một tháng, tháng 4 chỉ còn đủ cho xài khoảng hai tuần (12) .

Trong khi ấy CSBV được quân viện đều đặn của Nga, Trung Cộng

Giai đoạn 1969-1972: Tổng số 1,000,796 tấn gồm 316,130 tấn hàng hậu cần, 684,666 tấn hàng vũ khí, trang bị kỹ thuật.

Giai đoạn 1973-1975: Tổng số 724,512 tấn gồm 75,267 tấn hàng hậu cần , 649,246 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật
Hai giai đoạn trên viện trợ vũ khí tương đương nhau (13)

Ngày 8-8-1974 TT Nixon từ chức vì vụ Watergate, Gerald Ford lên thay. Cộng Hòa mất uy tín, cuộc bầu cử bán phần Quốc hội tháng 11-1974 khiến Dân Chủ thêm 49 ghê Hạ viện thành 291 tức 66.9%, Thượng viện thêm 4 ghế thành 60%, họ nắm vững Quốc hội, đa số chống chiến tranh VN.

Ngoài ra theo lời Kissinger, tháng `12-1974 Tham mưu trưởng Xô viết Kulikov sang Hà Nội và khuyên khích BV tấn công miền nam VN, Sô viết tăng viện trợ cho BV gấp 4 lần so với những tháng trước (14). Lực lượng hai miền đứng trước tình trạng trái ngược, một bên bị cắt giảm viện trợ, một bên được tăng viện gấp bội lần, thắng thua đã rõ ràng.
Cuối 1974, CSBV tấn công thăm dò Phước Long và chiếm thị xã ngày 7-1-1975. Trận đánh cho thầy VNCH đã suy yếu nhiều vì kiệt quệ tiếp liệu. Tháng 9-1974 TT Thiệu cử ông Vương Văn Bắc, Bộ trưởng ngoại giao đi Mỹ xin viện trợ bổ túc 300 triệu quân viện. Đầu tháng 1-1975 TT Ford đưa ra Quốc hội xin ngân khoản này. Đầu tháng 3-1975 Quốc hội cử một phái đoàn sang VNCH để thẩm định tình hình. Phái đoàn về Mỹ, CSBV tấn công chiếm Ban Mê Thuột ngày 13-3-1975, khi ấy Quốc hội Dân Chủ phản chiến Mỹ bỏ phiếu chống bất cứ viện trợ nào cho VNCH.

Tình hình quân sự miền Nam tồi tệ, mấy ngày sau trận Ban Mê Thuột, TT Thiệu cho triệt thoái Quân đoàn II tại Pleiku ngày 16-3 đưa tới thảm bại. Tình hình tại Quân khu I còn bi thảm hơn, áp lực địch rất mạnh trong khi quân đội VNCH thiếu thốn vể hỏa lực, tiếp liệu, thiếu yểm trợ không lực.. phải rút dần từ Huế về Đà Nẵng.

Quân khu I và II lọt vào tay CSBV nhanh chóng cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 1975 một phần do sự sai lầm của TT Thiệu trong kế hoạch tái phối trí lực lượng, phần lớn do thiếu thốn vì quân viện bị cắt giảm. BV bắt đầu chuyển quân đại qui mô vội vã về phía nam để dứt điểm Sài gòn, tổng cộng khoảng 20 sư đoàn (5 quân đoàn và hơn 10 trung đoàn độc lập).

Đầu tháng 4-1975 Cộng quân đang tiến về Sài gòn, Nam Vang gần sụp đổ. Khi ấy ông TT Ford rời Tòa Bạch ốc đi nghỉ mát đánh golf tại Palm Springs, California. Tại Mỹ đài truyền hình buổi tối chỉ trích Tổng thống Ford đánh golf thoải mái khi Đông Dương đang dẫy chết.

Kissinger và TT Ford đã cử Tướng Tham mưu trưởng Weyand, tới Sài Gòn để thẩm định tình hình quân sự từ 28-3-1975, ông trở lại Hoa Kỳ ngày 4-4-1975. Về đến Mỹ ông đi máy bay thẳng tới Palm Springs để báo cáo TT Ford đang đánh golf tại đây. Weyand đề nghị cho tái oanh tạc B-52 và xin một khoản viện trợ khẩn cấp722 triệu cho quân đội VNCH. (gồm trên 440 xe tăng, 740 đại bác, 100 ngàn súng cá nhân, 120 ngàn tấn đạn dược).

Bản báo cáo của ông Tướng muốn nói

“Uy tín lâu dài của Hoa Kỳ trên thế giới phụ thuộc vào nỗ lực thiện chí của ta cố gắng làm hơn là thành công hay thất bại trong lúc này, nếu ta không nỗ lực uy tín của ta như một đồng minh sẽ bị tiêu tan có lẽ sẽ qua hết đời này sang đời khác”.(15)

Theo tác giả Walter Isaacson, Weyand khuyên kéo dài sự kết thúc cuộc chiến tranh (cũng chính là cái lý luận của Kissinger) để giữ uy tín cho Hoa Kỳ khắp nơi.

Về điểm này Tướng Weyand cũng đã nhấn mạnh:

“Uy tín của Hoa Kỳ với tư cách một đồng minh đang có nguy cơ bị mất tại Việt Nam. Để giữ uy tín ấy chúng ta phải cô gắng tối đa trợ giúp miền nam VN” (16)

Kissinger phản đối đề nghị xin tái oanh tạc B-52 vì sợ sẽ có biểu tình,các cố vấn TT đều chống đối đề nghị này. Bộ trưởng quốc phòng Schlesinger cũng chống đối cho rằng tình thế của Quân đội VNCH nay không còn hy vọng gì.
Kissinger vốn bi quan đồng ý tình hình không thể cứu vãn nổi nhưng dù vậy ông cho rằng đề nghị xin Quốc hội khoản viện trợ 722 triệu là cách duy nhất để cứu vãn danh dự cho Hoa Kỳ. TT Ford đồng ý mặc dù không nhiệt tâm lắm.
Tại phòng họp, Kissinger lý luận quyết định viện trợ sẽ vang tiếng khắp thế giới, cái dấu hiệu gì nó sẽ gửi cho bạn và thù khắp nơi, ảnh hưởng của nó với uy tín của Hoa Kỳ sẽ như thế nào hơn là hiệu quả quân sự của nó ở vùng bao quanh Sài Gòn. Ông Tiến sĩ nói.

“Chúng ta đang đối diện với tấn thảm kịch vĩ đại, trong đó có cái gì liên quan tới uy tín, tới danh dự của Hoa Kỳ, tới cái mà các dân tộc khác trên thế giới sẽ nhìn chúng ta như thế nào” (17)

Kissinger làm việc tới khuya soạn một bài diễn văn đề cập tới uy tín của Mỹ
“ Hoa Kỳ không muốn viện trợ đầy đủ cho đồng minh của chúng ta để họ chiến đấu sẽ ảnh hưởng uy tín của chúng ta như một đồng minh. Và chính uy tín này là cơ bản cho an ninh của ta vậy”

Ngày 10-4-1975 Ford ra Quốc hội đề nghị cấp khoản viện trợ 722 triệu

Mặc dù đã nói nhẹ nhàng nhưng không ai vỗ tay cả. Khi Tổng thống ngỏ lời xin viện trợ thì có hai dân biểu Dân chủ Moffet và Miller bỏ ra khỏi phòng họp.

Ngày 18-4-1975, bản tin VOA cho biết quân viện khẩn cấp 722 triệu bị Quốc hội bác, họ cho rằng nếu viện trợ cho miền Nam số ngân khoản này cũng chỉ kéo dài chiến tranh gây thêm tang tóc. Cùng ngày 18-4-1975 Tướng Toàn cho lệnh Sư đoàn 18 rút bỏ Long Khánh về lập tuyến phòng thủ Sài Gòn. Ngày 21-4-1975 TT Thiệu từ chức, Phó TT Trần Văn Hương lên thay, ngày 28-4-1975 Đại Tướng Dương Văn Minh đươc cử lên làm Tổng thống thay thế ông Trần Văn Hương để rồi ngày 30-4-1975 miền Nam hoàn toàn mất vào tay CS.

Kết Luận

Sau khi Quốc hội Dân chủ ra luật cắt mọi ngân khoản quân sự của Hành pháp tại Đông Dương tháng 8-1973 coi như họ đã bỏ Đông Dương vì VNCH không còn được B-52 yểm trợ. Không những thế họ tiếp tục cắt viện trợ mỗi năm 50% khiến cho Quân đội VNCH lâm vào tình trạng kiệt quệ khi CSBV mở cuộc tấn công đại qui mô vào tháng 3-1975 với hỏa lực và quân số áp đảo.

Miền nam đang hấp hối giữa tháng 4-1975, quân đội VNCH đã mất một nửa lực lượng gồm 5 sư đoàn cơ hữu của Quân đoàn I và II (SĐ 1,2,3, 22, 23 BB), hai sư đoàn Tổng trừ bị và hơn 10 liên đoàn Biệt động quân đã bị thiệt hại nặng. Tầu bay, tầu bò, xe tăng thiết giáp thiếu cơ phận thay thế nằm ụ hơn phân nửa, máy bay hết săng, pháo binh hết đạn …

Trong khi ấy Tổng thống Ford không có thực quyền chẳng còn tha thiết tới Đông Dương bỏ đi Cali đánh golf, Tướng Tham mưu trưởng Weyand và Tiến sĩ Kissinger bàn kế hoạch xin viện trợ 722 triệu cứu nguy VNCH mà sự thực không phải để cứu miền nam nhưng chua chát thay để cứu uy tín cho nước Mỹ.

Quốc hội Dân Chủ thẳng thừng bác bỏ, họ chẳng cần giữ uy tín như Kissinger nói vì cho rằng mình có uy tín đâu mà giữ?

Trong phim Last Days In Vietnam (2014) của Rory Kennedy có cảnh một bà dân biểu nói sở dĩ người Mỹ không tiếp tục giúp VNCH vì họ đã đưa đại binh vào, đã đổ vào hết tỷ này đến tỷ khác mà không đi tới đâu. Như thế là Mỹ chịu thua CS Nga, Trung Cộng, VN, hoặc Mỹ không đủ tiền chi phí chiến tranh VN bằng Nga, Trung Cộng?

Vở hài kịch vô nghĩa mà Weyand và Kissinger dựng lên khi Đông Dương đang dẫy chết chẳng giúp cứu vãn được gì hơn là làm cho nạn nhân của họ càng thêm tủi nhục.

© Trọng Đạt

© Đàn ChimViệt

————————————————————-

Cước chú:

(1) Ðoàn Thêm, “1969 Việc Từng Ngày” trang 338
(2) Richard Nixon, No More Vienams trang 189
(3) George Donelson Moss, Vietnam, An American Ordeal trang 388
(4) BBC.Vietnamese.com ngày 10-5-2006: Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh.
Đăng Phong, Năm Đường Mòn Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Trí thức Hà nội 2008, trang 120, 121
Quân viện của Nga sô, Trung cộng và các nước Đông Âu cho Hà Nội từ đầu chí cuối cuộc chiến gồm: Tổng cộng 2 triệu 362 ngàn tấn hàng hậu cần và vũ khí
Về chi tiết: 3 triệu 600 ngàn khẩu súng bộ binh; 65,626 súng chống xe tăng; 27,960 khẩu súng cối; 2, 430 khẩu pháo hỏa tiễn; 2,165 khẩu đại bác; 3,229 khẩu cao xạ; 19,836 hỏa tiễn phòng không; 2,209 xe tăng, thiết giáp; 458 máy bay chiến đấu; 82 tầu hải quân; 148 tầu vận tải….
Đầu thập niên 70, người Mỹ đã nhìn nhận phòng không BV mạnh nhất thế giới hồi đó.
(5) Richard Nixon, No More Vienams trang 170-171
(6) Nguyễn đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 869, 877
(7) “Hanoi’s definition of a cease-fire was that we cease and they fire”, No More Vietnams trang 171
(8) Sách kể trên trang 177-178
(9) Dân chủ năm Hạ viện 56%, Thượng viện 57% (Wikipedia)
(10) No More Vietnams trang 180.
(11) Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471
(12) Nixon, No more Vietnams trang 187, Cao Văn Viên Những Ngày Cuối VNCH trang 82, 83, 91, 92, Phillip B. Davidson Vietnam At War , The History 1946-1975 trang 748
(13)Theo bản tin của BBC.com ngày 10-5-2006 một buổi hội thảo qui mô tổng kết cuộc chiến tranh Việt Nam đã được tổ chức tại Sài Gòn trong hai ngày 14 và 15 tháng 4 năm 2006, tác giả Trần Tiến Hoạt và Lê Quang Lạng thuộc Viện Lịch Sử Quân Sự Cộng Sản Việt Nam có bài tham luận về nguồn chi viện của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa dành cho miền Bắc trong cuộc chiến.
(14) Years of renewal 481
(15) Walter Isaacson, Kissinger a Biography trang 640,641
(16) Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam trang 266.
(17) Kissinger a Biography trang 641,642.

 

 

130 Phản hồi cho “Viện trợ khẩn cấp tháng 4-1975 chỉ là vở hài kịch”

  1. Lan says:

    “Thứ nhất sợ kẻ anh hùng. Thứ nhì sợ kẻ bần cùng khố dây.” Tiếng Việt đã có câu như thế. Có anh hùng hay không thì xem từ Gạc Ma đến Fomosa thì biết: Tầu bắt quay lưng… chổng mông… các đồng chí Ba Đình đau mà không dám rên…

  2. Trần Tưởng says:

    “Trong phim Last Days In Vietnam (2014) của Rory Kennedy có cảnh một bà dân biểu nói sở dĩ người Mỹ không tiếp tục giúp VNCH vì họ đã đưa đại binh vào, đã đổ vào hết tỷ này đến tỷ khác mà không đi tới đâu. Như thế là Mỹ chịu thua CS Nga, Trung Cộng, VN, hoặc Mỹ không đủ tiền chi phí chiến tranh VN bằng Nga, Trung Cộng?”

    Chiến tranh của Csản miền Bắc tiến hành là cuộc chiến “phá hoại” . Đối đầu ,miền Nam chỉ tiến
    hành cuộc chiến “chống đỡ” và “bình định ” . Dĩ nhiên là nếu chỉ bình định và chống đỡ thôi ,thì phải
    tốn kém hơi là phe chuyên môn đi phá hoại . Diệt tổ mối mà chỉ chận đường của mấy con mối con,
    mối thợ, thì ngàn đời chẳng tiêu điệt được tổ mối . Hồ chí Minh ,Lê Duẩn tự nhận là họ là những
    tên đánh thuê cho Nga ,Hoa để đánh đổi những cái kim ,sợi chỉ cho kinh tế miền Bắc. Không có
    chủ trương tiêu diệt được bộ máy cầm đầu của miền Bắc . Oánh ngàn đời ,thì cũng bị thua . Sức
    cùng ,lực kiệt ,ngày đẹp trời nào đó sẽ đến mà thôi . Nếu miền Nam đánh ra miền Bắc ,làm kẻ
    thắng cuộc , cũng khó mà ổn định được người dân miền Bắc ,đã bị lưu manh hóa , đê tiện hóa,
    bần cùng hóa bởi đảng cộng sản suốt mấy mươi năm .

    • HN says:

      Đúng quá xá, miền Bắc đã bị CS đê tiện hóa, bần cùng hóa, lưu manh hóa mấy chục năm

  3. Vĩnh Long says:

    Theo các vị cờ vàng cho biết thì ban lãnh đạo quốc gia và quân đội VNCH toàn là những vị học cao, hiểu rộng, thông minh, tài giỏi, còn Bắc Việt và VC toàn là thất học, ngu dốt… Vậy tại sao VNCH học cao, hiểu rộng, thông minh, tài giỏi như vậy mà lại để bị Mỹ lừa, đến nỗi lời hứa của tổng thống Mỹ về viện trợ trở thành con số không. Học cao, hiểu rộng, thông minh, tài giỏi mà trong chuyện kinh bang tế thế, quan hệ quốc tế, quan hệ đồng minh đều bị phản bội để đến nỗi Bắc Việt và VC tấn công chỉ mới 55 ngày đêm là cả một chế độ, một quốc gia, một quân đội nghe nói đứng thứ 5 thế giới, đứng thứ nhất Đông Nam Á đều bị tan rã, tháo chạy tán loạn và cuối cùng là đầu hàng không điều kiện Bắc Việt và VC. Hóa ra cái gọi là học cao, hiểu rộng, thông minh, tài giỏi của VNCH chỉ là chuyện thủ dâm, tự sướng của các vị cờ vàng mà thôi.

    • Thắng - Thua says:

      He he he ….

      Người “học cao, hiểu rộng, thông minh, tài giỏi của VNCH” không nhất thiết phải là những người phải giỏi chém giết, giỏi ăn cướp …chính quyền , giỏi “vào vơ vét về” như như cái đám “giặc từ miền bắc vô Nam, bàn tay nhuốm máu đồng bào”….và quyết thề “sinh bắc tử Nam”, thề dốt cả dãy Trường Sơn, thề “đánh Mỹ tới người VN cuối cùng” cho TQ, đúng y như chỉ thị của Mao Trạch Đông.

      Chính cái đám “sinh bắc tử Nam” thề đánh Mỹ tới người VN cuối cùng cho Mao Trạch Đông mới là bị Mao Trạch Đông lừa vào chỗ chết để ngày nay VN mất 80% biển đảo vào tay quân Tàu,

      Trong lịch sử VN, chưa có đứa nào ngu, bị Mao Trạch Đông lừa như “bác Hồ”, đem cả hàng triệu sinh mạng thanh niên VN nướng cho tham vọng bành trướng của Mao Trạch Đông.

    • UncleFox says:

      Khôn ngoan, tài giỏi nhưng không có tiền, không diều kiện thì cũng đành thôi . Như các cháu thanh niên trong nước cũng thông minh, giỏi giang đâu kém gì con cháu người Việt ở hải ngoại, nhưng bởi vì môi trường sống không được thuận lợi nên tài năng chẳng thể phát triển được .

      Các cụ xưa từng ví “Cái khó bó cái khôn” là thế . Đồng chí Vểnh Lông chắc quá say mê Mác, Lê, Mao nên đâu biết gì về danh ngôn tục ngữ của dân Việt ta . Chuyện đơn giản có thế mà không hiểu ra nên chọn nghề làm Lợn Viên … cũng đúng thôi !

    • Quang Phan says:

      Chuyện thủ dâm, tự sướng của Cộng sản Hà nội và các dư luận viên về khả năng tình báo :

      Tình báo Cộng sản Hà nội thảm hại ! Giặc Tàu ồ ạt tràn qua biên giới, lãnh đạo Hà nội vẫn còn đang tiệc tùng bên Cam Bốt !

      Tác giả Bùi Tín :… hơn 2 quân đoàn bảo vệ miền Bắc vẫn còn được đưa vào chiến trường Cam bốt; biên giới phía Bắc chỉ có toàn là chủ lực các Quân Khu, lực lượng tham chiến những ngày đầu chủ yếu là bộ đội địa phương 6 tỉnh và 26 huyện biên giới, cùng với bộ đội biên phòng……

      Ngày cuộc chiến nổ ra (17-2-1979), tôi đang ở Pnom Pênh, theo dõi sự kiện Đoàn cấp cao Việt nam sang dự lễ mừng chiến thắng, do thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu. Sáng hôm ấy sỹ quan Việt nam tập họp trong đại sảnh đại sứ quán Trung quốc cũ để nghe ông Đồng nói chuyện. Ông Đồng đang nói thì tôi thấy tướng Văn Tiến Dũng – bộ trưởng Quốc phòng, đưa lên một mảnh giấy, sau đó ông Đồng thông báo đêm qua Trung quốc đã tiến công trên khắp tuyến biên giới 6 tỉnh..

    • Quang Phan says:

      Cộng sản Hà nội và đám dư luận viên luôn thủ dâm, tự sướng về khả năng tình báo của chúng. Vậy thì tại sao lại mất toi hơn 100000 quân trong trân đánh lén Mậu Thân 1968:

      Một trong những lý do Cộng sản Hà nội cho mở cuộc Tổng Công Kích- Tổng Nổi Dậy là vì, theo như bản Nghị Quyết : ” Hàng triệu quần chúng đang sục sôi cách mạng và sẵn sàng vùng lên, sẵn sàng hy sinh tất cả để giành cho được độc lập, tự do, hòa bình, cơm áo, ruộng đất. Nhân dân lao động miền Nam, nhất là công nhân ở Sài Gòn – Chợ Lớn, đang vùng dậy mạnh mẽ, mở ra một khí thế mới đấu tranh quyết liệt chống Mỹ và tay sai trong các thành thị ” .

      Thế nhưng thực tế đã ngã ngũ ra sao ?

      Trong cuộc phỏng vấn dành cho phóng viên Nguyễn Hùng của đài BBC ngày 15-1-2008, nhà báo Bùi Tín đã trả lời một số câu hỏi:

      Hỏi: – Tết Mậu Thân, ý định chiến lược của cuộc tiến công là gì ?

      Trả lời: – Các cuộc tiến công đồng loạt, bất ngờ vào các thành phố, thị trấn, căn cứ, sở chỉ huy Mỹ và VN Cộng hòa nhằm tiêu diệt sinh lực đối phương, với mục đích cuối cùng là sự nổi dậy rộng khắp của dân chúng, là cuộc Tổng khởi nghĩa toàn miền Nam kết thúc cuộc chiến.

      Hỏi: – Mục đích ấy có đạt không thưa ông ?

      Trả lời: – Rõ ràng là không. Hoàn toàn không có nổi dậy, không có khởi nghĩa. Đó chỉ là ảo tưởng chủ quan .

      ***Nghị Quyết :

      Về mặt chính trị, Nghị quyết viết rằng:

      “Quần chúng nhân dân ở các thành thị và những vùng còn tạm bị địch chiếm ở miền Nam đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa với những hình thức khác nhau. Hàng triệu quần chúng đang sục sôi cách mạng và sẵn sàng vùng lên, sẵn sàng hy sinh tất cả để giành cho được độc lập, tự do, hòa bình, cơm áo, ruộng đất. Nhân dân lao động miền Nam, nhất là công nhân ở Sài Gòn – Chợ Lớn, đang vùng dậy mạnh mẽ, mở ra mợt khí thế mới đấu tranh quyết liệt chống Mỹ và tay sai trong các thành thị.”

      “… Cuộc tiến công của các lực lượng vũ trang trên các chiến trường chính và sự nổi dậy của nhân dân ở các thành thị lớn là hai mũi tiến công chính kết hợp chặt chẽ với nhau, trợ lực lẫn nhau và thúc nay toàn bộ cuộc tổng công kích và tổng khởi nghĩa khắp cả ba vùng thành thị, nông thôn đồng bằng và rừng núi. Đặc biệt, cuộc tiến công của các lực lượng vũ trang và sự nổi dậy của quần chúng nhân dân ở các thành thị lớn là mũi nhọn thọc vào yết hầu của địch, có tầm quan trọng quyết định đối với toàn bộ chiến trường và toàn cuộc chiến tranh… Vì vậy, tất cả những cuộc công kích và khởi nghĩa ở các vùng khác trên chiến trường miền Nam đều có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các thành thị và trợ lực đầy đủ cho các cuộc công kích và khởi nghĩa ở các thành thị lớn.”

      *** Về mặt quân sự, Nghị quyết cho rằng: “Về mặt quân sự, địch còn trên một triệu quân và một tiềm lực chiến tranh lớn, nhưng đội quân đó đã liên tiếp thất bại về chiến lược và chiến thuật, quân số tuy đông nhưng tinh thần bạc nhược và bắt đầu suy sụp; về mặt chính trị, địch đang lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện và nghiêm trọng, chúng tỏ ra không thể thống trị nhân dân miền Nam được nữa và nhân dân miền Nam cũng không chịu sống dưới ách thống trị của chúng nữa.”

      Bản nghị quyết còn nói tiếp: “Trong những điều kiện như vậy, về phương pháp, ta chủ trương không chỉ phát động tổng công kích, mà còn đồng thời phát động tổng khởi nghĩa, tức là dùng lực lượng vũ trang mạnh của ta đánh vào các binh đoàn chủ lực của địch, đánh mạnh vào “đô thành” và các thành phố khác, tạo điều kiện cho hàng triệu quần chúng ở thành thị và các vùng nông thôn còn tạm bị chiếm nổi dậy khởi nghĩa, phối hợp với lực lượng vũ trang của ta để tiêu diệt và làm tan rã quân địch, đánh đổ các cơ quan đầu não của ngụy quyền, làm rối loạn và tê liệt đên tận gốc bộ máy chiến tranh của Mỹ và ngụy, biến hậu phương và dự trữ chiến lược của địch thành hậu phương và dự trữ chiến lược của ta, vừa liên tục tiến công tiêu diệt địch, vừa không ngừng phát triển lực lượng ta về chính trị và quân sự, làm thay đổi mau chóng lực lượng so sánh một cách có lợi cho ta, không có lợi cho địch và giành thắng lợi quyết định về ta.”

    • Quang Phan says:

      Ối giời ơi, quỷ quyệt lắm kế , nhiều mưu hiểm như Cộng sản Hà nội mà cũng bị Nixon lừa . Sau khi đã lấy được tù binh về nước, Mỹ không đưa cho Cộng sản Hà nội đến một xu teng ! Thật là đau hơn hoạn ! – Năm tỷ đô la thập niên 70 to lắm .

      Trong cuốn sách Các Cuộc Thương Lượng Lê đức Thọ & Kissinger tại Paris, tác giả Lưu văn Lợi – người đã có mặt trong phái đoàn Cộng sản ở Hội Đàm Ba Lê, thuật lại rằng : Năm 1973, ngày 7.2, mười một ngày sau khi ký kết Hiệp Định Paris, Kissinger lên đường đi Hà Nội. Tại Hà Nội Kissinger trao cho Phạm văn Đồng một công hàm của Tổng Thống Nixon, trong đó quy định thể thức thanh toán số tiền bồi thường chiến tranh cho Hà Nội là 4,75 tỷ USD. Sau đó Thủ Tướng Phạm văn Đồng giao cho Kissinger mang về cho Tổng Thống Hoa Kỳ một công hàm hoan nghênh tinh thần Mật ước của Nixon và hứa sẽ thi hành nghiêm chỉnh Mật ước này. Như vậy là Mật ước đã có đủ chữ ký của cả hai người cầm đầu chính phủ. ( Trích ).

      Thế nhưng thực tế ngã ngũ ra sao ?

      Tháng 12 năm 1975, phái đoàn dân biểu Mỹ đến Hà Nội, do Dân biểu Gillespie “Sonny” Montgomery dẫn đầu. Họ đã ngạc nhiên khi Việt Nam tiết lộ lá thư của Nixon gửi Phạm Văn Đồng hứa sẽ có 4.75 tỉ đôla viện trợ tái thiết, gồm 3.25 tỉ viện trợ kinh tế và 1.5 tỉ viện trợ thực phẩm và hàng hóa.

      Dân biểu Montgomery, sau khi quay về Mỹ, có cuộc điện đàm với Nixon ngày 2-2-1976. Sau đó ông báo cáo là “chương trình tái thiết, vốn đã được xem xét từ nhiều năm, phụ thuộc vào phía Việt Nam tuân thủ Hiệp định Hòa bình Paris và vào sự thông qua của quốc hội “.

      Thượng Nghị sĩ George McGovern khi đến Việt Nam tháng Giêng 1976, một lần nữa lại được cho biết về lá thư của Nixon.

      Sau đó, Hà Nội cho công bố lá thư . Nixon gửi cho tân chủ tịch Phân ban Hạ viện về châu Á – Thái Bình Dương Lester L. Wolff một lá thư đề ngày 14 tháng Năm , trong đó nhấn mạnh: “Không có bất kỳ cam kết nào, dù là đạo đức hay pháp lý, để cung cấp bất kỳ viện trợ nào cho chính phủ Hà Nội.” Và rằng ông đã nói cho Hà Nội vào ngày 12 tháng Hai 1973 là việc cấp viện trợ kinh tế phụ thuộc vào việc Bắc Việt nghiêm túc thực thi hiệp định hòa bình và vào sự thông qua của Quốc hội Mỹ.

      Cuối cùng, Hạ viện Mỹ bỏ phiếu cấm có bất kỳ viện trợ nào cho Việt Nam. Dự luật do Ashbrook bảo trợ (HR 6689) cấm cả việc thương lượng về “bồi thường, viện trợ hay mọi hình thức chi trả khác.

      Bàn về vấn đề này, đài BBC bình luận như sau :

      Trong cái nhìn của Hà Nội, việc công bố toàn văn là cách buộc Hoa Kỳ thực thi trách nhiệm. Tuy nhiên, nó cũng chứng tỏ Hà Nội không hiểu được những đổi thay trong dư luận cũng như chính trường Mỹ sau 1975. Trong những năm chiến tranh, Hà Nội có thể tận dụng cảm tình của phong trào phản chiến quốc tế – trong khi giờ đây, Việt Nam chỉ là một trong vô vàn các nước Thế giới thứ Ba có tiếng nói yếu ớt. Trong những năm chiến tranh, Quốc hội Mỹ là một định chế phóng khoáng đối lập với nhánh hành pháp bảo thủ; nhưng sau cuộc chiến Việt Nam, cán cân giữa hai nhánh lập pháp và hành pháp quay ngược hẳn. Cam kết của một tổng thống đã mất hết uy tín lại càng bị xem như một sai lầm, một cam kết không giá trị.

    • Quang Phan says:

      Đọc tin sao chỉ thấy Quân Đôi Nhân Dân thua đậm và bị bọn đế quốc Tàu cộng xỉ nhục cho thảm hại thế này nhỉ ?! Hoá ra ” đánh bại các đế quốc sừng sỏ Mỹ, Pháp ‘ chỉ là chuyện thủ dâm, tự sướng của Cộng sản Hà nội và đám dư lợn viên :

      Năm 79, quan thày Tàu cộng đánh chư hầu Cộng sản Hà nội, giết chết 37000 tên lính Quân Đội Nhân Dân VN, đánh bị thương 7000 tên và bắt được 5000 tù binh – theo diễn văn ngày 16 tháng ba năm 1979 của lãnh đạo Tàu cộng Đặng Tiểu Bình .

      Năm 1984, quan thày Tàu cộng đánh chiếm Lão sơn, giết chết 4000 tên lính Quân Đội Nhân Dân VN.

      Năm 1988, Khmer Đỏ giết chết và làm bị thương hàng trăm ngàn tên lính Quân Đội Nhân Dân VN.

      Năm 88 ở Gạc Ma, quan thày Tàu cộng nã súng bắn chết 69 tên lính Quân Đội Nhân Dân VN.

      Năm 2014 ở Hoàng sa, quan thày Tàu cộng đái lên đầu, lên mặt Quân Đội Nhân Dân VN.

      Hiên tại, quan thày Tàu cộng tung hoành biển Đông. Quân Đội Nhân Dân VN teo chim đứng nhìn ” tàu nạ, tàu nạ”.

    • Châu đốc says:

      Bạn Vĩnh Long nói sai, sở dĩ VNCH thua vì miền Nam khá giả nó đủ sợ chết, hễ thấy địch là chạy, còn miền Bắc chết đói chết khát nên lính BV nó không sợ chết, nó hy sinh tới cùng để cướp thóc gạo miền nam, đằng nào cũng chết

  4. Hưng says:

    Tiết lộ gây sốc từ báo chí Mỹ: DÙ BỊ GIẢM NHƯNG VIỆN TRỢ CHO TÀI KHÓA NĂM 1975 CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA VẪN GẤP ĐÔI SỐ VIỆN TRỢ MÀ CỘNG SẢN NHẬN ĐƯỢC!

    Lời dẫn: Xưa nay khi thảo luận về nguyên nhân thất bại của VNCH, chúng ta thường thấy các vị phe VNCH lý giải rằng vì Hoa Kỳ bỗng dưng cúp viện trợ trong khi phe cộng sản nhận được viện trợ gấp bội từ Liên Xô và Trung Quốc. Sự thật là từ 1972, sau khi tổng thống Mỹ Nixon thăm Trung Quốc và bắt tay Mao, Trung Quốc đã bắt đầu cắt giảm viện trợ. Trong khi ngụy vẫn nhận đầy đủ cho đến năm 1974 mới bị cắt từ 1,2 tỉ USD xuống còn 700 triệu USD (cho tài khóa 1975).
    Và đây, chính báo giới Mỹ “tiết lộ” một sự thật trần trụi…
    ****************************

    Hillary Clinton Celebrates Kissinger While White House Repeats His Mistakes
    …….

    “Congress did not “cut off all aid to South Vietnam,” as Kissinger falsely claims. On the contrary. Congress in August 1974 only reduced military aid to Thieu from $1.2 billion to $700 million.

    The $700 million in military aid voted by Congress “is apparently running at twice that of Chinese and Soviet military aid to North Vietnam,” according to the New York Times on March 27, 1975. The CIA estimated that U.S. military aid of $1.7 billion to Thieu in 1974 was four times the $400 million it estimated the North Vietnamese received from the Soviet Union and China. All told, official figures show the U.S. spent $141 billion in Vietnam from 1961-‘75, compared with $7.5-$8 billion in Soviet and Chinese aid to North Vietnam during the same period (Congressional Record, May 14, 1975).”

    http://www.truthdig.com/report/page2/hillary_clinton_celebrates_kissinger_while_white_house_repeats_his_mistakes

    Dịch:
    ”Quốc hội không hề “cắt đứt mọi viện trợ cho miền Nam Việt Nam”, như phát biểu sai sự thật của ông Kissinger. Vào tháng 8 năm 1974 Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua ngân sách viện trợ cho tài khóa năm 1975 và chỉ giảm viện trợ quân sự cho ông Thiệu từ $ 1.200.000.000 xuống còn $700.000.000.

    Số tiền 700 triệu USD viện trợ quân sự này ‘cao gấp hai lần viện trợ của Trung Quốc và Liên Xô cộng lại cho miền Bắc’ theo New York Times tháng 3, 1975. CIA ước tính con số 1,7 tỉ USD viện trợ quân sự Mỹ trong năm 1974 là gấp bốn lần 400 triệu USD mà miền Bắc nhận được từ Liên Xô và Trung Quốc trong cùng năm đó. Được biết, Mỹ tiêu khoảng 141 tỉ ở Việt Nam từ 1961-1975, trong khi miền Bắc chỉ nhận được khoảng 7,5 đến 8 tỉ USD viện trợ từ phía LX-TQ trong cùng thời gian (theo kỷ lục của Quốc hội Mỹ, 14 tháng 5, 1975, trang 14262).”

    • Quang Phan says:

      Dưới đây là tài liệu chính thức của Viện Lịch Sử Quân Sự Cộng Sản Việt Nam cho thấy trong giai đoạn 1973- 1975, số lượng hàng hậu cần viện trơ của khối Cộng sản cho Bắc Việt tuy giảm, tuy nhiện số lượng hàng vũ khí và trang bị kỹ thuật viện trợ gần như tương đuơng trong giai đoạn 1969- 72 :

      73- 75: 649,246 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật
      69- 72: 684,666 tấn hàng vũ khí, trang bị kỹ thuật

      Trọng Đạt :Theo bản tin của BBC.com ngày 10-5-2006 một buổi hội thảo qui mô tổng kết cuộc chiến tranh Việt Nam đã được tổ chức tại Sài Gòn trong hai ngày 14 và 15 tháng 4 năm 2006, cuộc hội thảo tập hợp nhiều tham luận của các sử gia và tướng lãnh trong quân đội Bắc Việt. Trong số các bài đọc ở hội thảo, tác giả Trần Tiến Hoạt và Lê Quang Lạng thuộc Viện Lịch Sử Quân Sự Cộng Sản Việt Nam có bài tham luận về nguồn chi viện của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa dành cho miền Bắc trong cuộc chiến.

      Tham luận ghi nhận trong 21 năm chiến đấu, Việt Nam “đã nhận được sự ủng hộ chí nghĩa, chí tình của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới , đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em.”

      Bài viết thống kê những con số về vũ khí, đạn dược và trang bị kỹ thuật mà khối xã hội chủ nghĩa đã viện trợ.

      Khối lượng hàng quân sự Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN viện trợ từ năm 1955 đến 1975 qua từng giai đoạn như sau:

      Giai đoạn 1955-1960: Tổng số 49,585 tấn gồm : 4,105 tấn hàng hậu cần, 45,480 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật trong đó Liên Xô viện trợ 29,996 tấn, Trung Quốc viện trợ 19,589 tấn.
      Giai đoạn 1961-1964: Tổng số 70,295 tấn gồm 230 tấn hàng hậu cần, 70,065 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật, trong đó Liên Xô: 47,223 tấn: Trung Quốc 22,982 tấn, các nước XHCN khác 442 tấn.
      Giai đoạn 1965-1968: Tổng số 517,393 tấn, gồm 105,614 tấn hàng hậu cần và 411,779 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật, trong đó Liên Xô 226,969 tấn, Trung Quốc 170,798 tấn , các nước xã hội chủ nghĩa khác 119,626 tấn.
      Giai đoạn 1969-1972: Tổng số 1,000,796 tấn gồm 316,130 tấn hàng hậu cần, 684,666 tấn hàng vũ khí, trang bị kỹ thuật trong đó Liên Xô :143,793 tấn, Trung Quốc 761,001 tấn , các nước xã hội chủ nghĩa khác 96,002 tấn.
      Giai đoạn 1973-1975: Tổng số 724,512 tấn gồm 75,267 tấn hàng hậu cần , 649,246 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật, trong đó Liên Xô: 65,601 tấn, Trung Quốc 620,354 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác : 38,557 tấn.

    • Quang Phan says:

      Theo tài liệu chính thức của Viện Lịch Sử Quân Sự Cộng Sản Việt Nam của hai tác giả Trần Tiến Hoạt và Lê Quang Lạng thì số lượng hàng vũ khí và trang bị kỹ thuật viện trợ từ khối Cộng sản cho Bắc Việt trong hai giai đoạn 69- 72 và 73-75 gần như tương đuơng :

      73- 75: 649,246 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật
      69- 72: 684,666 tấn hàng vũ khí, trang bị kỹ thuật

      Thêm vào đó, một điểm vô cùng quan trọng phải được đề cập đến là :

      Trọng Đạt : Trong giai đoạn 73- 75 , họ mang vào Nam được nhiều hơn. Trong giai đoạn 1969-1972 đường Trường Sơn bị máy bay chiến lược, chiến thuật của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà oanh kích nên cuộc vận chuyển tiếp liệu gặp nhiều khó khăn, số lượng hàng vũ khí mang vào bị giới hạn. Trái lại giai đoạn 1973-75 họ mang vào được nhiều hơn vì sau ngày ký Hiệp Ðịnh Ba Lê, các tuyến đường xâm nhập gần như bỏ ngỏ, BV đã xử dụng 16 ngàn xe vận tải chuyên chở vũ khí đạn dược vào Nam thoải mái.

      Sau khi ký Hiệp định Paris, Hà Nội cho khởi công xây tuyến đường xa lộ Ðông Trường Sơn hay hành lang 613, song song với đường mòn Hồ Chí Minh nhưng nằm trong địa phận Việt Nam Cộng Hoà từ Ðồng Hới cho tới Lộc Ninh, đến đầu 1975 thì công trình hoàn thành dài 1,200 km. Dọc theo Ðông Trường Sơn là hệ thống dẫn dầu từ Quảng Trị qua Tây Nguyên tới Lộc Ninh. Bắc Việt huy động hàng nghìn xe máy ủi, hàng vạn bộ đội, công nhân, thanh niên xung phong, dân công .. ngày đêm phá núi san đèo, xây cống, lắp đường, dựng cầu.. đường rộng 8 m.. xe vận tải cỡ lớn chạy hai chiều được, ngày đêm chở hàng trăm nghìn tấn đạn dược quân nhu cho chiến trường. Họ đã xử dụng 16 ngàn xe vận tải để chuyên chở binh khí, kỹ thuật, đạn dược, lương thực… chuẩn bị cho chiến trường miền Nam trong hai năm 1973 và 1974. Chiều dài toàn bộ hệ thống chiến lược Trường Sơn tới 1975 là 16 ngàn km gồm 5 hệ thống đường trục dài 5,500 km, 21 đường trục ngang dài 1,020 km, một đường hệ thống dẫn dầu dài 5,000 km.

    • Quang Phan says:

      Trọng Đạt: Sau khi Mỹ rút, viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hoà:

      -Tài khoá 1973 : hai tỷ mốt (2,1 tỷ)
      -Tài khoá 1974 : một tỷ tư (1,4 tỷ)
      -Tài khoá 1975 : bẩy trăm triệu (0,7 tỷ).
      với ngân khoản 700 triệu viện trợ, trong khi đó thì cuộc khủng hoảng dầu lửa đã làm giá săng nhớt tăng gấp bốn . Bởi vậy mãi lực thật của ngân khoản ấy chỉ là trên dưới 350 triệu – bằng 3% của mức chi tiêu 12 tỷ trong tài khoá 1970-71 khi quân đội Mỹ chưa rút hết khỏi Việt nam.

      Cần ghi chú là trong khoản 700 triệu kể trên, 300 triệu sẽ là để trả lương cho nhân viên cơ quân tuỳ viên quân sự DAO của Mỹ .

    • Quang Phan says:

      Trọng Đạt : Tình hình viện trợ quân sự tài khoá 1975 rất rối ren:

      -Mức ban đầu do chính phủ Nixon đề nghị là 1,4 tỷ, tức bằng tài khoá 1974;
      -Ủy Ban Quốc Phòng Thượng nghị viện do Nghị sĩ John Stennis (Mississipi) làm chủ tịch giảm còn một tỷ 126 triệu cho cả Ðông Dương, phần chia cho Việt Nam Cộng Hoà là một tỷ đô la.
      -Trước khi từ chức, Tổng thống Nixon ký thành luật một mức tối đa cho Việt Nam Cộng Hoà là một tỷ;
      -Sau khi Ford nhậm chức, Ủy Ban Chuẩn Chi Thượng Viện do Nghị sĩ John McClellan (Arkansas) làm chủ tịch, cắt xuống còn 700 triệu.”

      Tổng thống Nixon từ chức ngày 9-8-1974, phó Tổng thống Ford lên thay, hạ tuần tháng 9-1974, ông Nguyễn Văn Thiệu cử bộ trưởng ngoại giao Vương Văn Bắc đi Mỹ để vận động xin thêm 300 triệu quân viện để phục hồi một tỷ như cựu Tổng thống Nixon đã ký trước đây .

      Ngày 10-3 Chủ tịch Thượng viện Trần văn Lắm trở về Sài Gòn sau chuyến đi Mỹ vận động, ông nói chẳng những không hy vọng gì đối với khoản 300 triệu mà sẽ không bao giờ còn viện trợ quân sự nữa.

    • Quang Phan says:

      Chính các tài liệu của Cộng sản Hà nội, Tàu cộng và Liên xô cũng đã vach rõ tiềm lực quân sự của Việt Nam Cộng Hoà suy giảm trầm trọng do sự cắt giảm viện trợ, và đó chính là một trong những nguyên do khiến Cộng sản Hà nội dám mở cuộc Tổng tấn công năm 75, và chiếm được miền Nam:

      ***Ttrong tập hồi ký Mùa Xuân Đại Thắng, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã viết về động cơ thúc đẩy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mở cuộc tổng tấn công ở miền Nam là do Mỹ đã giảm viện trợ làm cho kế hoạch tác chiến và xây dựng lực lượng của quân đội Sài Gòn không thể thực hiện theo như ý muốn. Đó là vì “hỏa lực đã sút giảm gần 60% vì thiếu bom, đạn; khả năng di động cũng giảm đi 50% vì thiếu máy bay, xe cộ, và nhiên liệu.”…”
      “…Nhận thấy tình hình Mỹ không còn muốn chi viện cho địch, bộ chính trị và bộ tổng tham mưu họp khẩn trương thống nhất để tổng tấn công trên khắp miền Nam…” .

      ***Trong Báo Cáo Tổng Kết của quân đội Liên Xô năm 1977 có đoạn tại trang 20: “Sau khi chúng ta có đầy đủ báo cáo về sự thiếu hụt lực lượng, khí tài của quân đội VNCH do người Mỹ không muốn lún sâu vào chiến tranh Việt Nam thì thông tin đã kịp thời đến với phía VNDCCH. Chúng ta cũng có quyết sách đúng đắn khi gửi tới Hà Nội phái đoàn quân sự cao cấp để giúp chính phủ VNDCCH thêm sức mạnh quân sự kết thúc cuộc chiến Việt Nam…” .

      *** Trong cuốn sách Years of Renewal, tác giả Kissinger viết tháng 1-1975 báo Học tập của Cộng sản Bắc Việt viết về tình trạng khó khăn của VNCH : “Hỏa lực và sự di động của quân Ngụy giảm mạnh trong quí ba 1974, hỏa lực pháo binh hàng tháng của quân Ngụy giảm ba phần tư (3/4) so với 1973. Số phi vụ chiến thuật hàng ngày của Ngụy giảm chỉ còn một phần năm (1/5) so với năm 1972. Số máy bay Ngụy so với thời ký chiến tranh trước đây giảm 70%, trực thăng giảm 80%…Kho bom đạn Ngụy giảm mạnh và gặp nhiều khó khăn về tiếp liệu, bảo trì, sửa chữa các loại máy bay, xe tăng, tầu thuyền, vũ khí nặng…” .

    • Quang Phan says:

      Sự thật về viện trợ Mỹ cho Việt Nam Cộng Hoà :

      Viết lại theo ý từ bài chủ Lật Tẩy Viện Trợ Mỹ Thời Việt Nam Cộng Hoà – tác giả Niên Dư – cựu thượng nghị sĩ. Cựu chủ bút tuần báo Quân Đội va nguyệt san Phụng Sự .

      Không lực Việt Nam Cộng Hoà được trao lại loại vận tải cơ mà Hoa kỳ liệt vào loại phế thải : Loại C123 Provider được sản xuất từ thập niên 50 mà vì tai nạn quá nhiều nên được không lực Hoa kỳ cho nằm ( ground) nhiều lần và vận tải C119 Flying Boxcar sản xuất từ hồi Thế Chiến Thứ Hai mà vì quá cũ đã gây nhiều tai nạn nên gọi là “quan tài bay” .

      Không lực Việt Nam Cộng Hoà còn được chuyển giao hơn chục chiếc DHC3 Caribou sau khi Hoa kỳ đã xữ dụng xong.

      Không lực VNCH được cung cấp khoảng 26 chiếc C130A Hercules.Tuy nhiên, đây là loại mà trên thế giới chẳng có quốc gia nào xử dụng vì quá cũ .

      Hoa kỳ viện trợ cho VNCH vài trăm chiếc trực thăng HU 1, đa số đã được Hoa kỳ xử dụng chán chê rồi .

      VNCH chưa từng được trang bị oanh tạc cơ. Oanh tạc cơ là loại phi cơ có thể chống lại pháo binh tầm xa của Bắc Việt hoặc có thể triệt hạ các địa điểm tập trung của xe tăng Bắc Việt .

      Phi cơ cánh quạt AD6 thì cũ kỹ, chậm chạp. Phi cơ phản lực A37 nguyên thuỷ là loại huấn luyện cơ T37 do hãng Cessna sản xuất vào thập niên 50. Khi Hoa kỳ thay thế loại T37 bằng loại T38 Talon của hãng Northrop thì loại T37 được sửa chữa chút ít để có thể trang bị vũ khí và chuyển giao cho không lực VNCH

      Loại phi cơ phản lực F5 tí hon bay biểu diễn cho đẹp mắt thì được chứ xử dụng để oanh kích và tác xạ thì chỉ mang được vài trăm kilô bom và hơn chục hoả tiễn HVR loại 75 ly. Hơn nữa, đến 90 phần trăm loại phi cơ này đều đã được Ba Tư, Đài Loan, Đại Hàn… xử dung qua rồi .

      Về hải quân, mãi đến năm 73, VNCH mới nhận được chiếc khu trục hạm loại nhỏ đầu tiên, chiếc Trần Hưng Đạo. Tiếp theo là 5 chiếc khác do đội Phòng Duyên Hoa kỳ đã dùng xong giao lại .Vũ khí mạnh nhất là đại bác 127 ly bắn xa chừng 15 cây số, trong khi tầm tác xạ của đại pháo Bắc Việt là 32 cây số .

      Bộ binh VNCH được trang bị súng cá nhân M16. Buồng đạn của M16 chỉ có 15 viên so với AK của Bắc Việt co 32 viên .

      Pháo binh của VNCH có tầm tác xạ chưa được bằng phân nửa của pháo binh Bắc Việt.

      Về chiến xa thì những M26 (Chafee), M48 (Patton) và sau này M60 (Pershing) thì không thể nào so sánh với chiến xa T54 và T62 mà Bắc Việt được trang bị hàng ngàn chiếc . Chiến xa M60 trang bị đại bác 90 ly. Trong khi chiến xa Bắc Việt T54 và T62 trang bị đại bác 132 và 152 ly.

      Quân đội VNCH lại không được trang bị các loại hoả tiễn, mà chỉ có các loại bích kích pháo ( mortier) được sản xuất từ Thế Chiến Thứ Hai, trong khi Bắc Việt được viện trợ hoả tiễn 122ly và loại hoả tiễn liên châu ( được mệnh danh là “dương cầm Staline) bắn một lúc hàng chục loạt hoả tiễn .

    • Quang Phan says:

      Trong khi người lính Việt Nam Cộng Hoà phải xử dụng các vũ khí người Mỹ đã dùng qua hoặc sản xuất từ thời Thế Chiến Thứ Hai, thì Cộng sản Bắc Việt được Trung- Xô và khối Đông Âu viện trợ những khí giới vô cùng hiện đại :

      Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập” – Nguyễn Đức Phương : Bắc Việt được Liên Xô và Trung Cộng và các nước CS Đông Âu cung cấp những chiến cụ, thiết bị, và vũ khí cá nhân và cộng đồng tối tân nhất trong từng giai đoạn của chiến cuộc. Các đơn vị bộ chiến được trang bị súng AK-47 bắn từng loạt, các loại B-40, B-41 vừa phá công sự vừa diệt tăng, các bích kích pháo 61mm, 82mm, và 120mm. Từ đầu thập niên 1970’ bộ binh còn có thêm hỏa tiễn SA-7 bắn trực thăng và phi cơ , không kể các loại đại cao xạ nhiều cỡ, hiệu năng cao. Đơn vị bộ binh mà tầm tác chiến đa năng nhờ vũ khí nhẹ và gọn của khối Cộng sản Quốc Tế tất nhiên dễ di động và chế ngự chiến trrường. Pháo binh với các loại trọng pháo cơ giới 85mm D-44; 122mm D-74 và D-30 canh tân; đại pháo 130mm và 152mm D-20. Đơn vị chiến xa với các loại thuỷ xa PT-76, chiến xa BTR-50, BTR85 và T-54. Ngoài ra còn thêm các loại chiến xa T-70 trang bị đại bác tự hành SU-76mm và chiến xa Joseph Staline 2 gắn đại bác tự hành ISU-122mm. Phòng không dùng các loại pháo cao xạ cơ giới 23mm, 37mm, 80mm và 100mm, hoả tiễn địa không SA-2, SAM-7 của Liên Xô.

      Không quân được Trung Cộng cung cấp MIG-15 và MIG F-17, Liên Xô cung cấp MIG-19 và MIG-21. Ở thời điếm chiến tranh cao độ, Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) có hơn 2,000 hoả tiển SA-2, SAM-7 và 200 phi cơ MIG các loại.

      Hải quân được Trung Cộng cung cấp hàng trăm pháo hạm Swatow và Shanghai; Đông Đức yểm trợ khinh tốc đĩnh; Liên Xô viện trợ loại pháo hạm Komar và phóng lôi PT-4 và PT-6.

    • kimkiến says:

      Vậy thì AI cắt Viện TRợ tử 700 t xuốn còn 300 và sau cung là KHÔNG CÓ GÌ HẾT. theo như nghe nói từ trước tới giờ? Không cắt viện trợ hoàn toàn sao TT Thiệu lai phái ông dân biểu đi Mỹ vói lơì dặn ân ần là nếu không xin được 700 thì cố xin 300 cũng được .(hình như nay Ông DB ta đã chét già trên đất Mỹ, và có bài đăng trên ĐCV về sự kiện này ,Ông ta được giao nhiệm vụ ,nhưng loay hoay tìm đũ cách đẻ không “hoàn thanh nhiệm vụ ” ,nghĩa là tìm cách nào đẻ QH Mỹ thấy nản mà cắt toàn bộ viện trợ (không bãy chẳng ba) . Sau cùng Ông ta được cố vấn (AI?) là đưa mấy tấm ảnh binh sĩ VNCH sau trận đánh mệt mỏi ,áo quần xóc xếch.chiên trường có dân /vc (mặc thường phục hay ở trần ,có một vài người già và trẻ con) đẻ cho dân biểu Mỹ coi ! Và quả nhiên bị cắt viên trợ . Tên đó vui mừng .(sau này trơ tráo sông trong đám người TN ,lúc gần chét còn khoe thành tich “Dân biểu đối lập ăn hại nữa chớ/TNT .tr/u ,cũng trong nhóm dân biểu “chống “Thiệu đến kỳ cùng /nay cũng còn “múa mép”/).
      Người ta kháo nhau rằng ,trước hay sau khi ký HĐ Paris ,vói điều lệ “vủ khí một đổi một >” Mỹ đua qua VN nhiều vũ khi mói ,có cả trực thăng . Nhưng kho vũ khí mới này không bàn giao cho VNCH xử dụng . Sau khi miền Nam thua trận ,người ta noi đó là vũ khí Mỹ cho VC theo HĐ Páris,một phần bồi thường chiến tranh.Họ còn nói ,nếu VC không BÁN kho Vũ khí Long Bình Mỹ đẻ lại đẻ lấy tiền bỏ túi thì vũ khí (qua “ngụy” xử dụng còn đẻ lại và + kho Mỹ này) VN dư sức đánh Tàu xâm lược.(Tàu lúc đó QĐ không có kinh nghiệm ,vủ khí cũng chỉ là vũ khi tầm thường như viện trợ cho VNCS/ chỉ được Đông người ! TRân chiến biên giới hãi đão chỉ là một thử nghiệm …Và Họ đã biết QĐ họ yếu kém thế nào so với Mỹ. Do đó họ cải tiên như ngày nay/My cũng ngạc nhiên và e ngại . Còn VNCS ? Vì là con cháu cuội nên chĩ “dóc chó ” lổ miệng ” chĩ biết ” ăn ,tìm đường chạy ,không cón biết tổ quốc quê hương .”
      Do đó không cần biết ai nói ,nhưng nhìn qua cuộc chiến , qua hồi ký ,qua dân biểu đi tìm Viện trợ mà phản bội (không thuyết phục kẻ có tiền mà còn phá !) và nghe dân chúng kháo nhau ,nay một ít ,mai một tí , viết báo ,bàn cải tranh luận đẻ biết MỘT SỰ THỰC.
      Tháng 4 /75 tình hình VNCH như dầu sôi lửa bổng . cắt viện trợ đã xong ,THUA ĐÃ THẤY còn “Viện trợ khẩn cáp ” gì nữa. Cho nên Nó là một hài kịch hay nói cho đúng hơn ,một Vụ BỊP Vĩ Đại !
      (kk30/4/75)

  5. Màn hài says:

    Màn chạy thục mạng nhưng tuyên bố như đang tử chiến là hài nhất hồi năm 75.

    • Tien Ngu says:

      Đúng nà…hài. VNCH mất hậu thuẩn, tự động tan hàng. Cộng láo tiến vào miền Nam như chổ không người…

      Chúng ca mí cò mồi, dân ngu, nà chúng…chiến thắng, đánh nhau 20 năm chúng tiến đến đâu là VNCH chạy sút quần đến đó.
      VNCH chạy…sút quần đến 20 năm, Cộng láo mới…vào đến miền Nam…

      Mẹ nó chớ, còn B52 là chết cha mày rồi, ở đó mà biển người mí tăng Nga…

    • Trúc Bạch says:

      “Chạy thục mang” chưa phải là màn hài nhất, cái màn hài nhất là sau khi “giải phóng nhân dân miền Nam khỏi sự kèm kẹp của Mỹ Ngụy” thì đoàn quân chiến thắng đã lũ lượt “vơ vét về”…bắc không chừa thứ gì, từ cái quần xì líp, đến cái đài, cái đạp, cái đồng….hồ , thậm chí cả những con búp bê (cũ) bằng nhựa .

      He he he …có những chú bộ đội (phấn đấu) quàng hàng chục cái “xăm xe đạp” trên cổ…bởi vì hai tay chú ấy còn bận xách hai cái “tay nải” nặng trĩu toàn là quần …xa teng .

      Bây giờ ngồi nhớ lại những hình ảnh này mà không nhịn được cười .

      Hài vãi !

    • Quang Phan says:

      Được trang bị khí giới đầy đủ mà sao Quân Đội Nhân Dân VN lại thua đại bại thế này nhỉ ?:

      Năm 79, quan thày Tàu cộng đánh chư hầu Cộng sản Hà nội, giết chết 37000 tên lính Quân Đội Nhân Dân VN, đánh bị thương 7.000 ten và bắt được 5000 tù binh – theo diễn văn ngày 16 tháng ba năm 1979 của lãnh đạo Tàu cộng Đặng Tiểu Bình .

      Năm 1984, quan thày Tàu cộng đánh chiếm Lão sơn, giết chết 4000 tên lính Quân Đội Nhân Dân VN.

      Năm 1988, Khmer Đỏ giết chết và làm bị thương hàng trăm ngàn tên lính Quân Đội Nhân Dân VN.

      Năm 88 ở Gạc Ma, quan thày Tàu cộng nã súng bắn chết 69 tên lính Quân Đội Nhân Dân VN.

      Năm 2014 ở Hoàng sa, quan thày Tàu cộng đái lên đầu, lên mặt Quân Đội Nhân Dân VN.

      Hiên tại, quan thày Tàu cộng tung hoành biển Đông. Quân Đội Nhân Dân VN teo chim đứng nhìn ” tàu nạ, tàu nạ”.

  6. HN says:

    Cái đám Quân đội nhân dân hèn như chó, chỉ giỏi đánh nhau ở cái xó nhà, đi ăn cướp thì giỏi, có dám đánh nhau với Trung Cộng không?
    Nó chửi cha thằng Việt Cộng Hà Nội mà câm như hến, cúi đầu tuân phục
    Đúng là cái đám Quân đội Nhân dân ăn hại cơm nhân dân hèn như chó

  7. VNCH says:

    Vở hài kịch vô nghĩa mà Weyand và Kissinger dựng lên khi Đông Dương đang dẫy chết chẳng giúp cứu vãn được gì hơn là làm cho nạn nhân của họ càng thêm tủi nhục.

    • Bên Thắng Cuộc says:

      Ai ? – Tôi! (Chế Lan Viên)

      Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
      Chỉ một đêm, còn sống có 30
      Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
      Tôi!

      Tôi – người viết những câu thơ cổ võ
      Ca tụng người không tiếc mạng mình
      trong mọi cuộc xung phong.
      Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
      Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
      Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ,
      Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
      Ai chịu trách nhiệm vậy?
      Lại chính là tôi!

      Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời,
      Tôi ú ớ.
      Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
      Mà tôi xấu hổ.
      Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
      Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
      Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười

      (Sao Thắng Cuộc mà cười ra nước mắt ?
      Và Tủi buồn xen lẫn cả chua cay ??

  8. hưng says:

    Mỹ cắt viện trợ cho VNCH là đúng rồi. Người ta viện trợ cho người dám chiến đấu, biết cách chiến đấu và chiến thắng chứ tiền của đâu mà viện trợ cho đám ăn hại, địch chưa đến đã bu càng trực thăng trốn chạy, lại còn tụt quần quăng súng tháo chạy tán loạn.

    • Quang Phan says:

      Cộng sản Hà nội được bọn đế quốc Trung- Xô viện trợ từ cây kim, sợi chỉ đến khí giới, đạn dược là đúng rồi vì chúng là lính đánh thuê cho bọn đế quốc, sẵn sàng chết cho bọn đế quốc 4 triệu tên đã bị phơi thây :

      Lê Duẩn : “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc “.

      Theo tài liệu đúc kết từ Đại Hội 4 của CSBV năm 1976, ít nhất là 4.000.000 thanh niên miền Bắc đã chết trên chiến trường – gồm cả số người chết trên đường xâm nhập từ Bắc vào Nam.

      Ông Dương Danh Dy, nguyên tổng lãnh sự Việt Nam CS tại Quảng Châu bàn về quan hệ Việt – Trung thời kỳ chiến tranh :

      Những người ở lứa tuổi tôi hiện nay đều không quên những viện trợ to lớn của nhân dân Trung Quốc anh em cho chúng ta trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Từ vũ khí đạn dược đến gạo ăn vải mặc, từ ô tô, tầu thủy, máy bay đến chiếc xe đạp, máy khâu, từ gói mì chính đến cái kim sợi chỉ…, không sao kể hết.

      Tôi còn nhớ, từ chiếc mũ cối và đôi dép cao su Việt Nam đưa mẫu sang, các kỹ sư và công nhân Trung Quốc đã chế tạo cho quân đội ta và nhân dân ta những chiếc mũ cối và đôi dép lốp nổi tiếng một thời (mũ cối có thể làm ghế ngồi nghỉ sau một trạm hành quân và dùng làm gầu múc nước tắm, còn dép lốp thì bền tới mức chông sắt đâm không thủng, đi mãi không đứt quai.
      Nhiều người Việt Nam thời đó từng được ăn nếm những phong lương khô rất ngon của Trung Quốc, nhưng ít ai biết rằng để đảm bảo sức khỏe cho các chiến sĩ ta, một số cán bộ kỹ thuật của nhà máy Ích Dân Thượng Hải đã trực tiếp thử nghiệm trong hơn hai mươi ngày liền chỉ ăn những phong lương khô đó trên đường hành quân mang nặng như các chiến sĩ ta. (Tôi may mắn được đến thăm nhà máy này ba lần và nếm thủ lương khô tại chỗ .

      Ít người Việt Nam được biết những con tầu Giải phóng tải trọng chỉ có 50 tấn nhưng dùng động cơ mạnh tới 800 mã lực(nghĩa là có tốc độ rất nhanh) để có thể từ một cảng miền Bắc chở vũ khí, lương thực… vào cập bến tại một nơi ở vùng giải phóng miền Nam rồi trở lại ngay miền Bắc trong đêm đã được các kỹ sư và công nhân một nhà máy đóng tầu Trung Quốc thiết kế và chế tạo xong trong một thời gian ngắn kỷ lục theo yêu cầu của chúng ta.

      Tôi cũng không thể nào quên những ngày nhiều công dân Trung Quốc sôi nổi gửi tiền ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ đến Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc kinh và vẫn còn nhớ nhiều vở kịch lấy đề tài từ cuốn “Những lá thư miền Nam” được các nghệ sĩ Trung Quốc chuyển thể thành các vở diễn mang tên “Những bức thư tiền tuyến” công diễn tại nhiều nơi ở Trung Quốc.

  9. hưng says:

    Chỉ tiếc là Mỹ cắt viện trợ cho VNCH là đúng rồi. Người ta viện trợ cho người dám chiến đấu, biết cách chiến đấu và chiến thắng chứ tiền của đâu mà viện trợ cho đám ăn hại, địch chưa đến đã bu càng trực thăng trốn chạy, lại còn tụt quần quăng súng tháo chạy tán loạn.

  10. tèo says:

    Cha ” kit” này mong cho vnch “chết phứt đi cho rồi” nhung dù “ác khẩu ” như vậy mà vnch vẫn sống và vẫn sống mãi (sống dai dẳng hoài) không phải VNCH mà cả trong những người CS nếu còn óc còn tim còn tấm lòng với tổ quốc thân yêu ,còn nhớ mình là con cháu của cha ông một thời dựng nước và giử nước ,nhớ lại nhứng chiến công xua của Đinh Lê Lý Trần. Sông Bach Đằng ,Gò Đống Đa mồ chôn xác giặc Tàu !
    VNCH còn sống là nhân chứng cho TÔI ÁC VC ,Tôi PHÃN QUỐC,…BUÔN DÂN BÁN NƯỚC của VC.(Từ Hồ ly tinh cho đến Trọng Lú) …
    VC vói một lũ ngu ngoác (phu đồn điền thiến heo thằng mỏ,đánh dâm ,ăn mày ,trộm ,cươp ,móc túi ,lừa đão,du dãng ,khũng bố ) nên dù chiên thắng ,lấy được cả nước nhưng không GIỮ ĐƯỢC NƯỚC.(chiếm nước thì dể ,GIŨ NƯỚC MƠI KHÓ).
    Cố gắng bắt chước VN CH ,nhưng không bắt chước được cái cốt lỏi hay ho (bàn chất ) của VNCH mà chĩ bắt chước cái xấu xa của VNCH . Cũng như không bát chước cai hay của chế độ tư bản mà bát chước cái thành phần xấu trong xã hội tư bản
    Và tệ hơn là ôm lấy quyền hành ,giữ lấy “chuyên chính vô sản” , đẻ đât nước rơi dần vào tay tàu cộng .
    Nhứng thanh niên tinh hoa rường cột của dát nước đến nay vẩn u mê ,không nhìn rỏ Mỹ/vnch và TC/vncs …không nhìn rỏ bản chất của 2 chế độ thì quả là “không phải là NGƯỜI mà là “con khỉ người có đuôi !”
    “,,Vì ,hai tiếng này (VIÊT CỘNG)đồng nghĩa với ÁC NHÂN ,HUNG ĐẢNG ÁC QUỶ ,ÁC TINH, MAN DI ,MỌI RỢ ,LƯU MANH ,GIAN XẢO, CÔN ĐỒ ,THẢO KHẤU., loại QUỶ QUÁI TINH MA, nghĩa là bọn TRỜI ĐÁNH THÁNH ĐÂM .TRỜI CHU ĐẤT DIỆT”(nhạc sĩ Lê Dinh/trích).
    (tèo)

Leave a Reply to Màn hài