WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Biển Đông và hình thức chiến tranh mới

Tàu chiến Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận hồi năm 2011 ở Biển Đông

Năm ngoái, trên tờ Business Insider, có một bài viết rất ấn tượng, cứ đeo đẳng trong tâm trí tôi mãi: “Tại sao chiến tranh Trung Việt không thể tránh khỏi?” (Why A War Between China And Vietnam Is Inevitable).

Trong bài viết ấy, tác giả, Dee Woo nhận định: một cuộc chiến tranh để giải quyết vấn đề lãnh thổ và lãnh hải giữa Trung Quốc và Việt Nam không thể không xảy ra. Vấn đề chỉ là thời gian và cách thức can thiệp của Mỹ. Lý do chính để tác giả đi đến nhận định ấy là: chủ quyền trên Biển Đông liên quan đến lợi ích cốt lõi của cả hai quốc gia. Nó quan trọng đến độ không ai có thể từ bỏ hay nhân nhượng được.

Về phía Trung Quốc, càng ngày kho dự trữ dầu của họ càng giảm. Hiện nay mọi sinh hoạt của họ đều lệ thuộc vào hơn 50% số dầu nhập cảng từ ngoại quốc, trong đó, một nửa là từ Trung Đông. Tuy nhiên, cuộc cách mạng mùa xuân năm ngoái đã làm thay đổi tình hình, khiến nguồn dầu từ Trung Đông bị đối diện với khá nhiều bất trắc. Để sống còn, Trung Quốc phải tìm những nguồn cung cấp khác, nhất là trong tương lai, càng ngày kinh tế của họ càng phát triển và nhu cầu dầu khí lại càng lớn. Một trong những cái gọi là nguồn cung cấp khác ấy chính là ở Biển Đông: Nó vừa hứa hẹn một trữ lượng lớn vừa gần gũi; và nếu chiếm được, có thể sử dụng lâu dài và an toàn. Hơn nữa, cũng giống như Việt Nam, Trung Quốc cũng đang và sẽ đối diện với rất nhiều vấn đề chính trị trong nước. Một cuộc tranh chấp với nước ngoài sẽ có tác dụng nâng cao lòng yêu nước của dân chúng: Mọi bất mãn đối với chế độ sẽ biến thành căm thù đối với nước khác. Và nước ấy chính là Việt Nam.

Về phía Việt Nam, có hai lý do chính: Thứ nhất, nguồn dầu khí ở Biển Đông chiếm đến 30% tổng sản lượng quốc gia. Mất nguồn dầu ấy, kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ bị sụp đổ. Điều đó càng đặc biệt có ý nghĩa khi, từ mấy năm gần đây, kinh tế Việt Nam càng ngày càng đi vào khủng hoảng: lạm phát rất cao, hệ thống ngân hàng nhà nước liên tục lỗ lã và thất thoát, nợ xấu càng ngày càng nhiều, đầu tư từ thế giới càng ngày càng giảm. Thứ hai, đối diện với những sự thất bại về kinh tế, xã hội và cả về chính trị, một lúc nào đó, nhà cầm quyền buộc lòng phải sử dụng những tranh chấp ở Biển Đông như một cách để lái sự quan tâm của dân chúng sang một hướng khác, ở đó, mọi phẫn nộ đều đổ dồn về phía Trung Quốc và người ta sẽ quên đi những xấu xa của chế độ; lòng yêu nước và tinh thần dân tộc sẽ thay thế sự bất mãn trước nạn tham nhũng và họa độc tài.

Về phía Mỹ, sau khi giải quyết hoặc tạm giải quyết những tranh chấp ở Iraq và Afghanistan, họ quay trở lại với nền chính trị toàn cầu; ở đó, trong thời điểm hiện tại cũng như trong vài thập niên sắp tới, họ chỉ chịu một sự uy hiếp duy nhất: Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đã bắt đầu uy hiếp vị thế siêu cường quốc kinh tế của Mỹ ở châu Á. Mậu dịch giữa Trung Quốc và khối ASEAN từ năm 2000 đến 2009 tăng gấp sáu lần, trong khi đó, quan hệ thương mại của Mỹ và các nước trong vùng đã không tăng, lại còn giảm. Mỹ cần trở lại châu Á để ngăn chận Trung Quốc và để duy trì các quan hệ chiến lược với các nước khác trong vùng. Muốn trở lại, họ cần một cái cớ. Những tranh chấp trên Biển Đông cung cấp cho Mỹ một cơ hội bằng vàng để vừa quay trở lại châu Á, vừa có thể nói đến tình hữu nghị, đến việc buôn bán dầu khí và buôn bán cả vũ khí với các nước khác.

Có điều, khả năng Mỹ trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến Việt Nam và Trung Quốc có lẽ sẽ rất ít. Họ muốn quay lại châu Á nhưng không hẳn để giúp Việt Nam. Quyền lợi của Mỹ trong việc duy trì quan hệ với Trung Quốc, dù sao vẫn lớn hơn việc giúp một nước nào đó, như Việt Nam, để đương đầu với Trung Quốc bằng vũ lực. Hơn nữa, trước mắt, Mỹ vẫn chưa thoát cuộc khủng hoảng kinh tế. Họ còn quá nhiều việc phải làm ngay trong nước của họ, nhất là trong hai lãnh vực nhân dụng và thương mại. Mỹ không bắt buộc phải hy sinh quá nhiều để cứu Việt Nam. Họ có thể sẽ phải làm như thế với Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines, những nước có hiệp ước quân sự với họ. Nhưng với Việt Nam thì không.

Thành ra, với Trung Quốc, Việt Nam vẫn là chọn lựa hàng đầu để tấn công nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược về cả hai lãnh vực chính trị và kinh tế của họ.

Viễn tượng chiến tranh Việt – Trung do See Woo vẽ ra không phải hoàn toàn phi thực. Thật ra, bất cứ người nào cũng có thể thấy được điều đó. Giới lãnh đạo Việt Nam, hơn ai hết, càng hiểu rõ điều đó. Tuy nhiên, để đối phó, lựa chọn của họ không nhiều. Chỉ có thể nằm trong ba trường hợp:

Thứ nhất, bằng giải pháp chính trị, bao gồm cả phương diện pháp lý. Đó là điều họ hay nói đến nhiều nhất. Có vẻ như một giải pháp duy nhất. Nhưng không có giải pháp chính trị nào có thể thành hiện thực nếu không có thế và lực. Việt Nam đang đi tìm thế và lực ấy bằng cách tìm kiếm sự ủng hộ của khối ASEAN và một số cường quốc hạng trung, từ Ấn Độ đến Úc. Nhưng ở khối ASEAN, với sự “phản phé” của Campuchia rõ ràng là họ đã thất bại. Trong tương quan lực lượng, ngay cả trong lãnh vực kinh tế, giữa Trung Quốc và các nước khác trong khối ASEAN hiện nay, không có cách gì người ta có thể thay đổi quan điểm và thái độ của chính phủ Campuchia được. Mà chỉ cần một nước bất đồng, sức mạnh của khối ASEAN trong việc đương đầu với Trung Quốc sẽ bị vô hiệu hóa ngay. Bằng chứng của điều đó được thể hiện rõ trong hội nghị các Bộ trưởng ngoại giao khối ASEAN tại Campuchia vừa qua. Những nước khác, từ Úc đến Ấn Độ, Nga, Nhật, Hàn Quốc… đều, một, không phải là đối thủ của Trung Quốc; và hai, không có lý do gì để họ sẵn sàng vì Việt Nam mà công khai tuyên chiến với Trung Quốc cả. Kinh nghiệm chiến tranh ở Libya năm ngoái và tình hình Syria hiện nay cho thấy một điều: thế giới sẽ khoanh tay án binh bất động cho đến khi Mỹ quyết định tham chiến. Cho nên, dù Việt Nam có loay hoay đi tìm đồng minh ở đâu thì đồng minh quan trọng nhất vẫn là Mỹ. Tuy nhiên, con đường đến với Mỹ vẫn là một con đường đầy cam go và dài dằng dặc.

Thứ hai, bằng giải pháp quân sự. Đây là điều chính phủ Việt Nam muốn chứng tỏ là họ đang chuẩn bị. Qua việc mua sắm các loại vũ khí mới, chủ yếu từ Nga. Tuy nhiên, ở khía cạnh này, có mấy điều cần chú ý. Một, có mua sắm thêm đến mấy, kho vũ khí của Việt Nam cũng chỉ là hạt cát so với Trung Quốc hiện nay. Hai, đã ít về số lượng, Việt Nam lại không thể mua được các loại vũ khí hiện đại nhất do Mỹ sản xuất vì lệnh cấm vận trong lãnh vực quốc phòng vẫn chưa được tháo gỡ. Giới lãnh đạo Việt Nam, trong các cuộc tiếp xúc với quần chúng cũng giới trí thức, lúc nào cũng tìm cách trấn an bằng luận điệu: Họ đã có cách “trị” được Trung Quốc nếu chiến tranh bùng nổ. “Trị” bằng cách nào? Không ai nói cả. Người ta chỉ đem quá khứ ra thế chấp: trong thế kỷ 20 vừa qua, họ luôn luôn thắng trong mọi cuộc chiến tranh: thắng Pháp (1954), thắng Mỹ (1975), thắng Khmer đỏ (1978) và thắng cả Trung Quốc (1979). Lần này, cũng vậy, họ hứa hẹn: họ cũng sẽ thắng. Kết luận: “Đồng bào đừng lo; hãy để Đảng và nhà nước lo!”

Tuy nhiên, đó chỉ là một lời nói dối.

Chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, nếu xảy ra, sẽ khác hẳn về loại hình với các cuộc chiến tranh trước đây. Hầu hết các cuộc chiến tranh trước đây đều diễn ra trên đất liền. Bây giờ trận địa đã khác. Hầu hết các nhà bình luận quân sự đều cho, từ đầu thế kỷ 21 trở đi, lịch sử quân sự nhân loại chuyển sang một trang khác: trận địa chính sẽ là trên biển. Các cuộc chạy đua vũ trang trên thế giới trong một hai thập niên vừa qua chủ yếu là cuộc chạy đua để trở thành những cường quốc trên biển với những tàu sân bay (hay: hàng không mẫu hạm), tàu ngầm, thủy phi cơ (seaplane), tên lửa (hỏa tiễn), v.v. Theo Robert D. Kaplan, trên báo Foreign Policy, nếu loại hình chính của chiến tranh thế kỷ 21 là trên mặt biển thì Biển Đông sẽ là điểm nóng nhất, nơi tập trung những mâu thuẫn gay gắt nhất và có thể là nơi sẽ diễn ra chiến tranh nhất.

Trận địa thay đổi, đặc điểm và điều kiện chiến tranh thay đổi theo. Trên trận địa giữa biển cả ấy, Việt Nam hoàn toàn đánh mất tất cả những ưu thế vốn có và vốn được họ, nhất ở miền Bắc, tận dụng trong suốt nửa sau thế kỷ 20: một, rừng núi hiểm trở; hai, sự ủng hộ của dân chúng để một mặt, sẵn sàng tham gia các chiến dịch quân sự, nếu cần; mặt khác, sẵn sàng che giấu bộ đội để từ đó chiến thuật du kích có thể thực hiện được; và ba, sự dũng cảm của những người lính: họ bất chấp nguy hiểm, sẵn sàng hy sinh tính mạng để chống giặc. Trên đất liền, yếu tố con người là chủ đạo; trên biển, yếu tố kỹ thuật lại chiếm vai trò chủ đạo. Mà về kỹ thuật thì hiện nay Việt Nam hoàn toàn thua xa Trung Quốc.

Hơn nữa, có một sự thật không nên quên: Từ đầu thập niên 1970 đến nay, Việt Nam đã từng đụng độ với Trung Quốc nhiều lần. Việt Nam thắng trên các mặt trận trên đất liền, nhưng với cả hai mặt trận trên biển, Việt Nam đều thua. Lần đầu, Việt Nam Cộng Hòa thua khi bị cướp mất Hoàng Sa vào năm 1974, và lần thứ hai, Việt Nam cũng lại thua Trung Quốc trên một số đảo và bãi đá ở Trường Sa (bao gồm các đảo Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Xu Bi, v.v.) vào năm 1988.Nếu hai giải pháp chính trị và quân sự đều bế tắc, giới lãnh đạo Việt Nam chỉ còn giải pháp thứ ba: Đầu hàng hoặc bỏ chạy. Đầu hàng thì chắc sẽ khó sống sót với dân chúng. Biện pháp bỏ chạy có lẽ sẽ được “nghiên cứu” kỹ hơn. Để bỏ chạy, điều họ cần làm nhất là chuyển tiền ra nước ngoài. Càng nhiều càng tốt.

Có khi họ chọn giải pháp ấy chăng?

 

Nguồn: Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

Tags:

22 Phản hồi cho “Biển Đông và hình thức chiến tranh mới”

  1. trung thành says:

    tìm đươc ai đó ngu hơn mấy người cccđ trong chuyện biển đông thì sẽ đưa vào sách đỏ, ngu hết chỗ nói, viết ra mà người khác đọc muốn bụp vào mặt tụi nó luôn, lũ khốn, chuyên láo lếu bịa đặt và lừa bịp!

  2. LeBinh says:

    Thật tức cười cho bọn ngu giờ nầy còn đem cờ đỏ ra khoe. Bọn cs thích chơi chiêu mờ mờ ảo ảo để gạt nhân dân. Nếu biển đảo là của VN thì ta cứ hiên ngang dùng tàu chiến dương cờ đỏ lên để bảo vệ, cớ sao lại đi mua tàu ngầm ? chủ quyền của Tàu cộng là trên mặt biển, còn chủ quyền của bọn cờ đỏ là dưới đáy biển ? hay là nói chúng tôi kiên quyết bảo vệ …đáy biển ? đừng cải là tàu ngầm có thể bắn hạ tầu địch, một tàu ngầm có thể bắn hạ bao nhiêu tàu địch ? hay chỉ suốt ngày lặn sâu lặn kín để cho ngư dân tiếp tục bị bọn Tàu giết hại ? tỉnh táo lại đi và vụt cờ đỏ vào sọt rác.

  3. nvtncs says:

    Vì là một nước cộng sản nên VN không có tiền và không có đồng minh. Do đó, sẽ không có chiến tranh; VN chỉ có lẳng lặng đầu hàng.

  4. NGUYEN AN says:

    Đối với Trung Cộng, thì sẽ không có chiến tranh lớn với VC tại biển Đông, mà chỉ là giải pháp ngoại giao mánh lới để cướp khoảng 80% biển Đông!
    Quân sự chỉ là HÙ, là DIỆN!
    ĐIỂM của Trung cộng là khống chế KINH TẾ VN bằng cách khống chế chính trị đối với bọn lãnh đạo thân và tai sai Tàu, đầy rẫy trong ĐCSVN, để biến dân tộc VN là 1 thứ NÔ LỆ MỚI cho Tàu và VN trở thành BẢI RÁC, KHO PHẾ THẢI cho Tàu!

  5. KIKI says:

    Việt Nam và HK cùng tham gia ASEAN, EAS…và tương lai là TPP–hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, kim ngạch thương mại mỗi năm hơn 20 tỉ..

    Trong lúc HK cắt bánh mừng sinh nhật quốc khánh Việt Nam, lãnh đạo thành phố San Francisco, đại diện các Tổng Lãnh Sự Quán cùng các đoàn ngoai giao và gần 200 kiều bào thân hữu tại California và từ các tiểu bang lân cận đến dự tiệc , phiá trên tiền đình toà cao ốc quan chức Mỹ cùng ông tổng lãnh sự thượng kỳ ĂN MỪNG thì bên dưới “chính nghĩa cuốc ra” ĂN VẠ !!!

    Điều đáng quan tâm là Cờ HK chính thức được hạ xuống..đúng nghi lễ ngoại giao để lá cờ Đỏ sao Vàng được kéo lên. chủ nhà phải hạ kỳ nhường chỗ cho cờ của quốc gia khách được kéo lên. Lá cờ đại diện cho quốc gia Việt Nam trong trường hợp này đứng một mình độc lập. Nhưng nhìn kìa..Thật là thảm hại cho lá cờ dzàng “chính nghĩa”..Chủ nào cờ nấy.!! Cái lá cờ dzàng này lúc nào cũng phải sà nẹo với lá cờ sao hộ mệnh..Lúc nào cờ dzàng cũng phải núp bóng cờ BU nghĩa là làm sao ? Sao đau đớn thế này nhỉ ? Bọn Việt Cộng thật là bất lịch sự..Thượng cờ chỉ thích đứng mình yên..Hãy học hỏi các cụ …Mở mắt to ra mà xem..dù ở trên kia HK hạ kỳ để làm lễ thượng kỳ cờ Việt Cộng nhưng dưới này chúng con vẫn một lòng..thờ mẹ kính BU..vẫn vác cờ BU, cở dzàng vẫn phải núp bóng cờ BU cho tròn chữ hiếu mới là đạo con…

    Nếu phía trên toà nhà là “nghi lễ ngoại giao” của hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam thì lẹt đẹt phiá bên dưới là “nghi lễ ăn vạ” của đám người “mất” nước….Ở bất cứ nơi nào bất cứ buổilễ tưởng niệm hay biểu tình nào Các cụ đầu bò không boa giờ quên vác cờ HK đi theo để dựa hơi..Bu ở trên trển làm ngọai giao với Việt Cộng, có thấy ở dưới này chúng con đang vác cờ BU muốn gãy cả cổ, dzậy mà không thấy ông BU nào ngó ngàng để mắt nhìn xuống xem chúng con đang làm gì.. BU cứ mãi ở trển ngoại giao với bọn “hèn với giặc, ác với dân”..trong khi chúng con những con người chính nghĩa “yêu nước thương nòi” những chiến sĩ của tư do.. sao Trời lại bất công thế này sao ?

    • NGUYEN AN says:

      Chờ có “nghi thức ngoại giao” thì cờ đỏ mới dám treo lên!
      Ngày thường, thì cờ đỏ sao vàng, tìm đỏ mắt không ra !
      Không biết chui ở lỗ cống nào, mà 2 triệu người Việt ở Mỹ không dám cầm đi xuống đường, kễ cả đám cháu ngoan bác Hồ, hơn 10 ngàn du học!
      Bao ngày lễ khác của người Việt ở Mỹ, thì chỉ thấy cờ vàng thượng kỳ, còn cờ đỏ thì biến mất vì … chui ống cống(?)!
      @ Sĩ nhục cho cờ đỏ hay cờ vàng?!

      • Tien Ngu says:

        Thưa,

        Các anh Việt Cộng mà biết…nhục, Tiên Ngu này chắc phải..cúng một con vit quay, với một nãi chuối xiêm…

        Chúng chỉ biết…tự sướng mà thôi.

        Thành ra cò mồi mần việc cho VC, đều là loại phải biết láo ra sao cho các cán Cộng…sướng rên..

        Tàu Cộng tát vào mặt lia lịa như thế, VC vẫn…16 chử vàng và 4 tốt, không biết nhục.

        Qua Mỹ chuyên chui cữa sau, né cờ vàng. Về nước thì cò mồi khoe kiều bào phất cờ đỏ, đón tiếp tưng bừng. Không biết nhục.

        37 dài, đi đâu cũng bị cờ vàng đập vô mặt liên tục, mà vẫn lên giọng tự sướng. Đúng nà….không biết nhục.

  6. nhon nghia says:

    HÔM NAY NGOẠI TRƯỞNG HOA KỲ ĐANG HỘI ĐÀM VỚI TRUNG QUỐC ! ! ! Không phải tôi mừng, mà là tôi thông báo cho bà con việt kiều hải ngoại thấy ra vấn đề như thế nầy. ” – Người ta nói chuyện bằng ngoại giao, nhẹ nhàng nhưng có hiệu quả. Còn Bạn thì chỉ biết gào thét,hò reo mất trật tự nơi công cộng, chỉ biết Kích Động cho nước nầy phải đánh với nước kia…Tóm lại việc chính trị, ngoại giao, quân sự…Rất quan trọng về sách lược!

  7. Trường Sơn says:

    Không giống như Việt nam cộng hoà phụ thuộc vào Mỹ , Việt nam và Hoa kỳ ngày nay là bạn , là quan hệ đối tác bình đẳng đôi bên cùng có lợi , đó là phương trâm : ” Việt nam mong muốn làm bạn với tất cả các nước ! ” Việt nam độc lập nhưng không cô lập , mong muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đang ngày càng trở thành hiện thực .

  8. Minh Đức says:

    Việt Nam Cộng Hòa thua Trung Quốc là vì tàu của VNCH cũ hơn. Tàu Trung Quốc lúc đó nhỏ hơn nhưng là loại mới, tốc độ nhanh hơn, vũ khí mạnh hơn vì có hỏa tiễn. Còn năm 1988 thì cũng là hải quân của Trung Quốc mạnh hơn vì chế độ CSVN không chú trọng vào hải quân. Còn chiến tranh biên giới thì quân đội CSVN có kinh nghiệm hơn, còn bộ binh Trung Quốc thì bao nhiêu năm không đánh nhau. Về chiến tranh số lượng cũng chỉ là một yếu tố. Nếu ít mà biết dùng thế thì địch được mạnh. Thời xưa Việt Nam quân ít hơn Trung Quốc nên dựa vào các cửa ải để chống lại số đông của Trung Quốc. Ngày nay, giả sử Việt Nam đem hạm đội tàu ngầm đóng ở eo biển Malacca gần Singapore, bắt chìm tất cả tàu chở dầu của Trung Quốc thì công nghiệp Trung Quốc sẽ tê liệt. Bắn chìm các tàu chở hàng hóa của Trung Quốc thì kinh tế Trung Quốc sẽ lao đao. Chính vì biết eo biển Malacca là yếu điểm mà Mỹ loan tin sẽ triển khai các chiến hạm mới nhất ở Singapore.

Phản hồi