WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuộc trưng cầu dân ý và việc truất phế Bảo Đại tháng 10-1955

 

 

Khi dẹp xong Bình Xuyên thì thế cờ đã lật ngược. Phó vương Bảy Viễn đã về cái chỗ mà ông phải về: Paris nơi trú ẩn của nhiều thứ thành phần trong đó có những người như Bảy Viễn, Nguyễn Văn Hinh và Bảo Đại.

Ngày 23 tháng 10, 1954- đúng một năm trước ngày Trưng cầu dân ý- TT. Mỹ Dwight D. Eisenhower gửi thư cho ông NĐD như một bảo đảm của người Mỹ đốii với Việt nam và gián tiếp gạt vai vai trò người Pháp ra khỏi VN. Ông viết:

“Chúng tôi đang tìm cách thức cũng như phương tiện giúp VN một cách hữu hiệu hơn, đóng góp một cách lớn hơn vào vấn đề an sinh và ổn định của chính phủ VN . . Và chúng tôi cũng chỉ thị cho tòa đại sứ Mỹ ở VN chương trình viện trợ trực tiếp cho chính phủ của ông…”

một năm trước- ngày 23 tháng 10,1954- tổng thống Eisenhower gửi một thư cho thủ tướng Ngô Đình Diệm và xác nhận sự ủng hộ vô điều kiện chính phủ Sincerely
Dwight D. Eisenhower.

Trích Letter from President Eiswenhower to Ngo Dinh Diem, President of the Council of Ministers of Viet Nam, october 23, 1954.

Đại sứ Heath ở Saigon đã đưa lá thư này cho sứ quán Pháp trước khi được gửi cho ông Diệm, lập tức thủ tướng Mendès-France tuyên bố lá thư “đã vi phạm rõ ràng thỏa ước được ký kết giữa Pháp và Mỹ ở Washington”và ông đã vội vàng tìm cách ngăn chận lá thư đó trước khi được chuyển cho ông Diệm, nhưng đã không thành công”.
The Indochinese Experience of the French and the Americans, Arthur J.Dommen, trang 275 .

Kể từ ngày này, người Mỹ sẽ thay thế vai trò của người Pháp tại Viet Nam.

Ngoại trưởng Dulles trước đó vội vã hoãn tất cả những chỉ thị thay thế thủ tướng Diệm khi được tin Thủ tướng Diệm đã dẹp yên Bình Xuyên và toà đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã đốt cái điện tín mới nhận được. Và như cách nói của ngoại trưởng Dulles, nay thì cùng chung một xuồng với Diệm.”On plonge” avec Diem.

Nhưng cũng kể từ ngày này, Dulles nói thêm rằng, giữa Pháp và Hoa Kỳ không còn nằm trong tinh thần thoả hiệp chung đã được ký kết tháng 9 năm 1954 và trong tương lai Hoa Kỳ sẽ hành động độc lập với Pháp về vấn đề Việt nam.

Ông Diệm nay đã tạm “rảnh tay” với Bình Xuyên để nghĩ đến chuyện “hợp thức hoá” chế độ và mời người Pháp ra đi.

Việc Bảo Đại đứng đằng sau tướng Hinh và phó vương Bảy Viễn, thỏa hiệp với Pháp để loại trừ ông Diệm- bất kể vận mệnh đất nước có thể rơi vào tay cộng sản- cho thấy thế chính trị của Bảo Đại không vững nữa.

Trong những tình thế cực đoan không còn lựa chọn thì sẽ đưa đến những giải pháp cực đoan: Hoặc ông Bảo Đại, hoặc ông Diệm phải ra đi!

Khi nhận về làm thủ tướng, Ông Diệm không về tay không, ông yêu cầu được trao toàn quyền hành động. Và như thế, một cách nào đó gián tiếp phủ nhận vai trò lãnh đạo của Quốc Trưởng của Bảo Đại.

Cho dù thế nào đi nữa thì cái quyền hành của Bảo Đại chỉ là một thứ biểu tượng tinh thần của một thể chế chính trị đã đến lúc cần thay đổi.

Bảo Đại “tự truất phế” khi trao toàn quyền cho ông Ngô Đình Diệm như nhận xét của Bernard Fall:

Ông Diệm không chấp nhận bước vào cuộc mà không có võ khí trong tay. Ông Diệm đã đòi hỏi nơi Bảo Đại điều mà đáng nhẽ Bảo Đại đủ khôn ngoan phải từ chối vị thủ tướng: trao toàn quyền về hành chánh và quân sự. Sau ba ngày do dự đắn đo, Bảo Đại đã đồng ý. Diệm đã nhận được quyền hạn tuyệt đối độc lập vào 19 tháng sáu. Điều đó coi như ông ta đã lật đổ ngai vàng của ông Bảo Đại”.
Trích The two Viet Nam, Bernard Fall, trang 244

Nói một cách khác, khi trao toàn quyền tuyệt đối cho ông Diệm, Bảo Đại đã tự mình dọn đường một cách gián tiếp cho sự lùi bước và để cho người khác lên thay thế chỗ của mình.

Nhưng mặc dầu trao toàn quyền tuyệt đối về hành chánh và quân sự cho ông Diệm khi về nước mà theo ông Đoàn Thêm: ông Bảo Đại cho tay này mà tay kia còn muốn giữ lại.

Ông Đoàn Thêm phân tích rành mạch hơn:

“Một đằng phải cho thì vội tiếc và cố giành lại; một đàng đã đòi thì lấy thiệt mà không khi nào chịu trả, không hề có sự tương đắc tri ngộ cổ điển giữa hai người chung cuộc”.

Trich Việc từng ngày, chương Hạ bệ suy tôn, Đoàn Thêm trang 13

Cũng cần xác định, việc quyết định trưng cầu dân ý chẳng phải do ý của ông Diệm – một người còn giữ chút chí khí một nhà nho-.

Theo Vĩnh Phúc viết:

Sau khi ông Nhu đưa ra quyết định làm cuộc truất phế, tối hôm đó, ông Hoàng Bá Vinh triệu tập một phiên họp của nhóm thân hữu Ngô Đình Diệm, gồm những người như Đỗ La Lam[vừa mới qua đời, thọ 90 tuổi], Cao Xuân Vỹ, Trần Kim Tuyến, Nhị Lang và một vài người nữa. Thế là một bản tuyên ngôn ra đời, đòi truất phế “hôn quân”, uỷ nhiệm cho ông Ngô Đình Diệm lập chính phủ mới, dẹp phiến loạn, thu hồi chủ quyền, triệu tập quốc hội”.

Trích Những huyền thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, trang 75-77.

Trong bài phỏng vấn của tác giả Minh Võ, phỏng vấn ông Cao Xuân Vỹ, đăng trên DCVOnline.net, ngày 25-09-2007, ông Cao Xuân Vỹ cũng nhắc lại như sau:

“Nhưng chính nhóm liên khu tư chúng tôi đã thuyết phục ông, gần như làm áp lực với ông, để ông bỏ ý định sang Cannes (…) Rồi nhiều đoàn thể họp nhau lại đặt ông Diệm trước sự việc đã rồi là tự ý hạ bệ ông Bảo Đại. Cuộc trưng câu dân ý của chính phủ Ngô Đình Diệm tổ chức sau đó chỉ là để hợp pháp hoá hành động của chúng tôi”.

Nhiều người sau này trút cái tội truất phế Bảo Đại cho ông Diệm và viện dẫn những lý do thuộc đạo đức để kết án ông Diệm là “phản phúc”.

Về điều này, việc sử dụng từ Phản Bội hay Trung Thành là cách đặt vấn đề không đúng chỗ.

- Thứ nhất không có vấn đề đạo đức hay luân lý vốn thuộc sự giao kết cá nhân-với cá nhân trong tinh thần đạo lý thiêng liêng ràng buộc họ. Và về điểm này thì đã mấy ai “hơn” ông Diệm?

- Thứ hai, đây là vấn đề mối tương quan chính trị giữa hai người, khi mà chính sách, đường lối của họ khác biệt nhau thì có thẩm quyền nào bắt buộc họ phải trung thành?

Về điểm này, cũng lại phải tựa trên biện luận của ông Đoàn Thêm mới xong- người rành rẽ chi ly việc từng ngày-.

Theo ông Đoàn Thêm, việc trung thành đáng nhẽ không nên đặt ra.

Việc trung thành không nên đặt ra từ một phía- từ phía dưới lên trên- mà phải từ hai phía- từ trên xuống dưới nữa.

Năm xưa khi Bảo Đại cách chức cả Thượng Thư và thu lại cả mề đai Kim Khánh của ông Diệm, chỉ còn để lại chức hàm Tuần Vũ thì có ác quá không? Nhưng ông Diệm thừa biết rằng ông Bảo Đại chỉ thi hành lệnh của tây nên không có ân oán gì Bảo Đại!!

Đoàn Thêm còn viện dẫn lịch sử cho rằng nào ai bắt buộc phải trung thành với một “hôn quân” như trường hợp Hán Đế nhu nhược, bất tài, bất lực chỉ nghe xúi giục chia rẽ?

Bảo Đại đã chẳng mang tiếng là nhu nhược, thụ động và phóng đãng?

Cũng theo Đoàn Thêm, việc xử trí đối với thân nhân Bảo Đại là “không sao”! Bà Từ Cung vẫn được cấp 5000 đồng/tháng. Nha Kiến thiết được lịnh sửa chữa cung điện ngoài Huế. Các cung An Định và ngay cả Biệt điện Đà Lạt hay những nhà săn ở Ban Mê Thuột, những đồn điền hay công ty Cao nguyên, du thuyền Hương Giang hay nhà cửa đứng tên ông này bà kia vẫn để nguyên mặc dầu có lệnh tịch thâu ban hành ngày 16/12/1957.

Lệnh tịch thâu đã trễ lại không thi hành.

Tất cả những tài sản, bất động sản đứng tên ông Vĩnh Cẩn hay Nguyễn Đệ và vợ, chính quyền không sờ tới.

Về điều này thì người viết có thể làm chứng là đã từng ở trong căn nhà 12 Pasteur, Sài gòn mà người chủ sở hữu là ông Nguyễn Đệ. Ít lắm có gần chục căn nhà như thế nằm rải rác trên Đalạt, Sai Gòn, Chợ Lớn vv..

Trích tóm lược chương Hạ bệ suy tôn, như trên, Đoàn Thêm.

Tóm lại, lệnh đó chỉ có tính cách tượng trưng mà trên thực tế không có hiệu lực gì đối với kẻ bị trừng phạt!!

Nhưng người viết có đọc một bài của Nguyễn Đắc Xuân phỏng vấn” thứ phi” Mộng Điệp. Nguyễn Đắc Xuân, như thường lệ”mớm mồi” giả định là Diệm đã tịch thu hết tài sản của Bảo Đại!! Bà này cho hay ông Diệm đã tịch thu tài sản của bảo Đại trong đó có căn biệt thự của bà Từ Cung.[Xin chỉ nêu ra mà không có ý kiến, vì không có điều kiện kiểm chứng về căn biệt thự này].

Nhưng cỡ như bà thứ phi cũng không thể biết hết tài sản của Bảo Đại ngoài Nguyễn Đệ!!

Tư cách người phỏng vấn và người được phỏng vấn ở đây không đáng kể.

Tuy nhiên, ngay cả người trong gia đình như đại sứ Ngô Đình Luyện lúc đó đang ở Pháp cũng hiểu lầm như sau:

“Sự bất đồng chính kiến giữa ông Nhu và ông Luyện trở nên rõ rệt, qua vụ truất phế Bảo Đại, vì chính ông Luyện đã đóng vai trò giao liên dàn xếp với Bảo Đại qua vụ chống đối của tướng Hinh và Bình Xuyên . .. Việc kẹt nhất của ông Luyện là ông đã đơn sơ nghĩ là do anh mình mới có vụ truất phế Bảo Đại mà ông Bảo Đại và ông Luyện là bạn học với nhau ở Paris ..”.

Trích Ngô Đình Châu trong Chính biến 1-11-1963 & TT Ngô Đình Diệm, trang 117.

Quan điểm của một số sử gia và chính khách Mỹ về cuộc Trưng cầu dân ý.

Nếu không kể một số tác giả Việt Nam có những định kiến sẵn về chế độ Ngô Đình Diệm thì một số sử gia Mỹ cũng dùng lăng kính “dân chủ Mỹ” để phê phán cuộc Trưng cầu Dân ý.

Đó là những vị chuyên viên như Joseph Buttinger, Donald Lanscaster, Robert Shaplen, Chester Cooper hay Seth Jacob vv..

Joseph Buttinger gọi đó là cuộc vận động bầu cử một phía.[One- side élection campaing] hay one-man rule trong đó Bảo Đại không có cơ hội để biện hộ cho chính mình. Robert Shaplen gọi đó là một một cuộc bầu cử “vi phạm trắng trợn” dân chủ đưa tới một kết quả tai hại.

Seth Jacob kết án cuộc trưng cầu dân ý là một trò khôi hài phản dân chủ.[undemocratic farce].

Những lời phê phán đó không sai, nó chỉ không phù hợp với tình trạng thực tế Việt Nam.

Nhưng Edward Miller, dựa trên bối cảnh chính trị Việt Nam lại cho rằng cuộc trưng cầu dân ý là chấp nhận được và tính cách đa số áp đảo phiếu bầu bảo đảm cho một chính phủ cộng hòa mạnh.

Không một sử gia nào chú tâm đến kinh nghiệm một Việt Nam chuyển dịch từ một xã hội phong kiến lạc hậu sang một thể chế cộng hòa tương lai trong tư thế đối đầu với cộng sản!!

Đó là bước dọn đường từ phong kiến sang cộng hòa. Diệm không phải chỉ gạt bỏ Bảo Đại mà còn được nhìn nhận như một người giải phóng-viễn cảnh nhìn về một tương lai của một thể chế mới-.

Diễn tiến cuộc Trưng cầu dân ý

Trong suốt ba tuần lễ, đó là cuộc vận động nhằm hạ uy tín Bảo Đại – không phải là những khẩu hiệu tuyên truyên vô căn cứ, báng bổ- mà dựa trên cuộc sống đích thực của Bảo Đại như Bảo Đại chạy theo đàn bà, rượu chè, ham ăn uống chơi bời, biếng nhác.

Đó là một cuộc vận động áp đặt bằng đủ phương tiện trên toàn miền Nam- một cuộc vận động nhắm vào giới bình dân với nhiều mầu sắc “cải lương” và “lố bịch hóa” đối thủ.

Trên các đường phố- nhất là tại Sài gòn, các loa phóng thanh chạy khắp các đường phố hô hào dân chúng truất phế Bảo Đại.

Cũng theo Vĩnh Phúc, đoàn kịch Kim Chung mới từ Bắc di cư vào Nam, ông Trần Viết Long, chủ bầu đã cho diễn một vở kịch liên quan đến Bảo Đại với đầy đủ các tính xấu của một ông vua bù nhìn.

Các khung ảnh của Bảo Đại treo trong các công sở cũng được gỡ xuống.

Trong Việt Nam nhân chứng, trang 133, Trần Văn Đôn viết ông Nhu kể lại là ông Diệm có viết một thư cho ông Bảo Đại và mời ông về nước lãnh đạo nhưng Bảo Đại không chịu.

Phần Bảo Đại đã viết:

“Tôi không tin tưởng vào một cuộc phiêu lưu mới trong tình trạng hiện nay của xứ sở. Sau kinh nghiệm thất bại của người Pháp, một kinh nghiệm của Hoa Kỳ như hiện nay chỉ đưa đến một thất bại mới khốn khổ và tàn bạo hơn cho người Việt Nam”
[Trích Le Dragon D'Annam, Bao Đai, trang 342.]

Thế rồi cuộc “diễn tập dân chủ” lần đầu tiên ở Việt Nam đã diễn ra không thiếu “hoành tráng và vụng về” cũng có đã thành công tốt đẹp như lòng mong muốn của một số người ủng hộ ông Diệm.

Báo chí như tờ Thời Đại dành cả tháng trời lên án Bảo Đại về thẩm quyền đạo đức của ông không có, về vinh thân phì davv.. Và họ cũng không ngần ngại đưa ra tính cách con không chính đáng của Khải định, nói khác đi Bảo Đại chỉ là con rơi[illegitimacy]. Bởi vì họ cho rằng Khải Định không có khả năng sinh sản [in fertile]. Và để có thể có con nối dõi, Khải Định đã chọn nàng hầu tên Cúc, sau này được phong là Huệ Phi. Con của Huệ Phi là Bảo Đai được tước phong hoàng tử khi sinh ra ngày 22/10/1913

Để đạt được kết quả trọn vẹn thăm dò trưng cầu dân ý, ED. Lansdale – người đã được Neil Sheeham gọi là con người đã có thể thay đổi dòng lịch sử và người có công xây dựng lên đệ nhất cộng hoà miền Nam – đã đề nghị màu của hai lá phiếu: Màu xanh tiêu biểu cho điều xấu dành cho lá phiếu của Bảo Đại. Màu đỏ tượng trưng cho điều tốt đẹp được dành cho lá phiếu của ông Diệm.

[Trích lại phần phỏng vấn Lansdale của Karnow trong: The 1955 South Vietnam referendum.]

Theo Wikipedia, tác giả Đào Văn Bình, trong Lời giới thiệu Cuộc Trưng Cầu Dân Ý Truất Phế Vua Bảo Đại Năm 1955 được viết lại như sau:

… “Ve vẻ vè ve, nghe vè Bảo Đại, là quân ăn hại…” (Điều này tôi đã ghi lại trong cuốn hồi ký tù, hồi ký lịch sử Những Sự Thực Không Thể Chối Bỏ xuất bản năm 1987). Sau cuộc xuống đường chửi bới Quốc Trưởng Bảo Đại, chiều hôm đó chúng tôi được các thầy/cô phát cho mỗi đứa 5 đồng gọi là tiền “Cụ” thưởng cho học sinh. Số tiền 5 đồng lúc đó quá lớn và quá sướng để tha hồ ăn thịt bò khô, đậu đỏ bánh lọc và coi Ciné ở Rạp Moderne cũng nằm sát Chợ Tân Định. Cùng với những chiến dịch như vậy, đài phát thanh ra rả truyền đi những lời hướng dẫn đồng bào đi bỏ phiếu “Xanh bỏ vào giỏ, Đỏ bỏ vào thùng” tức lá phiếu màu xanh in hình Ô. Bảo Đại thì bỏ vào giỏ rác, lá phiếu màu đỏ in hình Ô. Diệm thì bỏ vào thùng phiếu. Đầu óc thơ dại của trẻ nhỏ dễ bị tiêm nhiễm. Tôi bắt đầu có thiện cảm với “Cụ Ngô” và căm ghét “Bảo Đại bán nước” mà không cần tìm hiểu và cũng không biết tìm hiểu lịch sử xem thực hư thế nào.]

Nội dung hai câu hỏi trong lá phiếu rõ ràng có dụng ý và tỏ ra bất lợi cho ông Bảo Đại như sau:

1- Tôi truất phế Bảo Đại và chọn ông Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập chế độ cộng hoà.

2- Tôi không truất phế Bảo Đại và không công nhận Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập thể chế cộng hoà.

Ông Trương Vĩnh Lễ, cựu chủ tịch Quốc hội trong hồi ký cũng đưa ra nhận xét tương tự:

“Trên phiếu, dân chúng có thể chọn ra một trong hai câu hỏi:1] Tôi truất phế Bảo Đại và chọn Ngô Đình Diệm như- tổng thống VN với sứ mạng lập một thể chế Cộng Hòa hay 2] Tôi không truất phế Bảo Đại và không công nhận Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập thể chế cộng hòa. Kết quả ông Diệm thắng 98,2%.Tỉ lệ này có vẻ không hoàn toàn trung thực, dù quần chúng mến mộ nhiệt tình ông Diệm
VN Où est la vérité, Trương Vĩnh Lễ, trang 30, nxb Lavauzelle, Paris, 1989]

Ông Bảo Đại đã nhận xét một cách mỉa mai:

“Sự trình bày thật khéo léo, và sự chọn lựa của cử tri rõ ràng đã được hướng dẫn”.
[Trích dẫn Bảo Đại như trên, trang 343]

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý là hơn 98% dành cho ông Diệm.

Sau này, nhiều người chống đối Đệ nhất Cộng hoà miền Nam đã coi đây là cuộc trưng cầu dân ý gian lận và không dân chủ.

Về lý thuyết thì lời phê phán trên không có thể không sai.

Riêng Đoàn Thêm một lần nữa cho rằng khó có thể kiểm chứng về sự gian lận.

- Có 5.721.735 phiếu thuận truất phê Bảo Đại và công nhận thủ tướng Ngô Đình Điệm.
- 44. 155 phiếu không hợp lệ
- 131.395 không bỏ phiếu.
- 63.017 bỏ phiếu không chịu truất phế

Và ông Đoàn Thêm đã đưa ra một tờ trình mật nhằm test ông Ngô Đình Nhu. Trong tờ trình cho rằng người bà con của ông ĐT ở trên cao nguyên đã bỏ phiếu cho cựu Quốc Trưởng và chống Thủ tướng.

Ông Nhu liếc qua tờ trình:

- Bậy. Bỏ sọt giấy. Excès de Zèle[quá sốt sắng] của cấp dưới muốn lập công. Làm sao nó nhìn được vào phía của người ta.

Cái test đó giúp ông Đoàn Thêm hiểu thêm con người Ngô Đình Nhu như thế nào?

Nhưng về thực tế thì người dân “chưa đủ trình độ” để thực thi quyền dân chủ của mình. Phần đông, dân chúng ít học không biết ông Diệm là ai, cũng chẳng biết Bảo Đại là người thế nào.

Ngay như một ông nhà báo, ông Công Tử Hà Đông, hồi đó là phóng viên cho báo Saigòn mới của bà Bút Trà cũng viết rằng, ông không biết ông Diệm là ai cho đến lúc ông Diệm về nước.

Nói một cách công bằng, cứ để dân chúng đi bầu một cách tự do thoải mái, theo nhận xét của Lansdale, ông Diệm cũng sẽ thu được khoảng 90% số phiếu ủng hộ!

Cũng theo Lansdale khi trả lời câu phỏng vấn của Karnow:

- Karnow: Ông có thật sự bằng lòng và nghĩ rằng đây là một cuộc bầu cử lương thiện?
-Lansdale: Tôi nghĩ rằng nó cũng tạm đủ đối với dân chúng. Tôi cũng nghĩ là nó phản ảnh ý muốn của dân chúng”.

Seth Jacob cũng đưa ra nhận xét:

“Không còn điều gì có thể nghi ngờ được nữa, Diệm vẫn có thể đánh bại Bảo Đại trong một cuộc bầu cử công bằng, nhưng những người ủng hộ Diệm đã muốn nắm phần chắc. Cuộc vận động cho Bảo Đại bị ngăn cấm. Thùng phiếu bầu bị tráo đổi, cử tri bị đe dọa và toàn thể dân miền Nam được tuyên truyền trong một chiến dịch chống lại Bảo Đại”.
[Trích Cold War Mandarin, Seth Jacob, trang 89]

Phần tổng thống Nixon cũng đồng quan điểm với Lansdale khi cho rằng, cử bỏ phiếu một cách công bình, ông Diệm cũng thắng cuộc trưng cầu dân ý ít lắm là 65%.

“Cho dù có sự bất đồng mạnh mẽ đi nữa, ông Diệm cũng vẫn có thể thắng cử một cách chắc chắn với một cuộc bầu cử tổ chức đứng đắn- có thể không dưới số 65% phiếu bầu-bởi vì ông Diệm lúc bấy giờ ông đã đạt được sự tín nhiệm và được nhiều người biết đến”. .
(No More Viet Nam, R. Nixon, trang 40.)

Hội đồng Cách Mạng quăng hình Bảo Đại trước Toà Đô Chính (4/1955) Nguồn: LIFE

Theo người viết, trong bối cảnh chính trị miền nam lúc bấy giờ thì cuộc Trưng cầu dân ý chỉ có ý nghĩa tượng trưng- một cách thức diễn tập dân chủ-. Đây chỉ là một cuộc trưng cầu dân ý, tức hỏi ý dân.

Không hẳn là một cuộc đi bầu.

Theo một bài viết sâu sắc của Chapman Jessica với nhan đề: Staging Democracy, south Vietnam’s 1955 Referendum to Depose Bao Dai, 12-20-2005, Pacific Rim Research Program, UC Berkeley.

Chapman Jessica trong phần kết luận bài khảo cứu cho rằng các viên chức Hoa Kỳ đã không dành đủ thì giờ tìm hiểu tính cách “phức tạp”,[The complexities] về đời sống chính trị ở Nam Việt Nam. Sự hiểu biết đầy đủ tính phức tạp ấy giúp đưa ra những đường lối và chính sách phù hợp với những yếu tố chính trị và văn hóa ở miền Nam Việt Nam.

Cuộc Trưng cầu dân ý không mang ý nghĩa của một cuộc “trắc nghiệm dân chủ” bằng lá phiếu như người Mỹ hiểu.

Lá phiếu chỉ là thể hiện ý dân.

Nó là một lá phiếu biểu tỏ sự tín nhiệm(vote de confiance)nhằm thăm dò, nhằm hỏi ý hơn là phiếu bầu tranh nhau từng lá phiếu cử tri.

Cho nên tính cách đa số tuyệt đối trong viễn cảnh hoạch định đường lối lãnh đạo và xây dựng một đất nước có thể hiểu được và dung nhận trong bối cảnh xã hội, chính trị thời đó.

Dù sao đây cũng là bước đầu thực tập bài học dân chủ ở Việt Nam.

-Nó không che dấu sự vụng về, sự khập khễnh vì thiếu kinh nghiệm học hỏi dân chủ.

Vì nếu đủ kinh nghiệm chính trị, câu truyên diễn tập dân chủ đã không diễn ra như thế.

Phần người Mỹ, hãy thử hỏi họ đã để ra thời gian bao lâu để có được trình độ dân chủ như hiện nay?

Sau cuộc Trưng cầu dân ý này thì tiếp theo đó tiến hành bầu Quốc Hội Lập Hiến tháng 3/1956 và ban hành Hiến pháp đệ nhất cộng hòa ngày 26/10/11956. Trong đó bao gồm 134 dân biểu, thuộc 4 đảng thân chính phủ, không có đối lập.

Khái niệm”đối lập”là nguyên tắc cốt lõi của nguyên tắc dân chủ chưa thể có chỗ đứng công khai và được nhìn nhận bởi luật pháp ở thời đó được.

Người ta chưa có thể cho phép một sự”đốt giai đoạn” bằng tiêng nói đối kháng công khai trong quốc hội và ngoài quốc hội được.

Cho nên bất cứ sự phê phán, đánh giá nào -muốn cho công bằng- vẫn phải căn cứ trên bối cảnh chính trị xã hội nhất định của thời đó như quan điểm nhìn của Chapman Jessica.

Việc mang cái khung dân chủ nhập cảng chụp lên một xã hội vừa ra khỏi chế độ thuộc địa và phong kiến xem ra là quá sớm và không phản ánh tình hình thực tế của xã hội miền Nam.

Xin nhấn mạnh là không có đối lập.

Thành phần Ủy ban soạn thảo Hiến Pháp gồm có Trần Văn Lắm[ chủ tịch], Trần Chánh Thành, Trần Trung Dung, Vũ Quốc Thông và Trương Vĩnh Lễ.

Hiến pháp này dựa theo hiến pháp Hoa Kỳ và Pháp.

Chính phủ Diệm dần đi vào ổng định ít nữa cho đến cuối năm 1960.

Để chấm dứt bài này, xin ghi nhận cuộc Trưng cầu Dân ý chỉ là kết quả cắt đứt một cuộc ép duyên chính trị giữa ông Bảo Đại và ông Diệm- hay một vụ ủy quyền không tiền khoáng hậu xảy ra giữa hai người.

Điều bất thường là người thụ ủy ở đây khi nhận quyền không phải để thì hành chính sách và đường lối của người ủy nhiệm, nhưng là người sẽ phủ nhận ngay cả triệt tiêu tất cả những gì thuộc người ủy nhiệm và đề xướng một chính sách, một đường lối mới.

Cuộc Trưng cầu Dân ý dù có viện dẫn ra được những gian ý và xảo trá-dù có ngay thẳng hay không- nó cũng không đảo ngược được tình thế và cũng không thể giúp được Bảo Đại xoay ngược lại tình thế như nó phải là như thế !! Phải chăng nó là một tất yếu lịch sử? (Nécessité historique]

Hiểu thâm sâu được điều đó, hiểu được ý nghĩa Việc trưng cầu dân ý.

Trưng cầu dân ý không hẳn chỉ thuần túy một sự ủy nhiệm người mà còn chính là ủy nhiệm một thể chế mới cho VN!! Nó triệt tiêu một định chế quân chủ đã lỗi thời và mời gọi tham gia và một chính thể cộng hòa chưa hẳn được minh định!!

© Nguyễn Văn Lục

© Đàn Chim Việt

207 Phản hồi cho “Cuộc trưng cầu dân ý và việc truất phế Bảo Đại tháng 10-1955”

  1. Trung Hoàng says:

    Ngô Đình Diệm được người dân Miền Nam chọn lựa hay thế lực bên ngoài đưa về ?
    Thành phần Chống Pháp thì lại bị gọi là LOẠN SỨ QUÂN, hay ĐÒI TỰ TRỊ ? Gọi như thế thì tự xét mình đứng trên điểm đứng nào ? Là của Lịch Sử Dân tộc Việt Nam hay Lịch Sử nào ? QUYỀN DÂN TỘC VIỆT TỰ TRỊ CÓ ĐƯỢC TÔN TRỌNG KHÔNG ? PGHH có cần TỰ TRỊ không, khi tôn giáo nầy được xuất phát tự trong lòng dân tộc Việt Nam.

    Sau khi làm Tổng Thống, bao nhiêu người đứng đầu PGHH bị dồn bao bố, neo đá huỷ xác ở Nhà Bè ? Kể cả Nguyễn Bảo Toàn là người Công Giáo, cũng bị đồng số phận. Chứng cứ chứng liệu à ? Hồ sơ toà án với lời khai còn lưu trử đầy đủ, đó mới là CHỨNG CỨ LỊCH SỬ DÂN TỘC sau nầy.

    Xin trân trọng.

    • côngtằngtônnửthịmẹt, says:

      Có biết gì về miền nam trưóc và sau lúc cụ về không mà loạn ngôn thế hở trời.?
      Thôi thì đóng maý đi ngủ cho yên ,
      Đọc mấy góp ý này tác giả bài viết ,dù là QG hay thân cộng ,củng phì cưòi….
      Chán như cơm nếp nát.

    • quang phan says:

      Trung Hoàng-” Hồ sơ toà án với lời khai còn lưu trử đầy đủ, đó mới là CHỨNG CỨ LỊCH SỬ DÂN TỘC sau nầy”.

      Hồ sơ toà án nào ? của Việt cộng hả?

      Việt cộng tiêu diệt Hoà Hảo nè:

      Sau năm 75 Hòa Hảo đã bị trả thù tàn nhẫn. Gần như bị CS đặt ra ngoài vòng pháp luật. Ngoài những bậc lãnh đạo cao cấp như cụ Phan Bá Cầm, Tướng Lâm Thành Nguyên, các ông Trịnh Quốc Khánh, Nguyễn Văn Lầu.. còn có hàng ngàn người bị bắt, nhiều người mất tích.
      Phía Tòa Thánh Tây Ninh, cụ Hồ Tấn Khoa bị buộc tội làm gián điệp cho Trung Cộng và Nhật Bản. Các hàng chức sắc như cụ Trần Quang Vinh, Nguyễn Văn Kiệt, Nguyễn Thành Danh, Lê Văn Mạng.. đều bị cầm tù, có người bị tra tấn đến chết như ông Trương Lương Thiện. Năm 1976, một con số lớn nhân vật Cao Đài tại Tây Ninh bị CS ráp bắt, sau gần 2 năm giam giữ, năm 1978 đưa ra tóa án nhân dân Tây Ninh xét xử, buộc tội phản động, chống phá cách mạng . Qua cái gọi là tóa án nhân dân này, CS xử tử 3 người, 4 người chung thân và sau đó 20 năm tù. Trong năm này, chính quyền CS địa phương cũng ra lệnh đóng cửa các thánh thất Cao Đài ở Tây Ninh, đóng cửa Tòa Thánh Tây Ninh. Tháng 3 năm 1979, CS ép buộc một số giới chức Cao Đài ký đạo lệnh giải tán các ban trị sự Cao Đài mọi cấp trên toàn quốc. Năm này, tòa án nhân dân tại SaiGòn cũng đã đưa ra tòa một số lớn giới chức Cao Đài khác về tội âm mưu lật đổ xử tử 8 người, chung thân 5 người. Vào đầu tháng 8, 1985, ông Hồ Thái Bạch, con cụ Hồ Đắc Khoa, cũng bị CS đưa ra tòa với những tội danh tương tự. (Trích)

    • mythanh says:

      “Ngô Đình Diệm được người dân Miền Nam chọn lựa hay thế lực bên ngoài đưa về ?” (TH)

      Đặt câu hỏi này chứng tỏ rất mu mơ hoặc đầy thành kiến về lịch sử. TT NĐD đã có uy tín trong giới chính trị VN từ thời thuộc Pháp. Thử hỏi có một chính khách quốc gia nào có tầm cỡ và chống Pháp nổi bật được như NĐD, được Pháp bổ làm quan, rồi từ chức vì Pháp không chấp thuận những kế hoạch cải tổ của mình? Chính cụ Phan Bội Châu cũng còn viết một bài thơ để ngỏ lòng cảm kích Ngô Đình Diệm qua sự việc này. Ông có đọc sử nghiêm túc không? (ý tôi nói không phải là sử của bọn tướng tá trong HĐCM, Giao Điểm, hay CS. Cựu Hoàng Bảo Đại (có cả hội ý với các chính khách quốc gia) đã hơn một lần trao quyền NĐD thành lập chính phủ, và lần cuối NĐD nhận lời với điều kiện ông được toàn quyền quyết định trong chính phủ và quân đội. Vua đồng ý và muốn ông thề trước Chúa là luôn phải bảo vệ miền Nam khỏi họa CS. Điều này chính Vua Bảo Đại xác nhận trong hồi ký Con Rồng VN. Vua Bảo Đại là thế lực ngoại quốc?

      Về tuyên truyền NĐD do Mỹ dựng lên: Người Mỹ muốn tìm một lãnh tụ có tinh thần quốc gia không CS để ủng hộ và cản bước tiến của CNCS nên đã tìm thấy ở NĐD, chứ không phải ông là bù nhìn do họ dựng lên (sic). Và họ chỉ hết mình, tự tin để hổ trợ NĐD sau khi thấy chính phủ này dẹp được các phe phái thân Pháp và Bình Xuyên một cách tốt đẹp, nhanh chóng (vì họ trước đó còn muốn xem xét tài năng và uy thế của người lãnh đạo miền Nam như thế nào, trước khi “hùn vốn”). Sự kiện này tôi đọc từ The Triumph Forsaken của tiến sĩ sử gia Mỹ Mark Moya _ ông xuất thân từ Harvard, rồi Cambridge có nghiên cứu rất đáng tin tưởng (đặc biệt sự kiện liên quan về phía Mỹ), vì là người hậu sinh không thành kiến, viết Sử với critical thinking, qua phỏng vấn nhân vật và tài liệu lưu trữ phía Mỹ.

      À, vì trên có nhắc đến bài thơ của cụ Phan Bội Châu, xin trích đây:

      Ai biết trời Nam hãy có người,
      Sịch nghe tưởng ngỡ sấm bên tai.
      Lông hồng coi nhẹ vàng muôn lượng,
      Ngôi quý xem dường dép nửa đôi.
      Phơi tỏ cùng trời gan đỏ chói,
      Nhá nhem thây kệ mắt đen thui.
      Ví chăng kịp lúc làm vai vế,
      Sau ngựa Châu xin quất ngọn roi.(*)

      (*) Nếu bác nào có hứng thú nghiên cứu thêm, hay nghi ngờ có thể vào đây: http://www.vietnamexodus.info/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=1558

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI ĐƯỢC DÂN BIẾT ĐẾN NHIỀU (popular politician) CHĂNG ???

        1/
        Trong bài chủ, Nguyễn Văn Lục đã dẫn chứng nhận định của Đoàn Thêm và ghi thêm ý kiến của mình về “huyền thoại” nổi tiếng của ông Diệm trong dân gian ra sao ?

        [trích]
        Phần đông, dân chúng ít học không biết ông Diệm là ai, cũng chẳng biết Bảo Đại là người thế nào.
        Ngay như một ông nhà báo, ông Công Tử Hà Đông (ghi chú: nhà văn và nhà báo Hoàng Hải Thủy, lấy bút hiệu này khi sống ở Mỹ để viết bài viết blog), hồi đó là phóng viên cho báo Saigòn mới của bà Bút Trà cũng viết rằng, ông không biết ông Diệm là ai cho đến lúc ông Diệm về nước.
        [hết trích]

        2/
        Về “huyền thoại” ông Diệm quá giỏi nên Bảo Đại phải mời ra làm quan thượng thư bộ Lại, là chức vụ quan trọng nhất trong năm bộ, như thế nào ?

        wikipedia: Giai đoạn làm quan triều Nguyễn

        Năm 1921, Nhận chức tri huyện Hương Trà và sau đó là Hương Thủy.
        Năm 1923, ông được bổ nhiệm làm Tri huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, rồi Tri phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
        Năm 1926, Nhận chức tri phủ Hải Lăng, thăng dần lên quản đạo Ninh Thuận
        Năm 1929, ông được bổ nhiệm làm Tuần vũ tỉnh Bình Thuận.
        Năm 1933, ông được bổ nhiệm Thượng thư Bộ Lại trong triều đình vua Bảo Đại, là vị thượng thư trẻ tuổi nhất trong triều Nguyễn lúc bấy giờ. Trong thời gian này ông được bầu làm Tổng thư ký uỷ ban cải cách, ông đề xướng hai điều với chính quyền bảo bộ Pháp: một là thống nhất Trung và Bắc Kỳ theo Hòa ước Giáp Thân 1884 và hai là cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung Kỳ được quyền tự do thảo luận các vấn đề. Việc thống nhất cốt sẽ buộc chính quyền Bảo hộ Pháp bãi bỏ khâm sứ Trung Kỳ và thống sứ Bắc Kỳ và thu về thành một viên tổng trú sứ (résident général) ở Huế mà thôi. Việc thứ hai là để canh tân lối cai trị cũ. Vì không thấy được chấp nhận, ông từ chức ngày 12 tháng 7 năm 1933.

        [hết trích]
        Tuy nhiên, khi tra cứu wikipedia tiếng Việt, viết về Nguyễn Hữu Bài ta lại thấy viết như sau:

        wikipedia:
        Nguyễn Hữu Bài (28 tháng 9 năm 1863-10 tháng 7 năm 1935) là đại thần nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
        Ông sinh tại làng Cao Xá, tổng Xuân Hòa, phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Khi nhỏ ông theo học tại trường do tu sĩ Pháp giảng dạy.
        Vào thời Trung Kỳ bị “bảo hộ”, triều đình Huế cần dùng người biết tiếng Pháp để giúp việc tại Nha Thương-bạc Huế, Nguyễn Hữu Bài cùng nhiều tu sĩ khác được trao công việc. Ông là người có tinh thần minh mẫn và biết sử dụng nhân lực.
        Năm 1923, ông được thăng Thái phó, Võ hiển điện Đại học sĩ, Cơ mật Viện trưởng đại thần. Sau đó ông được giữ chức Thượng thư Bộ Lại. Năm 1933, vua Bảo Đại muốn cải cách triều đình bèn cách chức một lúc 5 Thượng thư các Bộ: Lại, Hình, Binh, Lễ, Công vốn chỉ thông nho học, nhường chỗ cho những người thông thạo học vấn phương Tây. Nguyễn Hữu Bài trong số những người bị bãi chức.
        [hết trích]

        Bình luận:
        Tôi đã thấy có sự tiền hậu bất nhất trong lối viết và lý luận của wikipedia về giai đoạn Việt sử thời đó. Bài là người giỏi tiếng Pháp, cho nên bảo bị bãi chức do kém tiếng Pháp là sai. Tôi nghĩ, chẳng qua do ông Bài đã quá lớn tuổi, muốn (phải?) về hưu; còn vị vua trẻ tuổi Bảo Đại, muốn dùng người trẻ tuổi, cùng thế hệ, cho nên Bài mất chức thượng thư, để Bảo Đại trẻ hóa guồng máy cai trị thượng tầng kiến trúc.
        Riêng tôi cho rằng, Bài cũng tiến cử được Ngô Đình Diệm vào chức vụ quan trọng là thượng thư Bộ Lại, bộ quan trọng nhất trong lục bộ. Nên biết Bài là người đồng liêu lẫn đồng đạo (Kitô) và đồng chí (theo Pháp) với Ngô Đình Khả, tức cha ông Diệm.
        Nhưng cũng có thể do tài cán của cá nhân ông Diệm, nên Bảo Đại có biệt nhỡn dành cho ông. Dù lý do nào đi nữa thì dân chúng thời đó làm sao mà có đủ thông tin biết rõ về thành tích các ông thượng thư trẻ tuổi cao tài ở triều đính Huế chứ (VN chia làm ba kỳ và mỗi kỳ một lối cai trị khác nhau). Chưa kể thời gian làm quan cao trong triều rất ngắn; cũng như dễ dầu gì bọn thức dân cho dân chúng biết đến lý do tại sao ông Diệm lại bỏ việc để phản đối Pháp.

        Tham khảo thêm TÁC GIẢ -TÁC PHẨM của Lê Ngọc Bích viết về Nguyễn Hữu Bài, để sáng tỏ thêm chi tiết ông Bài bị bãi nhiệm trên.

        [trích]

        Đến năm 1932, ông gởi sớ trình bày mọi lẽ để vua Bảo Đại về nước chấp chánh. Khi vua Bảo Đại về nước rồi, ông xin được về hưu trí bằng những lời lẽ chân thành như sau: “Người xưa lấy sự tham luyến lợi lộc làm thẹn và sách có chữ “tri túc bất nhục”. Phần tôi, tài sơ chất hèn, gặp thế kỷ 20 này, thiên hạ cạnh tranh văn minh, mà tôi, tấm thân vì nước, trong 40 năm giữ chức trách quan trọng, đức Tiên đế đã lịch lãm cuộc đời, toan lo việc lớn, chuẩn cho tôi làm Cơ mật Viện trưởng đại thần, tôi ngày đêm lo sợ, e có phụ lòng Tiên đế đã phó thác cho tôi chăng?

        “… Tôi đến tuổi 70, đã quá lệ hưu trí, giữ lâu chưc trọng quyền cao, cũng e người ta nhạo báng, vả lại sức tôi yếu hèn, mà công việc to lớn, sợ không đương nổi chăng?…”

        Nhưng vua Bảo Đại không chấp thuận, ra dụ: “Hiền khanh là bậc lão thành, danh vọng to lớn, đương quyền nước nhà được mà hoàn toàn chức trách, quốc dân cũng tĩn ngưỡng công nhận.

        “Trẫm mới thân chánh lần đầu, chính phải sắp đặt nhiều việc, trong thời kỳ này cần có hiền khanh tán trợ, hiền khanh nên nhưng lưu chức chưởng…”

        Tiếp đó ngày 1-11-1932, ông được tấn phong Phước Môn Quận công.

        Và đến ngày 2-5-1933 mới có dụ chỉ cho ông về hưu trí và tặng ông chức Cố vấn Nguyên lão.
        Từ giã triều đình Huế, ông Nguyễn Hữu Bài về ở Phước Môn (Quảng Trị). Kể từ đây, ông cao hứng với tâm hồn trong những công cuộc hữu ích với lòng mong muốn mở mang cơ nghiệp mà ông đã có công sáng lập từ xưa.
        [hết trích]

        Tóm tắt, đọc các tài liệu về sử học ta nên chú ý cho kỹ, nhất là những phát biểu cá nhân đầy cảm tính. Cần đối chiếu với thực tế và những nguồn tin đáng tin cậy, ta mới hy vọng sẽ tìm ra sự thật hay tiếp cận gần sự thật. Không phải cứ trích dẫn lẻ tẻ dăm câu dăm chữ, và thật nhiều nguồn là chính xác, là khách quan. Người viết bài hay góp ý phải động não thật dữ dội để giải mã.

        Lại Mạnh Cường

      • Vân Nam says:

        Thưa ông Lại Mạnh Cuòng, ông dạy chí phải, phải thế này, phải thế kia, phải đọc kỹ, tránh cảm tính, phải đối chiếu với “thực tế”(!)và những nguồn đáng tin cậy…Không phải cứ trích dẫn hết “nguồn” này, đến sách kia là khách quan…là “hiểu biết” đâu!

        Có điều, sau khi “động não thật dữ dội”(!), tôi lại thấy, đối tượng mà ông ra sức khuyên, dạy lại là …chính Ông!

      • mythanh says:

        Hic hic, bác Vân Nam này, mt đang đọc “uống từng lời”, tự nhiên bác thắng gấp mà không báo trước làm mt thiếu cảnh giác suýt … giập mặt. “Cụt hứng” hết trơn! Ui, mt dzô cang mà còn vậy, hỏng biết đương sự …

      • mythanh says:

        Sorry, không có giờ đọc hết comment của ông LMC (phần mt bị tật xấu rất kén … tác giả) chỉ đọc mấy hàng đầu ông print chữ in. Popular với dân chúng hay không, không mắc mớ gì đến comment của mt “NĐD là một chình khách quốc gia sáng giá nhất và được chính các phần tử quốc gia cùng vua Bảo Đại tín nhiệm trao trách nhiệm.

        Mom! Thời bấy giờ, chưa thoát khỏi vòng thuộc địa, đại đa số dân là nông dân thiếu học, làm sao đòi “được dân biết đến nhiều”! Mà biết đến nhiều thì sao chớ? HCM hẳn được biết đến nhiều ? và “popular” có liên quan gì tới một lãnh đạo vì nước vì dân sau khi lên nắm quyền?

  2. Trung Kiên says:

    Trích bài chủ:…”Cuộc Trưng cầu Dân ý dù có viện dẫn ra được những gian ý và xảo trá-dù có ngay thẳng hay không- nó cũng không đảo ngược được tình thế và cũng không thể giúp được Bảo Đại xoay ngược lại tình thế như nó phải là như thế !! Phải chăng nó là một tất yếu lịch sử? (Nécessité historique]

    Đồng ý với tác giả Nguyễn Văn Lục

    Trong khi đất nước trong cảnh nhiễu nhương thì ông Bảo Đại ngồi ở salon bên Pháp (cannes), còn ông Diệm phải túi bụi dẹp giáo phái, Bình Xuyện…và phải đương đầu với đám tay sai của Pháp!

    Và vì thế, qua tin tức, báo chí hàng ngày, nguời dân nghe biết và dần có cảm tình với ông Diệm nhiều hơn. Trong cuộc Trưng cầu dân ý 23.10.1955 ông Diệm chỉ cần 55% số phiếu là đã đủ để thắng Bảo Đại rồi!

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Nếu lý luận như trên tôi thiển nghĩ, việc lật đổ ông Diệm với lý do độc tài gia đình trị, cũng được không ít người xem là một TẤT YẾU LỊCH SỬ (a Must) và dĩ nhiên có những người không đồng ý trong số đó có Trung Kiên !

      Phải thừa nhận lịch sử cận và hiện đại của ta có nhiều điều chưa sáng tỏ, bởi bị vo tròn bóp méo bởi đủ mọi thế lực.
      Kẻ viết sử thường là kẻ chiến thắng, cho nên vẫn có nhiều thiếu xót, gian xảo, bôi nhọ lẫn nhau.

      Hiện nay thời đại cách mạng thông tin, khó mà độc quyền thông tin một chiều, cho nên cần cẩn trọng hơn bao giờ hết trong khảo cứu và phê phán lịch sử.

      Nếu cảm thấy chưa đủ trình độ để làm chuyện đại sự, thì nên cố chờ, đừng nóng vội mà hư đường hư bột. Viết sử mà tiền hậu bất nhất chỉ mang hại hơn lợi !

      Có hai điều mà ông Lục đưa ra khá “mới mẻ”, nếu không muốn nói là đi ngược lại những lý luận trong những bài gọi là khảo cứu của ông trước kia:

      1/ Ông Diệm rõ ràng là do người Mỹ dựng lên và hổ trợ, để làm bung xung cho họ đường hoàng hiện diện và can thiệp ở bán đảo Đông Dương.

      2/ Lúc được ông Bảo Đại phong làm thủ tướng, ông Diệm chưa phải là một nhân vật được dân biết tới nhiều, tức chưa “popular” !

      Tôi không hiểu qúi vị có ý kiến gì về điều trên hay chăng ?
      Tôi đã khẳng định những điều này từ lâu rồi, nhưng gặp nhiều phản đối.

      Mong được nghe thêm cao kiến từ mọi cao nhân bốn phương trời,

      Lão Ngoan Đồng

      • quang phan says:

        Thế còn các lãnh tụ Cộng sản Liên xô, Trung cộng và Việt nam thì sao ?
        Lenine được Bộ Tham Mưu Đức đưa từ Thuỵ Sĩ về và giúp đỡ cho làm cuộc đảo chánh cướp chính quyền. Bởi đó mới có ngày Cách Mạng Tháng Mười.
        Lenine lập ra tổ chức Quốc Tế Cộng sản Komintern năm 1919 để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản. Năm 1920, Komintern cử nhóm cán bộ quốc tế do Grigori Voitinsky và Maring sang Thượng Hải nhằm thành lập đảng Cộng sản Trung quốc. Đảng CS Trung quốc còn được Liên xô giúp cho hàng loạt cán bộ CS trà trộn lâu dài trong các tổ chức tình báo, quân báo, phản gián, tham mưu và chỉ huy của Quốc Dân đảng Trung Hoa.( Mao- Untold Story -Jung Chang & Jon Halliday).
        HCM đến Moskva (Liên xô) học tập tại trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Động
        Năm 1924,HCM- với chức vụ ủy viên Đông Phương bộ, phụ trách Cục phương Nam của Liên xô và lãnh lương của Liên xô- từ Liên Xô qua Trung Hoa để phát triển cộng sản xuống vùng Đông Nam Á. HCM chính là người đại diện Đệ tam Quốc tế Cộng sản đứng ra thành lập đảng Cộng sản Việt nam tại Hương Cảng ngày 6-1-1930 (Sau vâng lệnh đảng CS Liên Xô, đổi thành ngày 3-2-1930).
        Được tin Mao Trạch Đông chiến thắng và thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ngày 1-10-1949, Hồ chí Minh gởi liền hai đại diện là Lý bích Sơn và Nguyễn Đức Thủy đến Bắc Kinh vào cuối năm đó để xin viện trợ.
        Tiếp theo, đích thân Hồ Chí Minh tới Bắc Kinh và Moscow vào đầu năm 1950. Tại Moscow, Hồ chí Minh lãnh chỉ thị về thực hiện Cải Cách Ruộng Đất theo kiểu cộng sản. Trên đường về, trở lại Bắc Kinh, Hồ chí Minh ký với Trung Quốc Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương giữa hai bên. Từ đó, Mao trạch Đông cử La quý Ba sang làm cố vấn cho Hồ chí Minh, và ào ạt viện trợ cho Hồ chí Minh.

      • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

        Chúng ta đang bàn về nhân vật thời cuộc NGÔ ĐÌNH DIỆM, cho nên tôi không muốn đi lạc đề.

        Nói chung anh nào cũng có HẬU THUẪN của ngoại bang cả, bởi “có bột mới gột nên hồ” trong buổi ban đầu.

        Điểm lại Việt sử cận và hiện đại, ta thấy từ khi VN rơi vào tầm ngắm của phương Tây, tức khởi đi từ khoảng những thế kỷ vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh, phương Tây đã bỏ vòi vào cả đàng Trong lẫn đàng Ngoài, với mục đích kinh tế kiếm lợi nhuận, hơn là chiếm đất. Vua chúa ta muốn lợi dụng họ để giúp vũ khí tân tiến đánh nhau, hơn là lo buôn bán phát triển đất nước. Bởi thế họ đã bỏ đi ở Phố Hiến (đàng Ngoài) và Hội An, Đà Nẵng (đàng Trong).

        Đến khi thực dân Pháp muốn tìm đường thông thương vào ba tỉnh cực Nam Tàu lục địa là Vân Nam và Lưỡng Quảng, mới tìm cách xâm lăng ta và ban đầu chiếm miền Nam với hy vọng đi ngược sông Mekong đến Vân Nam, nhưng thất bại (qua đoàn thám hiểm sông Mekong có hải quân đại úy Francis Garnier, tức Ngạc Nhi, làm phó đoàn); vì thế mới tìm cách xâm lăng miền Bắc mong rằng đi ngược sông Hồng (Black River) tới Vân Nam (Ngac Nhi rồi hải quân đại tá Henri Rivière đánh thành Hà Nội và ngay sau đó đều bị giết chết trong cuộc phục kích bởi quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc ở Ô Cầu Giấy ngoại thành Hà Nội).

        Chống quân xâm lược là thực dân Pháp có các phong trào Cần Vương rồi Văn Thân nối tiếp nhau, trong đó tự túc tự cường là chính, không trông cậy gì được vào thiên triều là nhà Mãn Thanh bên Tàu. Chỉ khi Tôn Thất Thuyết thất bại trong cuộc chính biến đêm 4 tháng bảy năm 1885, cuối cùng đành bỏ vua Hàm Nghi cho hai con ruột của mình cùng thủ hạ hộ giá ở lại, còn Thuyết qua Tàu cầu cứu. Dĩ nhiên là việc lớn không thành, vì nhà Thanh còn đang bối rối tơi bời với phương Tây. Sau nhiều nỗ lực ở Tàu, Thuyết chết già ở Tàu. Vào lúc cuối đời trở nên điên loạn, dùng gươm hàng ngày chém đá bên đường, nên dân địa phương gọi là “Đả thạch lão” (ông già chém đá).

        Phong trào Văn Thân cũng dựa vào sức mình là chính, nhưng thất bại thê thảm và các lãnh tụ Văn Thân bị bắt hạ ngục hay bị giết dần dần. Các vị lãnh tụ còn lại đã nhận thức rõ không thể tự túc tự cường hay trông cậy vào nhà Thanh, nên họ phải tìm phương giải quyết bài toán khó.

        Từ đó ta thấy có hai khuynh hướng:

        1- trông cậy vào NHẬT, nhất là thanh thế Nhật nổi lên như cồn sau trận hải chiến ở eo bể Đối Mã với hạm đội Baltique của Nga Hoàng vào đầu thế kỷ 20 (1908?); rồi Nhật xâm lăng Mãn Châu và cả Tàu lục địa, ra mặt tranh ăn với các con hổ đói phương Tây. Nhật lại còn dương cao thuyết Đại Đông Á làm mồi quyến rũ các nhà ái quốc địa phương ở các nước bị thực dân phương Tây đè đầu cưỡi cổ.
        Đại diện cho nhóm này là cụ Phan Bội Châu qua việc khởi xướng và vận động thành lập phong trào Đông Du (1903), được hổ trợ bởi Duy Tân hội (1904) và phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) … Cụ Phan Sào Nam đã tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, con cháu của nhánh Hoàng tử Cảnh, làm minh chủ và bí mật mang sang Nhật để lưu vong chờ thời cơ.
        Ngô Đình Diệm là người đi theo phong trào này, tức dựa vào Nhật để chống Tây, tôn thờ Cường Để, với hy vọng sẽ dành độc lập nhờ tay Nhật rồi thiết lập một thể chế quân chủ lập hiến như ở Nhật.

        wikipedia:
        Duy Tân hội (chữ Hán: 維新會) là một tổ chức chống Pháp do Phan Bội Châu, Nguyễn Hàm và một số đồng chí khác thành lập năm 1904 tại Quảng Nam (Việt Nam), và tồn tại cho đến năm 1912 thì tự động giải tán.

        Theo một số nhà sử học, thì tổ chức này đã tạo ra một không khí cách mạng sôi nổi, đáng kể nhất là phong trào Đông Du mà hội phát động đã lan rộng khắp cả nước, và đã nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người, nhất là ở Nam Kỳ. Trong suốt cả thời kỳ từ 1904 – 1911, Duy Tân hội thực sự đóng vai trò như một đảng chính trị…

        Ngày 8 tháng 4 năm Giáp Thìn (1904), sau khi từ Nam Kỳ về, Phan Bội Châu cùng Cường Để và hơn 20 đồng chí khác họp tại nhà riêng của Nguyễn Hàm (còn có tên là Nguyễn Thành, Nguyễn Tiểu La) tại Nam Thịnh sơn trang (Thăng Bình, Quảng Nam) lập ra một tổ chức bí mật có tên là Duy Tân hội.

        Kỳ Ngoại hầu Cường Để (cháu 5 đời của Nguyễn Phúc Cảnh) được mời làm Hội chủ để thu phục nhân tâm, tập hợp sĩ phu yêu nước, tranh thủ sự đồng tình và giúp đỡ của nhiều người trong nước. Còn Phan Bội Châu, Nguyễn Thành, Trình Hiền, Lê Võ, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân…đều là những hội viên trọng yếu, đảm nhận mọi hoạt động của hội.
        [hết trích]

        Cũng nên biết thêm là cụ Phan Sào Nam sau này còn thành lập ra Việt Nam Quang phục hội chống Pháp, mà sự kiện “Tiếng Bom Sa Điện” hẳn không ai quên với liệt sĩ Phạm Hồng Thái.

        wikipedia:
        Việt Nam Quang phục Hội (chữ Hán: 越南光復會) là một tổ chức cách mạng thành lập năm 1912 do Phan Bội Châu đề xướng theo chủ nghĩa dân chủ với mục đích đánh đuổi người Pháp khỏi Đông Dương.
        Tôn chỉ của Hội là : Khôi phục Việt Nam, kiến lập Việt Nam Cộng hòa Dân quốc.
        (…)
        Sau khi cuộc Cách mạng Tân Hợi thành công ở Trung Hoa thì triều đình nhà Thanh cáo chung và tư tưởng dân chủ tư bản đã thuyết phục được Phan Bội Châu noi theo con đường mới thay vì đường lối quân chủ lập hiến trước kia. Tuy vậy ông vẫn suy tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm hội chủ, chức Bộ trưởng Tổng vụ của một hội đoàn mới mang tên Việt Nam Quang phục Hội.
        Phan Bội Châu tự đảm nhận làm phó hội chủ cùng là đại diện Trung Kỳ; Nguyễn Thượng Hiền là đại diện Bắc Kỳ; và Nguyễn Thần Hiến là đại diện Nam Kỳ. Ba ông là thành phần “Bình nghị Bộ” của Hội.
        [hết trích]

        2- Cũng trong khoảng thời gian trên xuất hiện PHONG TRÀO DUY TÂN với lãnh tụ tiêu biểu là cụ PHAN CHU TRINH, tức Phan Tây Hồ người Quảng Nam. Những dũng tướng của phong trào trên ngoài cụ Phan Tây Hồ, còn có luật sư Phan Văn Trường (1876-1933) người Hà Nội, Nguyễn Thế Truyền (1898-1969) người làng Hành Thiện tỉnh Nam Định, và sau này có thêm Nguyễn Tất Thành tham gia.

        2- Cũng trong khoảng thời gian trên xuất hiện PHONG TRÀO DUY TÂN với lãnh tụ tiêu biểu là cụ PHAN CHU TRINH, tức Phan Tây Hồ người Quảng Nam. Những dũng tướng của phong trào trên ngoài cụ Phan Tây Hồ, còn có luật sư Phan Văn Trường (1876-1933) người Hà Nội, Nguyễn Thế Truyền (1898-1969) người làng Hành Thiện tỉnh Nam Định, và sau này có thêm Nguyễn Tất Thành tham gia.

        Khuynh hướng này chủ trương NÂNG CAO DÂN TRÍ qua văn minh phương Tây, tức dùng “gậy ông đập lưng ông” !

        Như thế Nguyễn Tât Thành, sau này là Hồ Chí Minh, chỉ là một nhánh tẽ của phong trào Duy Tân, khi Thành gia nhập đảng Xã Hội của Pháp, rồi lại tách ra đi theo đảng Cộng Sản Pháp thành lập ở hội nghị thành Tours, và sau cùng qua Nga làm tay sai cho Phong trào Đệ Tam CS Quốc tế do Stalin thành lập.

        Xin tạm gọi là sơ lược thật nhanh những mấu chốt chính yếu trong Việt sử thời hiện đại, nhằm sáng tỏ hơn nữa nan đề Việt sử bị vo tròn bóp méo bởi đủ loại khuynh hướng, nhằm lũng đoạn chính trường Việt Nam, băng hoại tinh thần quốc gia dân tộc, đồng thời phá vỡ sự đoàn kết của dân Việt. Cũng nói thêm có những con mọt sách đã trích dẫn đủ thứ văn bản hầm bà lằn sắn khấu, nhằm lòa mắt thiên hạ từ mớ kiến thức hổ lốn. Cái thói ăn bám ngoại bang xưa nay, ngay trong tư duy cũng ăn mày nốt, đã thể hiện rõ ràng ở đây, tôi ko cần dẫn chứng thêm.
        Hãy căn cứ vào những sự kiện lịch sử nước nhà, động não (brainstorm) thật dữ dội, ta sẽ tìm ra dần dần chìa khoá giải mã mọi thắc mắc lịch sử không mấy khó khăn, hơn là căn cứ chết vào các tài liệu ngoại bang, với nhiều chủ quan và thành kiến của kẻ đứng ngoài (outsiders), nhất là mấy anh học giả học thật phương Tây !

        Kính cáo,
        Lão Ngoan Đồng

      • Lão Ngoan Đồng says:

        XIN BAN BIÊN TẬP ĐCV cho tôi được bổ túc bằng một email trao đổi nội bộ nhằm sáng tỏ vấn đề nói trên.
        Xin cám ơn nhiều.

        Lão Ngoan Đồng

        ======

        From: lmcuongadam
        To: datnguyen
        Subject: RE: Cuộc trưng cầu dân ý
        Date: Wed, 17 Oct 2012 07:09:16 +0000

        Anh Đạt ơi,

        Nếu tôi là người viết bài này, tôi sẽ phải phân tích rõ :

        1/ tại sao dẫn đến trưng cầu dân ý 23 tháng 10 năm 1954 ?

        2/ Ngô Đình Diệm là ai ?

        Về điểm đầu tiên là phải review lại toàn bộ bàn cờ thế giới sau thế chiến hai ra sao ?

        Rõ ràng trong thế chiến Hai, Mỹ chưa chú ý đến Đông Dương, nên chỉ cử một phái bộ nhỏ OSS để lo công tác cứu các phi công Mỹ trong các phi vụ oanh tạc Nhật, chủ yếu ở các vị trí quân sự của Nhật trên đất Tàu và rơi máy bay ở vùng Việt Bắc, nơi có hoạt động của Việt Minh. Nên nhớ hồi đó Liên Xô vẫn là đồng minh với Mỹ đến đánh khối Trục là Đức quốc xã và quân phiệt Nhật. Cho nên ngay trước và sau chiến tranh là họp mặt chia vùng để trị. Thực ra Mỹ thấy Nga nói riêng và Âu Châu tan nát vì chiến tranh, trong khi mình nhờ chiến tranh mạnh thêm lên ở mọi mặt, nhất là trên trường ngoại giao quốc tế, cho nên đã có các động thái trên. Nói thêm là quân Tưởng vẫn còn nắm ưu thế hơn quân Mao, cho nên phía KHÔNG CS (quốc gia) coi như ở thế thượng phong, và đã ơ hờ kinh địch. Ai dè địch chưa xuất hiện ở Âu mà ở Á, đó là Tàu cộng nổi lên làm mưa làm gió ở Viễn Đông, khiến Mỹ tá hoa tam tinh !oa

        Tàu cộng chiếm hết lục địa vào năm 1949, rồi đứng sau lưng cho Bắc Hàn khởi sự xâm lăng Nam Hàn vào 1950. Từ đó mới là khởi điểm để nghiên cứu và các thinktank Mỹ đưa ra thuyết DOMINO !
        [Nếu xem phim về Patton cho thấy Patton đã tiên liệu xa, bởi đó là một anh tướng quân phiệt, muốn Mỹ làm bá chủ thiên hạ ngay tức thì, cho nên anh ta kèn cựa tối ngày với nguyên soái quân Anh là Montgomery ở mặt trận Tây Âu; rồi còn muốn nhân cơ hội thắng Đức, đánh luôn hồng quân Liên Xô !
        Các chính trị gia Mỹ ở Washington và ngay cả tướng Eisenhower đang là tư lệnh tối cao quân đồng minh ở mặt trận Tây Âu cũng ngán tay tướng Patton sẽ liều lĩnh, gây đổ vỡ ngoại giao với đám lính Nga; mà thực ra y đã từng gây hấn rồi, cho nên phải bằng mọi giá "tháo ngòi nổ" ngay tức thì, giải nhiệm và cho về Mỹ ngồi chơi sơi nước.
        Tay này gọi là tướng quân phiệt cũng ko ngoa, bởi là dân nước Mỹ mà y đã đánh lính bị chấn thương tâm lý do chiến tranh ngay trước mặt ký giả và quân tướng dưới trướng của mình. Xem ra Nguyễn Ngọc Loan và tay này một dzuộc !]

        Muốn can thiệp vào Đông Dưong thì phải có con bài chủ. Suy đi tính lại thì có NGÔ ĐÌNH DIỆM !

        Tại sao chọn Diệm mà ko ai khác ? Bởi Diệm trước theo Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, tức thân Nhật, do Nhật dựng nên, lại bị Nhật bỏ rơi, chọn cặp bài trùng Bảo Đại – Trần Trọng Kim.
        Tại sao lại chọn lựa kỳ cục thế, nhất là vào lúc chiến tranh đã gần hạ màn, tức trước sau gì Nhật cũng đầu hàng.
        Tôi cho là, Nhật dù thua trận, vẫn nuôi ảo (tham?) vọng ngày sau sẽ hùng cường trở lại và thuyết Đại Đông Á vẫn còn đang ăn khách. Cho nên thay vì giao Đông Dương cho thực dân Anh hay Pháp (sẽ mất luôn), lại làm đảo chánh và giao quyền về tay người bản xứ (rồi cho lính đào ngũ quay sang giúp phía Việt Nam nhằm chống Tây khi quay trở lại Đông Dương).
        (Tại sao lại bỏ Cường Để và Diệm để chọn Bảo Đại – TTK, tôi đã bàn sơ lúc trước, sẽ trở lại khi thụận tiện)

        Diệm bị bơ vơ, nhất là khi Nhật bỏ rơi ra mặt Cường Để (nên chết trong buồn tủi ở đất Nhật, vì bị Nhật lừa bịp không chịu đưa về đất Việt. Giả vờ đưa đường nửa chừng, rồi lấy cớ không an ninh, đường xá tắc nghẽn, đưa trở lại Nhật), nên tìm chủ mới thông qua Vatican (dĩ nhiên tôi ngờ rằng ông anh ruột Ngô Đình Thục là người tiếp tay trong vụ này; còn Vatican lại có trong tay một con bài sáng giá, nhằm trong tương lai Việt Nam sẽ có thể ít nhiều như ở Phi Luật Tân, một quốc gia Kitô giáo, với thế lực Kitô giáo rất mạnh trong xã hội và cả chính trường).

        Vatican gửi Diệm qua Mỹ để nhờ ô dù của giáo hội Kitô Mỹ.

        Sẽ hỏi tại sao Vatican ko gửi qua Hội Thừa Sai Pháp đang làm xếp chúa ở Đông Dương ?
        Xin thưa tuy là con chiên của ông Gia Tô, gia đình chịu ơn mưa móc của (Giáo Hội Thừa Sai và thực dân) Pháp, nhưng Diệm chống Pháp kịch liệt .nên khó mà nhờ được Hội Thừa sai Paris đỡ đầu. Cũng nhắc lại là lúc bị thực dân bách hại, ông Diệm phải nhờ ông anh cả là giám mục Ngô Đình Thục viết thư năn nỉ và vận động với thực dân Pháp và kể lể công trạng với mẫu quốc thật lâm ly bi thiết..
        Đã thế ông Diệm còn đi theo Cường Để, lập hội kín chống Pháp, sau khi từ chức quan thượng thư bộ Lại, vốn được đưa lên là nhờ thế lực từ thượng thư Nguyễn Hữu Bài đương thời rất mạnh. (Bài vốn là bạn đồng đạo, đồng học và đồng liêu với ông Ngô Đình Khả !) (Khả chính là người đánh dẹp Phan Đình Phùng, rồi đào mả lấy thây PĐP trộn lẫn với thuốc súng bắn cho tan tành)

        Theo tôi nghĩ, dù sao ông Diệm có những điểm son, cần ghi nhận:

        - một người ái quốc nồng nhiệt, một viên quan mẫn cán, chân chính và liêm khiết

        - ông không faveur cho đạo Kitô như người ta nghĩ, nhưng lại quá hiền lương và thật thà, nên vô tình để người trong gia đình, nhất là vợ chồng ông Nhu và ông Cẩn, cùng tay chân bộ hạ thao túng, khiến thân bại danh liệt với tiếng xấu là kẻ chủ trương phân biệt tôn giáo.
        Tôi đang tìm những minh chứng cụ thể (đọc đâu đó có nghe nói đạo dụ chi đó về tôn giáo thời ông Diệm, đã gây thất lợi nhiều cho giáo hội Kitô Việt. Hình như trong Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi của Hoành Linh Đỗ Mậu).

        Tôi còn muốn nhấn mạnh cái thua của phía Tưởng tổng tài là do tệ nạn THAM NHŨNG. Xem ra cũng chả khác gì ở thời VNCH, tham nhũng thành quốc nạn nên thua CS tơi bời hoa lá cành ở mọi phương diện.

        Ngày nay VN cũng đang bị đe doạ trầm trọng bởi quốc nạn Tham Nhũng. Tất cả là do CS.
        Vì thế tôi muốn dựng nên chiêu bài CHỐNG THAM NHŨNG cho phong trào đối kháng CS và tiến trình dân chủ hoa VN. CS biết rõ điều này và cố tìm cách ngăn trở.

      • DâM Tiên says:

        Ủa, cái e-mail của Toubib, sao lại mang

        hai chữ ” cuồng dâm “, hỉ.

        Xóa ngay đi, không thì nữ y tá bỏ đi hết!

      • Trung Kiên says:

        Chào Lão Ngoan

        Hình như hôm nay Lão Ngoan long thể bất an nên hơi bị “đoảng”?

        a) Lão Ngoan viết…”2/ Lúc được ông Bảo Đại phong làm thủ tướng, ông Diệm chưa phải là một nhân vật được dân biết tới nhiều, tức chưa “popular”!

        TK đâu nói ông Diệm là người “popular”. Mong Lão Ngoan đọc lại! Ngoài gần 1 triệu đồng bào di cư từ miền Bắc (chỉ nghe tên ông Diệm) và…

        qua tin tức, báo chí hàng ngày, nguời dân nghe biết và dần có cảm tình với ông Diệm nhiều hơn...

        b) Lão Ngoan viết:…”1/ Ông Diệm rõ ràng là do người Mỹ dựng lên và hổ trợ, để làm bung xung cho họ đường hoàng hiện diện và can thiệp ở bán đảo Đông Dương“.

        Hu hu hu…Sao Lão Ngoan khẳng định chắc nịch giống như “đảng tuyên truyền” suốt mấy chục năm qua vậy? Lão Ngoan bị nhập tâm rồi hay sao?

        Ông Diệm chỉ là “bung xung” (sic) mà là Tổng Thống VNCH và là người không chấp nhận cho Mỹ đưa quân vào Việt Nam…khiến Mỹ phải tìm cách sát hại???

        c) Lão Ngoan viết:…”Nếu lý luận như trên tôi thiển nghĩ, việc lật đổ ông Diệm với lý do độc tài gia đình trị, cũng được không ít người xem là một TẤT YẾU LỊCH SỬ (a Must) và dĩ nhiên có những người không đồng ý trong số đó có Trung Kiên!

        Rõ khổ!

        Trích bài chủ:…”Cuộc Trưng cầu Dân ý dù có viện dẫn ra được những gian ý và xảo trá-dù có ngay thẳng hay không- nó cũng không đảo ngược được tình thế và cũng không thể giúp được Bảo Đại xoay ngược lại tình thế như nó phải là như thế !! Phải chăng nó là một tất yếu lịch sử? (Nécessité historique]

        Thưa Lão Ngoan đại trượng

        Trong khi đất nước trong cảnh nhiễu nhương thì ông Bảo Đại ngồi ở salon bên Pháp (cannes), còn ông Diệm phải túi bụi dẹp giáo phái, Bình Xuyện…và phải đương đầu với đám tay sai của Pháp!

        …Cuộc trưng đầu dân ý đã được thực hiện, cho dù ông Diệm được 98% hay 55% thì ông (lời Nguyễn Văn Lục)…”Bảo Đại cũng xoay ngược lại tình thế như nó phải là như thế !! Phải chăng nó là một tất yếu lịch sử?

        Lão Ngoan có cần phải đeo thêm kính và máy nghe tai không ạ?

        d) Lão Ngoan viết…”Nếu cảm thấy chưa đủ trình độ để làm chuyện đại sự, thì nên cố chờ, đừng nóng vội mà hư đường hư bột. Viết sử mà tiền hậu bất nhất chỉ mang hại hơn lợi“!

        Hết ý!

        Chữ “TÔI” của Lão Ngoan quá lớn…TK muốn viết tên LẠI MẠNH CƯỜNG cho thật lớn và “đồ” cho thật “đậm, nhưng rất tiếc ở đây chỉ được đến cỡ này thôi. Mong Lão Ngoan thông cảm cho nhé!

  3. datnguyenPhản hồi DCV Diem nhu says:

    Ông Đoàn Thêm có ghi nhận (trong Những Ngày Chưa Quên, quyển Thượng) những thành quả tốt đẹp của ông Bảo Đại khi về nước chấp chính từ 7-1949, ông đã đạt nền móng cho Chính phủ Quốc gia, tiền thân của VNCH sau này.
    Từ 7/7/54 ông trao quyền cho Thủ Tướng Ngô đình Diệm khi ấy đất nước bắt đầu chia đôi, từ đó ông Bảo Đại ở bên luôn Phap. Ông Diệm là người yêu nước thanhh liêm chống Pháp. Khi ông Diệm làm Thủ tướng mặc dù được trao quyền rộng rãi nhưng miền Nam chia năm xẻ bẩy chính phủ gặp rất nhiều khó khăn trước tình trạng sứ quân Bình Xuyên và các giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo.
    Bình Xuyên là một đảng cướp lớn đóng đô tại Sài Gòn Chợ Lớn, đứng đầu là Bẩy Viễn. Ông Diệm chủ trương thống nhất quân sự, hành chánh, tài chánh , sáp nhập các lực lượng võ trang giáo phái vào quân đội Quốc Gia, chấm dứt tình trạng sứ quân. Đó là một hành động hợp lý và can đảm.
    Tháng 1-1955 Thủ tướng cho lệnh đóng cửa song bài Đại Thế Giới kim Chung, xóm Bình Khang, Bẩy Viễn vô cùng căm giận tìm cách lật đổ Thủ tướng, các giáo phái bắt đầu bất mãn với chính phủ .
    Cuối tháng 3-1955 Bình Xuyên được Pháp xúi dục gây hấn quân đội Quốc gia, pháo kích Dinh Độc lập Diệm suýt chết. Ông Diệm đã ở thế cưỡi cọp, dù ông có từ chức thì Tây nó cũng không tha, dù ông xuống nó cũng mần thịt ông nên ông phải chơi tới cùng. Sự thực ông đã được người Mỹ đứng sau lưng.
    Bình Xuyên đang gây hấn, chiến tranh sắp bùng nổ thì Quốc Trưởng Bảo Đại triệu hồi Ông Diệm về Pháp để cất chức ông. Ngô Đình Diệm bèn triệu Các đảng phái, tập hội nghị các nhân sĩ và chính đảng để tham khảo ý kiến. Người ta đều ủng hộ Thủ tướng,
    Hội nghị đòi truất phế Bảo Đại, ai nấy vô cùng bất mãn với ông vua thân Tây, vong bản. cuối tháng 4/55 quân đội Quốc Gia tấn công Bình Xuyên. Theo GS Vũ quốc Thông, trong thời gian này quân đội QGVN chỉ đủ đạn trong 3 ngày nhưng ông Diệm đã dẹp được loạn Bình Xuyên,
    Mấy tháng sau Thủ Tướng cử Đại tá Dương Văn Đức mở chiến dịch Đinh tiên Hoàng đánh Năm Lửa, Ba Cụt. . thống nhất miền Nam.
    Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng đưa ra quyết nghị truất phế Bảo Đại, giải tán chính phủ Ngô Đình Diệm và ủy cho ông Diệm thành lập chính phủ cách mạng lâm thời, tổ chức Tổng tuyển cử, thành lập chế độ Cộng Hoà
    Ông Diệm sẵn uy tín đã có bèn cho truyền thông báo chí chửi rủa Bảo Đại bán nước theo Tây .. rồi cho tổ chức Trưng Cầu Dân Ý ngày 23-10-1955 truất phế Bảo Đại lên làm Tổng Thống, tuyên bố thành lập nền Cộng Hoà tuy chưa có Hiến Pháp, về nguyên tắc dân chủ cuộc Trưng cầu dân ý chưa đủ để đưa ông Diệm lên làm Tổng thống mà phải qua một cuộc Tổng tuyển cử nhưng phần vì người dân hồi ấy chưa có ý thức nhiều về Dân chủ, Cộng hoà, phần vì thấy ông Diệm là người yêu nước nên họ cũng không chống đối, thôi thì cũng được

    Bảo Đại đã hoàn toàn mất lòng dân, bị các đảng phái Quốc gia chống đối, ông đã đi ngược lại quyền lợi của Quốc Gia dân tộc, làm tay sai cho Pháp cấu kết với tay sai thực dân phá hoại đất nước .Phải nói là ông hơi mất tư cách, bỏ nước sang Tây ăn xài thoải mái, sau này có người kế án Bảo Đại là Việt gian bán nước.
    Ông Diệm có công thống nhất miền nam , dẹp loạn Bình Xuyên, Hòa Hảo, phải nói ông là người can đảm …được người dân miền nam gần như hòan toàn ủng hộ, người Mỹ hoàn toàn ủng hộ nhưng đáng tiếc thay, người ta thường nói để lâu cứt trâu hóa bùn
    Chế độ Ngô đình Diệm chì tốt đẹp được những năm cuối của thập niên 50, dần dần lại đi vào vết xe đổ của Bảo Đại.
    Khoảng 1959, 60 một ký giả Mỹ sang thăm Saigon về viết báo cho biết viện trợ 300 triệu đô la kinh tế của Mỹ cho VNCH không làm được gì cả (300 triệu hồi đó lớn lắm, có thể gấp 20 lần đồng tiền bay giờ), báo Cách mạng QG chửi lại, quan hệ Mỹ -Việt bắt đầu sứt mẻ. Chính sách gia đình trị ngày càng lộ liễu và trắng trợn, anh em ruột thịt của ông Diệm dần dần nắm hết quyền lực Quốc gia, tại miền nam Nhu nắm an ninh mất vụ, miền trung hoàn toàn do Cẩn thống trị, trên thế giới chưa có chế độ nào kỳ quái như thế những người không có chức vụ lại thực sự nắm hết quyền lực QG trong tay.
    Sau ngày đảo chính hụt 11/11/1960 Nhu ngày càng củng cố quyền hành, ông Diệm ngày càng mất quyền dần dần chỉ là một biểu tượng,chính VOA, BBC đã xác nhận như vậy. Guồng máy mật vụ của Nhu bắt bớ giam cầm tình nghi khiến dân Saigon ai nấy đều run sợ.
    Năm 1955,56, 57 người dân ủng hộ ông Diệm có lẽ khoảng 90% nhưng nó tụt dần theo năm tháng, sau 1960 có lẽ chỉ còn 60 hoặc 50% vì chế độ ngày càng tỏ ra độc tài gia đình trị. Người dân chạy trốn CS nay không muốn sống dưới chế độ độc tài.
    Người Mỹ không ủng hộ ông Diệm, các đảng phái QG chống đôi, dần dần chế độ trở thành cô đơn. Vụ Phật giáo nổ ra nhân ngày Phật đản tháng 5/1963 tại đài phát thanh Huế, mới đầu Ủy ban Liên Phật giáo chỉ đòi thỏa mãn 5 nguyện vọng . Chính phủ đã ký thông cáo chung thỏa mãn 5 nguyện vọng nhưng không thi hành. Vợ chồng Nhu chửi bới Phật giáo trên lên đài phát thanh khiến Phật giáo chuyển từ tranh đấu vì tôn giáo sang chính trị. Chùa Xá Lợi Saigon hàng ngày in các bản dịch báo chi ngoại quốc chửi chế độ phát cho tín hữu, chủ nhật tổ chức tuyệt thực đông đảo công khai chống chính phủ
    Lúc này uy tín chính phủ sút giảm, tỷ lệ dân ủng hộ xuống thấp, chắc chắn dưới 50%. Sự thực trên thế giới nước nào cũng đàn áp biểu tình chống đối nhưng chỉ trong phạm vi luật pháp cho phép
    Đài VOA cho biết Nhu thực sự cấm đấu chính phủ VNCH, ông Diệm không còn quyền hành, ông Trần văn Chương cho biết con rể ông, Ngô đình Nhu cầm đầu chính phủ. Sự chống đối của Phật giáo ngày càng gia tăng và nhuốm mầu chính trị rõ rệt, chủ trương lật đổ chính phủ
    Thay vì có giải pháp ôn hòa, Nhu đánh một canh bạc táo bạo, tàn nhẫn…cho hàng tiểu đoàn Mật vụ nửa đêm tấn công chùa Xá lợi tại Saigon và Từ đàm Huế tối 20-8-63, theo VOA cuộc tấn công này có đổ máu. Tôi nghe một vài nhân chứng trong chùa sau 1/11/63 kể lại tối ấy chùa Xá lợi y như cái địa ngục .
    Sáng hôm sau ông Diệm hiệu triệu trên đài phát thanh tuyên bố thiết quân luật, giọng ông gay gắt, ghê rợn.
    “Tôi ban hành thiết quân luật, ủy cho quân đội có quyền khám xét các tư gia, chùa chiền.. bất cứ giờ nào….”
    Dân Saigon ai nây khiếp sợ mật vụ bắt bớ tra tấn, lúc này miền nam VN độc tài không khác gì CS. Sau khi Nhu cho tấn công chùa Xá lợi Saigon thì coi như ông ta đã ký bản án tử hình cho chế độ và cho cả gia đình ông, người dân cũng như người Mỹ không thể nào tha thứ cho chế độ.
    Cuộc đảo chính 1/11/63 là một tất yếu lịch sử (une nécessité historique).
    Ngày 2/11 người dân Saigon ùa ra đường ăn mừng chiến thắng, Cái sai lầm của ông Diệm là trao quyền hành cho anh em ruột thịt để rồi chính họ cướp quyền của ông. Sai lầm nhất đã dùng Ngô đình Nhu, Nhu quá tàn ác, mật vụ của Nhu đã chôn vùi chế độ
    Nhiều người lý luận nếu ông Diệm còn thì miền nam không mất, hoàn toàn sai, ngay từ 1960 người Mỹ đã không ủng hộ Diệm, sau vụ tấn công chùa Xá Lợi thì hầu như chế độ mất lòng dân hoàn toàn.
    Nay nhiều người hàng năm làm lễ tưởng niệm ông Ngô đình Diệm, đây là xứ tự do, đó là quyền của mình, vả lại ông Diệm dù sao cũng có công thống nhất miền nam, xây dựng nền Cộng Hòa, tưởng niệm thì cũng tốt thôi . Nhưng xin các anh đừng lợi dụng để chứi bới người khác gây chia rẽ như : nào bọn Tướng lãnh bầy tôi phản chủ, nào bọn sư tăng CS, nào bọn tài phiệt Mỹ….đã giết hại ông Diệm người yêu nước vân vân và vân vân
    Nay nhiều nhà báo viết bài, ra sách ca ngợi chế độ NĐ Diệm, đánh bóng to son cho chế độ, chỉ nói những cái hay mà lờ đi những cái xấu, chúng ta có thể đánh lừa lẫn nhau, nhưng không thể nào đánh lừa Lịch sử. Nhân chứng còn đầy cả ra đây nhưng người ta không muốn lên tiếng vì sợ gây chia rẽ làm lợi cho Cộng Sản trong lúc này
    Chuyện xưa nhắc lại cũng chẳng sao nhưng xin đừng lợi dụng gây chia rẽ, trước mắt chúng ta phải yểm trợ cho các phong trào tranh đấu dân chủ trong nước để xoa bỏ độc tài đảng trị
    DN

    • doctin says:

      Này ông datnguyen, bài của tác giả Nguyễn Văn Lục chỉ bàn về thời điểm 1955, cớ sao ông lại bưng nguyên cả một bài dài thooo..òng của ông về 9 năm cầm quyền của tổng thống Diệm vô đây vậy ? Vận dụng đầu óc một chút nha ông .

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Ông datnguyen mổ xẻ từ A đến Z, rất liền lạc để phản bác.

        Ông Lục có thói quen, cắt đứt một chỗ nào ông cảm thấy cần thiết, rồi bưng vào bài viết của mình, làm minh chứng cho lý luận riêng nằm sẵn trong đầu.

        Bằng chứng về thái độ bất lương trên của ông Lục là, cũng trích dân từ Đoàn Thêm, nhưng cố tình bỏ lửng những gì Đoàn Thêm đã viết trong quyển thượng, như datnguyen phát hiện ra, đã có lời khen ngợi chính phủ Bảo Đại lúc trước.

        Theo tôi, phải cho biết ngay từ đầu lý do tại sao dẫn đến TRƯNG CẦU DÂN Ý thật rõ ràng, theo trình tự thời gian.
        Nói rõ ra là, phải viết rõ về thân thế và sự nghiệp ông Ngô Đình Diệm, người thế chỗ cho Bảo Đại trong lực lượng quốc gia chống Cộng thời đó.
        Nhảy ngang vào cho biết ông Diệm được Mỹ ủng hộ, nhằm lật đổ Bảo Đại, và dẹp các giáo phái … rồi dùng luận điệu bất lương chê bai lung tung.

        Phải nêu bật ở đây, có NHỮNG THẾ LỰC QUỐC TẾ TRANH CHẤP NHAU KỊCH LIỆT Ở ĐÔNG DƯƠNG, NHẤT LÀ VIỆT NAM, QUA CÁC CON BÀI DO HỌ DỰNG LÊN !

        Đó là giữa hai khối Tư Bản và Cộng Sản; giữa Pháp và Mỹ.
        Những thế lực phản động này đã âm mưu ra sao trong sự thực thi ý đồ đen tối của mình.
        Ai đã làm tay sai, hay dựa vào các cho các thế lực ngoại bang này ?

        Cần làm sáng tỏ ở đây những KHÚC MẮC LỊCH SỬ, để RÚT KINH NGHIỆM cho tương lại, chứ đừng lợi dụng cơ hội THẦN TƯỢNG HÓA lãnh tụ, nhất là những kẻ đã đi vào bóng đêm quá khứ, như hai ông Hồ và Diệm

        Lại Mạnh Cường

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        BỔ TÚC:

        LMC: qua bài trên của Nguyễn Văn Lục, đã cho thấy Bảo Đại có viễn kiến, nên từ chối về nước làm tay sai cho ngoại bang thêm lần nữa.

        [trích]
        Trong Việt Nam nhân chứng, trang 133, Trần Văn Đôn viết ông Nhu kể lại là ông Diệm có viết một thư cho ông Bảo Đại và mời ông về nước lãnh đạo nhưng Bảo Đại không chịu.

        Phần Bảo Đại đã viết:
        “Tôi không tin tưởng vào một cuộc phiêu lưu mới trong tình trạng hiện nay của xứ sở. Sau kinh nghiệm thất bại của người Pháp, một kinh nghiệm của Hoa Kỳ như hiện nay chỉ đưa đến một thất bại mới khốn khổ và tàn bạo hơn cho người Việt Nam”
        [Trích Le Dragon D'Annam, Bao Đai, trang 342.]
        [hết trích]

  4. Thời Đại - says:

    Kẻ gieo gió ắt phải gặp bão . Đám Diệm Nhu xảo trá và bịp bợm – cướp quyền như vậy , nên phải trả giá . Mệnh Trời đã định cái chết thảm của những kẻ đã gây ra bao tội ác tày đình . Lũ ăn theo và bám đuôi Diệm Nhu ,hãy nhớ đó mà tự răn dạy mình !

    • Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng - says:

      Vâng , đúng vậy – Thưa Ông Thời Đại !
      Nếu như người ta nói : Chính Trị là thủ đoạn , thì qua bài viết này , ông Lục đã trưng ra các chiêu trò gian lận quá rõ ràng của Diệm Nhu -những kẻ đã mưu mô tiếm quyền các đối thủ . Con số thổi phồng 55% kia qua vở kịch hề : trưng cầu dân ý , đã thực sự là thủ đoạn lừa đảo của anh em nhà Diệm , mà Trung Kiên & mấy kẻ theo đuôi , hóng hớt … thường níu vào để chống chế .

  5. Saigon Buffalo says:

    Ông Nguyễn Văn Lục viết:

    “Riêng Đoàn Thêm một lần nữa cho rằng khó có thể kiểm chứng về sự gian lận.

    - Có 5.721.735 phiếu thuận truất phê Bảo Đại và công nhận thủ tướng Ngô Đình Điệm.
    - 44. 155 phiếu không hợp lệ
    - 131.395 không bỏ phiếu.
    - 63.017 bỏ phiếu không chịu truất phế”.

    Trong khi đó ở trang 184 trong cuốn “Hai mươi năm qua: Việc từng ngày (1945-1964″), chính Đoàn Thêm lại viết:

    “Số người đi bỏ phiếu, theo Bộ Nội Vụ:

    5.838.907:

    5.721.735 phiếu truất phế Bảo-Đại và suy tôn Th. T. Ngô Đình Diệm lên chức vị Quốc Trưởng.

    63.017 phiếu không chịu truất phế Bảo-Đại.

    131.395 không có ý kiến.

    44.155 phiếu không hợp lệ.”

    Tôi có một câu hỏi nhỏ:

    Tại sao ông Nguyễn Văn Lục không ghi lại rằng số người đi bỏ phiếu theo Bộ Nội Vụ là 5.838.907?

  6. DâM Tiên says:

    Ngay từ sau 26 tháng Mười 1955, DâM tôi hay nghe trong chúng bạn
    rằng:Ngô Tổng thống ! Ngô tổng thống muốn nằm ! ( nằm, dấu huyền).

    Đa số người miền Nam, tôn Nhà Nguyễn, đâu có ưa ông ND Diệm .

    Ông Diệm bắt đầu nền Cộng Hòa bằng cách ăn gian trắng trợn,
    làm ô danh nền Cộng Hòa. Nền Đệ nhị CH do ông Cao Kỳ tổ chức,
    khá hơn. ( nhưng than ôi, Cộng Hòa chỉ là con mồi dụ Cs Bắc
    việt vô xơi, để thằng Mỹ nó xơi tất cả).Thui, bênh ông Diệm mà chi?

    Việc trước mắt, là xóa bỏ CS, rồi sẽ có Việt Nam hưng quốc. Sự
    đó là ” xóa bài làm lại ” theo tư tưởng Nguyễn Cao KỲ. (Ý)

    • quang phan says:

      “Đa số người Miền Nam nào ? Việt cộng, phe “Việt cộng đội lốt tu hành” Thích trí Quang và… Damtien hả ?
      Trong cuốn “In Retrospect” , ông McNamara, bộ trưởng quốc phòng trong chính quyền Dân Chủ Kennedy và Johnson viết:
      “Khi tướng Đôn, một trong những thủ lãnh đảo chính hỏi DvMinh: “tại sao hai ông ấy chết?” thì DvMinh đáp: “Thì đã sao?” Mấy tháng sau DvMinh bảo một người Mỹ: “Chúng tôi không có cách nào khác. Họ phải chết. Không thể để Diệm sống được, vì ông ta được những dân quê bình thường, khờ dại ở thôn quê quá kính phục.”

      Ở miền quê Nam Việt Nam lúc ấy có câu ca dao khá phổ biến chứng tỏ lòng dân hướng về ông Diệm hơn ông Hồ Chí Minh, được nhà văn hồi chánh Xuân Vũ trưng lại trong hồi ký “Mạng người lá rụng” của ông (trang 266) như sau: “Một mai mưa rã tan Hồ. Lúa lên Ngô tốt, ăn Ngô no lòng.” (Trích)

      ( Nên nhớ 75% dân số Việt nam sống bằng nghề nông)

  7. quang phan says:

    Trong tác phẩm “Cuộc chiến bất tận của chúng tôi”, tướng (đảo chánh) Trần văn Đôn viết:
    “Khi ông Diệm nhận ra cầm quyền năm 1954, tất cả những ai biết ông đều đồng ý ông vừa là một người yêu nước nồng nhiệt vừa trung kiên bảo vệ nền độc lập quốc gia, Tuy nhiên cũng có người không tin cậy ông trong chức vụ thủ tướng, coi ông không được mọi người hoan nghênh, vì ông gốc miền Trung và đã xa quê hương lâu ngày. Nhưng trong tâm trí nhiều người ông vẫn là lãnh tụ duy nhất có được ở miền Nam mà sự liêm khiết không thể đả kích được.”

    Nhận xét và cảm tưởng của ông khi ông Diệm được bầu làm Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hoà như sau:
    “Đây là những lúc hồ hởi hân hoan thực sự cho dân Việt Nam chúng tôi. Lần đầu tiên chúng tôi được thấy một lãnh tụ thực sự năng động và được dân mến chuộng sẽ có thể đương đầu với lực lượng miền Bắc của ông Hồ chí Minh. Vào thời gian đó tất cả chúng tôi đứng đàng sau ông Diệm: quân nhân, công chức, và nông dân miệt quê trong các làng xã. Sự ủng hộ này hoàn toàn đến nỗi trong cuộc bầu cử ông Diệm đã thắng quá lớn và ngày 26 tháng 10 năm 1956 nền Đệ Nhất Cộng Hoà Việt Nam được tuyên bố thành lập với ông Diệm là Tổng Thống” .

    • DâM Tiên says:

      Không có thằng Mỹ nó hất Pháp đi, thì làm sao ông Diệm lên ngôi?

      Không có thằng Mỹ nó đánh bại Nhựt, thì làm sao ông Hồ lên ngôi?

      Thôi thôi! nay là thời mới, cái thời Tấn Dũng một mình chống…Đảng ,

      thì ta hướng về về ngày mai. Nói tới Ngô Hồ cổ lỗ sĩ mần chi chi…

      Ngô Hồ chẳng còn dư âm cái gì ráo. Dẹp qua bên.

  8. quang phan says:

    “Phần người Mỹ, hãy thử hỏi họ đã để ra thời gian bao lâu để có được trình độ dân chủ như hiện nay?”- Tác giả Nguyễn Văn Lục.

    Tháng trước, khi nói về tình hình chính trị hiện nay ở Ai cập, cựu tổng thống Carter tuyên bố: “Quý vị phải nhớ cho rằng sau khi nước Mỹ chúng ta tuyên bố độc lập trong năm 1776, phải mãi đến 12 năm sau, chúng ta mới có được bản Hiến pháp và một chính phủ ổn cố . Vì vậy chúng ta không thể mong chớ những người dân xứ Ai cập thực hiện được nền dân chủ chỉ trong vòng một năm”. Jimmy Carter- 13/9/2012.

    Và chuyện nực cười là cho đến ngày hôm nay, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa cũng vẫn còn cãi nhau ỏm tỏi về vấn đề căn bản, đơn giản là khi đi bầu, cử tri có cần bị bó buộc phải xuất trình ID không . Thiệt là hết ý !.

    • Hòa says:

      Có nhận định như vậy là vì suy nghĩ bị áp đặt theo qua điểm sai lầm “treo đầu dê bán thịt chó”, mị và láo với dân theo cncs mà thôi. Như cán bộ đảng csvn là uỷ viên quốc hội thì không được có ý kiến đa đảng, không thể có ý nghĩa đối chọi nhau, mọi việc nhất nhất để đảng lo, cán bộ bầu.
      Rất tiếc trên thế giới chỉ có những quốc gia chấp nhận đa đảng và tự do ngôn luận thì mới có sự đối chọi trong tư tưởng, vì thế mới có những đạo luật cần bàn cãi tranh luận đa phương để có kết quả đồng thuận như Mỹ chẳng hạn, vì nếu chỉ có một đảng như đảng csvn hay đảng cstq thì chỉ có nghị gật một chiều. Tuy nhiên, trên thực tế, một đảng duy nhất như đảng csvn tại VN hay đảng cstq tại TC ngày nay cũng có chắc gì một chiều như đảng áp đặt? Chỉ là họ “bằng mặt nhưng không đồng lòng”.
      Bằng chứng quốc gia có một đảng như đảng csvn vừa qua giải quyết vấn đề quyền lực nội bộ cũng có tranh chấp nẩy lửa, sống chết phe phái, như tranh đấu quyền lực của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Chủ Tịch và BT Trọng & Sang vì lợi ích họ bị xâm phạm. Cho dù cán bộ csvn cùng chung một đảng, một lòng trung với đảng, sẵn sàng loại bỏ quyền lợi tổ quốc và nhân dân VN, nhưng đâu có chứng mình họ một lòng?
      Họ sẵn sàng giẫm đạp lên nhau hay bán tổ quốc để cũng cố quyền lực cá nhân phe phái đó là bằng chứng họ có tư tưởng đa dạng và khác nhau vì hành động mong tướt quyền nhau, sỉ nhục nhau, thanh trừng nhau, không như đối chọi nhau tự do như Mỹ, nhưng cs thì kéo che đậy dã tâm của họ trước nhân dân VN mà thôi, vì họ kiểm soát truyền thông và báo chí hoàn toàn để không lộ tẩy sự phân hóa trước công chúng VN như Mỹ. Thêm nữa, tại TC vừa qua Bạc Lai Hy và Cốc Khai Lai cũng bị thanh trừng bởi đảng cstq, chẳng qua vì quyền lực và đối chọi trong tư tưởng phát triển đảng cstq và nước TC mà thôi.
      Vậy một nước tự do như Mỹ có những điều luật được tranh luận tự do trên Quốc Hội cũng như trên truyền thông không che đậy dấu nhân dân Mỹ để cùng nhau đồng thuận đưa đến 1 kết quả thì có gì không được? Chẳng lẽ hành xử bố láo như đảng csvn hay đảng cstq, có dị biệt chính kiến, đưa đến thanh trừng nội bộ, tướt quyền nhau, nhận chìm nhau, nhưng che dấu dân vì láo với nhân dân “treo đầu dê bán thịt chó” để mị dân là đúng hay sao?

  9. quang phan says:

    Một bài viết rất hay của tác giả Nguyễn Văn Lục.
    Mười bảy năm sau khi ông Diệm mất, ông Bảo Đại vẫn giữ sự qúy mến dành cho ông Diệm từ trước. Vẫn gọi ông Diệm là người “thông minh liêm khiết”, và là “người yêu nước, chết trong khi thi hành nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc”. Ông cũng xác nhận ông Diệm không thề với ông, cũng không thề trung thành đối với ông. Mà là thề trước tượng Chúa, thề trung thành với tổ quốc.( Trích)

  10. Nguyen Du says:

    Lúc đó ông Lục ở đâu? Ông ở các tỉnh thành ngoài Sài Gòn hay nông thôn, ông mới thấy cuộc bỏ phiếu gian lận trắng trợn. Mà gian lận là bình thường. Ông Diệm độc diễn, Bảo Đại không có đại diện, dại gì không gian lận. Thật ra, ông Diệm không cần phải làm như thế, ông cũng thắng vì chẳng ai ưa ông Bảo Đại. Kết quả lá phiếu đưa ông Diệm lên làm quốc trưởng chứ có đưa ông Diệm lên làm tổng thống đâu? Ông Diệm đặt cái cày trước con trâu, tự phong mình làm tổng thống. Ông vội vàng làm chi, ông đợi quốc hội lập hiến ra hiến pháp, bầu tổng thống, ông Diệm lên làm tổng thống có phải oai phong hơn không? Trong việc nầy, xem ra Nguyễn Văn Thiệu khôn hơn ông Diệm và ông Nhu. (Ông Thiệu bầu quốc hội, quốc hội soạn hiến pháp, rồi mới bầu tổng thống.) Ông Lục viết bài bênh ông Diệm vô ích vì ông Lục không sửa được những việc ông Diệm đã làm trong quá khứ. Lịch sử ghi lại rõ ràng rằng Ngô Đình Diệm là tổng thống tự phong. Ông Lục dám cãi lại điều nầy không?
    Nguyễn Dư

    • xuântócđỏ says:

      1/Láy tên nguyểndu mà viết như vậy là bôi bác Nguyển Du,nhà thơ lớn của viêt nam/
      2/Lạimột bài viết về cụ Diệm ,binh hay chống gì củng lại gây nên nhửng xào xáo,mất dạy hổn hào chiarẻ trong CĐ ,trong người việt,rồi củng có nhửng tên VC vào dâykhích bác chống đối ,láo xược ,mất dạy .Thế nào không có chuyện đem công giáo ra thóa mạ.?
      3/Cụ Diêm trong một tình thế nước nhà loạn cào cào ,thực dân ,phong kiến ,sứ quân , cộng sản như thế ,với các chinh phủ thủ tướng lên rồi xuống…không ổn định mà Bảo Đai cứ ăn chơi ở trời Tây (thua cả cựu hoàng Shianook của Campucheá,bổ nhiệm xong là bỏ mặc ,miển có tiền đóng hụi chết cho Ngài ăn chơi là được,thì việc cụ Ngô về chấp chánh không thể như các vị thủ tướng tiền nhiệm ,không có thực quyền (chia quyền cho sứ quân,choPháp thực dân)nên dù không muốn (dù sao cụ củng là thương thư,và là thần tử của nhà Nguyển) nhưng không thể làm gì khác hơn ,nếu có thực quyền ,có đưa vn tiến lên dân chủ tự do với thế giới thì phải bỏ Bảo Đại (Bảo Đại không trách vì đó là xu thế của lịch sử) nên ngày nay nhửng kẻ bênh vực cho quốc trưởng Bảo Đại ,người mà tên Hồ Tặc cướp quyền.đả từng bỏ ngài bơ vơ trên đất HK,dù Ngài trong đoàn cố vấn của Hồly ,người CS bắt chước như Liên xô đánh đuổi ha bệ sahoàng .Nên tụi CS bây giờ khi đưọc dịp nói về NĐD là trântráo bênh vực Bảo Đại ,có dịp chưởi NĐD và đạo công ây là cố gắng hết sức bôi bác lịch sử của kẻ chính nhân quân tử để đưa tên lưu manh và đảng cộng sản ,củng à loại tôn giáo mói lên mà thôi
      Cố nhiên là khi BĐ bổ nhiệm NĐD chỉ là thủ tướng ,khi TCDY thì vẩn là thủ tướng ,chớ không phảỉ là QT.Khi có kết qủả TCDY thì mới là tổng thống ,theo tổng thông chế của Hoa kỳ .gọi nước là nước CH ,dân chủ tự do. Đó là người khai sinh ra nền CH đầu tiên sau bao năm dười sự bảo hộ của thục dân của phong kiến. Lúc TCDY không ai cấm Ngài BĐ về…Và vì là CH mới khai sinh nên mới khai sinh QH .lập Hiến Pháp ,sao lại so sánh người khai sinh ra nền Đ.I.C.H với Ông NVT,,thừa hưỏng nền CH đó.Thât lả ngu (ngơ) hết nói nổi
      Mà sao phải góp ý với cái góp ý thiếu đầu óc này,? CS chăng ?Mán rừng chăng..?
      Cho nên tôi dừng lại ở đây. Các anh CS có học nhiều ,biết chút ít lý lẻ, dạy dổ thêm cho NÓ… chớ tôi tin Ông tác giả bài chủ này dọc lời góp ý (đầu tiên) vừa cười ha hả vừa đ… Trả lời cái khỉ (khô) gì cái đầu óc suy nghì kiểucon nít này cho thêm đau đít…
      (xtđ)

      • Nguyễn Dư says:

        Viết như ông xuântócđỏ mà cũng viết. 1) Tôi ghi dưới phần góp ý là Nguyễn Dư (có dấu ư) chứ không phải Nguyễn Du. Đọc lại cho rõ. 2) Tôi không phê bình chuyện loại bỏ BĐ. Tôi chỉ phê bình cách làm việc của ông Diệm. Lúc đó, ông Diệm nhờ tay Mỹ, loại hết các địch thủ, loại luôn cả những người ủng hộ mình, kể cả Trình Minh Thế, Hồ Hán Sơn, Nguyễn Bảo Toàn, Võ Tam Anh là những người giúp ông Diệm, loại bỏ Hội đồng Nhân dân Cách mạng, một mình một chợ thì ông Diệm vội vàng gì. 3) TCDY bầu ông Diệm làm quốc trưởng chứ ai bầu ông Diệm làm tổng thống. Ông có biết quốc trưởng và tổng thống khác nhau không? 4) Khi bắt đầu, bất cứ nước nào cũng bầu quốc hội, quốc hội soạn hiến pháp, quyết định thể chế, rồi mới bầu tổng thống, hay quốc trưởng hay chủ tịch… Đàng nầy, ông Diệm tự động nhảy lên làm tổng thống. Ai cho vậy? 5) Lịch sử phải trình bày sự thật, chứ đừng vội chụp mũ ai trình bày sự thật về ông Diệm là CS.
        Nguyễn Dư

      • Dốt says:

        “Lịch sử ghi lại rõ ràng rằng Ngô Đình Diệm là tổng thống tự phong. Ông
        Lục dám cãi lại điều nầy không?”
        Nguyễn Dư

        - Xin hỏi một câu, “LỊCH SỬ” là ai vậy? Có phải là tất cả sự thật, tất cả mọi người và vài người đúc kết lại thì điều này trở thành “LỊCH SỬ” không?

Leave a Reply to doctin