WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Việt Nam không tránh khỏi suy thoái kinh tế

Dấu hiệu của thời gian: hàng trăm dự án bỏ dở là những dấu hiệu rõ ràng của một nền kinh tế bệnh hoạn

Dự án xây cất Saigon Residence ở trung tâm thành phố HCM bị bỏ dở sau khi tầng một đã hoàn tất. Những đống gạch, cọc thép còn để lại ở công trường. Một nhóm bảo vệ được mướn để trông coi đã biến sàn móng xi măng thành chỗ đậu cho xe gắn máy - Hình: NYT

Tại những thành phố lớn của Việt Nam, thị trường tài sản một thời phát triển nhanh chóng nay đang vỡ tan tành ra từng mảnh. Hàng trăm dự án bỏ dở là những dấu hiệu rõ ràng của một nền kinh tế bệnh hoạn.

Một viên chức cao cấp của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã so sánh những vấn đề kinh tế của Việt Nam với vụ đổ vỡ thị trường 15 năm trước đã san bằng nhiều nền kinh tế ở Á châu.

Ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân của thành phố HCM, một bộ phận chấp hành cao nhất của thành phố, nhận xét “Tôi có thể nói tình trạng này giống như cuộc khủng hoảng ở Thái Lan vào năm 1997. Những người đầu tư vào tài sản đã đẩy giá lên cao. Họ mua để đầu cơ – không phải để dùng.”

Những vấn đề kinh tế của Việt Nam xem ra không trầm trọng bằng những vấn đề của cuộc khủng hoảng tài chánh 1997 – kinh tế vẫn phát triển ở mức 4% — nhưng ngày càng có thêm vấn đề.

Việc bắt ông Nguyễn Đức Kiên, một trong những thương gia giầu có nhất, đã làm cho chỉ số của thị trường chứng khoán đột ngột giảm 4.8% vào ngày 21/8, một suy thoái lớn nhất trong bốn năm vừa qua.

Việc buộc tội Ông Kiên không rõ ràng. Hệ thống truyền thông của chính quyền nói rằng ông bị tố cáo có những hoạt động thương mại bất hợp pháp.

Trường hợp của ông bị xét xử mơ hồ đã nhấn mạnh đến một yếu tố quan trọng khiến cho những tai họa ở Việt Nam trở nên trầm trọng hơn: Đó là sự kết hợp vụng về giữa cách lãnh đạo bí mật [và độc tài] của Đảng Cộng Sản và nền kinh tế tư bản [tự do]. Nó làm lu mờ triển vọng bình phục của một quốc gia có 91 triệu dân.

Những nhà đầu tư nghi ngờ về khả năng quản trị kinh tế của nhà nước và mức độ đáng tin cậy của những con số thống kê. Ngân Hàng Nhà Nước [cách gọi ngân hàng trung ương ở Việt Nam] nói rằng một trong 10 người vay tiền trong hệ thống ngân hàng đã ngưng không trả nợ. Nhưng tổ chức Fitch Ratings nói rằng tỉ lệ nợ xấu có thể cao hơn nhiều.

Ông Nguyễn Đức Kiên, một trong những thương gia giầu nhất Việt Nam, vừa bị bắt giam vì tội kinh doanh bất hợp pháp - Hình: VNExpress

Nếu cuộc khủng hoảng 1997 là do chế độ tư bản cấu kết gia đình bạn bè (crony capitalism), những vấn đề của Việt Nam cũng có thể được mô tả là do chế độ tư bản cấu kết gia đình bạn bè nhưng cộng thêm bản chất cộng sản. Những doanh nghiệp nhà nước đông nghẹt những bạn bè và đồng minh của các cấp trong Đảng Cộng sản.

Ông Jonathan Pincus, Khoa Trưởng của Chương Trình Giáo Dục KinhTế Fulbright tại Việt Nam nhận xét rằng “Quốc gia bị thao túng bởi những người trong quốc gia để làm tiền. Điều cần phải làm là loại bỏ Đảng Cộng Sản ra khỏi ban quản trị của những công ty quốc doanh. Nhưng tôi không thấy có một dự tính nào về việc này.”

Giống như tình trạng bong bóng của những thị trường tài sản tại những nơi khác trên thế giới, những người đầu tư ở Việt Nam lợi dụng tình trạng tín dụng tự do để xây những tòa nhà với hi vọng sẽ kiếm được lời nhanh chóng. Một khác biệt căn bản là một số những tổ chức đầu cơ ở đây là những doanh nghiệp nhà nước có quan hệ với Đảng Cộng Sản và có thể vay tiền với lãi suất thấp. Những công ty này nay mang những món nợ quá lớn như hai đại công ty của chính quyền Vinashin và Vinalines, đang “bỡn cợt” với tình trạng không trả nợ được.

Thành phố HCM vẫn náo nhiệt, đầy du khách, và bị phiền phức với nạn kẹt xe – tất cả là những dấu hiệu của sức sống. Nhưng sự kiện này che đậy những triệu chứng của những tai họa kinh tế: những thanh niên khó kiếm được việc làm; 20% những công ty nhỏ và trung bình phải đóng cửa trong năm vừa qua; và những dự án cơ sở hạ tầng bị trì hoãn hoặc hủy bỏ.

Ông Lê Đăng Doanh, một kinh tế gia nổi tiếng và một cựu viên chức cao cấp trong một tổ chức nghiên cứu của nhà nước, nói ông ta lo ngại rằng những vấn đề ở Việt Nam xẩy ra vào thời điểm kinh tế thế giới đang gặp nhiều trở ngại vì những món nợ và Âu châu đang phải đối phó với tình trạng nan giải của đồng Euro.

Ông Doanh so sánh: “Vấn đề ở Việt Nam là một thứ rượu pha trộn rất độc từ khủng hoảng nợ ở Âu châu, kinh tế trì trệ ở Hoa Kỳ, cộng thêm với tình trạng kinh tế nguy ngập ở trong nước. Đây là một hỗn hợp rất nguy hiểm.”

Khu vực tư giúp cho kinh tế tiếp tục vận chuyển – Việt Nam là một nước xuất cảng nhiều quần áo và giầy vào Hoa Kỳ – nhưng luồng tiền ngoại quốc đã chậm lại. Cam kết đầu tư nước ngoài là 8 tỉ Mỹ kim (25 tỉ đồng Mã Lai – Malaysian Ringgit) cho sáu tháng đầu của năm nay chỉ bằng 1/4 mức cam kết trong cùng một thời gian ba năm trước.

Những vấn đề mà những người trẻ Việt Nam phải đối phó không giống như cuộc khủng hoảng thất nghiệp tại Tây Ban Nha và Hy Lạp, nhưng kiếm việc không còn tự động như vài năm trước.

Nhà nước dùng những phương pháp vĩ mô cổ điển để giải quyết những vấn đề kinh tế: giảm số lượng tiền lưu hành để ngăn chặn lạm phát hai số (trên 10%) và tiếp đến là giảm lãi suất trong năm nay để tiếp sinh lực cho nền kinh tế.

Tuy nhiên những ngân hàng tiếp tục rất thận trọng một phần vì ngày càng có nhiều người không có khả năng trả nợ. Mức cung tín dụng đang giảm và mức tiêu thụ không thay đổi; thí dụ các siêu thị báo cáo hàng bán giảm 20-30%.

Kinh tế gia Lê Đăng Doanh nhận định rằng Việt Nam cần phải làm nhiều hơn thay vì chỉ bơm tiền và hạ lãi suất xuống thấp.

Ông Doanh nói những công ty quốc doanh thiếu hiệu năng như Vinashin, bành trướng vô tội vạ vào những lãnh vực mà họ thiếu kinh nghiệm, cần phải gỡ bỏ, tư nhân hóa, hoặc thu nhỏ lại.

Ông Doanh nhận xét “Đây là thời điểm tốt cho sự phá hủy có sáng tạo.” Câu này có nghĩa là thay thế những công ty đã được thành lập lâu nay bằng những công ty có tính chất đổi mới.

 

Vietnam Faces Economic Meltdown, Thomas Fuller (New York TimesAugust 25, 2012)

Bản tiếng Việt: Nguyễn Quốc Khải

Tags: ,

2 Phản hồi cho “Việt Nam không tránh khỏi suy thoái kinh tế”

  1. kbc3505 says:

    Không riêng gì nền kinh tế VN, nền kinh tế mạnh nhất thế giới hiện nay là Mỹ cũng đang ngắc ngoải mấy năm nay vẫn chưa phục hồi. Âu Châu cũng thế, Nhật cũng vậy (chính phủ Nhật nợ người dân), và sắp tới đây sẽ là Tàu khi đầu tư nước ngoài rút dần đi. Tại sao thế? Nói đơn giản dễ hiểu là tiêu xài nhiều quá. Kiếm được (đánh thuế) ít hay không đủ nhưng nhà nước tiêu xài nhiều nên thiếu phải vay mượn. Cứ thế, năm này qua năm khác, nợ cũ không trả nổi, nợ mới lại chồng thêm, khi số nợ đến mức tương đương hoặc lớn hơn tổng sản lượng quốc gia, thiên hạ sợ không cho vay nữa thì sẽ khủng hoảng đưa đến suy sụp. Đó là hậu quả tất yếu của sự tiêu xài phung phí. Người dân Mỹ ngày nay, ngoài vấn đề làm ăn thất bại, đa số tiêu xài nhiều hơn kiếm được nên phải mượn nhà băng, mượn credit card. Khi số nợ lên cao không trả nổi phải khai phá sản để xóa nợ. Nhưng cương vị quốc gia không làm vậy được mà phải trả, trừ phi chủ nợ xóa bỏ, nếu không phải bớt tiêu xài, thắt lưng buộc bụng để trả.

    Kinh tế Mỹ mạnh là nhờ dân trí cao, tài nguyên phong phú, đất nước và người dân giầu, và quan trọng là nhờ chiến tranh. Kỹ nghệ chiến tranh đã đưa nền kinh tế Mỹ đi lên kể từ sau thế chiến I, II, và tiếp tục với chiến tranh Triều Tiên, VN sau này… Nhưng hai cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan đã làm kinh tế kiệt quệ vì tiêu xài quá độ mà không tạo cộng việc cho người dân vì chủ trương sai lầm đưa cộng việc ra nước ngoài.. Chiến tranh thì tàn phá sau đó phải xây dựng, dẫn đến người dân có việc làm, có việc thì có tiền tiêu xài dẫn đến kinh tế phát triển. Ngày nay với thời đại toàn cầu hóa, các nhà tư bản đem công việc ra nước ngoài vì nhân công rẻ, người dân trong nước không có việc làm, thất nghiệp nên ít tiêu xài dẫn đến kinh tế trì trệ. Tuy vậy, tính theo income đầu người, người dân và nước Mỹ vẫn giàu hơn China nhiều mặc dầu China là chủ nợ và có tài sản dự trữ mấy ngàn tỷ dollars.

    Trường hợp VN, kinh tế mấy năm trước đây tăng trưởng rất khả quan (theo báo cáo chứ không thực tế) nhưng quan chức và cán bộ tham nhũng quá độ, chỉ biết bòn rút, lãng phí, ăn cắp tài sản đất nước. Doanh nghiệp nhà nước là cái ổ nuôi béo cán bộ đảng viên, làm ăn luôn thua lỗ nhưng nhà nước cứ bơm tiền để lãnh đạo ăn chia tham nhũng làm giầu, bao nhiêu của cải quốc gia đổ vào cũng không đủ.

    Tóm lại, kinh tế thế giới khủng hoảng vì chính phủ tiêu xài nhiều mà không tạo được việc làm cho người dân, còn kinh tế VN khủng hoảng vì tham nhũng, dốt nát, và lãng phí. Muốn cứu nguy thì phải dẹp bỏ tất cả các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, cho tư nhân thay thế. Không biết đảng và nhà nước có dám hy sinh lợi nhuận riêng để cứu nguy kinh tế? Câu trả lời ai cũng có thể đoán ra.

    kbc3505

  2. Lê Dân Việt says:

    Tôi đã vả vào miệng 3 Dũng ngay từ đầu năm nay, khi hắn bốc phét là sẽ làm tăng trưởng kinh tế ở mức 6.5% và kéo lạm phát về dưới 10%, là điều không thể làm được với tìng trạng kinh tế ăn mày của Việt nam. Mấy anh kinh tế gia xã nghĩa, mấy cậu CAM cứ gióng miệng ra xủa rằng đỉnh cao trí tuệ của 3 Dũng sẽ làm được điều hắn bốc phét. Giờ thì đã thấy rõ ràng kinh tế Vn đang trên đà phá sản, nhanh thì trong vài tháng cuối năm nay, chậm thì cũng vào đầu năm tới, bởi những lý do sau đây:

    1- Thu nhập của chính phủ Việt nam chỉ dựa vào thuế từ các doanh nghiệp, và một bộ phận nhỏ cá nhân làm cho các doanh nghiệp nước ngoài, không đủ để nuôi đảng CSVN và bộ mấy nhà nước cồng kềnh ( một xã mà có tới 500 quan lại rồi, nếu nhân ra cả nước thì thật là khủng khiếp, lại còn quan huyện, quan tỉnh, quan trung ương nữa), thì lấy đâu tiền để đầu tư, phát triển kinh tế quốc dân và phúc lợi công cộng? Rõ ràng là không.

    2- Các công trình phát triển hạ tầng cơ sở như đường xá, cầu cống…xây dựng như nấm (cứ cách vài chục Km lại có một cảng biển, cảng sông- là một ví dụ) không phải do nhu cầu thiết thực để phát triển kinh tế quốc dân mà vì mục đích nâng cao tổng sản lượng kinh tế quốc dân bằng tiền vay từ nước ngoài, để khoe mẽ với mọi người, lường bịp người dân về tài kinh bang tế thế của 3 Dũng và CSVN, nhưng đây là một gánh nặng cho những thế hệ mai sau, đó là chưa kể cái tệ nạn đòi bôi trơn, lót tay dự án, thực ra là những hình thức ăn hối lộ, rút ruột công trình. Cho nên công trình nào vừa khánh thành xong, thì cũng đã bắt đầu hư hỏng, hoặc đắp chiếu không sử dụng được.

    3- Lãi xuất ngân hành cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giao động ở khoảng từ 15-22%, thì doanh nghiệp nào có thể sinh lời từ kinh doanh của họ nếu họ muốn canh tranh với thị trường bên ngoài với mức lời chỉ từ 3-6%. Ngoại trừ mấy ông trùm nhưng bầu Kiên cứ xào nấu, mượn đầu heo nấu cháo, kiểu bán khống vàng, lấy tiền chuyển vào nhà bank kiếm lời mà chẳng sinh ra sản phẩm thực mà thôi. Vì vậy đa số các doanh nghiệp tại VN đều lỗ cả bạc tỷ là vậy. Từ quả đấm thép Vinashin, Vinalines, EVN…của nhà nước, còn tư nhân thì có Bình an là nổi cộm. Ở các nền kinh tế thị trường thì mấy cái doanh nghiệp này đã đóng cửa từ lâu, nhưng 3 Dũng có tài tái cấu trúc để tiếp tục đốt tiền thiên hạ, sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi.

    4- Các quan CSVN làm việc thì ít mà họp hành (thực chất là gặp nhau để hợp thức hoá những gì đã chia chác- rubber stamp thì đúng nghĩa hơn) thì nhiều, ăn nhậu cả trong giờ hành chính, gây trì trệ vận hành xã hội là chính, chứ không phải là tìm cách để khai thông phát triển kinh tế, phục vụ xã hội. Kiểu cha chung không ai khóc, không ai có trách nhiệm, dẫn đến tình trạng như vô chính phủ hiện nay.

Phản hồi