WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Quan Làm Báo dưới góc nhìn chiến tranh tâm lý

Trong bối cảnh đảng CSVN đang tiến hành tổng chỉnh lý theo tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW – Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Thì những thông tin về việc đấu đá quyền lực trong nội bộ Ban lãnh đạo đảng CSVN, đặc biệt là cuộc chiến mang tên “Ba – Tư” được nhiều người quan tâm theo dõi.

Cho đến thời điểm hiện tại, có lẽ việc bắt Bầu Kiên một đại gia nổi tiếng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bóng đá có lẽ là sự kiện đỉnh điểm nhất. Sự đỉnh điểm ở đây không chỉ kể đến sự thiệt hại về mặt tài chính của các cổ đông nắm giữ các cổ phiếu của các ngân hàng hay tổ chức tài chính có liên quan đến Bầu Kiên, mà ước tính thiệt hai tới hơn 4 tỷ USD, hay việc người dân hoang mang, đã ồ ạt rút tiền ra khỏi ngân hàng ACB. Hoặc sự mất uy tín của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi có nhiều thông tin từ blog Quan Làm Báo (QLB) cho biết cô con gái “rượu” Nguyễn Thanh Phượng có liên quan đến các thương vụ làm ăn của Bầu Kiên trong vai trò của kẻ trung gian dàn xếp và rất nhiều thông tin khác về sự gian, tham của người đứng đầu chính phủ.

Chuyện ai là người đứng đằng sau blog Quan Làm Báo với chủ trương “Ủng hộ TBT Nguyễn Phú Trọng và CT Nước chống tham nhũng”, tập trung vào những câu chuyện sau bức mà nhung đỏ, chĩa mũi tấn công thẳng vào Thủ tướng CS Nguyễn Tấn Dũng, vạch trần những việc làm mờ ám của ông ta và phe nhóm, gây ảnh hưởng xấu nghiêm trọng lên đời sống kinh tế, chính trị của cả nước, còn là một câu hỏi chưa có câu trả lời. Có nhiều thông tin trái ngược về thế lực “ngầm” đứng sau blog này, có thông tin cho rằng đây là blog của Cục tình báo Hoa nam – Trung quốc nhằm gây nhiễu loạn thông tin, cũng có thông tin blog này là của một đảng chính trị ở nước ngoài. Song thông tin cho rằng là blog do phe ông Tư S. liên kết với người ở nước ngoài, nhằm tung thông tin nhằm triệt hạ uy tín của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là khả dĩ hơn cả. Bằng chứng là Thông tấn xã Việt Nam đưa tin Cơ quan An ninh điều tra thuộc Bộ Công an “đã thực hiện Lệnh bắt khẩn cấp, ra lệnh tạm giữ” đối với ông Nguyễn Duy Hưng, vì hành vi Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước theo Điều 263 Bộ Luật Hình sự. Và việc Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cũng “bắt khẩn cấp, ra lệnh tạm giữ” đối với một nhân viên của Công ty Cổ phần đầu tư và công nghiệp Tân Tạo (ITACO) ở Sài gòn – bà Nguyễn Thị Bích Trang. Bị cáo buộc tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự. Cả hai người này là nhân viên thuộc quyền của ông Đặng Thành Tâm – nguyên Đại biểu Quốc hội và là chủ tịch SGI, người được cho là tay chân của ông Tư S. Tin đồn ngoài vỉa hè cho rằng họ là những người trực tiếp chuyển các thông tin “nhạy cảm” ra bên ngoài cho blog QLB.

Nhìn từ góc độ báo chí thì blog QLB nhận được sự phản ứng mạnh mẽ không mấy thiện cảm từ những nhà báo chuyên nghiệp hay blogger nổi tiếng, vì tính trung thực của thông tin từ blog này, xin trích dẫn để mọi người cùng tham khảo. Bà Phạm Thị Hoài đã cho rằng “Quan Làm báo không phải là một vật thể lạ. Nó kết hợp mọi đặc điểm quen thuộc của đa số báo chí Việt Nam và đưa chúng lên đỉnh cao: hình thức hàng chợ, phong cách bát nháo, nghiệp vụ thô sơ và nội dung đáng ngờ. Xấu. Huếnh. Rởm. Cẩu thả. Rẻ tiền.”. Nhà báo Lê Diễn Đức đã nhận xét”Nhìn từ khía cạnh chuyên môn, tờ “Quan Làm Báo” không đạt tiêu chuẩn, có thể xem nó như một tờ báo vỉa hè (tabloid), thậm chí tệ hơn, do cách trình bày thiếu chuyên nghiệp, hành văn cẩu thả với nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. Quan trọng hơn nữa, chủ nhân tờ báo là người giấu mặt, đồng nghĩa với sự phủi bỏ trách nhiệm trước dư luận và luật pháp.” Hay nhà báo Phạm Thành nhận định “Lùn về văn hóa và lùn về chuyên môn: Ngay cái tên Quan làm báo đã thể hiện một sự lùn trong văn hóa, nó giống như anh nông dân ngây ngô thấy thiên hạ có khoai ăn cũng hăm hở vác mai đi đào…củ ráy… Chứ báo bung kiểu gì mà chỉ toàn tung ra những tư liệu và tư liệu với những phân tích vừa thiếu, vừa hời hợt, vừa chủ quan vừa ngô nghê vừa thiếu bằng chứng, cứ liệu và để cho đỡ ” phô” Quan làm báo lại cố tình tạo nên sự sinh động, hấp dẫn bằng những ” pha” tục tỉu một cách vô lối”.

Cá nhân tôi cũng vậy, tôi không đồng tình với cách đưa thông tin của QLB không phải lý do cá nhân họ đăng tin cho rằng tôi là công an. Mà lý do chính là vô tình blog này đã và đang làm mất đi tính trung thực của cả hệ thống thông tin lề trái theo kiểu “con sâu bỏ rầu nồi canh”. Báo chí gì mà đưa tin người bị bắn chết rồi (Dương Chí Dũng), mấy bữa sau tự nhiên sống lại, hay chuyện con gái Thủ tướng trốn trong bếp nhà bà Phạm Thị Hoài, người đã từng lên tiếng chê QLB v.v… thì đúng là họ làm trò cười cho thiên hạ. Đưa tin như vậy thì thử hỏi có mấy người tin? Gía như blog của họ là blog chuyên đưa tin đồn để tiến hành chiến tranh tâm lý – PSYWAR (psychological warfare) hay không làm ảnh hưởng đến uy tín của truyền thông lề trái thì hoàn toàn là một chuyện khác, đăng tải thông tin gì là chuyện của họ, tôi cũng như nhiều người khác chả cần quan tâm.

Tuy nhiên nếu ta đứng ở góc độ tin đồn, hay chiến tranh tâm lý để nhìn nhận thì phải thừa nhận blog QLB đã thành công đáng kể, đặc biệt là trong một môi trường thông tin bị bưng bít, thiếu minh bạch và công khai như ở Việt nam thì những tin đồn từ blog này có thể ví như loài nấm gặp môi trường ẩm ướt. Bằng chứng là cả một hệ thống chính quyền nhà nước Việt nam phải ban hành văn bản “Hỏa tốc” số 7169/VPCP ngày 12/9/2012 để đối đầu với một blog. Một chuyện hết sức hi hữu trong lịch sử truyền thông. Trong văn bản này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị xử lý các trang mạng đưa thông tin bôi xấu đảng và nhà nước CSVN, nêu đích danh “Dân Làm Báo”, “Quan Làm Báo”, “Biển Đông”…, đã chứng minh cho điều đó. Văn bản này nếu đúng nghĩa đã thể hiện sự bối rối tột cùng của lãnh đạo đảng và chính quyền trước một loạt các tin đồn mang tính hệ thống, tuy nhiên còn thiếu bài bản của QLB. Nói là còn thiếu bài bản vì, khi QLB đang áp dụng hình thức tâm lý chiến đen, nhưng họ đã (nhầm lẫn) sa đà vào các tin bắt bớ các nhân vật X,Y,Z… Các thông tin kiểu này thuộc phạm trù tâm lý chiến trắng, mà người ta có thể dễ dàng kiểm chứng được sự đúng sai của các thông tin. Sự thiếu kiến thức và kinh nghiệm về chiến tranh tâm lý dẫn tới QLB không đạt được hiệu quả như họ mong muốn.

Nên nhớ, trước đây trong chiến tranh (chỉ sự xung đột giữa hai lực lượng quân sự đối lập, đấu tranh vũ trang là chủ yếu) trong các bài giảng về chiến tranh chính trị, những người cộng sản xác định mặt trận quân sự chỉ có thể hủy diệt được thân xác, nhưng chiến tranh tư tưởng mới có thể đánh bại tư tưởng, ý chí của đối phương. Đến nay thời bình, khi ở vai trò kẻ phòng ngự họ xác định rõ chiến tranh tâm lý là “đòn đánh vào tinh thần, làm tan rã tinh thần của nhân dân và quân đội”, là “vũ khí chiến lược” của các thế lực thù địch, nhằm thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” với mục tiêu xóa bỏ CNXH, hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và lật đổ các chính phủ không đi theo họ. Điều đó chứng tỏ vai trò của tin đồn trong công tác chiến tranh tâm lý là hết sức quan trọng và không thể thiếu được trong việc đối đầu giữa hai hệ ý thức dân chủ tự do và chuyên chế độc tài. Vấn đề là phải có sự hiểu biết rõ để vận dụng cho phù hợp, tránh tình trạng có sự lẫn lộn giữa tuyên truyền và phản tuyên truyền hay giữa các loại hình chiến tranh tâm lý khác nhau.

Hoạt động tuyên truyền trong chiến tranh tâm lý bao giờ cũng mang dụng ý xấu nhằm phục vụ cho lợi ích và mục tiêu đặt ra nhất định của phía mình. Theo lý thuyết, để phù hợp với đối tượng tuyên truyền, họ phân chia phương thức tuyên truyền thành hai kiểu: tuyên truyền công khai (overt) và tuyên truyền giấu kín (covert). Tuyên truyền công khai (tâm lý chiến trắng) là kiểu tâm lý chiến dựa trên những tin tức có nguồn gốc rõ ràng, thông tin được cung cấp bởi những nguồn có liên quan đến chính quyền cũng như những báo chí, truyền thông chính thống (mainstream media). Kiểu tuyên truyền này là công khai, nhưng khó phân biệt được mục đích tuyên truyền phục vụ cho chiến tranh tâm lý. Còn kiểu tuyên truyền giấu kín (bí mật) là những hoạt động không tiết lộ nguồn gốc thật, đảm bảo cho người chủ mưu không bị lộ diện. Đây là kiểu tuyên truyền được vận dụng phổ biến nhất với những thủ đoạn khác nhau nhưng tựu chung là bịa đặt. Kiểu tuyên truyền bí mật lại có hai dạng: tâm lý chiến đen và tâm lý chiến xám. Tâm lý chiến đen là loại hình tuyên truyền từ những nguồn (quốc gia, chính phủ, đảng phái, phe nhóm, tổ chức, cá nhân v.v.) có thái độ thù địch, dạng hoạt động căn cứ vào nguồn gốc gần với nguồn gốc thật, nhưng bị định hướng nhằm làm cho người tiếp nhận thông tin hoặc hoang mang, hoặc bất mãn, để dẫ tới “tự diễn biến”. Chẳng hạn, dựa vào những sự việc có thật hoặc có một phần sự thật, sẽ được thổi phồng, dựng đứng sự việc đó lên cả về quy mô và tính chất, làm sai lệch bản chất của sự việc, hoặc biến sự việc từ điểm trở thành diện, sự việc riêng lẻ thành phổ biến. Còn tâm lý chiến xám là là loại hình tuyên truyền bằng những nguồn tin mờ mịt, mơ hồ, không rõ ràng, dạng hoạt động này nhằm kích động, xúi giục nhân dân gây rối làm mất ổn định chính trị hay còn được dùng để tung ra các thông tin bịa đặt, luận điệu kích động, làm cho dân chúng phân tâm, dao động và ngờ vực, nhất là trước những sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Loại này cũng được sử dụng vào những thời điểm thích hợp khi cần thiết.

Tóm lại các tin tức từ báo chí phải là các tin tức đảm bảo sự trung thực, chính xác của thông tin. Còn tin đồn là tin đồn, ở tin đồn thì nó không đỏi hỏi về tính xác thực của thông tin, thông tin càng mập mờ, thực thực hư hư bao nhiêu thì khả năng loan truyền của các tin đồn càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Vấn đề sàng lọc, phân tích các tin tức của các blog hay các tòa báo phải đảm nhiệm, để giúp bạn đọc rạch ròi các thông tin. Giúp bạn đọc phân biệt giữa tin tức và tin đồn.

Nếu bạn là một nhà báo hay blogger nên phải nhớ rằng, chả có cách gì hạ uy tín tờ báo hay blog của bạn bằng cách đăng tải những tin đồn, đặc biệt là loại tin đồn thuộc phạm trù tâm lý chiến trắng, mà người ta có thể dễ dàng kiểm chứng được sự đúng sai của các thông tin đó trong một tương lai rất gần.

Ngày 23 tháng 9 năm 2012

© Kami (Blog RFA)

28 Phản hồi cho “Quan Làm Báo dưới góc nhìn chiến tranh tâm lý”

  1. VIET NAM says:

    Đọc bài này ta thấy tác giả là người có dày công đọc sách, tra cứu nguồn gốc ngữ nghĩa, khái niệm.

    Kami (tiếng Nhật) nghĩa là Vị thần, Ông trời. Người lấy tên này mà xưng danh với thiên hạ là đã có ý kiêu căng, hợm đời.

    Nhưng ta thấy sau lời nói hay hành động là cái tâm (đạo đức) của tác giả: Tác giả có thể tự lừa dối mình, hay định lừa dối nhiều thế hệ độc giả, nhưng không thể lừa dồi mọi thế hệ độc giả.

    Hơn nữa ở đời thường hằng có luật nhân quả. Ngay Chủ nghĩa Mác-Lê nin cũng có cặp phạm trù Nguyên nhân và Kết quả:

    Làm điều tốt sẽ được kết quả tốt. Làm điều lừa gạt ắt sẽ bị báo ứng.

  2. Hoàng Tuấn says:

    Nghe nói Kami là một thằng CAM. Cứ vào xem số người truy cập vào blog Quanlambao ngày càng đông thì đủ hiểu họ nói lên sự thật hay nói láo.
    “Nói phải, củ cải cũng nghe”. Không biết Kami là củ gì (hay con gì, như một ông trung tá công an đã “sáng tác”) mà nhận định giống “tưởng thú” quá vậy ???

  3. Cao thiện Quang says:

    Lamson72 says:
    02/10/2012 at 14:29

    He he he,

    Qua đây đâu có rảnh đọc bài dấm dớ của Kami Ka méo gì đâu. Thấy mấy anh hùng rơm không hiễu nghĩa chữ “giả thiết” bèn ngứa cổ hót chơi dzậy mà

    Trích :”…chỉ là một tin mang tính chất giả thiết của tác giả ..” “mang tính chất giả thiết” là cái củ cải gì dzậy ta? Giả thiết mà có tính chất à?
    Chữ với nghĩa của mấy nhà thông thái. He he he
    —————
    He.he… giả thiết MANG tính chất là câu từ thông dụng, khác với tích chất của giả thiết nghe bác Lam Son 72. Đã nhắc bác rồi, yếu thì đừng ra gió mà dốt thì đừng ra đối đáp chữ nghĩa. Người hiểu biết họ cười cho. Thế bác nhỉ :))

    • Lamson72 says:

      Khà khà khà,

      ” Giả thiết MANG tính chất là câu từ thông dụng”. Là nghĩa lý gì dzậy ta? Lại còn khác với tính chất của giả thiết nữa. Chữ nghĩa của VC, của đỉnh cao trí tệ thật kinh người.

      Câu từ có phải là câu lưu hay câu cá chăng? Câu từ thông dụng tức là những đỉnh cao trí tệ hể mở miệng ra là nói chăng? Nói bằng vô thức và vô nghĩa chăng?

      Tính chất ,theo đinh nghĩa, là đặc điểm riêng để phân biệt giữa các sự vật. Dzậy thì giả thiết MANG tính chất dich nghĩa ra là giả thiết mang đặc điểm riêng để phân biệt với… giả thuyết?

      Kinh thật mấy tiến sĩ dzỏm VC mở miệng ra là nói chữ lại còn lớn lối nữa. Nói nào ngay, không lớn lối (dù rất dốt) thì không thể là VC

      Giả thiết mà MANG tính chất thì chỉ có bọn VẸM mới ngửi được , mới là “câu từ thông dụng”
      He he he

    • Austin Pham says:

      Nhờ thầy Kao trau dồi thêm tiếng nước ngoài để giúp mình trước khi…giúp đời. Trong context, bối cảnh của bài viết và những comments trên thì “giả thiết” và “giả thuyết” đều có nghĩa như nhau. Nó là: a supposition, an act of assumption. Nó không dính dáng gì tới “scientific hypothesis” đao to búa lớn dùng múa qua ..mắt thợ của thầy. Đồng ý là lượm lặt nhưng đã lượm thì phải lượm cho đủ, nhất là chữ nghĩa. Trong trường hợp bị quáng mắt vì…giận thì chỉ cần lưu ý “meaning” thứ 2. À quên, luôn tiện xin lưu ý thầy Kao về một trường hợp nữa mà giả thuyết được sử dụng, đó là trong “formal logic”, tương tự như what-if analysis. Tóm lại chữ “giả thuyết” tự nó đã có thể thay thế ngữ nghĩa của “giả thiết” mà không cần thầy”điều chỉnh”. Logic là ở chỗ này. Hề..hề

      hypothesis [haɪˈpɒθɪsɪs]
      n pl -ses [-ˌsiːz]
      1. a suggested explanation for a group of facts or phenomena, either accepted as a basis for further verification (working hypothesis of science) or accepted as likely to be true Compare theory [5]
      2. an assumption used in an argument without its being endorsed; a supposition
      3. (Philosophy / Logic) an unproved theory; a conjecture
      [from Greek, from hupotithenai to propose, suppose, literally: put under; see hypo-, thesis

  4. Ban Mai says:

    Theo tôi thì chẳng cần tâm lý tâm liếc gì về cái vụ thông tin như ngài Kami phân tích.

    Một bên là nhà nước nói láo, nói dài, nói dai suốt từ ngày thành lập đảng. Một bên là một nhóm (cứ cho là cũng nói láo) phản pháo ngược lại nhóm kia, mới ra đời được năm bảy tháng!

    Khác nhau là: Một đàng là diện mạo quốc gia! Một đàng là vô danh!

    Người đem diện mạo quốc gia ra bôi bác trước thế giới thì trách sao được một anh tàng hình? Vì thế, theo lẽ công bằng thì phải lôi cổ anh nhà nước ra trị tội để triệt cái nọc gian dối trước. Được như thế thì anh còn lại sẽ tự tiêu vong!

    Cộng sản là dối trá mà cả hai anh đều CS thì đừng mong gì điều tốt đẹp sẽ sớm đến cho quê hương. Chấm hết!

  5. Minh Đức says:

    Cái mà tác giả bài này gọi là chiến tranh tâm lý thì chẳng qua đó là lối thông tin “cứu cánh biện minh cho phương tiện”, cứ nói láo bừa đi miễn là đạt được mục đích, mà các phương tiện truyền thông của các đảng CS từ Nga, qua Trung Quốc, đến Việt Nam đã sử dụng từ hàng chục năm qua.

    Điều mà bà Phạm Thị Hoài gọi là: “Nó kết hợp mọi đặc điểm quen thuộc của đa số báo chí Việt Nam và đưa chúng lên đỉnh cao: hình thức hàng chợ, phong cách bát nháo, nghiệp vụ thô sơ và nội dung đáng ngờ. Xấu. Huếnh. Rởm. Cẩu thả. Rẻ tiền.” thì các điều đó cũng nhìn thấy trong các tờ báo của nhà nước CSVN từ bao nhiêu năm qua. Thi chẳng phải là các tờ báo của nhà nước cũng đăng tin bịa, tin láo, vu khống cho những cá nhân, những tổ chức nào chống lại chế độ đó hay sao ? Báo nhà nước cũng chơi trò lấy ảnh từ trên Internet rồi xuyên tạc bỏ vào bài của mình, mặc dùng tấm ảnh đó xảy ra ở trường hợp khác.

    Nói tóm lại, những điều gọi là “tâm lý chiến” theo tác giả Kami, hay gọi là “kết hợp mọi đặc điểm quen thuộc của đa số báo chí Việt Nam” theo bà Phạm Thị Hoài cũng chỉ là văn hóa của các “quan”. Khi các “quan” viết blog thì các “quan” cũng đem cái văn hóa “cứu cánh biện minh cho phương tiện” của các “quan” vào blog.

Leave a Reply to Ban Mai