WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Triết học của Nhân quyền

Một khế ước do hai hay nhiều người thành lập. Khế ước ra đời chưa ráo mực các người đồng ước đã giải thích khế ước theo nghĩa riêng của mỗi người. Khế ước kia lập tức từ trần. Nó sẽ chẳng bao giờ được thi hành.

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền công bố ngày 10 tháng 12 năm 1948. Lời mở đầu của tuyên ngôn này được kết thúc bằng câu viết nguyên văn rằng:

Một quan niệm chung về tự do và nhân quyền  là điều tối quan trọng để thực hiện trọn vẹn cam kết ấy (cam kết tôn trọng nhân quyền)”.

Sau nhiều thập niên trôi nổi trong thế giới loài người, thay vì được hiểu theo một quan niệm chung, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã bị hoặc cá nhân, hoặc đoàn thể, nhất là giới chức cầm quyền của các quốc gia giải thích theo nhiều quan niệm riêng. Những quan niệm riêng kia đều có chung một mục đích: vừa biện minh cho hành động chà đạp nhân quyền, vừa tránh né nghĩa vụ bảo vệ nhân quyền. Những quan niệm riêng kia xuất phát từ hai lý luận căn bản sau đây:

1) Một là: Mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng, mỗi quốc gia cần có quan niệm riêng về nhân quyền sao cho phù hợp với văn hoá của quốc gia sở tại.

2) Hai là: Nhân Quyền là sản phẩm tư tưởng của các quốc gia thắng trận trong đệ nhị thế chiến. Họ là những quốc gia Tây Phương. Vì vậy Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền có khuynh hướng đề cao cá nhân chủ nghĩa theo kiểu Âu  Mỹ. Sự thể này gây khó khăn cho công việc điều hành xã hội tại môt số quốc gia, đặc biệt là các quốc gia vùng A’ Châu.

Hai luận điểm nêu trên hiển nhiên là hai tảng đá cực lớn làm tắc nghẽn con đường phát triển nhân quyền. Gọi là tảng đá cực lớn bởi lẽ hai luận điểm vừa kể tuy mơ hồ và vô căn cứ nhưng vẫn đủ sức hấp dẫn những người hiểu biết hời hợt về nhân quyền. Sự thể này làm cho tính thuyết phục của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền phần nào bị hoài nghi. Muốn giải trừ các lý lẽ bài bác nhân quyền, con người không thể không tìm tới triết học. Triết học là môn học lý giải mọi hiện tượng trong đời sống, đồng thời, hoạch định một đời sống cân phân và ổn đinh, một đời sống trong đó mọi nhu cầu được bình đẳng triển nở, không nhu cầu nào chèn ép nhu cầu nào. Làm thế nào để nhân quyền có thể vươn vai lớn mạnh, đồng thời, an ninh trật tự công cộng của xã hội không vì thế mà bị xâm lấn? Trả lời câu hỏi này, chúng ta không thể không tìm hiểu vị trí của con người trong đời sống và mối quan hệ song phương giữa con người và xã hội.

Cho đến ngày nay, trên địa bàn triết học, chúng ta thấy sự xuất hiện của rất nhiều tư tưởng giải thích cội nguồn của đời sống. Trong đó có hai luồng tư tưởng đáng chú ý: Đó là Duy Vật và Duy Tâm.

- Triết học Duy Vật chủ trương: thế giới chỉ là thế giới vật chất và những thuộc tính của nó. Vật chất sản sinh ra mọi hiện tượng sống. Vật chất là chính. Tinh thần và những năng lực trừu tượng khác đều là phụ, đều là thuộc tính của vật chất.

- Ngược lại, những người Duy Tâm lại chủ trương tinh thần chi phối vật chất. Tinh thần là đầu mối của mọi hiện tượng sống.

Câu hỏi được đặt ra là: tinh thần hay vật chất đã sản sinh ra mọi hiện tượng sống?

Để trả lời câu hỏi vừa nêu, chúng ta hãy suy nghĩ về vận hành của một nguyên tử vật chất. Như chúng ta đã biết, mỗi nguyên tử vật chất đều có nhân nguyên tử và một số điện tử cùng trung hòa tử xoay vần chung quanh nhân tạo thành một khối hình cầu. Đó là thành phần vật chất của nguyên tử. Mặt khác, chúng ta cũng ghi nhận thêm rằng thành phần vật chất của nguyên tử đã vận hành theo một trật tự nhất định. Trật tự đó không là vật chất. Trật tự đó chính là thành phần trừu tượng của nguyên tử. Trong thực tại đời sống: cấu tạo vật chất của nguyên tử không thể tồn tại nếu không có trật-tự-vận-hành đi kèm. Cũng trong thực tại đời sống, chúng ta không thể nhận thức được trật tự của nguyên tử nếu cấu tạo vật chất của nó đã tan biến. Nói cách khác, cái cụ thể và cái trừu tượng, vật chất cũng như tinh thần đều không có năng lực đơn phương tồn tại, vì vậy chủ trương cho rằng Duy cái Vật hay Duy cái Tâm đã sản sinh ra mọi hiện tượng sống, hiển nhiên là chủ trương không phù hợp với thực tại của đời sống. Sai lầm của Duy Tâm hay Duy Vật là ở chữ “DUY”. Vật hay Tâm không có khả năng đơn phương tồn tại. Tại sao Duy Vật hay Duy Tâm lại có khả năng sản sinh ra mọi hiện tượng sống? Cả Duy Tâm lẫn Duy Vật đều sai lầm. Vậy thì tiền đề của đời sống là gì? Cội nguồn của đời sống ở đâu? Nhà tư tưởng lừng danh của Việt Nam, ông Lý Đông A trả lời câu hỏi vừa nêu như sau:

Hiện tượng sống được phản ánh bởi ngôn ngữ. Ngôn ngữ của bất kỳ dân tộc nào cũng gồm hai loại từ: từ cụ thể và từ trừu tượng. Khi một từ trừu tượng chứa trong nó một số từ cụ thể hoặc một số từ trừu tượng khác, thì từ “có sức chứa” như vừa nói được gọi là phạm trù.

- Xoài, mít, ổi… là các từ cụ thể. “Thực vật” là phạm trù, bởi vì từ “thực vật” hàm chứa trong nó: xoài, mít, ổi… và vô số cây cỏ khác.

- Đồng, chì, kẽm… là các từ cụ thể. “Khoáng sản” là phạm trù của đồng, chì, kẽm…

- Thương, ghét, vui, buồn… là các từ trừu tượng. “Tình cảm” là phạm trù của những từ trừu tượng đó.

Sau khi đã nắm vững ý niệm phạm trù, chúng ta hãy phân loại hiện tượng sống theo phạm trù. Trước tiên, bạn hãy dành cột thứ nhất để cất đặt những hiện tượng không do loài người chủ động tạo ra. Ở cột này, bạn sẽ thấy: thực vật, động vật, khoáng sản, thời tiết, thiên tai, v.v… Tại đỉnh cao nhất của cột này, bạn sẽ thấy phạm trù tự nhiên.

Kế đến, bạn hãy cất đặt những hiện tượng liên hệ hai chiều với bộ óc của loài người tại cột thứ hai. Ở cột này, bạn sẽ thấy các hiện tượng kiểu: ái quốc, thù hận, nghi ngờ, tin tưởng v.v… Lên đến đỉnh cao của cột hai, bạn sẽ gặp phạm trù tư tưởng. Như vậy, tư tưởng là phạm trù gói ghém tất cả những hiện tượng trừu tượng gắn bó với bộ óc như hai mặt của một bàn tay.

Tiếp theo, bạn cất đặt những hiện tượng do hai người trở lên kết hợp với nhau mà tạo ra tại cột thứ ba. Bạn thấy: tự do, luật pháp, gia đình, dân tộc v.v… Cao nhất của cột ba, bạn tìm gặp phạm trù xã hội. Như vậy, xã hội là phạm trù gói ghém tất cả những hiện tượng tạo ra do sự hợp quần giữa Người với Người.

Tóm lại, trước muôn vàn hiện tượng sống, chúng ta đã xếp loại chúng thành ba nhóm phạm trù: tự nhiên, tư tưởng và xã hội. Chúng ta không thể bỏ đi nhóm nào. Chúng ta cũng không thể tìm ra nhóm thứ tư. Như vậy hiện tượng sống chỉ có thể xếp loại thành ba nhóm: tự nhiên, tư tưởng và xã hội.

Ba nhóm đó quan hệ với nhau như thế nào? Ổn định hay bất ổn định? Bền vững hay lỏng lẻo? Để trả lời những thắc mắc vừa nêu lên, chúng ta hãy khảo sát các hình ảnh sau đây:

Trước mặt  là một dòng sông. Dòng sông là một hiện tượng sống. Sự vật được gọi là dòng sông không do loài người tạo ra. Nó thuộc phạm trù tự nhiên. Nhờ vào bộ óc, chúng ta đã nhận ra dòng sông. Động từ “nhận ra” thuộc phạm trù tư tưởng. Chúng ta dùng từ ngữ “dòng sông” để gọi một lượng nước lớn chảy từ nguồn ra khơi. Từ ngữ “dòng sông” là ngôn ngữ của xã hội. Nó thuộc phạm trù xã hội.

Một nhóm người yêu nước đang tham dự cuộc hội thảo về tương lai Việt Nam. Cuộc hội thảo là một hiện tượng sống. “Yêu nước” thuộc phạm trù tư tưởng. “Một nhóm người” thuộc phạm trù xã hội. “Việt Nam” hàm chứa: chánh quyền, dân tộc và lãnh thổ. Lãnh thổ thuộc phạm trù tự nhiên. Chiếc xe hơi là một hiện tượng sống. Xe hơi được chế tạo từ sắt, thép, plastique và nhiều hóa chất khác lấy từ khoáng sản. “Khoáng sản” thuộc phạm trù tự nhiên. “Xe hơi” là sản phẩm của óc sáng chế. “Sáng chế” thuộc phạm trù tư tưởng. Xe hơi được sản xuất từ xí nghiệp xe hơi. “Xí nghiệp” thuộc phạm trù xã hội.

Từ ba thí dụ kể trên, chúng ta có thể đi đến kết luận rằng: bất kỳ hiện tượng sống nào trong đại vũ trụ cũng là một thống nhất của ba phạm trù: tự nhiên, tư tưởng và xã hội. Nói rõ hơn, ba phạm trù tự nhiên, tư tưởng và xã hội đã thống nhất trong từng hiện tượng sống. Kết luận này có hai ghi chú:

Ghi chú một: trong đại vũ trụ, ba phạm trù tự nhiên, tư tưởng và xã hội thường hằng thống nhất. Không hề và không thể có hiện tượng thuần túy tự nhiên, thuần túy tư tưởng hay thuần túy xã hội. Khi người ta gọi hiện tượng này là tự nhiên, hiện tượng kia là xã hội, hiện tượng nọ là tư tưởng, chỉ là kiểu nói tương đối, kiểu nói nhằm nhấn mạnh tính trội yếu của tự nhiên, của tư tưởng hay của xã hội trong một hiện tượng sống nào đó.

Ghi chú hai: Khi nhận diện ba phạm trù tự nhiên, tư tưởng và xã hội trong một hiện tượng sống, người ta có thể nhận diện mỗi phạm trù từ nhiều mặt khác nhau. Trong thí dụ chiếc xe hơi, bạn có thể chọn khoáng sản, người khác có thể chọn các qui luật vật lý được áp dụng để chế tạo chiếc xe hơi như là các khía cạnh của phạm trù tự nhiên.

Hai ghi chú nêu trên hẳn nhiên đã giúp cho chúng ta hiểu biết tường tận thế nào là tính thống nhất thường hằng của tự nhiên, tư tưởng và xã hội trong mỗi hiện tượng sống. Tại điểm thống nhất này, có người lại đặt câu hỏi: do đâu mà tự nhiên, tư tưởng và xã hội thống nhất?

Thưa rằng:

Không có Con Người, dòng sông có cũng như không.

Không có Con Người, không thể có cuộc hội thảo về tương lai Việt Nam.

Không có Con Người, không thể có chiếc xe hơi.

Không có Con Người, không thể có hiện tượng sống.

Các khảo sát và phân tích kể trên cung cấp cho chúng ta hai nhận thức:

1/ Con Người có thân xác thuộc phạm trù tự nhiên. Con Người có tư tưởng liên hệ xoay chiều với bộ óc thuộc phạm trù tư tưởng. Con Người có tính sống hợp quần, tính này thuộc phạm trù xã hội. Do đó bản thân mỗi Con Người là một thống nhất điển hình của ba phạm trù: tự nhiên, tư tưởng và xã hội.

2/ Con Người là cội nguồn duy nhất trên đại vũ trụ có năng lực tạo ra mọi hiện tượng sống bằng cách thống nhất ba phạm trù tự nhiên, tư tưởng, xã hội trong mỗi hiện tượng.

Từ hai nhận thức nói trên, chúng ta có thể  đi đến kết luận không một chút dè dặt rằng: Con người là chân chính tiền đề của triết học, chứ không phải duy cái tâm hay duy cái vật. Trên cương vị là tiền đề của triết học con người có ba nghĩa vụ làm người căn bản sau đây:

Nghĩa vụ một: Nghĩa vụ đối với bản thân.

Sống trong xã hội thực tiễn, con người là dân. Lý tưởng sống của dân là nhân. Nhân là con người toàn thiện toàn mỹ, con người của trung đạo. Trong bản thân mỗi con người, nhân và dân thường hằng gắn bó với nhau. Người này khác với người kia chỉ là khác ở điểm: mức độ thể hiện trạng thái nhân trong đời sống. Nghĩa vụ đối với bản thân của mỗi cá nhân là nghĩa vụ học hiểu ba loại qui luật nhiên, nhân (tư tưởng), dân (xã hội) nhằm hướng dẫn và thúc đẩy dân đi tìm nhân, thực hiện đời sống nhân, cả về sinh lý lẫn tâm lý.

Nghĩa vụ hai: Nghĩa vụ đối với xã hội giới.

Sống là sống trong xã hội. Sống là giao dịch với xã hội. Mỗi giao dịch là một tổng hợp ba thành tố: Tự nhiên, tư tưởng, xã hội. Giao dịch có hai loại. Loại một là loại giao dịch ổn định, giao dịch thành công, giao dịch được con người chấp nhận: những hành động phù hợp với luân thường đạo lý… Loại hai là loại giao dịch bất ổn định, giao dịch bị con người chối bỏ: các loại tội ác hình sự cùng vô số tệ đoan xã hội khác…Nghĩa vụ của mỗi cá nhân đối với xã hội là nghĩa vụ vận dụng một cách khôn ngoan các qui luật tự nhiên, tư tưởng, xã hội để tạo thành những giao dịch loại một.

Nghĩa vụ ba: Nghĩa vụ đối với tự nhiên giới (vũ trụ)

Tự nhiên bao gồm sinh vật, thực vật và khoáng vật. Tự nhiên là muôn nhiên cho muôn loài, mỗi loài chỉ có thể tồn tại ổn định trong một môi trường tự nhiên riêng biệt dành cho loài đó. Nghĩa vụ của con người đối với vũ trụ là nghĩa vụ vận dụng ba hiểu biết: Khoa học (Tự nhiên giới), triết học (tư tưởng giới), sử học (xã hội giới) nhằm tạo điều kiện để vũ trụ muôn nhiên được vận hành đúng qui luật: Loài nào sống theo tự nhiên của loài đó. Có như vậy môi trường sống mới trong lành cả về tinh thần lẫn thể chất. Có như vậy con người mới có thể sống hoà cùng vũ trụ.

Từ vị trí tiền đề triết học của con người, chúng ta đã nhận chân được ba nghĩa vụ làm người: Nghĩa vụ đối với bản thân, nghĩa vụ đối với xã hội, nghĩa vụ đối với vũ trụ.

Bây giờ hãy nói tới mối quan hệ tất yếu giữa nghĩa vụ và quyền hành. Nhân viên cảnh sát công lộ có nghĩa vụ điều hành lưu thông. Nhân viên này đương nhiên có quyền biên phạt những người vi phạm luật giao thông. Quyền là công cụ giúp con người thi hành nghĩa vụ. Công lý đòi hỏi: Nghĩa vụ làm người và quyền làm người phải gắn bó với nhau như hai mặt của một bàn tay. Đã là con người ắt có nghĩa vụ làm người, ắt có quyền làm người. Quyền làm người ở đây đã được chi tiết hoá bằng Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ngày 10 tháng 12 năm 1948. Năm 1993, tại Vienna, 170 quốc gia và 1000 Hiệp Hội Nhân Quyền phi chính phủ đã ra tuyên ngôn xác nhận: Luật Quốc Tế Nhân Quyền bao gồm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948) và hai Công ước Quốc Tế Nhân Quyền về dân sự chính trị và kinh tế xã hội (1966).

Từ nghĩa vụ làm người như đã luận giải trong bài viết này, chúng ta có thể khẳng định không nghi ngờ rằng: nghĩa vụ làm người và quyền làm người có tính bẩm sinh. Bất kể chủng tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, văn hoá, tôn giáo… đã là con người, mọi người đều có nghĩa vụ làm người và quyền làm người giống nhau. Chân lý này vừa là một thực tiễn của đời sống vừa là sự minh chứng cho nguyên tắc: “Dân tộc tính và nhân loại toàn tính thống nhất”. Luận cứ vừa nêu mạnh mẽ bác khước lý lẽ rằng mỗi văn hoá cần giải thích nhân quyền theo nghĩa riêng và rằng Luật Quốc Tế Nhân Quyền có tính cá nhân chủ nghĩa, không thích nghi với xã hội Đông phương.

Aug/29/2012

© Đỗ Thái Nhiên

Nguồn: Chuyển Hoá (ChangeVN)

Tags:

20 Phản hồi cho “Triết học của Nhân quyền”

  1. Chuyện ruồi bu says:

    Thông Báo Số 2

    (Tiếp theo về sự xuất hiện của cán bộ cộng sản Ngô Ðặng Hồng Vân)

    Trong Thông Báo nguyên thủy đề ngày 7 tháng 9, 2012 về sự kiện cán bộ cộng sản Ngô Ðặng Hồng Vân, “đại biểu” của cái gọi là “Hội Đồng Nhân Dân TP Hồ Chí Minh”, núp dưới vỏ bọc “Nghệ Sĩ Ưu Tú” để thủ vai chính trong vở kịch “Kỷ Nghệ Lấy Tây” dự trù sẽ được trình diễn 2 xuất tại Sài Gòn Performing Arts Center, Fountain Valley, CA, vào ngày Chủ Nhật 16 tháng 9 năm 2012, Ban Ðại Diện Cộng Ðồng Việt Nam Nam California đã thông báo cùng toàn thể đồng hương Việt Nam về sự không đạt được kết quả trong cuộc tiếp xúc với ban Tổ Chức là MH Entertainment do ông Micheal Hoàng làm Trưởng Ban và người yểm trợ là Ông Tô Văn Lai, Ðại Diện Trung Tâm Thúy Nga, để loại trừ cán bộ cộng sản Hồng Vân ra khỏi buổi diễn kịch.

    Như vậy, mặc dầu Ban Ðại Diện CÐVN Nam California đã tỏ thiện chí trong tinh thần muốn giữ không khí an bình trong cộng đồng, nhưng tiếc thay, chúng ta đã không nhận được sự cộng tác tích cực của Ban Tổ Chức. Do đó BÐD CÐVN Nam California phải chọn giải pháp phản ứng cần thiết thích đáng như đã nói trong thông báo trước. Ðó là công khai phản đối Ban Tổ Chức và tỏ thái độ không chấp nhận sự hiện diện của cán bộ cộng sản Việt Nam tại địa bàn sinh hoạt của cộng đồng chúng ta bằng một cuộc biểu tình đông đảo có trật tự, ôn hòa, không bạo động.

    Ban Ðại Diện CÐVN Nam California trân trọng kính mời các đoàn thể cựu quân dân cán chính VNCH, các chính đảng, các hội ái hữu đồng hương, các tổ chức trong các tôn giáo và đồng bào đồng hương các giới, cùng tham gia biểu tình để cùng nhau, chúng ta nói lên được tinh thần trung kiên chống cộng và ý chí bảo vệ lý tưởng quốc gia của tất cả chúng ta. Xin kính mời tất cả quý vị và đồng hương tụ tập tại khu vựcSaigon Performing Arts Center số 16149 Brookhurst St., Fountain Valley, CA 92708 (trên đường Brookhurst, góc Edinger, trong khu chợ Albertson), vào lúc 1:00 chiều và 7:00 giờ tối ngày Chủ Nhật 16 tháng 9, 2012. Xin mang theo Cờ Việt Nam Quốc Gia (Vàng với Ba Sọc Ðỏ) và Cở Hoa Kỳ, loại cầm tay, nếu có.

    Trân trọng kính mời,

  2. Nguyễn Văn Mười says:

    Là người sống ở VN tôi cảm thấy rất tự do & dân chủ, chẵng thấy dân oan kiểu nhứ các bác hô hào

    Các bác cứ CCCĐ & hãy giữ nó lại ở Bolsa, tất cả các bác sẽ được chôn ở Bolsa không ai quan tâm, đừng nghĩ đến chuyện sẽ về tiếp quảng đất nước các bác không ai xứng đáng đâu, tìm 1 chức ở âm phủ sẽ khả thi hơn

    • Đoàn Việt says:

      Ô hô ! Bọn Vẹm cũng biết đến Bolsa. Vậy là Bolsa thật có giá.

    • Quyen Tam says:

      Thật là lạ. Tại sao đưa Bolsa vào đây? Đậy là một bài viết triết học phê phán sự bất cập của duy vật và duy tâm. Tác giả chứng minh con người là sự thống nhất của 3 phạm trù tự nhiên tư tưởng và xã hội. Nếu những người cs biết thảo luận thì nên phê phán tác giả trên từng điểm một.
      cách nói của nvmuoi cho thấy ông nầy không có khảnăng lý luận. Tuyên giáo đâu rồi? xin giúp nv10 một tay.

    • Builan says:

      TỰDO cuả Nguyễn văn Mười

      Là thứ tự do cuả những con HEO trong trại chăn nuôi- cũng được chủ trại cho ăn no ! Cho hưởng đủ “4 khoái” !
      Mà chưa chắt đâu nhé ! Bác ĐM mà hành nghề – xữ lý… thì nái cũng như nọc đều tiêu đời! MƯỜI cũng tiêu mất caí thú “đệ tam “!
      Quên chăng ! khi đủ tròn, dủ béo, đủ cân.. Ông chủ cho xuất chuồng đưa vào lò mổ, lò quay… Rôì thì họ rũ nhau đánh chén – no say- nhảy đầm ,lành tình với chân dài chân ngắn- Họ vứt những cục xương cho mấy chú HEO CON ! Thế hệ nầy laị tiếp tục ủn ỉn TỰ DO như cha ông cuả chúng !

      Giá như MƯỜI bằng lòng sống vời TỰDO cuả mình trong IM LẶNG thì chả ai đá động đến 10 đâu !
      Caí vụng daị là KHOE , nhằm khiêu khích chứ không phaỉ ngu, không biết, không thấy ! “Là người sống ở VN tôi cảm thấy rất tự do & dân chủ, chẵng thấy dân oan kiểu nhứ các bác hô hào
      - chứng tỏ là 10 vô cảm trước nỗi đau cuả người khác ;cố tình xúc phạm dân oan và những người đang đòi quyền TỰ DO& DÂN CHỦ

      Những LS : Lê Công Định, Lê thị Công Nhân, Nguyễn văn Đài, Trần Huynh Duy Thức , Phạm Thanh Nghiên , Cù Huy Hà Vũ …….. họ đâu có dược tự do như 10 khoe, chỉ vì họ sống làm người – đòi hỏi quyền LÀM NGƯỜI- sống cho ra caí GIỐNG NGƯỜI

      Họ suy tư về đất nườc -dân tộc trước hoạ ngoại xâm- mất còn.. !, Trước sự băng hoại xã hội- cường quyền áp bức bất công tham ô , nhũng lạm…
      Họ dấn thân tranh đấu, đòi hỏi …- Không vì ho, cho họ ,mà vì nhân quần xã hôi Vậy mà họ phải chiụ hành hạ tù đày !
      Họ không có kiến thức trí tuệ bằng MƯỜI chăng ?
      Tôi phaỉ mất công khai tâm mở trí cho MƯỜI và đồng bọn BB -Công cụ cuả đảng (cccđ)

      LS Lê Công Định từng đãm nhận chức vụ như giảng dạy về luật VN cho SV quốc tế trong chương trình trao đỗi giữa khoa luật Đaị học Cần Thơ và Đại học Pantheon-Assas. Là phó chủ nhiệm đoàn luật sư ở Saigon v..v
      Còn LS CHHV ? TS luật trường PHÁP chứ không phaỉ chuyên tu tai chúc đâu- Con cuả công thần CÙ HUY CẬN, cháu cuả XUÂN DIỆU nưã nhé !
      _Chỉ là 2 người tiêu biểu ! Họ muốn sung sướng giàu sang, bình an hưởng thụ tới đâu mà không được !

      Mở con mắt ra mà ĐỌC mà HỌC làm người “sống cho ra cái giống người” là vậy đấy !
      Làm ơn khôn ra 1 Đừng có hãnh tiến mà khoe cái tự do cua NÒI NỢN !!!! Còn khoe là ở Hà Lội nữa, mới là tỡm chứ !!!!!
      * Nếu MƯỜI cho là bị xúc phạm ! Thì là tại MƯỜI chứ không phaỉ tại BẠN ĐỌC !! Kính

  3. Tặng ngàn khơi says:

    Ngàn khơi says
    THÔI MÀ
    Thôi mà đừng lý thuyết suông
    Nói năng theo kiểu kẻ cuồng kẻ điên
    Giống anh á phiện đã ghiền
    Chửi moi móc với cờ que biểu tình
    Biết chi thực tế nước mình
    Chống gậy chống cộng chống người nước ta
    Cớ sao lại chửi quê cha
    Mấy việc bát nháo Ruồi bu mấy người!

    • ĐẠI NGÀN says:

      DÂN TÌNH

      Dân tình đáng chán thời nay
      Biết chi non nước mặt mày ra sao
      Hở toàn giọng lưỡi tào lao
      Buồn thay dân trí sao cao thế này
      Non sông tháng đoạn ngày chày
      Bao giờ nở mặt những ngày tương lai !

      NGÀN TRÙNG
      (09/9/12)

    • Builant says:

      Thôi đi CON KẸT Tặng ngàn khơi
      “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”

      NK là sư cha cố tỗ nhà anh đấy ! Giỏi thì đem Mac Le ra mà đấu với ông ấy !

      KẸT thử dạo chơi một vòng Saigon- Dalạt hoỉ mấy ông thầy dạy Đại Học- mấy quan chức chóp bu- “Biết ông Võ Hưng Thanh là ai không” -

      Chớ có hàm hồ -lộng ngôn nghe – “con cu của đảng = (CCCĐ)= càng caĩ càng điên !
      Méc cười quá _ ha ha ha ha !
      “Biết chi thực tế nước mình
      Chống gậy chống cộng chống người nước ta
      Cớ sao lại chửi quê cha
      Mấy việc bát nháo Ruồi bu mấy người! ”

      Anh nào dạy KẸT tập noí thì nên thận trong một chút- Đừng để HỐ kiểu nầy thì Ê CHỀ mặt đảng quá ! Bye bye

      • VHT là ai? says:

        Hi, là ông kèo ông cột nào? Ông NCK gọi mấy người phá hoại chuyên nghiệp là kèo cột, đúng thế thật, kể cả người sinh năm 1944, có hành nghề lật sư, nay thất nghiệp, không phải có khả năng xuất khẩu thành thơ mà chuyên nặn ra thơ con cóc chống cộng, bị bệnh ngộ chữ nghĩa là đọc mà chẳng hiểu gì, thơ để người khác sửa lại như trên nghe còn được

      • MÂY NGÀN says:

        BỌN CẶN BẢ

        Bọn cặn bả ở đâu chẳng có
        Thời đại nào chúng cũng có đầy
        Trời sinh ra chúng hàng ngày
        Chúng như rác rưởi chất đầy mọi nơi
        Vừa dốt nát vừa chơi đều cáng
        Luôn dở trò sủa bậy giấu tên
        Óc toàn bả đậu tiểu nhân
        V.H.T đáng bậc chửi cha tụi này !

        THƯỢNG NGÀN
        (10/9/12)

      • Builan says:

        Chào anh Cù Nh – DT -CL……………
        Chớ có giật mình !

        Mệ rằng mệ hứa mệ tha
        Thấy mệ thì tránh ấy là khôn ngoan !
        Thập thò lũng lẳng trong hang (sắc)……..
        MỆ có nhầm lẫn- noí OAN không nào ? ????????

        Bây giờ ăn nói làm sao
        Leo đồi Móng Ngựa ngày nào mệt chưa ?

  4. Quyen Tam says:

    Bài viết hay. Một vấn đề đơn giản mà làm cho đất nước long đong hơn 60 năm. Cảm ơn tác giả đã trình bày lại vấn đề nhân quyền dưới ánh sáng của chủ nghĩa con người.
    Nhưng bài thơ của bác Thượng Ngàn thì tuyệt vời. Càm ơn tác giả Đổ Thái Nhiên và bá Thưong Ngàn.

    Quyen Tam

    • NON NGÀN says:

      DÒNG SÔNG CUỘC ĐỜI

      Cuộc đời như dòng sông
      Cứ trôi đi mãi mãi
      Qua thác ghềnh bến bãi
      Dòng sông mãi trôi đi …

      Khởi nguồn từ quá khứ
      Sông trôi về tương lai
      Dòng sông là lịch sử
      Con sông của loài người …

      Dòng đời từ vô hạn
      Trôi tận mãi mênh mang
      Con người thành trí tuệ
      Hay con người lang thang …

      Trên sông thuyền qua lại
      Nào có chi vội vàng
      Dòng đời luôn vẫn chảy
      Dòng người vẫn hiên ngang …

      Hết đêm trời lại sáng
      Mặt trời lên huy hoàng
      Hướng tây ngàn sao lặn
      Phương đông nắng vội sang …

      Dòng sông đời luôn chảy
      Luân lưu qua bốn mùa
      Hết xuân rồi tới hạ
      Qua thu rồi lại đông …

      Cuộc đời luôn vẫn thế
      Dòng sông như cuộc đời
      Ngân hà luôn giống thế
      Dòng sông ở trên trời …

      Người ngước mắt nhìn lên
      Thấy ngàn sao lấp lánh
      Con lươn ngụp trong bùn
      Thấy đời luôn hiu quạnh …

      Giữa dòng sông cuộc đời
      Phù sa luôn có mặt
      Bọt bèo luôn trôi theo
      Tiếng sông luôn réo rắt …

      Con người yêu dòng sông
      Dòng sông trong cuộc đời
      Đừng nhẫn tâm tàn phá
      Vẻ diễm lệ dòng sông …

      ĐẠI NGÀN
      (09/9/12)

  5. Hải siêu says:

    Đi lật lại mớ tài liệu cũ rồi thêm mắm dặm cà “đặt lại vấn đề”, làm cái chuyện sặc mùi mắm khú! 20 năm đệ nhất đệ nhị CH tìm lòi mắt ếch không thấy đâu ra người có tầm như của miền bắc! Nhiều khi mình nghĩ “quốc gia” phải hơn CS nhiều chứ, nhưng mà tiếc là không, người giỏi qua phía bên kia hết rồi! Vĩ nhân Nam Vn chỉ giỏi đảo chính làm chuyện ruồi bu, từ trong nước chạy qua bên này cũng ruồi bu, tới giờ cũng vẫn “đảo chính nhau” nhặng xị như giòi, chán như con gián.

    • NGÀN KHƠI says:

      AI ĐƯA CON SÁO SANG SÔNG

      Ai đưa con sáo sang sông
      Làm cho con sáo khổ lòng như ri
      Hóa ra con sáo biết gì
      Trời mây trăng trăng nước lắm khi lại buồn
      Trên trời mấy hạt mưa tuôn
      Sáo như cảm thấy chính nguồn bồng lai
      Ai kia đem sáo thật tài
      Thương thân con sáo giữa hai dòng đời
      Sông tràn nước đục chơi vơi
      Bên bờ con sáo cứ thời hót vang …

      MÂY NGÀN
      (09/9/12)

    • D.Nhật Lệ says:

      Bác nói đúng ! Nhưng rõ ràng là bác không đủ kiến thức để tìm ra lý do tại sao như
      vậy.Do đó,tôi xin lý giải cho bác hiểu,chứ không thì bác cứ mãi làm ..Chí Phèo !
      Những trí thức lớn của miền Bắc toàn xuất thân từ nền giáo dục Pháp,ở mẫu quốc
      lẫn thuộc điạ,mà chính sử gia nhà nước là Dương T.Quốc phải tuyên dương đó là
      “thế hệ VÀNG” và ông cũng phải thú nhận “chúng ta đang mất gốc” khi thế hệ vàng
      đã lần lượt qua đời.Đó là Ng.M.Tường,Trần Đ.Thảo,Hồ Đ.Di,Tạ Q.Bửu v.v. nhưng
      rồi thực tế là 2 người tài giỏi nhất là NMT và TĐT.đều bị “vắt chanh bỏ vỏ”.NMT.thì
      bị trù dập xuống tận đáy bùn đen đến mức phải viết sách tố cáo csVN.trong quyển
      sách “Kẻ bị dứt phép thông công” khi qua Pháp.Còn TĐThảo cũng bị trù dập te tua
      đến nỗi bị bệnh tâm thần,nhìn đâu cũng thấy có người đang hãm hại mình,dù lúc đó
      cũng đang ở Pháp ! Rốt cuộc,những trí thức còn lại làm việc cho CS.phải trở thành
      tay sai,đầy tớ xách cặp cho lãnh tụ,chứ không DÁM làm trí thức như trước nữa !
      Như thế,csVN.đã lợi dụng nhân tài để duy trì quyền thống trị của chúng nhưng sở dĩ
      chúng lợi dụng được vì chúng qúa quỷ quyệt trong thủ đoạn lừa bịp người dân VN.,
      còn trí thức ở ngoài đời thì qúa khờ khạo,lại lầm tưởng chúng thật thà như họ.
      Tội bạc đãi,tiêu diệt nhân tài trong giới trí thức là trọng tội của bọn VC.cầm quyền
      hiện nay mà lịch sử dân tộc VN.không thể nào tha thứ được !

  6. ĐẠI NGÀN says:

    NÓI CHƠI TRIẾT HỌC

    Hôm nay nổi hứng một lần
    Nói chơi triết học xa gần cùng nghe
    Chuyện đời cũng chẳng giấu che
    Cứ bung ra thử đặng nghe cho tường
    Duy tâm duy vật hai đường
    Duy thần duy lý mỗi phương đều tài
    Có gì chỉ một chẳng hai
    Có gì không một mà hai nổi gì
    Không tâm thế giới còn chi
    Tâm mà không vật tâm thì ở đâu
    Vật tâm như kiểu cái cầu
    Băng qua băng lại hai đầu mà chơi
    Cầu nào chỉ một đầu thôi
    Cầu nào không có hai đầu hai bên
    Cầu nào thân một mình ên
    Hai đầu không có tênh hênh còn gì
    Nhưng cầu không có người đi
    Hỏi rằng cầu ấy ích chi cho đời
    Cầu nào bắt giữa biển khơi
    Cầu không chân đứng thì cầu dựa đâu
    Nên chi ở dưới móng cầu
    Còn trên các móng là cầu bắc qua
    Nhưng điều quan trọng vẫn là
    Có người nhận thức mới ra cây cầu
    Thế nên nhận thức hàng đầu
    Nếu không nhận thức vật hầu hư vô
    Ngu sao cái lối nói phao
    Vật luôn có trước tâm nào ra chi
    Không tâm thì học làm gì
    Không tâm không học làm chi có cầu
    Cười tay Các Mác làm sao
    Bảo rằng biện chứng mới hầu tạo nên
    Đúng là ăn bã Hegel
    Cái gì cũng biện chứng nên ngông cuồng
    Khiến cho thế giới buông tuồng
    Chỉ nhìn có vật tâm còn chi đâu
    Thế nên lấy búa đập đầu
    Kiểu Khmer đỏ ngỏ hầu diệt tâm
    Giống xưa đồng chí Trạch Đông
    Dựng Hồng binh đỏ đặng mong tẩy đời
    Lưu manh nở rộ khắp nơi
    Xưng là văn hóa một thời hoang vu
    Mọi nơi đều thấy kể thù
    Mọi nơi đều thấy chổng khu la làng
    Đúng là cách mạng vinh quang
    Đúng là cách mạng rộn ràng năm châu
    Chỉ xem duy vật hàng đầu
    Duy tâm đẩy xuống bùn sâu cuộc đời
    Thật là dại dột khắp nơi
    Vật mà biện chứng có trời mới hay
    Văn minh văn hóa giả cầy
    Học theo một sách bài bây ngu khờ
    Đấu tranh giai cấp được thờ
    Với năm hình thái chỉ mơ chỉ màng
    Quả là con tạo đa đoan
    Khiến cho trăm triệu chết oan con người
    Gạt chi bao kẻ lờ khờ
    Bảo rằng tư bản đang chờ tự chôn
    Rất may nhân loại hoảng hồn
    Sát bên hố thẳm hạt nhân ngày nào
    Tưởng rằng ông Mác là cao
    Biết đâu ông Mác tào lao hơn người
    Tiếc thay trí thức dở hơi
    Trọng toàn thế kỷ cắm đầu ngợi ca
    Đỉnh cao trí tuệ lu loa
    Rồi đùng một cái hóa ra khù khờ
    Thế gian sau lúc vật vờ
    Liên Xô bổng chốc xuống bờ vực sâu
    Việt Nam Tố Hữu thật rầu
    Bao nhiêu thần tượng quả hầu ra tro
    Giống như chú ếch bờ ao
    Bảo sao nghe vậy có nào tâm chi
    Than ôi thôi nói làm gì
    Chẳng qua nhắc lại chuyện chi qua rồi
    Tại sao người Việt lại khờ
    Tin vào những chuyện tơ mơ ở đời
    Chẳng qua sau buổi thực dân
    Tâm tư rời rã nên phần ngu ngơ
    Trách sao lịch sử hửng hờ
    Con Hồng cháu Lạc lơ mơ vạn phần
    Ngàn năm văn hiến thành phân
    Bón cây vô sản vạn phần tốt tươi
    Nhưng thôi trời cũng chiều người
    Mong ngày cũng hết hổ ngươi nước nhà
    Chuyện đời rồi cũng phôi pha
    Lại nên triết học của nhà Việt Nam
    Nói vui chẳng phải ngông cuồng
    Nói chơi nhằm để xây nguồn tương lai !

    THƯỢNG NGÀN
    (08/9/12)

    • Builan says:

      “…Ngàn năm văn hiến thành phân
      Bón cây vô sản vạn phần tốt tươi
      Nhưng thôi trời cũng chiều người
      Mong ngày cũng hết hổ ngươi nước nhà
      Chuyện đời rồi cũng phôi pha
      Lại nên triết học của nhà Việt Nam
      Nói vui chẳng phải ngông cuồng
      Nói chơi nhằm để xây nguồn tương lai !

      ^Ngông cuồng” ? – Chưa !
      Chỉ là : Gần!
      CỤ về Đalat ẩn thân rồi à ?
      Sớm chiều ta vẫn gặp ta
      “Không hề quen biết” vẫn là tình thân
      Trung Thu, trà bánh ..”múa LÂN”
      Phèng la , pháo , trống – Chào mừng Trung Thu
      Cuộc đời dù có lu bu
      CỤ ơi nhớ Thủy Ngọc T không cà ?
      Thưởng,Em, Kiềm, Truật…nữa là.
      VÕ Thành Nh.. cũng con nhà VÕ Nguyên !
      Thăng Bình, Đại Lộc Duy Xuyên
      Bão “không còn nhớ”- là ĐIÊN thật rồi !!!

      Trời ơi, nhớ quá chăng trời !
      Ai về Dalạt cho tôi về cùng ! Khùng !

      • NGÀN KHƠI says:

        LÂN VÀ RỒNG

        Lân chi hiểu hết ý rồng
        Lân thường nhảy nhót tồng ngồng làm vui
        Rồng kia ẩn mặt cuộc đời
        Tầng mầy nhìn xuống từ trời bao la
        Chỉ khi rạng rỡ sơn hà
        Rồng mây gặp hội mới ra chí rồng
        Nên Lân cũng chớ đèo bồng
        Xem rồng như kiểu con rồng thế gian
        Ngàn khơi cho chí non ngàn
        Thượng ngàn cũng thế đễ toan thấy rồng !

        MÂY NGÀN
        (10/9/12)

Leave a Reply to Quyen Tam