WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bàn về sự ngụy biện của ông Nguyễn Trần Bạt

Ông Nguyễn Trần Bạt

Trên blog “Lớp AO – Khóa 9” có in bài nói chuyện của ông Nguyễn Trần Bạt với các nhà lý luận chính trị hàng của đảng cộng sản Việt Nam với nhan đề:
Tôi làm hết sức mình để “giải độc cho thế hệ trẻ”– Nguyễn Trần Bạt

Chúng tôi xin phép trao đổi với nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt về một số nội dung trong bài diễn thuyết này của ông.

Chúng tôi xin trích lại “Lời dẫn” của bài chủ như sau:

Lời dẫn – “Tuần sau, cả nước đi bầu… Tén ten tèn ten…”. Sự kiện lớn trong đời sống xã hội là dịp để mỗi người suy ngẫm về trách nhiệm công dân. Với thế hệ chúng ta, có một việc quan trọng và ý nghĩa nữa là làm sao để thế hệ trẻ của đất nước sáng suốt và mạnh mẽ hơn cha anh với trách nhiệm công dân của mình. Cũng nhân bài viết của Châu Sa về bầu cử tại Singapore, xin trân trọng giới thiệu với các bạn nội dung Tọa đàm giữa ông Nguyễn Trần Bạt và các cán bộ nghiên cứu Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (Ngày 22/11/2008) về nhiều vấn đề liên quan tới tư duy và phát triển. Kết nối với một số thảo luận, tranh luận trước đây trên blog của lớp ta, tiêu đề cho bài này được chọn không trực tiếp nằm trong nội dung, mà là quan điểm của Tác giả khi viết sách, viết báo về các vấn đề xã hội. Tôi đã thử tìm cách rút gọn nội dung tọa đàm để phù hợp với khuôn khổ của Blog, nhưng các nội dung đề cập rất phong phú với cách tiếp cận của Tác giả rất mạnh mẽ, trực diện, rất mở cho suy ngẫm nên tôi quyết định giữ nguyên, chỉ trích ra để “highlight” một số câu tâm đắc. Thông tin về cá nhân và các bài viết khác của Tác giả Nguyễn Trần Bạt có thể xem ở đây – TBV

Ông Phạm Ngọc Quang: Tôi xin giới thiệu anh Nguyễn Trần Bạt, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn Đầu tư và Chuyển giao công nghệ (INVEST CONSULT). Hiện nay, công ty anh Bạt có khoảng 300 nhân viên làm việc ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Công ty đã làm việc với rất nhiều dự án nước ngoài như Coca-Cola, IBM… Anh Bạt đã từng tiếp hàng nghìn người nước ngoài và là một người am hiểu nhiều vấn đề. Anh Bạt cũng đã đi rất nhiều nước, đến nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới thuyết trình và đã từng gặp gỡ, trao đổi với Tiến sĩ Henry Kissinger.

Tôi cũng xin giới thiệu với anh Bạt về thành phần đoàn của chúng tôi gồm:

- Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông, Tổng thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương.
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Đức Vượng, Nguyên Chánh văn phòng Hội đồng Lý luận Trung ương.
- Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Ngọc Quang, Thường trực chuyên trách Hội đồng khoa học, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoà, Vụ trưởng, Ban Tuyên giáo Trung ương.
- Thạc sĩ Lê Đức Thắng, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Văn phòng Trung ương.
- Cử nhân Hoàng Thị Minh Ngọc.

Trong buổi làm việc hôm nay, chúng tôi đề nghị anh Bạt trao đổi về 2 vấn đề nhưng thực ra chỉ là một, đó là vấn đề dân chủ, đồng thuận, đoàn kết đối với doanh nhân và trí thức, bởi vì doanh nhân là một đặc thù trí thức. Làm thế nào để phát huy dân chủ, đoàn kết, đồng thuận xã hội đối với đội ngũ doanh nhân, làm thế nào sử dụng tốt đội ngũ doanh nhân để giải phóng khả năng phát triển và sáng tạo của họ, và trọng dụng doanh nhân như thế nào là hợp lý để phát huy sức mạnh của doanh nhân.

“Truyền hình trực tiếp (các Bộ trưởng trả lời chất vấn của Quốc hội) … là thông báo sự non kém của nội các với toàn thế giới”

Ông Nguyễn Trần Bạt: Tôi chưa nói đến đời sống trí vì tôi không đồng ý với khái niệm gọi là tầng lớp trí thức, tôi cho rằng trí thức có mặt trong mọi hoạt động, mọi hành vi hàng ngày của con người. Trước đây, khi anh Trần Hoàn còn là Phó ban Văn hoá Tư tưởng Trung ương, trong một buổi giao lưu với các nhà báo có sự tham gia của anh ấy, tôi có nói rằng, tôi không tin có nhà chính trị, có người trí thức, có nghệ sỹ, có nhà báo… mà đấy chỉ là những trạng thái khác nhau, quán xuyến những giai đoạn khác nhau trong đời sống của con người…”… “Và tự do nói chung được định nghĩa là: Sự dịch chuyển song song của ý nghĩ và hành vi. Ở chỗ nào ý nghĩ được biến thành hành động một cách tự nhiên thì ở đấy có tự do…”(hết trích)
TRẦN MẠNH HẢO (viết tắt TMH): Xã hội nào cũng có một tầng lớp trí thức, ông Bạt nói như trên là ngụy biện. Hoặc là trí thức theo quan điểm của ông Bạt phải là những người đối lập với chính quyền, thì ông phải bảo thẳng là trong xã hội ta hiện nay, hầu như không có trí thức.Sao ông ngụy biện à uôm vậy?

Ông Bạt định nghĩa tự do như trên là sai, là ngụy biện. Không phải ý nghĩ nào cũng có thể biến thành hành động. Ví dụ tôi đang nghĩ : mình phải bay lên ba vạn thế giới như Tôn Ngộ Không, thì ý nghĩ này không thể biến thành hành động, vậy tôi đang không có tự do hay sao? Ví dụ, tôi đang nghĩ, đang nhớ đến người bạn gái công tác bên Pháp mà tôi không thể gặp vì quá xa…không thể biến nỗi nhớ thành hành động yêu thương cụ thể được, vậy tôi là người không tự do sao?

NGUYỄN TRẦN BẠT (viết tắt sau:NTB): “Trong buổi toạ đàm hôm nay với các anh, những nhà lý luận của Đảng, tôi không nói về tự do bên trong mà tôi muốn nói về tự do bên ngoài, tức là các điều kiện vĩ mô của đời sống con người. Nó liên quan đến rất nhiều yếu tố, trong đó, có lẽ yếu tố chính trị là số một. Các nhà tiền bối của chúng ta nói rằng Chính trị là thống soái thì rất nhiều người hiểu thống soái là chỉ huy, nhưng tôi nghĩ rằng, chính trị chỉ chỉ huy ở một số điều kiện, cho nên, phải nói là chính trị hướng dẫn mới đúng. Nếu những yếu tố chính trị không tích cực thì rất khó để con người có điều kiện sáng tạo và phát triển.”(hết trích)
TMH: Ông Bạt đang ngụy biện để bào chữa cho một khẩu hiệu, khẩu lệnh rất phản động của Mao Trạch Đông chống Marx; Marx bảo : “Kinh tế là thống soái, kinh tế quyết định chính trị”. Mao phản Marx bằng tuyên bố : “Chính trị là thống soái”. Quan niệm này làm hư hỏng các xã hội theo Stalin-Mao, biến nhân dân thành nô lệ cho đảng càm quyền. Ông Bạt đang ngụy biện, chống chế cho quan điểm sai trái này bằng cách liến láu đánh quả tù mù, đánh tráo khái niệm bảo là “thống soái” không phải chỉ huy mà chỉ là dẫn đường thôi, chính trị là trái tim Đan-Cô dẫn đường các đồng chí ạ. Ông Bạt đang toa rập với những quan niệm chính trị sai trái đang cầm quyền của 5 nước xã hội chủ nghĩa còn sót lại, mà trong sách của mình ông gọi là những nền chính trị lạc hậu nhất…
NTB: “Vấn đề thứ hai mà tôi muốn trao đổi với các anh là Quyền lực. Quyền lực tác động một cách khủng khiếp đến khả năng phát triển của con người. Quyền lực là nguồn gốc tạo ra nỗi sợ, và sự sợ hãi là yếu tố trực tiếp ngăn cản toàn bộ cảm hứng phát triển.”. “ Người ta hay nói đến sự sợ hãi gắn liền với cách mạng, chiến tranh, chết chóc… những tôi là một người lính đã từng ra trận, đã từng đối mặt với cái chết, tôi hầu như chưa thấy các biểu hiện sợ chết nào đó của người lính. Ở đấy người ta sẵn sàng rủ nhau hy sinh một cách rất tập thể.” “ Tôi đã từng sống trong môi trường có hàng chục ngàn nữ thanh niên xung phong. Lúc bấy giờ cuộc sống khổ lắm, ngay cả cái quần lót, áo lót cũng thiếu, rồi bệnh ngoài da, bệnh sốt rét hành hạ nữa… Với tư cách là một anh trí thức ra trận, tôi quan sát họ nhưng tôi không nhìn thấy ở họ sự sợ chết, sợ khổ, sợ cô đơn cũng không.” (hết trích)

TMH: Trong đoạn trích trên, ông Bạt không chỉ ngụy biện về quyền lực của nền chính trị chuyên chế ( chuyên chính vô sản) làm người ta sợ hãi; khác hoàn toàn với nền chính trị đa nguyên do dân bầu, nên dân không hề sợ hãi người cầm quyền ; ông còn nói rất bậy về con người, tức người lính trong chiến tranh chỉ là những hình nhân không tim không óc : không sợ chết, không sợ khổ, không sợ cô đơn…lao vào cái chết tập thể như thiêu thân. Quan điểm này của ông Bạt rất phi nhân.

NTB:“Chúng ta đã nhìn vấn đề kinh tế tri thức một cách cực kỳ đơn giản. Khi đọc những bài viết của một số giáo sư ca ngợi nền kinh tế tri thức, tôi thấy nổi da gà, vì tôi biết rất rõ rằng nền kinh tế tri thức có thể mang lại những tai hoạ khủng khiếp như thế nào”(hết trích)

TMH: Một người luôn nhân danh đổi mới, nhân danh khoa học và nhân danh toàn cầu hóa như ông Bạt mà lại đi kinh tởm và miệt thị nền KINH TẾ TRI THỨC như trên, thì ông Bạt ơi, xin chào ông vì ông là người của bác Sít, bác Mao còn sót lại …

NTB: “Đặt ra vấn đề đoàn kết và đồng thuận trong xã hội, nhất là đối với giới doanh nhân và đặt ở tinh thần như thế này thì phải nói rằng, như vậy là chúng ta quá trong sáng.”

TMH: Ông Bạt vừa nói trong sách rằng nền chính trị độc quyền không do dân bầu ra, dân không có tự do ở xã hội ta, nay sao ông lại nịnh đảng ta thế ? Rằng ông đang khen chế độ ta đồng thuận và đoàn kết trong sáng quá. Abraham Linconl từng nói đại ý: dân chủ là lá phiếu, là phải hỏi người dân rằng thưa quý ngài, quý ngài có cho phép chúng tôi được quyền lãnh đạo các ngài không ? Từ ngày ra đời (1930) đến nay, đảng ta của ông Bạt đã bao giờ cúi xuống mà lễ phép xin thưa với nhân dân Viện Nam, rằng thưa “ các ông chủ”, các ông chủ có cho phép bọn đầy tớ chúng em được lãnh đạo các ông chủ lần nào chưa ?

NTB: “Bản chất của tự do là tạo ra những giới hạn để con người phát triển phù hợp với năng lực của nó và năng lực của nhà quản lý.”

TMH: Câu văn trên là điển hình cho sự ngụy biện của ông Bạt : sao lại “ BẢN CHẤT CỦA TỰ DO …LÀ GIỚI HẠN ? Tự do nghĩa là càng ít giới hạn càng tốt. Sao lại càng nhiều rào cản càng tự do. Giống y khẩu hiệu đại ngụy biện của “nhà giáo dục” Xô Viết Macarenkô thời Stalin nói ngược rằng : “KỶ LUẬT LÀ TỰ DO !”. Cứ đà này, diễn theo ông Bạt, ta có thể nói : độc tài là tự do…he he he he. Điều bốn hiếp pháp là tự do…Còng số tám là tự do…

NTB: “Nếu chúng ta xây dựng một phong trào chính trị để tìm kiếm sự đồng ý với Đảng thì sẽ rất khó và là ảo tưởng. Nhưng nếu chúng ta tạo ra một cơ cấu xã hội để mọi người đồng thuận với nhau và mọi người có thể đồng thuận với sự hướng dẫn chính trị trong từng việc, trong từng nhiệm vụ, trong từng giai đoạn thì đấy mới chính là một cách thức tiếp cận hợp lý đến khái niệm này.”

TMH: Mệnh đề trên ông Bạt càng nâng tài ngụy biện của mình lên chót vót phi lý, khó nghe. Trong các cuốn sách của mình, ông Bạt từng khẳng định, nếu xã hội chỉ có một lực lượng chính trị duy nhất thì nhân dân bị tước quyền lựa chọn, nghĩa là bị tước quyền tự do. Nay ông Bạt lại phán ngược lại rằng có thể tìm thấy tự do trong xã hội độc đảng , tìm thấy đồng thuận VỚI SỰ HƯỚNG DẪN CHÍNH TRỊ TRONG TỪNG VIỆC, TỪNG NHIỆM VỤ…nghĩa là nền chính trị đơn cực ấy chia lẻ ra từng vụ việc, từng hành vi lời nói, từng suy tư thì một đảng cũng vẫn tự do…

“Trí thức chân chính luôn luôn đối lập một cách tự nhiên đối với nhà cầm quyền”

NTB: “Nếu các anh các chị bảo tôi sai thì tôi sẽ im, lý do rất đơn giản là tôi là người tôn trọng tính đa dạng của đời sống. Nguyên lý tư tưởng của tôi là tôn trọng sự đa dạng tự nhiên, bởi vì nó là bản chất của cuộc sống. Cũng như lúc đầu tôi nói là không thể ghép đa nguyên và đa đảng được. Chúng ta có thể ngăn chặn sự đa đảng nhưng chúng ta không tiêu diệt sự đa nguyên được bởi vì đa nguyên là bản chất của cuộc sống. Về mặt chính trị chúng ta không cho phép đa đảng, hay chúng ta chưa được thành lập đảng chính trị vào giai đoạn thế kỷ thứ XXIII chẳng hạn, đó là quyền của những người cầm quyền. Khi anh vẫn cầm quyền tức là anh vẫn có quyền”.

TMH: Đoạn văn trên chúng tôi khá khen cho ông Bạt trước các nhà lý luận của đảng độc quyền vẫn dám nói lên một sự thật : rằng các anh có thể cấm đa đảng nhưng bản chất cuộc sống vẫn cứ là đa nguyên.

NTB: “Trong quá khứ, hầu hết các Đảng Cộng Sản trên thế giới, đều đã từng làm việc này. Họ xây dựng nền văn hoá để kiểm soát xã hội về mặt thái độ chính trị, xây dựng đội ngũ công nhân để làm chỗ dựa, làm lực lượng chính trị, xây dựng đội ngũ trí thức làm trí khôn chính trị, tức là những người cầm quyền luôn muốn biến xã hội trở thành lực lượng của mình, công cụ của mình mà quên mất rằng làm như vậy sẽ khiến cho xã hội không còn tự do nữa.”

TMH: Đoạn này ông Bạt nói rất đúng: Dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản, xã hội không thể có tự do.

NTB: “Trí thức chân chính luôn luôn đối lập một cách tự nhiên với nhà cầm quyền”

TMH : Hoan hô người trí thức Nguyễn Trần Bạt dám đối lập với chính quyền cộng sản vô cùng căm thù đối lập ( mà đối lập là linh hồn biện chứng pháp Mác –xít)
“Giữ gìn bản sắc là một khẩu hiệu không lành mạnh“

NTB : “Tôi có nói trong quyển sách này là cái di chứng của cách mạng không phải là chết chóc mà là sự sợ hãi. Và sự sợ hãi các di chứng của cách mạng không chỉ có trong người dân mà có ngay trong cả những người lãnh đạo, những người cầm quyền. Các cuộc cách mạng luôn kéo theo sự sợ hãi, sự bất ổn định tinh thần, làm con người dừng lại không sáng tạo. Nếu như chúng ta tạo ra một trạng thái yên ổn thì mọi người đều có thể là tư tưởng của riêng mình, mọi người đều có thể trở thành nhà khoa học của riêng mình. Do đó, tỷ lệ con người có năng lực sáng tạo sẽ lớn hơn, phổ biến hơn và điều đó làm cho nhân loại trở nên tiết kiệm hơn. Cho nên, luận điểm của tôi là luận điểm nhân loại không còn đủ sức chịu đựng các cuộc cách mạng. Nói cho cùng, các cuộc cách mạng diễn ra trong thực tế đời sống của lịch sử nhân loại cũng không nhiều lắm, mà hậu quả của nó đã ghê gớm như vậy. Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết là kết quả của cách mạng. Nhân cái đà đấy, người ta đã tạo ra một quốc gia là kết quả của sự cưỡng bức rất nhiều thứ. Và nói rằng cách mạng là một cơ hội lớn cho rất nhiều kẻ cơ hội.”

TMH: Đoạn văn dài dòng trên ông Bạt nói mình ớn cách mạng đến tận cổ. Rằng cách mạng thay đổi xã hội lần nữa thì có mà tan xã hội ta đang đồng thuận đoàn kết trong sáng hôm nay. Ông Bạt tỏ ra dị ứng với các loại cách mạng cam quýt nhài nhiếc…vừa qua lắm lắm. Hãy xây dựng hòa bình vĩnh cửu để đảng ta lãnh đạo ít nhất là đến thế kỷ thứ XXIII…như ông đề cập tới trong bài nói…

NTB: “Cứ xem các bài báo của Việt kiều là các anh có thể nhận ra và phân loại được ngay. Văn phong của một anh Việt kiều ở Đức khác hẳn với văn phong của anh Việt Kiều ở quận Cam, văn phong của anh Việt Kiều ở quận Cam khác hẳn với văn phong của anh Việt Kiều ở Washington DC … Họ vẫn nói xấu những người cộng sản nhưng nếu được chụp chung ảnh với những người lãnh đạo cao cấp thì họ vẫn rất sung sướng. Đấy là sự thật.”

TMH: Đoạn văn trên là văn tấu hài của ông Bạt đưa anh Việt kiều bên Âu Mỹ ra chọc quê …Hình như ông Bạt muốn nói rằng ông Võ Văn Ái bên Pháp, ông Ngô Nhân Dụng ( Đỗ Qúy Toàn) bên Mỹ chửi cộng sản rất hay nhưng bụng muốn về chụp ảnh với các bác Sang- Trọng-Hùng-Dũng lắm lắm A men!

NTB: “Tôi không nghĩ rằng dân chủ hóa thì nhân dân sẽ chống Đảng, ngược lại, có khi nhân dân còn công kênh Đảng lên. Nếu người ta biết chắc rằng các anh đang tổ chức và lãnh đạo một tương lai mà ở đó nhân dân tự do thì nhân dân rất sợ các anh bỏ đi. Các anh không tưởng tượng được rằng nếu Đảng làm được như thế thì xã hội rất sợ Đảng bỏ đi. Giữa việc nếu ta đi thì họ níu và việc bắt họ phải chịu đựng ta thì việc nào hơn?”

TMH: Hình như đoạn văn trên cũng là văn tấu hài của ông Bạt. Đảng bảo đảng đã mang tự do hạnh phúc cho dân ta gấp tỉ lần tư bản. Ông Bạt thay mặt dân xuýt khóc chỉ vì sợ đảng không thích lãnh đạo bỏ dân ta lại mà đi chơi theo ông Tập Cận Bình hay theo ông Marx Lenine phiêu diêu cõi đại đồng trước dân, bỏ ông Bạt và dân mồ côi mồ cút …Ông Bạt khuyên mọi người nhanh tay níu áo, níu chân đảng lại, đừng để đảng bỏ đi chơi không thèm lãnh đạo, bỏ dân tộc Việt Nam bơ vơ khóc sưng mắt mà ơ ơ khơ khơ …

Sài Gòn ngày 26-9-2012

Trần Mạnh Hảo

 

7 Phản hồi cho “Bàn về sự ngụy biện của ông Nguyễn Trần Bạt”

  1. Ngô Vĩnh Tường says:

    Tôi cũng hay đọc Nguyễn Trần Bạt và cảm nhận được chiều hướng tư duy của ông ấy. Thoạt đầu thì tôi thấy có nhiều ý hay nhưng sau thấy ý tưởng của ông Bạt nhạt dần và lặp đi lặp lại thành sáo mòn, có chữ mà đã hết nghĩa. Rồi dần dần tôi nhận thấy màu sắc của con tắc kè hoa ở ông ta, đúng như có người đã nhận xét về ông ấy. Ông Bạt không phải là đảng viên của đảng đương quyền nhưng ông ấy đã tuyên bố rằng nếu là đảng viên thì ông ấy phải là ủy viên trung ương mới xứng. Không biết là sau tất cả những gì đã diễn ra, ông Bạt còn giữ được lòng mong mỏi như trước nữa hay không? Tôi muốn nhắn tới ông Bạt hai câu này:
    Rượu nhạt uống lắm cũng say
    Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.

  2. ĐĂNG says:

    Vị trung tá Hiển đã thay mặt Đảng CSVN mà công nhận tự do là …cc, thì vị Bạt này có ngụy biện cỡ nào chăng nữa , lý sự cùn quanh quẩn cũng tới … cc là cùng ! Cảm ơn nhà văn TMH.

  3. bùi Lễ says:

    Ông Nguyễn Trần Bạt, “… Và tự do nói chung được định nghĩa là: Sự dịch chuyển song song của ý nghĩ và hành vi. Ở chỗ nào ý nghĩ được biến thành hành động một cách tự nhiên thì ở đấy có tự do…”

    Theo định nghĩa của ông Bạt, “… Ở chỗ nào ý nghĩ được biến thành hành động một cách tự nhiên thì ở đấy có tự do…” Căn cứ trên định nghĩa của ông NTB thì ở ViệtNam hiện tại đã không có tự do
    (EX. Khi người dân xuống đường biểu tình/hay phát biểu qua mọi hình thức như
    nhạc/thơ … để bày tở sự yêu nước của họ và phản đối Trung cộng xâm lăng lãnh
    thổ Việtnam thì bị nhà cầm quyền Việtnam bắt giử .

    Ông Nguyễn Trần Bạt, “… chính trị chỉ chỉ huy ở một số điều kiện, cho nên, phải nói là chính trị hướng dẫn mới đúng. Nếu những yếu tố chính trị không tích cực thì rất khó để con người có điều kiện sáng tạo và phát triển.” .

    Tôi cũng đồng ý với ông Bạt là, nếu những yếu tố chính trị ngu dốt thì con người không có điều kiện sáng tạo và phát triển. Ở VietNam tôi không thấy người có óc sáng tạo, ngoài các vị lãnh đạo/cán bộ sáng tạo ra cách/việc để tham nhũng . Điều này cho thấy chính trị Việtnam bị hướng dẩn theo sự ngu dốt của đám chính trị bộ .
    (tôi không dùng term “tích cực” lý do term “tích cực” không nói lên cái gì cã. Đúng ra là vô nghĩa .
    Nếu dùng theo ông Bạt term chính trị “không tích cực” có nghĩa là chính trị “tiêu cực” mà term “tiêu cực” này đám lãnh đạo việt cộng dùng cho nghĩa “tham nhũng”

    Rất là cám ơm ông Bạt đã nói rỏ vấn đề ở Việtnam .

  4. THƯỢNG NGÀN says:

    KHI TRẦN MẠNH HẢO BÀN VỀ SỰ NGỤY BIỆN CỦA NGUYỄN TRẦN BẠT

    Nếu chịu khó đọc kỹ bài viết của ông Trần Mạnh Hảo, người ta có thể thấy ra được các điểm sau :

    1/ Ông Nguyễn Trần Bạt nói : “Tôi chưa nói đến đời sống trí vì tôi không đồng ý với khái niệm gọi là tầng lớp trí thức, tôi cho rằng trí thức có mặt trong mọi hoạt động, mọi hành vi hàng ngày của con người”.
    + Ở đây rõ ràng NTB muốn nói đến cái “chất” hay cái phẩm tính của trí thức. Khi cái chất hay phẩm tính này chiếm lĩnh đa phần hay kể cả tối đa trong một con người, cá nhân đó tự nhiên là một người trí thức. Khi có nhiều con người trí thức, tất hợp thành một tầng lớp trí thức. Cách lập luận như trên của Bạt ở đây quả thật còn rất non yếu.
    2/ Trước các nhà “lý luận” chính trị “hàng đầu” của Đảng, nhà nghiên cứu NTB phát biểu: “Tôi làm hết sức mình để giải độc cho thế hệ trẻ”.
    + Ở đây cần phân biệt nhà khoa học và “nhà lý luận”. Nhà khoa học là người nghiên cứu khách quan về một đối tượng khách quan. Nhà “lý luận” có thể chỉ là những anh chuyên “lý luận” lòng vòng về cái gì chủ quan vốn đã có, để nhằm phục vụ cho các ý đồ chủ quan nào đó. Có nghĩa “lý luận” chỉ để “lý luận”. Như những nhà “lý luận” mác xít chẳng hạn. Cho nên ở đây cũng chẳng hiểu NTB “giải độc” cho thế hệ trẻ thế nào trước các “nhà lý luận” kiểu “hàng đầu” như thế của Đảng. Song “độc” đây là độc gì, và cách “giải” cụ thể là như thế nào, chắc chắn NTB cũng chỉ có thể nói úp nói mở. Sự làm hết mình của NTB chắc cũng chỉ đến mức như thế. Bởi ông NTB hiện nay là Tổng giám đốc Công ty Tư vấn Đầu tư và Chuyển giao công nghệ (Invest Consult), với khoảng 300 nhân viên làm việc ở Hà Nội, Saigon và Cần Thơ. Tức cũng thuộc về loại có gốc trong chế độ rồi, vì trước kia ông Bạt là quân nhân xuất ngũ. Cử tọa trong buổi tọa đàm này là các cán bộ nghiên cứu của Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh nhằm để thảo luận, tranh luận về những vấn đề có liên quan tới tư duy và phát triển. Thành phần được mời ở đây là một số các thành viên cốt cán của Hội đồng Lý luận Trung ương gồm có nhiều tiến sĩ, thạc sĩ.
    3/ NTB nói : “Tôi không tin có nhà chính trị, có người trí thức, có nghệ sỹ, có nhà báo… mà đấy chỉ là những trạng thái khác nhau, quán xuyến những giai đoạn khác nhau trong đời sống của con người…”, “và tự do nói chung được định nghĩa là Sự dịch chuyển song song của ý nghĩ và hành vi. Ở chỗ nào ý nghĩ được biến thành hành động một cách tự nhiên thì ở đấy có tự do”.
    + Đây quả thật là cách nói kiểu trên mây, kiểu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử mà Nguyễn Trần Bạt phát biểu. Không công nhận có con người chủ thể cụ thể, chỉ thừa nhận duy có vật chất được chuyển thành ý thức một cách mông lung nào đó. Tự do cũng được định nghĩa theo cách quy luật tất yếu, như Bạt đã phát biểu. Quả là một sự mù quáng, dốt nát theo kiểu công thức được thuộc nằm lòng. Vậy mà Bạt bảo “giải độc” cho các thế hệ trẻ, thật đúng là một kiểu ngoa ngôn, tăm tối và hợm hĩnh.
    4/ NTB bảo : “Các nhà tiền bối của chúng ta nói rằng Chính trị là thống soái thì rất nhiều người hiểu thống soái là chỉ huy, nhưng tôi nghĩ rằng, chính trị chỉ chỉ huy ở một số điều kiện, cho nên, phải nói là chính trị hướng dẫn mới đúng. Nếu những yếu tố chính trị không tích cực thì rất khó để con người có điều kiện sáng tạo và phát triển”.
    + Nói như trên, NTB chỉ muốn cho chính trị được “mềm” hơn. Nhưng thực sự đó vẫn chỉ là chính trị theo kiểu chỉ huy độc tôn duy nhất, và cho dù không xài chữ “thống soái” đi nữa, nó vẫn cứ là thống soái theo nghĩa tự biên tự diễn, chẳng có ai bầu bán ra đối với khuynh hướng chính trị được truyền kế mặc nhiên theo cách duy nhất, độc tôn, độc diễn, và một chiều đó cả.
    5/ NTB nói : “ Người ta hay nói đến sự sợ hãi gắn liền với cách mạng, chiến tranh, chết chóc… những tôi là một người lính đã từng ra trận, đã từng đối mặt với cái chết, tôi hầu như chưa thấy các biểu hiện sợ chết nào đó của người lính. Ở đấy người ta sẵn sàng rủ nhau hy sinh một cách rất tập thể.”…,“ Tôi đã từng sống trong môi trường có hàng chục ngàn nữ thanh niên xung phong. Lúc bấy giờ cuộc sống khổ lắm, ngay cả cái quần lót, áo lót cũng thiếu, rồi bệnh ngoài da, bệnh sốt rét hành hạ nữa… Với tư cách là một anh trí thức ra trận, tôi quan sát họ nhưng tôi không nhìn thấy ở họ sự sợ chết, sợ khổ, sợ cô đơn cũng không”.
    + Ông TMH cho đây là một sự ngụy biện là hoàn toàn đúng. Có nghĩa chỉ là nói theo một sách đã có, không cần lý luận hoặc lý luận non yếu. Bởi vì nếu không có quyền lực chỉ huy, áp đặt trên ý thức, sự tuyên truyền làm nhiễu ý thức, chưa chắc đã có những cái mà trong thực tế được gọi là sự giác ngộ, sự tự nguyện theo cách thật sự giả tạo của chính con người trong những hoàn cảnh nhất định nào đó.
    6/ Bạt nói “Chúng ta đã nhìn vấn đề kinh tế tri thức một cách cực kỳ đơn giản. Khi đọc những bài viết của một số giáo sư ca ngợi nền kinh tế tri thức, tôi thấy nổi da gà, vì tôi biết rất rõ rằng nền kinh tế tri thức có thể mang lại những tai hoạ khủng khiếp như thế nào”.
    + Đây quả là sự lý luận ngu ngơ và sự hiểu biết khù khờ của NTB. Nói như thế rõ ràng chẳng hiểu sâu xa kinh tế, xã hội hay con người là gì cả. Rõ ràng đã lòi cái đuôi lập lờ, ngụy biện, giả tạo của NTB.
    7/ Bạt nói : “Đặt ra vấn đề đoàn kết và đồng thuận trong xã hội, nhất là đối với giới doanh nhân và đặt ở tinh thần như thế này thì phải nói rằng, như vậy là chúng ta quá trong sáng”.
    + Đúng chỉ là kiểu nói để nói, nói theo cách vuốt đuôi và tự vuốt đuôi. Đúng là mèo tự khen mèo một cách hoàn toàn vô nghĩa. Thế nào là đoàn kết và đồng thuận một cách thật sự, trong sáng, chân thực, tự nhiên, hay chỉ là một cách bề ngoài hoặc giả dối, điều đó Bạt không cần nói tới hay không muốn nói tới.
    8/ Bạt nói : “Bản chất của tự do là tạo ra những giới hạn để con người phát triển phù hợp với năng lực của nó và năng lực của nhà quản lý”.
    + Quả là cách nói ngu muội, vì đó đúng là sự tự do úp bội, tự do trong chuồng trại, sự tự do được ban phát do người quản lý. Nhưng lý sao lại ban phát, và từ đâu để có quyền ban phát đó của người quản lý, chắc NTB không hề nghĩ tới hay cũng chẳng cần nghĩ tới.
    8/ Bạt nói : “Nhưng nếu chúng ta tạo ra một cơ cấu xã hội để mọi người đồng thuận với nhau và mọi người có thể đồng thuận với sự hướng dẫn chính trị trong từng việc, trong từng nhiệm vụ, trong từng giai đoạn thì đấy mới chính là một cách thức tiếp cận hợp lý đến khái niệm này”.
    + Đúng đây là kiểu nói trá hình của Bạt. Điều này rất dễ lừa mị những người nhẹ dạ. Bởi đây là một sự ngụy biện. Có nghĩa cũng không hề ra ngoài một sự tự do được ban phát hoàn toàn không có cơ sở, không có lý do gì chính đáng, hợp lý và khách quan cả.
    9/ Bạt nói : “Cũng như lúc đầu tôi nói là không thể ghép đa nguyên và đa đảng được. Chúng ta có thể ngăn chặn sự đa đảng nhưng chúng ta không tiêu diệt sự đa nguyên được bởi vì đa nguyên là bản chất của cuộc sống. Về mặt chính trị chúng ta không cho phép đa đảng, hay chúng ta chưa được thành lập đảng chính trị vào giai đoạn thế kỷ thứ XXIII chẳng hạn, đó là quyền của những người cầm quyền. Khi anh vẫn cầm quyền tức là anh vẫn có quyền”.
    + Đến đây thì NTB đã hoàn toàn ló cái đuôi của mình. Anh ta chỉ cốt biện minh, minh họa cho sự độc đoán mà không là gì hết. Nhưng anh ta đi con đường cong, con đường ngụy biện nhằm che giấu mục đích thật của mình. Tính trí trá hay tính ngây thơ hoặc ngờ nghệch của NTB chỉ là ở đấy. Nó chỉ gạt được những sinh viên non trẻ nhưng khó qua mặt được người khác. Trừ phi đây chỉ là thứ lý luận hoàn toàn xu nịnh để cầu được sự ân sũng. Có nghĩa Bạt không đứng về tính khách quan, về chân lý của sự tự do đích thực, Bạt chỉ bẻ quặt yêu cầu khách quan cho chính quyền lợi riêng của mình.
    10/ Bạt nói : “Trong quá khứ, hầu hết các Đảng Cộng Sản trên thế giới đều đã xây dựng nền văn hoá để kiểm soát xã hội về mặt thái độ chính trị, xây dựng đội ngũ công nhân để làm chỗ dựa, làm lực lượng chính trị, xây dựng đội ngũ trí thức làm trí khôn chính trị, tức là những người cầm quyền luôn muốn biến xã hội trở thành lực lượng của mình, công cụ của mình mà quên mất rằng làm như vậy sẽ khiến cho xã hội không còn tự do nữa”.
    + Điều này NTB đã miêu tả đúng, nhưng vẫn chưa lý giải được ý nghĩa và nhu cầu của sự tự do đích thực, chân chính là như thế nào. Tư duy của Bạt thật sự nhiều lắm cũng chỉ mới là thứ tư duy nhận thức, chưa bao giờ đạt đến thứ tư suy khoa học, mang tính sáng tạo và độc lập thật sự.
    11/ Bạt viết : “Trí thức chân chính luôn luôn đối lập một cách tự nhiên với nhà cầm quyền”.
    + Nói như thế là quy chụp và mơ hồ. Bởi vì trí thức chân chính chỉ đối lập với cái sai, cái xấu, cái không chính đáng, cái tà mị, cho dầu đó là gì, không nhất thiết là chính quyền. Nói trí thức chân chính luôn đối lập với nhà cầm quyền là nói hàm hồ. Bởi ở đây mới chỉ có nghĩa chân chính ở vế trí thức mà không có nghĩa này ở vế cầm quyền, theo cách đưa ra của NTB.
    12/ Bạt viết “Cứ xem các bài báo của Việt kiều là các anh có thể nhận ra và phân loại được ngay. Họ vẫn nói xấu những người cộng sản nhưng nếu được chụp chung ảnh với những người lãnh đạo cao cấp thì họ vẫn rất sung sướng. Đấy là sự thật”.
    + Điều này NTB hoàn toàn nói đúng. Đó là thứ bệnh hèn yếu, tà ma của chính bản thân con người. Đó là yếu tố gây nên sự sợ hãi trong cách mạng như đoạn trên đó ông Bạt đã viết. Nói chung, NTB qua kinh nghiệm sống thực tế đã nhận chân ra được bản chất trần truồng của bản thân con người và xã hội con người. Chỉ tiết tư duy của Bạt hoàn toàn chưa sâu, hoàn toàn chưa thật sự được tự do, hoàn toàn chưa khách quan lắm, nên cái yếu vẫn còn của Bạt chính là ở đó.
    13/ Cuối cùng Bạt viết : “Tôi không nghĩ rằng dân chủ hóa thì nhân dân sẽ chống Đảng, ngược lại, có khi nhân dân còn công kênh Đảng lên. Nếu người ta biết chắc rằng các anh đang tổ chức và lãnh đạo một tương lai mà ở đó nhân dân tự do thì nhân dân rất sợ các anh bỏ đi. Các anh không tưởng tượng được rằng nếu Đảng làm được như thế thì xã hội rất sợ Đảng bỏ đi. Giữa việc nếu ta đi thì họ níu và việc bắt họ phải chịu đựng ta thì việc nào hơn?”.
    + Đây quả thật là một điều “dạy khôn” của Bạt đối với “Đảng”. Nhưng nghe hay không nghe lời dạy khôn này của Bạt lại là việc khác. Bởi vì Đảng thật ra chẳng qua cũng chỉ là những cá nhân con người nào đó hợp lại, cả đảng viên hay giới chóp bu lãnh đạo cũng vậy. Nên vấn đề ở đây không phải là sự dạy khôn hay sự học khôn nào cả. Vấn đề chỉ là sự trung thực, tính khách quan, thiện chí, ý chí lành mạnh, nhằm đạt tới được những chuẩn mực khoa học, những kết quả tốt đẹp vì hữu lý về mặt nhân văn, mặt tự do dân chủ, tránh mọi tính mù quáng, tăm tối, ù lì, u trệ, quán tính khi không nhận chân ra được tính đúng sai như thế nào đó về mặt lý thuyết, mặt ý hệ giả tạo đối với chính thực tế khách quan của con người và cuộc sống trong xã hội này, trong cuộc đời này thế thôi.

    ĐẠI NGÀN
    (27/9/12)

  5. naytb says:

    Tầm tư duy của TMH thì thấp lè tè so với NTB, nên mới có những lời bàn nhảm như trên.

    “Xã hội nào cũng có tầng lớp trí thức” thì chỉ là cách phân chia giai cấp, tầng lớp, mà cộng sản đã nhồi vào đầu TMH. Thực tế thì không có một “tầng lớp trí thức” giống như “tầng lớp quí tộc” vì chẳng có một tiêu chuẩn chung nào để định giá một người là trí thức. Những người hâm mộ TMH chẳng hạn thì tin rằng ông ta là trí thức, nhưng tôi thì thấy tư duy của ông ta thấp kém, thể hiện là người ít học, ít suy nghĩ đến nơi đến chốn, thường chưa hiểu người khác nói gì đã bàn loạn cả lên ra vẻ thích phản biện, nên không đáng coi là trí thức.

    Nếu xã hội không có một chuẩn mực chung để định giá một cá nhân là trí thức hay không, thì làm sao có thể có một tầng lớp trí thức được?

    Ông NTB định nghĩa khá hay về Tự Do: Sự dịch chuyển song song giữa ý nghĩ và hành vi. Đúng hơn là sự dịch chuyển song song giữa ý chí và khả năng hiện thực hoá ý chí.

    Nếu ông TMH muốn bay như chim nhưng không có khả năng nâng tấm thân phì nộn khỏi mặt đất, thì rõ ràng ông không có cái tự do bay lượn như chim.

    Nếu ông TMH nhớ bạn gái mà không có tiền đi thăm, thì rõ ràng ông không có cái tự do đi lại theo ý muốn như các đại gia khác.

    Không thể làm cái điều mình muốn thì rõ ràng là thiếu tự do còn gì nữa mà còn bàn loạn? Ông TMH chưa hiểu thế nào là tự do.

    Ông NTB phủ nhận quan điểm chính trị là thống soái, tức là phủ nhận thái độ độc tài về chính trị. Đó là một điểm tích cực đáng nhìn nhận. Ông NTB cho rằng chính trị chỉ CHỈ HUY Ở MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN, tức là chính trị là lãnh đạo, là hướng dẫn, nhưng bị ràng buộc bởi những điều kiện cụ thể. Như vậy có gì sai nữa mà TMH bàn loạn? Thế theo TMH thì chính trị là gì? Là theo đuôi à?

    NTB nói rất đúng: quyền lực là nguồn gốc của nỗi sợ. Quyền lực khác người cầm quyền. Nếu quyền lực được người dân trao cho người cầm quyền, thông qua bầu cử dân chủ, thì quyền lực vẫn thuộc về người dân và người cầm quyền chỉ là người được dân uỷ thác cho quyền lực tạm thời, nên người dân mới không sợ hãi người cầm quyền lẫn quyền lực. Nhưng nếu quyền lực bị người cầm quyền chiếm đoạt lại khác. Không hiểu cho đúng đã bàn loạn là bệnh của TMH. Đó mới thực là nguỵ biện.

    Nói chung, toàn bộ những lời bàn của TMH thể hiện ông ta không hiểu ông NTB nói gì. Không phải điều gì ông NTB nói đều đúng, nhưng rõ ràng đó là những tư duy nghiêm túc của một người có học vấn và trình độ cao. Ông TMH thì “nổi tiếng” nhờ phản biện (bình loạn) những người thực sự nổi tiếng khác.

    • D.Nhật Lệ says:

      Nhà văn TMH,dựa vào thực tế để nhận định vì thực tế chứng minh
      rõ ràng hơn nhiều lý thuyết.Một lý thuyết mà khi thực hành mang lại
      những hậu qủa hủy diệt xã hội và con người thì lý thuyết đó chẳng
      có một mảy may giá trị nào.
      Kiểu nhân định của NTB.là một liều thuốc độc bọc đường mà người
      kém kiến thức chắc chắn sẽ bị ngộ độc,không thể tránh khỏi.
      Cũng đúng như đại văn hào Goethe nói “Mọi lý thuyết đều màu xám,
      chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”.

    • Trần Tầu Khựa says:

      Nhan vat Naytb la chan go cua NTB

Leave a Reply to ĐĂNG