WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

2 Tháng 9: Chạy ngược đường Độc Lập

Ngày 17 tháng 8 vừa qua, tại Bộ Giáo dục – Đào tạo Tổng bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng tuyên bố cần chấm dứt thành tích ảo trong giáo dục. Ông cho biết:

“Chúng ta đã 3 lần cải cách giáo dục, vì sao lần này không đặt vấn đề cải cách nữa mà là ‘đổi mới căn bản, toàn diện’? Phải chăng phải đổi mới từ tư duy cho đến mô hình, …” , rồi ông tự hỏi: “Việt Nam đã có triết lý về giáo dục chưa, hay là người học ở Anh về bảo phải như thế này, người học ở Mỹ bảo thế kia, nên tiếp thu kinh nghiệm gì của từng nước, trên cơ sở nào”. Lời thú nhận lại rơi vào đúng ngày 67 năm trước Việt Minh nổi dậy cướp chính quyền.

Bài viết này xem lại triết lý và mục tiêu của giáo dục tại miền Nam tự do, để từ đó chúng ta có thể nhận ra nguyên nhân và nhận thức được thực trạng hầu có thể tìm ra con đường xây dựng lại Việt Nam.

Triết Lý Giáo Dục của Miền Nam Tự Do

Ngay khi thành lập, chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa đã hết sức quan tâm đến việc xây dựng một nền giáo dục cho miền Nam tự do. Năm 1958, một Đại hội Giáo dục quy tụ phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền, các tổ chức quần chúng và đại diện ngành văn hóa và giáo dục… được tổ chức tại Sài Gòn nhằm đề ra triết lý giáo dục cho miền Nam. Đại hội đồng thuận lấy ba nguyên tắc nhân bản, dân tộc và khai phóng làm căn bản cho nền giáo dục miền Nam.

Đến thời Đệ Nhị Cộng Hòa, vào năm 1964, một Đại Hội khác cũng được tổ chức tại Sài Gòn nhằm xem xét lại triết lý và mục tiêu giáo dục. Đại Hội duyệt xét và tiếp tục nhìn nhận ba nguyên tắc nhân bản, dân tộc và khai phóng là căn bản cho triết lý giáo dục. Ba nguyên tắc này được ghi nhận trong các văn bản, tài liệu ấn hành và đưa vào Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa (Hiến pháp 1967).

1. Triết lý nhân bản chủ trương lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người làm căn bản, không xem con người như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng hay tổ chức nào. Triết lý nhân bản chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng khác biệt đó để đánh giá con người, cũng không chấp nhận kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… mọi người đều có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội bình đẳng về giáo dục.

2. Triết Lý dân tộc chủ trương tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc. Vai trò của giáo dục là bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.

3. Triết lý khai phóng chủ trương lấy tinh thần dân tộc làm gốc nhưng mở rộng tiếp nhận văn hóa văn minh nhân lọai. Vai trò của giáo dục khai phóng là mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.

Nguyên Tắc Độc Lập với Chính Trị

Theo nguyên tắc này chính quyền không trực tiếp can dự vào hoạt động giảng dạy, soạn thảo chương trình hay điều hành của các cơ sở giáo dục. Các công việc chuyên môn nói trên là của những người làm giáo dục.

Các chức vụ bộ trưởng hay tổng trưởng giáo dục có thể là do các chính trị gia và một số nhỏ chức vụ mang tính chất chính trị nhằm thi hành chính sách của chính phủ như đổng lý văn phòng, bí thư, v.v… còn các chức vụ khác trong Bộ Giáo dục đều do những nhà giáo dục chuyên nghiệp đảm trách. Ngay cả những chức vụ mang tính chất chính trị cũng thường được giao cho những người có chuyên môn về giáo dục. Những người làm trong ngành giáo dục đều là những người am hiểu công việc, có kinh nghiệm, giàu tâm huyết, và xem chính trị chỉ là nhất thời, tương lai của dân tộc mới quan trọng.

Riêng trong lĩnh vực giáo dục đại học, Điều 10 của Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa (1967) nêu rõ: “Nền giáo dục đại học được tự trị”. Các hội đồng ở cấp viện đại học và cấp trường đại học (hay phân khoa) có quyền thảo luận và quyết định các vấn đề học vụ và điều hành mà không phải trình báo hay xin chỉ thị từ bất cứ ai. Nói chung nền giáo dục miền Nam là một nền giáo dục tân tiến và tự do.

Mục Tiêu Giáo Dục Miền Nam Tự Do

Từ triết lý nhân bản, dân tộc và khai phóng, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đề ra ba mục tiêu chính cho giáo dục như sau:

1. Phát triển toàn diện mỗi cá nhân. Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của cá nhân học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên của mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn. Không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào.

2. Phát triển tinh thần quốc gia dân tộc ở mỗi học sinh. Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học sinh học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.

3. Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học. Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh tổ chức những nhóm làm việc độc lập qua đó phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp học sinh phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp học sinh có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.

Những mục tiêu này được đề ra là để nhằm trả lời cho câu hỏi: Sau khi nhận được sự giáo dục, những người đi học sẽ trở nên người như thế nào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại?

Phần triết lý và mục tiêu bên trên được viết dựa trên tài liệu từ WIKIPEDIA, bạn đọc muốn tìm hiểu chi tiết khác như mô hình cơ sở, tổ chức, quản lý, đánh giá … xin xem trên trang WIKIPEDIA trong đề tài “Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa”.

Kết quả 20 năm miền Nam Tự Do

Mặc dầu Việt Nam Cộng Hòa chỉ tồn tại 21 năm trong chiến tranh và giặc dã, miền Nam đã đào tạo một tầng lớp trí thức chuyên viên và xây dựng nền tảng giáo dục căn bản cho một thế hệ hậu duệ, nhiều người đã hết sức thành đạt trên trường quốc tế.
Khi thấy một thiểu số học sinh, sinh viên miền Nam thiên tả hay theo cộng sản, có người cho rằng nền giáo dục của miền Nam mang khuyết điểm là không giáo dục về chính trị. Thực ra giáo dục chính trị là đi ngược với triết lý và mục tiêu mà miền Nam đã được đề ra. Thay vào đó học sinh miền Nam ngay từ bậc tiểu học đã được học môn Công Dân Giáo Dục để nắm vững bổn phận và trách nhiệm của mình và vì thế sau 37 năm miền Nam lọt vào tay cộng sản đa số dân miền Nam vẫn kiên trì đấu tranh cho một Việt Nam tự do.

Ông Mai Thái Lĩnh một cựu sinh viên Viện Đại học Đà Lạt, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Lạt dưới chính thể Cộng sản, thổ lộ như sau: “Tôi là con của một cán bộ Việt Minh – tham gia Cách mạng tháng Tám tại Lâm Đồng sau đó tập kết ra miền Bắc [...] Chế độ Việt Nam Cộng hòa lúc đó biết lý lịch của tôi, nhưng vẫn không phân biệt đối xử, cho nên tôi vẫn có thể học hành đến nơi đến chốn. Tính chất tốt đẹp của nền giáo dục cũ của miền Nam là điều tôi công khai thừa nhận, vì vậy suốt 14 năm phục vụ trong ngành giáo dục “xã hội chủ nghĩa” (1975-1989), tôi bị người ta gán cho đủ thứ nhãn hiệu, chụp cho nhiều thứ mũ chỉ vì tôi nêu rõ những ưu điểm của nền giáo dục cũ cần phải học hỏi. Chính là do thừa hưởng nền giáo dục đó của miền Nam mà tôi có được tính độc lập trong tư duy, không bao giờ chịu nô lệ về tư tưởng. Nếu không có nền giáo dục nhân bản, khai phóng, chịu ảnh hưởng của nền văn minh phương Tây đó, làm sao tôi có thể trở thành người bất đồng chính kiến trong một xã hội mà sự nô lệ về tư tưởng là tiêu chí căn bản để tiến thân? ” (Mai Thái Lĩnh, 2009 talawas blog)

Chính trị chỉ là nhất thời, tương lai của dân tộc mới quan trọng miền Nam đào tạo con người không phải để phục vụ Việt Nam Cộng Hòa mà để phục vụ cho dân tộc cho nhân lọai.

Độc Lập Tư Tưởng

Trở lại mùa Thu năm 1945, cao điểm là ngày 2-9-1945, khi Hồ chí Minh đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập với lời mở đầu như sau: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ … Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Lời mở đầu của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập cho thấy ước vọng của người Việt trong thời điểm 1945 là độc lập và tự do. Nhưng thay vì như người quốc gia mở Đại Hội quần chúng nhằm xây dựng triết lý giáo dục, triết lý phát triển cho Việt Nam. Ngay khi nắm được chính quyền Hồ chí Minh và những người cộng sản tước đọat mọi quyền tự do và bình đẳng của người Việt, để áp đặt những tư tưởng Mác, Lênin, Stalin và Mao Trạch Đông được cộng sản vay mượn từ Nga Tàu lên dân tộc Việt Nam.

Ngày nay các tư tưởng nói trên đã hòan tòan phá sản. Người Nga đã từ chối tư tưởng của Mác, của Lênin, của Stalin. Người Tàu cũng không còn lấy tư tưởng của ông Mao làm tư tưởng chỉ đạo. Thế giới còn lên án chủ nghĩa cộng sản là diệt chủng chống lại con người. Tiếc thay đảng Cộng sản trên lý thuyết vẫn cố bám vào những tư tưởng đã bị nhân lọai lên án đào thải. Nói theo ông Mai Thái Lĩnh là những người cộng sản Việt Nam vốn mang bản chất của nô lệ về tư tưởng. Nô lệ tư tưởng là nguyên nhân mọi khủng hỏang đã và đang liên tục xẩy ra trong xã hội Việt Nam.

Trở lại với câu hỏi đầu bài được Nguyễn Phú Trọng nêu ra “Việt Nam đã có triết lý về giáo dục chưa, hay là người học ở Anh về bảo phải như thế này, người học ở Mỹ bảo thế kia, nên tiếp thu kinh nghiệm gì của từng nước, trên cơ sở nào”. Ông Trọng đã nhận ra được thực tế những người mà đảng của ông gởi sang Anh sang Mỹ đào tạo thiếu khả năng tự đánh giá mớ kiến thức học được mang về. Lỗi không phải ở họ mà lỗi là ở chính cái thể chế mà ông đang cầm quyền, thể chế không dựa trên tinh thần nhân bản, dân tộc và khai phóng, mà lại chọn làm nô lệ cho ngọai bang.

Nhắc đến thể chế là nói về những người đang quản lý hay cai trị một quốc gia. Khi một người nô lệ tư tưởng họ làm sao để biết mình là ai ? thì làm sao họ có thể tự phát triển để giúp ích cho cá nhân mình, cho gia đình, cho quốc gia, cho xã hội, và cho nhân loại? Có chăng họ chỉ là những nô lệ trong một guồng máy lỗi thời đang bị đào thải.

Khi con người đã nô lệ về tư tưởng thì họ chỉ hành xử bằng quyền lực và cho quyền lợi nhất thời. Thể chế Cộng sản tại Việt Nam đã đạt đến đỉnh cao của nó, khi tiêu chuẩn đánh giá dựa trên các thứ tự như sau: hậu duệ, tiền tệ, quan hệ rồi mới đến trí tuệ.

Hậu duệ là con ông cháu cha, là cha truyền con nối. Tiền tệ là buôn quan bán chức. Quan hệ là đảng phái bè cánh. Còn trí tuệ tiêu biểu cho độc lập cá nhân thì chỉ là thứ yếu. Có hiểu biết và tôn trọng độc lập thì cá nhân mới biết trân quý nền độc lập dân tộc. Chả thế tầng lớp cầm quyền ngày nay chỉ tòan một bọn buôn dân bán nước, sẵn sàng theo Nga, theo Tàu, theo Mỹ nếu cần.

Hoa Kỳ không cần tay sai

Trong bài “Hoa Kỳ Đồng Minh Việt Nam” người viết đã phân tích về sự thay đổi chiến lược, chiến thuật và xác suất chiến tranh giữa Trung cộng và Hoa Kỳ cùng các nước đồng minh. Người viết lập luận chính phủ Hoa Kỳ luôn xem dân tộc Việt Nam như một đồng minh trong chiến đấu để bảo vệ và xây dựng tự do. Người viết cũng cho rằng Hoa kỳ luôn tạo cơ hội để nhà cầm quyền cộng sản thực thi dân chủ, và dân chủ chính là con đường cho những người cầm quyền cộng sản quay về với dân tộc thay vì tiếp tục mang thân nô lệ cho Tàu. Và bằng mọi cách Hoa Kỳ sẽ giải phóng các quốc gia còn đang bị cộng sản chiếm đóng trong đó có Trung cộng và Việt Nam. Vì thế việc quay về với dân tộc chính là con đường an tòan và hòa bình cho giới cầm quyền cộng sản.

Khi bài viết được phổ biến có lập luận phản bác cho rằng Hoa Kỳ không có bạn, không có đồng minh mà chỉ có tay sai. Lập luận này cũng đựơc cơ quan truyền thông của đảng Cộng sản rả rích tuyên truyền. Lập luận này đúng trong chiến thuật. Người Mỹ có tinh thần thực dụng vì thế khi cần những người sẵn sàng làm nô lệ từ tư tưởng đến thể xác như giới cầm quyền cộng sản thì người Mỹ sẽ ban cho chút ít quyền lợi thu dụng làm tay sai nhất thời.

Nhưng dựa trên tinh thần thực dụng người Mỹ luôn cổ vũ cho sự phát triển độc lập tự do. Khi cá nhân xây dựng được hai yếu tố độc lập tự do cá nhân sẽ đóng góp được nhiều hơn cho nhân quần xã hội. Trong mối tương quan người Mỹ luôn chủ trương và cổ vũ cho các phương thức tạo lợi ích cho cả hai bên. Khi một quốc gia độc lập tự do, quốc gia này sẽ đóng góp nhiều hơn cho nền hòa bình và an sinh nhân lọai trong đó có cả Hoa Kỳ. Từ đó Hoa Kỳ chỉ đồng minh với các quốc gia chuộng độc lập yêu tự do.

Kết luận.

Từ ngày 2 tháng 9 năm 1945 đảng Cộng sản đã cưỡng bách dân tộc Việt Nam vào con đường nô lệ tư tưởng ngọai bang. Con đường này đã thêu dệt những thành tích ảo trong giáo dục như Nguyễn Phú Trọng tự thú ở đầu bài. Con đường này cũng tạo ra những chiến thắng ảo, những thành tích ảo về giàu dân mạnh xã hội văn minh.
Thực tế con đường này đi ngược với con đường tiến hóa của nhân lọai, chỉ đưa Việt Nam vào khủng hỏang và chiến tranh. Cũng chính con đường này đang đưa đến nước mất, nhà tan. Đã đến lúc người Việt phải sẵn sàng đứng lên, tự giải phóng giành lại độc lập tự do để tự mình xây dựng một xã hội Việt Nam nhân bản dân tộc và khai phóng.

Melbourne, Úc Đại Lợi
24/8/2012

Nguyễn Quang Duy

——————————————-

Tài liệu tham khảo
WIKIPEDIA “Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa”

Tags:

5 Phản hồi cho “2 Tháng 9: Chạy ngược đường Độc Lập”

  1. Thai Duong says:

    Bài viết thật hay và đầy những dẫn chứng xác đáng.
    Xin thành thật khen ngợi.

  2. LeBinh says:

    Một lần nữa người ta đặt tên “Trọng lú” thật là chính xác, ông làm tôi nghĩ đến cảnh một tên lưu manh khi đứng trên bục giảng cố làm ra vẻ thánh hiền, đang đi tìm chân lý cho cuộc sống, nhưng khi hắn bước ra khỏi lớp thì hắn trở về cuộc sống thực, hắn chỉ là một tên lưu manh. Khi Trọng lú nói về triết lý giáo dục, điều nầy có nghĩa là gì ? Dạy cho các em phải biết nói láo, xuyên tạc lịch sử, phải biết nói là “tàu lạ” chứ không được nói là Tàu cộng. Trọng lú trên bục giảng cố gắng đưa cho người nghe một con đường đúng để đi, nhưng con đường đó chỉ là con đường cụt không lối thoát. Trên Đàn Chim Việt có đăng một người cha ở Việt Nam tình cờ đọc sách dạy lịch sử Việt Nam của con mình, người cha kinh hoàng sửng sờ khi đọc Hai Bà Trưng đánh nhau với quân xâm lược, nhưng không dám viết thẳng ra là bọn Tàu. Triết lý của bọn bán nước là thế, đi học ở Anh hay Mỹ thì làm được gì với lối giáo dục đó.

    Tác giả viết rất đúng về giáo dục của VNCH, trong đó có bộ môn Công Dân Giáo Dục, tôi đã nghe các người lớn khen bộ môn nầy, công dân tốt thì mới có xã hội tốt, xả hội cs tóm gọn chỉ là lương tâm không bằng lương thực. Một người Mỹ khi qua Việt Nam làm việc đã nhận xét rằng người Việt Nam không biết nói câu xin lổi khi làm sai. Ký giả Đỗ Thông Minh đã nói rằng người Nhật dạy các em là nước Nhật không có tài nguyên, bị nạn động đất,…,cho nên các em phải biết đoàn kết, thương yêu nhau, trận động đất vừa qua cho thấy đường lối giáo dục đó đã thành công khi không có cảnh cướp bóc xảy ra.

  3. Vinh says:

    Thế mới thua vào tay CS, do triết lý giáo dục đó. Trong khi CS tuyên truyền đủ thứ về miền Nam và học sinh, sinh viên miền Nam : nào là chính quyền tham nhũng, thanh thiếu niên ăn chơi xa đọa tóc để dài, quần ống loe, sử dụng ma túy, chủ nhà máy đàn áp bóc lột công nhân khiến đời sống dân chúng cực kỳ nghèo khổ , Mỹ – Diệm lê máy chém khắp miền Nam… Trong khi CS miền Bắc cài cắm nằm vùng vào đầy miền Nam, thì sinh viên học sinh , dân thường kể cả quân nhân thường của VNCH không ai biết gì về cuộc sống miền Bắc và bản chất của chế độ CS. Có bà con là CS đến ăn nhờ ở đậu họ vẫn nuôi dấu trong nhà, thương yêu đùm bọc che chở…Sau 1975 tất cả mới bật ngửa thế nào là CS.

  4. nguenha says:

    Thật ra VN bây giờ từ Kinh-tế,giáo dục…tất cả đều là “phó thác’ cho ngoại bang! Hội nghị “thành Đô 1990″
    giữa CSVN và Tàu Cộng đã chỉ ra “ước mơ” VN sẽ là một thành -phần của đại gia đình Hán tộc!! Đó là lá cờ thêm một sao,mà VNCS tiếp Tập cận Bình và ngược lại Khi Phú Tọng sang Tàu,cũng được tiếp với lá cờ như thế!! Đó là sự thật!! Nói đến đây không biết,có nên gọi ngày 2/9 là ngày “Bắc thuộc”lần cuối không??
    Xin đừng lừa bịp Dân bảo ngày đó là “Tết độc-lập”.

  5. NON NGÀN says:

    HOAN HÔ NGUYỄN QUANG DUY

    Bài Quang Duy rất hay
    Một thuyết văn rất tốt
    Tỏ ra đầy nhiệt tình
    Tỏ ra toàn sự thật !

    Ôi trí thức hải ngoại
    Quả thật đáng khen thay
    Toàn tư duy độc lập
    Chẳng lệ thuộc vào ai !

    Hãy quay vào quốc nội
    Sao trí thức lạc loài
    Hầu chỉ toàn câm miệng
    Than ôi và ôi thôi !

    Ai đỉnh cao trí tuệ
    Phải chăng Mác Lênin
    Biến đời thành nô lệ
    Khiến trí thức im lìm !

    Bao người dân lao động
    Biết lấy đâu niềm tin
    Nếu thảy toàn trí thức
    Nói theo Mác Lênin !

    Có tin không cũng thế
    Cũng toàn thứ giả đò
    Ngậm miệng ăn tiền tạm
    Hay thật tình co ro !

    Chẳng lẽ người trong nước
    Chỉ trông cậy từ ngoài
    Đốt đèn tìm trí thức
    Lại càng thấy lạc loài !

    NGÀN KHƠI
    (03/9/12)

Leave a Reply to NON NGÀN