WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuộc trưng cầu dân ý và việc truất phế Bảo Đại tháng 10-1955

 

 

Khi dẹp xong Bình Xuyên thì thế cờ đã lật ngược. Phó vương Bảy Viễn đã về cái chỗ mà ông phải về: Paris nơi trú ẩn của nhiều thứ thành phần trong đó có những người như Bảy Viễn, Nguyễn Văn Hinh và Bảo Đại.

Ngày 23 tháng 10, 1954- đúng một năm trước ngày Trưng cầu dân ý- TT. Mỹ Dwight D. Eisenhower gửi thư cho ông NĐD như một bảo đảm của người Mỹ đốii với Việt nam và gián tiếp gạt vai vai trò người Pháp ra khỏi VN. Ông viết:

“Chúng tôi đang tìm cách thức cũng như phương tiện giúp VN một cách hữu hiệu hơn, đóng góp một cách lớn hơn vào vấn đề an sinh và ổn định của chính phủ VN . . Và chúng tôi cũng chỉ thị cho tòa đại sứ Mỹ ở VN chương trình viện trợ trực tiếp cho chính phủ của ông…”

một năm trước- ngày 23 tháng 10,1954- tổng thống Eisenhower gửi một thư cho thủ tướng Ngô Đình Diệm và xác nhận sự ủng hộ vô điều kiện chính phủ Sincerely
Dwight D. Eisenhower.

Trích Letter from President Eiswenhower to Ngo Dinh Diem, President of the Council of Ministers of Viet Nam, october 23, 1954.

Đại sứ Heath ở Saigon đã đưa lá thư này cho sứ quán Pháp trước khi được gửi cho ông Diệm, lập tức thủ tướng Mendès-France tuyên bố lá thư “đã vi phạm rõ ràng thỏa ước được ký kết giữa Pháp và Mỹ ở Washington”và ông đã vội vàng tìm cách ngăn chận lá thư đó trước khi được chuyển cho ông Diệm, nhưng đã không thành công”.
The Indochinese Experience of the French and the Americans, Arthur J.Dommen, trang 275 .

Kể từ ngày này, người Mỹ sẽ thay thế vai trò của người Pháp tại Viet Nam.

Ngoại trưởng Dulles trước đó vội vã hoãn tất cả những chỉ thị thay thế thủ tướng Diệm khi được tin Thủ tướng Diệm đã dẹp yên Bình Xuyên và toà đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã đốt cái điện tín mới nhận được. Và như cách nói của ngoại trưởng Dulles, nay thì cùng chung một xuồng với Diệm.”On plonge” avec Diem.

Nhưng cũng kể từ ngày này, Dulles nói thêm rằng, giữa Pháp và Hoa Kỳ không còn nằm trong tinh thần thoả hiệp chung đã được ký kết tháng 9 năm 1954 và trong tương lai Hoa Kỳ sẽ hành động độc lập với Pháp về vấn đề Việt nam.

Ông Diệm nay đã tạm “rảnh tay” với Bình Xuyên để nghĩ đến chuyện “hợp thức hoá” chế độ và mời người Pháp ra đi.

Việc Bảo Đại đứng đằng sau tướng Hinh và phó vương Bảy Viễn, thỏa hiệp với Pháp để loại trừ ông Diệm- bất kể vận mệnh đất nước có thể rơi vào tay cộng sản- cho thấy thế chính trị của Bảo Đại không vững nữa.

Trong những tình thế cực đoan không còn lựa chọn thì sẽ đưa đến những giải pháp cực đoan: Hoặc ông Bảo Đại, hoặc ông Diệm phải ra đi!

Khi nhận về làm thủ tướng, Ông Diệm không về tay không, ông yêu cầu được trao toàn quyền hành động. Và như thế, một cách nào đó gián tiếp phủ nhận vai trò lãnh đạo của Quốc Trưởng của Bảo Đại.

Cho dù thế nào đi nữa thì cái quyền hành của Bảo Đại chỉ là một thứ biểu tượng tinh thần của một thể chế chính trị đã đến lúc cần thay đổi.

Bảo Đại “tự truất phế” khi trao toàn quyền cho ông Ngô Đình Diệm như nhận xét của Bernard Fall:

Ông Diệm không chấp nhận bước vào cuộc mà không có võ khí trong tay. Ông Diệm đã đòi hỏi nơi Bảo Đại điều mà đáng nhẽ Bảo Đại đủ khôn ngoan phải từ chối vị thủ tướng: trao toàn quyền về hành chánh và quân sự. Sau ba ngày do dự đắn đo, Bảo Đại đã đồng ý. Diệm đã nhận được quyền hạn tuyệt đối độc lập vào 19 tháng sáu. Điều đó coi như ông ta đã lật đổ ngai vàng của ông Bảo Đại”.
Trích The two Viet Nam, Bernard Fall, trang 244

Nói một cách khác, khi trao toàn quyền tuyệt đối cho ông Diệm, Bảo Đại đã tự mình dọn đường một cách gián tiếp cho sự lùi bước và để cho người khác lên thay thế chỗ của mình.

Nhưng mặc dầu trao toàn quyền tuyệt đối về hành chánh và quân sự cho ông Diệm khi về nước mà theo ông Đoàn Thêm: ông Bảo Đại cho tay này mà tay kia còn muốn giữ lại.

Ông Đoàn Thêm phân tích rành mạch hơn:

“Một đằng phải cho thì vội tiếc và cố giành lại; một đàng đã đòi thì lấy thiệt mà không khi nào chịu trả, không hề có sự tương đắc tri ngộ cổ điển giữa hai người chung cuộc”.

Trich Việc từng ngày, chương Hạ bệ suy tôn, Đoàn Thêm trang 13

Cũng cần xác định, việc quyết định trưng cầu dân ý chẳng phải do ý của ông Diệm – một người còn giữ chút chí khí một nhà nho-.

Theo Vĩnh Phúc viết:

Sau khi ông Nhu đưa ra quyết định làm cuộc truất phế, tối hôm đó, ông Hoàng Bá Vinh triệu tập một phiên họp của nhóm thân hữu Ngô Đình Diệm, gồm những người như Đỗ La Lam[vừa mới qua đời, thọ 90 tuổi], Cao Xuân Vỹ, Trần Kim Tuyến, Nhị Lang và một vài người nữa. Thế là một bản tuyên ngôn ra đời, đòi truất phế “hôn quân”, uỷ nhiệm cho ông Ngô Đình Diệm lập chính phủ mới, dẹp phiến loạn, thu hồi chủ quyền, triệu tập quốc hội”.

Trích Những huyền thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, trang 75-77.

Trong bài phỏng vấn của tác giả Minh Võ, phỏng vấn ông Cao Xuân Vỹ, đăng trên DCVOnline.net, ngày 25-09-2007, ông Cao Xuân Vỹ cũng nhắc lại như sau:

“Nhưng chính nhóm liên khu tư chúng tôi đã thuyết phục ông, gần như làm áp lực với ông, để ông bỏ ý định sang Cannes (…) Rồi nhiều đoàn thể họp nhau lại đặt ông Diệm trước sự việc đã rồi là tự ý hạ bệ ông Bảo Đại. Cuộc trưng câu dân ý của chính phủ Ngô Đình Diệm tổ chức sau đó chỉ là để hợp pháp hoá hành động của chúng tôi”.

Nhiều người sau này trút cái tội truất phế Bảo Đại cho ông Diệm và viện dẫn những lý do thuộc đạo đức để kết án ông Diệm là “phản phúc”.

Về điều này, việc sử dụng từ Phản Bội hay Trung Thành là cách đặt vấn đề không đúng chỗ.

- Thứ nhất không có vấn đề đạo đức hay luân lý vốn thuộc sự giao kết cá nhân-với cá nhân trong tinh thần đạo lý thiêng liêng ràng buộc họ. Và về điểm này thì đã mấy ai “hơn” ông Diệm?

- Thứ hai, đây là vấn đề mối tương quan chính trị giữa hai người, khi mà chính sách, đường lối của họ khác biệt nhau thì có thẩm quyền nào bắt buộc họ phải trung thành?

Về điểm này, cũng lại phải tựa trên biện luận của ông Đoàn Thêm mới xong- người rành rẽ chi ly việc từng ngày-.

Theo ông Đoàn Thêm, việc trung thành đáng nhẽ không nên đặt ra.

Việc trung thành không nên đặt ra từ một phía- từ phía dưới lên trên- mà phải từ hai phía- từ trên xuống dưới nữa.

Năm xưa khi Bảo Đại cách chức cả Thượng Thư và thu lại cả mề đai Kim Khánh của ông Diệm, chỉ còn để lại chức hàm Tuần Vũ thì có ác quá không? Nhưng ông Diệm thừa biết rằng ông Bảo Đại chỉ thi hành lệnh của tây nên không có ân oán gì Bảo Đại!!

Đoàn Thêm còn viện dẫn lịch sử cho rằng nào ai bắt buộc phải trung thành với một “hôn quân” như trường hợp Hán Đế nhu nhược, bất tài, bất lực chỉ nghe xúi giục chia rẽ?

Bảo Đại đã chẳng mang tiếng là nhu nhược, thụ động và phóng đãng?

Cũng theo Đoàn Thêm, việc xử trí đối với thân nhân Bảo Đại là “không sao”! Bà Từ Cung vẫn được cấp 5000 đồng/tháng. Nha Kiến thiết được lịnh sửa chữa cung điện ngoài Huế. Các cung An Định và ngay cả Biệt điện Đà Lạt hay những nhà săn ở Ban Mê Thuột, những đồn điền hay công ty Cao nguyên, du thuyền Hương Giang hay nhà cửa đứng tên ông này bà kia vẫn để nguyên mặc dầu có lệnh tịch thâu ban hành ngày 16/12/1957.

Lệnh tịch thâu đã trễ lại không thi hành.

Tất cả những tài sản, bất động sản đứng tên ông Vĩnh Cẩn hay Nguyễn Đệ và vợ, chính quyền không sờ tới.

Về điều này thì người viết có thể làm chứng là đã từng ở trong căn nhà 12 Pasteur, Sài gòn mà người chủ sở hữu là ông Nguyễn Đệ. Ít lắm có gần chục căn nhà như thế nằm rải rác trên Đalạt, Sai Gòn, Chợ Lớn vv..

Trích tóm lược chương Hạ bệ suy tôn, như trên, Đoàn Thêm.

Tóm lại, lệnh đó chỉ có tính cách tượng trưng mà trên thực tế không có hiệu lực gì đối với kẻ bị trừng phạt!!

Nhưng người viết có đọc một bài của Nguyễn Đắc Xuân phỏng vấn” thứ phi” Mộng Điệp. Nguyễn Đắc Xuân, như thường lệ”mớm mồi” giả định là Diệm đã tịch thu hết tài sản của Bảo Đại!! Bà này cho hay ông Diệm đã tịch thu tài sản của bảo Đại trong đó có căn biệt thự của bà Từ Cung.[Xin chỉ nêu ra mà không có ý kiến, vì không có điều kiện kiểm chứng về căn biệt thự này].

Nhưng cỡ như bà thứ phi cũng không thể biết hết tài sản của Bảo Đại ngoài Nguyễn Đệ!!

Tư cách người phỏng vấn và người được phỏng vấn ở đây không đáng kể.

Tuy nhiên, ngay cả người trong gia đình như đại sứ Ngô Đình Luyện lúc đó đang ở Pháp cũng hiểu lầm như sau:

“Sự bất đồng chính kiến giữa ông Nhu và ông Luyện trở nên rõ rệt, qua vụ truất phế Bảo Đại, vì chính ông Luyện đã đóng vai trò giao liên dàn xếp với Bảo Đại qua vụ chống đối của tướng Hinh và Bình Xuyên . .. Việc kẹt nhất của ông Luyện là ông đã đơn sơ nghĩ là do anh mình mới có vụ truất phế Bảo Đại mà ông Bảo Đại và ông Luyện là bạn học với nhau ở Paris ..”.

Trích Ngô Đình Châu trong Chính biến 1-11-1963 & TT Ngô Đình Diệm, trang 117.

Quan điểm của một số sử gia và chính khách Mỹ về cuộc Trưng cầu dân ý.

Nếu không kể một số tác giả Việt Nam có những định kiến sẵn về chế độ Ngô Đình Diệm thì một số sử gia Mỹ cũng dùng lăng kính “dân chủ Mỹ” để phê phán cuộc Trưng cầu Dân ý.

Đó là những vị chuyên viên như Joseph Buttinger, Donald Lanscaster, Robert Shaplen, Chester Cooper hay Seth Jacob vv..

Joseph Buttinger gọi đó là cuộc vận động bầu cử một phía.[One- side élection campaing] hay one-man rule trong đó Bảo Đại không có cơ hội để biện hộ cho chính mình. Robert Shaplen gọi đó là một một cuộc bầu cử “vi phạm trắng trợn” dân chủ đưa tới một kết quả tai hại.

Seth Jacob kết án cuộc trưng cầu dân ý là một trò khôi hài phản dân chủ.[undemocratic farce].

Những lời phê phán đó không sai, nó chỉ không phù hợp với tình trạng thực tế Việt Nam.

Nhưng Edward Miller, dựa trên bối cảnh chính trị Việt Nam lại cho rằng cuộc trưng cầu dân ý là chấp nhận được và tính cách đa số áp đảo phiếu bầu bảo đảm cho một chính phủ cộng hòa mạnh.

Không một sử gia nào chú tâm đến kinh nghiệm một Việt Nam chuyển dịch từ một xã hội phong kiến lạc hậu sang một thể chế cộng hòa tương lai trong tư thế đối đầu với cộng sản!!

Đó là bước dọn đường từ phong kiến sang cộng hòa. Diệm không phải chỉ gạt bỏ Bảo Đại mà còn được nhìn nhận như một người giải phóng-viễn cảnh nhìn về một tương lai của một thể chế mới-.

Diễn tiến cuộc Trưng cầu dân ý

Trong suốt ba tuần lễ, đó là cuộc vận động nhằm hạ uy tín Bảo Đại – không phải là những khẩu hiệu tuyên truyên vô căn cứ, báng bổ- mà dựa trên cuộc sống đích thực của Bảo Đại như Bảo Đại chạy theo đàn bà, rượu chè, ham ăn uống chơi bời, biếng nhác.

Đó là một cuộc vận động áp đặt bằng đủ phương tiện trên toàn miền Nam- một cuộc vận động nhắm vào giới bình dân với nhiều mầu sắc “cải lương” và “lố bịch hóa” đối thủ.

Trên các đường phố- nhất là tại Sài gòn, các loa phóng thanh chạy khắp các đường phố hô hào dân chúng truất phế Bảo Đại.

Cũng theo Vĩnh Phúc, đoàn kịch Kim Chung mới từ Bắc di cư vào Nam, ông Trần Viết Long, chủ bầu đã cho diễn một vở kịch liên quan đến Bảo Đại với đầy đủ các tính xấu của một ông vua bù nhìn.

Các khung ảnh của Bảo Đại treo trong các công sở cũng được gỡ xuống.

Trong Việt Nam nhân chứng, trang 133, Trần Văn Đôn viết ông Nhu kể lại là ông Diệm có viết một thư cho ông Bảo Đại và mời ông về nước lãnh đạo nhưng Bảo Đại không chịu.

Phần Bảo Đại đã viết:

“Tôi không tin tưởng vào một cuộc phiêu lưu mới trong tình trạng hiện nay của xứ sở. Sau kinh nghiệm thất bại của người Pháp, một kinh nghiệm của Hoa Kỳ như hiện nay chỉ đưa đến một thất bại mới khốn khổ và tàn bạo hơn cho người Việt Nam”
[Trích Le Dragon D'Annam, Bao Đai, trang 342.]

Thế rồi cuộc “diễn tập dân chủ” lần đầu tiên ở Việt Nam đã diễn ra không thiếu “hoành tráng và vụng về” cũng có đã thành công tốt đẹp như lòng mong muốn của một số người ủng hộ ông Diệm.

Báo chí như tờ Thời Đại dành cả tháng trời lên án Bảo Đại về thẩm quyền đạo đức của ông không có, về vinh thân phì davv.. Và họ cũng không ngần ngại đưa ra tính cách con không chính đáng của Khải định, nói khác đi Bảo Đại chỉ là con rơi[illegitimacy]. Bởi vì họ cho rằng Khải Định không có khả năng sinh sản [in fertile]. Và để có thể có con nối dõi, Khải Định đã chọn nàng hầu tên Cúc, sau này được phong là Huệ Phi. Con của Huệ Phi là Bảo Đai được tước phong hoàng tử khi sinh ra ngày 22/10/1913

Để đạt được kết quả trọn vẹn thăm dò trưng cầu dân ý, ED. Lansdale – người đã được Neil Sheeham gọi là con người đã có thể thay đổi dòng lịch sử và người có công xây dựng lên đệ nhất cộng hoà miền Nam – đã đề nghị màu của hai lá phiếu: Màu xanh tiêu biểu cho điều xấu dành cho lá phiếu của Bảo Đại. Màu đỏ tượng trưng cho điều tốt đẹp được dành cho lá phiếu của ông Diệm.

[Trích lại phần phỏng vấn Lansdale của Karnow trong: The 1955 South Vietnam referendum.]

Theo Wikipedia, tác giả Đào Văn Bình, trong Lời giới thiệu Cuộc Trưng Cầu Dân Ý Truất Phế Vua Bảo Đại Năm 1955 được viết lại như sau:

… “Ve vẻ vè ve, nghe vè Bảo Đại, là quân ăn hại…” (Điều này tôi đã ghi lại trong cuốn hồi ký tù, hồi ký lịch sử Những Sự Thực Không Thể Chối Bỏ xuất bản năm 1987). Sau cuộc xuống đường chửi bới Quốc Trưởng Bảo Đại, chiều hôm đó chúng tôi được các thầy/cô phát cho mỗi đứa 5 đồng gọi là tiền “Cụ” thưởng cho học sinh. Số tiền 5 đồng lúc đó quá lớn và quá sướng để tha hồ ăn thịt bò khô, đậu đỏ bánh lọc và coi Ciné ở Rạp Moderne cũng nằm sát Chợ Tân Định. Cùng với những chiến dịch như vậy, đài phát thanh ra rả truyền đi những lời hướng dẫn đồng bào đi bỏ phiếu “Xanh bỏ vào giỏ, Đỏ bỏ vào thùng” tức lá phiếu màu xanh in hình Ô. Bảo Đại thì bỏ vào giỏ rác, lá phiếu màu đỏ in hình Ô. Diệm thì bỏ vào thùng phiếu. Đầu óc thơ dại của trẻ nhỏ dễ bị tiêm nhiễm. Tôi bắt đầu có thiện cảm với “Cụ Ngô” và căm ghét “Bảo Đại bán nước” mà không cần tìm hiểu và cũng không biết tìm hiểu lịch sử xem thực hư thế nào.]

Nội dung hai câu hỏi trong lá phiếu rõ ràng có dụng ý và tỏ ra bất lợi cho ông Bảo Đại như sau:

1- Tôi truất phế Bảo Đại và chọn ông Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập chế độ cộng hoà.

2- Tôi không truất phế Bảo Đại và không công nhận Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập thể chế cộng hoà.

Ông Trương Vĩnh Lễ, cựu chủ tịch Quốc hội trong hồi ký cũng đưa ra nhận xét tương tự:

“Trên phiếu, dân chúng có thể chọn ra một trong hai câu hỏi:1] Tôi truất phế Bảo Đại và chọn Ngô Đình Diệm như- tổng thống VN với sứ mạng lập một thể chế Cộng Hòa hay 2] Tôi không truất phế Bảo Đại và không công nhận Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập thể chế cộng hòa. Kết quả ông Diệm thắng 98,2%.Tỉ lệ này có vẻ không hoàn toàn trung thực, dù quần chúng mến mộ nhiệt tình ông Diệm
VN Où est la vérité, Trương Vĩnh Lễ, trang 30, nxb Lavauzelle, Paris, 1989]

Ông Bảo Đại đã nhận xét một cách mỉa mai:

“Sự trình bày thật khéo léo, và sự chọn lựa của cử tri rõ ràng đã được hướng dẫn”.
[Trích dẫn Bảo Đại như trên, trang 343]

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý là hơn 98% dành cho ông Diệm.

Sau này, nhiều người chống đối Đệ nhất Cộng hoà miền Nam đã coi đây là cuộc trưng cầu dân ý gian lận và không dân chủ.

Về lý thuyết thì lời phê phán trên không có thể không sai.

Riêng Đoàn Thêm một lần nữa cho rằng khó có thể kiểm chứng về sự gian lận.

- Có 5.721.735 phiếu thuận truất phê Bảo Đại và công nhận thủ tướng Ngô Đình Điệm.
- 44. 155 phiếu không hợp lệ
- 131.395 không bỏ phiếu.
- 63.017 bỏ phiếu không chịu truất phế

Và ông Đoàn Thêm đã đưa ra một tờ trình mật nhằm test ông Ngô Đình Nhu. Trong tờ trình cho rằng người bà con của ông ĐT ở trên cao nguyên đã bỏ phiếu cho cựu Quốc Trưởng và chống Thủ tướng.

Ông Nhu liếc qua tờ trình:

- Bậy. Bỏ sọt giấy. Excès de Zèle[quá sốt sắng] của cấp dưới muốn lập công. Làm sao nó nhìn được vào phía của người ta.

Cái test đó giúp ông Đoàn Thêm hiểu thêm con người Ngô Đình Nhu như thế nào?

Nhưng về thực tế thì người dân “chưa đủ trình độ” để thực thi quyền dân chủ của mình. Phần đông, dân chúng ít học không biết ông Diệm là ai, cũng chẳng biết Bảo Đại là người thế nào.

Ngay như một ông nhà báo, ông Công Tử Hà Đông, hồi đó là phóng viên cho báo Saigòn mới của bà Bút Trà cũng viết rằng, ông không biết ông Diệm là ai cho đến lúc ông Diệm về nước.

Nói một cách công bằng, cứ để dân chúng đi bầu một cách tự do thoải mái, theo nhận xét của Lansdale, ông Diệm cũng sẽ thu được khoảng 90% số phiếu ủng hộ!

Cũng theo Lansdale khi trả lời câu phỏng vấn của Karnow:

- Karnow: Ông có thật sự bằng lòng và nghĩ rằng đây là một cuộc bầu cử lương thiện?
-Lansdale: Tôi nghĩ rằng nó cũng tạm đủ đối với dân chúng. Tôi cũng nghĩ là nó phản ảnh ý muốn của dân chúng”.

Seth Jacob cũng đưa ra nhận xét:

“Không còn điều gì có thể nghi ngờ được nữa, Diệm vẫn có thể đánh bại Bảo Đại trong một cuộc bầu cử công bằng, nhưng những người ủng hộ Diệm đã muốn nắm phần chắc. Cuộc vận động cho Bảo Đại bị ngăn cấm. Thùng phiếu bầu bị tráo đổi, cử tri bị đe dọa và toàn thể dân miền Nam được tuyên truyền trong một chiến dịch chống lại Bảo Đại”.
[Trích Cold War Mandarin, Seth Jacob, trang 89]

Phần tổng thống Nixon cũng đồng quan điểm với Lansdale khi cho rằng, cử bỏ phiếu một cách công bình, ông Diệm cũng thắng cuộc trưng cầu dân ý ít lắm là 65%.

“Cho dù có sự bất đồng mạnh mẽ đi nữa, ông Diệm cũng vẫn có thể thắng cử một cách chắc chắn với một cuộc bầu cử tổ chức đứng đắn- có thể không dưới số 65% phiếu bầu-bởi vì ông Diệm lúc bấy giờ ông đã đạt được sự tín nhiệm và được nhiều người biết đến”. .
(No More Viet Nam, R. Nixon, trang 40.)

Hội đồng Cách Mạng quăng hình Bảo Đại trước Toà Đô Chính (4/1955) Nguồn: LIFE

Theo người viết, trong bối cảnh chính trị miền nam lúc bấy giờ thì cuộc Trưng cầu dân ý chỉ có ý nghĩa tượng trưng- một cách thức diễn tập dân chủ-. Đây chỉ là một cuộc trưng cầu dân ý, tức hỏi ý dân.

Không hẳn là một cuộc đi bầu.

Theo một bài viết sâu sắc của Chapman Jessica với nhan đề: Staging Democracy, south Vietnam’s 1955 Referendum to Depose Bao Dai, 12-20-2005, Pacific Rim Research Program, UC Berkeley.

Chapman Jessica trong phần kết luận bài khảo cứu cho rằng các viên chức Hoa Kỳ đã không dành đủ thì giờ tìm hiểu tính cách “phức tạp”,[The complexities] về đời sống chính trị ở Nam Việt Nam. Sự hiểu biết đầy đủ tính phức tạp ấy giúp đưa ra những đường lối và chính sách phù hợp với những yếu tố chính trị và văn hóa ở miền Nam Việt Nam.

Cuộc Trưng cầu dân ý không mang ý nghĩa của một cuộc “trắc nghiệm dân chủ” bằng lá phiếu như người Mỹ hiểu.

Lá phiếu chỉ là thể hiện ý dân.

Nó là một lá phiếu biểu tỏ sự tín nhiệm(vote de confiance)nhằm thăm dò, nhằm hỏi ý hơn là phiếu bầu tranh nhau từng lá phiếu cử tri.

Cho nên tính cách đa số tuyệt đối trong viễn cảnh hoạch định đường lối lãnh đạo và xây dựng một đất nước có thể hiểu được và dung nhận trong bối cảnh xã hội, chính trị thời đó.

Dù sao đây cũng là bước đầu thực tập bài học dân chủ ở Việt Nam.

-Nó không che dấu sự vụng về, sự khập khễnh vì thiếu kinh nghiệm học hỏi dân chủ.

Vì nếu đủ kinh nghiệm chính trị, câu truyên diễn tập dân chủ đã không diễn ra như thế.

Phần người Mỹ, hãy thử hỏi họ đã để ra thời gian bao lâu để có được trình độ dân chủ như hiện nay?

Sau cuộc Trưng cầu dân ý này thì tiếp theo đó tiến hành bầu Quốc Hội Lập Hiến tháng 3/1956 và ban hành Hiến pháp đệ nhất cộng hòa ngày 26/10/11956. Trong đó bao gồm 134 dân biểu, thuộc 4 đảng thân chính phủ, không có đối lập.

Khái niệm”đối lập”là nguyên tắc cốt lõi của nguyên tắc dân chủ chưa thể có chỗ đứng công khai và được nhìn nhận bởi luật pháp ở thời đó được.

Người ta chưa có thể cho phép một sự”đốt giai đoạn” bằng tiêng nói đối kháng công khai trong quốc hội và ngoài quốc hội được.

Cho nên bất cứ sự phê phán, đánh giá nào -muốn cho công bằng- vẫn phải căn cứ trên bối cảnh chính trị xã hội nhất định của thời đó như quan điểm nhìn của Chapman Jessica.

Việc mang cái khung dân chủ nhập cảng chụp lên một xã hội vừa ra khỏi chế độ thuộc địa và phong kiến xem ra là quá sớm và không phản ánh tình hình thực tế của xã hội miền Nam.

Xin nhấn mạnh là không có đối lập.

Thành phần Ủy ban soạn thảo Hiến Pháp gồm có Trần Văn Lắm[ chủ tịch], Trần Chánh Thành, Trần Trung Dung, Vũ Quốc Thông và Trương Vĩnh Lễ.

Hiến pháp này dựa theo hiến pháp Hoa Kỳ và Pháp.

Chính phủ Diệm dần đi vào ổng định ít nữa cho đến cuối năm 1960.

Để chấm dứt bài này, xin ghi nhận cuộc Trưng cầu Dân ý chỉ là kết quả cắt đứt một cuộc ép duyên chính trị giữa ông Bảo Đại và ông Diệm- hay một vụ ủy quyền không tiền khoáng hậu xảy ra giữa hai người.

Điều bất thường là người thụ ủy ở đây khi nhận quyền không phải để thì hành chính sách và đường lối của người ủy nhiệm, nhưng là người sẽ phủ nhận ngay cả triệt tiêu tất cả những gì thuộc người ủy nhiệm và đề xướng một chính sách, một đường lối mới.

Cuộc Trưng cầu Dân ý dù có viện dẫn ra được những gian ý và xảo trá-dù có ngay thẳng hay không- nó cũng không đảo ngược được tình thế và cũng không thể giúp được Bảo Đại xoay ngược lại tình thế như nó phải là như thế !! Phải chăng nó là một tất yếu lịch sử? (Nécessité historique]

Hiểu thâm sâu được điều đó, hiểu được ý nghĩa Việc trưng cầu dân ý.

Trưng cầu dân ý không hẳn chỉ thuần túy một sự ủy nhiệm người mà còn chính là ủy nhiệm một thể chế mới cho VN!! Nó triệt tiêu một định chế quân chủ đã lỗi thời và mời gọi tham gia và một chính thể cộng hòa chưa hẳn được minh định!!

© Nguyễn Văn Lục

© Đàn Chim Việt

207 Phản hồi cho “Cuộc trưng cầu dân ý và việc truất phế Bảo Đại tháng 10-1955”

  1. Thích Nói Thật says:

    Tôi biết tỏng tòng tong rằng; Những tài liệu nói về 9 năm cầm quyền của ông Diệm với những bắt bớ trả thù mà nick Chưng Sơn sưu tầm được là ở, nếu không từ những trang web của CSVN, thì cũng ở trong Giaođiểm hoặc Sáchhiếm.
    Vì vậy Chưng Sơn chỉ trích dẫn, cắt, dán, mà không dám dẫn nguổn?

  2. Saigon Buffalo says:

    @ Trung Kiên

    1/ Cuốn sách có ghi lại cuộc “bầu cử” Tổng Thống năm 1961 là cuốn “Hai mươi năm qua: Việc từng ngày (1945-1964)” do Đoàn Thêm viết.

    2/ Trung Kiên hỏi:

    “Đồng ý rằng, ông Diệm cũng chỉ là một con người nên cũng có khuyết điểm. Thế nhưng từ sau ngày ông bị sát hại đến nay…Bạn Saigon Buffalo có thể chỉ cho chúng tôi một “gương mặt lãnh đạo nào sáng giá và có uy tín như ông Diệm không???”

    Đây là một câu hỏi mà chỉ có cử tri mới có quyền trả lời, không ai có thể trả lời dùm họ. Vì một lãnh đạo “sáng giá và có uy tín như ông Diệm” là người được đa số cử tri tín nhiệm qua một cuộc bầu cử lương thiện. Mà muốn có một cuộc bầu cử như vậy thì tối thiểu báo chí và đảng phái đối lập phải được hoạt động tự do, một chuyện hoàn toàn không có dưới chín năm Ngô Đình Diệm… Chế độ Ngô Đình Diệm không cho lực lượng đối lập được tự do tạo uy tín cho mình bằng cách tranh giành cử tri với ông Diêm một cách lương thiện… mà bây giờ thì những người ủng hộ ông ta lại hỏi có “một “gương mặt lãnh đạo nào sáng giá và có uy tín như ông Diệm không???”!?

    • Trung Kiên says:

      Cám ơn bạn Saigon Buffalo đã phản hồi và cho biết;

      1) nguồn gốc trang (“bầu cử” Tổng Thống năm 1961 là cuốn “Hai mươi năm qua: Việc từng ngày (1945-1964)” của Đoàn Thêm) mà Bạn đã post lên ở bên dưới.

      Còn câu (2) thì TK không thoả mãn, vì rằng;

      a) TK chỉ muốn biết nhận định và “đánh giá riêng” của Bạn (Saigon Buffalo)
      b) Nói rằng “Đây là một câu hỏi mà chỉ có cử tri mới có quyền trả lời, không ai có thể trả lời dùm họ” thì mông lung quá. Cử tri chỉ bỏ phiếu lựa chọn, thế nhưng chưa hẳn đã là sự lựa chọn khách quan, mà “có thể” là do cảm tính, đảng phái và tôn giáo nữa…

      c) Một vị lãnh đạo “sáng giá và có uy tín” là người đã có quá trình đấu tranh và thực hiện những công việc ích nước lợi dân.

      Nếu cho rằng “Chế độ Ngô Đình Diệm không cho lực lượng đối lập được tự do tạo uy tín cho mình bằng cách tranh giành cử tri với ông Diêm một cách lương thiện…” thì e rằng không đúng. Vì sau khi ông Diệm bị sát hại ngày 2/11/1963 thì chính trường miền Nam đã bị bỏ trống một thời khá dài. Có vài vị ra được vài tháng rồi lại rút lui…

      Vì vậy, TK chỉ muốn Bạn cho biết, theo nhận định của mình thì trong số “những người lãnh đạo Miền Nam đã xuất hiện”, kể cả những người đảo chánh, hất đổ Tổng Thống Diệm, có người nào được như cố Tổng Thống Diệm không???

      • Saigon Buffalo says:

        Nhân có thắc mắc của Trung Kiên, tôi xin bàn thêm về vai trò của người cử tri trong một xã hội dân chủ.

        1/ Trung Kiên viết: “Cử tri chỉ bỏ phiếu lựa chọn, thế nhưng chưa hẳn đã là sự lựa chọn khách quan, mà “có thể” là do cảm tính, đảng phái và tôn giáo nữa… Một vị lãnh đạo “sáng giá và có uy tín” là người đã có quá trình đấu tranh và thực hiện những công việc ích nước lợi dân.”

        Vì cử tri là người phải đóng thuế và phải gánh chịu những hậu quả của chính sách do người lãnh đạo ban hành, nên họ là người phải có quyền tối hậu để quyết định ai là lãnh đạo sáng giá và có uy tín. Họ là người có quyền quyết định ai là người đã “có quá trình đấu tranh và thực hiện những công việc ích nước lợi dân.” Cử tri có “khách quan” hay không là chuyện của họ, không ai có thể quyết định dùm họ, vì không ai sẽ trả thuế thay cho họ.

        2/ Chín năm thời ông Diệm cầm quyền, ông ta không cho một thế lực đối lập nào được tự do tạo uy tín cho mình, không cho họ hoạt động để chuẩn bị lên nắm chính quyền, khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ. Những xáo trộn chính trị sau cuộc đảo chánh năm 1963 là hậu quả tất nhiên của việc đàn áp đối lập của gia đình họ Ngô.

        3/ Trung Kiên còn hỏi: “Vì vậy, TK chỉ muốn Bạn cho biết, theo nhận định của mình thì trong số “những người lãnh đạo Miền Nam đã xuất hiện”, kể cả những người đảo chánh, hất đổ Tổng Thống Diệm, có người nào được như cố Tổng Thống Diệm không???”

        Đây là một câu hỏi rất dễ trả lời: Nếu tôi là một cử tri ở Miền Nam lúc đó, tôi sẽ kết luận rằng Nguyễn Văn Thiệu là người hơn Ngô Đình Diệm rất xa…

        Lý do: Tuyệt đại đa số dân Miền Nam là nông dân sống ngoài thành thị. Việc cải cách điền địa để tranh thủ sự hậu thuẩn của nông dân do đó là một điều tối quan trọng cho sự tồn vong của Miền Nam. Thế nhưng khi ông Diệm nắm chính quyền ông đã cho phép mỗi điền chủ giữ lại khoảng 100 mẫu ruộng, nghĩa là 30 lần cao hơn số ruộng mà điền chủ ở Nhật, Đài Loan và Nam Triều Tiên được giữ!

        Xem Philip Catton, Diem’s Final Failure, p. 53:

        http://imageshack.us/photo/my-images/825/pcatton001.jpg/

        Sự thất bại của ông Diệm trong việc cải cách điền địa đã khiến cho Cộng Sản có cơ hội tranh thủ nông dân nghèo tại miền Nam, làm bàn đạp cho một cuộc chiến tranh du kích. Khi Nguyễn Văn Thiệu lên nắm chính quyền, ông đã ban hành luật “Người Cày Có Ruộng”, chỉ cho phép điền chủ giữ lại khoảng 15 mẫu ruộng. Nếu tôi là một nông dân Miền Nam nghèo tại miền Nam, nhất định tôi sẽ thấy ông Thiệu hơn ông Diệm rất xa: Nguyễn Văn Thiệu đã làm một việc ích nước lợi dân mà Ngô Đình Diệm không làm. Điều đáng tiếc là lúc đó đã quá trể, cuộc chiến tranh du kích chiến đã biến thành cuộc chiến tranh vận động chiến.

      • Trung Kiên says:

        Chào bạn Saigon Buffalo

        Tuy không đồng quan điểm với nhận định, nhưng TK thích cách đối thoại ôn hoà và lịch lãm của Bạn.

        1/ Chúng ta đang trao đổi với nhau về “đánh giá một vị lãnh đạo sáng giá và có uy tín, tức là người có nhân cách với quá trình đấu tranh và thực hiện những công việc ích nước lợi dân.”

        Điều này dĩ nhiên tùy thuộc vào tài liệu mà Bạn hay TK đã đọc, tham khảo, cộng với suy nghĩ và nhận định của riêng mình! “Chúng ta” không thể kéo “cử tri” vào đây, nó bông lung lắm…miễn bàn tiếp!

        Bạn viết…”2/ Chín năm thời ông Diệm cầm quyền, ông ta không cho một thế lực đối lập nào được tự do tạo uy tín cho mình, không cho họ hoạt động để chuẩn bị lên nắm chính quyền, khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ. Những xáo trộn chính trị sau cuộc đảo chánh năm 1963 là hậu quả tất nhiên của việc đàn áp đối lập của gia đình họ Ngô.“.

        Câu hỏi được đặt ra:

        a) Tại sao các đảng phái ở VN thời đó (1946-1954) không hoạt động mạnh hoặc hữu hiệu để tạo uy tín cho mình?
        b) Vì đâu Bảo Đại quan tâm lưu ý đến ông Diệm, mặc dù lúc ấy ông Diệm đang bôn ba nơi hải ngoại và cũng chưa có uy tín, nhân dân chưa biết nhiều về ông?
        c) Khi ông Diệm về nước thì tình hình rối beng, loạn sứ quân. Vậy mà ông Diệm đã dần ổn định, vừa kiến thiết xứ sở, vừa xây dựng được một nền DÂN CHỦ – TỬ DO?
        d) Và tại sao sau khi ông Diệm bị sát hại, các đảng phái (đã một thời tranh giành với ông Diệm) không ai đứng ra gánh vác trách nhiệm điều khiễn QG?

        Những câu hỏi trên đây buộc TK phải tìm câu trả lời, và dưới đây chỉ là một trong nhiều câu trả lời để chúng ta tham khảo và suy nghĩ:

        CIA sau đảo chánh ông Diệm

        Và đây nữa, chúng ta đọc để biết tại sao ông Diệm “phải ” diệt đối lập! Đảng đối lập hay phá hoại?…Sự thật ra sao?

        ĐIỆP VỤ: TÌNH YÊU KHÁC CHIẾN TUYẾN – MÁU – HẬN THÙ – NUỚC MẮT

        Tôi không biết Nguyễn Hùng Kiệt là ai, nhưng bài viết của ông đã làm cho tôi suy nghĩ nhiều…

        3/ Bạn cho rằng…”Nếu tôi là một cử tri ở Miền Nam lúc đó, tôi sẽ kết luận rằng Nguyễn Văn Thiệu là người hơn Ngô Đình Diệm rất xa…
        Lý do: Tuyệt đại đa số dân Miền Nam là nông dân sống ngoài thành thị. Việc cải cách điền địa để tranh thủ sự hậu thuẩn của nông dân do đó là một điều tối quan trọng cho sự tồn vong của Miền Nam. Thế nhưng khi ông Diệm nắm chính quyền ông đã cho phép mỗi điền chủ giữ lại khoảng 100 mẫu ruộng, nghĩa là 30 lần cao hơn số ruộng mà điền chủ ở Nhật, Đài Loan và Nam Triều Tiên được giữ!

        Thiển nghĩ…không thuyết phục!

        Vì rằng, đánh giá một vị lãnh tụ thì không thể chỉ dựa vào “một sự việc” (như Bạn nói ở trên), mà những tiêu chuẩn về: Đạo Đức, Nhân cách, Lối sống, Trình độ nhận thức, những việc làm vì dân vì nước…v.v..v…

        Cũng đừng quên rằng, tất cả những gì VNCH đang có lúc đó, phần lớn là do ông Diệm đã hoàn tất, ông Thiệu chỉ là người thừa hưởng!

  3. Nguyễn says:

    Con chiên mít ồn ào như bầy ong thế kia, các em tiếc nuối ông Diệm là đã có một thời, mà lại không đủ sức cứu vớt các em khỏi mặc cảm kitô bị người VN nghi ngờ khinh rẻ, rồi bây giờ cứ ngồi mãi đó chắt lưỡi hay sao?

    Một đàn ỏm tỏi gấu ó thế đó, mà để mồ mả hai lão Diệm Nhu lạnh tanh cho Việt Cộng chăm sóc giùm.

    VC coi vậy mà cũng cắm được vài nén nhang cho hai lão đó chứ… Còn đàn le chien trốn chui trốn nhủi chẳng cúng được cái bánh thánh hay ly rượu lễ nào cho ra hồn! Cứ ngồi đó mà u uẩn…:))

  4. Saigon Buffalo says:

    “Vân Nam says:

    18/10/2012 at 23:56

    1) Vậy ông trả lời về câu hỏi -” Ông Diệm và gia đình đã có khả năng động viên toàn dân miền Nam trong cuộc chiến chống kẻ thù phương Bắc hay không?” -như thế nào?
    2) Ông nói rằng Chuá Nguyễn đã có thể tạo ra mối đoàn kết quân dân, vì thế mà giữ được độc lập trước bước tiến cuả quân chúa Trịnh.

    Xin ông đưa bằng chứng về việc chuá Nguyễn tạo ra được mối đoàn kết quân dân.
    Ông giải thích thế nào về vụ nổi dậy Tây Sơn? Bằng chứng về đoàn kết quân dân đó ư?”

    Xin được trả lời ông/bà Vân Nam như sau:

    1/ Theo tôi thấy, ông Diệm và gia đình đã không có khả năng động viên toàn dân miền Nam trong cuộc chiến chống kẻ thù phương Bắc. Ông Diệm mất dần sự ủng hộ của họ. Họ đã tỏ ra thờ ơ trong lúc ông lâm nạn. Xem trang 202-203 trong cuốn Những Ngày Chưa Quên, 1954-1963 của Đoàn Thêm, một công chức làm việc trong Dinh Tổng Thống:

    “Nhưng đêm 11 tháng 11 năm 1960, và ngày hôm sau, khi Dinh Độc Lập bị vây hãm, khi ông lâm vào cảnh nguy khốn, chẳng thấy một giới nào hay nhóm nào can thiệp. Dân chúng kéo tới quanh những đoàn Nhảy Dù trên đường Thống Nhất, nghe, nhìn, cười nói, bán quà bánh, tấp nập như trong ngày hội…”

    Nên đọc toàn bộ 2 trang sách nói trên.

    Trang 202:

    https://docs.google.com/document/pub?id=1dCjJJtVEcZhIbRPYNse5h2qlfXlAiwrMn2ku2L0udAU

    Trang 203:

    https://docs.google.com/document/pub?id=1Dvf3Y1Keb9gBOQgk-QiUSjhNieGqJZD06oRqMxzbuFI

    Nhận định của Đoàn Thêm được xác nhận bởi một báo cáo về những lực lượng chống đối ông Diệm mà Đại Sứ Pháp tại Sài gòn gửi về Paris vào tháng 3 năm 1962, nghĩa là trước khi ông Diệm bị đảo chánh hơn một năm. Xem Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu, 1955-1963, trang 248:

    “Lực lượng chống đối tập họp những người ái quốc cấp tiến, giới trưởng giả Nam Kỳ bị gạt bỏ khỏi những việc công ích bởi những phần tử Bắc hay Trung vào tị nạn, những giáo pháo bị giải giới và bị nghi ngờ và, một cách tổng quát, tất cả những người không Ki-tô chống lại thiểu số Ki-tô (10% dân số) đã đặt tôn giáo Ki-tô La Mã lên hàng quốc giáo. Họ không đòi hỏi sự thay đổi trong chế độ, mà là thay đổi cả một chế độ.”

    Xem scan của trang sách đó tại đây:

    https://docs.google.com/document/pub?id=1N_ujf13uXiQ3fDPRMDCyxD3uurKTcVHuVZ99vkY23JA

    2/ Về việc Chúa Nguyễn và sự đoàn kết của quân dân Đàng Trong, lời phát biểu của tôi dựa trên những gì sử gia Phạm Văn Sơn cho biết trong Việt Sử Tân Biên, tập 3, trang 166:

    https://docs.google.com/document/pub?id=1UYxbJHt7ER8Abhi7wZea7CVkFrta1trxFq1mdjbVDhI

    Thế kỹ 17, quân Trịnh tấn công Đàng Trong lần đầu tiên vào năm 1627. Đợt tấn công cuối cùng xảy ra vào năm 1672. Trong cuộc chiến kéo dài trên 40 năm đó, ít ra là chúa tôi ở phía Nam phải có một sự đoàn kết tương đối cao mới có thể tận dụng được những ửu điểm khác của vùng đất này để mà giữ cho Đàng Trong được độc lập một thế kỹ sau chiến dịch 1672.

    Phong trào Tây Sơn chỉ bùng nổ vào những năm 1771-1773, nghĩa là khoảng 100 năm sau chiến dịch 1672. Lúc đó, theo chu kỳ thịnh suy mà chúng ta thường thấy trong lịch sử, dòng họ của Chúa Nguyễn đã không còn có khả năng điều hành đất nước nữa, nên sự ra đời của phong trào nói trên vào cuối thế kỹ 18 không phải là một điều khó hiểu.

    Nó không ăn nhập gì đến sự đoàn kết của quân dân Đàng Trong trong cuộc chiến 45 năm vào thế kỹ 17.

    • Vân Nam says:

      Chào ông Saigon Buffalo,

      Tôi có hai vấn đề thưa chuyện với ông.
      1) Ông nói rằng , đợt tấn công cuối cùng cuả nhà Trịnh xảy ra vào năm 1672. Thưa ông thế thì trận chiến năm 1775 đời chúa Nguyễn Phúc Thuần, cuộc chiến mà chính ông ta phải cho lệnh trói Trương Phúc Loan giao cho quân “địch” để địch giết. Quân nào đã đánh chiếm Phú Xuân ( chắc ông có biết đây là nơi nào cuả Chúa Nguyễn chứ?). Ai đã thua chạy, vượt đèo Ải Vân vào xứ Quảng Nam? Quân đội nào do Hoàng Ngũ Phúc đã tiến tới đóng tận Châu Ổ(Quảng Ngãi bây giờ). Ai đã phải đem một ông cháu là Nguyễn Phúc Ánh chạy vào Gia Định, bỏ lại một người cháu khác là Nguyễn Phúc Dưong, sau bị Nguyễn Nhạc bắt giữ?
      2)Về việc ông Đoàn Thêm kể lại khi Dinh Độc Lập bị vây hãm, không có lực lương nào tiếp cứu( nếu ông muốn biết tại sao thì nên hỏi chính phủ Mỹ lúc bấy giờ và mấy ông Tướng !). Dân chúng kéo tới xem, vui cười, hàng quà bánh ê hề, không thua gì ngày hội! Như thế còn thua xa năm 1975 khi quân đội CS Bắc Việt vào Sài Gòn ông à, dân chúng còn đứng hai bên đường vẫy cờ chào mừng “Quân Giải Phóng”, choàng vòng hoa cho các anh giải phóng quân. Ông hay ông Đoàn Thêm có căn cứ vào những “cảm tình nồng hậu” đó để nói rằng dân Miền Nam ao ước được giải phóng không? Và ông hay ông ĐT có nghĩ rằng nếu không có giải phóng sớm chắc là nhân dân Miền Nam chết vì bọn Mỹ Nguỵ kềm kẹp.
      Nói cho hết ý để xin kết luận rằng, không có gì để nói thêm với ông nữa!
      Trân trọng.

      • Saigon Buffalo says:

        Xin lưu ý độc giả tại diễn đàn này đến hai việc thiếu chính xác của ông hay bà Vân Nam.

        1/ Ông/bà ta viết:

        “Ông nói rằng , đợt tấn công cuối cùng cuả nhà Trịnh xảy ra vào năm 1672.Thưa ông thế thì trận chiến năm 1775 đời chúa Nguyễn Phúc Thuần, cuộc chiến mà chính ông ta phải cho lệnh trói Trương Phúc Loan giao cho quân “địch” để địch giết. Quân nào đã đánh chiếm Phú Xuân ( chắc ông có biết đây là nơi nào cuả Chúa Nguyễn chứ?).”

        Đây là điều ông/bà Vân Nam tự gán cho tôi, vì chính tôi viết:

        “Thế kỹ 17, quân Trịnh tấn công Đàng Trong lần đầu tiên vào năm 1627. Đợt tấn công cuối cùng xảy ra vào năm 1672.Trong cuộc chiến kéo dài trên 40 năm đó,…”

        Nhìn vào đoạn văn ngắn này, bất cứ người đọc cẩn thận hay lương thiện nào cũng có thể hiểu là tôi đang nói đến đợt tấn công cuối cùng trong cuộc chiến xảy ra ở thế kỹ 17. Ông/ bà Vân Nam không thấy mấy chữ “Thế kỹ 17″ hay sao mà lại lôi một chuyện thuộc cuối thế kỹ 18 ra để chất vấn tôi?

        2/ Ông/bà Vân Nam còn viết:

        “Như thế còn thua xa năm 1975 khi quân đội CS Bắc Việt vào Sài Gòn ông à, dân chúng còn đứng hai bên đường vẫy cờ chào mừng “Quân Giải Phóng”, choàng vòng hoa cho các anh giải phóng quân. Ông hay ông Đoàn Thêm có căn cứ vào những “cảm tình nồng hậu” đó để nói rằng dân Miền Nam ao ước được giải phóng không?”

        Không một người lương thiện hay cẩn thận nào có thể dựa vỏn vẹn vào việc dân chúng Sài Gòn “đứng hai bên đường vẫy cờ chào mừng “Quân Giải Phóng”, choàng vòng hoa cho các anh giải phóng quân” để nói rằng dân Miền Nam ao ước được giải phóng, vì lý do đơn giản là ngay lúc đó cũng có rất nhiều người Miền Nam ồ ạt tìm cách tỵ nạn CS bằng đường thủy hay đường không.

        Khi Ngô Đình Diệm bị đảo chánh thì chỉ thấy có người dân “nghe, nhìn, cười nói, bán quà bánh, tấp nập như trong ngày hội…”, không thấy có một làn sóng tỵ nạn hay sự hốt hoảng nào tương tự như ngày 30/04/1975.

        Không ưa quân đảo chánh họa chăng có tín đồ Ki-tô giáo tại Miền Nam. Vì theo một báo cáo về những lực lượng chống đối ông Diệm mà Đại Sứ Pháp tại Sài gòn gửi về Paris vào tháng 3 năm 1962 (và tôi cũng đã trích dẫn ở post trước) thì:

        “Lực lượng chống đối tập họp những người ái quốc cấp tiến, giới trưởng giả Nam Kỳ bị gạt bỏ khỏi những việc công ích bởi những phần tử Bắc hay Trung vào tị nạn, những giáo pháo bị giải giới và bị nghi ngờ và, một cách tổng quát, tất cả những người không Ki-tô chống lại thiểu số Ki-tô (10% dân số) đã đặt tôn giáo Ki-tô La Mã lên hàng quốc giáo. Họ không đòi hỏi sự thay đổi trong chế độ, mà là thay đổi cả một chế độ.”

      • Vân Nam says:

        Ông Saigon Buffalo,

        Tôi thật sự thất vọng về cách đọc và hiểu cuả ông. Khi tôi đưa ra trường hợp quân CS vào Sải gòn, dân chúng ra xem, có người hoan hô, tặng hoa…là tôi có ý so sánh, nếu chỉ nhìn vào những hình ảnh đó mà nói là dân Miền Nam ủng hộ CS thì có khác gì ông căn cứ vào vài ghi chép cuả ông Đoàn Thêm nói là dân ra xem, thân thiện với lính nhảy dù rồi ông kết luận rằng dân chúng lúc đó (1960), chán ghét chế độ nhà Ngô nên không có giới nào hay nhóm nào can thiệp! Nếu thế đáng lẽ nhà Ngô đi đời từ cuộc đảo chính đó, chứ sao còn tồn tại để thế lực ngoại bang phải dùng tiền, chức tước mua chuộc bọn côn đổ giết người rồi xưng là cách mạng? Cả thế lực chi tiền, lẫn bọn giết thuê đã tự thú, sao không thấy ông đề cập đến?
        Ông và những người như Chánh Đạo Nguyên Vũ Vũ Ngự Chiêu thay vì tìm tài liệu ở người Pháp thì nên tìm ở chỗ khác cho khách quan. Ông biết người Pháp “thân thiện” với VNCH đến mức nào chứ, đặc biệt với chính phủ Ngô Đình Diệm? Tuy là có áp lực cuả Mỹ và Quốc tế, nhưng dưới quyền chính phủ Diệm thì thực dân Pháp bị tạt tai, đá đít, vĩnh viễn từ bỏ Đông Dương trù phú. Không nói đến VNDCCH, dù sao cũng có tư cách một nước. Việc họ công nhận, giao hảo mật thiết với Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời MNVN là đủ biết họ cay cú đến mức nào khi bị hất cẳng!( ông đừng bắt bẻ là chuyện đó xảy ra sau này).
        Ông căn cứ vào đâu đề nói rằng không ưa quân đảo chánh chỉ có 10% những người theo đạo Thiên Chuá? Lại Pháp! Hay là luận điệu cuả một nhóm nhân danh Phật Giáo đang làm lính xung kích cho CSVN?

        Vấn đề Trịnh Nguyễn nằm ở lập luận cuả ông hàm ý so sánh chế độ Đàng Trong cuả Chuá Nguyễn với chế độ miền Nam dưới chính thể Đệ Nhất Cộng Hòa, một bên tạo được sự đoàn kết quân dân, nên Đàng Ngoài Chuá Trịnh đánh bao phen vẫn vững vàng, trong khi NĐD vì lòng dân ly tán nên…trước sau gì CS cũng thắng(ông không nói ra nhưng tôi phải hiểu như thế). Kiểu so sánh và lập luận ấu trĩ như vậy là coi khinh người đọc, cuộc chiến sau này là chiến tranh uỷ nhiệm. là một mặt trận trong thế trận toàn cầu cuả hai khối CS-Tự Do(TB), khác xa với sự phân tranh Trịnh Nguyễn.
        Để bác bỏ luận điểm này qua cuộc chiến Trịnh-Nguyễn, tôi đưa ra chứng cứ là không chắc gì các Chuá Nguyễn gìn giữ được cương vực do đoàn kết được quân dân( không có bằng chứng), vì đã có những thối nát trong nội bộ là nguyên nhân dẫn đến phong trào nông dân do anh em Tây Sơn lãnh đạo. Về phần quân sự, đã từng bị quân Trịnh chiếm “thủ đô”. Anh em, chú cháu chạy thục mạng…Vấn đề không ở thời gian thế kỷ 17 hay 18 hoặc sự thịnh suy. Nếu dùng thịnh suy để bào chữa thì …vô cùng! Khi thịnh bao lần nước ta đánh bại Trung Hoa, khi suy, một Chế Bồng Nga ra vào Thăng Long như chốn không người. Chẳng phải dưới chế độ “nhà Ngô” miền Nam đã có lúc ấm no, thanh bình đó sao? Tại sao chỉ nhắm vào lúc “suy vong”?

        Nói tóm lại, ông có lập luận, dẫn được nguồn. Nhưng đánh tiếc những nguồn đó chỉ là một nửa sự thật, nó được chon lựa để phục vụ cho định kiến cuả ông. Lập luận mới nhìn, có vẻ chặt chẽ, nhưng để ý sẽ thấy sự xuyên tạc ẩn dấu trong đó.

  5. Trung Kiên says:

    Chào bạn Saigon Buffalo

    TK đang thắc mắc, sau cuộc trưng cầu dân ý 23.10.1955 nền Đệ Nhật VNCH có tổ chức bầu Tổng thống lần nào nữa không, vì ông Diệm làm Tổng Thống tới 9 năm (từ 1955 đến 1963)

    May quá, cám ơn Bạn đã đưa link hướng dẫn,qua đó TK biết được rằng ông Diệm đã lại tái đắc cử Tổng Thống VNCH nhiệm kỳ 2 (1961-1966).

    Tiếc rằng Bạn không cho biết cuốn sách ấy của ai? tên gì? …và trang 293 mà Bạn post lên chẳng nói lên được điều gì, mà chỉ là thông tin ngắn ngủi:

    - Ứng cử viên Nguyễn Đình Quát hứa “sẽ đòi ngưng bắn ngay nếu được đắc cử” (sic)?
    - Ngày 8.4.1961 VC khủng bố, ném lựu đạn làm 2 người Mỹ chết và 9 người VN bị thương
    - Ngày 9.4.1961 bầu Tổng thống và phó Tổng Thống.
    - Chừng 2500 người từ các tỉnh do VC xua lên Sàigòn phá bầu cử, bị chận lại ở Bình Đông…

    Điều này cho thấy, VC đã tìm mọi cách phá vỡ cuộc bầu cử Tổng Thống VNCH nhưng họ đã bị thất bại!!!

    Ông Diệm có…(lời của Bạn) “chiến thắng của ông Diệm là một việc “tiền định”” (sic) hay thế nào…Rất tiếc đã không có tài liệu nào nói rõ…Nhưng dù sao cho thấy ông Diệm cũng đã “đương đầu” với cử tri một cách công khai, và ông đã thắng các đối thủ của ông…

    Mời Bạn bấm vào đây để thấy một số hình ảnh bầu cử Tổng Thống VNCH ngày 9.4.1961:

    Nam Ròm – 1961…Bầu cử Tổng Thống (hình ảnh xưa)!

    Còn câu hỏi của Bạn ở dưới rằng;…”Tại sao ông Nguyễn Văn Lục không ghi lại rằng số người đi bỏ phiếu theo Bộ Nội Vụ là 5.838.907?”.

    Câu trả lời thuộc vê ông Lục.

    Tuy nhiên, thiển nghĩ, điều này không quan trọng, có thể có sự lầm lẫn con số, đưa ra sẽ chỉ làm rắc rối thêm, chúng ta cộng những con số sau đây cũng đã có thể phỏng đoán được:

    - Có 5.721.735 phiếu thuận truất phê Bảo Đại và công nhận thủ tướng Ngô Đình Điệm.
    - 44. 155 phiếu không hợp lệ
    - 63.017 bỏ phiếu không chịu truất phế”.
    Tổng cộng phiếu bầu là: 5’828’907 (10’000 ít hơn của Bộ nội vụ 5’838’907 viết lộn số?

    Nếu tính con số số cử tri đi bầu (theo Bộ nội vụ) là: 5’838’907 cộng thêm 131.395 không bỏ phiếu = sẽ là 5’970’032 (chớ không phải là 5.960.302) như ông Phụng và ông Lục viết…

  6. quang phan says:

    Vai chính trong cuộc là ông cựu hoàng Bảo Đại, ông đã nhận thức được sự bất lực, bất tài của mình trong tình thế sôi bỏng của đất nước cho nên dù bị truất quyền trong cuộc trưng cầu dân ý, ông không lên tiếng oán trách người tài Ngô Đình Diệm đã thay thế ông cố gắng đương đầu với những khó khăn lúc đó. Trong khi có một số kẻ đứng ngoài cuộc trên diễn đàn DCV này lại nhao nhao rủa xả ông Ngô Đình Diệm. Thật là đáng tức cười !

    Lại nữa, trong khi những kẻ nêu ở trên đả kích kịch liệt ông Ngô Đình Diệm- vị lãnh đạo quyết tâm chống Cộng- trong bài đăng này thì người ta nhận thấy những kẻ này lại vắng bóng trong bài viết Làm Gì Để Cứu Nước đăng trên cùng trang mạng 10/17 trong đó tác giả Trần Ngọc Thành kể tội bè lũ CS Hà nội cầm quyền bán nước, hèn nhát trước hiểm hoạ Tàu cộng.
    Xem ra có thể suy đoán một cách không sai lầm rằng đa số những kẻ chỉ trích Ngô Đình Diệm này nếu không phải là bọn Cộng sản nằm vùng thì cũng là tay chân thuộc hạ của nhóm Ấn Quang- trước kia do tên Việt cộng Thích trí Quang đội lốt nhà tu hành cầm đầu.

    Xét ra nên tìm hiểu xem những người có uy thế, địa vị ở cả hai phía bạn và thù của tổng thống Diệm nhận định về ông ra sao ?

    Khi được tin ông Diệm bị lật đổ và bị giết, Hồ chí Minh đã nói với ký giả Wilfred G. Burchett:” Tôi không ngờ rằng tụi Mỹ ngu đến thế”.

    Ellen J. Hammer tác giả cuốn sách A Death In November đã cho biết ” Đài phát thanh Hà Nội đã trích dẫn báo Nhân Dân nói rằng do sự lật đổ Ngô Đình Diệm và em ông là Ngô Đình Nhu, tụi đế quốc Mỹ đã tự mình hủy diệt những cơ sở chính trị mà họ đã mất biết bao năm để xây dựng”.

    Khi tướng Võ Nguyên Giáp và những đồng chí còn sống sót khi gặp cựu bộ trưởng quốc phòng Hoa kỳ McNamara ở Hà Nội tháng 11 năm 1995, họ nói rằng: “Chính sách Kennedy ở Việt Nam sai lầm hết chỗ nói. Ngô Đình Diệm là một người có tinh thần quốc gia, không khi nào ông chịu để cho người Mỹ dành quyền điều khiển chiến tranh, và sự người Mỹ dành quyền đã đưa người Mỹ đến thất bại đắt giá. Cho nên, kết quả của cuộc đảo chánh lật đổ ông Diệm năm 1963 là sự kết thúc sớm [sự hiện diện] Hoa Kỳ ở Việt Nam, một điều đáng làm cho người ta ngạc nhiên”

    Lãnh tụ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Nguyễn Hữu Thọ nói với báo Nhân Dân: “Sự lật đổ Diệm là một món quà mà Trời ban cho chúng tôi.”Và phó chủ tịch Trần Nam Trung nói: “Tụi Mỹ quyết định đổi ngựa giữa dòng. Chúng sẽ không khi nào tìm được một người hữu hiệu hơn Diệm”

    Trong tài liệu Phản Bội Hay Chân Chính do cán bộ cộng sản Lê Văn Chấp soạn thảo có đoạn viết như sau: “Thành tích chống Cộng của mật vụ Ngô Đình Cẩn/Dương Văn Hiếu (Đoàn Công Tác Đặc Biệt) thật kỳ diệu. Chúng đánh thẳng vào cơ quan đầu não của các Đảng bộ miền Trung như Liên Khu Ủy 5, Tỉnh ủy Thừa Thiên, Thành ủy Huế, rồi Đà nẵng. Tiến xuống miền Nam, chúng tấn công Đặc Khu ủy Sài gòn Chợ lớn, Thủ biên, Cần thơ. Nổi bật nhất là mật vụ miền Trung đánh bắt gọn các lưới Tình Báo Chiến Lược của ta trải suốt từ Bến Hải đến Sài gòn chỉ có một năm.”

    Tổng Thống Richard M. Nixon viết trong tác phẩm “No More Vietnams” : “Lỗi lầm tệ hại nhất của chúng ta là đã xúi dục lật đổ tổng Thống Diệm năm 1963…”

    Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Mansfield – Nếu ông Diệm bỏ đi hay bị lật đổ, HCM có thể đi bộ vào và chiếm Việt nam không có khó khăn nào”

    Lời của ông Trần Văn Hương, được ông cựu bộ trướng quốc phòng McNamara thuật lại: “Một dân chính, ông Trần Văn Hương, người đã từng chỉ trích ông Diệm, từng vào tù vì chống chế độ, đã nói : “Những tướng lãnh hàng đầu đã quyết định giết anh em ông Diệm sợ hãi đến chết được. Họ biết rất rõ họ là những kẻ chẳng có tài cán, đức độ hay hậu thuẫn chính trị gì, dù một chút cũng không có, nếu để Tổng Thống và ông Nhu sống, hai ông sẽ trở lại cầm quyền một cách ngoạn mục mà họ không có cách gì ngăn cản được.”

    Tướng Nguyễn chánh Thi- tham dự cuộc đảo chánh bất thành 1960 – “Những tướng lãnh làm đảo chánh 1/11/1963 hầu hết là manh động theo lệnh ngoại bang, không có lý tưởng cách mạng. Cho nên lũ đầy tớ giết chủ đi rồi, thì loạng quạng không biết làm gì, chỉ chờ quan thầy ra lệnh tiếp, mà quan thầy thì mù tịt tình hình, lệnh lạc đưa ra đầu Ngô mình Sở, không mạch lạc gì cả, đất nước hiện nay bị coi là vô chủ”.

    Hòa thượng Thích tâm Châu đã kể lại như sau đây: “Để có một cái nhìn chính xác về biến động miền Trung, tôi nhận thấy cá nhân ông Diệm là người có tư cách đạo đức hơn hẳn nhiều người khác mà tôi đã có dịp biết. Ông Ngô Đình Nhu xứng đáng là người trí thức, có mưu lược, tư tưởng phóng khoáng, quan niệm về tôn giáo và chánh trị rất dứt khoát”.

    Nhận định về cá nhân tổng thống Ngô Đình Diệm, cụ Hà Thúc ký cho biết cá nhân cụ khi còn là sinh viên đã từng ngưỡng mộ ông Diệm.Cụ có cảm tình với ông Diệm trước hành động từ chức Thượng Thư vì không không muốn bị lệ thuộc vào bọn thực dân Pháp.Cho đến khi ông Ngô Đình Diệm nắm vai trò tổng thống thì cụ lại bị bắt bỏ tù.Cho đến nay, cụ cho biết mỗi khi nghĩ đến việc tổng thống Diệm bị sát hại thì cái thiện cảm mà cụ đã dành cho ông Diệm lúc thời sinh viên lại trở lại. Cụ Hà Thúc Ký cho biết mỗi khi nghĩ đến tổng thống Diệm, cụ vẫn bùi ngùi tiếc thương cho con người suốt đời nặng lòng lo toan cho đất nước. (“SỐNG CÒN VỚI DÂN TỘC” – Hồi Ký Chính Trị Của Cụ HÀ THÚC KÝ )

    Cựu đại sứ Bùi Diễm- thuộc đảng Đại Việt. Đã từng ở trong nhóm Caravelle chống Ngô Đình Diệm- ngày 19/6/2012, trong một cuộc phỏng vấn trên đài SBTN, đã nói rằng: “Cuộc đảo chính ngày 01/11/1963, đã đưa đất nước Việt Nam Cộng Hòa phải bị rơi vào tay của Cộng sản Hà Nội, và không có ai muốn có cuộc đảo chính ấy xảy ra. Không có ai muốn…”

    Tiến sì Philip Catton: ” …Trong khi người Mỹ lo ngại về Diệm, thì ông Diệm cũng lo ngại về Mỹ. Ông vui lòng chấp nhận hỗ trợ quân sự và kinh tế của Mỹ, nhưng không sẵn sàng lắng nghe lời khuyên của Mỹ. Ông không tin người Mỹ biết gì nhiều về Việt Nam hay có nhiều hiểu biết chính trị”.

    Bùi Tín -đại tá Bắc Việt, nguyên phó tổng biên tập tờ Quân Đội Nhân Dân miền Bắc, trong cuốn hồi ký “Hoa Xuyên Tuyết”:“Chính quyền Kennedy hạ ông Ngô Đình Diệm là một thất sách, có thể nói là một sai lầm rõ rệt”.

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      LẠI MẠNH CƯỜNG says:
      17/10/2012 at 01:23

      BỔ TÚC:

      LMC: qua bài trên của Nguyễn Văn Lục, đã cho thấy Bảo Đại có viễn kiến, nên từ chối về nước làm tay sai cho ngoại bang thêm lần nữa.

      [trích]
      Trong Việt Nam nhân chứng, trang 133, Trần Văn Đôn viết ông Nhu kể lại là ông Diệm có viết một thư cho ông Bảo Đại và mời ông về nước lãnh đạo nhưng Bảo Đại không chịu.

      Phần Bảo Đại đã viết:
      “Tôi không tin tưởng vào một cuộc phiêu lưu mới trong tình trạng hiện nay của xứ sở. Sau kinh nghiệm thất bại của người Pháp, một kinh nghiệm của Hoa Kỳ như hiện nay chỉ đưa đến một thất bại mới khốn khổ và tàn bạo hơn cho người Việt Nam”
      [Trích Le Dragon D'Annam, Bao Đai, trang 342.]
      [hết trích]

      • Trung Kiên says:

        Nếu đúng như phần “BỔ TÚC” của Lão Ngoan:…”qua bài trên của Nguyễn Văn Lục, đã cho thấy Bảo Đại có viễn kiến, nên từ chối về nước làm tay sai cho ngoại bang thêm lần nữa….và [trích] tiếp…Trong Việt Nam nhân chứng, trang 133, Trần Văn Đôn và…()..Phần Bảo Đại…()…” đã viết như ở trên thì càng chứng tỏ rằng:

        Ông Diệm rõ ràng là người yêu nước thiết tha, dù ông biết rằng tình hình xứ sở phiêu lưu trong tình trạng mới, có thể rất nguy hiểm đến tính mạng, đến như Bảo Đại còn phải từ chối về nước gánh vác trách nhiệm. Thế mà ông đã gồng mình ra giúp nước để rồi “vị quốc vong thân”!

        TK xin phép được tỏ bày lời công đạo và ngưỡng mộ ông Diệm, đồng thời xin thắp nén nhang trước vong linh của chí sĩ Ngô Đình Diệm!

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Dear Trung Kiên,

        Các cụ ta dậy, BIẾT THÌ THƯA THỐT …

        Cái biết của TK đóng khung cứng nhắc ở suy tôn cụ Diệm, cho nên không thấy được rành mạch Diệm thật sự đóng góp được gì ? và để lại hậu quả ra sao sau đó ?

        Hãy dũng cảm và sáng suốt nhìn thẳng vào sự thật, hơn là tìm mọi cách biện hộ thiếu thành thật, kém hiểu biết, chỉ làm người khác thấy khó chịu.

        Cố nhìn vào những sự kiện (facts) lịch sử phơi bày ngồn ngộn khắp nơi, rồi động não tiếp cận sự thật, hơn là cứ lo “chẻ chữ” góp ý người khác. Cắt nát từng mảnh rời để bình thì chỉ có làm loạn chữ rối ý mà thôi. Trò này CS thiện nghệ trong đàm phán ở hội nghị Paris hay hội nghị bốn bên mà Phan Nhật Nam đã viết sách tả lại chi tiết.

        Cả hai phe quốc cộng đều cố lên gân đánh bóng tô màu lãnh tụ và chửi nhau tưng bừng, liệu có giúp chi cho đại cuộc ?

        Chẳc TK còn nhớ vụ tranh luận về Tổng Kiệt bị Vatican “cất chức” trước phản kháng của Vixi chứ ! TK khẵng định ngài đi chữa bệnh rồi về chốn cũ phục vụ cho sứ mạng thiêng liêng, trong khi tôi đã tiên đoán Vatican đã vô hiệu hóa ngài để thoả mãn đòi hỏi của Vixi,
        Ngài giờ lưu lạc phương nao ? Còn làm được gì cho tương lai đất nước và dân tộc như khi ngồi ở cương vị chủ chăn tổng giáo phận Hà Nội chăng ??

        Diệm chỉ là con bài của Vatican và Mỹ mà thôi. Tôi sẽ chứng minh dần dần cho thấy.
        Chả khác gì những dẫn chứng ở đây về những liên hệ giữa Bảo Đại và Diệm, như có quả thật BĐ đã luôn luôn tìm đến Diệm khi đất nước ngả nghiêng không ?

        Chúng ta rút kinh nghiệm lịch sử để làm mới lại hoàn toàn, chứ ko phải nói đó là bắn súng cối vào quá khứ và sẽ nhận lại đạn đại bác trong tương lai.

        Lão Ngoan Đồng

      • Trung Kiên says:

        Chào Lão Ngoan

        Lão Ngoan nói rất đúng…”Các cụ ta dậy, BIẾT THÌ THƯA THỐT …”“!

        Tuy nhiên, đứng trước một phiên toà mà công tố viện là kẻ gian manh, thíếu tính người…thì cho dù có biết “chút đỉnh” TK cũng phải “gồng mình” biện hộ cho “nạn nhân” chứ, không lẽ câm họng để tên đao phủ kia tự tung, tự tác, múa gậy vườn hoang, Lão Ngoan nghĩ đúng không?

        Lão Ngoan viết…”Cái biết của TK đóng khung cứng nhắc ở suy tôn cụ Diệm, cho nên không thấy được rành mạch Diệm thật sự đóng góp được gì ? và để lại hậu quả ra sao sau đó ?“.

        Trời ạ!

        TK không được nói lên suy nghĩ của mình sao? Chúng ta đang sống ở thời kỳ nào đây? A dua với đám côn đồ, đổ oan cho người hiền lương mới thoả lòng Lão Ngoan?

        Lời của Lão Ngoan…”Cố nhìn vào những sự kiện (facts) lịch sử phơi bày ngồn ngộn khắp nơi, rồi động não tiếp cận sự thật, hơn là cứ lo “chẻ chữ” góp ý người khác. Cắt nát từng mảnh rời để bình thì chỉ có làm loạn chữ rối ý mà thôi. Trò này CS thiện nghệ trong đàm phán ở hội nghị Paris hay hội nghị bốn bên mà Phan Nhật Nam đã viết sách tả lại chi tiết.

        Ấy chết! Nói như thế là ngoa lắm đa! Phản biện mà không đi vào từng đoạn, từng nội dung, từng điểm, thì làm sao có thể gọi là; trao đổi, đối thoại hay tranh luận?

        Lão Ngoan viết…”Cả hai phe quốc cộng đều cố lên gân đánh bóng tô màu lãnh tụ và chửi nhau tưng bừng, liệu có giúp chi cho đại cuộc ?

        Lão Ngoan sai hoàn toàn!

        Phiá csvn không chỉ “đánh bóng tô màu” cho ông HCM (có hệ thống), mà họ còn thần thánh hoá ông Hồ nữa…Không những thế, họ còn dùng đủ mọi thủ đoạn, ngôn ngữ để xuyên tạc, bôi nhọ và thoá mạ những NVQG chân chính!

        Còn phía NVQG thì sao? Nói lên những lời công đạo là “đánh bóng tô mầu”? Còn những kẻ mang danh tôn giáo và “NVQG” để xuyên tạc sự thật, bôi nhọ và sỉ nhục ông Diệm thì sao? Cũng là “cả hai phe quốc cộng đều cố lên gân đánh bóng tô màu lãnh tụ” như Lão Ngoan khẳng định???

        Lão Ngoan viết:…”Chẳc TK còn nhớ vụ tranh luận về Tổng Kiệt bị Vatican “cất chức” trước phản kháng của Vixi chứ ! TK khẵng định ngài đi chữa bệnh rồi về chốn cũ phục vụ cho sứ mạng thiêng liêng, trong khi tôi đã tiên đoán Vatican đã vô hiệu hóa ngài để thoả mãn đòi hỏi của Vixi,
        Ngài giờ lưu lạc phương nao ? Còn làm được gì cho tương lai đất nước và dân tộc như khi ngồi ở cương vị chủ chăn tổng giáo phận Hà Nội chăng ??
        “.

        Vụ này như một cuộc đánh cá, đoán mò, không đúng thì sai, không ai có thể đoán được nước cờ của GHCG!

        Có thể Vatican (TK nói “có thể”) đã đi sai nước cờ (như LN dự đoán) thế nhưng chưa hẳn đã ngã ngũ, vi hiện giờ Đức Tổng Kiệt đang ở Việt Nam, trong Đan viện Châu Sơn. Vậy thì câu:…

        TK khẵng định ngài đi chữa bệnh rồi về chốn cũ phục vụ cho sứ mạng thiêng liêng/a>…

        …chưa hẳn đã sai, đúng không??? (bấm vào xem)

        Lão Ngoan viết…”Diệm chỉ là con bài của Vatican và Mỹ mà thôi. Tôi sẽ chứng minh dần dần cho thấy.“…

        Ê, Lão Ngoan, coi bộ nặng mùi lắm rồi đó nghen!

        Chứng minh bằng cách nào đây? Lão Ngoan “lượm nhặt” hoặc post những bài viết trong đám bồi bút của csvn? hay từ Giaođiểm, Sáchhiếm, hoặc của những tên phản chiến ngoại quốc nói về ông Diệm?

        Luận điệu này không hẳn chỉ riêng TK, mà chắc chắn, rất nhiều người VN đã nghe csvn tuyên truyền ra rả mấy chục năm rồi!

        Lão Ngoan đã bị nhập tâm, muốn làm cỏ đuôi chó, gió chiều nào ngả theo chiều nấy, hay muốn làm học trò của Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, hoặc BĐQ Nguyễn Phương Hùng???

        TK xin “BIẾT THÌ THƯA THỚT”… và gởi lời khuyên chân thành đến Lão Ngoan rằng;

        …Đã một thời là (sĩ quan) Lính Cộng Hoà: (TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM)…thì phải giữ thanh danh nhá! đừng trở thành cỏ đuôi chó (dù chỉ dùng ngôn ngữ) sẽ bị thiên hạ chửi thúi đầu, lúc chết rồi phải mang “xú danh” thì tủi nhục lắm đó!

        Chào thân mến
        Trung Kiên

    • Lão Ngoan Đồng says:

      [trích]
      “Lại nữa, trong khi những kẻ nêu ở trên đả kích kịch liệt ông Ngô Đình Diệm- vị lãnh đạo quyết tâm chống Cộng- trong bài đăng này thì người ta nhận thấy những kẻ này lại vắng bóng trong bài viết Làm Gì Để Cứu Nước đăng trên cùng trang mạng 10/17 trong đó tác giả Trần Ngọc Thành kể tội bè lũ CS Hà nội cầm quyền bán nước, hèn nhát trước hiểm hoạ Tàu cộng.
      Xem ra có thể suy đoán một cách không sai lầm rằng đa số những kẻ chỉ trích Ngô Đình Diệm này nếu không phải là bọn Cộng sản nằm vùng thì cũng là tay chân thuộc hạ của nhóm Ấn Quang- trước kia do tên Việt cộng Thích trí Quang đội lốt nhà tu hành cầm đầu.
      [hết trích]

      Thưa với nick quang le đôi điều:

      Thứ nhất, không ai ở không, để có thể có mặt “trên từng cây số” !

      Thứ hai, không tham gia góp ý không đồng nghĩa với không đồng ý hay không chống Cộng …

      Thứ ba, tham gia góp ý trong chìêu hướng tích cực, cố làm sáng tỏ nan đề đất nước, như trường hợp cụ Diệm là một điều đáng qúi.

      Tại sao thế ?

      Bởi mỗi người có cái nhìn khác nhau về thời đệ nhất cộng hòa của miền Nam.
      Còn với Cộng Sản, xin thưa miễn bàn thêm, bởi CS ra sao ai cũng rõ.

      Tôi khuyên quang le nên cool blood và take it easy trong mọi trường hợp !
      Đừng quá nhiệt tình thành quá khích, mất lòng người có sự tỉnh thức chống Cộng.
      Đừng đòi hỏi ai ai cũng phải nhất trí với quang le, bằng ngược lại là kẻ thù của bạn !?
      quang le hình như có thói quen “đồng phục trong tư tưởng và hành động” như ai đó nhe !

      NHIỆT TÌNH MÀ THIẾU HIỂU BIẾT LÀ PHÁ HOẠI :-( !

      PHẢI CHẤP NHẬN VÀ TÔN TRỌNG CÁI KHÁC MÌNH,
      MIỀN LÀ KHÔNG PHƯƠNG HAI ĐẾN DÂN CHỦ TỰ DO !

      Lão Ngoan Đồng

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Sorry tôi đã phạm sai lầm nghiêm trọng, khi viết nhầm tên quang phan thành quang le (bởi cứ nhớ đến anh chàng ca sĩ trẻ bảnh trai hát hay của giới trẻ trong và ngoài nước hiện nay, được nhiều người ái mộ).

      Xin thành thật đính chính và xin lỗi nick QUANG PHAN

      Lão Ngoan Đồng

  7. Saigon Buffalo says:

    Tiện đây cũng xin lưu ý Trung Kiên rằng năm 1961 ông Ngô Đình Diệm đã lại “thắng” cuộc “bầu cử” cho nhiệm kỳ 2. Có lẽ chiến thắng của ông Diệm là một việc “tiền định”, nên Đoàn Thêm không thèm ghi rỏ kết quả trong cuốn sách của ông. Xem scan của trang sách ở đây:

    http://imageshack.us/photo/my-images/825/election1961001.jpg/

    • Dao Cong Khai says:

      Nhiệt huyết của Miền Nam Tự Do và thể chế VNCH nằm ở đâu?

      - Nó nằm trong các vần thơ, bài hát như: “Tôi yêu tiếng Việt miền Nam, yêu con sông rộng yêu hàng dừa cao, yêu xe thổ mộ xôn xao, con đường khúc khuỷu đi vào miền quê. Tôi yêu đồng cỏ nắng se, nhà rơm trống trải chiếc ghe gập ghềnh. Tôi yêu nắng loá châu thành, trận mưa ngắn ngủi gió lành hiu hiu. Nơi đây tôi mến thương nhiều, miền Nam nước Việt mỹ miều làm sao” (Bàng Bá Lân)

      Hay là: “Ngày hăm sáu, ngày huy hoàng bất diệt. Ngày chim ca chào đón một mùa xuân. Ngày Việt Nam vui ghi nhớ ân cần, ngày quốc khánh muôn đời trong lịch sử”

      Hay là đoạn mở đầu 1 bản nhạc của nhạc sĩ Ngọc Bích: “Ai bao năm vì sông núi quên thân mình, cứu đất nước thề tranh đấu cho tự do. Người cương quyết chống cộng, bài phong kiến bóc lột; diệt thực dân đang rắc gieo tàn phá…”

      Sau năm 1963, khi “chế độ độc tài gia đình trị” chấm dứt; tất cả mọi nhiệt huyết đó của quân dân miền Nam đều mất hết, chính trị VNCH suy thoái trầm trọng và VNCH mất dần chính nghĩa trước công luận thế giới; và mọi người phải băn khoăn một nỗi lo, làm sao chống nổi CS. Nhiều tờ báo cũng từng viết xã luận lo ngại cho tương lai tồn tại của VNCH. Và vì thế chính quyền Thiệu-Kỳ xuất phát từ quân đội mới được tín nhiệm nhiều hơn các đảng phái chính trị khác ở miền Nam.

      Nhưng đã too late rồi. Người VN không còn tin tưởng nhau, tôn giáo thì chia rẽ và chống đối nhau; đất nước thì bị Mỹ xen vào nội bộ và chi phối, giai cấp cai trị thì tham nhũng… Thôi số phận lưu nô lệ và phiêu linh thì phải chấp nhận. Nhiệt huyết của Miền Nam Tự Do chỉ còn trông cậy vào quân đội VNCH, nay thì cả quân đội cũng mất, và quê hương cũng mất. Cũng giống như những người Chàm vong quốc, người ta chỉ còn phảng phất lại niềm kiêu hãnh cũ, cái thời mới lập quốc, xây dựng chế độ CỘNG HOÀ; nhưng mỗi người vẫn có những giá trị nào đó mà mình đã sống, đã kinh qua và xây dựng. Cho dù những kẻ khác vẫn cố gắng phá hoại những giá trị đó của mình, nhưng lịch sử đã trôi qua và không ai có thể sửa đổi lịch sử được. Cả ông Thiệu và ông Diệm cũng đã từng trả lời người Mỹ rằng, tôi có trách nhiệm với đất nước và nhân dân của tôi. Họ đã xây dựng nên những kiêu hãnh của người tị nạn chúng ta hôm nay.

      • Thằng Bờm. says:

        Tôi đã từng hâm mộ bác “Dao Cong Khai” ở diển đàn này với những comment viết về VNCH khá chuẩn. Hôm nay lại thấy ở đây 1 còm của Dao Cong Khai tự đặt câu hỏi Nhiệt huyết của Miền Nam Tự Do và thể chế VNCH nằm ở đâu? với những câu trả lời thật chẵng ra làm sao !

        Tôi sống cùng với 1 người từng chỉ huy những người lính trẻ VNCH cho đến tận 30/04/75 . Ông này có lần nói chuyện với tôi về họ :
        _ “Thú thật, nhiều lúc tôi cũng phải ngạc nhiên trước những con người với 2 trạng thái khá khác biệt. Khi đạn nổ ; họ xông xáo, nhiệt huyết, chẵng nghĩ đến an nguy bản thân. Chỉ có một giải thích duy nhất cho những hành động đó là họ quyết chiến đấu và quyết chiến thắng CS. Những lúc đạn lữa yên ắng, họ vô tư trong sáng và chuyện trò với nhau có thể nói là ngô nghê rất đáng yêu. Có lần tôi hỏi một vài anh lính trẻ ‘sao thường ngày các anh hiền như bụt, nhưng mỗi khi chiến đấu tôi nhận thấy các anh hết sức năng động xông xáo, chẵng suy tính thiệt hơn cho bản thân ; cái gì làm các anh thay đổi nhanh thế ?’ Họ trố mắt nhìn tôi ‘anh tư hỏi lạ quá, không chiến đấu hết mình thì trước tiên chúng ta chết và sau đó là gia đình, dòng họ chúng ta chết. Khi không chiến đấu chúng tôi là anh em vui buồn có nhau, mà khi chia xẽ vui buồn thì phải thật lòng với nhau. Sống thật thì hiền như bụt phải không anh tư..’. Những người lính VNCH đơn giản thế đấy cậu em ạ.”
        Tôi hỏi ông ấy rằng họ có biết gì về ông Diệm không ?
        Ông ta trả lời “họ chẵng biết gì về chính chị chính em. Với độ tuổi của họ, khi ông Diệm chết thì đa số đang mài đũng quần ở các trường tiểu học, họ không còn nhớ có một ngày quốc khánh 26/10, họ không còn nhớ có một bản nhạc suy tôn Ngô TT. Nhưng họ chiến đấu rất tốt, rất giỏi. Có thể nói rằng họ là Nhiệt huyết của Miền Nam Tự Do và thể chế VNCH đã sinh ra những con người thích sống thật lòng. Chúng ta đã thua trên bàn cờ chính trị/ngoại giao quốc tế chứ không phải chúng ta thua vì nhiệt huyết của miền Nam tự do đã mất, chính nghĩa VNCH đã mất.”

  8. Saigon Buffalo says:

    Để trả lời Trung Kiên về các con số liên quan đến cuộc Trưng Cầu Dân Ý năm 1955, tôi xin lặp lại một phản hồi đã đưa lên diển đàn. Các con số này do Bộ Nội Vụ công bố và được Đoàn Thêm ghi lại trong cuốn sách của ông. Những con số này xác nhận những dữ kiện do Trân Gia Phụng cung cấp: Số bì đựng phiếu được đếm là 5.960.302, trong khi số người đi bầu là theo Bộ Nội Vụ là 5.838.907. Có thể xem bức scan của trang sách nói trên ở đây:

    https://docs.google.com/document/pub?id=1vxJc9O5XgDEeC5G93-9_DKVOYoof1t9O5ep1i-sWO8M

    “Ông Nguyễn Văn Lục viết:

    “Riêng Đoàn Thêm một lần nữa cho rằng khó có thể kiểm chứng về sự gian lận.

    - Có 5.721.735 phiếu thuận truất phê Bảo Đại và công nhận thủ tướng Ngô Đình Điệm.
    - 44. 155 phiếu không hợp lệ
    - 131.395 không bỏ phiếu.
    - 63.017 bỏ phiếu không chịu truất phế”.

    Trong khi đó ở trang 184 trong cuốn “Hai mươi năm qua: Việc từng ngày (1945-1964)”, chính Đoàn Thêm lại viết:

    “Số người đi bỏ phiếu, theo Bộ Nội Vụ:

    5.838.907:

    5.721.735 phiếu truất phế Bảo-Đại và suy tôn Th. T. Ngô Đình Diệm lên chức vị Quốc Trưởng.

    63.017 phiếu không chịu truất phế Bảo-Đại.

    131.395 không có ý kiến.

    44.155 phiếu không hợp lệ.”

    Tôi có một câu hỏi nhỏ:

    Tại sao ông Nguyễn Văn Lục không ghi lại rằng số người đi bỏ phiếu theo Bộ Nội Vụ là 5.838.907?”

  9. Trúc Bạch says:

    Nếu Hồ Chí Minh không tuân lệnh Mao để tiến hành tấn công miền Nam thì ông Diệm chắc chắn là không bị đảo chính, và Miền Nam VN chắc chắn sẽ giầu đẹp gấp chục lần Singgapore của Lý Quang Diệu ngày nay !

    Đó là điều khẳng định .

    • Saigon Buffalo says:

      Chiến tranh do HCM khởi động chỉ là một phân nữa của vấn đề. Phân nữa khác là câu hỏi ông Ngô Đình Diệm và gia đình đã có khả năng động viên toàn dân hay ít ra là đa số dân Miền Nam trong cuộc chiến tranh tự vệ đối với kẻ thù từ phương Bắc hay không.

      Vào thế kỹ 17, Đàng Trong ít dân và yếu hơn Đàng Ngoài, nhưng Chúa Nguyễn đã có thể tạo ra mối đoàn kết quân dân, giữ được Đàng Trong độc lập trước bước tiến quân của Chúa Trịnh.

      • Vân Nam says:

        1) Vậy ông trả lời về câu hỏi -” Ông Diệm và gia đình đã có khả năng động viên toàn dân miền Nam trong cuộc chiến chống kẻ thù phương Bắc hay không?” -như thế nào?
        2) Ông nói rằng Chuá Nguyễn đã có thể tạo ra mối đoàn kết quân dân, vì thế mà giữ được độc lập trước bước tiến cuả quân chúa Trịnh.

        Xin ông đưa bằng chứng về việc chuá Nguyễn tạo ra được mối đoàn kết quân dân.
        Ông giải thích thế nào về vụ nổi dậy Tây Sơn? Bằng chứng về đoàn kết quân dân đó ư?

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Thưa qúi vị,

        1/
        Điều khẳng định của Trúc Bạch như một định đề Euclide “giả hiệu” !
        Bởi nói mà không chứng minh để thuyết phục luận cứ mình đưa ra !
        Nói thế là nói bướng, nói liều, nói lấy được ….

        2/
        Riêng chuyện cụ Diệm thời đệ nhất cộng hòa ra sao thì thực tế rành rành, chẳng cần phải minh chứng thêm nữa.
        Cụ có khả năng động viên toàn dân miền Nam chống Cộng chăng ? Nếu chưa rõ thì nên lật tài liệu đầy ra xem lại, hơn là đặt những câu hỏi rất ngớ ngẩn như thế.

        3/
        Nên nhớ thời chúa Nguyễn còn đang trong giai đoạn lập quốc và đó là thời, xin lỗi, chiếm được đất đai nhiều nhất của hai lân bang là Chăm và Miên (Thủy Chân Lạp). Trong cảnh hỗn quan hỗn quân ở vùng đất mới chiếm này, dĩ nhiên luật pháp chưa nghiêm minh và còn nhiều điều bất cập trong dân gian. Biện Nhạc lợi dụng cơ hội lòng dân còn ly tán, nên đã nổi loạn chiếm lãnh đất đai xưng hùng xưng bá.

        Rõ ràng một điều là tuy đánh cho Nguyễn Ánh sất bất sang bang, nhưng anh em nhà Tây Sơn vẫn không thu phục nổi lòng dân theo họ, nhất là dân trong Nam. Bởi thế Nguyễn Huệ nhiều phen kéo quân theo gió mùa vào cướp phá, giết người cướp của, nhất là dân khách trú, những người Tàu di dân đến lập nghiệp, rồi lại phải trở lui về miền Trung. Lý do dân địa phương đó vẫn nhớ ơn nhà Nguyễn, cho nên vẫn tích cực yểm trợ và nuôi dưỡng Nguyễn Ánh chống Tây Sơn.

        Ngay ở miền Trung nơi anh em Tây Sơn chiếm cứ, dân cũng không tùng phục ho mà lòng vẫn hướng về chúa Nguyễn. Bằng chứng là Võ Tánh (người tỉnh Gia Định) cùng Ngô Tòng Châu (người tỉnh Bình Định) đã cùng nhau cố thủ ở thành Bình Định đến chết, tạo cơ hội cho Nguyễn Ánh chiếm được kinh đô Phú Xuân của Tây Sơn.

        Nói thẳng Nguyễn Huệ là kẻ giỏi quân sự, nhưng mưu mô, qủi quyệt, đa nghi và hiếu sát. Huệ từng vây hãm thành Qui Nhơn rất ngặt, đến nỗi Nhạc phải leo lên bờ thành vừa khóc vừa la: Sao dây đậu nỡ lòng nào đốt đậu trong nồi ngặt thế ! Huệ xấu hổ lui binh; và tìm đường đánh ra Bắc, dành đất với vua Lê chúa Trịnh.
        Ra Bắc chiếm Thăng Long lần đầu Huệ cho người làm tiền đám khách trú, ép vua Lê gả con gái cho mình, rồi âm thầm lui binh, bỏ mặc kẻ từng giúp mình rất nhìêu khi đánh Bắc Hà là Nguyễn Hữu Chỉnh, bởi kỵ tài và nghi ngờ Chỉnh. Sau này Huệ còn tìm cách thủ tiêu phò mã Võ Văn Nhậm (con rể anh mình là Nguyễn Nhạc) qua tố cáo của Ngô Thời Nhậm là Vũ Văn Nhậm có ý làm phản !
        Huệ là dũng tướng Tây Sơn, nên khi Huệ chết là nhà Tây Sơn tiêu tán thòng và Nguyễn Ánh thống nhất đât nước lập ra nhà Nguyễn.

      • Vân Nam says:

        Thưa ông Lại Mạnh Cường,

        Phải nói là bất đắc dĩ tôi mới “dám” thưa chuyện với ông và cũng chỉ ở một điểm.
        Chuyện cụ Diệm thời đệ nhất cộng hoà ra sao thì thực tế rành rành, chẳng cần phải minh chứng thêm nữa (như ông viết).
        Vâng, chính vì rành rành thực tế, nên sau nửa thế kỷ, hễ nhắc đến ông Diệm và Đệ Nhất Cộng Hòa thì hai phe lại “choảng” nhau dữ dội. Kẻ binh, người chống. Chống dữ dội nhất là những ai, kể tội nhiều nhất và thù ghét ông Diệm và ĐNCH là ai? Điều này nên để ông Cường thông thái tự trả lời. Kẻ binh, họ là ai? Có phải là những người đã trải qua lần lượt các chính quyền quân sự lẫn dân sự ở miền Nam. Chính quyền nào không giữ được nước? Có phải đó là những người đã được sống “hạnh phúc, tự do” dưới chế độ CS sau 1975? Họ tự đánh giá chính quyền nào xứng đáng chứ không phải cần đến những “sử da” mà ông trích dẫn!

        Phần “lịch sử” đời các Chuá Nguyễn, tôi xin phép không làm rác tai, ngứa mắt độc giả.

        Tôi cũng thành thật nhìn nhận đã thiếu sót về cách cư xử, không đắc nhân tâm khi chạm vào “nọc” cuả ông! Xin hứa, dù ông dùng gậy, hay dao, để… múa, hay chỉ tay không …chém gió, tôi cũng không dám xen vào nữa. Tội “ngứa mắt” không thể tha thứ được!
        Trân trọng.

      • Trung Kiên says:

        Chiến tranh do HCM khởi động chỉ là một phân nữa của vấn đề. Phân nữa khác là câu hỏi ông Ngô Đình Diệm và gia đình đã có khả năng động viên toàn dân hay ít ra là đa số dân Miền Nam trong cuộc chiến tranh tự vệ đối với kẻ thù từ phương Bắc hay không“. (Saigon Buffalo)

        Bạn Saigon Buffalo quên rằng, ông Diệm đã phải ổn định miền Nam trong một tình huống rất khó khăn khi đất nước vừa thoát khỏi phong kiến, thực dân và đang vướng vào vòng phá hoại của VC…

        Chỉ với 9 năm trời: vừa cứu vãn tình thế trong hỗn loạn, vừa định cư gần 1 triệu đồng bào di cư từ miền Bắc, vừa ổn định xã hội miền Nam…Quả thực không đơn giản chút nào!

        Đồng ý rằng, ông Diệm cũng chỉ là một con người nên cũng có khuyết điểm. Thế nhưng từ sau ngày ông bị sát hại đến nay…Bạn Saigon Buffalo có thể chỉ cho chúng tôi một “gương mặt lãnh đạo nào sáng giá và có uy tín như ông Diệm không???

        Nếu không, thiết tưởng không nên bàn tiếp!

        Cũng cần nên biết, đã hơn 37 miền Nam bị sụp đổ, một xã hội đã có nề nếp, nhưng đến nay VC đã làm được những gì???

  10. Anh Khôi says:

    Có biết bao các Anh các Chị và các bác vẫn âm thầm gửi gắm cho quê hương những tình cảm tha thiết nhưng thật đáng buồn thay vẫn còn một số để hận thù làm mờ lý trí mà biến mình từ người thành quỷ dữ mà không hay

    • NGÀN KHƠI says:

      CON NGƯỜI NHÂN ÁI

      Con người nhân ái ở đời
      Yêu mình, yêu nước, yêu người muôn nơi
      Yêu mình, tất làm mình đúng đắn
      Không cong queo, tà vạy, lạc loài
      Yêu mình, rồi mới yêu người
      Mình không yêu lấy, yêu người làm sao
      Nên những thói hồ đồ giả dối
      Mình không yêu, mà lại yêu người
      Những anh “xã hội” lờ mờ
      Chỉ toàn xạo xự, lơ mơ, rõ cười
      Nên yêu người, phải thành yêu nước
      Bởi đồng bào gần trước với ta
      Đồng bào là chính nhân dân
      Dân mà không trọng, yêu chi đồng bào
      Nên dân chủ làm sao giả dối
      Chỉ độc tài, mới tội cho dân
      Nhân dân tuy ghét vạn phần
      Bởi vì do sợ mà câm miệng mình
      Vậy yêu nước, yêu dân, là một
      Thực chất thôi, đâu phải danh từ
      Những tay xạo xự khắp nơi
      Miêng mồm láo khoét, trên đời yêu ai
      Bởi chính vậy, dựa vào nhân ái
      Để hòng so lợi hại ở đời
      Nhân, là nhằm lợi cho người
      Ái, là thương kính mọi người như ta
      Bởi chỉ đám tà ma giả dối
      Chưởi nhau thôi thật bụng yêu ai
      Khác gì tẩu hỏa nhập ma
      Chỉ yêu “giai cấp”, có ra nỗi gì
      Quả nông nỗi, thật tình nông nỗi
      Bởi hồ đồ, ăn bã tuyên truyền
      Tự mình, không biết chính chuyên
      Yêu người, láo khoét, huyên thuyên miệng mồm
      Thế mới biết đâu là “xã hội”
      Lại còn mang “chủ nghĩa” thêm vào
      Nói ra chỉ thấy nghẹn ngào
      Xếp hàng chờ nghẽo lẽ nào không thông !

      BẠT NGÀN
      (19/10/12)

      • Lên Đời says:

        Ngàn đừng nên phét lác lăng nhăng
        Yêu, hay ghét Diệm rỏ ràng phân miêng.
        Cộng, Hồ đành chẳng ra gì
        Nhưng Nhu, Diệm thúi cũng là quân gian!!

      • SÓNG NGÀN says:

        QUÂN GIAN

        Quân gian chỉ biết có mình
        Ghét thương ai cũng chỉ vì mình thôi
        Tiểu nhân kiểu loại như người
        Bô bô vỗ ngực là ta Lên Đời
        Nhìn vào thiên hạ chỉ cười
        Lên đời theo kiểu thứ đồ lạc xôn
        Giọng văn đầy tính cô hồn
        Lên đời kiểu ấy vạch trôn người cười
        Ta đây quân tử ở đời
        Chuyện riêng không cứ, chuyện đời mới cao

        NON NGÀN
        (20/10/12)

Leave a Reply to Thích Nói Thật