WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuộc trưng cầu dân ý và việc truất phế Bảo Đại tháng 10-1955

 

 

Khi dẹp xong Bình Xuyên thì thế cờ đã lật ngược. Phó vương Bảy Viễn đã về cái chỗ mà ông phải về: Paris nơi trú ẩn của nhiều thứ thành phần trong đó có những người như Bảy Viễn, Nguyễn Văn Hinh và Bảo Đại.

Ngày 23 tháng 10, 1954- đúng một năm trước ngày Trưng cầu dân ý- TT. Mỹ Dwight D. Eisenhower gửi thư cho ông NĐD như một bảo đảm của người Mỹ đốii với Việt nam và gián tiếp gạt vai vai trò người Pháp ra khỏi VN. Ông viết:

“Chúng tôi đang tìm cách thức cũng như phương tiện giúp VN một cách hữu hiệu hơn, đóng góp một cách lớn hơn vào vấn đề an sinh và ổn định của chính phủ VN . . Và chúng tôi cũng chỉ thị cho tòa đại sứ Mỹ ở VN chương trình viện trợ trực tiếp cho chính phủ của ông…”

một năm trước- ngày 23 tháng 10,1954- tổng thống Eisenhower gửi một thư cho thủ tướng Ngô Đình Diệm và xác nhận sự ủng hộ vô điều kiện chính phủ Sincerely
Dwight D. Eisenhower.

Trích Letter from President Eiswenhower to Ngo Dinh Diem, President of the Council of Ministers of Viet Nam, october 23, 1954.

Đại sứ Heath ở Saigon đã đưa lá thư này cho sứ quán Pháp trước khi được gửi cho ông Diệm, lập tức thủ tướng Mendès-France tuyên bố lá thư “đã vi phạm rõ ràng thỏa ước được ký kết giữa Pháp và Mỹ ở Washington”và ông đã vội vàng tìm cách ngăn chận lá thư đó trước khi được chuyển cho ông Diệm, nhưng đã không thành công”.
The Indochinese Experience of the French and the Americans, Arthur J.Dommen, trang 275 .

Kể từ ngày này, người Mỹ sẽ thay thế vai trò của người Pháp tại Viet Nam.

Ngoại trưởng Dulles trước đó vội vã hoãn tất cả những chỉ thị thay thế thủ tướng Diệm khi được tin Thủ tướng Diệm đã dẹp yên Bình Xuyên và toà đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã đốt cái điện tín mới nhận được. Và như cách nói của ngoại trưởng Dulles, nay thì cùng chung một xuồng với Diệm.”On plonge” avec Diem.

Nhưng cũng kể từ ngày này, Dulles nói thêm rằng, giữa Pháp và Hoa Kỳ không còn nằm trong tinh thần thoả hiệp chung đã được ký kết tháng 9 năm 1954 và trong tương lai Hoa Kỳ sẽ hành động độc lập với Pháp về vấn đề Việt nam.

Ông Diệm nay đã tạm “rảnh tay” với Bình Xuyên để nghĩ đến chuyện “hợp thức hoá” chế độ và mời người Pháp ra đi.

Việc Bảo Đại đứng đằng sau tướng Hinh và phó vương Bảy Viễn, thỏa hiệp với Pháp để loại trừ ông Diệm- bất kể vận mệnh đất nước có thể rơi vào tay cộng sản- cho thấy thế chính trị của Bảo Đại không vững nữa.

Trong những tình thế cực đoan không còn lựa chọn thì sẽ đưa đến những giải pháp cực đoan: Hoặc ông Bảo Đại, hoặc ông Diệm phải ra đi!

Khi nhận về làm thủ tướng, Ông Diệm không về tay không, ông yêu cầu được trao toàn quyền hành động. Và như thế, một cách nào đó gián tiếp phủ nhận vai trò lãnh đạo của Quốc Trưởng của Bảo Đại.

Cho dù thế nào đi nữa thì cái quyền hành của Bảo Đại chỉ là một thứ biểu tượng tinh thần của một thể chế chính trị đã đến lúc cần thay đổi.

Bảo Đại “tự truất phế” khi trao toàn quyền cho ông Ngô Đình Diệm như nhận xét của Bernard Fall:

Ông Diệm không chấp nhận bước vào cuộc mà không có võ khí trong tay. Ông Diệm đã đòi hỏi nơi Bảo Đại điều mà đáng nhẽ Bảo Đại đủ khôn ngoan phải từ chối vị thủ tướng: trao toàn quyền về hành chánh và quân sự. Sau ba ngày do dự đắn đo, Bảo Đại đã đồng ý. Diệm đã nhận được quyền hạn tuyệt đối độc lập vào 19 tháng sáu. Điều đó coi như ông ta đã lật đổ ngai vàng của ông Bảo Đại”.
Trích The two Viet Nam, Bernard Fall, trang 244

Nói một cách khác, khi trao toàn quyền tuyệt đối cho ông Diệm, Bảo Đại đã tự mình dọn đường một cách gián tiếp cho sự lùi bước và để cho người khác lên thay thế chỗ của mình.

Nhưng mặc dầu trao toàn quyền tuyệt đối về hành chánh và quân sự cho ông Diệm khi về nước mà theo ông Đoàn Thêm: ông Bảo Đại cho tay này mà tay kia còn muốn giữ lại.

Ông Đoàn Thêm phân tích rành mạch hơn:

“Một đằng phải cho thì vội tiếc và cố giành lại; một đàng đã đòi thì lấy thiệt mà không khi nào chịu trả, không hề có sự tương đắc tri ngộ cổ điển giữa hai người chung cuộc”.

Trich Việc từng ngày, chương Hạ bệ suy tôn, Đoàn Thêm trang 13

Cũng cần xác định, việc quyết định trưng cầu dân ý chẳng phải do ý của ông Diệm – một người còn giữ chút chí khí một nhà nho-.

Theo Vĩnh Phúc viết:

Sau khi ông Nhu đưa ra quyết định làm cuộc truất phế, tối hôm đó, ông Hoàng Bá Vinh triệu tập một phiên họp của nhóm thân hữu Ngô Đình Diệm, gồm những người như Đỗ La Lam[vừa mới qua đời, thọ 90 tuổi], Cao Xuân Vỹ, Trần Kim Tuyến, Nhị Lang và một vài người nữa. Thế là một bản tuyên ngôn ra đời, đòi truất phế “hôn quân”, uỷ nhiệm cho ông Ngô Đình Diệm lập chính phủ mới, dẹp phiến loạn, thu hồi chủ quyền, triệu tập quốc hội”.

Trích Những huyền thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, trang 75-77.

Trong bài phỏng vấn của tác giả Minh Võ, phỏng vấn ông Cao Xuân Vỹ, đăng trên DCVOnline.net, ngày 25-09-2007, ông Cao Xuân Vỹ cũng nhắc lại như sau:

“Nhưng chính nhóm liên khu tư chúng tôi đã thuyết phục ông, gần như làm áp lực với ông, để ông bỏ ý định sang Cannes (…) Rồi nhiều đoàn thể họp nhau lại đặt ông Diệm trước sự việc đã rồi là tự ý hạ bệ ông Bảo Đại. Cuộc trưng câu dân ý của chính phủ Ngô Đình Diệm tổ chức sau đó chỉ là để hợp pháp hoá hành động của chúng tôi”.

Nhiều người sau này trút cái tội truất phế Bảo Đại cho ông Diệm và viện dẫn những lý do thuộc đạo đức để kết án ông Diệm là “phản phúc”.

Về điều này, việc sử dụng từ Phản Bội hay Trung Thành là cách đặt vấn đề không đúng chỗ.

- Thứ nhất không có vấn đề đạo đức hay luân lý vốn thuộc sự giao kết cá nhân-với cá nhân trong tinh thần đạo lý thiêng liêng ràng buộc họ. Và về điểm này thì đã mấy ai “hơn” ông Diệm?

- Thứ hai, đây là vấn đề mối tương quan chính trị giữa hai người, khi mà chính sách, đường lối của họ khác biệt nhau thì có thẩm quyền nào bắt buộc họ phải trung thành?

Về điểm này, cũng lại phải tựa trên biện luận của ông Đoàn Thêm mới xong- người rành rẽ chi ly việc từng ngày-.

Theo ông Đoàn Thêm, việc trung thành đáng nhẽ không nên đặt ra.

Việc trung thành không nên đặt ra từ một phía- từ phía dưới lên trên- mà phải từ hai phía- từ trên xuống dưới nữa.

Năm xưa khi Bảo Đại cách chức cả Thượng Thư và thu lại cả mề đai Kim Khánh của ông Diệm, chỉ còn để lại chức hàm Tuần Vũ thì có ác quá không? Nhưng ông Diệm thừa biết rằng ông Bảo Đại chỉ thi hành lệnh của tây nên không có ân oán gì Bảo Đại!!

Đoàn Thêm còn viện dẫn lịch sử cho rằng nào ai bắt buộc phải trung thành với một “hôn quân” như trường hợp Hán Đế nhu nhược, bất tài, bất lực chỉ nghe xúi giục chia rẽ?

Bảo Đại đã chẳng mang tiếng là nhu nhược, thụ động và phóng đãng?

Cũng theo Đoàn Thêm, việc xử trí đối với thân nhân Bảo Đại là “không sao”! Bà Từ Cung vẫn được cấp 5000 đồng/tháng. Nha Kiến thiết được lịnh sửa chữa cung điện ngoài Huế. Các cung An Định và ngay cả Biệt điện Đà Lạt hay những nhà săn ở Ban Mê Thuột, những đồn điền hay công ty Cao nguyên, du thuyền Hương Giang hay nhà cửa đứng tên ông này bà kia vẫn để nguyên mặc dầu có lệnh tịch thâu ban hành ngày 16/12/1957.

Lệnh tịch thâu đã trễ lại không thi hành.

Tất cả những tài sản, bất động sản đứng tên ông Vĩnh Cẩn hay Nguyễn Đệ và vợ, chính quyền không sờ tới.

Về điều này thì người viết có thể làm chứng là đã từng ở trong căn nhà 12 Pasteur, Sài gòn mà người chủ sở hữu là ông Nguyễn Đệ. Ít lắm có gần chục căn nhà như thế nằm rải rác trên Đalạt, Sai Gòn, Chợ Lớn vv..

Trích tóm lược chương Hạ bệ suy tôn, như trên, Đoàn Thêm.

Tóm lại, lệnh đó chỉ có tính cách tượng trưng mà trên thực tế không có hiệu lực gì đối với kẻ bị trừng phạt!!

Nhưng người viết có đọc một bài của Nguyễn Đắc Xuân phỏng vấn” thứ phi” Mộng Điệp. Nguyễn Đắc Xuân, như thường lệ”mớm mồi” giả định là Diệm đã tịch thu hết tài sản của Bảo Đại!! Bà này cho hay ông Diệm đã tịch thu tài sản của bảo Đại trong đó có căn biệt thự của bà Từ Cung.[Xin chỉ nêu ra mà không có ý kiến, vì không có điều kiện kiểm chứng về căn biệt thự này].

Nhưng cỡ như bà thứ phi cũng không thể biết hết tài sản của Bảo Đại ngoài Nguyễn Đệ!!

Tư cách người phỏng vấn và người được phỏng vấn ở đây không đáng kể.

Tuy nhiên, ngay cả người trong gia đình như đại sứ Ngô Đình Luyện lúc đó đang ở Pháp cũng hiểu lầm như sau:

“Sự bất đồng chính kiến giữa ông Nhu và ông Luyện trở nên rõ rệt, qua vụ truất phế Bảo Đại, vì chính ông Luyện đã đóng vai trò giao liên dàn xếp với Bảo Đại qua vụ chống đối của tướng Hinh và Bình Xuyên . .. Việc kẹt nhất của ông Luyện là ông đã đơn sơ nghĩ là do anh mình mới có vụ truất phế Bảo Đại mà ông Bảo Đại và ông Luyện là bạn học với nhau ở Paris ..”.

Trích Ngô Đình Châu trong Chính biến 1-11-1963 & TT Ngô Đình Diệm, trang 117.

Quan điểm của một số sử gia và chính khách Mỹ về cuộc Trưng cầu dân ý.

Nếu không kể một số tác giả Việt Nam có những định kiến sẵn về chế độ Ngô Đình Diệm thì một số sử gia Mỹ cũng dùng lăng kính “dân chủ Mỹ” để phê phán cuộc Trưng cầu Dân ý.

Đó là những vị chuyên viên như Joseph Buttinger, Donald Lanscaster, Robert Shaplen, Chester Cooper hay Seth Jacob vv..

Joseph Buttinger gọi đó là cuộc vận động bầu cử một phía.[One- side élection campaing] hay one-man rule trong đó Bảo Đại không có cơ hội để biện hộ cho chính mình. Robert Shaplen gọi đó là một một cuộc bầu cử “vi phạm trắng trợn” dân chủ đưa tới một kết quả tai hại.

Seth Jacob kết án cuộc trưng cầu dân ý là một trò khôi hài phản dân chủ.[undemocratic farce].

Những lời phê phán đó không sai, nó chỉ không phù hợp với tình trạng thực tế Việt Nam.

Nhưng Edward Miller, dựa trên bối cảnh chính trị Việt Nam lại cho rằng cuộc trưng cầu dân ý là chấp nhận được và tính cách đa số áp đảo phiếu bầu bảo đảm cho một chính phủ cộng hòa mạnh.

Không một sử gia nào chú tâm đến kinh nghiệm một Việt Nam chuyển dịch từ một xã hội phong kiến lạc hậu sang một thể chế cộng hòa tương lai trong tư thế đối đầu với cộng sản!!

Đó là bước dọn đường từ phong kiến sang cộng hòa. Diệm không phải chỉ gạt bỏ Bảo Đại mà còn được nhìn nhận như một người giải phóng-viễn cảnh nhìn về một tương lai của một thể chế mới-.

Diễn tiến cuộc Trưng cầu dân ý

Trong suốt ba tuần lễ, đó là cuộc vận động nhằm hạ uy tín Bảo Đại – không phải là những khẩu hiệu tuyên truyên vô căn cứ, báng bổ- mà dựa trên cuộc sống đích thực của Bảo Đại như Bảo Đại chạy theo đàn bà, rượu chè, ham ăn uống chơi bời, biếng nhác.

Đó là một cuộc vận động áp đặt bằng đủ phương tiện trên toàn miền Nam- một cuộc vận động nhắm vào giới bình dân với nhiều mầu sắc “cải lương” và “lố bịch hóa” đối thủ.

Trên các đường phố- nhất là tại Sài gòn, các loa phóng thanh chạy khắp các đường phố hô hào dân chúng truất phế Bảo Đại.

Cũng theo Vĩnh Phúc, đoàn kịch Kim Chung mới từ Bắc di cư vào Nam, ông Trần Viết Long, chủ bầu đã cho diễn một vở kịch liên quan đến Bảo Đại với đầy đủ các tính xấu của một ông vua bù nhìn.

Các khung ảnh của Bảo Đại treo trong các công sở cũng được gỡ xuống.

Trong Việt Nam nhân chứng, trang 133, Trần Văn Đôn viết ông Nhu kể lại là ông Diệm có viết một thư cho ông Bảo Đại và mời ông về nước lãnh đạo nhưng Bảo Đại không chịu.

Phần Bảo Đại đã viết:

“Tôi không tin tưởng vào một cuộc phiêu lưu mới trong tình trạng hiện nay của xứ sở. Sau kinh nghiệm thất bại của người Pháp, một kinh nghiệm của Hoa Kỳ như hiện nay chỉ đưa đến một thất bại mới khốn khổ và tàn bạo hơn cho người Việt Nam”
[Trích Le Dragon D'Annam, Bao Đai, trang 342.]

Thế rồi cuộc “diễn tập dân chủ” lần đầu tiên ở Việt Nam đã diễn ra không thiếu “hoành tráng và vụng về” cũng có đã thành công tốt đẹp như lòng mong muốn của một số người ủng hộ ông Diệm.

Báo chí như tờ Thời Đại dành cả tháng trời lên án Bảo Đại về thẩm quyền đạo đức của ông không có, về vinh thân phì davv.. Và họ cũng không ngần ngại đưa ra tính cách con không chính đáng của Khải định, nói khác đi Bảo Đại chỉ là con rơi[illegitimacy]. Bởi vì họ cho rằng Khải Định không có khả năng sinh sản [in fertile]. Và để có thể có con nối dõi, Khải Định đã chọn nàng hầu tên Cúc, sau này được phong là Huệ Phi. Con của Huệ Phi là Bảo Đai được tước phong hoàng tử khi sinh ra ngày 22/10/1913

Để đạt được kết quả trọn vẹn thăm dò trưng cầu dân ý, ED. Lansdale – người đã được Neil Sheeham gọi là con người đã có thể thay đổi dòng lịch sử và người có công xây dựng lên đệ nhất cộng hoà miền Nam – đã đề nghị màu của hai lá phiếu: Màu xanh tiêu biểu cho điều xấu dành cho lá phiếu của Bảo Đại. Màu đỏ tượng trưng cho điều tốt đẹp được dành cho lá phiếu của ông Diệm.

[Trích lại phần phỏng vấn Lansdale của Karnow trong: The 1955 South Vietnam referendum.]

Theo Wikipedia, tác giả Đào Văn Bình, trong Lời giới thiệu Cuộc Trưng Cầu Dân Ý Truất Phế Vua Bảo Đại Năm 1955 được viết lại như sau:

… “Ve vẻ vè ve, nghe vè Bảo Đại, là quân ăn hại…” (Điều này tôi đã ghi lại trong cuốn hồi ký tù, hồi ký lịch sử Những Sự Thực Không Thể Chối Bỏ xuất bản năm 1987). Sau cuộc xuống đường chửi bới Quốc Trưởng Bảo Đại, chiều hôm đó chúng tôi được các thầy/cô phát cho mỗi đứa 5 đồng gọi là tiền “Cụ” thưởng cho học sinh. Số tiền 5 đồng lúc đó quá lớn và quá sướng để tha hồ ăn thịt bò khô, đậu đỏ bánh lọc và coi Ciné ở Rạp Moderne cũng nằm sát Chợ Tân Định. Cùng với những chiến dịch như vậy, đài phát thanh ra rả truyền đi những lời hướng dẫn đồng bào đi bỏ phiếu “Xanh bỏ vào giỏ, Đỏ bỏ vào thùng” tức lá phiếu màu xanh in hình Ô. Bảo Đại thì bỏ vào giỏ rác, lá phiếu màu đỏ in hình Ô. Diệm thì bỏ vào thùng phiếu. Đầu óc thơ dại của trẻ nhỏ dễ bị tiêm nhiễm. Tôi bắt đầu có thiện cảm với “Cụ Ngô” và căm ghét “Bảo Đại bán nước” mà không cần tìm hiểu và cũng không biết tìm hiểu lịch sử xem thực hư thế nào.]

Nội dung hai câu hỏi trong lá phiếu rõ ràng có dụng ý và tỏ ra bất lợi cho ông Bảo Đại như sau:

1- Tôi truất phế Bảo Đại và chọn ông Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập chế độ cộng hoà.

2- Tôi không truất phế Bảo Đại và không công nhận Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập thể chế cộng hoà.

Ông Trương Vĩnh Lễ, cựu chủ tịch Quốc hội trong hồi ký cũng đưa ra nhận xét tương tự:

“Trên phiếu, dân chúng có thể chọn ra một trong hai câu hỏi:1] Tôi truất phế Bảo Đại và chọn Ngô Đình Diệm như- tổng thống VN với sứ mạng lập một thể chế Cộng Hòa hay 2] Tôi không truất phế Bảo Đại và không công nhận Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập thể chế cộng hòa. Kết quả ông Diệm thắng 98,2%.Tỉ lệ này có vẻ không hoàn toàn trung thực, dù quần chúng mến mộ nhiệt tình ông Diệm
VN Où est la vérité, Trương Vĩnh Lễ, trang 30, nxb Lavauzelle, Paris, 1989]

Ông Bảo Đại đã nhận xét một cách mỉa mai:

“Sự trình bày thật khéo léo, và sự chọn lựa của cử tri rõ ràng đã được hướng dẫn”.
[Trích dẫn Bảo Đại như trên, trang 343]

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý là hơn 98% dành cho ông Diệm.

Sau này, nhiều người chống đối Đệ nhất Cộng hoà miền Nam đã coi đây là cuộc trưng cầu dân ý gian lận và không dân chủ.

Về lý thuyết thì lời phê phán trên không có thể không sai.

Riêng Đoàn Thêm một lần nữa cho rằng khó có thể kiểm chứng về sự gian lận.

- Có 5.721.735 phiếu thuận truất phê Bảo Đại và công nhận thủ tướng Ngô Đình Điệm.
- 44. 155 phiếu không hợp lệ
- 131.395 không bỏ phiếu.
- 63.017 bỏ phiếu không chịu truất phế

Và ông Đoàn Thêm đã đưa ra một tờ trình mật nhằm test ông Ngô Đình Nhu. Trong tờ trình cho rằng người bà con của ông ĐT ở trên cao nguyên đã bỏ phiếu cho cựu Quốc Trưởng và chống Thủ tướng.

Ông Nhu liếc qua tờ trình:

- Bậy. Bỏ sọt giấy. Excès de Zèle[quá sốt sắng] của cấp dưới muốn lập công. Làm sao nó nhìn được vào phía của người ta.

Cái test đó giúp ông Đoàn Thêm hiểu thêm con người Ngô Đình Nhu như thế nào?

Nhưng về thực tế thì người dân “chưa đủ trình độ” để thực thi quyền dân chủ của mình. Phần đông, dân chúng ít học không biết ông Diệm là ai, cũng chẳng biết Bảo Đại là người thế nào.

Ngay như một ông nhà báo, ông Công Tử Hà Đông, hồi đó là phóng viên cho báo Saigòn mới của bà Bút Trà cũng viết rằng, ông không biết ông Diệm là ai cho đến lúc ông Diệm về nước.

Nói một cách công bằng, cứ để dân chúng đi bầu một cách tự do thoải mái, theo nhận xét của Lansdale, ông Diệm cũng sẽ thu được khoảng 90% số phiếu ủng hộ!

Cũng theo Lansdale khi trả lời câu phỏng vấn của Karnow:

- Karnow: Ông có thật sự bằng lòng và nghĩ rằng đây là một cuộc bầu cử lương thiện?
-Lansdale: Tôi nghĩ rằng nó cũng tạm đủ đối với dân chúng. Tôi cũng nghĩ là nó phản ảnh ý muốn của dân chúng”.

Seth Jacob cũng đưa ra nhận xét:

“Không còn điều gì có thể nghi ngờ được nữa, Diệm vẫn có thể đánh bại Bảo Đại trong một cuộc bầu cử công bằng, nhưng những người ủng hộ Diệm đã muốn nắm phần chắc. Cuộc vận động cho Bảo Đại bị ngăn cấm. Thùng phiếu bầu bị tráo đổi, cử tri bị đe dọa và toàn thể dân miền Nam được tuyên truyền trong một chiến dịch chống lại Bảo Đại”.
[Trích Cold War Mandarin, Seth Jacob, trang 89]

Phần tổng thống Nixon cũng đồng quan điểm với Lansdale khi cho rằng, cử bỏ phiếu một cách công bình, ông Diệm cũng thắng cuộc trưng cầu dân ý ít lắm là 65%.

“Cho dù có sự bất đồng mạnh mẽ đi nữa, ông Diệm cũng vẫn có thể thắng cử một cách chắc chắn với một cuộc bầu cử tổ chức đứng đắn- có thể không dưới số 65% phiếu bầu-bởi vì ông Diệm lúc bấy giờ ông đã đạt được sự tín nhiệm và được nhiều người biết đến”. .
(No More Viet Nam, R. Nixon, trang 40.)

Hội đồng Cách Mạng quăng hình Bảo Đại trước Toà Đô Chính (4/1955) Nguồn: LIFE

Theo người viết, trong bối cảnh chính trị miền nam lúc bấy giờ thì cuộc Trưng cầu dân ý chỉ có ý nghĩa tượng trưng- một cách thức diễn tập dân chủ-. Đây chỉ là một cuộc trưng cầu dân ý, tức hỏi ý dân.

Không hẳn là một cuộc đi bầu.

Theo một bài viết sâu sắc của Chapman Jessica với nhan đề: Staging Democracy, south Vietnam’s 1955 Referendum to Depose Bao Dai, 12-20-2005, Pacific Rim Research Program, UC Berkeley.

Chapman Jessica trong phần kết luận bài khảo cứu cho rằng các viên chức Hoa Kỳ đã không dành đủ thì giờ tìm hiểu tính cách “phức tạp”,[The complexities] về đời sống chính trị ở Nam Việt Nam. Sự hiểu biết đầy đủ tính phức tạp ấy giúp đưa ra những đường lối và chính sách phù hợp với những yếu tố chính trị và văn hóa ở miền Nam Việt Nam.

Cuộc Trưng cầu dân ý không mang ý nghĩa của một cuộc “trắc nghiệm dân chủ” bằng lá phiếu như người Mỹ hiểu.

Lá phiếu chỉ là thể hiện ý dân.

Nó là một lá phiếu biểu tỏ sự tín nhiệm(vote de confiance)nhằm thăm dò, nhằm hỏi ý hơn là phiếu bầu tranh nhau từng lá phiếu cử tri.

Cho nên tính cách đa số tuyệt đối trong viễn cảnh hoạch định đường lối lãnh đạo và xây dựng một đất nước có thể hiểu được và dung nhận trong bối cảnh xã hội, chính trị thời đó.

Dù sao đây cũng là bước đầu thực tập bài học dân chủ ở Việt Nam.

-Nó không che dấu sự vụng về, sự khập khễnh vì thiếu kinh nghiệm học hỏi dân chủ.

Vì nếu đủ kinh nghiệm chính trị, câu truyên diễn tập dân chủ đã không diễn ra như thế.

Phần người Mỹ, hãy thử hỏi họ đã để ra thời gian bao lâu để có được trình độ dân chủ như hiện nay?

Sau cuộc Trưng cầu dân ý này thì tiếp theo đó tiến hành bầu Quốc Hội Lập Hiến tháng 3/1956 và ban hành Hiến pháp đệ nhất cộng hòa ngày 26/10/11956. Trong đó bao gồm 134 dân biểu, thuộc 4 đảng thân chính phủ, không có đối lập.

Khái niệm”đối lập”là nguyên tắc cốt lõi của nguyên tắc dân chủ chưa thể có chỗ đứng công khai và được nhìn nhận bởi luật pháp ở thời đó được.

Người ta chưa có thể cho phép một sự”đốt giai đoạn” bằng tiêng nói đối kháng công khai trong quốc hội và ngoài quốc hội được.

Cho nên bất cứ sự phê phán, đánh giá nào -muốn cho công bằng- vẫn phải căn cứ trên bối cảnh chính trị xã hội nhất định của thời đó như quan điểm nhìn của Chapman Jessica.

Việc mang cái khung dân chủ nhập cảng chụp lên một xã hội vừa ra khỏi chế độ thuộc địa và phong kiến xem ra là quá sớm và không phản ánh tình hình thực tế của xã hội miền Nam.

Xin nhấn mạnh là không có đối lập.

Thành phần Ủy ban soạn thảo Hiến Pháp gồm có Trần Văn Lắm[ chủ tịch], Trần Chánh Thành, Trần Trung Dung, Vũ Quốc Thông và Trương Vĩnh Lễ.

Hiến pháp này dựa theo hiến pháp Hoa Kỳ và Pháp.

Chính phủ Diệm dần đi vào ổng định ít nữa cho đến cuối năm 1960.

Để chấm dứt bài này, xin ghi nhận cuộc Trưng cầu Dân ý chỉ là kết quả cắt đứt một cuộc ép duyên chính trị giữa ông Bảo Đại và ông Diệm- hay một vụ ủy quyền không tiền khoáng hậu xảy ra giữa hai người.

Điều bất thường là người thụ ủy ở đây khi nhận quyền không phải để thì hành chính sách và đường lối của người ủy nhiệm, nhưng là người sẽ phủ nhận ngay cả triệt tiêu tất cả những gì thuộc người ủy nhiệm và đề xướng một chính sách, một đường lối mới.

Cuộc Trưng cầu Dân ý dù có viện dẫn ra được những gian ý và xảo trá-dù có ngay thẳng hay không- nó cũng không đảo ngược được tình thế và cũng không thể giúp được Bảo Đại xoay ngược lại tình thế như nó phải là như thế !! Phải chăng nó là một tất yếu lịch sử? (Nécessité historique]

Hiểu thâm sâu được điều đó, hiểu được ý nghĩa Việc trưng cầu dân ý.

Trưng cầu dân ý không hẳn chỉ thuần túy một sự ủy nhiệm người mà còn chính là ủy nhiệm một thể chế mới cho VN!! Nó triệt tiêu một định chế quân chủ đã lỗi thời và mời gọi tham gia và một chính thể cộng hòa chưa hẳn được minh định!!

© Nguyễn Văn Lục

© Đàn Chim Việt

207 Phản hồi cho “Cuộc trưng cầu dân ý và việc truất phế Bảo Đại tháng 10-1955”

  1. DâM Tiên says:

    Ới già Hồ già Diệm trọ trẹ ơi !
    Nơi đây, ai phe Hồ thì bênh Hồ tía lia. Ai phe Diệm
    thì khen Diệm lia chia. Ai phe Dâm tiên thì cõng Dâm
    Tiên. Ai thích Trung kiên thì…cưỡi trung kiên!

    Việt Nam phận mình chỉ có thế Nồi cám heo. Vua
    Bảo Đại ơi, VN mình hai bên Ngô Hồ làm hại ngài,\VN
    sao mà gian nan quá, cũng vì hai tên trọ trẹ xứ Nghệ !

    • Hồ Bảy says:

      Không biết cáí thằng Dâm tiện này là dân rau muống ,mắmruốc hay giá sống mà viết “loạn nôn ” như vậy .
      Càng ngày càng lộ đuoi chồn tinh ,đọ đít.
      khôn thì khôn thuả lên ba/
      ngu thì đến Chết vẩn là NGU thôi !
      Hắn còn nhớ nồi cám heo cả giòng họ Nó và Nó vục mỏ vào máng nửa kia. Thật đúng là khi TS.
      (h.7)

  2. quang phan says:

    Gửi bạn Trung Kiên: Một bông hồng gửi đến bạn Trung Kiên về bản tính khoan hoà và kiên nhẫn của bạn.

    Ở tại Việt nam, tất cả các phương tiện truyền thanh, truyền hình, báo chí đều thuộc tay Việt cộng. Tất cả mọi tin tức lớn nhỏ bất lợi cho bọn Việt cộng đều bị dấu nhẹm, người dân vì vậy sống trong sương mù mê muội. Nhà văn Dương thu Hương gọi Việt nam là “Thiên Đường mù”. Tên Chung Son này cũng từ cái quốc gia tăm tối đó mà ra. Xét ra bạn Trung Kiên viết bao nhiêu lời dạy dỗ hắn thì cũng kiểu như nước đổ đầu vịt. Hắn vẫn chạy lăng quăng sủa hết đầu trên xóm dưới lập lại những gì bọn Việt cộng đã tuyên truyền cho hắn.

    • Trung KIên says:

      Chào bạn quang phan

      Cám ơn Bạn đã quan tâm theo dõi.

      TK vẫn tin là sẽ có một ngày những người này sẽ hồi tâm. Con ngựa chứng thường là ngựa giỏi. Muốn thuần thục nó thì cần phải kiên nhẫn. Những đứa trẻ phá phách thường là những học trò giỏi. Nếu thầy/ cô giáo kiên trì thì học trò sẽ nên người!

      Trong sự tích nói; Thánh Phaolồ ngày xưa là một ông quan rất ghét đạo Chúa. Ông thường đi lùng bắt những ai theo đạo để bách hại và giết. Thế nhưng sau khi bị tia sáng đánh ngã ngựa, con mắt ông bị mù một thời gian ngắn, ông đã nhận biết NGUỒN CHÂN LÝ, và đã hồi tâm sám hối để trở thành một CHỨNG NHÂN rao giảng TIN MỪNG hết sức đắc lực…

      Chúc Bạn sức khoẻ tốt, luôn kiên trì và nhiều nghị lực…

  3. Doctin says:

    Nói về đảng Cần Lao, thì cũng phải đề cập đến đảng Cộng sản. Vậy lời thề nguyên khởi do Bác Hồ đặt ra cho những ai mới xin gia nhập đảng Cộng sản là chi ?:

    Thề đời đời tuyệt đối trung thành với các đàn anh Trung- Xô

    Thề đời đời tuân theo các chỉ thị của các đàn anh Trung- Xô

    Thề phanh thây uống máu tất cả những ai chống đảng Cộng sản

    Thề luôn sẵn sàng thoả mãn nhu cầu sinh lý của Hồ chủ tịch

    ( Nguồn: Tài liệu từ Văn khố của đảng Cộng sản Liên xô)

  4. Saigon Buffalo says:

    Đọc những phản hồi dài của Vân Nam và Vị Nhân về những gì tôi viết, tôi thấy có 2 vấn đề chính cần được bàn thêm.

    A/ Thứ nhất là câu hỏi kể từ năm 1960 ông Diệm có còn được đa số nhân dân Miền Nam ủng hộ hay không, và chúng ta có thể tin những gì mà các nhân chứng như Đoàn Thêm và đại sứ Pháp tại Sài gòn nói về sự suy sụp của sự ủng hộ đó hay không.

    Lý do tại sao chúng ta phải dựa vào những bằng chứng gián tiếp như vậy là vì chế độ Ngô Đình Diệm đã không cho phép chúng ta có bằng chứng trực tiếp và thuyết phục nhất: Kết quả của một cuộc bầu cử tự do và lương thiện.

    Bởi vậy phải tìm hiểu vấn đề qua các nhân chứng có mặt tại Miền Nam thời đó.

    Trong 2 nhân chứng được trích dẫn, có thể nói đại sứ Pháp là người đáng tin nhất, vì thời điểm ông ta gửi báo cáo về Paris là tháng 3 năm 1962. Người Pháp ở Miền Nam lúc đó chỉ còn là người đứng bên lề nhìn sự việc, thế nhưng hơn một năm trước khi biến cố Phật giáo bùng nổ, đại sứ của họ ở Sài gòn đã có thể báo cáo về Paris rằng yếu tố Ki tô giáo đã làm cho ông Diệm mất sự ủng hộ của đa số dân Miền Nam. Vào tháng 3 năm 1962, ông đại sứ này không thể biết được những gì sẽ xảy ra vào tháng 5 năm 1963 tại Huế và ông ta cũng chẳng có thể làm gì được để “giật dây” sự việc khiến cho chúng xảy ra. Thế nên, báo cáo của ông về yếu tố Ki tô giáo đã phải được dựa trên những quan sát khá chính xác về thực trạng xã hội Miền Nam, giúp ông thấy sự căng thẳng giữa thiểu số Ki tô giáo và những người không theo đạo Ki tô trên một năm trước khi nó trở nên hiển lộ.

    Đây là lý do chính khiến tôi thấy đại sứ Pháp đáng tin hơn là những người cho rằng người Pháp vì mối hận mất thuộc địa nên đã có những nhận xét bất lợi về chế độ ông Diệm.

    B/ Vấn đề thứ 2 cần bàn là sự thất bại của ông Diệm trong việc cải cách điền địa. Tôi thấy những lời thanh minh cho ông Diệm về vấn đề này không có sức thuyết phục. Nhu cầu cải cách điền địa một cách sâu rộng là một nhu cầu cấp bách ngay khi ông Diệm lên cầm quyền.

    Lý do: thời chiến tranh với Pháp, Việt Minh ở Miền Nam đã tịch thu ruộng của điền chủ để chia cho tá điền, nên họ đã không cần trả tô cho ruộng mà họ canh tác nữa. Ngoài ra, do chiến tranh, nên điền chủ cũng không có khả năng để thu tô.

    Sau khi cuộc chiến với người Pháp kết thúc, chế độ Ngô Đình Diệm cho phép điền chủ giử lại khoảng 100 mẫu ruộng. Điều này có nghĩa là họ có căn bản pháp lý để thu tô trên những vùng đất lúc trước nằm dưới sự kiểm soát của Việt Minh. Nông dân nghèo thời Việt Minh không cần trả tô, bây giờ lại phải trả, một sự thụt lùi thất dân tâm rỏ rệt.

    • Vị Nhân says:

      Chào Saigon Buffalo.

      Tôi nhớ là những phê phán về cải cách điền địa thời TT Ngô Đình Diệm đã được viết ra ở đâu đó. Sau một hồi nhớ lại thì chắc chắn những suy nghĩ ông dẫn ra do học giả Nguyễn Hiến Lê nhận định(Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê). Vâng, dưới thời “kháng chiến cũ”, cách dùng chữ cuả ông Lê, để chứng tỏ rằng ông ấy “không biết” những người kháng chiến cũ là CS, một cách tự bịt mắt cuả ông học giả- thời 9 năm những vùng nằm trong sự kiểm soát cuả Việt Minh, họ có làm cái điều như ông NHL nói, nhưng mục đích là gì? Phải chăng chỉ có tính cách giai đoạn, lôi kéo nông dân về với họ. Một khi nắm được toàn bộ, việc xảy ra chắc chắn sẽ giống như ngoài Bắc hồi cải cách ruộng đất. Mới chia ruộng cho nông dân hôm trước, hôm sau thu lại, vào hợp tác xã. Tất cả chỉ còn là những kẻ làm công, còn tệ hơn làm tá điền cho điạ chủ khi trước. Cho nên việc ông Diệm làm, một số người như ông NHL phê bình là thụt lùi (hay tiến lên) thì chỉ một thời gian sau đã rõ!
      Tôi kính trọng ông NHL với sự hiểu biết về nhiều vấn đề, sức làm việc bền bỉ và công lao cuả ông với nền văn học nước nhà, nhưng nhãn quan chính trị cuả ông ấy không bằng một người nông dân ít học. Đặc biệt định kiến của ông ấy về VNCH nói chung là rất tiêu cực, trong khi ngược lại đối với ông Hồ và chính quyền CS thì có “biệt cảm”. Chỉ đến khi sau vài năm sống chung với họ, thấy đường lối chính sách mà họ áp dụng, thấy cách vận hành xã hội cuả hệ thống XHCN, ông ta vỡ mộng, lúc đó thì đã muộn! Hồi ký cuả ông ấy giúp được gì cho những thế hệ sau, khi tất cả đã vào “tròng” cuả CS? Nếu không được phổ biến ở hải ngoại thì ai biết “tâm sự” cuả ông ấy? Các anh em”kháng chiến cũ” đã làm ông ta ngán đến tận cổ và không còn mơ hồ về Cộng Sản nữa. Đáng tiếc!!!

      • Saigon Buffalo says:

        Chào Vị Nhân,

        Những điều tôi viết về chính sách cải cách điền địa của ông Diệm được lấy từ cuốn
        Diem’s final failure của Philip Catton, một tác giả tôi đã trích dẫn khi trao đỗi về việc này với Trung Kiên. Ngoài ra, Carlyle Thayer, một chuyên viên rất quen thuộc với người Việt bây giờ, cũng có những nhận định tương tự như Catton trong cuốn War by other means.

        Dù cho việc chia ruộng cho tá điền chỉ là một cái bẩy mà Việt Minh đã để lại ở Miền Nam thì ông Diệm vẫn nên vô hiệu hóa nó bằng những biện pháp cải cách điền địa sâu rộng để cho nông dân nghèo không còn nghe theo CS. Không thể dựa vào lý do Việt Minh chỉ muốn đánh lừa họ để không tiến hành những biện pháp cải thiện đời sống của họ.

      • Timsuthat says:

        Các ông tác giả ngoại quốc này đúng là lo những chuyện xẻ tóc! Chính sách cho chủ điền giữ 100 mẫu là quá nhỏ so với trước đó, nên có bất mãn là chính những đại chủ điền (chỉ một số ít nhưng có ảnh hưởng lớn với các bè phái có tiền, có quyền thời Pháp), không phải tá điền. Nên những lời chỉ trích này là không có giá trị thực tế, chỉ dựa vào lý thuyết.

        Ngay từ thời ông Diệm, dân chúng làm nghề nông đã được giúp đỡ, cải tiến rất nhiều, và từ đó, người nông dân chưa bao giờ bất mãn, nổi loạn. Kinh tế nông nghiệp do đó đã phát triển tốt đẹp, chỉ bị thiệt hại nhất về vấn đề ở các miền xa vùng quản trị của quân đội, chính phủ, VC đã ăn bám vào đám dân này – lấy đi gạo khoai, gà vịt, v.v… Ngày QG, đêm CS! Và về sau này, những vùng bị chiến tranh đe dọa nhiều thì không còn sức sản xuất nữa – không phải vì chính sách nông nghiệp của chính quyền.

        Nên trên phương diện đời sống chung, đại đa số dân miền Nam ủng hộ ông Diệm. Cái khó khăn mà đại sứ Pháp nhận xét là ở sự chống đối của các nhóm đối lập và các tranh chấp với Phật Giáo trong các thành phố lớn – cả 2 đều đã được ĐCS khai thác tối đa để gây xung khắc chính trị; tuy là một nhận định tiêu cực, có phần chủ quan và có thể thổi phồng, nhưng nó có lý do chính xác. Nên nhắc lại là CS đã xâm nhập vào tất cả các đảng phái, có điệp viên trong mọi tổ chức và tôn giáo (nhất là Phật Giáo), và các tổ chức này không hề nghi ngờ hoặc phát giác được. Ông Đoàn Thêm đã có viết về tiết lộ trong sách của Văn Tiến Dũng trong việc hơn 90% của khoảng 70 ngàn đảng viên đã bị chế độ Diệm loại trừ; trong số này thì điệp viên trong các đảng đối lập và Phật Giáo không phải là ít!!! Thế thì ông hiểu tại sao, chỉ với vài ngàn đảng viên CS còn lại, các chống đối từ những người bất mãn với ông Diệm được “chính danh hóa” và tạo được sức mạnh?

        Có điều là, nếu Mỹ đã không OK việc lật đổ thì chắc các loạn tướng đã không dám làm (vì sẽ có thể bị Mỹ rút ra khỏi VN, không có viện trợ và sẽ bị CS làm thịt ngay!). Tội của Mỹ trong vấn đề này rất lớn và nó có lý do của nó mà tôi e là không dễ gì mà hiểu tại sao, ngoài kết luận chung chung là “ích lợi riêng của Mỹ”. Ít nhất, Joe McNamara (BT QP thời Kennedy đó) và các lãnh đạo sau này đều đã thú nhận đó là lỗi lầm của Mỹ.

      • Saigon Buffalo says:

        Xin được nhắc lại một chi tiết về việc cải cách điền địa ở Miền Nam VN: Nguyễn Văn Thiệu hình như không đồng ý rằng vấn đề mà “[c]ác ông tác giả ngoại quốc” vạch ra là “những chuyện xẻ tóc!” Vì khi lên nắm chính quyền ông đã ban hành luật Người cày có ruộng, chỉ cho phép điền chủ giữ lại tối đa là 15 mẩu ruộng mà thôi. Thật ra, luật này đã ra đời trước khi sách của các tác giả nói trên được xuấn bản.

      • Timsuthat says:

        Xin sửa, ý tôi muốn viết là đại điền chủ, không phải “đại chủ điền “!

        Ở hai nước Đài Loan và Nhật là các đảo, họ bị nhiều đồi núi, không có những vùng đồng bằng rộng lớn như ở VN, nhất là so với đồng bằng Cửu Long, Đồng Tháp Mười. Ngay cả đất Đại Hàn cũng phần lớn là đồi núi. Chia nhỏ hơn VN là vì lý do địa lý buộc như thế.

        Thời ông Thiệu thì chiến tranh đã lan rộng, quân đội VNCH không thể trải đầy cả nước nên những vùng cày cấy bị thu nhỏ lại. Chính sách của ông Thiệu là một đáp ứng của hoàn cảnh của chiến tranh khi dân tụ lại các vùng có an ninh, không vì VN thiếu đất cho dân làm ruộng hay các điền chủ bóc lột tá điền.

        Ông đọc sách nước ngoài thì cứ đọc, nhưng cần ông tỉnh táo hơn trước khi kết luận!!! Nông dân và nông nghiệp chưa bao giờ là yếu tố chính trị của cả hai nền VNCH khiến cho dân bất mãn.

      • Saigon Buffalo says:

        Lại xin lưu ý độc giả đến một điều đã nói qua nhưng cần phải được nhắc lại để làm rỏ vấn đề: Thời chiến tranh với Pháp, Việt Minh đã tịch thu ruộng của điền chủ để chia cho tá điền. Tá điền do đó không cần trả tô cho ruộng mà họ canh tác. Sau khi ông Diệm lên cầm quyền, ông ta đã không hợp thức hóa thực trạng đó tại nông thôn miền Nam, mà lại còn ban hành chính sách cho điền chủ được giữ 100 mẫu ruộng, khiến cho họ có căn bản pháp lý để thu tô trên những cánh đồng mà trước đó họ không thể thu. Và nông dân nghèo thời ông Diệm lại phải trả tô, một điều họ không phải làm thời Việt Minh. Độc giả tỉnh táo có thừa khả năng để thẩm định việc làm của ông Diệm có phải là một việc làm thất nhân tâm hay không.

        Những người ủng hộ ông Diệm nói rằng việc Việt Minh chia ruộng cho tá điền chỉ là một hành động lừa gạt nông dân. Nhưng sự lừa gạt của Việt Minh tất nhiên không phải là một lý do để ông Diệm đảo ngược tình thế, làm cho đời sống của họ khó khăn hơn trước.

        Về việc cải cách điền địa của Nguyễn Văn Thiệu, Timsuthat viết:

        “Thời ông Thiệu thì chiến tranh đã lan rộng, quân đội VNCH không thể trải đầy cả nước nên những vùng cày cấy bị thu nhỏ lại. Chính sách của ông Thiệu là một đáp ứng của hoàn cảnh của chiến tranh khi dân tụ lại các vùng có an ninh, không vì VN thiếu đất cho dân làm ruộng hay các điền chủ bóc lột tá điền.”

        E rằng đây chỉ là một ngụy biện được đưa ra để bào chữa cho ông Diệm.

        Vì dưới thời ông Thiệu, Cộng Sản cũng đã tiến hành việc chia ruộng cho tá điền trong những vùng đất do họ kiểm soát. Luật Người cày có ruộng của ông Thiệu được ban hành không những để tranh thủ nông dân trong vùng VNCH, mà cũng để trấn an nông dân đang nằm trong vùng CS. Luật này qui định rất rỏ ràng rằng ruộng mà nông dân được Cộng Sản cấp sẽ được chính quyền VNCH công nhận. Họ không cần phải sợ sự tái diển của chính sách Ngô Đình Diệm, khi VNCH lại kiểm soát vùng đất mà họ đang sinh sống.

        Nếu nói rằng “[c]hính sách của ông Thiệu là một đáp ứng của hoàn cảnh của chiến tranh khi dân tụ lại các vùng có an ninh,” thì tại sao ông ta lại phải mất công hợp thức hóa ruộng mà Việt Cộng đã cấp cho nông dân để làm chi?

        Trong Wikipedia về cải cách điền địa, tôi có đọc 1 câu như sau:

        “Báo Chính Luận Sài Gòn (ngày 23/2/1971) đưa tin: Ngày 22/2/1971, sau gần một năm luật “Người Cày Có Ruộng” được ban hành, dân biểu Trần Văn Quá, chủ tịch ủy ban canh nông của thượng viên đã tiết lộ: “Hầu hết số ruộng này đã được Việt Cộng cấp không cho nông dân từ mấy năm trước, nay luật “Người Cày Có Ruộng” xem như hợp thức hoá tình trạng đó”.”

      • Timsuthat says:

        Ha ha ha … Đúng là lý luận với dân cùi! Chẳng phải vì cùi là xấu, nhưng chỉ nói lên cái nói gàn, nói lấy được, không căn bản lý thuyết, cãi theo kiểu VC … ai không đúng theo mình là “phản động”!

        VC có chủ quyền trong miền Nam không? VNCH là một quốc gia được các nước tự do công nhận, và đất miền Nam là do chính quyền miền Nam quản trị. VC chiếm được vùng nào thì muốn cho ai cái gì thì cho, đất ăn cắp đem cho lại người khác không phải là “chính sách” để so sánh với việc của chính phủ làm việc theo luật pháp.

        Muốn lấy lòng những người dân trong vùng VC kiểm soát thì lấy (để mà nuôi VC chứ có gì lạ đâu). Còn đến khi quân VNCH lấy lại được, nếu vùng đó đã hoang dã, chưa được khai phá trước đó thì cứ để họ làm; đâu có gì phải bức xúc! Nếu vùng nào đã bị VC cắt đất chia, thì chính phủ đáp ứng theo hoàn cảnh đó, nó chẳng liên quan gì đến kinh tế nông nghiệp miền Nam tự do đã cho người dân cơ hội làm ăn sinh sống mà chỉ vì chiến tranh đã tước đoạt đi tất cả, chứ chẳng phải vì họ không có đất làm ăn mà phải “cách mạng” theo VC!

        Ngay cả dân SG (như gia đình tôi) không cần đất làm ăn mà còn xin được đất ngoài SG để làm vườn trái cây, không cần ân huệ hay đút lót ai; nhưng sau thời gian ngắn phải bỏ trống vì rét mấy anh VC về bất tử, làm một cú Mậu Thân nữa là bỏ mạng!

      • Saigon Buffalo says:

        Toàn là những quả quyết vô căn cứ. Nuff said!

      • Timsuthat says:

        Ông Saigon Buffalo: Theo
        http://en.wikipedia.org/wiki/Land_use_statistics_by_country
        http://www.tradingeconomics.com/population-list-by-country
        và các nguồn khác nữa, đây là dữ kiện:

        % đất trồng trọt được – diện tích – dân số (triệu) 1960
        Vietnam 20.14% 65528 km2 35 (cả 2 miền)
        Japan 11.64% 43620 km2 94
        S. Korea 16.58% 16280 km2 25
        Taiwan 24.0% 7742 km2 ~11

        Ông thử dùng internet xem các nước kia đồi núi ra sao?

        Nếu chia ra cho mỗi 1000 dân để trồng trọt, thì người VN có thể có 1.87 km2, dân Nhật là 0.46 km2, Nam Hàn là 0.65 km2, Đài Loan là 0.70 km2. Gấp 4 lần dân Nhật và gấp 3 các nước kia.

        1000 dân chia 187 mẫu Tây hay gần 520 mẫu ta – tức là 2 người 1 mẫu, kể cả con nít, người già!

        Chia ra nhỏ chỉ để tạo công việc, không phải là cách sản xuất hiệu quả nhất với kỹ thuật nông nghiệp mới, nếu không còn cách nào khác. Trong lúc chiến tranh, cần lính bảo vệ các ruộng lớn hơn là để họ làm ruộng nhỏ để VC tới “lấy thuế” nuôi “cách mạng”!

        Dân VN không thiếu đất trồng trọt, nhưng dư ghen tương, thù hằn, và dư nhiều cái khác nữa.

        Các nước kia có thể có quặng mỏ nhiều hơn VN, nhưng mỏ dầu ngoài khơi là có thể một trong những mỏ lớn nhất TG. Ô tôi quên mất … Tàu là chủ vùng lưỡi bò đó rồi! VN cứ giữ đất trồng gạo mà sống, Tàu cần dầu và khí đốt; bán gạo cắt cổ Tàu cũng phải mua! Nhất định như thế.

      • Saigon Buffalo says:

        “Chia ra nhỏ chỉ để tạo công việc, không phải là cách sản xuất hiệu quả nhất với kỹ thuật nông nghiệp mới, nếu không còn cách nào khác.”

        “Dân VN không thiếu đất trồng trọt, nhưng dư ghen tương, thù hằn, và dư nhiều cái khác nữa.”

        Đọc những dòng chữ trên chúng ta có thể thấy rằng người viết ra chúng không nắm vững thực trạng tại nông thôn Miền Nam, nên chỉ đưa ra lời ngụy biện.

        Ruộng của điền chủ tại Miền Nam đã được chia ra thành nhiều mảnh nhỏ để cho tá điền thuê từ thời tiền chiến.

        Khi chiến tranh với Pháp bùng nổ, Việt Minh tịch thu ruộng của điền chủ để chia cho tá điền. Điều này chỉ có nghĩa là họ đã biến tá điền từ người thuê ruộng thành người chủ ruộng, không còn phải trả tô cho điền chủ nữa.

        Sau chiến tranh, ông Diệm cho điền chủ giữ lại 100 mẫu ruộng không phải là để duy trì những “cánh đồng bất tận”, mà để tạo căn bản pháp lý cho họ tiếp tục thu tô trên những thữa ruộng do tá điền canh tác từ trước, một điều họ không thể làm trong thời chiến tranh giữa Pháp và Việt Minh.

        (Những người ủng hộ ông Diệm nói rằng việc Việt Minh chia ruộng cho tá điền chỉ là một hành động lừa gạt nông dân. Nhưng sự lừa gạt đó tất nhiên không phải là một lý do để ông Diệm đảo ngược tình thế, làm cho đời sống của họ khó khăn hơn thời Việt Minh.)

        Vậy việc cải cách điền địa không phải là việc xé những mãnh ruộng lớn ra thành nhiều mảnh ruộng nhỏ, mà là việc công nhận quyền sở hữu của những người nông dân nghèo đã thực sự canh tác chúng, để cho họ khỏi phải trả tô cho điền chủ.

        Vấn đề chính do đó không phải câu hỏi dân VN có dư hay thiếu đất tròng trọt. Vấn đề chính là điều ở Miền Nam thời đó có quá nhiều người không được làm chủ những mảnh ruộng do chính tay họ cày cấy.

      • Trung Kiên says:

        Chào bạn Saigon Buffalo

        TK đã phản hồi Bạn ở bên dưới và đã post 2 link để Bạn tham khảo.

        Thiển nghĩ không nên đặt hết niềm tin vào những bài viết của người ngoại quốc, mà cần kiểm chứng từ nhiều nguồn. Cũng cần nên biết rằng, đại điền chủ ngày xưa toàn là những ông+bà tai to mặt lớn, đụng vào họ thật không đơn giản tí nào!

        Ông Diệm không thể làm một lúc mà xong tất cả được, phải từ từ…Ngay việc đóng cửa Sòng Bạc Đại Thế giới” ở chợ lớn 1955 đã là một vấn đề rồi!

        Bạn hãy vào đọc những links ở dưới trong phản hồi của tôi thì rõ hơn.
        Thân mến.

      • Saigon Buffalo says:

        Cảm ơn Trung Kiên đã lưu ý. Tôi đã có đọc.

  5. Bich says:

    @bút thép: diệt cộng sản ư? Nếu ở nước ngoài thì nó nằm chình ình ngay ở sứ quán đấy, nơi mà mấy vị hoan hỷ nhận cái visa về thăm quê đó, còn ở VN thì đi ra đường là gặp CS đầy đường à, có dám diệt thật không hay chỉ xui người khác làm, hay chỉ chửi cho sướng mồm như chí phèo. Thường những người xấu, người đểu, người hèn thì lại hay to mồm, xúi đểu!

    • Bút Thép VN says:

      Kẻ thù ta đâu có phải là người, giết người đi thì ta ở với ai? Kẻ thù ta nó là gian ác, là điêu ngoa, mà cộng sản là thứ tà ma. Ai mê cộng sản như mắc phải tà, cần phải chấn trị ngay!

      Khi hết ác gian
      là không còn cộng sản
      Dù ở nơi sứ quán hay thôn bản
      Tất cả đều là người Việt Nam.

    • quangphan says:

      Bich says :” Thường những người xấu, người đểu, người hèn thì lại hay to mồm, xúi đểu!”

      Này Bich, thường thì những người ngu dốt thì hay tưởng mình biết mọi chuyện nên mở miệng nói ra toàn những câu đần độn !

      Hãy mở mắt ra mà đọc bản tin cũ dưới đây :

      6/6/2007

      …Nhà chức trách Mỹ bắt giữ Vàng Pao hôm mùng 4/6 tại California với cáo buộc đứng đầu âm mưu lật đổ Chính phủ Lào bằng số vũ khí và thiết bị sẽ được chuyển đến Thái Lan tuần tới.

      Các công tố viên Mỹ cho biết cùng với Vàng Pao, 77 tuổi, còn có chín người khác, phần lớn thuộc phong trào Neo Hom, bị bắt giữ và truy tố vì vi phạm đạo luật trung lập của liên bang.

      “Công dân Mỹ không thể dính líu vào âm mưu lật đổ một chính phủ có chủ quyền mà Mỹ đang có quan hệ hòa bình”, nhân viên Cục điều tra liên bang (FBI) Drew Parenti phát biểu tại cuộc họp báo về vụ bắt giữ…..

    • Bich says:

      Đây là nguyên văn câu mà bút thép nói:
      “Muốn Dân tộc tiến bước
      Phải diệt cộng sản và Lên Đời trước”
      Thì đó tôi chỉ chỗ cộng sản đang nằm chình ình ra đó đến mà diệt, trời, trông thấy họ đã ngoan như thiếu nhi rồi, mặt đã lắm lét như sắp chết, ở đó mà diệt. Mà không làm được mà vẫn leo lẻo nói thì chẳng là xúi đểu người khác là gì? Mấy người nhãi nhép mà cứ nói nhảm, nên nói năng cho tử tế mọi người sẽ tôn trọng!

      • Bích Liên says:

        Nếu ông Bút Thép nói như vầy thì chắc là Bích sẽ không théc méc nè:

        Muốn Dân tộc tiến bước
        Đất nước đừng có cộng sản
        Lên Đời đừng nói nhảm
        Thì Bích chẳng cười khinh?

      • Bút Thép VN says:

        Bích Liên thật đúng là người
        Xem ra nàng Bích, Lên Đời kém xa
        Bút Thép thân tặng nhánh hoa
        Mong (Bích) Liên vui nhận món quà làm quen

      • Lên Đời says:

        Thép bùn tặng xong nhánh hoa
        Đưa tay thô nhám vuốt tay ngọc ngà
        Tưởng rằng nàng thẹn, xuôi theo
        Ai ngờ lãnh một tát tai méo hàm!!!
        Whào! Whào!!! Hì…Hì…

      • Bút Thép VN says:

        Bích ơi, bích thích Lên Đời
        Tỏ lời nịnh hót tưởng người thích ta
        Bích ơi hãy ló mặt ra
        Chình ình nằm đó ma tà cũng khinh

        Xem ra Bích cũng khá xinh
        Chỉ tội ăn nói thiếu tinh tường đời
        Mong rằng Bích sẽ trau dồi
        Lời ăn tiếng nói thành người dễ thương!

  6. XLV says:

    Từ lâu các anh chống cộng cờ vàng vẫn luôn nhai đi nhai lại VN không có tự do ngôn luận, cho rằng hơn 700 tờ báo trong nước chỉ là công cụ tuyên truyền một chiều cho CS và đòi phải nhập khẩu cái tự do của các anh. Cái tự do báo chí mà các anh đòi là tự do kiểu Bolsa, có quyền chửi nhau như cái chợ. Cái tự do các anh đòi hỏi là tự do chạy sang lề bên trái bất chấp luật lệ để có thể tố cộng và tập hợp phe đảng lật đổ CS. Tự do kiểu các anh là tự do trong cái “lằn ranh” mà các anh gọi là “lằn ranh quốc cộng” không được bước ra ngoài cái lằn ranh đó. Tự do của các anh là không ai đựợc giẫm đạp vào cái “nỗi đau” của các anh nếu đạp vào thì các anh biểu tình đạp lại. Lý lẽ của các anh là cứ ai khen công sản là khiêu khích các anh, đã qua đến Mỹ là phải xác định là trốn chạy CS , đã trốn chạy CS thì phải chống cộng sản, đã chống cộng sản thì phải đứng dưới lá cờ vàng của các anh. Đúng là các anh chơi trên đầu cha thiên hạ.
    Hầu hết các phương tiện truyền thông của cộng đồng Việt ở Mỹ đều do dân cờ vàng nắm giữ và khuynh loát từ đó đến nay , không có lề mà chỉ có một chiều duy nhất là chiều chống cộng. Nhìn lại truyền thông, báo chí cờ vàng hơn 36 năm qua ai cũng thấy quá rõ. Hầu hết những cuộc biểu tình chống lại các cơ quan báo chí cũng đều xuất phát từ việc những tờ báo đó nêu quan điểm hay thông tin trái với khẩu vị cờ vàng. Những cuộc biểu tình như thế chỉ thấy trong cộng đồng người Việt và chỉ thấy toàn các anh cờ vàng cầm đầu.
    Sở dĩ có chuyên bịt miệng nhau, tố nhau loạn cào cào bấy lâu nay vì các anh cờ vàng lo sợ vô cùng những thông tin “có lợi cho CS” đến được với cộng đồng. Các anh dị ứng với bất cứ hình ảnh nào có nền đỏ sao vàng, sợ cả những ca sĩ từ VN sang lôi kéo những fan hâm mộ và như thế tạo hình ảnh tốt đẹp cho CS. Các anh vô cùng sợ hãi nghị quyết 36 của CSVN sẽ lôi kéo hết kiều bào về phía CS bằng nhiều hình thức và nghĩ đến cái thảm họa là một ngày nào đó tiếng nói cờ vàng sẽ chỉ còn là tiếng nấc nghẹn ngào ở ngay tại Bolsa cho nên các anh lập hết ủy ban này đến ủy ban khác để chống nhưng càng chống kiều bào về nước càng nhiều các anh cứ như ngồi trên đống lửa.
    Cuộc tháo chạy năm 1975 làm các anh cờ vàng bàng hoàng vì không thể tin được đó là sức mạnh của CS. Các anh quen đánh giá rất thấp và tuyên truyền với nhau về CS như một loại thổ phỉ ô hợp bạo tàn không có chính nghĩa cho nên chiến thắng của CS là điều quá khó hiểu đối với các anh, nhất là con cháu các anh bị nhồi sọ hình ảnh cộng sản là răng đen mã tấu 7 thằng leo cây đu đủ không ngả. Nhiều năm sau đó ngay cả những sĩ quan cao cấp của các anh cũng vẫn tin rằng phải có sự dàn xếp nào đó của Mỹ chứ CS không thể nào thắng được, cuộc tháo chạy đó là chiến lược lùi một bước của Mỹ nên họ vẫn hy vọng trở về. Và họ đã chờ 36 năm qua.

    • Doctin says:

      Viết nhảm nhí thì dù có tốn công nhọc sức viết cho dài thooo..òng thì cũng chả ai thèm đọc hết ý kiến của XLV.

      Cũng vì bè lũ Việt cộng cấm đoán tự do ngôn luận bịt mồm, bắt bớ những người yêu nước dám vạch trần những hành động bán nước, hèn hạ, tham nhũng,cướp đoạt tài sản quốc gia, đất đai, nhà cửa của chúng mà chúng muôn đời trường trị ở ngôi vị lãnh đạo khiến đất nước mãi mãi tụt hậu, lãnh thổ ngày càng bị mất dần về tay bọn xâm lược Tàu cộng.

      Còn ở các xứ tự do, nhờ có tự do ngôn luận, mọi hành vi xấu xa có hại cho đất nước và dân tộc của các cấp lãnh đạo đều bị nhanh chóng phơi trần, phê phán.

      18/10/12 | Tác giả: Đàn Chim Việt
      Mất tích vì làm thơ chống Trung Quốc?
      …..Trả lời phỏng vấn BBC hôm 18/10 từ nhà riêng ở tỉnh Bình Thuận, bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của nữ sinh viên được cho là đã bị bắt vì làm thơ bài Trung Quốc, cho hay nữ sinh đang học tại Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh đã bị công an Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú đưa đi cùng ba người bạn cùng trọ phòng khác ở TP Hồ Chí Minh….

  7. Vị Nhân says:

    Bình tĩnh đọc các tranh luận giữa các ông bà Saigon Buffalo, Vân Nam, Trung Kiên, tôi thấy, Saigon Buffalo dẫn ra nhiều tài liệu, tuy chưa chắc rằng những “tư liệu lịch sử” đó có độ tin cậy đến mức không cần bàn cãi. Nhưng điều đáng chú ý là sự ngụy biện ẩn dấu dưới những hàng chữ. Tôi xin đưa ra một vài thí dụ:
    1) Saigon Buffalo dẫn chứng về sự dân chúng miền Nam chán ghét chế độ nhà Ngô căn cứ vào báo cáo của toà đại sứ Pháp ở Sài gòn gửi cho Paris! Chúng ta thử đặt câu hỏi: “người Pháp đã tự nguyện rời VN hay bị bắt buộc? Họ được gì, mất gì sau khi mất thuộc điạ? Như vậy họ có ác cảm hay hảo cảm với VN hay nói rõ ra là với chính quyền VN lúc đó? Cả một tầng lớp trên cuả VN do ai đào tạo? Nay những người này bất mãn, chống đối chính quyền VN thì họ ủng hộ ai? Tôi cho rằng nếu Saigon Buffalo dẫn “thêm” được những bằng cớ cuả chính quyền miền Bắc đánh giá, nhận định về VNCH thì mới thấy hết được cái “logic” mà ông/bà cố tình đưa ra!
    2)Căn cứ vào một quan sát cuả ông Đoàn Thêm, dù là công chức, để kết luận rằng trong cuộc đảo chính 11/11/60 thay vì được dân chúng, hay lực lượng nào đó “biểu dương” chống đảo chánh và ủng hộ chính quyền thì ngược lại, “dân chúng”,( một số hiếu kỳ, thêm một số người bán hàng rong) “chạy theo phe đảo chính” chỉ vì chính quyền nhà Ngô lúc đó “hết thuốc chữa”!. Chứ không phải là dưới con mắt cuả một số đảng phái, của thế lực có hậu thuẫn cuả người Pháp, đã có lúc chính phủ của Thủ Tướng Ngô Đình Diêm được coi là sẽ khó tồn tại trong vòng vài tháng đó sao? Kết quả cuộc đảo chính đó như thế nào thì không phải bàn nữa, chính nhửng người làm đảo chính, cả phe dân sự lẫn quân sự đã nói lên “chính nghĩa”! Tình trạng các chính quyền ở các nước hậu thuộc điạ từ Á châu đến Phi Châu, rồi Nam Mỹ liên tục bị đảo chính một phần do yếu kém cuả họ, nhưng phần chính là do các thế lực ngoại bang xúi bẩy, lũng đọan. Ngay tại Á châu, Nam Dương, Đại Hàn, Hồi Quốc, Miến Điện… và ngay cả nước gần kề VN, Thái Lan dù không được xếp vào những nước hậu thuộc điạ thì cũng liên tục xảy ra đảo chính. Việt Nam không là ngoại lệ! Càng không là ngoại lệ đối với những người chỉ nhìn cái phần tiêu cực cuả chính quyền sở tại!
    3) Khi so sánh về chính sách cải cách điền địa giữa hai nền Cộng Hoà, căn cứ vào số ruộng chính quyền để lại cho điền chủ để rồi nói ông này “vì dân” hơn ông kia, cho rằng vì thế mà nông dân miền Nam bất mãn chạy theo CS thì, thật sự chỉ có những người như Saigon Buffalo hay những người đồng tình mới “bạo gan” như vậy. Một cuộc “cải cách” năm 1957, khi vừa thoát ra khỏi tình trạng thuộc địa, giới điền chủ lúc đó với thế lực cắm rễ từ bao thế hệ không phải là một lực lượng dễ dàng triệt hạ. Ngay với những tá điền ngoài những liên hệ chủ-làm công, còn những ân tình mà nhất thời chưa rứt ra được, chưa chắc họ đã ủng hộ một chính sách quyết liệt kiểu “đào tận gốc, tróc tận rễ” như chính sách cuả CS. Tình trạng chia năm xẻ bảy trong xã hội miền Nam lúc đó, nếu một chính quyền khôn ngoan không thể gây thêm những chia rẽ. Hơn nữa, người nông dân sau CCĐĐ không thiếu ruộng để làm vì dân chúng miền Nam còn ít. Cứ cho là có một vạn điền chủ, thì số ruộng để lại cho họ cũng không phải là quá lớn so với số ruộng đất cuả miền Nam vào thời điểm những năm 50. Có thật người nông dân MN bất mãn đi theo CS là do chính quyền Ngô Đình Diệm “o bế” giới điền chủ? Nếu nói như vậy, hoặc là không biết gì hoặc là có hậu ý xấu với chính quyền. Hơn một trăm ngàn cán bộ, bộ đội miền Nam đi tập kết, thử hỏi số gia đình họ còn ở miền Nam là gì đối với CS? Nếu không phải là con tin ? Chính sách cuả CS đối với những người không theo họ quyết liệt hay hoà hoãn? Nếu dụ dỗ không được, thì chỉ còn khủng bố, giết hại! Cuộc cải cách điền địa diễn ra hơn 10 năm sau dưới thời ông Thiệu nó khác xa cả về tâm lý những người bị truất hữu lẫn tình trạng đầt nước lúc đó, không ai đi so sánh một cách hồ đồ như vậy, chỉ có những người làm “tù nhân” cho định kiến cuả mình mới nhắm mắt nói bừa.
    3) Không rỏ trong giai đoạn hỗn mang cuả miền Nam sau khi người Mỹ và các Tướng lãnh toa rập giết một ông TT do dân bầu, hợp hiến, hợp pháp thì Saigon Buffalo ở đâu? Nếu có mặt và đủ trưởng thành để có những nhận định độc lập, không để người khác nghĩ thay, ông/bà thấy gì? Chính trị thương tầng hỗn loạn, hết các chính phủ do quân nhân lãnh đạo, tới các chính đảng “gánh” trọng trách điều khiển đất nước, có c/p nào đem lại ổn định? Hay là đổ cho ông Diệm không để cho họ thực hành nắm quyền? Tính trạng xã hội thì tôn giáo, nam bắc phân rẽ. Cũng do ông Diệm? Nếu đúng như vậy, trả lời sao cho thông suốt về tình trạng kèn cựa Nam-Bắc giữa các cấp Tổng, Bộ Trưởng, hay trong giới lập pháp thời thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ? Trả lời sao về việc Phật Giáo tiếp tục “nổi dậy” những năm sau đó dưới chính quyền quân đội? Theo một số người thì chắc đây cũng là “di sản” cuả Ngô triều!
    Mặt trận quân sự lúc đó như thế nào? Tồi tệ hay đáng khích lệ? Tại sao người Mỹ phải dành lấy việc điều hành cuộc chiến và ngày càng khốc liệt? Và tại sao càng ngày càng lệ thuộc người Mỹ về mọi lãnh vực?
    Một nền móng, dù có khuyết điểm, khi bị phá vỡ thì chỉ có những kẻ thù ngu xuẩn mới không lợi dụng để triệt hạ! Khốn thay không chỉ có kẻ thù!
    Nhận định về một giai đọan lịch sử không phải là điều đơn giản. Giai đọan Đệ Nhất Cộng Hoà với sự lãnh đạo cuả ông Ngô Đình Diệm càng không dễ dàng. Bao nhiêu tài liệu, sách vở của cả người Việt lẫn ngườì Âu, Mỹ vẫn chưa nói hết, nói đúng, vì tựu trung các tác giả vẫn chưa rũ bỏ được định kiến yêu, ghét…, sự tuyên truyền cuả CSVN, nỗi cay đắng cuả chủ nghĩa thực dân cũ và thậm chí những áp đặt về một “mẫu mực” dân chủ cuả những nước có một nền móng dân chủ tiên tiến.

    Dù thảo luận, bàn cãi

    • Lên Đời says:

      Vị Nhân, nhân vị cần lao
      Thập kỷ thứ nhì sao vỡn u mê?
      Diệm, Nhu cay đắng ê chề
      Triệt tan đối lập, giết Dân một thời!!!
      Đủ rồi thôi hỡi quân gian
      Bao nhiêu tội ác rành rành còn kia
      Trúc kia không đủ để ghi
      Tội tày chứa hết biển sâu vẫn vừa.

  8. Kiến Vàng says:

    Công giáo, Phật giáo, thậm chí Hồi giáo cũng đều tốt cả, chỉ có đừng có cuồng tín mà thôi, cuồng tín cũng như mê tín đều không tốt. Vấn đề có nhiều người, nhiều thế lực đã lợi dụng các tôn giáo nhằm đạt mục đích của mình, mà những người dễ lợi dụng chính là những người cuồng tín. Ở VN hay mọi nơi đều có những kẻ nhân danh Tôn giáo để làm bậy, chính Ông Diệm đã xứ lý không tốt quan hệ giữa các tôn giáo và XH cộng với những lý do khác mà đệ nhất rồi đệ nhị VNCH thất bại.
    Cái chết của anh em nhà Ngô cho thấy, nếu không có độc lập tương đối, hoàn toàn phụ thuộc viện trợ nước ngoài mà lại không làm theo họ, sẽ có chuyện tương tự như đã xảy ra, kể cả ông Thiệu chẳng đã bị de doạ công khai đó sao?

  9. noileo says:

    Anh Khôi says:
    18/10/2012 at 11:50

    “Có biết bao các Anh các Chị và các bác vẫn âm thầm gửi gắm cho quê hương những tình cảm tha thiết nhưng thật đáng buồn thay vẫn còn một số để hận thù làm mờ lý trí mà biến mình từ người thành quỷ dữ mà không hay”

    Bác Anh Khôi nói rất đúng, tuy nhiên, xin đuọc bổ túc cho rõ nghĩa thêm:

    “âm thầm gửi gắm cho quê hương những tình cảm tha thiết” tuyệt đối không có nghĩa là ủng hộ nhà cầm quyền & đảng cộng sản Việt nam & Hồ chí Minh phản quốc, tàn dân hại nước.

    Xin bác Anh Khôi đừng sơ suất bắt chước bọn trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ, chuyên nghề làm chứng gian, nhập nhằng dánh lận trắng đên, hạ thấp, đánh đồng tổ quốc & quê hương VN với nhà cầm quyền cs & đảng cộng sản VN & HCM vong bản ngoại lai tay sai tàu cộng.

    “vẫn còn một số để hận thù làm mờ lý trí” hận thù đây là hận thù những hành động tội ác của bọn cộng sản, như vậy không có gì là “làm mờ lý trí”, ngược lại là khác, hận thù hành động tội ác của bọn cộng sản VN & HCM phản quốc, sẽ khiến người ta sáng suốt hơn trên con đường cứu VN ra khỏi họa lệ thuộc Tàu cộng do bọn cộng sản VN & HCM mang vào VN.

    hận thù đây là hận thù những hành động tội ác của bọn cộng sản Việt nam Hồ chí Minh, từ những năm 1950 đã rước quân Tàu cộng vào Việt nam,
    đã tuân lệnh Sít ta lin làm cuộc khủng bố cải cách ruộng đất giết hại hàng trăm ngàn nông dân miền bắc,
    đã tuân lệnh Mao trạch Đông chia cắt Việt nam tai vĩ tuyến 17,
    đã cắt dâng HS & TS của VN cho Tàu cộng,
    đã gây cuộc chiến tranh Hồ chí Minh huynh đệ tương tàn, tiến hành cuộc bạo lực chính trị cộng sản đẫm máu hàng triệu hàng triệu, hàng triệu người dân VN,

    dựa vào súng đạn tàu cộng áp đặt chế độ cộng sản Việt nam dân chủ cộng hòa đê tiện gian ác lên người dân miền nam, bành trướng chủ nghĩa Mác Lê tội ác trên toàn cõi Việt nam,

    xô đẩy người dân miền nam xuống địa ngục cộng sản bắc Việt tăm tối,
    tước đoạt tự do của người dân miền nam,
    tước đoạt quyền công dân của người dan miền nam,
    tước đoạt quyền sở hữu đất đai & ruộng vượn của người dân miền nam,

    gây nên hậu quả như ngày nay cho Việt nam,

    nhuệ khí Việt nam bị bọn cộng sản Việt nam & Hồ chí Minh tiêu diệt,
    VN tụt hậu về mọi mặt,
    lãnh thổ VN bị thu hẹp dần, bị bọn cộng sản VN & HCM noi theo truyền thống bán nước cứu đảng của cụ Hồ chí Minh chuyên gia ăn cứt Tàu, cắt dâng cho Tàu cộng, làm tay sai cho Tàu cộng
    nay VN bên vực nội thuộc Tàu cộng.

    Xét ra, như vậy, nếu gọi đó là hận thù, thì những hận thù ấy, nhắm vào bọn cộng sản VN & HCM, nhắm vào hành động tội ác & phản quốc của bọn cộng sản VN & HCM, là điều hoàn toàn chính đáng, như hận Lê Chiêu Thống rước quân Thanh vào VN cũng là điều hoàn toàn chính đáng,

    đó là yêu quê hưong đất nước, là bảo vệ tổ quốc VN trước họa ngoại xâm, không hề có gì gọi là “làm mờ lý trí mà biến mình từ người thành quỷ dữ “, ngược lại là khác, hận thù hành động tội ác của bọn cộng sản VN & HCM phản quốc, sẽ khiến người ta sáng suốt hơn trên con đường cứu VN ra khỏi họa lệ thuộc Tàu cộng do bọn cộng sản VN & HCM mang vào VN.

    Có hận Lê Chiêu Thống rước quân Thanh vào VN, thì mới mong đánh đuổi quân Thanh cứu nước, có hận thù hành động tội ác của bọn cộng sản VN & HCM vong bản ngoại lai tay sai tàu cộng đối với nhân dân đất nước VN, thì mới cứu nước VN thoát khỏi họa nội thuộc Tàu cộng, thì mới mong đem lại đọc lập tự do hạnh phúc cho nhân dân đất nước VN.

  10. Hòa says:

    Dâm Tiên nói : MTGHMN là do NĐD lập ra? Thế thì đảng csvn cũng do dòng họ Ngô lập ra hay sao? Hay Karl Marx. Lenin, Stalin cũng là con do Ngô Đình Diệm sanh ra? ha ha ha
    *
    - Một “quốc gia” mà hô hào với hảnh diện rằng” Ta chống Mỹ là chống cho Trung Quốc và chống cho Liên Sô” thì quốc gia đó là gì? là quốc gia nô lệ cho ngoại bang.
    - Một quốc gia mà có những lãnh đạo với tầm nhìn và hảnh diện khi làm cộng nô cho ngoại bang đẩy dùng dân mình, đi lót xác dân mình, để xây dựng tiền đồn, chiến hào cho những chủng tộc khác thì lãnh tụ và dân đó là gì? một chủng tộc ngu đần, khi xem thường giá trị và sinh mạng của chính dân tộc mình, vì bản chất tự ti, mặc cảm, ngu đần, không có tư chất lãnh đạo, thiếu tầm nhìn xa trong xây dựng quốc gia nên chỉ thích hợp làm nô, ôsin, lao nô, hoặc đĩ điếm… để phụng sự dân tộc khác, thì quốc gia đó phải có những phần tử có gene cực ngốc từ trong trứng nước, mới có suy nghĩ dân tộc mình là dân tộc nô lệ.
    - Một quân đội mà sẵn sàng nghe lệnh đi xây dựng cho ngoại bang, bằng mọi giá phải giết chết những ai chống lại hành động diệt chũng thì gọi là gì ? là một quân đội cộng nô, ôsin vì chưa đủ tư cách để gọi là quân đội đánh thuê.
    Quân đội đánh thuê thì còn được chủ trả tiền công, còn được chủ cung cấp phương tiện khi làm thuê, nhưng quân đội cộng nô thì còn thấp hèn hơn nữa, vì chủ chẳng những không trả công làm ôsin mà đám quân đội nô lệ (cộng nô) đó ngược lại phải trả công cho chủ bằng mọi cách như dâng cống sản phẩm của dân tộc mình, còn phải triều cống cho chủ những gì tốt đẹp nhất của quê hương mình như gái đẹp, khoán sản, nông sản, thủy sản, kể cả lãnh thổ lãnh hải, và còn phải trả bằng tất cả sinh mạng của nhân dân họ (cho dù dốt cả dãy Trường Sơn, đánh còn cái lai quần cũng đánh).
    Tóm lại giữa quân đội đánh thuê và quân đội cộng nô thì quân đội đánh thuê có phẩm giá, giá trị cao hơn xa quân đội cộng nô vì bản chất quân đội nô lệ là rẽ thối thua bèo, chỉ xứng đáng được bo bo ăn với súc vật. Còn quân đội kia thì cho dù bơ có tệ lắm là bơ thừa, hay sữa dù tệ lắm cũng sữa cặn, nhưng xa lộ, phi trường, hải cảng, trường học, nhà thương thì làm gì có chuyện thừa, cặn … đây?

Phản hồi