WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chuyện tình báo trong The Sympathizer

Tác giả Nguyễn Thanh Việt

Tác giả Nguyễn Thanh Việt

Hơn một thập niên qua, cuộc chiến Việt Nam không còn được chính giới Mỹ nhắc đến nữa, ngay cả trong các kỳ tranh cử tổng thống.

Sau kỳ bầu chọn giữa ứng cử viên John Kerry, một cựu chiến binh từng phục vụ tại Việt Nam, đối đầu với George W. Bush (con) vào năm 2004 thì trong các cuộc vận động sau đó, cụm từ “Cuộc chiến Việt Nam” đã lùi vào lịch sử, thay vào là Iraq và Afghanistan.

Kỳ bầu cử năm nay, ứng cử viên Ted Cruz có đề nghị ném bom trải thảm để tiêu diệt ISIS, nhưng không ai nhắc đến cuộc chiến cách đây nửa thế kỷ, khi Mỹ dùng B-52 ném bom như trải thảm để tiêu diệt các căn cứ của Việt Cộng.

Ted Cruz còn quá trẻ hay ông không có nhiều hiểu biết về cuộc chiến Việt Nam nên đã đề nghị như thế mà không lường hậu quả sẽ ra sao. Cũng không có một nhà báo nào đặt cho ông câu hỏi nếu phải đem quá khứ Việt Nam ra soi chiếu cho tương lai, ông sẽ nghĩ sao về bom trải thảm.

Các ứng cử viên Bernie Sanders và Donald Trump có nhắc đến hai chữ Việt Nam trong khi đi vận động tranh cử, nhưng là trong khung cảnh phản đối hiệp định thương mại TPP đã được Việt Nam ký kết với Hoa Kỳ.

Nhưng cuộc chiến Việt Nam đang được gợi lại qua tiểu thuyết “The Sympathizer” – Cảm tình viên – của Viet Thanh Nguyen, tức Nguyễn Thanh Việt. Một tác phẩm đã có rất đông độc giả tìm đọc trong nhiều tháng qua.

: The Sympathizer đoạt giải Pulitzer 2016 thể loại tiểu thuyết (Nxb Grove Press 2015, 371 trang)

 The Sympathizer đoạt giải Pulitzer 2016 thể loại tiểu thuyết (Nxb Grove Press 2015, 371 trang)

Đó là một câu chuyện tình báo, như James Bond hay Z-28, xoay quanh vấn đề độc lập, tự do của người Việt và hệ lụy của cuộc chiến với tất cả những đớn đau và phản bội đã được tác giả dựng lại một cách thật hồi hộp, hấp dẫn trên từng trang sách.

Nhân vật chính trong tiểu thuyết được sinh ra, từ nhỏ bị khinh chê vì là con lai, lớn lên đi du học Mỹ, trở về gia nhập quân đội Việt Nam Cộng hòa, lên đến cấp bậc đại úy và là cảm tình viên cộng sản.

Người con lai đó là hai nửa, một nửa từ linh mục Pháp và nửa kia là bà mẹ người Việt. Có điều gì trớ trêu hơn nữa không, hay cũng chỉ như tiểu thuyết “The Thorn Birds” của Colleen McCullough về một tu sĩ công giáo đã được dựng thành phim tập nhiều bộ?

“Cảm tình viên” nhắc đến những tín điều của đạo công giáo, với các kinh bổn, kinh tin kính mà ngay chính một linh mục không giữ được đức tin. Cũng như niềm tin vào việc lấy lại quê hương của một cựu đề đốc, sau tháng Tư 1975 đã lập căn cứ kháng chiến ở Thái Lan. Hay một cán bộ chính ủy trại giam tù cải tạo với niềm tin tuyệt đối vào chủ thuyết Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh, qua câu nói mà người Việt ai cũng đã nghe qua: “Không có gì quí hơn độc lập, tự do”.

Tin vào tôn giáo, tin vào lý tưởng tự do, hay tin vào cách mạng, nhưng tất cả rồi chỉ là những phản bội.

Câu chuyện bắt đầu vào những ngày hỗn loạn cuối tháng 4/1975, khi cảm tình viên được di tản bằng máy bay từ Sài Gòn qua Guam, đi theo một tướng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, là cấp chỉ huy trực tiếp, cùng với một người bạn là Bốn, đã uống máu ăn thề với nhau từ ngày còn học sinh. Một bạn chí thân khác của hai người, là Mẫn, thì ở lại.

Sau cuộc di tản, cộng đồng người Việt tị nạn ở Mỹ thành hình và gồm đủ mọi thành phần, làm nhiều công việc khác nhau, bác sĩ, luật sư, gác dan, bồi bàn, làm vườn hay chỉ lãnh trợ cấp xã hội.

Ông tướng qua Mỹ mở tiệm rượu nhưng vẫn quan tâm chuyện chính trị, muốn lấy lại quê hương và được người của CIA cũng như một số dân cử ủng hộ.

Vì thế không khí chống cộng hừng hực trong cộng đồng. Bốn là người sống chung với cảm tình viên và chỉ muốn tiêu diệt những người cộng sản. Nhiều cựu sĩ quan, binh sĩ mong muốn được trở về lấy lại quê hương. Trong nhà, trong chung cư nhiều người Việt, dù là cựu chiến sĩ hay sinh viên phản chiến đều có treo đồng hồ mang hình bản đồ nước Việt Nam, lúc nào cũng chỉ giờ Sài Gòn để nói lên nỗi nhớ quê hương của họ.

Nhưng là một điệp viên hai mặt nên từ khi định cư ở Mỹ cảm tình viên vẫn liên lạc và báo cáo các tin tức sinh hoạt của cộng đồng người Việt tị nạn với cán bộ trong nước, qua đường dây bên Pháp là một người dì. Những bức thư có khi dùng mật mã, có khi viết bằng loại mực không hiện mặt chữ. Các hoạt động của cựu tướng, của những hội Cựu chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa, của mặt trận, của các phong trào yểm trợ kháng chiến, các chương trình gây quỹ đều được báo cáo về trong nước.

Đan xen là những cuộc tình giữa cảm tình viên với nữ thư ký của trưởng khoa, với con gái của ông tướng là cựu sinh viên Đại học Berkeley có tư tưởng tiến bộ phóng khoáng.

Viết về chiến tranh Việt Nam là nói đến những đau thương, ngoài những cái chết vì bom đạn, chết ngoài chiến trường còn là những đau đớn vì tra tấn để khai thác tin tức. Việt Cộng tra tấn người của Việt Nam Cộng hòa như cảnh trong phim do Hollywood sản xuất, hay trong “phòng trắng” theo cách tra tấn của CIA dạy cảm tình viên tại trung tâm thẩm vấn ở Sài Gòn trước đây, để rồi chính những hành hạ đó sau này lại được dùng để điều tra cảm tình viên sau khi bị bắt trên đường xâm nhập vào Việt Nam.

Tác giả đã dựng lên những vụ giết người thật éo le. Đó là những vụ ám sát vì lý do chính trị nhưng có thể hiểu là vì tình, vì bị cướp.

Như cái chết của cựu thiếu tá mà Bốn và cảm tình viên chủ mưu ám sát rồi dàn cảnh như là nạn nhân bị cướp giết.

Một chủ báo từng là sinh viên du học Mỹ, có tư tưởng phản chiến, làm báo đưa tít: “Move on. War over” cùng đăng những bài viết kêu gọi “hòa giải, trở về xây dựng quê hương” mà cựu tướng cho là thân cộng và ông chỉ nói một câu là cảm tình viên biết sẽ phải làm gì.

Thế là chủ báo chết, được dàn dựng để bên ngoài cho là chết vì tình, cuộc tình giữa chủ báo và người phụ nữ cực tả gốc Nhật mà cảm tình viên cũng mê, từng ân ái với cô.

Giết nhà báo xong, cảm tình viên được ông tướng đưa qua Thái Lan cùng với Bốn và hai cựu sĩ quan nữa để tham gian kháng chiến, lấy lại quê hương. Nhưng thực trong tâm cựu tướng muốn chia cắt quan hệ của cảm tình viên với con gái của ông.

Tiểu thuyết kết thúc bất ngờ khi cán bộ chính ủy cho cảm tình viên rời trại học tập cải tạo và giúp để vượt biển vào đầu năm 1979, từ Sài Gòn, cùng với Bốn. Ra đi lần này, cảm tình viên đem theo 295 trang giấy viết tự kiểm thảo trong hơn một năm bị giam trong trại học tập ở miền Bắc từ khi cảm tình viên, với Bốn và vài kháng chiến quân nữa bị phục kích và bị bắt trong khi xâm nhập vào Việt Nam từ Thái Lan qua ngả Lào.

Cách hành văn lôi cuốn, đưa người đọc đến những ngạc nhiên và hồi hộp liên tục bên cạnh những nét của đời sống người tị nạn ở Mỹ, phảng phất văn hoá Việt qua trang phục, ẩm thực, sinh hoạt học đường, nếp sống gia đình, sinh hoạt văn hoá trước cũng như sau tháng Tư 1975, với ca dao tục ngữ: “Công cha như núi Thái Sơn…”, với thơ Tố Hữu “Mặt trời chân lý chói qua tim”, với văn chương Liên Xô: “Thép đã tôi thế đấy”.

Nhiều lần cụm từ “Không có gì quí hơn độc lập, tự do” được nhắc đến. Đó là câu nói mà người Việt ai cũng biết. Vì câu nói đó mà bao triệu người Việt đã hy sinh để rồi thực tế chỉ là không có gì.

“The Sympathizer” được Nhà Xuất bản Grove Press phát hành năm ngoái và đã được giới bình luận văn chương đưa ra nhiều lời khen trong những tháng qua.

Hôm thứ Hai 18/4 tác phẩm này của Nguyễn Thanh Việt đã được trao giải Pulitzer 2016, thể loại tiểu thuyết hư cấu, là giải thưởng văn chương cao quí nhất ở Hoa Kỳ.

Trên chính trường Mỹ, cuộc chiến Việt Nam đã lùi vào dĩ vãng. Nhưng trên diễn đàn văn chương, ở một góc độ nào đó thì tâm thức nước Mỹ vẫn chưa bao giờ quên. Chiến tranh chấm dứt đã 41 năm, nay với giải Pulitzer 2016, cuộc chiến Việt Nam đã được gợi lại, nhưng qua một góc nhìn mới lạ của Nguyễn Thanh Việt, từ một đứa trẻ tị nạn, tốt nghiệp tiến sĩ văn chương từ Đại học Berkeley và đang giảng dạy tại University of Southern California.

© 2016 Buivanphu

H01: The Sympathizer đoạt giải Pulitzer 2016 thể loại tiểu thuyết (Nxb Grove Press 2015, 371 trang)

H02: Tác giả Nguyễn Thanh Việt

15 Phản hồi cho “Chuyện tình báo trong The Sympathizer”

  1. Thầy Chạy says:

    The Sympathizer is the story of a man of two minds
    Cảm Tình Viên là câu chuyện của một người hai lòng
    (Pulizer.org)

    Có nhiều nhận xét và điểm sách – book reviewer về quyển Sympatizer này. Tuy nhiên quý vị không thể không biết về nhận định của chính ban giám khảo Pulitzer viết về nó, nếu quý vị muốn đọc và tìm hiểu thêm về quyển sách.

    Sau đây là vài ý nhận xét của Pulitzer:

    “a man who went to university in America, but returned to Vietnam to fight for the Communist cause.”
    một người đã đi vào trường đại học của Hoa Kỳ, nhưng lại quay trở về Việt Nam để tranh đấu cho lý tưởng Cộng Sản

    “a man whose lofty ideals necessitate his betrayal of the people closest to him.”
    một kẻ với lý tưởng kiêu kỳ nếu cần phản bội laị những đồng bào gần gũi với hắn nhất.

    “The Sympathizer explores a life between two worlds and examines the legacy of the Vietnam War in literature, film, and the wars we fight today.”
    “Cảm Tình Viên khám phá đời sống ở giữa hai thế giới và sát hạch di sản Chiến Tranh Việt Nam trong lĩnh vực văn chương, phim ảnh, và những cuộc chiến hôm nay chúng ta đang đảm đương.”

    Nguồn: Pulitzer.org
    http://www.pulitzer.org/winners/viet-thanh-nguyen

  2. Thầy Chạy says:

    Mục đích của giải Pulitzer phần văn chương tiểu thuyết

    Fiction – for distinguished fiction by an American author, preferably dealing with American life.
    Phần tiểu thuyết giả tưởng – dành cho tiểu thuyết xuất sắc nhất của tác giả Hoa Kỳ, với nội dung ưu ái (xây dựng) đời sống Mỹ.

    Quý vị chỉ nên nhìn quyển tiểu thuyết này với ý nghĩa đó, do chính chủ trương của Pulitzer đã đề ra . Đó là chủ trương nhằm phát triển đời sống phong phú của đất nước Hoa Kỳ thôi.

    • Tudo.com says:

      @Thầy Chạy:

      Đồng ý với nghĩa đó, tuy nhiên để đạt tới đời sống phong phú đó phải kèm theo sự thật làm chất liệu cho hư cấu.
      Cho nên tôi rất mãn nhãn và mãn nhĩ với nhận định của hai vị dưới đây:

      @Lão Ngoan Đồng: “Có người gọi đó là loại truyện (faction = fact + fiction)”

      @Minh Đức: Sympathizer dịch theo nghĩa tự điển là cảm tình viên, nhưng sympathizer là tiếng để gọi CS nằm vùng. Vì thế tựa đề truyện có thể dịch là “Kẻ Nằm Vùng”.

  3. VT. Miêng says:

    Được giãi thương Pulitzer thì còn gì đẻ nói …
    Nhưng đọc tóm lược do anh Phú viết, thì ra là chuyên lấy ở đời và thêm hư cấu …
    Chuyện nghe như mới hôm qua hôm kia và đến nay vẫn còn có người nói tới đó là PBS vói vụ MT khũng bố…Cai việc Ông Tương (MT?) đưa người chiến sĩ trẻ theo về Thai Lan đẻ danh nghĩa là kháng chiến nhưng đẻ tách mối tình con gái và “cái thằng đó nó dụ con gái ông /không được /tìm cách chía rẻ thôi !”làm mất đi cái ý nghĩa của “kẻ ra di cứu nước một thời đầy vẻ hào hùng !”
    Chuyện về một đứa con lai Pháp do mẹ vn và cha là 01 LM Pháp ngghe nó như là con của cô gái sắp sửa lấy chông BẮT BUỘC PHẢI ngũ vói LM một đêm đẻ “thừa hưỡng ân sủng của chúa” trong bão biển của nhà văn VC…CHU VĂN)
    .NVP thì nói là gióng như LM yêu cô gái trong ” tiếng Chim hót trong bụi Mận Gai (Bird Thorn)” …Đúa con trai lớn lên vào nhà giòng làm LM (gien của cha) ,còn thằng bé trong chuyện của nhà văn này thì về VN làm CM ,là người phe QG nhưng lại là “cảm tình viên ” VC. Cai loại này rất nhiều trong thời chiến tranh và còn nhiều hơn khi miền Nam mât và nay qua tỵ nạn một nước khác. Nó cũng thể hiện ở một vài phản hồi viên trên ĐCV ,che che dấu dấu kém cỏi thông thường của kẻ có học ,lấy cái học có bằng cấp đẻ biện minh cho hành động và thái độ của mình . Nó rỏ nét hơn cả vì bây giờ tuy vẩn là “cựu”…vẫn là “nguyên”, vẫn là ôm cái “marke”qg nhưng không còn ai dẻ kiễm soát ràng buộc nên Ló đuôi chồn cáo” …Khi đi quá ranh gới ,bị lộ ,thì thụt lại ,lại “ca ngợi ” cái mình mới dè bỉu hôm nào ! Gióng như SGN chạy quá mức cán qua lăn đỏ bị tố cáo vội lùi lại ,nhưng lùi mà không ngó trước ngó sau đụng cái lằn đỏ lòm .nên ….
    Tại sao tác giã lại cho đứa con lai oan nghiệt vào đây làm nhân vật chính?Phải chăng là cuôn truyện nối dài cuốn Bảo Biển của nhà văn VC (Chu Văn) chống đạo CG ?(như nhà văn cs viết về “hậu chí phèo ” ?)…
    (vtm)

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Riêng tôi nghĩ khác đi:

      Trong The Thorn Birds tác giả thực sự không có ý đồ bôi đen Kitô giáo, chính yếu muốn làm cho cốt truyện thêm phần ly kỳ, gây cấn. Tương tự như The Da Vinci Code, qua đó tác giả hư cấu để cố nêu lên một nghi vấn. Ngược lại Chu Văn tìm cách bôi nhọ qua Bão Biển.
      Nói khác đi The Thorn Birds, The Da Vinci Code chỉ là một truyện giải trí mua vui trong kho tàng văn học thế giới. Trong khi đó Bão Biển là một truyện tuyên truyền, phục vụ cho một chế độ (CS)

      Các truyện trên trên đều dựa vào một vài sự kiện (facts) có thật, rồi hư cấu (fiction) thêm thắt theo ý đồ riêng của tác giả cho thêm phần lôi cuốn độc giả. Càng đánh dộng được nhiều dư luận càng thành công. Có người gọi đó là loại truyện (faction = fact + fiction)

      Như đã nói, Bão Biển cố tình bóp méo sự thật qua những ý đồ hư cấu đen tối, cho nên bị xếp vào loại truyện tuyên truyền. Chẳng khác gì truyện của Trần Dân Tiên, bút danh bí mật (mãi sau này mới bị bật mí) của Hồ Chí Minh, dùng để viết sách tuyên truyền thần tượng hoá chính mình trong công chúng.

      “Nửa (ổ) cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng nửa sự thật không còn là sự thật nữa” (Dường Thu Hương)

      “Lời nói dối bỉ ổi nhất là lời nói dỗi có pha thêm ít nhiều sự thật” (ngạn ngữ phương Tây)

      CS là bậc thày (master) trong nghề “pha chế” tuyên truyền ấy. Chúng còn cả gan dựng đứng chuyện, khiến người ngây thơ chính trị lắm khi tin sái cổ luôn !

      Không ít người chịu ảnh hưởng ấy, thấy ai không vừa lòng, bèn chụp mũ lung tung !
      Cũng có kẻ sợ ma, lại dùng ma nhát kẻ khác ! Sợ CS, nhưng hay dùng CS làm ma nhát mọi người, thấy đâu đâu cũng là ma CS cả ! Chán hết chỗ nói :-( !

      • vybui says:

        Xin lỗi anh LMC trước!

        Anh có chấp nhận người khác chửi bố anh lên chỉ để giải trí, mua vui và “thêm ly kỳ” rồi bảo với anh là chúng không có “ý đồ” (chửi) không?

      • Lại Mạnh Cường says:

        Xin lỗi vybui,

        Tôi thấy ví dụ của vybui đi quá xa biên hạn chữ nghĩa cho phép,
        nên tôi thấy không cần phải hồi âm lại cho đúng phép lich sự !
        Tuy nhiên tôi nghĩ cũng nên làm sáng tỏ một chút cũng chẳng sao.

        Cái gi cũng có BIÊN HẠN của nó cả, cả về tự do tư tưởng, ngôn luận …
        Không thể lợi dụng để làm tổn thương … đến người khác hay cái khác mình.
        Nói tóm gọn, phải TÔN TRỌNG cái khác mình và cần TỰ TRỌNG không hại ai.

        Cổ nhân khuyên: Đừng làm những gì mình không thích ai đó làm cho mình !
        Không thể thản nhiên hư cấu, tuỳ tiện cho thí dụ, hay phát ngôn vô tổ chức …
        Đã có luật pháp ấn định chặt chẽ về sáng tác, phạm luật bị trừng phạt nặng !

        Ở diễn đàn này phần kiểm soát phản biện lỏng lẻo, nên nhiều vi phạm cố ý :-( !
        Đã xuất hiện thường xuyên những thô bạo ngôn từ vô nghĩa lý (non-sense verbal violences), nhưng Ban Biên Tập vẫn nhắm mắt làm ngơ, khiến gây buồn phiền và bực bội cho các diễn đàn viên khác rất nhiều.

      • phamminh says:

        @LND

        Thú thật tui không có nhiều thời giờ và kiên nhẫn bám còm góp ý, tranh luận nhiều lãnh vực khác nhau như bác. Riêng bài này, đã nói là truyện hư cấu thì xin miễn bàn về nội dung, có lẽ nên hiểu gía trị của tác phẩm Sympathizer như đọc giả Thầy Chạy là hợp lý nhất. Chỉ xin góp với bác một vài tiểu tiết về từ ngữ sử dụng:

        -in creating the character: là xây dựng nhân vật chứ không phải là phong cách viết hay cách dựng truyện như bác dịch. Character trong lãnh vực truyện, tiểu thuyết, phim ảnh có nghĩa là nhân vật.

        -Faction = fact + fiction: Không đúng. Faction không thể nào là compound noun của fact và fiction. Sự kiện và giả tưởng (hư cấu) hợp lại không thể là bè phái, sự đối kháng.

        -Câu “một mẩu bánh mì là bánh mì nhưng một nửa sự thật không hẳn là sự thật.” Tôi nghe biết câu này từ trước năm 1975 do một giáo sư dạy Pháp văn giảng, dường như là châm ngôn, ngạn ngữ của Pháp (độc giả nào ở Pháp xin xác nhận giùm) nay nghe quan bác ghi chú của Dương Thu Hương thì ngạc nhiên lắm.

        PM

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Dear phamminh,

        * Mình không khả năng viết bài chủ, nên cố đóng góp và chịu khó hoc tập các cao nhân qua cách đơn giản nhất là …. cố “bám còm” :-) !

        * đồng ý với cách dịch “in creating the character” :-) !

        * Faction = Fact + Fiction là tôi học được ban đầu từ nhà văn (đàn anh trong nghề) Ngô Thế Vinh (tác giả Vòng Đai Xanh, Cửu Long cạn dòng Biển Đông dậy sóng …)
        Ngoài ra tôi cũng kiểm tra thêm qua internet và thấy quả đúng như thế thật. Đó là loại tiểu thuyết dựa vào sự thật để hư cấu thêm. Chính vì thế có những tiểu thuyết viết rõ “the true story based novel” = tiểu thuyết dựa / căn cứ vào sự thật (ngoài đời) !

        http://www.thefreedictionary.com/faction

        FACTION

        1. A form of literature or filmmaking that treats real people or events as if they were fictional or uses real people or events as essential elements in an otherwise fictional rendition.
        2. A literary work or film that is a mix of fact and fiction.

        * Có thể Dương Thu Hương “học lóm”, nhưng DTH nổi tiếng nhờ câu này đấy!

  4. Tudo.com says:

    Nhắn tin: Nguyễn Phương Hùng và Nguyễn Ngọc Lập.

    Chủ nhật nầy ra trước cữa Phước Lộc Thọ, Bolsa nhận sách phản động The Sympathizer về đọc để nghiên cứu (không đọc nổi cũng nhận đại đem về cho bọn phản động nó ngán chơi).
    Điều quan trọng, Hùng, Lập phải lê la mấy quán cà phê nghe đám “tàn dư” chúng bàn ra tán vào coi tại sao quyển sách nói xấu tình báo ta, chế độ ta mà lại đoạt giải lớn như vậy?
    Còn nếu thấy. . .lạnh cẳng, cần lực lượng vũ trang yểm trợ thì cứ gọi anh. . .tonydo, anh ấy sẳn sàng 24/24, nghĩa là cần K gì sẽ có K đó. Kể cả Ka. . .uống cà phê!

    • tonydo says:

      Thưa đàn anh Tudo cho phép em kiếu.
      Chạm tới hai chiến binh Cọp Biển NNL & Trâu Điên NPH chỉ có mà từ chết tới bị thương thôi đàn anh ạ.
      Em cứ nghĩ hoài vẫn không biết hai chiến binh trên là Quốc Gia, Việt Cộng, Việt Gian, Việt Tân hay Việt Kiều..?

      Đàn anh Trâu Điên Nguyễn Phương Hùng đã ưỡn ngực thách ký giả Đoàn Trọng, người trẻ khỏe hơn nhiều, đánh vào mặt mình. Bình thường khi bị đe dọa thường phải lùi lại thủ thế, đàn anh NPH vẫn bình tĩnh, nhẹ nhàng thách thức. Ghê thật!

      Còn đàn anh Cọp Biển NNL dám một mình chơi sô lô giữa rừng người trong đại nhạc hội của MC Nam Lộc, lại còn chẳng sợ cô đơn rẽ sóng biển ra tận tới hang Trường Sa…choi với cọp VC. Ớn tận xương!

      Sau 4 tháng vô tới Tây Ninh, cái Ka sắt tráng men Tàu của em vỡ loang lổ, gỉ sắt nhìn dơ bẩn, nhưng chẳng có gì thay thế để xúc cơm, uống nước.

      Mong mỏi từng ngày để được đi uýnh trận đầu…kiếm cái Bình Toong “Bi Đông” Mỹ-Ngụy luồn trong cái dây lưng “sanh tuya rông” cho nó sạch sẽ, tiện lợi, và oai hơn người.

      Ngày đó rồi cũng tới. Em lôi được một cái từ thắt lưng của một chiến binh Trâu Điên Trảng Bàng, trong màn khói bom đạn khét lẹt chạy về căn cứ. Đêm đó ôm cái bình toong nhét trong cái Ka, có túi vải Mỹ bọc ngoài, quấn dây lưng vào bụng, mừng qúa ngủ không được.
      Kính đàn anh!

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Dear tonydo,

        Những kẻ ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản khá nhiều
        và tư cách ra sao miễn bàn thêm ở đây cho mất thì giờ nhau.

        Điều đáng nói là tonydo kể chuyện tịch thu chiến lợi phẩm tại chiến trường
        với giong lạnh tanh, khiến tôi cảm thấy … ê cả răng, cho dù đó là sự thật :-( !
        Có gì vui khi giết một mạng người, cho dù đó là kẻ thù của mình hay kẻ xấu !

        Nhớ mãi câu hát của Phạm Duy: KẺ THÙ TA ĐÂU PHẢI LÀ NGƯỜI / GIẾT NGƯỞI ĐI TA Ở VỚI AI !?

        Còn giới áo trắng” có khẩu hiệu: CHỈ CÓ KẺ THÙ DUY NHẤT LÀ BỆNH TẬT !

  5. Thầy Chạy says:

    Sympathizer – Cảm Tình Viên ở đây là một thuật ngữ trong ngành tình báo. Nó được ông tác giả NTV chọn để đặt tên cho quyển tiểu thuyết tức nhiên là có dụng ý. Cảm tình viên là loại con người sống 2 mặt. Tâm lý này khá phổ biến nơi người VN nói chung. Người Việt ít khi bày tỏ quan điểm sống rõ ràng. Đìu đìu, lền lền, du di, cười cười … vậy thôi, hiểu sao cũng được.

    Chạy khỏi tay VC, sau 1 thời gian ở Tây ở Mỹ, người Việt lại quay trở về VN với VC để “xây dựng đất nước” v.v… Đó cũng là một thứ hội chứng “cảm tình viên”. Sống 2 lòng, 2 mặt và được bao che bởi mớ lý thuyết “lý tưởng” nào đó. Người gốc Việt quên rằng khi đưa tay tuyên thệ vào quốc tịch Tây Mỹ thì họ buộc phải phục vụ và trung thành với quốc gia mới như họ tuyên hứa.

    Hảy nghe chính ông NTV nói về chuyện này như sau:

    Talking to the Times in 2015, Nguyen explained his perspective in creating the character. “You have a much happier life if you just see things from one point of view. You have no ambiguity,” he says. The protagonist of “The Sympathizer” — who goes unnamed throughout the book — has to see two sides, constantly judging others and himself in a moral morass.

    Nói chuyện với báo Times vào năm 2015, Nguyễn giải thích về việc tạo ra nhân vật:”Anh sẽ có hạnh phúc nhiều hơn trong đời sống nếu anh nhìn sự việc theo một quan điểm. Anh không mù mịt,” ông nói. Nhân vật chính của “Cảm Tình Viên” — người vô danh trong suốt quyển truyện — nhìn đời bằng hai mặt, thường trực phê phán người khác và chính anh ta bằng một thứ luân lý tù đọng.

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Xin thử tiếp tay dịch thuật xem sao nhé :-) !

      * CHARACTER
      (1) : writing, printing (viết, in ấn) (2) : style of writing or printing (cách viết, cách in ấn)
      * PERSPECTIVE : point of view (quan điểm; cách nhìn)
      * MORASS: mớ rối rắm lộn xộn
      * SYMPATHISER: kẻ nằm vùng = sleeper (theo giải thích của còm-sĩ Minh Đức)

      + Talking to the Times in 2015, Nguyen explained his perspective in creating the character. “You have a much happier life if you just see things from one point of view. You have no ambiguity,” he says. The protagonist of “The Sympathizer” — who goes unnamed throughout the book — has to see two sides, constantly judging others and himself in a moral morass.

      + Nói chuyện với báo Times vào năm 2015, tác giả Nguyễn Thanh Việt giải thích quan điểm (cái nhìn) của mình về phong cách viết: Bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn khi chỉ nhìn các sự việc theo một chiều hướng (nhất định). (Như thế) Bạn sẽ không mơ hồ gì hết. Nhân vật chính trong “Kẻ nằm vùng”, được ẩn danh trong xuốt câu chuyện, đã nhìn đời cả hai mặt, liên tục phán xét người và chính mình trong cái mớ rồi rắm ( “lùng bùng”) về đạo lý

      + Dịch thoát ý:
      Khi nói chuyện với báo Times vào năm 2015, tác giả Nguyễn Thanh Việt đã giải thĩch lối dựng truyện của mình: Ban sẽ sung sướng hơn nếu nhìn sự việc một chiều, bởi như thế mọi việc với bạn sẽ không hề mơ hồ gì hết. Nhưng nhân vật chính trong “Kẻ nằm vùng”, kẻ ẩn danh trong suốt câu truyện, lại nhìn đời theo hai chiều hướng khác nhau, liên tục phê phán ngừoi và cả chính mình trong bối cảnh “lùng bùng” đạo lý !

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Phản hồi cho “Tác phẩm “Cảm tình viên” (Sympathizer) của Nguyễn Thanh Việt”

        * Minh Đức says:
        20/04/2016 at 16:52
        Sympathizer dịch theo nghĩa tự điển là cảm tình viên, nhưng sympathizer là tiếng để gọi CS nằm vùng. Vì thế tựa đề truyện có thể dịch là “Kẻ Nằm Vùng”.
        Một câu chuyện rất phức tạp về mặt tâm lý. Có lẽ nó phản ảnh tính cách phức tạp của người Việt. Chỉ có người Việt mới viết được chuyện phức tạp như vậy.

        * Minh Đức says:
        20/04/2016 at 16:57
        Trích: “Tôi là gián điệp, một người đang ngủ”
        Chữ “sleeper” trong nguyên văn tiếng Anh cũng dịch ra là “kẻ nằm vùng” thay vì dịch là “người đang ngủ”. “Sleeper” hiểu theo nghĩa bóng là kẻ chui vào hàng ngũ địch và nằm trong đó để hoạt động.

        * Lại Mạnh Cường says:
        21/04/2016 at 21:27
        Hoàn toàn đồng ý với Minh Đức.
        Phải là một đảng viên gôc mới được tin dùng và giao cho
        một điệp vụ phản gián trọng đại có tính chiến lược như vậy !
        Một kẻ thiên Công (thiên tả) hay cảm tình đảng không thế nào
        được CS tin dùng đến mức cấy trong lòng địch để phá nát tổ chức đối đầu.
        Những kẻ nằm vùng nổi tiếng như Vũ Ngọc Nhạ (cố vấn Thiệu), Huỳnh Văn Trọng … sau khi xác minh lý lich, được phong tướng tá và cuộc đời được tiểu thuyết hoá để nếu cần quay thành phim phục vụ cho tuyên truyền trong quần chúng!

Phản hồi