Cuộc trưng cầu dân ý và việc truất phế Bảo Đại tháng 10-1955
Khi dẹp xong Bình Xuyên thì thế cờ đã lật ngược. Phó vương Bảy Viễn đã về cái chỗ mà ông phải về: Paris nơi trú ẩn của nhiều thứ thành phần trong đó có những người như Bảy Viễn, Nguyễn Văn Hinh và Bảo Đại.
Ngày 23 tháng 10, 1954- đúng một năm trước ngày Trưng cầu dân ý- TT. Mỹ Dwight D. Eisenhower gửi thư cho ông NĐD như một bảo đảm của người Mỹ đốii với Việt nam và gián tiếp gạt vai vai trò người Pháp ra khỏi VN. Ông viết:
“Chúng tôi đang tìm cách thức cũng như phương tiện giúp VN một cách hữu hiệu hơn, đóng góp một cách lớn hơn vào vấn đề an sinh và ổn định của chính phủ VN . . Và chúng tôi cũng chỉ thị cho tòa đại sứ Mỹ ở VN chương trình viện trợ trực tiếp cho chính phủ của ông…”
một năm trước- ngày 23 tháng 10,1954- tổng thống Eisenhower gửi một thư cho thủ tướng Ngô Đình Diệm và xác nhận sự ủng hộ vô điều kiện chính phủ Sincerely
Dwight D. Eisenhower.
Trích Letter from President Eiswenhower to Ngo Dinh Diem, President of the Council of Ministers of Viet Nam, october 23, 1954.
Đại sứ Heath ở Saigon đã đưa lá thư này cho sứ quán Pháp trước khi được gửi cho ông Diệm, lập tức thủ tướng Mendès-France tuyên bố lá thư “đã vi phạm rõ ràng thỏa ước được ký kết giữa Pháp và Mỹ ở Washington”và ông đã vội vàng tìm cách ngăn chận lá thư đó trước khi được chuyển cho ông Diệm, nhưng đã không thành công”.
The Indochinese Experience of the French and the Americans, Arthur J.Dommen, trang 275 .
Kể từ ngày này, người Mỹ sẽ thay thế vai trò của người Pháp tại Viet Nam.
Ngoại trưởng Dulles trước đó vội vã hoãn tất cả những chỉ thị thay thế thủ tướng Diệm khi được tin Thủ tướng Diệm đã dẹp yên Bình Xuyên và toà đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã đốt cái điện tín mới nhận được. Và như cách nói của ngoại trưởng Dulles, nay thì cùng chung một xuồng với Diệm.”On plonge” avec Diem.
Nhưng cũng kể từ ngày này, Dulles nói thêm rằng, giữa Pháp và Hoa Kỳ không còn nằm trong tinh thần thoả hiệp chung đã được ký kết tháng 9 năm 1954 và trong tương lai Hoa Kỳ sẽ hành động độc lập với Pháp về vấn đề Việt nam.
Ông Diệm nay đã tạm “rảnh tay” với Bình Xuyên để nghĩ đến chuyện “hợp thức hoá” chế độ và mời người Pháp ra đi.
Việc Bảo Đại đứng đằng sau tướng Hinh và phó vương Bảy Viễn, thỏa hiệp với Pháp để loại trừ ông Diệm- bất kể vận mệnh đất nước có thể rơi vào tay cộng sản- cho thấy thế chính trị của Bảo Đại không vững nữa.
Trong những tình thế cực đoan không còn lựa chọn thì sẽ đưa đến những giải pháp cực đoan: Hoặc ông Bảo Đại, hoặc ông Diệm phải ra đi!
Khi nhận về làm thủ tướng, Ông Diệm không về tay không, ông yêu cầu được trao toàn quyền hành động. Và như thế, một cách nào đó gián tiếp phủ nhận vai trò lãnh đạo của Quốc Trưởng của Bảo Đại.
Cho dù thế nào đi nữa thì cái quyền hành của Bảo Đại chỉ là một thứ biểu tượng tinh thần của một thể chế chính trị đã đến lúc cần thay đổi.
Bảo Đại “tự truất phế” khi trao toàn quyền cho ông Ngô Đình Diệm như nhận xét của Bernard Fall:
“Ông Diệm không chấp nhận bước vào cuộc mà không có võ khí trong tay. Ông Diệm đã đòi hỏi nơi Bảo Đại điều mà đáng nhẽ Bảo Đại đủ khôn ngoan phải từ chối vị thủ tướng: trao toàn quyền về hành chánh và quân sự. Sau ba ngày do dự đắn đo, Bảo Đại đã đồng ý. Diệm đã nhận được quyền hạn tuyệt đối độc lập vào 19 tháng sáu. Điều đó coi như ông ta đã lật đổ ngai vàng của ông Bảo Đại”.
Trích The two Viet Nam, Bernard Fall, trang 244
Nói một cách khác, khi trao toàn quyền tuyệt đối cho ông Diệm, Bảo Đại đã tự mình dọn đường một cách gián tiếp cho sự lùi bước và để cho người khác lên thay thế chỗ của mình.
Nhưng mặc dầu trao toàn quyền tuyệt đối về hành chánh và quân sự cho ông Diệm khi về nước mà theo ông Đoàn Thêm: ông Bảo Đại cho tay này mà tay kia còn muốn giữ lại.
Ông Đoàn Thêm phân tích rành mạch hơn:
“Một đằng phải cho thì vội tiếc và cố giành lại; một đàng đã đòi thì lấy thiệt mà không khi nào chịu trả, không hề có sự tương đắc tri ngộ cổ điển giữa hai người chung cuộc”.
Trich Việc từng ngày, chương Hạ bệ suy tôn, Đoàn Thêm trang 13
Cũng cần xác định, việc quyết định trưng cầu dân ý chẳng phải do ý của ông Diệm – một người còn giữ chút chí khí một nhà nho-.
Theo Vĩnh Phúc viết:
“Sau khi ông Nhu đưa ra quyết định làm cuộc truất phế, tối hôm đó, ông Hoàng Bá Vinh triệu tập một phiên họp của nhóm thân hữu Ngô Đình Diệm, gồm những người như Đỗ La Lam[vừa mới qua đời, thọ 90 tuổi], Cao Xuân Vỹ, Trần Kim Tuyến, Nhị Lang và một vài người nữa. Thế là một bản tuyên ngôn ra đời, đòi truất phế “hôn quân”, uỷ nhiệm cho ông Ngô Đình Diệm lập chính phủ mới, dẹp phiến loạn, thu hồi chủ quyền, triệu tập quốc hội”.
Trích Những huyền thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, trang 75-77.
Trong bài phỏng vấn của tác giả Minh Võ, phỏng vấn ông Cao Xuân Vỹ, đăng trên DCVOnline.net, ngày 25-09-2007, ông Cao Xuân Vỹ cũng nhắc lại như sau:
“Nhưng chính nhóm liên khu tư chúng tôi đã thuyết phục ông, gần như làm áp lực với ông, để ông bỏ ý định sang Cannes (…) Rồi nhiều đoàn thể họp nhau lại đặt ông Diệm trước sự việc đã rồi là tự ý hạ bệ ông Bảo Đại. Cuộc trưng câu dân ý của chính phủ Ngô Đình Diệm tổ chức sau đó chỉ là để hợp pháp hoá hành động của chúng tôi”.
Nhiều người sau này trút cái tội truất phế Bảo Đại cho ông Diệm và viện dẫn những lý do thuộc đạo đức để kết án ông Diệm là “phản phúc”.
Về điều này, việc sử dụng từ Phản Bội hay Trung Thành là cách đặt vấn đề không đúng chỗ.
- Thứ nhất không có vấn đề đạo đức hay luân lý vốn thuộc sự giao kết cá nhân-với cá nhân trong tinh thần đạo lý thiêng liêng ràng buộc họ. Và về điểm này thì đã mấy ai “hơn” ông Diệm?
- Thứ hai, đây là vấn đề mối tương quan chính trị giữa hai người, khi mà chính sách, đường lối của họ khác biệt nhau thì có thẩm quyền nào bắt buộc họ phải trung thành?
Về điểm này, cũng lại phải tựa trên biện luận của ông Đoàn Thêm mới xong- người rành rẽ chi ly việc từng ngày-.
Theo ông Đoàn Thêm, việc trung thành đáng nhẽ không nên đặt ra.
Việc trung thành không nên đặt ra từ một phía- từ phía dưới lên trên- mà phải từ hai phía- từ trên xuống dưới nữa.
Năm xưa khi Bảo Đại cách chức cả Thượng Thư và thu lại cả mề đai Kim Khánh của ông Diệm, chỉ còn để lại chức hàm Tuần Vũ thì có ác quá không? Nhưng ông Diệm thừa biết rằng ông Bảo Đại chỉ thi hành lệnh của tây nên không có ân oán gì Bảo Đại!!
Đoàn Thêm còn viện dẫn lịch sử cho rằng nào ai bắt buộc phải trung thành với một “hôn quân” như trường hợp Hán Đế nhu nhược, bất tài, bất lực chỉ nghe xúi giục chia rẽ?
Bảo Đại đã chẳng mang tiếng là nhu nhược, thụ động và phóng đãng?
Cũng theo Đoàn Thêm, việc xử trí đối với thân nhân Bảo Đại là “không sao”! Bà Từ Cung vẫn được cấp 5000 đồng/tháng. Nha Kiến thiết được lịnh sửa chữa cung điện ngoài Huế. Các cung An Định và ngay cả Biệt điện Đà Lạt hay những nhà săn ở Ban Mê Thuột, những đồn điền hay công ty Cao nguyên, du thuyền Hương Giang hay nhà cửa đứng tên ông này bà kia vẫn để nguyên mặc dầu có lệnh tịch thâu ban hành ngày 16/12/1957.
Lệnh tịch thâu đã trễ lại không thi hành.
Tất cả những tài sản, bất động sản đứng tên ông Vĩnh Cẩn hay Nguyễn Đệ và vợ, chính quyền không sờ tới.
Về điều này thì người viết có thể làm chứng là đã từng ở trong căn nhà 12 Pasteur, Sài gòn mà người chủ sở hữu là ông Nguyễn Đệ. Ít lắm có gần chục căn nhà như thế nằm rải rác trên Đalạt, Sai Gòn, Chợ Lớn vv..
Trích tóm lược chương Hạ bệ suy tôn, như trên, Đoàn Thêm.
Tóm lại, lệnh đó chỉ có tính cách tượng trưng mà trên thực tế không có hiệu lực gì đối với kẻ bị trừng phạt!!
Nhưng người viết có đọc một bài của Nguyễn Đắc Xuân phỏng vấn” thứ phi” Mộng Điệp. Nguyễn Đắc Xuân, như thường lệ”mớm mồi” giả định là Diệm đã tịch thu hết tài sản của Bảo Đại!! Bà này cho hay ông Diệm đã tịch thu tài sản của bảo Đại trong đó có căn biệt thự của bà Từ Cung.[Xin chỉ nêu ra mà không có ý kiến, vì không có điều kiện kiểm chứng về căn biệt thự này].
Nhưng cỡ như bà thứ phi cũng không thể biết hết tài sản của Bảo Đại ngoài Nguyễn Đệ!!
Tư cách người phỏng vấn và người được phỏng vấn ở đây không đáng kể.
Tuy nhiên, ngay cả người trong gia đình như đại sứ Ngô Đình Luyện lúc đó đang ở Pháp cũng hiểu lầm như sau:
“Sự bất đồng chính kiến giữa ông Nhu và ông Luyện trở nên rõ rệt, qua vụ truất phế Bảo Đại, vì chính ông Luyện đã đóng vai trò giao liên dàn xếp với Bảo Đại qua vụ chống đối của tướng Hinh và Bình Xuyên . .. Việc kẹt nhất của ông Luyện là ông đã đơn sơ nghĩ là do anh mình mới có vụ truất phế Bảo Đại mà ông Bảo Đại và ông Luyện là bạn học với nhau ở Paris ..”.
Trích Ngô Đình Châu trong Chính biến 1-11-1963 & TT Ngô Đình Diệm, trang 117.
Quan điểm của một số sử gia và chính khách Mỹ về cuộc Trưng cầu dân ý.
Nếu không kể một số tác giả Việt Nam có những định kiến sẵn về chế độ Ngô Đình Diệm thì một số sử gia Mỹ cũng dùng lăng kính “dân chủ Mỹ” để phê phán cuộc Trưng cầu Dân ý.
Đó là những vị chuyên viên như Joseph Buttinger, Donald Lanscaster, Robert Shaplen, Chester Cooper hay Seth Jacob vv..
Joseph Buttinger gọi đó là cuộc vận động bầu cử một phía.[One- side élection campaing] hay one-man rule trong đó Bảo Đại không có cơ hội để biện hộ cho chính mình. Robert Shaplen gọi đó là một một cuộc bầu cử “vi phạm trắng trợn” dân chủ đưa tới một kết quả tai hại.
Seth Jacob kết án cuộc trưng cầu dân ý là một trò khôi hài phản dân chủ.[undemocratic farce].
Những lời phê phán đó không sai, nó chỉ không phù hợp với tình trạng thực tế Việt Nam.
Nhưng Edward Miller, dựa trên bối cảnh chính trị Việt Nam lại cho rằng cuộc trưng cầu dân ý là chấp nhận được và tính cách đa số áp đảo phiếu bầu bảo đảm cho một chính phủ cộng hòa mạnh.
Không một sử gia nào chú tâm đến kinh nghiệm một Việt Nam chuyển dịch từ một xã hội phong kiến lạc hậu sang một thể chế cộng hòa tương lai trong tư thế đối đầu với cộng sản!!
Đó là bước dọn đường từ phong kiến sang cộng hòa. Diệm không phải chỉ gạt bỏ Bảo Đại mà còn được nhìn nhận như một người giải phóng-viễn cảnh nhìn về một tương lai của một thể chế mới-.
Diễn tiến cuộc Trưng cầu dân ý
Trong suốt ba tuần lễ, đó là cuộc vận động nhằm hạ uy tín Bảo Đại – không phải là những khẩu hiệu tuyên truyên vô căn cứ, báng bổ- mà dựa trên cuộc sống đích thực của Bảo Đại như Bảo Đại chạy theo đàn bà, rượu chè, ham ăn uống chơi bời, biếng nhác.
Đó là một cuộc vận động áp đặt bằng đủ phương tiện trên toàn miền Nam- một cuộc vận động nhắm vào giới bình dân với nhiều mầu sắc “cải lương” và “lố bịch hóa” đối thủ.
Trên các đường phố- nhất là tại Sài gòn, các loa phóng thanh chạy khắp các đường phố hô hào dân chúng truất phế Bảo Đại.
Cũng theo Vĩnh Phúc, đoàn kịch Kim Chung mới từ Bắc di cư vào Nam, ông Trần Viết Long, chủ bầu đã cho diễn một vở kịch liên quan đến Bảo Đại với đầy đủ các tính xấu của một ông vua bù nhìn.
Các khung ảnh của Bảo Đại treo trong các công sở cũng được gỡ xuống.
Trong Việt Nam nhân chứng, trang 133, Trần Văn Đôn viết ông Nhu kể lại là ông Diệm có viết một thư cho ông Bảo Đại và mời ông về nước lãnh đạo nhưng Bảo Đại không chịu.
Phần Bảo Đại đã viết:
“Tôi không tin tưởng vào một cuộc phiêu lưu mới trong tình trạng hiện nay của xứ sở. Sau kinh nghiệm thất bại của người Pháp, một kinh nghiệm của Hoa Kỳ như hiện nay chỉ đưa đến một thất bại mới khốn khổ và tàn bạo hơn cho người Việt Nam”
[Trích Le Dragon D'Annam, Bao Đai, trang 342.]
Thế rồi cuộc “diễn tập dân chủ” lần đầu tiên ở Việt Nam đã diễn ra không thiếu “hoành tráng và vụng về” cũng có đã thành công tốt đẹp như lòng mong muốn của một số người ủng hộ ông Diệm.
Báo chí như tờ Thời Đại dành cả tháng trời lên án Bảo Đại về thẩm quyền đạo đức của ông không có, về vinh thân phì davv.. Và họ cũng không ngần ngại đưa ra tính cách con không chính đáng của Khải định, nói khác đi Bảo Đại chỉ là con rơi[illegitimacy]. Bởi vì họ cho rằng Khải Định không có khả năng sinh sản [in fertile]. Và để có thể có con nối dõi, Khải Định đã chọn nàng hầu tên Cúc, sau này được phong là Huệ Phi. Con của Huệ Phi là Bảo Đai được tước phong hoàng tử khi sinh ra ngày 22/10/1913
Để đạt được kết quả trọn vẹn thăm dò trưng cầu dân ý, ED. Lansdale – người đã được Neil Sheeham gọi là con người đã có thể thay đổi dòng lịch sử và người có công xây dựng lên đệ nhất cộng hoà miền Nam – đã đề nghị màu của hai lá phiếu: Màu xanh tiêu biểu cho điều xấu dành cho lá phiếu của Bảo Đại. Màu đỏ tượng trưng cho điều tốt đẹp được dành cho lá phiếu của ông Diệm.
[Trích lại phần phỏng vấn Lansdale của Karnow trong: The 1955 South Vietnam referendum.]
Theo Wikipedia, tác giả Đào Văn Bình, trong Lời giới thiệu Cuộc Trưng Cầu Dân Ý Truất Phế Vua Bảo Đại Năm 1955 được viết lại như sau:
… “Ve vẻ vè ve, nghe vè Bảo Đại, là quân ăn hại…” (Điều này tôi đã ghi lại trong cuốn hồi ký tù, hồi ký lịch sử Những Sự Thực Không Thể Chối Bỏ xuất bản năm 1987). Sau cuộc xuống đường chửi bới Quốc Trưởng Bảo Đại, chiều hôm đó chúng tôi được các thầy/cô phát cho mỗi đứa 5 đồng gọi là tiền “Cụ” thưởng cho học sinh. Số tiền 5 đồng lúc đó quá lớn và quá sướng để tha hồ ăn thịt bò khô, đậu đỏ bánh lọc và coi Ciné ở Rạp Moderne cũng nằm sát Chợ Tân Định. Cùng với những chiến dịch như vậy, đài phát thanh ra rả truyền đi những lời hướng dẫn đồng bào đi bỏ phiếu “Xanh bỏ vào giỏ, Đỏ bỏ vào thùng” tức lá phiếu màu xanh in hình Ô. Bảo Đại thì bỏ vào giỏ rác, lá phiếu màu đỏ in hình Ô. Diệm thì bỏ vào thùng phiếu. Đầu óc thơ dại của trẻ nhỏ dễ bị tiêm nhiễm. Tôi bắt đầu có thiện cảm với “Cụ Ngô” và căm ghét “Bảo Đại bán nước” mà không cần tìm hiểu và cũng không biết tìm hiểu lịch sử xem thực hư thế nào.]
Nội dung hai câu hỏi trong lá phiếu rõ ràng có dụng ý và tỏ ra bất lợi cho ông Bảo Đại như sau:
1- Tôi truất phế Bảo Đại và chọn ông Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập chế độ cộng hoà.
2- Tôi không truất phế Bảo Đại và không công nhận Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập thể chế cộng hoà.
Ông Trương Vĩnh Lễ, cựu chủ tịch Quốc hội trong hồi ký cũng đưa ra nhận xét tương tự:
“Trên phiếu, dân chúng có thể chọn ra một trong hai câu hỏi:1] Tôi truất phế Bảo Đại và chọn Ngô Đình Diệm như- tổng thống VN với sứ mạng lập một thể chế Cộng Hòa hay 2] Tôi không truất phế Bảo Đại và không công nhận Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập thể chế cộng hòa. Kết quả ông Diệm thắng 98,2%.Tỉ lệ này có vẻ không hoàn toàn trung thực, dù quần chúng mến mộ nhiệt tình ông Diệm ”
VN Où est la vérité, Trương Vĩnh Lễ, trang 30, nxb Lavauzelle, Paris, 1989]
Ông Bảo Đại đã nhận xét một cách mỉa mai:
“Sự trình bày thật khéo léo, và sự chọn lựa của cử tri rõ ràng đã được hướng dẫn”.
[Trích dẫn Bảo Đại như trên, trang 343]
Kết quả cuộc trưng cầu dân ý là hơn 98% dành cho ông Diệm.
Sau này, nhiều người chống đối Đệ nhất Cộng hoà miền Nam đã coi đây là cuộc trưng cầu dân ý gian lận và không dân chủ.
Về lý thuyết thì lời phê phán trên không có thể không sai.
Riêng Đoàn Thêm một lần nữa cho rằng khó có thể kiểm chứng về sự gian lận.
- Có 5.721.735 phiếu thuận truất phê Bảo Đại và công nhận thủ tướng Ngô Đình Điệm.
- 44. 155 phiếu không hợp lệ
- 131.395 không bỏ phiếu.
- 63.017 bỏ phiếu không chịu truất phế
Và ông Đoàn Thêm đã đưa ra một tờ trình mật nhằm test ông Ngô Đình Nhu. Trong tờ trình cho rằng người bà con của ông ĐT ở trên cao nguyên đã bỏ phiếu cho cựu Quốc Trưởng và chống Thủ tướng.
Ông Nhu liếc qua tờ trình:
- Bậy. Bỏ sọt giấy. Excès de Zèle[quá sốt sắng] của cấp dưới muốn lập công. Làm sao nó nhìn được vào phía của người ta.
Cái test đó giúp ông Đoàn Thêm hiểu thêm con người Ngô Đình Nhu như thế nào?
Nhưng về thực tế thì người dân “chưa đủ trình độ” để thực thi quyền dân chủ của mình. Phần đông, dân chúng ít học không biết ông Diệm là ai, cũng chẳng biết Bảo Đại là người thế nào.
Ngay như một ông nhà báo, ông Công Tử Hà Đông, hồi đó là phóng viên cho báo Saigòn mới của bà Bút Trà cũng viết rằng, ông không biết ông Diệm là ai cho đến lúc ông Diệm về nước.
Nói một cách công bằng, cứ để dân chúng đi bầu một cách tự do thoải mái, theo nhận xét của Lansdale, ông Diệm cũng sẽ thu được khoảng 90% số phiếu ủng hộ!
Cũng theo Lansdale khi trả lời câu phỏng vấn của Karnow:
- Karnow: Ông có thật sự bằng lòng và nghĩ rằng đây là một cuộc bầu cử lương thiện?
-Lansdale: Tôi nghĩ rằng nó cũng tạm đủ đối với dân chúng. Tôi cũng nghĩ là nó phản ảnh ý muốn của dân chúng”.
Seth Jacob cũng đưa ra nhận xét:
“Không còn điều gì có thể nghi ngờ được nữa, Diệm vẫn có thể đánh bại Bảo Đại trong một cuộc bầu cử công bằng, nhưng những người ủng hộ Diệm đã muốn nắm phần chắc. Cuộc vận động cho Bảo Đại bị ngăn cấm. Thùng phiếu bầu bị tráo đổi, cử tri bị đe dọa và toàn thể dân miền Nam được tuyên truyền trong một chiến dịch chống lại Bảo Đại”.
[Trích Cold War Mandarin, Seth Jacob, trang 89]
Phần tổng thống Nixon cũng đồng quan điểm với Lansdale khi cho rằng, cử bỏ phiếu một cách công bình, ông Diệm cũng thắng cuộc trưng cầu dân ý ít lắm là 65%.
“Cho dù có sự bất đồng mạnh mẽ đi nữa, ông Diệm cũng vẫn có thể thắng cử một cách chắc chắn với một cuộc bầu cử tổ chức đứng đắn- có thể không dưới số 65% phiếu bầu-bởi vì ông Diệm lúc bấy giờ ông đã đạt được sự tín nhiệm và được nhiều người biết đến”. .
(No More Viet Nam, R. Nixon, trang 40.)
Theo người viết, trong bối cảnh chính trị miền nam lúc bấy giờ thì cuộc Trưng cầu dân ý chỉ có ý nghĩa tượng trưng- một cách thức diễn tập dân chủ-. Đây chỉ là một cuộc trưng cầu dân ý, tức hỏi ý dân.
Không hẳn là một cuộc đi bầu.
Theo một bài viết sâu sắc của Chapman Jessica với nhan đề: Staging Democracy, south Vietnam’s 1955 Referendum to Depose Bao Dai, 12-20-2005, Pacific Rim Research Program, UC Berkeley.
Chapman Jessica trong phần kết luận bài khảo cứu cho rằng các viên chức Hoa Kỳ đã không dành đủ thì giờ tìm hiểu tính cách “phức tạp”,[The complexities] về đời sống chính trị ở Nam Việt Nam. Sự hiểu biết đầy đủ tính phức tạp ấy giúp đưa ra những đường lối và chính sách phù hợp với những yếu tố chính trị và văn hóa ở miền Nam Việt Nam.
Cuộc Trưng cầu dân ý không mang ý nghĩa của một cuộc “trắc nghiệm dân chủ” bằng lá phiếu như người Mỹ hiểu.
Lá phiếu chỉ là thể hiện ý dân.
Nó là một lá phiếu biểu tỏ sự tín nhiệm(vote de confiance)nhằm thăm dò, nhằm hỏi ý hơn là phiếu bầu tranh nhau từng lá phiếu cử tri.
Cho nên tính cách đa số tuyệt đối trong viễn cảnh hoạch định đường lối lãnh đạo và xây dựng một đất nước có thể hiểu được và dung nhận trong bối cảnh xã hội, chính trị thời đó.
Dù sao đây cũng là bước đầu thực tập bài học dân chủ ở Việt Nam.
-Nó không che dấu sự vụng về, sự khập khễnh vì thiếu kinh nghiệm học hỏi dân chủ.
Vì nếu đủ kinh nghiệm chính trị, câu truyên diễn tập dân chủ đã không diễn ra như thế.
Phần người Mỹ, hãy thử hỏi họ đã để ra thời gian bao lâu để có được trình độ dân chủ như hiện nay?
Sau cuộc Trưng cầu dân ý này thì tiếp theo đó tiến hành bầu Quốc Hội Lập Hiến tháng 3/1956 và ban hành Hiến pháp đệ nhất cộng hòa ngày 26/10/11956. Trong đó bao gồm 134 dân biểu, thuộc 4 đảng thân chính phủ, không có đối lập.
Khái niệm”đối lập”là nguyên tắc cốt lõi của nguyên tắc dân chủ chưa thể có chỗ đứng công khai và được nhìn nhận bởi luật pháp ở thời đó được.
Người ta chưa có thể cho phép một sự”đốt giai đoạn” bằng tiêng nói đối kháng công khai trong quốc hội và ngoài quốc hội được.
Cho nên bất cứ sự phê phán, đánh giá nào -muốn cho công bằng- vẫn phải căn cứ trên bối cảnh chính trị xã hội nhất định của thời đó như quan điểm nhìn của Chapman Jessica.
Việc mang cái khung dân chủ nhập cảng chụp lên một xã hội vừa ra khỏi chế độ thuộc địa và phong kiến xem ra là quá sớm và không phản ánh tình hình thực tế của xã hội miền Nam.
Xin nhấn mạnh là không có đối lập.
Thành phần Ủy ban soạn thảo Hiến Pháp gồm có Trần Văn Lắm[ chủ tịch], Trần Chánh Thành, Trần Trung Dung, Vũ Quốc Thông và Trương Vĩnh Lễ.
Hiến pháp này dựa theo hiến pháp Hoa Kỳ và Pháp.
Chính phủ Diệm dần đi vào ổng định ít nữa cho đến cuối năm 1960.
Để chấm dứt bài này, xin ghi nhận cuộc Trưng cầu Dân ý chỉ là kết quả cắt đứt một cuộc ép duyên chính trị giữa ông Bảo Đại và ông Diệm- hay một vụ ủy quyền không tiền khoáng hậu xảy ra giữa hai người.
Điều bất thường là người thụ ủy ở đây khi nhận quyền không phải để thì hành chính sách và đường lối của người ủy nhiệm, nhưng là người sẽ phủ nhận ngay cả triệt tiêu tất cả những gì thuộc người ủy nhiệm và đề xướng một chính sách, một đường lối mới.
Cuộc Trưng cầu Dân ý dù có viện dẫn ra được những gian ý và xảo trá-dù có ngay thẳng hay không- nó cũng không đảo ngược được tình thế và cũng không thể giúp được Bảo Đại xoay ngược lại tình thế như nó phải là như thế !! Phải chăng nó là một tất yếu lịch sử? (Nécessité historique]
Hiểu thâm sâu được điều đó, hiểu được ý nghĩa Việc trưng cầu dân ý.
Trưng cầu dân ý không hẳn chỉ thuần túy một sự ủy nhiệm người mà còn chính là ủy nhiệm một thể chế mới cho VN!! Nó triệt tiêu một định chế quân chủ đã lỗi thời và mời gọi tham gia và một chính thể cộng hòa chưa hẳn được minh định!!
© Nguyễn Văn Lục
© Đàn Chim Việt
Tuy Ngô Đình Diệm được những người ủng hộ gán cho nhiều tài đức, nhưng thật ra ông chưa bao giờ dám đối mặt với cử tri qua một cuộc bầu cử lương thiện. Ngay cả lúc uy tín của ông lên đến tột đỉnh, ông Diệm đã phải thắng một người mất uy tín như Cựu Hoàng Bảo Đại với số bì đựng phiếu được đếm là 5.960.302, trong khi số người đi bầu là theo Bộ Nội Vụ là 5.838.907. Phải chăng chính ông Diệm và gia đình ông ý thức được rằng chế độ của họ căn bản là chế độ dựa trên một thiểu số tương đối nhỏ?
Để tránh một chế độ thiểu số trị không Cộng Sản xâm phạm quyền tự quyết của người Việt trong thời kỳ hậu Cộng Sản, Việt Nam nhất định phải có một chính quyền phải dựa vào đa số của cử tri và mỗi cử tri chỉ có một lá phiếu có đồng giá trị như nhau.
Đạidasố bầu cho NĐD>Không sống vào lúc đó ,không đẻ vào lúc đó ha sinh ra ở miền Bắc.sống sau bức màn sắt ,nên mù tịt về nhửng gì xảy ra tại miền Nam,khi cu Ngô về,khí thế của dân chúng ủng hộ rát hăng ,coi như một cuôc CM lớn xóa bỏ phong kiến thực dân để lập một quốc gia vn hoàn toàn mới ?
Một cuô biểu tình ,co xô xát,đông đảo trưóc mhà hàng Majestic ,nơi một tên đảng viên cao cấp CSBV cử vào công tác thi hành HĐ Geneve,chắc nhửng người sòn sống trong thời đó vẩn còn nhớ;
Đừng ngên lấy sự kiện hôm nay để so sánh và phán đoán người xưa.
(kk)
Trích bài chủ…”Kết quả cuộc trưng cầu dân ý là hơn 98% dành cho ông Diệm. Sau này, nhiều người chống đối Đệ nhất Cộng hoà miền Nam đã coi đây là cuộc trưng cầu dân ý gian lận và không dân chủ. Về lý thuyết thì lời phê phán trên không có thể không sai. Riêng Đoàn Thêm một lần nữa cho rằng khó có thể kiểm chứng về sự gian lận.
- Có 5.721.735 phiếu thuận truất phê Bảo Đại và công nhận thủ tướng Ngô Đình Điệm.
– 44. 155 phiếu không hợp lệ
– 131.395 không bỏ phiếu.
– 63.017 bỏ phiếu không chịu truất phế”
Các ông Trần Gia Phụng và Nguyễn Văn Lục đều đưa ra con số cử tri giống nhau là: 5’960’302. Tổng số phiếu bầu là 5’828’907, không kể 131’395 không bỏ phiếu, hay không có phiếu trong phong bì!
Bạn Saigon Buffalo viết; “… với số bì đựng phiếu được đếm là 5.960.302, trong khi số người đi bầu là theo Bộ Nội Vụ là 5.838.907. Phải chăng chính ông Diệm và gia đình ông ý thức được rằng chế độ của họ căn bản là chế độ dựa trên một thiểu số tương đối nhỏ?.” (sic). ???
Với 98% thì không thể nói là nhỏ, chỉ cẩn 51% thì đã là “thắng thế” rồi, đúng không?
Con số chênh lệch là 121’395 phiếu (5’960’302 – 5’838’907). Như vậy 10’000 phiếu ít hơn “Phong bì không phiếu” (131’395) của ông Phụng và ông Lục đưa ra (?). Bạn Buffelo có thể post trang báo cáo của Bô nội vụ để bạn đọc tham khảo được không?
Dĩ nhiên con số “phong bì trống không” được coi như không giá trị. “cũng có thể” nhân viên bầu cử “chưa có kinh nghiệm” bỏ số phong bì này vào thùng phiếu để cho phù hợp và xác định số cử tri (???).
Thiển nghĩ, cuộc “trưng cầu dân ý” truất phế Bảo Đại là chuyện chẳng đặng đừng, nhưng phải làm, vì một vị quốc trưởng không thể ngồi trong salon ở bên Pháp (Cannes) trong khi tình hình Sàigòn lúc đó hỗn loạn như nước sôi lửa bỏng!
Bạn Saigon Buffalo viết:…”Tuy Ngô Đình Diệm được những người ủng hộ gán cho nhiều tài đức, nhưng thật ra ông chưa bao giờ dám đối mặt với cử tri qua một cuộc bầu cử lương thiện. Ngay cả lúc uy tín của ông lên đến tột đỉnh, ông Diệm đã phải thắng một người mất uy tín như Cựu Hoàng Bảo Đại…
Theo suy nghĩ của tôi, năm 1955 ông Diệm vẫn chưa được nhiều người dân biết đến mà chỉ nghe tên ông qua chức vụ Thủ Tướng. Cuộc truất phế Bảo Đại chỉ là tập dợt dân chủ, hướng dẫn người dân sử dụng quyền hạn của mình.
Còn thế nào là: “…dám đối mặt với cử tri qua một cuộc bầu cử lương thiện“…thì thật khó hiểu! Ngày 2/11/1963 ông đã bị sát hại rồi thì còn đâu cơ hội để “ưng cứ” trở thành “đối thủ bầu cử” nữa…mà nói là “dám hay không dám”…!!!???
Sói con cố sủa vớt vát , bên xác nhà độc tài nham hiểm …đã thối mục !
Chỉ cần mấy triệu dân di cư từ Bắc vào Nam và số dân Miền Trung mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm đem vào thành lập những Khu trù mật hay Dinh Điền như Vị Thanh Hỏa Lựu, Cái Sắn… thì cũng đủ thắng cần gì mà gian lận hỉ. Ốt Dột hỉ !!!
vithanh ,hoảlựu ,cái sắn phần lơn là dân miền Bắc từ vỉ tuyến 17,sông Hiền Lương trở ra đó.
Họ phần lớn là dân công giáo,dinh cư tại các vùng này và nhiều vúng khác nửa. Với số di cư kể ccả con nít thì Cụ Ngô không thể thăng bầu cử đâu.Gian lận củng có thể theo như thực tế bầu cử của các nước ngày nay,nhưng không bằng chứng thì không nên nói (các nước phe đôi lập hô gian lận mà coa bằng chứng đâu ? Putin củng bị tố cáo là gian lận đó….
Không có gì là tuyệt đối.
(kk)
Ai là lãnh tụ tài ba nhất Đông Nam Á ?
Francis X. Winters trong tác phẩm “Năm Con Mèo” đã khám phá ra một công điện của đại sứ Cabot Lodge đánh về Hoa Thịnh Đốn ngày 30 tháng 8 năm 1963 trong đó có nguyên văn lời đại sứ Pháp Roger Lalouette nhận xét về ông Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu như sau: Ông Diệm có đức tính kiên định và quả quyết là điều hiếm có ở Á Châu và điều đó rất đáng qúy.Về nhiều mặt ông ta là vị quốc trưởng tốt nhất ở Đông Nam Á. Nhược điểm của ông ta là ông không phải thủ lãnh chính trị, không biết ăn nói trước quần chúng và gây cảm tình với báo giới. Có ông Nhu bên cạnh thì tốt cho ông ta nhiều hơn là không có ông Nhu. Nhu là người thông minh và đắc lực. Chiến tranh chống Cộng có thể thắng với chính quyền Diệm tại chức.” (Diem has a steadfastness and determination which is rare in Asia and is valuable. In many ways he is the best chief of state in South East Asia. His weakness is that he is not a political leader, cannot make speeches, cultivate the press, etc. He is much better with Nhu than without him. Nhu is efficient and intelligent. The war against the Viet Cong can be won with Diem administration in office) (Trích)
DIỆM VÀ NHU
Một đất nước phải cần nguyên thủ
Một quốc gia nguyên thủ đứng đầu
Miền Nam đã có Diệm Nhu
Hai người xứng đáng chóp bu nước nhà
Nhưng Diệm chỉ thật thà chất phác
Ruột thẳng ngay quân tử từ đầu
Một lòng vì nước lo âu
Ra tài ái quốc ngỏ hầu cứu dân
Bởi xã tắc chỉ dân vi quý
Quân vi khinh mới đạo làm người
Diệm liền tỏa sáng khắp nơi
Chỉ hiềm một nỗi Nhu thời khác xa
Nhu cốt lõi là tay chiến lược
Lối quạt mo ngồi nấp trong cung
Thế nhưng Nhu Diệm lại cùng
Lá bài song lập để cùng nên duyên
Ấy quân tử thuyền quyên là vậy
Không có Nhu, Diệm tất cô đơn
Ai người định mọi nguồn cơn
Diệm mà không có, Nhu hơn được gì
Ấy vận nước có khi cũng lạ
Gặp hồi xui khó nói hòa bình
Vậy là chinh chiến dậy lên
Bao nhiêu kẻ xấu chĩa vào Diệm Nhu
Diệm không xấu, cũng thành ra xấu
Nhu ban đầu tệ ít, thành nhiều
Bao người bêu rếu thỏa thuê
Cuối cùng đảo chánh mọi bề tan thương
Non nước ấy quả đường rắm rối
Tanh bành ra mọi thứ võ biền
Nhân dân càng gặp đảo điên
Nước nhà loạn lạc một miền Nam xưa
Vậy vài chữ để vừa ôn lại
Hay vài dòng để thấy thật hư
Biết bao nhiêu bọn phù du
Tha hồ nhảy múa bù lu tháng ngày
Đâu có xót non sông là mấy
Lũ cò mồi múa gậy vườn hoang
Giang sơn một đoạn điêu tàn
Chuyện này rồi cũng rõ ràng mai sau
Tuyên truyền dối phịa sai bao chuyện
Dân tình ngu lại chỉ ngu thêm
Giang sơn gấm vóc Lạc Hồng
Ai gây nên nỗi đoái trông càng buồn
Ôi mệnh nước đã tuồng ra thế
Có nói nhiều chẳng hết nguồn cơn
Thôi thì vài chữ sơ đơn
Để cho thế hệ mai sau gạn nguồn
Nước có mạnh ngọn nguồn phải mạnh
Chỉ tàn dư thì mạnh thế nào
Nếu toàn phịa đặt tầm phào
Hỏi còn lịch sử thế nào chính danh
Rồi qua cả, liệt oanh cũng thế
Dẫu một thời cũng phải nguôi ngoa
Bao nhiêu gian trá tà ma
Bao nhiêu tâng bốc, ngẫm ra cũng huề
Cũng lơi khơi mọi bề nhí nhố
Thực chất đâu bao kẻ anh hùng
Ngày xưa Nguyễn Trãi bảo rồi
Mùa thu xơ xác lá vàng phiêu du
Nay Trung Quốc mọi bề dòm ngó
Anh hùng rơm ra ngõ gặp ngay
Nhớ xưa có Phạm văn Đồng
Công hàm hăng ký còn trông được gì
Nay đất nước vận suy thấy rõ
Tham nhũng tràn nói chuyện thiên đàng
Việt Nam chỉ có Bác Hồ
Còn trên thế giới chỉ trời Mác Lê
Ôi dân quả ê chề là vậy
Ai ngu dân hay bởi dân ngu
Thấy toàn một bọn chổng khu
Ngàn năm cũng thứ ao tù vậy thôi !
NON NGÀN
(18/10/12)
Diệm, Nhu nay đã đi đoong
Mà sao Ngàn vẫn loong toong hít hà?
Bao nhiêu sự thật chưng ra!
Mà sao Ngàn vẫn lấm Lem (Lamb) thế này?!!
LƯU MANH
Lại thằng hạ đẳng lưu manh
“Lên Đời” ngụy tiêng loanh quanh lộn sòng
Chỉ vì quyền lợi riêng mình
Dối người ra kiểu phân minh việc đời
Thử về sờ ót lại coi
Đúng chăng bụng dạ của trò lanh mưu
Vậy nên nói mấy cho vừa
Ta coi như thứ phứa phừa vậy thôi
Biết thân thì lánh khỏi đời
Chỉ chường ra đó khối người cười chê !
NGÀN MÂY
(20/10/12)
Không có hai đế quốc Trung -Xô thì Hồ chí Minh mãi mãi chỉ là tên tứ cố vô thân
( Theo sử gia Trần Gia Phụng ) HCM đến Moskva (Liên xô) học tập tại trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Động
Năm 1924,HCM- với chức vụ ủy viên Đông Phương bộ, phụ trách Cục phương Nam của Liên xô và lãnh lương của Liên xô- từ Liên Xô qua Trung Hoa để phát triển cộng sản xuống vùng Đông Nam Á. HCM chính là người đại diện Đệ tam Quốc tế Cộng sản đứng ra thành lập đảng Cộng sản Việt nam tại Hương Cảng ngày 6-1-1930 (Sau vâng lệnh đảng CS Liên Xô, đổi thành ngày 3-2-1930).
Được tin Mao Trạch Đông chiến thắng và thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ngày 1-10-1949, Hồ chí Minh gởi liền hai đại diện là Lý bích Sơn và Nguyễn Đức Thủy đến Bắc Kinh vào cuối năm đó để xin viện trợ.
Tiếp theo, đích thân Hồ Chí Minh tới Bắc Kinh và Moscow vào đầu năm 1950. Tại Moscow, Hồ chí Minh lãnh chỉ thị về thực hiện Cải Cách Ruộng Đất theo kiểu cộng sản. Trên đường về, trở lại Bắc Kinh, Hồ chí Minh ký với Trung Quốc Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương giữa hai bên. Từ đó, Mao trạch Đông cử La quý Ba sang làm cố vấn cho Hồ chí Minh, và ào ạt viện trợ cho Hồ chí Minh.
Tổng thống Diệm sát hại đối lập?
Nguyễn Tường Tâm
Tổng thống Ngô Đình Diệm của nền Đệ Nhất Cộng Hòa của Miền Nam thường được những người ngưỡng mộ ông và đảng viên Đảng Cần Lao, một đảng được ông Ngô Đình Nhu lập ra khi Tổng Thống Diệm lên cầm quyền để hậu thuẫn cho chế độ, ca tụng hết lời.
Mặc dù biết rằng trong chính trị thì chế độ của Tổng Thống Diệm cũng có đàn áp đối lập, cũng có bắt bớ, bỏ tù, tra tấn, bắt cóc, thủ tiêu, nhưng kể từ khi va chạm với chế độ Cộng Sản, người dân miền Nam, cho dù trước kia không ưa Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cũng thấy chế độ đó nhiều lần tốt đẹp hơn chế độ Cộng Sản bây giờ.
Tuy nhiên, một mật lệnh tàn sát tù chính trị dưới thời Tổng Thống Diệm dưới đây cũng khiến người đọc cảm thấy giật mình. Đây là loại tin tức lần đầu tiên được phổ biến. Nội dung đoạn tin ngắn như sau:
“Vào đêm 5-10-1963, Đ/úy Huỳnh Minh Đường, được điều động cất cánh với một bức mật mệnh mà chỉ được mở ra đọc sau khi hoàn toàn đang bay trên trời. Mật lệnh là đánh chìm chiếc tầu HQ 401 chở tù nhân chánh trị trên đường ra đảo Phú Quốc. Anh không thi hành ác lệnh mà lẩn trốn bay qua Nam Vang xin tị nạn.”
Đây là đoạn tường thuật ngắn nằm ở trang 31 của bài Tiểu Sử Phi Đoàn I Khu Trục của tác giả Phượng Hoàng Kim Cương. Bài dài 69 trang, từ trang 6 tới trang 75, đăng trên Đặc San Không Quân Tháng 6-2011 của Hội Ái Hữu Không Quân VNCH Bắc California. Địa chỉ 2078 Danderhall Way, San Jose, CA95121, điện thoại (408) 674-2249 hoặc (510) 487-4658. Email: dacsankhongquan@yahoo.com. Chủ nhiệm: KQ Nguyễn Mạnh Khang. Chủ Bút: KQ Thái Ngùng. Thư Ký Tòa Soạn: Chị Thái Ngùng. Đặc Trách Phân Phối: KQ Ngô Văn Kim.
Mới nghe qua thì không ai có thể tin được. Tôi cũng vậy. Nhưng rồi đọc đi đọc lại. nghiền ngẫm câu văn, giọng văn, cùng các chi tiết khác của toàn thể bài báo, xét nội dung đoạn tin ngắn trong tổng thể toàn bài, tôi không thấy tác giả có ý nói xấu chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa hay cá nhân hoặc gia đình Tổng Thống Diệm. Bài này hoàn toàn không có nội dung chính trị. Bài báo nói về Đệ Nhất Phi Đoàn Khu Trục, một phi đoàn khu trục kỳ cựu nhất của Không Lực VNCH.
Đọc tiếp tại:
http://tintuchangngay4.wordpress.com/2012/04/07/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-di%E1%BB%87m-sat-h%E1%BA%A1i-d%E1%BB%91i-l%E1%BA%ADp/
Thôi đi Saigon Buffalo. Vụ đại úy Huỳnh minh Đường đã được các anh em bên không quân trên diễn đàn CT mổ xẻ và kết luận là tin bịa đặt rồi .
Bịa đặt 100%
Vì bài này mà ông Nguyễn Trường Tâm đã bị nhiều người chỉ trích, phê bình thậm tệ.
Người “trí thức” mà thiếu nhận thức thì vô tình trở thành người quảng cáo không công cho những kẻ chuyên bịa chuyện?
Xin cảm tạ Quang Phan và Trường Giang HN đã vạch ra những sai sót của Nguyễn Tường Tâm, hình như cũng là một tác giả thiếu thành thật với độc giả như Nguyễn Văn Lục trong bài này.
Nhận tiện, có thể cho xin cái link của diễn đàn CT để tôi có thể xem ở bên đó nói gì về vụ này…?
Bài viét này NTT đả đưalên báo ĐCV và đả nhận lấy bao nhiêulời góp ý năng nề vì là chuyện viết lại TỪ chuyện ngắn của Xuân Vủ nói về tbb VC được đưa ra Bắc,lệnh mật là thủ tiêu ngay giửa biển .Thập nên 80,có phim về vđ này ,nhưng VC đưa vào bối cảnh QĐ Mỷ chở TB Mỷ với lệnh mật thả ra sông lớn vì ngai phản chiến Mỷ chống đối…
Vào Lưu trử DCV,đánh máy tên:Tác giả Nguyểntuơngtâm sẻcó ngay bài viết góp ý của mọi người và thanh minh thanh nga ,đổ lổi đổ thưà của “nuật xư’ nguyểntường tâm.
(kk)
Thế còn các lãnh tụ Cộng sản Liên xô, Trung cộng và Việt nam thì sao ?
Lenine được Bộ Tham Mưu Đức đưa từ Thuỵ Sĩ về và giúp đỡ cho làm cuộc đảo chánh cướp chính quyền. Bởi đó mới có ngày Cách Mạng Tháng Mười.
Lenine lập ra tổ chức Quốc Tế Cộng sản Komintern năm 1919 để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản. Năm 1920, Komintern cử nhóm cán bộ quốc tế do Grigori Voitinsky và Maring sang Thượng Hải nhằm thành lập đảng Cộng sản Trung quốc. Đảng CS Trung quốc còn được Liên xô giúp cho hàng loạt cán bộ CS trà trộn lâu dài trong các tổ chức tình báo, quân báo, phản gián, tham mưu và chỉ huy của Quốc Dân đảng Trung Hoa.( Mao- Untold Story -Jung Chang & Jon Halliday).
Cộng sản Trung Quốc viện trợ cho Cộng sản Việt nam từ 1950 đến 1977 lên đến 2,000,000 súng hạng nhẹ, 27,000 đại pháo, 270 triệu băng đạn, 18 triệu đạn đại pháo, 179 chiếc máy bay và 145 chiến hạm. (Jacques Massu, Jean-Julien Fonde, sđd. tr. 293)
LỊCH SỬ CỦA AI ?
Nguyễn Triều thắng Nguyễn Tây Sơn
Vậy là thống nhất giang sơn một miền
Rồi thi thằng Pháp thực dân
Từ phương Tây lại tranh phần mạnh hơn
Dần dà chiếm cả Việt Nam
Đặt nền bảo hộ Việt thành cu li
Có vua Bảo Đại làm vì
Tuy vua một nước làm chi có quyền
Đột nhiên Thế chiến xảy ra
Nhật giành với Pháp lá bài tự do
Có bao người Việt toan lo
Nghĩ cần theo Nhật có mòi hơn xưa
Tới khi Phát xít lòi đuôi
Bị ăn nguyên tử rút lui một lèo
Nước nhà hết nạn hiểm nghèo
Anh hùng tuấn kiệt lèo tèo đơn côi
Dầu vua Bảo Đại vẫn ngồi
Có lòng yêu nước tài sơ ích gì
Phải cần tìm kiếm một người
Ai người lúc đó hơn Trần Trọng Kim
Một người vì nước vì dân
Nhưng là trí thức vạn phần đắn đo
Nước sôi lửa bỏng cơ đồ
Nước nhà yếu đuối càng vào thế nguy
Việt Minh xuất hiện tức thì
Cốt là Cộng sản hình thì Quốc gia
Giữa cơn tẩu hỏa nhập ma
Chính quyền đoạt lấy gọi là Nhân dân
Tưởng là thống nhất giang sơn
Ai dè tao loạn nguồn cơn rõ ràng
Vì nay xuất hiện cụ Hồ
Vai trò Quốc tế lẽ nào khác đi
Miền Nam cụ Diệm lại về
Diệm – Hồ hai cõi nhiêu khê tỏ tường
Bắc thì Cộng sản thiên đường
Nam thì độc lập rỡ ràng quốc gia
Tuyên truyền chí chóe tà ma
Với bao súng đạn tuôn ra giành phần
Bắc Nam hai cõi cân phân
Cộng hòa thiết lập Diệm cần mạnh tay
Trưng cầu dân ý là đây
Hất vua Bảo Đại giành ngay chính quyền
Bắc thì Dân chủ Cộng hòa
Nam thì một cõi Cộng hòa Việt Nam
Diệm làm Tổng thống trong Nam
Hồ làm Chủ tịch tạm cam phận mình
Nhưng đâu chỉ vậy làm thinh
Chiến tranh Quốc Cộng quả tình nổ ra
Một bên là khối Nga Hoa
Một bên khối Mỹ sẳn đà choảng nhau
Tiếp theo Giải phóng miền Nam
Có chàng Hữu Thọ lớp lang diễn tuồng
Nguyễn đi rồi Nguyễn lại về
Ngô Đình khép lại Nguyễn vào miền Nam
Lại lần thống nhất giang sơn
Hướng theo Cộng sản nguồn cơn tỏ tường
Bao nhiêu gian khổ tai ương
Rốt rồi cũng lại thị trường đi lên
Nhân dân vẫn chỉ tênh hênh
Ăn toàn khẩu hiệu dập dềnh từ cao
Thở ra chỉ thấy Bác Hồ
Hít vào toàn thấy thảy đồ Mác Lê
Non sông chưa hết nặng nề
Hoàng Sa cũng mất ê chê Trường Sa
Nói ra mà thẹn dân ta
Ai làm lịch sử, hay là của ai ?
ĐẠI NGÀN
(17/10/12)
Ông Thượng vàng hạ cám này… làm thơ dài thòng lò…ng này có ai đọc không??? cứ tưởng tượng thơ mình hay lắm… chỉ được cái tốn giấy tốn mực thôi.
DâM Tiên đọc thơ Thượng NGÀN :
Nhịp điệu tango hay, ý tưởng hay, vần thơ hay;
nhưng:
cái sơ ý nhỏ là kém cô đọng, nên dọc sinh ra chán.
(DâM, một thời cũng là…cây thơ…vĩ đại trong ấp).
THƠ
Thơ ta như suối như ngàn
Làm sao “cô đọng” hỡi chàng Dâm Tiên
Hay là muốn kiểu A Li
Ba Ba nhốt lại trời già trong ve
Thơ ta như thế chẻ tre
Tại sao chỉ muốn nằm phe trong nôi
Dâm Tiên ơi hỡi chàng ơi
Trớ trêu là thế vì thơ non ngàn !
NGÀN KHƠI
(20/10/12)
Mèo trắng hay mèo đen đều tốt vì cả hai đều bắt chuột. Văn xuôi hay thơ đều tốt miễn được dùng cho mục tiêu chống bọn Cộng bán nước hại dân.Vậy mời bác Thượng Ngàn cứ thoải mái tiếp tục mần thơ.
TRẦN BÀY
Ta không mèo mà là con rồng nhỏ
Rồng cô đơn của rồng lớn Việt Nam
Ta chẳng thấy thế gian đều là chuột
Chỉ tội thay biết bao chuyện oán hờn
Xót dân ngu hận ai làm ngu vậy
Ta làm thơ chỉ nhằm để giải bày
Ta chẳng chống ai đây trong cuộc thế
Chỉ thương người thương nước chút mà thôi
Bởi thượng ngàn chênh vênh ngoài cõi tục
Bởi non ngàn tuốt mãi cõi xã xôi
Bởi mây ngàn bay từng không xa tắp
Bởi sóng ngàn dào dạt tận ngoài khơi
Ngàn khơi đó biết ai mà tâm sự
Đại ngàn kia vẫn còn đó với đời
Như ngàn mây giữa bầu trời trang điểm
Vầng hào quang chiếu sáng cạnh mặt trời !
SUỐI NGÀN
(20/10/12)
CON CÚN
Con cún chỉ loanh quanh
Xơi toàn đồ thơm phức
Có người bảo rằng cứt
Cún vẫn bảo rằng thơm
Có người thảy cục cơm
Cún bảo ngay rằng cứt
Ôi thôi đời là vậy
Nguyễn Bình Nam hay chưa
Chỉ quen mùi gì rồi
Có làm sao sửa chữa !
NGÀN KHƠI
Ngàn ta dư mực ghép vè
Vè Ngàn vừa giống vè dài, vè dai
Sàng sàng lại chậu vè
đưa lên đưa xuống vẫn là vè dai
Lên Đời xin đính chính :
Ngàn ta dư mực ghép vè
Vè Ngàn là giống vè dài vè dai
Sàng qua sàng lại chậu vè
Đưa lên đưa xuống vẫn là dài ve !!
PHƯỢNG HOÀNG
Phượng hoàng lượn tít tầng không
Thú vui nhìn thấy núi sông tuyệt vời
Khác xa cóc nhái chân đồi
Cốt săn ruồi nhặng tường đời là vui
Thôi thì bản chất trời cho
Hơi đâu để sánh tò vò ông voi
Thượng ngàn chiếu ánh sao khuê
Bùn lầy nước đọng ê hề ruồi bâu !
MÂY NGÀN
NGƯỜI ĐỜI
Người đời có trách mà chi
Thượng vàng hạ cám dễ gì sai đâu
Đỉnh non muôn ánh mây chầu
Còn nơi u tối chỉ hầu rác rêu
Mây ngàn ngạo nghễ sơn khê
Sình lầy thường chỉ nhiêu khê dế trùng !
NGÀN KHƠI
1/Xin lổi Nguền Dư. Lần sau trên dưới tên đều có râu cả nghe !
2/VNtrướclúc54 chia đôiđất nước,3 tháng đổi một thủ tướng ,tình hình cực ký rối ren và đen tối như vậy mà Bảo Đai vẩn miệt mài ăn chơi ở kinh đô Mẩu Quốc . Ký bổ nhiệm cho NĐD về thay thủ tướng BửuLọc,NĐD được BĐ hứa cho trọn quyền và chung quanh NĐD có một số thanh niên trẻ du học được gọi vể giúp Cụ Diêm. Cụ HVL nói là khi về nước.các thanh niên du học như cụ tường là sẻ hình thành một nhóm cố vấn làm việc quanh cụnhư ở Mỷ,nhưng sau cùng là không phải…
Cụ đối đầu với thực dân,phong kiến đảng phái ,và lo cho hơn 01 triệu người miền bắc di cư. trong lúc dân miền nam có vẻ thờ ơ. Theo các cố vấn ,cụ ra lệnhgiải tán Đai thế giới của bảy Viển ,nhà lục xì quân đội LêDương,cử người thay thế CSCA của Bình Xuyên ,hung thần của các cô gái tàu,hàng đêm bị bắt về đây vu cho tàu cộng để hảmhiếp đến chết,,, Cụ kêu gọi các sứ quân buông súng sát nhập quốc gia.thống nhất quân đội ,thống nhất hành chánh.BX có BĐ yểm trợ có Tây bảo kê, tướng Hinh về nước lật đổ thủ tướng NĐD. Thủ tướng khai chiến với BX,HHCĐ và tháng lợi,giải tán và sát nhập QĐ củ họ về với QG. Các đảng phái thì chống cụ (Đai Việt) QĐD thì trả thù bọn VC không qua chính phủ, Giửa tình hình đó và thuận theo ý dân ,TCDY là để dân chọn cụ hay Bảo Đai,Két quả như ta dả thấy.
Khi đó để danh chánh ngôn thuận ,cụ tuyên bố thành lập nên CHVN theo tổng thống chế và cố nhiên cụ là vị Tổng thống đầu tiên của nên CH mà cụ khai sinh đó. Rối từ nền CH mới thành lập ,cụ cho công bố bầu cử QH ,soạn thảo hiến pháp…vv và vv…Cho nên nếu nói ràng ,” bất cứ nước nào cũng bầu quốc hội, quốc hội soạn hiến pháp, quyết định thể chế, rồi mới bầu tổng thống, hay quốc trưởng hay chủ tịch” thì quả là …dủ thời gian để cho VC thôn tính nốt miền Namnăm 56 ,khi TTC. Vả lại ,Nếu người làm “CM” lật đổ một đế chế phong kiến thực dân, thì người đó phải là người đúng đâu của thể chế mới ,nên Ông Diêm lên làm TT có chi lạ.Nhất là trong tình hình chính trị thới bấy giờ ở miền nam VN. Cứ như thời bình không bằng…
Cho nên phải nói là cụ Diêm là người lập ra nền CHDCVN.tự do như ở các nước Tây phương ….Lich sử phải trình bày sự thật ,và đâu là sự thực khi mà cứ tưởng thơi gian đó ,VNgióng như Mỷ bây giờ …
Nam Hàn ,Đaìloan đều có TT,theo TT chế như của Mỷ cả, Và người sáng lập ra nền CH theo Âu Mỷ đó cố nhiên là lảnh tụ hay lả TT rồi !
(xtđ)
Ông Diệm mà được lòng dân thì đâu còn CS, ổng đã ra tổng tuyển cử hất cẳng ông Hồ đi rồi. Đâu có đến nỗi về sau giúp cho Bắc Việt có cớ tràn về chôn sống quê cha của ổng như vậy.
Đây cũng vì các em LE CHIEN chỉ nhớ 2 lần ứng cử rồi cho là được lòng dân, mà quên mất 1 LẦN XỬ TỬ cũng là do lòng dân đó mà! Lòng dân mà đồng lòng quyết ý bầu kiểu này thì chỉ một lần là xong! Giống như khi xưa lòng dân đã bầu cho Giêsu đi tàu suốt vậy thôi. Ông Diệm chết đâu có dân nào thương tiếc ngoại trừ đám LE CHIEN.
Sau khi ông Diệm chết thì chẳng dân nào thương tiếc ngoại trừ đám CG, mãi đến tận ngày hôm nay cũng vậy. Được lòng dân khỉ gì đâu.
Chiến tranh VN là cả DÂN TỘC VIỆT NAM vẫn từng tranh đấu trong từng thế hệ qua từng trang sử của VN, chứ Diệm với Nhu là cái giải gì? Chết quá trễ để lại cả một cơ đồ náo loạn không cứu vãn được.
Ông Diệm mà không bị dân VN diệt trừ, thì vài năm sau lão Phạm Văn Đồng cũng vô phong chức cho Trần Lệ Xuân làm bà bé thôi. Coi như là dân VN đã giúp cho mẹ con bà Nhu +các em LE CHIEN thoát khỏi tay ông bố Đồng bất đắc dĩ đi hén.:))
Tên Nguyễn này nói xàm, bá láp, nghe không lọt tai!
Đưọc lòng dân ,hiểu theo nghỉa tương đối nào đó.Bát đủả trong chạn còn khua, ,anh em ruột còn giết nhau,huống gì cả một dân tộc,mà một 1/2 đả là kẻ phản quốc như bọn BC,bọn tay sai thực dânphong kiến thân cộng ,còn lại còn có bọn thầy chùa “báng đạo” (cái aó không làm nên thầy tu ,hay thaỳy tu ăn đâu phụ kiểu “đâu phụ làng và đâu phụ chùa cắn nhau”,bọn mất quyền lưc ,bọn con nít mới lớn nghe dụ dổ cho ăn cứt gà,bọn thâncông ,tay sai,bọn phù cộng,.và bọn”ăn chưa no .lo chưa tới”…
Dân mà diệt trừ cụ ngô thời đó thì thời đó dân đả thành dân tàu cộng ,nước là bộ lạc nhỏ của Tàu ,tê hơn cả Tây Tang ,nói tiếng Tàu chớ đâu qua Mỷ nói dóc ,ăn đồ Mỷ chười chính phủ VNCH,chười NĐD.chưởi CG mà hầu như là tôn giáo của hầu hết người Mỷ…Sao ngu thế.
Thì ra con không mẹ nuôi,cha dạy…người ta gọi là “đồ mất dạy” là vậy.
(kk)
Vào giai đoạn lịch sử lúc đó, ai là người có thực tài nhất để lèo lái con thuyền quốc gia? Hãy đọc lại vài trích đoạn từ nhật ký của Cựu hoàng Bảo Đại dưới đây:
“ Tháng 7 năm 1979 Bảo Đại viết xong hồi ký “Le Dragon d’Annam” (Ed. Plon, Paris xuất bản năm 1980) được Nguyễn Phước Tộc dịch ra tiếng Việt là “Con Rồng Việt Nam” và cho xuất bản năm 1990 tại California Hoa Kỳ.(2)
Đọc “Con Rồng Việt Nam” người ta thấy Bảo Đại rất quý trọng Ngô Đình Diệm và đã chọn ông Diệm để mời lãnh đạo chính phủ tới 4 lần mặc dù ông này chỉ nhận hai lần vào năm 1933 và 1954.
Vì muốn thực hiện chương trình cải cách hầu khôi phục dần chủ quyền Việt Nam, năm 1933 vua Bảo Đại đã đặt Ngô Đình Diệm vào chức vụ thượng thư bộ Lại (Nội Vụ) đứng đầu nội các lúc ấy chỉ gồm có 6 bộ ,kiêm tổng thư ký hội đồng hỗn hợp Việt Pháp về “Canh Tân.”
Năm 1945, khi Nhật đảo chính Pháp, người Nhật tỏ ý muốn trao trả độc lập cho Việt Nam trong tay Bảo Đại. Nhà vua lập chính phủ Trần Trọng Kim. Nhưng trước khi chọn , ông đã nghĩ đến Ngô Đình Diệm. Ông viết:
“Trong óc tôi, người tiêu biểu nhất trong số này là Ngô Đình Diệm.
Đến cuối tháng tư đầu tháng năm năm 1948 ông Bảo Đại lại muốn lập một chính phủ do ông Diệm lãnh đạo. Nhưng ông Diệm không nhận vì thấy người Pháp chưa đáp ứng những đòi hỏi của ông. Trong hồi ký ông Bảo Đại viết:
“Nay chỉ còn đi đến việc thực hiện. Nhưng ai sẽ là thủ tướng chính phủ trung ương đây? Diệm được mời lại từ chối.”
Trong khi hội nghị Geneve đang khai diễn, vào tháng 6 năm 1954 với viễn ảnh đen tối, nếu không nói là tuyệt vọng, cho giải pháp Bảo Đại và phe quốc gia, ông Bảo Đại lại một lần nữa tìm đến “người mà tôi tin cẩn.” Ông đã thuật lại đầu đuôi câu chuyện như sau:
“…Tôi cho vời Ngô Đình Diệm và bảo ông ta:
“– Cứ mỗi khi mà tôi cần thay đổi chính phủ, tôi lại phải gọi đến ông. Ông thì lúc nào cũng từ chối. Nay tình thế rất bi đát, đất nước có thể bị chia cắt làm đôi. Ông cần phải lãnh đạo chính phủ.
–Thưa Hoàng Thượng, không thể được ạ. Ông ta đáp. Tôi xin trình ngài là sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu…
–Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.
Sau một hồi yên lặng cuối cùng ông ta đáp:
–Thưa Hoàng Thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó.
Cầm lấy tay ông ta, tôi kéo sang một phòng bên cạnh, trong đó có cây thánh giá. Trước thánh giá tôi bảo ông ta:
–Đây Chúa của ông đây, ông hãy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất nước mà người ta đã trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó để chống lại bọn Cộng Sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa.
Ông ta đứng yên lặng một lúc lâu, rồi nhìn tôi, sau nhìn lên Thánh giá, ông nói với giọng nghẹn ngào:
–Tôi xin thề. “
Bảo Đại đã trao cho Ngô Đình Diệm toàn quyền dân sự và quân sự để có thể đối phó với tình hình cực kỳ khó khăn lúc ấy.
Năm 1992, sau 37 năm im lặng, Bảo Đại bỗng lên tiếng trong một buổi nói chuyện tại một trường học ở Pháp. Nhân dịp này người ta đã hỏi ông nhiều điều về thái độ của ông trong những năm cầm quyền trong đó có một câu về việc ông trao toàn quyền cho ông Diệm, được nhà báo Phan Văn Trường ghi lại và dịch từ Pháp văn như sau:
“Hỏi: Tại sao Ngài lại trao quyền cho ông Ngô Đình Diệm để rồi ông này lật Ngài?”
Vua Bảo Đại cũng trả lời ngay :
“Ông Diệm là người tôi tín nhiệm. Lúc đó thế lực của Pháp đã thất bại. Phía Cộng Sản đã được Liên Sô tích cực ủng hộ về mọi mặt nên tôi khuyên ông Diệm nên tìm sự ủng hộ của Mỹ để có thể ngăn chặn (endiguer) sự bành trướng của Cộng Sản. Việc ông ta lật tôi là do sức ép của chính trị. Ông Diệm là NGƯỜI YÊU NƯỚC, lúc trao quyền tôi có yêu cầu ông ấy cam kết với tôi hai điều trước bàn thờ Chúa, vì ông ấy rất mộ đạo, là phải giữ vững miền Nam, và nếu không làm được sứ mạng ấy thì phải trao trả quyền lại cho tôi. Nhưng rồi ông ta đã CHẾT KHI THI HÀNH NHIỆM VỤ. Dù sao thì ông ta cũng cố giữ những lời cam kết ấy mà không được”. (Trích)
Theo tôi, đọc hồi ký của ai đó, nhất là những VIP, ta cần phải để ý rất nhiều !
Bởi thường thường các VIP viết hồi ký vào lúc tuổi đời đã cao, hay/ và đã rời bỏ chức vị lâu rồi, cho nên điều dễ hiểu là quên trước quên sau nhiều. Và để bù đắp lại các lỗ hổng trí nhớ ấy, các VIP phải coi lại sách báo hay tiếp xúc lại với người cũ, rồi cố hồi tưởng viết lại. Dĩ nhiên độ chính xác sẽ giàm đi rất nhiều trong cái trò gọi là hồi tưởng viết lại này. Biết bao việc mới xảy ra chưa xa mà đã lú lẫn (thật tình hay cố ý) và tường thuật có phân thiên vị về mình là chuyện thường thấy nơi chính giới, nhất là các vị bị coi là “lem nhem” !
Xưa nay Bảo Đại bị coi thuộc thành phần “không tin tưởng được”, bởi “lem nhem” quá nhiều trong quá khứ. Thế nhưng giờ đây ông / bà / cô / cậu quangphan chịu khó “bê nguyên con” một đoạn hồi ký dài của Bảo Đại, để minh chứng BĐ là một “minh quân” biết dùng người tài, và người tài giỏi đó ở đây là ông Ngô Đình Diệm ! (xem trong phần góp ý bài chủ này, ta thấy rõ quangphan đã tận tình cổ vũ cho ông Ngô Đình Diệm, bằng nhiều góp ý với những dẫn chứng lung tung tài liệu từ nhiều nguồn. Bút pháp kiểu này chả khác gì tác giả Nguyễn Văn Lục ở bài chủ. Tuy nhiên ông Lục cũng có lúc khách quan, nhận định chính xác hơn nhiều)
Hồi ký nào cũng thế, đều chỉ là một hình thức biện hộ cho cái tôi vĩ đại của mình. Hồi ký của Nguyễn Chánh Thi cho mình là “đầu nậu” vụ đảo chánh ông Diệm mồng Một tháng Mười Một 1960, nhưng thực chất ra sao ai cũng rõ. Hồi ký của ông Liên Thành về cái gọi là “biến động miền Trung” cũng tiết lộ cho thấy tác giả là một nhân vật quan trọng, chỉ đúng chứ chưa hề sai !
Hồi ký của mấy ông tây mũi lõ cũng rứa. Kissinger viết cứ như cha thiên hạ. De Gaulle cũng thế.
Thú thật, đọc hồi ký cứ như nhai cơm có sạn nhiều, phải tìm cách lọc lựa hết sức cẩn thận, nếu ko sẽ rơi vào mê hồn trận, ko thoát ra nổi, bởi ông bà nào cũng đưa ra luận cứ vững chắc như bàn thạch !
Giờ tôi xin phân tích từng điểm một về đoạn hồi ký trên nhé:
1/
Bảo Đại mời Ngô Đình Diệm ra làm quan to trong triều đình năm 1933.
Như phân tích ở nơi khác trong bài này, tôi đưa ra hai giả thuyết:
1.1/
Ông Diệm được thượng thư Nguyễn Hữu Bài tiến cử trước khi về hưu. Bởi ông Bài là bạn đồng liêu, đồng chí (phục vụ cho Pháp) với ông Ngô Đình Khả, bố ông Diệm
1.2/
Bảo Đại dành biệt nhỡn cho Diệm, bởi ông là người có tài thực sự, cũng như là người trẻ tuổi, mà nhà vua đang cần trẻ hóa guồng máy cai trị thượng tầng. Như thế xem ra Bảo Đại là một minh quân, rất tiếc ông Diệm không có duyên với minh chúa, nên đã từ nhiệm sau vài tháng làm việc.
Xin mở ngoặc đơn ở đây để viết về minh quân Bảo Đại ở thời điểm này.
[BĐ là vị hoàng đế duy nhất triều Nguyễn đã làm một canh tân ngoạn mục nhất trong cung cấm: lập chức hoàng hậu; bãi bỏ tam cung lục viện; kết hôn với một thiếu nữ miền Nam, theo đạo Catô, du học ở Paris. Cũng như Bảo Đại được huấn luyện làm vua theo cả hai mặt Tây và Đông, bởi dù theo học ở Paris, nhưng vua cha vẫn cử quan Phụ đạo Lê Như Lâm, cử nhân Hán học, đã dậy BĐ hai năm ở Huế, theo sang Pháp dậy dổ tiếp về lễ Nho học và mỗi tuần vài giờ chữ Hán; và cử thêm hoàng thân Vĩnh Cẩn đi theo học cho có bạn. Nhìn chung BĐ xứng đáng là một hoàng đế Đại Nam, nếu như ta đọc hồi ký của nhà học giả Vương Hồng Sển (Hơn Nửa Đời Hư) hay của ông Đặng Viết Thụ viết về làng Hành Thiện, có phần viết về Bảo Đại.
Hai tác giả này không hề chịu ơn mưa móc của Bảo Đại, chỉ tình cờ gặp BĐ trong một thời điểm nào đó trong đời mình, và thuật lại trong hồi ký.
Vương Hồng Sển diện kiến trong một buổi tiếp tân của quan chức Pháp ở Nam Kỳ đón tiếp Bảo Đại lúc đang tại vị và đã tỏ lộ không dám "dỡn mặt" với hoàng đế An Nam, do bởi ông ngoài cốt cách sang trọng (cao to, ăn mặc đúng cách, đi đứng chững chạc ...), lại cư xử đúng cung cách của một vị quân vương một quốc gia, khiến bọn tây tà khiếp vía. VHS còn có chỗ so sánh Bảo Đại với ông hoàng Miên Sihanouk đang du học ở trường tây (Chasseloup Loubat; sau này là Jean Jacques Rousseau) tại Sài Gòn, mà tây tà coi thường, xem như một anh hề trong gánh xiếc, không hơn không kém.
Đặng Viết Thụ, cựu Phó Chưởng Lý toà Thượng thẩm Sài Gòn trước 1975, đã tình cờ tiếp xúc với cựu hoàng sau 75, khi BĐ nhờ ông coi dùm tài liệu và góp ý cho luật sư Pháp Jean Ebstein-Langevin lo việc kiện cáo một tiệm bán đồ cổ ở Paris, đã bày bán những đồ cổ ăn trộm từ cung cấm và lăng tẩm của triều Nguyễn ở Huế. Sau khi thắng kiện, cựu hoàng đã giao hoàn qua trung gian UNESCO mọi cổ vật lại cho chính quyền CS đương thời, để làm bảo vật quốc gia. Lúc đó UNESCO đang có trách nhiệm bảo vệ và trùng tu các di tích lịch sử ở Huế (trg 61)(trg 61)! Từ đó về sau ông Thụ được cựu hoàng tin cấn, mời tiếp xúc dài dài, cả thảy nhiều chục lần và giao cho giải quyết dùm một số việc riêng, như vụ liên quan đến con riêng bà thứ phi Mộng Điệp nhận vơ là công chúa Phương Thảo con gái của Cựu Hoàng (trg 61-62)đe .
Ông Thụ nhận xét, cựu hoàng là một ngườiàng rất đàng hoàng, đáng kính trọng, cho dù sống nghèo khổ.]
Tham khảo:
- VƯƠNG HỒNG SỂN: Hơn Nửa Đời Hư; nhxb Văn Nghệ 1995,
- ĐẶNG VIẾT THỤ: Làng Hành Thiện thời Tây học cho đến năm 1954, quyển thượng. Tác gải tự xuất bản, Melun 1999
Xem thêm góp ý bên dưới của LẠI MẠNH CƯỜNG:
18/10/2012 at 02:43
Bình luận:
Tôi đã thấy có sự tiền hậu bất nhất trong lối viết và lý luận của wikipedia về giai đoạn Việt sử thời đó. Bài là người giỏi tiếng Pháp, cho nên bảo bị bãi chức do kém tiếng Pháp là sai. Tôi nghĩ, chẳng qua do ông Bài đã quá lớn tuổi, muốn (phải?) về hưu; còn vị vua trẻ tuổi Bảo Đại, muốn dùng người trẻ tuổi, cùng thế hệ, cho nên Bài mất chức thượng thư, để Bảo Đại trẻ hóa guồng máy cai trị thượng tầng kiến trúc.
Riêng tôi cho rằng, Bài cũng tiến cử được Ngô Đình Diệm vào chức vụ quan trọng là thượng thư Bộ Lại, bộ quan trọng nhất trong lục bộ. Nên biết Bài là người đồng liêu lẫn đồng đạo (Kitô) và đồng chí (theo Pháp) với Ngô Đình Khả, tức cha ông Diệm.
Nhưng cũng có thể do tài cán của cá nhân ông Diệm, nên Bảo Đại có biệt nhỡn dành cho ông. Dù lý do nào đi nữa thì dân chúng thời đó làm sao mà có đủ thông tin biết rõ về thành tích các ông thượng thư trẻ tuổi cao tài ở triều đính Huế chứ (VN chia làm ba kỳ và mỗi kỳ một lối cai trị khác nhau). Chưa kể thời gian làm quan cao trong triều rất ngắn; cũng như dễ dầu gì bọn thức dân cho dân chúng biết đến lý do tại sao ông Diệm lại bỏ việc để phản đối Pháp.
(còn tiếp)
TK thích câu này của Lão Ngoan:…”Theo tôi, đọc hồi ký của ai đó, nhất là những VIP, ta cần phải để ý rất nhiều!”
Thiển nghĩ, …”các VIP viết hồi ký vào lúc tuổi đời đã cao, hay/ và đã rời bỏ chức vị lâu rồi, cho nên điều dễ hiểu là quên trước quên sau nhiều. Và để bù đắp lại các lỗ hổng trí nhớ ấy, các VIP phải coi lại sách báo hay tiếp xúc lại với người cũ, rồi cố hồi tưởng viết lại (hết trích)…không quan trọng, mà quan trọng ở chỗ là…sự việc có “đúng” với SỰ THẬT không, hay chỉ dựa vào những lời tâng bốc để đánh bóng mình, hoặc chạy tội, đổ lỗi cho người khác?
Tuy nhiên, TK thấy câu này không được ổn:
“Xưa nay Bảo Đại bị coi thuộc thành phần “không tin tưởng được”, bởi “lem nhem” quá nhiều trong quá khứ. Thế nhưng giờ đây ông / bà / cô / cậu quangphan chịu khó “bê nguyên con” một đoạn hồi ký dài của Bảo Đại, để minh chứng BĐ là một “minh quân” biết dùng người tài, và người tài giỏi đó ở đây là ông Ngô Đình Diệm ! (xem trong phần góp ý bài chủ này, ta thấy rõ quangphan đã tận tình cổ vũ cho ông Ngô Đình Diệm, bằng nhiều góp ý với những dẫn chứng lung tung tài liệu từ nhiều nguồn. Bút pháp kiểu này chả khác gì tác giả Nguyễn Văn Lục ở bài chủ”. Tuy nhiên ông Lục cũng có lúc khách quan, nhận định chính xác hơn nhiều)“.
Lão Ngoan viết như trên liệu có “chơi ép” bạn đọc quangphan quá không?
TK nghĩ rằng; những bài viết mà bạn đọc quangphan nêu lên, trích dẫn cũng chỉ là “nguồn” tài liệu tham khảo và dẫn chứng cho nhận định của ngưòi viết (quangphan) mà thôi…
Lão Ngoan (tự thân) không phải là người của lịch sử (lớn tuổi và trong cuộc) mà cũng chỉ dựa vào “hồi ký của nhà học giả Vương Hồng Sển hay của ông Đặng Viết Thụ”, và của cả wikipedia nữa…
Như vậy “dẫn chứng” của Lão Ngoan chưa hẳn đã hơn của bạn quangphan, nên không thể phán chắc nịch như đinh đóng cột rằng:…
“xem trong phần góp ý bài chủ này, ta thấy rõ quangphan đã tận tình cổ vũ cho ông Ngô Đình Diệm, bằng nhiều góp ý với những dẫn chứng lung tung tài liệu từ nhiều nguồn. Bút pháp kiểu này chả khác gì tác giả Nguyễn Văn Lục ở bài chủ…”
Ngoài ra, TK phải thừa nhận rằng… nhiều comment và nhận định của Lão Ngoan rất đáng trân trọng!
Sorry…Mong rằng lời thật không mất lòng!
2/
Sau khi Nhật đảo chánh Pháp ở Đông Dương 1945, đã trao lại quyền cho chính quyền VN, mà đại diện chính thức là hoàng đế Bảo Đại ở Huế.
Đủ thứ tin đồn rằng, BĐ mới đầu định mời Ngô Đình Diệm ra lập nội các, nhưng vì lý do nào đó ông Diệm không ra được Huế.
Cũng tin cho hay, BĐ đã nhờ Nhật đưa tin này đến ông Diệm.
Cũng như lúc mời Trần Trọng Kim làm thủ tướng, TTK không nhận và tiến cử ông Diệm. BĐ phải nói rõ, đã mời trước đó mà ko thấy ông Diệm hồi âm chi cả. TTK vẫn từ chối, để rồi BĐ phải thuyết phục đại khái: Nay người ta giao cho mình lại chủ quyền đất nước, mà mình không nhận hay không thành lập nổi chính phủ để điều hành đất nước thì coi sao được.
Nói tóm lại, rất nhiều “hear & say” được người ta viết ra trong tùm lum tài liệu, khiến nhiều người, trong đó có tôi, rơi vào mê hồn trận.
Đọc đi đọc lại Việt sử thời điểm quan trọng đó nhiều lần, ở những thời điểm khác nhau, tôi cố động não tìm cách lý giải sao cho hợp lý nhất. Sau đó viết qua email trao đổi để cùng bản thảo tìm ra sự thật ở đâu ?
Riêng tôi xưa nay đã thấy như sau:
2.1/
Nhật đã chọn cặp bài trùng BẢO ĐẠI – TRẦN TRỌNG KIM. Bằng chứng là trong hồi ký BỊ VÂN LỤC, tức MỘT CƠN GIÓ BỤI của Trần Trọng Kim, Nhật đã tìm cách “cất dấu” ông ngay trước khi đảo chánh, có lẽ sợ thực dân Pháp với tay chân bộ hạ ám hại ông chăng ? Sau khi song suôi, mới đưa trở lại VN và để TTK yết kiến BĐ bàn chuyện quốc gia đại sự.
Trong khi đó Nhật bỏ mặc ông Diệm một mình “giữa chợ đời” ở Sài Gòn, không hề tìm cách bảo vệ ông Diệm; mặc dù cặp bài trùng CƯỜNG ĐỂ – NGÔ ĐÌNH DIỆM chính là con bài của Nhật; cũng như Nhật tìm mọi cách đánh lừa Cường Để, không đưa về nước sau khi đảo chánh Tây, nên CĐ chết già bên Nhật.
Như thế nếu BĐ có nhờ Nhật thông báo đến Diệm cũng là chuyện vô ích. Tại sao BĐ lại không thể nhờ thêm người khác, nếu thấy Diệm ko phản ứng; hay đồng thời đánh tiếng cho Diệm từ nhiều phía. Đó là chưa kể người nhà và tay chân bộ hạ anh em ông Diệm ở Huế đâu phải là ít chứ !?
Riêng tôi nghĩ, BĐ vốn là con bài của Pháp, chịu ơn mưa móc của Pháp, cho nên khó mà sống chung chịu ơn mưa móc của Pháp, cho nên khó mà sống chung hòa bình với NĐD.
Còn hỏi tại sao sau này (1954) Bảo Đại lại mời NĐD làm thủ tướng là chuyện chẳng đặng đừng (sau khi đã thành lập liên tiếp các chính phủ bất thành, như Nguyễn Phan Long, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, Bửu Lộc) và NĐD lúc đó là con bài của Vatican + Mỹ, cũng như Cường Để đã bị vĩnh viễn xoá sổ mất rồi
2.2/
NĐD từ khi từ chức thượng thư đã hoạt động chống Pháp, rồi sau này tôn thờ Cường Để làm minh chủ, thì làm sao muối mặt bỏ Cường Để đi chung với BĐ, để lèo lái con thuyền quốc gia dân tộc được chứ !?
wikipedia: Hoạt động chính trị chống Pháp
- Năm 1933, ông vào Sài Gòn cùng với Nguyễn Phan Long, Lê Văn Kim,… tổ chức phong trào của trí thức Nam và Trung Kỳ vận động chính giới Pháp tại Paris để đòi truất phế quan Toàn Quyền Đông Dương Pierre Pasquier. Việc không thành, ông bị Pasquier trục xuất khỏi Huế và chỉ định cư trú tại Quảng Bình. Tuy nhiên, sau cái chết của Pasquier năm 1934, viên toàn quyền mới Eugene René Robin đã phục hồi tước vị hàm cho ông và ông về dạy tại trường Thiên Hựu (Providence) do anh ông là Ngô Đình Thục làm Giám học.
- Thời kỳ 1934-1944, Ngô Đình Diệm tham gia thành lập và lãnh đạo đảng Đại Việt Phục Hưng chống Pháp với thành phần đảng viên nòng cốt là quan lại, linh mục, cảnh sát, và lính khố xanh bản xứ tại Trung Kỳ. Tháng 7 năm 1944, mật thám Pháp phá vỡ tổ chức này đã tổ chức vây bắt Ngô Đình Diệm ở tại phủ Cam. Nhờ sự giúp đỡ của hiến binh Nhật, ông thoát nạn về trú tại lãnh sự Nhật ở Huế. Sau vài ngày, người Nhật đưa Ngô Đình Diệm vào Đà Nẵng rồi dùng máy bay quân sự chở thẳng vào Sài Gòn trú tại trụ sở hiến binh của Nhật. Ông cũng được Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội do hoàng thân Cường Để ủy nhiệm công việc vận động nhân sự ở Trung Kỳ để chống Pháp.
- Tại Sài Gòn, ông đã tham gia thành lập Uỷ ban Kiến quốc với mục tiêu phò tá hoàng thân Cường Để, tuy nhiên Nhật không ủng hộ Cường Để về nước làm vua mà ủng hộ Bảo Đại lập chính quyền thân Nhật với quốc hiệu mới là đế quốc Việt Nam. Bảo Đại đã từng mời ông làm thủ tướng trong chính quyền mới nhưng không thành mà thay vào đó là Trần Trọng Kim.
3/
Theo như hồi ký Bảo Đại đã dẫn bên trên quá rõ ràng cho những điều tôi đã khẳng định ở phần hai bên trên. Đó là Diệm chống Pháp hết mình, cho nên dù biết Cường Để đã hết thời cơ, nhưng vẫn không khứng về với Bảo Đại vào năm 1948, bởi trước sau gì BĐ cũng là con bài của Pháp, hay chịu ảnh hưởng của Pháp rất nhiều.
[trích]
Đến cuối tháng tư đầu tháng năm năm 1948 ông Bảo Đại lại muốn lập một chính phủ do ông Diệm lãnh đạo. Nhưng ông Diệm không nhận vì thấy người Pháp chưa đáp ứng những đòi hỏi của ông.
[hết trích]
wikipedia:
Kỳ Ngoại hầu Cường Để (chữ Nho: 畿外侯彊柢; 1882-1951) là Hoàng thân triều Nguyễn (cháu năm đời của Nguyễn Phúc Cảnh), và là một nhà cách mạng Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.
(…) Năm 1906, ông trốn sang Nhật và cùng với Phan Bội Châu cổ động phong trào Đông Du. Là một hoàng thân nhà Nguyễn, ông có tư tưởng quân chủ lập hiến và nhận làm người lãnh đạo Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội. Địa bàn ảnh hưởng của ông mạnh nhất trong giới giáo dân Cao Đài. Thời gian ở Nhật ông giả dạng là người Tàu hoặc Nhật và dùng một số bí danh như Lâm Đức Thuận (chữ Hán: 林徳順, Lin De Shun, Rin Toku Jun), Nam Nhất Hùng (chữ Hán: 南一雄, Minami Kazuo) để tránh sự theo dõi của nhà chức trách Nhật và Pháp.
(…) Năm 1915 ông trở về Nhật Bản, cư ngụ ở phường Ômori, Tokyo, giao du với những chính khách Nhật như Inukai Tsuyoshi, Kashiwabara Buntaro, và Matsui Iwane. Những nhân vật này cũng tham gia hiệp hội Kissaragi-Kai với chủ trương ủng hộ tinh thần và tài chánh cho Cường Để.[6] Vì trông cậy vào người Nhật, ông ủng hộ quân đội Đế quốc Nhật Bản xâm chiếm Việt Nam thời Đệ nhị Thế chiến vì nghĩ họ có thể giải phóng đất nước khỏi tay thực dân Pháp. Tuy nhiên sau đó vì thấy họ không thật tình muốn giúp người Việt mà chỉ muốn tranh giành ảnh hưởng với các cường quốc Tây phương tại Á Đông, ông đã thất vọng.
(…) Ông mất ngày 6 tháng 4 năm 1951, tại Tokyo, Nhật Bản, hưởng thọ 69 tuổi.
(…) Di chúc ông dặn trao lại các tài vật cho Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh do đạo Cao Đài đã từng ủng hộ ông. Vì vậy, năm 1954, một phần di cốt của ông được người Nhật trao cho giáo chủ đạo Cao Đài là Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đem về Tây Ninh. Năm 1957 phần thứ hai di cốt của ông cũng được hồi hương. Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Ngô Đình Diệm đã cử hành trọng lễ đón nhận. Phần thứ ba di cốt được chôn trong mộ phần của Đông Du học sinh Trần Đông Phong ở nghĩa trang Zōshigaya(雑司ヶ谷 霊園) thuộc tuyến Toden Arakawa (都電 荒川線), phường Toshima (豊島区 Toshima-ku, Phong Đảo). Hổ thẹn vì không vận động quyên góp đủ số tiền cho Phong trào, Trần Đông Phong đã tự sát năm 1908. Cảm kích trước nghĩa khí đó, chính hoàng thân Cường Để đã xây mộ phần cho anh và rồi mộ phần đó lại được dùng làm nơi an nghỉ cuối cùng cho lãnh tụ Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội.
Trong thời gian ông ở Nhật, Kỳ Ngoại hầu đã kết hôn với Ando Shigeyuki (安藤成行)
Có qủa thực là BĐ mời Diệm ra lập chính phủ năm 1948 chăng ?
Tôi không tin đó là sự thật ! Tại sao ư ?
BĐ nhân cơ hội đi công du nước ngoài, đã ly khai với Việt Minh và sống lưu vong ở Hongkong. Ông đã tiếp xúc với chính giới quốc tế để mưu tìm một giải pháp khác cho VN. Như tôi đã trình bày từ đầu, BĐ chịu ảnh hưởng nặng của Pháp, nên đã ngả về giải pháp VN nằm trong Liên hiệp Pháp.
wikipedia:
Ngày 16 tháng 3 năm 1946, ông tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh thăm viếng Trung Hoa, nhưng ông không trở về nước, mà về Côn Minh rồi Hương Cảng. Tại Côn Minh, ông đã tiếp xúc với nhiều giới chính trị, trong đó có người Mỹ. Đại Tướng George Marshall, đại diện Hoa Kỳ, đã đem bản giao ước với Bảo Đại về trình Tổng thống Harry S. Truman. Bảo Đại bèn viết thư về nước xin từ chức “Cố vấn tối cao” trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đầu năm 1947, Pháp cử đại diện gặp Bảo Đại đề xuất về việc đàm phán thành lập một nhà nước Việt Nam độc lập. Để hậu thuẫn cho Bảo Đại đàm phán với Pháp về nền độc lập của Việt Nam, các lực lượng chính trị bao gồm Cao Đài, Hoà Hảo, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, Đại Việt Quốc dân đảng và Việt Nam Quốc dân đảng liên kết thành lập Mặt trận Quốc gia Thống nhất.
Ngày 7/12/1947, tại cuộc họp trên tàu chiến Pháp ở Vịnh Hạ Long, Bảo Đại và Pháp đàm phán rồi ký kết Hiệp ước Vịnh Hạ Long. Hiệp ước thể hiện sự đồng thuận của hai bên về việc thành lập Quốc gia Việt Nam trên cơ sở nguyên tắc độc lập và thống nhất của Việt Nam trong Liên hiệp Pháp, mặc dù nghĩa chính xác của từ “độc lập” và các quyền hạn cụ thể của chính phủ mới vẫn chưa được xác định. Chính phủ hoạt động dưới một hiến chương lâm thời, chọn cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ và bản “Thanh niên Hành Khúc” với lời nhạc mới làm quốc ca. Quốc gia Việt Nam sẽ có một quân đội riêng tuy nhiên phải “sẵn sàng bảo vệ bất cứ phần nào của Liên Hiệp Pháp”. Sự độc lập chính trị của nhà nước Quốc gia Việt Nam được quy định trong Hiệp ước Vịnh Hạ Long quá nhỏ, nên hiệp ước này bị Ngô Đình Diệm và cả những chính trị gia trong Mặt trận Quốc gia Thống nhất chỉ trích
[hết dẫn]
Cũng từ đó ta thấy xuất hiện một loạt những chính phủ thân Pháp kể từ đó cho đến mãi tận 1954, nghĩa là ông Diệm không có chổ len chân.
wikipedia:
Ngày 1 tháng 7 năm 1949, Chính phủ Lâm thời của Quốc gia Việt Nam được thành lập theo sắc lệnh số 1-CP của thủ tướng, tấn phong Bảo Đại là Quốc trưởng, trung tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng (Có tài liệu ghi Bảo Đại là Quốc trưởng kiêm Thủ tướng, Nguyễn Văn Xuân là phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng). Theo đánh giá của người Mỹ, Bảo Đại ít tham gia vào công việc của chính phủ, giành nhiều thời gian cho nghỉ mát.
Tháng 1 năm 1950, Bảo Đại chỉ định Nguyễn Phan Long làm Thủ tướng. Ngày 27 tháng 4 năm 1950, giải tán chính phủ Nguyễn Phan Long và ủy nhiệm Thủ hiến Trần Văn Hữu thành lập chính phủ mới. Tính đến đầu năm 1950, có 35 quốc gia công nhận Quốc gia Việt Nam.
Từ tháng 6 cho đến tháng 10 năm 1950, Quốc gia Việt nam và Pháp họp tại Pau (Pháp) để bàn về việc chuyển giao các chức năng quản lý xuất nhập cảnh, quan hệ ngoại giao, ngoại thương, hải quan và tài chính cho Quốc gia Việt Nam. Tài chính là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất bao gồm việc kiểm soát lợi nhuận từ hoạt động ngoại hối. Kết quả tất cả các chức năng trên đã được Pháp chuyển giao cho Quốc gia Việt Nam. Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu sau khi ký thỏa thuận với Pháp đã tuyên bố: “Nền độc lập của chúng tôi hiện nay thật tuyệt vời”. Các quan chức Pháp phàn nàn về Bảo Đại: “Ông ấy tập trung quá mức vào việc lấy lại từ chúng tôi những gì có thể thay vì tìm kiếm sự ủng hộ từ nhân dân … Lịch sử sẽ phán xét ông ấy vì quá chú tâm vào chuyện này”. Tuy nhiên người Pháp vẫn giành cho mình quyền quan sát và can thiệp đối với những vấn đề liên quan đến toàn bộ Liên Hiệp Pháp. Người Pháp còn có quyền tiếp cận mọi thông tin nhà nước, tham dự vào tất cả các quyết định của chính phủ và nhận một khoản nhỏ từ lợi tức quốc gia của Việt Nam.
[hết dẫn]
Người Mỹ chê BĐ ham chơi hơn làm, và cả thực dân Pháp cũng “chê” BĐ cứ cố đòi Pháp trao trả quyền lực về chính quyền VN, thay vì tô son trét phấn trong dân gian một hình ảnh đẹp cho cá nhân mình ! Ai đúng ai sai ở đây thưa qúi bà con cô bác ? BĐ có xấu xa ích kỷ như người ta đồn đại ? Hay là các thế lực phản động quốc tế muốn thay ngựa giữa dòng, nên tung tin đồn nhảm nhằm đưa người chúng vào !? Hỏi nhưng câu trả lời nằm sẵn ở trong đó rồi phải ko ạ !
Theo như ông Đặng Hữu Thụ (sách đã dẫn, trg 47) đã liệt kê đại khái như sau:
Chính phủ Nguyễn Phan Long: 12-1-1950 – 6-5-1951
Chính phủ Trần Văn Hữu lần đầu: 6-5-1950 – 21-2-1951
Chính phủ Trần Văn Hữu lần hai: 21-2-1951 – 7-3-1952
Chính phủ Trần Văn Hữu lần ba: 7-3-1952 – 25-6-1952
Chính phủ Nguyễn Văn Tâm lần đầu: 25-6-1952 – 8-1-1953
Chính phủ Nguyễn Văn Tâm lần hai: 8-1-1953 – 11-1-1954
Chính phủ Bửu Lộc: 11-1-1954 – 7-7-1954
Chính phủ Ngô Đình Diệm: từ 7-7-1954.
Ngày nay, ai cũng biết, khoan nói đến tư cách cá nhân của Bảo Đại, chính phủ Bảo Đại chỉ là một chính phủ bù nhìn, quân đội quốc gia thì nằm dưới quyền chỉ huy của Pháp. Hiệp định Genève được ký giữa Pháp và Việt Minh, Ngô Đình Diệm được Mỹ đưa về và được Bảo Đại bù nhìn cho làm Thủ Tướng, thực tế cũng là bù nhìn. William Prochnau viết trong cuốn “Once Upon a Distant War: Reporting from Vietnam”, Mainstream Publishing, London, 1996, trang 15, về Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm sau Hiệp Định Geneva-TCN