WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Viết cho ngày 01 tháng 11

Đối với phần lớn người từ miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 thì sự kiện ngày 01 tháng 11 năm 1963 mãi mãi là một cơn ác mộng, nhất là bản tin ngắn được phát đi vào khoảng 10 giờ sáng ngày 02 tháng 11, loan báo về cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu đã thực sự làm suy sụp tinh thần của hầu hết đồng bào di cư, nhất là đồng bào công giáo. Đối với hầu hết người Bắc di dân thì cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và sự cáo chung của nền Đệ Nhất Cộng Hòa là một hồi chuông báo tử cho nền cộng hòa ở miền Nam. Những giáo dân di cư, trong đó có cả ông tôi, đã mường tượng một ngày quân đội cộng sản tiến vào Sài gòn, và một cuộc “di cư” nữa để lánh nạn cộng sản sẽ diễn ra sau đó.

Suốt những ngày tiếp theo của tháng 11 kinh hoàng đó, gia đình ông bà chúng tôi cùng tất cả giáo dân, giành hầu hết thời gian đến nhà xứ để cầu nguyện cho Tổng Thống và bào đệ Ngô Đình Nhu, những đại ân nhân đã giúp cho gia đình chúng tôi cùng hơn một triệu đồng bào khác thoát được hiểm họa cộng sản ở miền Bắc, bởi sau hai năm miền Bắc cải cách ruộng đất, với chính sách tố khổ, cộng sản đã mang đến bao nỗi tang thương và kinh hoàng cho những người dân xứ Bắc.

Chắc sẽ có nhiều người đặt vấn đề rằng với thời gian 300 ngày để di cư, thì cứ tùy nghi ra đi chứ cần gì phải có ai giúp đỡ? Sự thật hoàn toàn không đúng như vậy, vì chính quyền của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tức chính quyền cộng sản của ông Hồ Chí Minh luôn tìm mọi cách để ngăn chặn người ta di cư sang xứ tự do ở miền Nam, bằng nhiều hình thức đe dọa, bưng bít thông tin, kể cả khủng bố tinh thần và tuyên truyền xuyên tạc chính sách di cư cũng như xuyên tạc về chế độ Cộng Hòa để giảm thiểu số người di cư vào vùng tự do đến mức thấp nhất. Nhân ngày hiệp kỵ lần thứ 49 của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, 01 tháng 11 năm 2012, như một nén hương lòng, để ghi tạc công đức của Cụ Ngô, chúng tôi xin thuật lại hành trình lánh nạn cộng sản lần thứ nhất của gia đình chúng tôi, cũng như của hơn một triệu đồng bào miền Bắc, theo nhật ký hành trình của ông tôi, nguyên là một Chánh Tổng ở Văn Giang, Hải Hưng.

Sau khi quân đội Pháp đầu hàng ở  Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết giữa chính phủ của Hồ Chí Minh và chính phủ Cộng Hòa Pháp, chia đôi Việt Nam thành hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến. Từ vỹ tuyến 17 trở ra thuộc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tức là Cộng Sản Việt Nam. Từ Vĩ tuyến 17 đến Cà Mau thuộc Quốc Gia Việt Nam. Việc đất nước phải bị chia cắt làm hai miền với hai thể chế chính trị khác nhau là một thảm họa của dân tộc Việt Nam, mà ít nhất đã một lần xảy ra trong lịch sử của đất nước khi Trịnh – Nguyễn Phân Tranh kéo dài hơn 100 năm từ 1627 cho đến năm 1789 khi Hoàng Đế Quang Trung kéo đại binh ra Bắc đánh tan 20 vạn quân Thanh vào khuya tối mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789 mới hoàn toàn chấm dứt 100 năm chiến tranh giữa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn, mang bao nhiêu đau thương tang tóc cho dân Việt giữa hai bờ sông Gianh. Có một điều khác biệt trong lần chia cắt đất nước lần này là giới tuyến không còn là sông Gianh mà là sông Bến Hải, và “Họa trung hữu phúc”, cũng “nhờ” Hồ Chí Minh ký hiệp ước chia cắt đất nước mà ít nhất là một nửa dân tộc Việt ở bờ nam sông Bến Hải đã không phải chịu sự thống trị sắt máu của cộng sản ngót 21 năm từ 1954 cho đến 1975.

Ít nhất cũng hơn 1 triệu người Bắc chúng tôi cũng tránh được họa cộng sản trong ngần ấy năm, nhờ vào  Điều 14 phần (d) của Hiệp định Geneva cho phép người dân ở mỗi phía di cư đến phía kia và yêu cầu cơ quan quản lý tạo điều kiện cho họ di cư trong vòng 300 ngày sau thoả hiệp đình chiến, tức việc di cư sẽ chấm dứt vào ngày 19 tháng 5 năm 1955. Dân Hà Nội có 80 ngày, Hải Dương có 100 ngày, còn Hải Phòng, điểm cuối cùng tập trung để di cư có 300 ngày để di cư.

Ngày 4/6/1954, trước khi Hiệp định Geneve được ký kết 6 tuần, Pháp đã ký một Hiệp định với Quốc gia Việt Nam, công nhận Quốc gia Việt Nam hoàn toàn độc lập. Theo đó chính phủ Quốc gia Việt Nam sẽ tự chịu trách nhiệm với những hiệp định quốc tế được ký bởi Pháp trước đó nhưng có liên quan tới họ, cũng như không còn bị ràng buộc bởi bất cứ hiệp ước nào do Pháp ký sau này.

Ông Trần Văn Đỗ, trưởng đoàn đại diện của Quốc gia Việt Nam nhất quyết không ký vào Hiệp định Genève vì không chấp nhận việc chia cắt Việt Nam và đại diện phái đoàn Quốc Gia Việt Nam ra một tuyên bố riêng:

“… Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở.”

Tuy vậy, lời phản kháng và đề nghị của đại diện Quốc gia Việt nam đã không được Hội nghị bàn tới. Ngoại trưởng Trần văn Đỗ từ Genève tuyên bố với báo chí như sau: “Từ khi đến Genève, phái đoàn không bao giờ được Pháp hỏi về ý kiến về điều kiện đình chiến, đường phân ranh và thời hạn Tổng tuyển cử. Tất cả những vấn đề đó đều được thảo luận ngoài Hội nghị, thành ra phái đoàn Việt Nam không làm thế nào bầy tỏ được quan niệm của mình”.

Tuy lên tiếng phản đối, nhưng sau khi hiệp định được kí kết, Chính phủ và quân đội Quốc Gia Việt Nam vẫn cùng quân Pháp tập kết về phía nam vĩ tuyến 17. Ngày 28 tháng 4 năm 1954, Uỷ Ban Bảo vệ Bắc Việt Nam của Quốc Gia Việt Nam tìm cách kêu gọi dân chúng di cư vào Nam để lánh nạn cộng sản. Một kế hoạch di cư được đặt ra và một Uỷ Ban Di Cư được thành lập. Ngày 30 tháng 7 năm 1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm phát biểu cổ vũ dân chúng miền Bắc di cư vào miền Nam để lánh nạn cộng sản.

Một ngày sau khi Hiệp định được ký kết, tức ngày 22 Tháng Bảy, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ra lệnh treo cờ rũ toàn Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào để bày tỏ quan điểm chống đối sự chia đôi đất nước.

Ngày 22 tháng 7 năm 1954, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào cả nước: “Đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ”, và khẳng định: “Trung, Nam, Bắc đều là bờ cõi của nước ta, nước ta nhất định thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng”. Đây là lần đầu tiên, Hồ Chí Minh bày tỏ lập trường của Quốc Tế Cộng Sản về chiến lược nhuộm đỏ cả Đông Dương, và quyết tâm dùng bạo lực cách mạng, dùng máu xương của đồng bào Việt Nam trong một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn để mở rộng quyền thống trị của Hồ Chí Minh và của chế độ cộng sản trên toàn bộ đất nước.

Sở dĩ chúng tôi phải nêu lại những sự việc trên là để quý độc giả cũng như các lãnh đạo của cộng sản Việt Nam hiện nay thấy được rằng việc chia cắt đất nước là tội ác của Hồ Chí Minh và Thực dân Pháp, chứ hoàn toàn không có sự can dự của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam hay của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm.

Sau đó, hậu thân của Quốc gia Việt Nam là Việt Nam Cộng hòa, với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ đã từ chối tổ chức tuyển cử thống nhất Việt Nam. Năm 1956, Việt Nam Cộng Hòa được thành lập trên cơ sở Quốc Gia Việt Nam. Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm tuyên bố: “Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ” nhưng “nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc”. Đây là một nhận định vô cùng sáng suốt của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, bởi theo thể thức “đảng cử dân bầu” của cộng sản, thì chắc chắc toàn thể cử tri miền Bắc buộc phải dồn phiếu cho Hồ Chí Minh, bởi họ biết rằng chỉ có làm như thế họ mới mong được yên phận, chứ nếu chọn lựa theo lương tri của họ, để bầu cử cho chính phủ Quốc Gia Tự Do, thì chắc chắn họ sẽ bị quy kết là Việt Gian, rồi cả gia đình, họ tộc sẽ bị đấu tố bị tru diệt. Trong khi đó ở miền Nam tự do, người ta có quyền lựa chọn ngay cả việc chống đối lại chính phủ mà không bao giờ sợ phải bị trả thù, không bao giờ bị đấu tố, thì thiếu gì những thành phần thân cộng hoặc những kẻ phá thối, sẵn sàng bỏ phiếu cho Hồ Chí Minh để thủ tiêu nền Cộng Hòa còn non trẻ.

Trở lại với việc di cư vào Nam, gia đình chúng tôi cũng như hầu hết đồng bào Bắc phần vào thời gian đó, những vụ đấu tố trong cải cách ruộng đất bắt đầu từ năm 1953 là một ác mộng kinh hoàng, và cả những vụ khủng bố, thanh trừng của cộng sản đối với những sỹ phu yêu nước, những chính khách thuộc các đảng phái khác, luôn luôn là một nỗi ám ảnh về những cái chết oan nghiệt hãi hùng, cho nên ai cũng mong muốn được thoát khỏi ách thống trị của cộng sản, ai ai cũng muốn được vào miền Nam tự do, nhưng khốn nạn cho nhiều người Bắc chúng tôi, cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc thì làm sao có đủ chi phí cho hành trình từ quê nhà về đến Hải Phòng để xuống tàu vào Nam, dù chuyến hành trình từ bắc vào Nam là hoàn toàn miễn phí. Cũng như vào những năm cao trào vượt biên đi tìm tự do sau năm 1975, cả dân tộc Việt Nam đều muốn bỏ nước ra đi, cả cái cột điện mà đi được thì nó cũng đã đi rồi, nhưng đâu phải ai cũng có đủ vàng đủ bạc để chi phí cho những chuyến vượt biên đi tìm tự do đó. Cho nên, chỉ có khoảng hơn một triệu người có đủ điều kiện để vào Nam trong suốt 300 ngày di cư đó. Bên cạnh cái nghèo khó cái đói rách đã ngăn chặn người miền Bắc di cư, thì chính sách tuyên truyền, xuyên tạc và khủng bố của chính quyền cộng sản cũng là một cản trở lớn. Những truyền đơn, bích chương của Liên Hiệp Quốc in ấn, phát hành để tuyên truyền, khích lệ và hướng dẫn cho dân chúng về chính sách di cư đều bị chính quyền tịch thu, không đến được tay của dân chúng, ngoài ra các cán bộ thôn xã còn đến từng nhà xuyên tạc chính sách của Liên Hiệp Quốc, cũng như đe dọa rằng những ai có ý định di cư vào Nam tức là những người có tư tưởng theo Việt gian, chống lại đảng, chống lại chính phủ của cụ Hồ, sẽ bị trừng phạt đích đáng! Nhiều gia đình có điều kiện ra đi, nhưng vì những sự đe dọa đó, họ sợ rằng nếu không đi được mà phải trở về thì chắc chắn là không còn đường sống với chính quyền cộng sản, mà đành nhắm mắt đưa chân, quyết định ở lại chung sống với cộng sản.

Do vậy mà phần lớn những người di cư vào Nam năm 1954 là những người từng là nạn nhân của cộng sản, từng bị tịch thu tài sản, nhà cửa ruộng vườn, vì bị quy vào thành phần địa chủ, phú nông hay tư sản, tiểu tư sản phản động ở các thành phố, là những người hiểu rằng họ không thể nào sống dưới chế độ cộng sản được mà phải quyết tâm bỏ lại cửa nhà để ra đi. Tuy nhiên, chính quyền cộng sản lúc bấy giờ vu cáo  rằng những người Công giáo Việt Nam đã bị chính quyền Pháp, Mỹ và thân Mỹ cưỡng bức hay “dụ dỗ di cư”. Cộng sản Bắc Việt từng lu loa rằng “các Linh mục miền Bắc giục giã giáo dân vào Nam với lời giảng rằng Đức Mẹ Đồng Trinh đã vào Nam nên họ phải đi theo” (Sic). Đó là lối tuyên truyền xuyên tạc lố bịch và trơ tráo của công sản mà thôi. Thực tế các Linh mục, các Cha xứ là người hiểu rõ hơn dân chúng về chế độ cộng sản, và các vị linh mục cũng là người nắm được đầy đủ thông tin từ Liên Hiệp Quốc về chính sách di dân, nên đã giảng giải, giúp giáo dân hiểu đích xác về vấn đề, cũng như khích lệ họ vượt qua sự sợ hãi mà mạnh dạn lên đường đi về miền tự do; đó là lý do tại sao trong số hơn một triệu người di cư vào Nam thì đã có đến 800.000 người công giáo. Đây là công lớn của các vị mục tử.

Trong khi đó, có những bằng chứng cho thấy  rằng những tờ bích chương và tờ bướm do Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến in và trao cho hai bên phổ biến cho dân chúng biết về quyền tự do di tản thì không được chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phân phát. Hơn nữa chính Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến đã mở cuộc điều tra đơn khiếu nại của chính quyền cộng sản Bắc Việt của Hồ Chí Minh, khiếu nại về hành động cưỡng bách di cư. Trong số 25.000 người Uỷ hội tiếp xúc, không có ai nhận là họ bị “cưỡng bách di cư” hay muốn trở về Bắc cả. Thế mới thấy rõ được sự lường láo tráo trở của Hồ Chí Minh và cộng sản Việt Nam.

Trại Tạm Cư Cho Người Bắc Mới Di Cư Vào Nam

Theo số liệu thống kê Uỷ hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình chiến thì ngoài những người kinh là nạn nhân của chế độ cộng sản hoặc giáo dân Công giáo thì trong số dân di cư vào Nam, còn có những người thuộc dân tộc thiểu số đã từng theo quân đội Pháp chống Việt Minh. Trong đó có khoảng 45.000 người Nùng vùng Móng Cái và 2.000 người Thái và Mèo từ Sơn La và Điện Biên cũng đã gồng gánh con cái, theo đường bộ đến Hải Phòng để xuống tàu vào Nam.

Ngày 9 tháng 8 năm 1954, chính phủ Quốc Gia Việt Nam của tân Thủ tướng Ngô Đình Diệm lập Phủ Tổng Ủy Di Cư Tỵ Nạn ở cấp một bộ trong nội các với ba nha đại diện, một ở miền Bắc, một ở miền Trung và một ở miền Nam để xúc tiến định cư. Thêm vào đó là Uỷ Ban Hỗ Trợ Định Cư, một tổ chức cứu trợ tư nhân giúp sức.

Đối với sinh viên đại học, Bộ Tư Lệnh Pháp dành 12 chuyến bay trong hai ngày 12 và 13 Tháng 8 đưa khoảng 1.200 sinh viên miền Bắc vào Nam. Ước tính chỉ khoảng 1/3 ở lại còn 2/3 chọn di cư.

Ngày 04 tháng 8 năm 1954 cầu hàng không nối phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn trong Nam với các sân bay Gia Lâm, Bạch Mai, Hà Nội và Cát Bi, Hải Phòng ngoài Bắc được thiết lập. Nỗ lực đó được coi là cầu không vận dài nhất thế giới lúc bấy giờ (khoảng 1.200 km đường chim bay). Phi cảng Tân Sơn Nhứt trở nên đông nghẹt; tính trung bình mỗi 6 phút là một máy bay hạ cánh và mỗi ngày có từ 2.000 đến 4.200 người di cư tới. Tổng kết là 4.280 lượt hạ cánh, đưa vào 213.635 người.

Ngoài ra, một hình ảnh quen thuộc với người dân tỵ nạn là “tàu há mồm”, tiếng Anh là Landing Ship Tank viết tắt là LST- đón người ở gần bờ rồi chuyển ra tàu lớn neo ngoài hải phận miền Bắc. Các tàu thủy vừa hạ xuống, hàng trăm người đã giành lên. Các tàu của Việt Nam, Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Trung Hoa, Ba Lan… giúp được 555.037 người “vô Nam”.  Ngoài ra cũng có tới 102.861 người tự tìm đường bộ hoặc ghe thuyền và phương tiện riêng để tự túc di cư vào Nam, lánh nạn cộng sản miền Bắc.

Được sự trợ giúp tận tình của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa, những người di cư chúng tôi rất sớm ổn định cuộc sống trên quê hương mới trên nhiều tỉnh thành ở miền Nam, với những tên gọi thân quen của những làng xã, phố thị bản quán của chúng tôi ở miền bắc như Bùi Chu, Phát Diệm hoặc Tân Hoá, Tân Thanh tức Thanh Hoá mới, Tân Phát tức Phát Diệm mới, Tân Hà tức Hà Nội mới… với mong muốn bảo lưu được các nét đẹp văn hoá của quê xưa trên vùng đất mới còn tiềm ẩn nỗi nhớ quê hương bản quán, của người những người vì lý tưởng tự do mà phải xa rời nơi đó.

Biến cố 30 tháng Tư năm 1975, một lần nữa mang hiểm họa cộng sản đến cho toàn dân miền Nam, và cho cả người Bắc di cư chúng tôi, những người đã một lần phải lìa bỏ quê hương bản quán để lánh nạn cộng sản 21 năm về trước. Những tưởng chúng tôi đã vĩnh viễn thoát khỏi họa cộng sản rồi, nào ngờ đâu cái biến cố 01 tháng 11 năm 1963 lại báo hiệu cho chúng tôi về một hiểm họa cộng sản mới, và điều đó đã ứng nghiệm lời tiên liệu của ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu phát biểu trong một cuộc họp của Tổng Đoàn Thanh Niên Dân Vệ tháng 10 năm 1962 tại Trung Tâm Huấn Luyện Thi Nghè, rằng “Nếu chính phủ này bị ngoại bang và tay sai lật đổ thì 12 năm sau (tức là năm 1975) Việt Nam Cộng Hòa sẽ bị rơi vào tay cộng sản.”.  Thế là hàng triệu người Việt lại phải ra đi tìm tự do mà không có bất cứ sự sắp đặt nào của quốc tế! Những người Bắc 54 của chúng tôi lại một lần nữa phải “di cư” để lánh nạn cộng sản trong đời. Thật là ai oán! Sao chúng tôi lại phải hai lần tắm trên một dòng sông? Điểm khác biệt là lần này chúng tôi ra đi không được sự bảo trợ nào của quốc tế, mà chúng tôi phải trả chi phí cho chuyến đi bằng vàng, bằng máu và cả bằng sinh mạng nữa. Bởi người Ta đã sát hại Cụ Diệm, vị ân nhân của chúng tôi rồi… còn ai nữa đâu để chở che cho chúng tôi trên bước đường gian nan đi lánh nạn cộng sản lần thứ hai này,  trách sao chúng tôi không phải trả giá.

Nhiều người cho rằng chính những kẻ phản loạn và ăn cháo đái bát như Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Dương Văn Minh, Mai Hữu Xuân, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Có, Lê Văn Nghiêm, Đỗ Mậu, Phạm Xuân Chiểu, Trần Văn Minh, Nguyễn Ngọc Thơ, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính và Lê Văn Kim… là những tội đồ của dân tộc, là những kẻ phản chủ đã gián tiếp dâng miền Nam cho cộng sản để cả dân tộc phải lầm than… Riêng tôi là những người sinh sau đẻ muộn, chúng tôi không dám phán xét ai cả, mà chỉ tâm niệm rằng vì nghiệp chướng của dân tộc Việt Nam quá nặng nên đã trót sinh ra Hồ Chí Minh và những kẻ “ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” đó mà thôi. Vả lại, trên bước đường di tản nhọc nhằn rồi những năm tháng sống lưu vong nơi đất khách quê người vật vờ như cái bóng, những kẻ đó chắc cũng đã nhận ra tội ác và lầm lỗi của mình đối với một vị tổng thống anh minh, cũng như đối với đất nước, đối với dân tộc Việt Nam, khi vì tiền, bàn tay của họ đã vấy máu của người đã ban phát cho họ những ân huệ, bổng lộc và chức tước… Đó là sự trừng phạt không nhỏ, và chắc chắn với những ray rứt trong suốt những năm cuối đời trong kiếp sống lưu vong, khi nhắm mắt xuôi tay, trở về với đất, chắc chắn linh hồn của họ sẽ không bao giờ được siêu thoát. Nhất là lịch sử ngàn đời của dân tộc Việt sẽ phán xét họ.

Tôi viết lên bài này chỉ là để làm tròn ước nguyện của ông tôi trước khi qua đời, đó là xin được tỏ bày lòng tri ân của chúng tôi đối với NGÔ TỔNG THỐNG và Nền Để Nhất Cộng Hòa đã một lần giải thoát chúng tôi khỏi ách cộng sản vào năm 1954.

Như một nén hương lòng xin thành kính dâng lên Cụ.

© Nguyễn Thu Trâm

© Đàn Chim Việt

163 Phản hồi cho “Viết cho ngày 01 tháng 11”

  1. Việt Nam 4000 năm says:

    Tôi đã đọc một số tài liệu của cả 2 phía và thấy rằng:
    Ngô Đình Diệm đã từng làm việc cho chính quyền Pháp thuộc. Sau năm 1954 có rất nhiều người theo Đạo Thiên chúa di cư vào miền Nam cũng là một chiêu bài độc của Mỹ khi tuyên truyền “cộng sản vô thần” và dựng ông Ngô Đình Diệm lên.
    Xét trên góc độ tôn giáo, để một tôn giáo nắm toàn quyền trong một xã hội đa tôn giáo là rất nguy hiểm. Ngay cả trong thế kỷ 21 này, thậm chí rất lâu sau mới có thể chấm dứt được chiến tranh tôn giáo trên thế giới.

    Việc đưa Ngô Đình Diệm lên để tranh thủ sự ủng hộ của người Công Giáo là thất bại đầu tiên của Mỹ bởi dù đem cả tôn giáo vào cuộc nhưng chẳng những Ngô Đình Diệm không thể nào đối chọi Hồ Chí Minh trong một cuộc tổng tuyển cử toàn dân; mà xã hội miền Nam lúc đó lại còn khó kiểm soát hơn.

  2. Từ Du says:

    Tôi chính là một người dân thiểu số (người Nùng gốc Hoa) không đạo Công giáo ở Mống Cái được cha mẹ đưa theo đường bộ vào nam cùng với hai anh và một em trai. Theo đường bộ không có nghĩa là đi bộ, mà là có lúc đi xe “cam nhông”, có lúc cũng phải đi bộ, sau cùng đã xuống tàu ở Hải Phòng. Số lượng người Nùng gốc Hoa di cư vào nam tuy tôi không rõ bao nhiêu, nhưng rất nhiều, tập trung ở tỉnh Đồng Nai, Phú Thọ Hòa (Sài Gòn), bạn Việt Quốc muốn biết rõ hãy đi Định Quán hay Long Khánh một chuyến.

  3. Phạm Quốc Thái says:

    Mùng 2.11. là ngày giỗ của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

    Tôi xin thắp nén hương để tuởng nhớ người anh hùng vị quốc vong thân. xin post lên đây bài viết của bác sĩ Sĩ NGUYỄN TUẤN ANH như một: VÒNG HOA TƯỞNG NHỚ!

    ” Những người muôn năm cũ ,
    Hồn ở đâu bây giờ ”

    Bốn mươi năm trước,chỉ trong thời gian quá ngắn ngủi mà gia đình họ Ngô nhận lãnh nhiều tai họa,tang tóc kinh tâm vượt xa trí tưởng tượng của quần chúng.Họ Ngô đứt ruột mất ba người con.Những kẻ nhận mình là người Quốc Gia được thúc đẩy bởi khát vọng quyền lực rất bệnh hoạn đã sát hại anh em Tổng Thống Diệm cực kỳ man rợ,mờ ám. Ba người anh em ấy phạm tội ác ghê gớm gì để phải chịu chết thảm ?Phản quốc ư ?Thủ tiêu người khác chính kiến ư ?Tham nhũng của công ư ?Hay kỳ thị địa phương Tôn Giáo ??…

    Người ta cứ mãi gán tội cho Tổng Thống Diệm rất tàn ác,đối xử rất nặng tay với những người khác chính kiến…Tôi không bị thuyết phục.Nói đâu xa ,lãnh tụ Đại Việt Cách Mạng đảng Hà Thúc Ký,với chiến khu Ba Lòng võ trang chống lại chính quyền năm xưa,chỉ bị bắt giữ và được đối xử nhân đạo .Tôi làm chứng .Dù có ai dọa giết tôi cũng không nói khác .Cụ Hà Thúc Ký là người tôi rất quí trọng .Nhà cách mạng lão thành này hiện ở Maryland,dù đã ngoại bát tuần vẫn còn theo đuổi lý tưởng và hoài bão một đời .Đọc thêm cuốn “Những huyền thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm “của Vĩnh Phúc sẽ rõ thêm về cụ Ký ngâm thơ “Nhớ rừng”của Thế Lữ. Nhóm nhân sĩ Caravelle ,với tuyên cáo nảy lửa năm nào có ai bị tra tấn ,đánh đập,thủ tiêu? Xin liên lạc Bác Sĩ Nguyễn Lưu Viên hiện cũng ở Hoa Kỳ,tôi tin ông sẽ kể cho nghe sự thật .Một vài trường hợp đó có lẽ đã đủ rồi.
    Bấm vào đọc tiếp

  4. Trung Kiên says:

    Chào bạn Việt Quốc

    Tôi định không góp ý, nhưng những dòng chữ này có gì không được ổn:…

    NẾU BÊNH VỰC ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM BẰNG NHỮNG ĐIỀU BỊA ĐẶT LÁO KHOÉT NHƯ THẾ NÀY THÌ KHÁC NÀO CHỬI CHA,CHỬI BỐ ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM KHÔNG BẰNG“.

    Hình như Bạn có điều gì “hận thù” ông Diệm lắm? Vì theo tôi, viết điều tốt hay sự thật về một con người không có nghĩa là “bênh vực”!

    Nếu là chuyện cá nhân hay gia đình mà Bạn thù oán ông Diệm thì tôi không có ý kiến. Còn nếu chỉ vì bị nhiễm độc bởi những bài viết: đả kích, vu cáo, bôi nhọ ông Diệm…thì tôi mong Bạn hãy bình tâm tỉnh trí!…Không nên xúc phạm và miệt thị tác giả Thu Trâm như trên!

    1) Nếu Bạn “thật sự” muốn biết số liệu thống kê về người di cư 1954, thì Bạn có thể tham khảo ở link hướng dẫn mà bạn xoathantuong đã post ở trên, hoặc vào google.com tìm kiếm dễ dàng.

    2) Bạn viết;…”Sự thật chỉ được xuống tàu là những giáo dân,được dẫn đầu bằng những ông áo chùng Đen cha cố của những nhà thờ Chúa mà thôi . Đã có những người muốn xuống tàu để vào
    Nam nhưng không được xuống tàu đành lủi thủi trở về sống dưới sự trả thù của CS
    “.

    Thưa Bạn, phương tiện chuyên chở nào cũng chỉ giới hạn, sau ngày 30.4.1975 nếu có thể đi được thì chiếc cột đèn nó cũng sẽ ra đi. Nhưng khổ nỗi, rất nhiều người đã ra tới bến, nhưng phải bị kẹt ở lại để phải sống trong lao tù của csvn (đây là sự thật đau lòng) !

    Suy theo lẽ thường tình, gia đình nào cũng vậy, trước hết phải lo cho con cái mình trước đã, khi nào còn chỗ thì mới đến người khác!… “Cha cố” cũng thế, mà Bạn cũng vậy, đúng không?

    3) Theo Bạn kể thì người quen của Bạn đã thiếu ngay thẳng, không thành thật!…”đã đem cả gia đình nhập đạo để được cha cố cho dẫn xuống tàu . Khi vào được miền nam ông ta xù đạo luôn“…(?)

    Thiển nghĩ, những con người có tính tráo trở như thế, sẽ chẳng ra gì, xem danh dự và lời thề hứa của mình như gió thổi qua cầu, coi vật chất là cứu cánh, bất kể đến lòng tự trọng, danh dự và nhân cách…Thật đáng buồn!!!

    Bạn viết:…”Sau đò được đạo dụ 3000 đồng ,với một tạ gạo Và 30 tấm tôn để cất nhà . Ông ta lại nhập đạo“…

    Thưa Bạn, cha cố “dụ” ông này vô đạo để làm gì, được gì? Để vừa mất công, mất của…lại bị dối gạt?

    Tuy nhiên, tôi “tạm tin” những gì Bạn viết rằng…”Nguyên nhân lý do ông ta không chấp nhận đạo Công giáo chỉ vì người anh em của ông bị các giáo dân dẫn tây về bắn chết vì không chịu nhập đạo Công giáo trước năm 1954. có thế thôi..” (sic) !

    Theo ngu ý của TK, trong hoàn cảnh nhiễu nhương, loạn lạc của đất nước!…”Có thể”, qua hành động hay lời nói nào đó mà người công giáo “hiểu lầm, hay nghi kỵ” người anh em của ông này theo Việt Minh, nên đã chỉ điểm cho tây về bắt…Chứ còn nói là “bắn chết vì không chịu nhập đạo Công giáo“…thì khó tin quá!

    Hoặc là, “có lẽ” vì sự việc “đáng tiếc đó” (nếu đúng như trên) mà vị LM và các giáo dân kia muốn an ủi, giúp đỡ gia đình ông ta, coi như là một hành động “chuộc lỗi”? (tôi đoán thế) !

    Chúc Bạn sức khoẻ và tâm hồn an lạc…

  5. Học hỏi says:

    Tôi đọc hết các comments của các bác, thấy khó hiểu ví mâu thuẫn nhau, tuy nhiên hai bac DÂM TIÊN và MÂY VU có cách lý giải gần giống nhau và dễ hiểu, xin hai bác cho phép copy lại để mọi người tham khảo, xin ý kiến các bác, cám ơn trước!
    DâM Tiên says:
    Ông Diệm là người quá tin Mỹ, sau không nghe lời Mỹ, rắp ranh
    bắt tay với…Hồ chủ tịch, phá ngang chính sách Mỹ, nên Mỹ thịt.
    Nếu không là Big Minh , thì rồi cũng có kẻ khác được chọn để
    kết liễu ông Diệm. Mỹ muốn mà.
    Thôi thôi, biết rằng hai bên Nam và Bắc đều là chư hầu ngoại bang,
    thì ta nuốt cái nhục, và nhìn về ngày mai.

    May Vu says:
    Không hiều tại sao HOA KỲ lại chọn FINAL GAME cho Cụ Diệm vào tuần lể NHÁT MA (HALLOWEN )MA QUỶ này ? Là nước nặn ra VNCH , thay QUATER BACK để đấu GAME với khối CỘNG SÃN ?
    AI ờ US /MỶ cũng ít nhiều biết môn CÀ NA , và TT DIỆM lại ở nhiều năm tại New York ,TT Anh Minh mà không biết ,ông chủ GAME U.S bỏ tiền ra , Quaterback TT Diêm cứ chọi banh tầm bậy ,(intercepts) ,Mất banh (fumbles) và quyết định thay thế ,Là chuyện thường tình Nhửng nước nhận VIÊN TRƠ MỶ ? Đến nay các Pro HOÀI NGÔ củng chưa nhận ra màn dàn dưng CHỐNG CỘNG như BET banh CÀ NA ,BÓNG RỔ hay rỏ ràng nhất là ĐÔ VẬT (Wrestling) vẩn là THẬT ,Thua game ,Chiến tranh MN ,TÙ ngu ,TIỀN ngu mà vẫn thấy khái khoái lâng lâng ?
    Nhóm Pro HOÀI NGÔ Bắc kỳ 54 củng như nhóm Pro CS Bắc kỳ 75

    • Choi Song Djong says:

      @ Học hỏi.
      Thế ông bạn học được gì khi sao chép hai còm trên,chẳng thấy ông nói ra nên thực sự không biết những thứ gì mà ông đã học được.

    • Bút Thép VN says:

      Ông Học hỏi thật là khiêm tốn. Ông thấy có những kẻ ăn nói xàm sở nhưng vì tế nhị không tiện nói thẳng ra?

      Ở đâu cũng thế Ông ạ, khi có bàn tiệc, (kể cả bàn tiệc “văn hoá”), khách được mời thường là những người lịch sự, lịch thiệp, ăn nói tử tế, tôn trọng người đối diện. Nhưng cũng có kẻ thiếu tự trọng, ăn nói chẳng ra hồn, vô ý thức, ăn nói bừa bãi phun cả bọt rãi vào người đối diện.

      Nhưng biết làm sao được khi họ cũng là những người đã lớn tuổi, đâu còn là trẻ con nữa. Họ không biết tự trọng, tự coi thường nhân cách, thì mình cũng chẳng có gì để mà nể nang. Hạng người này chỉ gây gánh nặng cho vợ con và xã hội mà thôi!

      • DâM Tiên says:

        Nè hai chàng Lý Toét và Xã Xệ trên đây ( Choi xong., và Bút Tép).

        Các anh bịt mồm cha Lý đó ả. Bỏ cái thói nhược tiểu đình làng đó
        đi cho pà kon nhờ, tí.

        Miền Nam tươi đẹp là nhờ Cần Lao ru ? Vậy những thời trước
        đã tạo ra một Miền Nam trù phú, bình dị…thì là Cần Lao, hả.

        Miền Nam đẹp, mà sao cụ Ngô đòi bắt tay mí cụ Hồ ? Trả lời
        coi. Tòan là tìm cách …bảo vệ lẫn nhau thôi. Quáng gà cả lũ.

      • Timsuthat says:

        Nếu ông DT có dịp đọc “Chính Đề VN” của ông Nhu, hẳn ông hiểu “bắt tay” với HCM là để hai miền không đi vào chiến tranh, làm tiền đồn để 2 phe CS/tự do đấu sức? Hẳn ông hiểu ông Nhu có ý muốn 2 miền hãy lợi dụng sự giúp đỡ, viện trợ của 2 khối tự do và CS mà phát triển theo ý mình?

        Đó có phải là một giải pháp khôn ngoan nhất, một thỏa hiệp thực tế của hoàn cảnh để mà – rồi như Đông/Tây Đức, Bắc/Nam Hàn – miền Nam đã có thể phát triển tốt đẹp và thống nhất khi CNCS sụp đổ như đã xảy ra ở Đức, nếu Bắc Việt không còn bị TQ kềm chế? Việc liên lạc để đi đến “không chiến tranh” thì có gì sai? Chính Mỹ cũng mong điều đó!

        Cái xui xẻo bạc mệnh của miền Nam là đã có những thành phần ngu dại đã quyết phá cho bằng được mọi cố gắng của VNCH 1, tìm cách lật đổ VÀ nhà bảo trợ Mỹ không tin tưởng vào khả năng chống CSQT của VNCH – dưới chính sách “không quân đội Mỹ trong Nam” của ông Diệm/Nhu. Hai điều kiện phải có để lật đổ thành công và vì thế mới có ngày hôm nay! (Nếu các loạn tướng đã không mưu toan thì Mỹ không thể làm gì được cả, viện trợ có giảm đi và VNCH có mất vào tay CS BV thì cũng chỉ có thể là chiến tranh nhỏ, ít đi đau thương.)

        Người Mỹ đã công nhận các chính sách sai lầm của họ suốt cả thời gian họ dính đến VN.

        Đến bao giờ những người Nam VN thức tỉnh nhận những sai lầm của mình? Theo tôi thấy, đã có những kẻ nhận ra (chẳng hạn như Mai Hữu Xuân suốt cuối đời mình vái lạy trước bàn thờ ông Diệm/Nhu mỗi ngày xin tha tội trong căn apartment của ông ở San Diego, theo tôi được nghe, và một số người khác nữa), nhưng còn rất nhiều người thà chửi, thà chống tới chết còn hơn nhận lỗi, xin lỗi – y như ĐCSVN.

      • DâM Tiên says:

        Thưa TIMSUTHAT :
        Chính đề VN theo nguyên tắc và lý tưởng là đúng.
        Nhưng chỉ đúng trong nội bộ chữ S này mà thôi.
        Trong khi HK đã tiên đoán con đường bành trướng
        CS phải qua Trung Hoa và VN,

        nên bằng mọi cách, HK phải ” can thiệp” vô chữ
        S này. Và hiên nay, Hk vẫn “ôm” chữ S cho
        đến ngày Trung Hoa thành…liên bang. Có thể
        vấn đề chung kết VN sẽ xảy ra trước. (Kính)

      • Bút Thép VN says:

        DâM Tiện định đổ vạ cáo gian và đòi cấu dái ăn vạ đó hử?

        Cộng sản VN mới là kẻ bịt mồm cha Lý. DâM Tiện hãy bỏ cái thói vu cáo đểu cáng đi nhá!

        Dâm Tiện hãy đi rửa mặt, hoặc lấy búa đập vào đầu để tỉnh trí, nhớ lại. Khi ông Diệm về nước thì tình trạng đất nước ngổn ngang hỗn loạn, nạn sứ quân hoành hành với giáo phái phe đảng.

        Ông Diệm đã là người xắn tay áo dọn dẹp, ổn định và tạo cho miền Nam thành một xã hội tươi đẹp, trù phú, bình dị! Vì thế mà những kẻ bị mất quyền lợi tối mắt lại, tìm cách hãm hại ông Diệm.

        Nếu, ta nếu chữ nếu, (theo ý DâM Tiện) cụ Ngô bắt tay mí ông Hồ thì cũng chỉ là không muốn chiến tranh tang tóc, hai bên sống hoà bình để phát triển đất nước. Những kẻ quáng gà như mi thì làm sao hiểu và thấy được chính sự cơ chứ!

      • Trúc Bạch says:

        Bây giờ mới biết Dâm tiên là đểu cáng hay sao ?

      • Lê Lai says:

        Vè dòn sĩ Lên Đời gọi Bút Thép là bút lông kủ thìu mùi thiu thiu cũng đúng Ông Ngô Đình Diệm bắt tay với CS vi không muốn chiến tranh tang tóc, còn Ngô Đình Cẩn bán 2000 tấn gạo cho BV năm 1956 là gì? Ngô Đình Thục trả cho VC nhu yếu phẩm trụ sinh để khai thác gỗ là gì? Ngô Đình Nhu cho mở lại 2500 động hút thuốc phiện cuối những năm 58-59 là gì? Và móc nối với trùm thuốc phiện đảo Corse vận chuyển thuốc phiện từ tam giác vàng về VN bằng phương tiện phi cơ quân sự chắc là yêu tuổi trẻ VN chắc? Sao cứ tố cáo cụ Riệm mãi thế? Sao không để cụ ở bên kia yên ổn hưởng nhan thánh chúa? Nhờ bạn Chưng Sơn tôi mới đi tìm tài liệu về những điều này và đúng như bạn ấy nói, những điều này đều là sự thật cả, thế mới kinh hoàng chứ!

    • Johnny To says:

      TỚ CHỈ NHỚ…!
      Kẻ hèn mọn này chỉ nhớ rằng:
      “Ngày 1 tháng 11(1963-1975) là NGÀY QUỐC KHÁNH của cả miền Nam Việt nam tự do !!!
      (còn tiếp)

      Hwy Tse, S&FR, Boston, USA

    • May Vu says:

      Cám ơn Bạn Học hỏi khen tặng ,nhưng MV không dám nhận vì mình còn thiếu sót ,nhiều khi già còn phải học lại BẠN TRẺ nừa .Nhưng thật ra ,với cái Tuổi Gần đất -xa trời này muốn Viết thẳng ,sống thật cho nhửng ngày còn lại ,giúp ích ,hay đóng góp gì cho Đất nước ,xả hội cũng đáng nên làm .
      Vì trên mạng này ,nhiều tên tuổi THÂN THƯƠNG như Dâm T,Tiên N,Trực N,Trúc B v.v
      Củng rất Nhân nhượng ,Tế nhị nhiều vấn đề NHAY CẢM ,và BẤT ĐÁC DỈ phải đối lập ,bất đồng ý kiến ..Nhưng trong MÙA CÒN SUNG và dần dà sẻ qua đi ,và nguội đi ,hi vọng là bạn bè trên mạng bàn cải tiếp tục các đề tài VÔ TÍCH SƯ ?
      Thật ra chiến tranh Việt nam dài đau thương đả làm cho mổi người ,cá nhân VẾT THƯƠNG ,VẾT THEO KHÁC KHÁC NHAU ? Do đó cũng không lấy làm BUỒN ,GIẬN mà sự PHÃN HỒI khác ,gây sóc cho mình ,Vì họ sống và bối cảnh khác nhau .và Thông cảm là câu thích hợp nhất .

    • Học hỏi says:

      Kính các Bác đã reply, tôi hơi khác các Bác là không quan tâm lắm đến sự đúng sai mà các bác nêu ra trong ý kiến của mình, vì tôi nghĩ rằng, những gì đã qua mỗi người một có thông tin khác nhau, mỗi người một cách nhìn, cách đánh giá….và đọc tài liệu về các Sự kiện quá khứ lại càng thấy rõ điều đó, cái tôi học hỏi được chính là thái độ của mỗi người với các sự kiện đó, thái độ của mỗi người với cách thuyết phục người khác và cách mà họ đối diện với ý kiến trái chiều như thế nào, cám ơn mọi người!

      • May Vu says:

        Bạn Học Hỏi nói Đúng cách nhìn ,và đánh giá mà Bạn TRẺngày nay với sự kiện Thuyết phục ,dứt khoát ,
        Cái gì nó Tốt và dùng đươc bỏ đi làm gì ? Tội gì Hoa Kỳ tốn Tiến ,tốn Công gầy dựng lại lật đổ Cụ ? Phải có lý do nào đó ..như người bịnh TIM hơn ba (3) lần GIẢI PHẨU (BYPASS) thì coi lại mình ,xét lại mình coi có SAI không và uống thuốc trị liệu ? Cụ DIÊM 1 lần ÁM SÁT tại Ban mê Thuộc ,2 lần đảo chánh và UNG THƯ đến lần cuối 63 ,Hoa kỳ rút ống dây cho CHẾ ĐỘ ? Và cụ Bảo Đại,tốt ,đạo đức nếuThương Dân Việt thì bây giờ Triều Nguyễn cũng kéo dài như Nử Hoàng ANH .cho nên bài học lớp 3 Tiểu Học cũng NHÌN RA ,nhưng không hiểu nhóm Pro Hoài Ngô không thấy ..? Hay còn nhớ lại SỬA ,BẮP ĐÂU NÀNH ,BỘT MÌ ( đặc biệt cho xóm dân DI CƯ mà không biết ăn hay ăn không hết và dùng NUÔI HEO ,con nào cũng mât ú ,phát tài ) Nhưng các dân ngoài ,làng bên LƯƠNG khó kiếm để quậy làm Cafe sửa .

  6. D.Nhật Lệ says:

    Bác Quốc nên đọc bài nghiên cứu của Đặng Phương Nghi nói về số người Bắc di cư,
    có bao nhiêu người Công giáo,hơn là đi kể chuyện về một “cha căng chú kiết” nào đó
    mà chẳng ai kiểm chứng thật hay giả hay những chuyện cá biệt.
    Giả định chuyện đó có thật đi nữa cũng không đủ chứng cứ để khái quát hóa cho cả
    một tập thể như thế được,trừ phi kẻ đó không biết nghiên cứu mà “nghe hơi nồi chõ”.
    Theo nhà nghiên cứu ĐPN.thì số người Công giáo chỉ dưới 50% mà thôi,chứ không
    hơn,tức là khoảng 450.000 người trên tổng số chừng 950,000 người.Số còn lại là
    Phật tử (35-40%).Thiểu số là đạo Ông Bà (Tổ tiên),đạo Khổng v.v.
    Lịch sử VN.cần phải được xem xét lại một cách vô tư,nếu không thì toàn là tài liệu đầu
    độc do nguỵ tạo không những của VC.,thế lực phản dân tộc hạng nặng mà còn của thế
    lực ngoại quốc như Pháp thực dân và Mỹ thực dụng trong mấy chục năm gần đây.
    Nếu chính chúng ta không làm thì chẳng ai làm cả,may ra nhờ thế hệ trẻ như tiến sĩ Sử
    Liên Hằng T.Nguyễn,hiện dạy đại học Mỹ trong chức vụ giáo sư (dưới gs.thực thụ).

  7. Giỗ cụ Diệm says:

    Tan hàng cố gắng
    Thứ sáu – 26/10/2012
    Người Bolsa
     
    “Tan hàng – cố gắng” tức chấm dứt công việc lúc này và cố gắng chuẩn bị việc khác sắp đến là một công việc chuẩn bị tốt. Tại sao “tan hàng” và “cố gắng” lại là việc tốt và tại sao lại không làm tốt được? Nếu ai ở trong quân ngũ phục vụ dưới trướng quân lực VNCH đều biết đây là những khẩu lênh người cán bộ chỉ huy hô “tan hàng” thì đội quân nhân dưới quyền trả lời “cố gắng” thì mới được gọi là hoàn tất thủ tục trước khi thật sự tan hàng chia tay. Một hình thái nói lên sự nghiêm minh quân kỷ và đồng thời nhắc nhủ người quân nhân không quên bổn phận phải “cố gắng” dù đã “tan hàng” về nghỉ ngơi.
     
    Thú thật cá nhân người viết, khi còn ở trong quân trường hô thì hô cho xong việc để còn mau chóng được nghỉ ngơi chẳng vui thú gì. Đôi khi phải tự lừa dối lòng mình dù không muốn cũng phải hô thật lớn để cán bộ không bắt cả đội phải hô đi hô lại nhiều lần mới được cho tan hàng. Nhưng bây giờ có thì giờ rảnh ngồi nghĩ lại cái “cố gắng” này là gì ta? Tan hàng thì tan hàng sao lại phải cố gắng, kỳ thật. Chuyện sắp đến là chuyện gì, chưa biết sao cố gắng? Không lẽ “cố gắng” nhảy xuống tàu Trường Xuân, “cố gắng” leo lên máy bay hay “cố gắng” xuống tàu vượt biên? Ai ngờ cái ngày 30 tháng Tư năm 1975 tan hàng thật và từ đó 37 năm chẳng thấy ai “cố gắng” gì cho đẹp mắt cả.
     
    Bài này viết cuối tháng 10/2012, đang lúc trên San José cộng đồng người Việt có một “cố gắng” chia rẽ xác chết cuả ông Ngô Đình Diệm, tổng thống cuả nền đệ nhất Cộng Hoà để giành nhau truy điệu, tưởng niệm hay làm giỗ cho ông. Ông tướng trẻ cảnh sát quốc gia (trẻ thời 1963) chưa làm tướng mới chỉ là tà lọt cuả các ông tướng trẻ khác làm đảo chánh lúc đó. Có nghiã là ông đứng vào thành phần đảo chánh cụ Diệm. 49 năm sau ông đã làm tướng, nhưng tướng lưu vong đã nhất định phải làm lễ truy điệu cho cụ nhân ngày giỗ đầu tháng 11/2012 sắp đến. 36 năm đi qua ông không hề đòi đứng ra truy điệu, năm nay tự dưng ông ra giành dựt với một đàn em khoá 23 trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Lẽ dĩ nhiên ông đàn em phải nghe lời thôi, không phải vì sợ mà là vì thấy thối quá nên bỏ luôn.
     
    Cái cộng đồng người Việt tị nạn này cũng kỳ cục lắm, phú quý sinh lễ nghiã. Những năm trước có bao giờ nghe thấy ai làm giỗ cụ Diệm đâu? Có lẽ mới bắt đầu chừng khoảng 10, 15 năm nay thôi. Lúc thì chẳng ai thèm làm giỗ, sau này bà con nghỉ cuối tuần không có sinh hoạt ở nhà cũng buồn, nên chỗ nào có hội đoàn hội họp thì cố đi cho đông. Không phải vì ngoan đạo hay đạo đức (số này cũng có đấy nhưng rất ít) mà là cơ hội đeo hột xoàn, vòng vàng, quần áo hàng xịn và nhất là khoe con tôi sắp sửa ra trường làm bác sĩ, kỹ sư.  Hoặc có con đi quân đội Hoa Kỳ thì phải là Thiếu Tá, Trung Tá không thấy khoe Trung Sĩ hay lính. Một ông bà từ vùng Bắc Los Angeles chạy hơn 1 giờ xuống để khoe nhà tôi 7 đưá con trai gái, thêm 7 đưá dâu rể tổng cộng 14 đứa; đưá nào cũng là kỹ sư, bác sĩ. Hi vọng ông bà này không làm giấy tờ sai lệch để lãnh tiền già, tiền GR như ông cựu dân biểu Vi Em. 14 đứa mỗi đứa tháng cho 100 mỹ kim, 2 ông bà tha hồ có cơ hội rủng rỉnh đi khoe hàng trong các dịp họp mặt.
     
    Từ ngày thấy dịch vụ “giỗ cụ Diệm” có mòi đông người và có vẻ thơm thơm mùi “đô” nên người ta bắt đầu giành giựt. Không ăn Taco không phải người Mễ (Món ăn truyền thống  cuả người Mễ Tây Cơ); không giành giựt không phải cộng đồng người Việt tị nạn. Bà con không tin, cứ đi cho biết đó biết đây. Nơi nào có đông người người Việt Nam bảo đảm sẽ có 2 hội. Ít nhất một trong 2 hội cũng phải có một hội mang thương hiệu Việt Tân hoặc bị Việt Tân đứng đằng sau thổi ống đu đủ.
     
    Tại Bolsa cũng có hội Người Việt Quốc Gia cuả cụ Cao Xuân Vỹ (xin đừng lầm cộng đồng Người Việt Quốc Gia cuả ông luật sư Nguyễn Xuân Nghiã,) cựu Tổng Trưởng Thanh Niên thời cố TT Ngô Đình Diệm cầm quyền năm nào cũng đứng ra tổ chức. Người Bolsa không biết cụ Diệm có “không chấp nhận” 4 cơ quan truyền thông Người Việt, Việt Weekly, KBCHN và Phố Bolsa TV hay không? Nhưng thấy trong ban tổ chức giỗ cụ Ngô Đình Diệm thấy có mời các cơ quan báo chí “độc lập” được đọc trên đài Little Sài Gòn Radio do cụ Cao Xuân Vỹ và giáo sư Lê Tinh Thông ký tên. Phần Người Bolsa thì chắc kính nhi viễn chi không nên đến để đỡ mất công chụp hình và thì giờ viết phóng sự tường trình. Lý do không dám đến vì giáo sư Lê Tinh Thông cũng là người ký tên trong Bản Lên Tiếng Chung (73 người) lên án nhà báo Nguyễn Phương Hùng là Việt gian. Có thầy Thông thì thế nào cũng kéo theo một lô quý ông bà Phong Trào Giáo Dân suốt ngày vác cờ giấy chạy ròng ròng Bolsa. Cái nhóm đã đè ngửa thiên hạ và “hiếp dâm” chính nghiã VNCH bằng cách áp đặt 500 ngàn người Nam California là cuả tui. Do đó, vì vậy, cho nên không đi đâu ở nhà chắc ăn. Đỡ bị ăn đạn.

    • Phạm Tăng Quốc says:

      Ủa, còm này tôi đã phản hồi bên bài “Ông Ngô Đình Diệm: Chí sĩ và Tổng thống” của Nguyễn Văn Trần rồi cơ mà, sao ông này lại vác sang đây xả rác thêm nữa?

      Xin được hỏi lại cho rõ, Ông có uất ức gì không?
      Bài viết này của ông (Giỗ cụ Diệm) của Người Bolsa, hay là của một tên cha căng chú kiệt nào, hèn đến nỗi không dám chường mặt ra vậy?

      Với người thì còn nói chuyện được, nhưng mới ma thì chịu chết!

  8. vnch says:

    bài của tác giả Sơn Nam:

    Dân tộc tính là gì?

    Danh từ “dân tộc tính” dường như chỉ xuất hiện từ năm 1945 và được bàn cãi từ đó về sau, kèm theo danh từ “cá tính dân tộc”, “văn hóa dân tộc”?

    Nếu chúng tôi không lầm thì trước kia các nhà văn hóa vẫn thắc mắc, tìm hiểu dân tộc tính Việt Nam nhưng họ dùng danh từ hơi khác, thí dụ như:

    - Quốc học, quốc hồn, quốc túy.

    - Bốn ngàn năm văn hiến.

    Danh từ “tinh thần dân tộc” được nhắc nhở đến, khi bàn về dân tộc tính. “Tinh thần” là ngụ ý tinh thần tranh đấu chống ngoại xâm: chiêu hồn nước, khóc quốc hồn.

    Chính trị và văn hóa lại dính liền với nhau như trường hợp phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, do các nho sĩ đề xướng hồi đầu thế kỷ.

    Nhiều người tạm định nghĩa dân tộc tính là tính chất đặc biệt của dân tộc. Dân tộc ta có gì khác, trong thói ăn nết ở, trong cách thức xây dựng nhà cửa, trong nếp suy tư? Để giải đáp, họ cho rằng dân Việt bắt chước giỏi, có óc châm biếm hài hước, cần cù siêng năng, mang cái tâm trạng hơi buồn buồn. Nhiều nhà khảo cổ Tây phương nghiên cứu kỹ lưỡng để xem người Việt có gì đặc sắc so với người Ai Cập, người Tàu, người Ấn Độ căn cứ vào di tích, vào những gì mà ngày nay còn chụp ảnh được, đào xới được, đọc được. Triết lý Việt Nam gần như không có gì rõ rệt (tổng hợp Tam giáo), muốn nghiên cứu thì nên qua Trung Hoa, Ấn Độ, nhìn Hy Mã Lạp Sơn, Tây Tạng hoặc rừng núi tỉnh Sơn Đông, dòng sông Hoàng Hà. Những bản kinh kệ xưa nhứt là ở miền Ấn Độ, cái sọ ông Bàn Cổ ở mãi tận miền Bắc Trung Hoa. Người Việt mô phỏng vụng về mọi triết học, mọi hình thức văn hóa, mọi kỹ thuật. Người Tây Phương với tình cảm lãng mạn, với lòng yêu mến thiên nhiên đã hăm hở xuống thuyền để vượt đại dương, tìm chân trời mới, tìm thảo mộc, tìm văn hóa xa lạ, xa lạ đối với họ. Nhà thám hiểm và thương gia đi trước, vào thế kỷ thứ 18, những đội binh viễn chinh theo sau. Đến vùng đất mới miền gió mùa, họ tập tành làm văn sĩ, làm nhà khảo cổ, nghiên cứu về văn học, nhân chủng. Bao nhiêu đề tài hiện ra, cứ viết, cứ sưu tầm, vẽ tranh sơ sài là gây được dư luận, trở thành ngón bút “ăn khách”, giúp cho đồng bào chánh quốc mua vui một vài trống canh. Người Tây phương bắt đầu làm quen với nhiều địa danh, nhiều thiên đường mới: những điệu vũ Bali (Nam Dương), cách uống trà Nhựt, những đền đài Đế Thiên Đế Thích, tiếng nói của đá Kim Tự Tháp, những đồ gốm Càn Long, hoặc đồ đồng thời “Trụ mê Đắt Kỷ”, kho tàng vua chúa Mễ Tây Cơ, Nam Mỹ Châu. Những người giàu thiện chí, giào lòng nhơn đạo nằm nhà ở Tây Phương dạo ấy như dửng dưng, sống êm ấm, có vài phản ứng xót thương không đáng kể đối với thế giới nhược tiểu. Chuyện xa ở Đông Á thì đã đành. Đến như chuyên buôn người ở Phi Châu, dường như họ không thấy lương tâm cắn rứt cho lắm.

    Và trong cái thế giới thiên nhiên với muôn hồng nghìn tía ấy, dưới mắt người Tây Phương, rõ ràng người Việt Nam chẳng có gì đáng kể, về hình thức. Người Nhựt, người Tàu, người Ấn Độ, người thiểu số Cao Nguyên, bộ lạc ăn lông ở lỗ ngoài hải đảo Thái Bình Dương đáng chú ý hơn. Ở dải đất Đông Dương này thì quyền ưu tiên dành cho Đế Thiên Đế Thích, nghệ thuật Chiêm Thành, hoặc cánh đồng rải rác những cái chum bằng đá ở Lào. Việt Nam thuộc vào hàng thứ yếu, tuy trụ sở hành chánh toàn xứ Đông Pháp được đặt tại Hà Nội và trụ sở thứ nhì ở Sài Gòn.

    Thực dân theo dõi sinh hoạt người Thượng ở Cao Nguyên Trung phần, có lẽ vì chính trị, chiến lược hơn, dưới mặt họ số người Thượng này chỉ là người thổ dân ở hải đảo Nam Dương, không gì là độc nhứt vô nhị. Đến như người thiểu số Mán, Mèo, Thái ở vùng Cao Bằng cũng thế, chỉ là những nhánh nhóc của nhóm người từ rừng núi Vân Nam. Trong việc sưu tầm văn hóa, người Pháp đã tặng cho người Việt vài lời khen an ủi: sọ người ở Hòa Bình, trống đồng Thanh Hóa, lăng tẩm Huế, tượng nhà sư Minh Hạnh. Trước khi rút lui, người Pháp phát giác thêm những di tích ở đồng bằng Hậu Giang về nước Phù Nam, tại thương cảng Ốc Eo (núi Ba Thê – An Giang).

    Thật là nghèo nàn, dưới mắt họ: vài tập tục lai căng, hoàn toàn vay mượn từ Trung Hoa, Ấn Độ với ngày Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, tục lệ quan hôn tang lễ, bùa phép.

    Khi tổng kết văn hóa Đông Á, người Tây phương nói rất ít về Việt Nam hoặc không nói tới. Cuộc Nam tiến của dân Việt chỉ là hiện tượng chung. Thái Lan, Tàu, Miến Điện đều có cuộc Nam tiến để tìm đất sống. Đôi khi, người ta tóm tắt trong vài hàng khoảng thời gian từ đời Hùng Vương đến đầu nhà Nguyễn, để nói vài dòng về giai đoạn tiếp xúc với Tây Phương.

    Văn hóa Việt Nam phải chăng là thứ văn hóa vay mượn vụng về, không đến nơi đến chốn, là học trò của Trung Hoa thời xưa? Người Nhựt biết sáng tạo nên họ có chữ viết đặc biệt, có đạo Phật mạnh mẽ, có đồ gốm độc đáo.

    Tuy nhiên, các nhà khảo cứu hơi lúng túng, giải thích không rành rọt tại sao người Việt không bị đồng hóa với Trung Hoa, còn đánh thắng được quân Mông Cổ, quân Minh.

    Họ tạm nhìn nhận rằng dân Việt có sức sống, không mạnh cho lắm vì nếu mạnh thì người Pháp đã bị đánh hất rồi. Suốt thời gian đô hộ, người Pháp duy trì quan niệm tự tôn, mua chuộc được một số quan lại, tay sai đắc lực. Họ muốn thương hại người Việt nhỏ bé như cha thương con, nếu họ không đến thì có lẽ nước Việt sẽ hoang vu, đa số mù chữ, đàn ông đàn bà để tóc, ăn trầu, đàn ông là nhà quê, đàn bà là Thị Ba, Thị Tư thiếu vệ sinh, ưa uống rượu, mê tín, điểm đáng than phiền nhứt là người Việt ưa ăn cắp vặt, thiếu thành thật, che giấu tình cảm (hypocrite), trước mặt thì đóng kịch sợ hãi, sau lưng thì chửi thề. Đúng là tâm lý của bọn cu-li. Người Việt du học bên Pháp dễ bị nhận lầm là người Tàu. Có người Pháp lại nhớ mang máng rằng Sài Gòn ở gần Hồng Kông, Thượng Hải, từ nơi này có thể đi xe hơi vài giờ đồng hồ đến nơi kia.

    Người ta đã ngạc nhiên khi thấy người Việt Nam làm được chuyện lớn là đánh thực dân Pháp, đánh với tinh thần bền bỉ, với trình độ khoa học, với lòng yêu nước gần như ít dân tộc nhược tiểu nào có.

    Nếu người Việt đánh thắng, chỉ đánh một trận thì có thể là cầu may, như tình cờ trúng số độc đắc. Nhưng lịch sử hồi 1945 là một thứ lịch sử dài, một năm sẽ được hậu thế ghi chép bằng mười năm, nó không phải là chuyện cầu may vì người Việt tiến từ thấp đến cao, trong khoảng thời gian ngắn và giờ đây dường như họ đang chịu đựng đau thương cho toàn thể nhân loại.

    Ông Nguyễn Trãi, trong bài Bình Ngô Đại Cáo nhắc đến (theo bản dịch của Trúc Khê):

    – Nước Đại Việt ta

    Nền văn hiến cũ

    Non nước cõi bờ đã khác

    Bắc Nam phong tục vẫn riêng

    Cơ đồ dựng trải Triêu, Đinh, Lý, Trần…

    Cho nên:

    Lưu Cung tham công mà phải thua

    Triệu Tiết muốn lớn càng mau mất

    Toa Đô bị bắt ở bến Hàm Tử

    Ô Mã phải chết ở sông Bạch Đằng…

    để xác nhận người Việt Nam so với người phương Bắc (Trung Hoa) “cõi bờ đã khác, phong tục vẫn riêng”. Nền văn hiến cũ đối với ông là yếu tố khiến người Việt thâu nhiều chiến thắng quyết định, vạch rõ cõi bờ. Ông Nguyễn Trãi không nói rõ với nền văn hiến cũ, người Việt mang cá tính, phong tục riêng rẽ cụ thể như thế nào – cách ăn uống, cưới hỏi, cách thức cày ruộng, xây cất nhà cửa, đình chùa. Ông Nguyễn Trãi là nhà thơ. Lòng yêu nước được ông nói gọn trong hai tiếng “non nước”. Chắc chi thiên hạ đời nay, mà đem non nước làm rầy chiêm bao.

    Non nước là chuyện non nước, là sức mạnh có thể làm giựt mình thức giấc những kẻ đang sống trong chiêm bao, cuộc sống ổn định giả tạo, thoáng qua thời quân Tàu đô hộ. Và chính “non nước” đã đánh tan quân Tàu. Non nước là văn hiến cũ, cũ trở thành mới với Bình định vương Lê Lợi.

    Một luận điệu mới: nói đến lịch sử, nói đến văn hóa cổ truyền là lỗi thời, là chưa thấy hoàn cảnh hậu bán thế kỷ Hai Mươi của nền văn minh phồn thịnh, tràn ngập sản phẩm để tiêu thụ, hưởng thụ. Khảo cứu truyền thống văn hóa là chuyện lẩm cẩm. Lẩm cẩm vì nó không đem lại tiền bạc. Học sinh giỏi Việt văn, giỏi về sử địa chưa chắc thi đậu. Muốn thi đậu, người ta chỉ cần lo luyện thi Toán-Lý-Hóa. Khảo cứu văn hóa chỉ cần thiết và không lẩm cẩm khi bài vở được dịch ra ngoại ngữ, xem là tài liệu cần thiết cho người ngoại quốc “tìm hiểu” nước Việt Nam.

    Nói đến văn hóa, lịch sử Việt Nam lúc này là “đâm hơi” làm rầy giấc chiêm bao của nhiều người. Chạy gạo không đủ thời giờ, hơi đâu làm chuyện văn hóa, trừ phi nghe chuyện văn hóa, nghe một cách êm ái, mùi mẫn, qua tân nhạc vọng cổ – lúc nằm trong tiện nghi vật chất để tìm tiện nghi tinh thần! Thời chiến, nên nói một cái gì mới ngoài cái văn hiến bốn ngàn năm với cây nêu ngày Tết, cái khăn đống áo dài và những bộ sử bị mọt mối gặm nhấm. Ngoài Truyện Kiều và Lục Vân Tiên. Ngoài thuyết Tam giáo đồng nguyên. Các cụ ngày xưa đã làm cho nước này mất cũng vì quá tin vào bốn ngàn năm văn hiến. Thời ấy, người Việt Nam có đầy đủ dân tộc tính, không bị lai căng, đầy đủ văn hóa cổ truyền với ông đạo sĩ luyện phép trường sinh, với người nông phu đi cày mồ hôi thánh thót như mưa, với ông vua bài ngoại, xem người Tây phương như “quỷ trắng”, với nông thôn tự trị.

    Cách mạng năm 1945. Hay lắm, toàn dân biết rồi. Bây giờ là khác, từ năm 1954 đến nay, giai đoạn sau đã kéo dài hơn 10 năm và để cho có vẻ trầm hùng, nên cộng với giai đoạn trước để gọi là trên 20 năm tang tóc. Nhưng giai đoạn 1954 đến nay khác hơn giai đoạn trước. Người ta bước vào thời kỳ liên lục địa để cùng hưởng thụ một thứ văn minh sung túc, với vô tuyến truyền hình, bếp điện, xe gắn máy, thuốc xịt muỗi, với thân thể đàn bà, với thần tượng mới. Coi chừng bị thời cuộc đào thảo đó! Chúng ta nên đi tiên phong, nói đúng hơn là theo đường lối tiền phong của văn nghệ… Pháp. Sưu tầm sử liệu, tìm hiểu dân tộc tính là thiện chí nhưng nên dành công việc đó cho chuyên viên UNESCO, cho Asia Foundation, họ có tiền, có chuyên viên, có phương pháp khoa học. Cả nhân loại đang chạy theo nền văn minh mới, hòa đồng. Phải xóa bỏ ranh giới thì mới hiểu nhau vì dân tộc này dính vào dân tộc khác, từ hồi tiền sử. Không nước nhỏ nào không thiếu nợ, không lãnh viện trợ mà tiến được. Đèn néon chiếu sáng khắp nơi. Đang trù liệu kế hoạch đề phòng nhân loại đang lâm vào nạn nhân mãn. Viễn ảnh của bịnh ung thư. Nên chú tâm vào vấn đề phân tâm học vì từ hồi nằm trong bào thai, ai cũng mang mặc cảm, ai cũng yếu thần kinh. Nếu muốn nghiên cứu trở về quá khứ thì nên xoay qua ngành xem tử vi, bói bài cào, cứ phối hợp tử vi các nước trên thế giới với ngành “tử vi dân tộc”. Ngôn ngữ con người đã thay đổi, mẹo luật văn phạm xưa hết thích hợp rồi. Bây giờ là tín hiệu, là biểu tượng mới. Thời gian đã ngưng đọng. Quá khứ bị cắt đứt, tương lai thì lờ mờ. Âm thịnh dương suy, gần ngày tận thế vì thế chiến thứ ba có thể bùng nổ trong ngày mai, hoặc lát nữa. Cái lương tâm lẩm cẩm không ích gì hết. Cù lần. Gàn. Không thực tế. Không chịu chơi. Con người là con cua, con sên. Quan niệm về giai cấp đã lỗi thời. Xã hội bây giờ đi đến điều hòa giai cấp, thí dụ như ở các nước có nền kỹ nghệ mạnh. Chính trị là ngành chuyên môn dành cho người đã tốt nghiệp về chính trị học. Thỉnh thoảng, nếu thấy hơn buồn, hơi bất mãn thì nên kêu lên ”Ôi quê hương đau thương thành chai đá!”. Và nguyện cầu Thượng đế. Và kêu réo Mẹ Việt Nam. Chữ nghĩa muốn khỏi bị đào thải thì nên chứa đựng nội dung mới. Muốn diễn tả tâm tư thế hệ thì nên theo thứ văn phạm mới. Cô độc quá. Cô độc là sang trọng. Nếu cảm thấy cô độc thì bạn đã chạy theo kịp trào lưu thế giới trong cuộc chuyển mình vĩ đại của thế kỷ này qua thế kỷ sắp tới.

    Cô độc là bịnh của tương lai nhân loại. Nhưng ngày qua ngày, cô độc trở thành bịnh của quá khứ, như kiểu áo, như kiểu xe hơi bị phế thải sau khi ra lò. Giữa năm 1967 nên mua tấm lịch 1968 cho sớm, mặc đầu đến đầu năm 1968 thì tấm lịch đã đóng bụi. Giờ đây các dân tộc trên thế giới đều mang một bịnh như nhau. Đừng tranh tị với các cường quốc rồi chửi rủa họ. Vì họ cũng đang bi đát, con người họ đang phá sản về tinh thần, chới với trong “cái hố thẳm của tư tưởng”. Nếu mình thành thật với mình, mình cũng đi tới một kết luận như họ. Con người gặp nhau, với nụ cười xã giao. Như hai con cá lội trong bồn, với miếng kiếng ngăn đôi. Bây giờ, buồn nôn là vừa. Trước sau gì người Việt cũng buồn nôn, luật trời tránh sao cho khỏi. Và tại sao ta không kêu lên tên các triết gia Âu Châu, gọi lên hình ảnh xác thịt của các hoa hậu Âu châu, từ bây giờ, kẻo trễ. Vì so với các nước trên thế giới, chúng ta đã trễ nãi, dùng vô tuyến truyền hình, dùng nồi điện, máy giặt quần áo, dùng bồn tắm cũng trễ nãi.

    Một số triết gia Tây phương thú nhận từ lâu rằng trên thế gian này không phải chỉ có một nền văn minh duy nhứt của Tây phương. Nền văn minh này đang “xế tà” sau khi mọc lên rồi đứng bóng ngay giữa bầu trời. Nghĩa là cái khuôn vàng thước ngọc Tây phương đã lỗi thời, không phát huy những giá trị của con người, luôn cả con người Tây phương. Sự may mắn của Tây phương, hiện nay là sống trong cảnh thanh bình, không bị ngoại xâm, không có nội loạn (nội loạn võ trang). Họ có đủ thời giờ phân tích, tìm tòi, cãi vả, đem sợi tóc chẻ làm tư để hiểu tại sao họ suy đồi, hoặc họ suy đồi tức là đang tiến lên theo một kiểu khác. Cuộc cãi vả ấy không làm cho họ mất nước vì các dân tộc nhược tiểu làm sao đủ sức đem binh đến đánh họ, tại nhà họ?

    Ở Việt Nam thì khác, Việt Nam đang chịu đựng chiến tranh và đang nhập cảng triết học, nhập cảng nếp sống Tây phương ngay lúc chiến tranh. Người trí thức Việt Nam đôi khi thấy mình cần vạch một lối đi dân tộc, khác với Tây phương nhưng vạch với kỹ thuật Tây phương.

    Làm sao cho ra?

    Nếu vạch không ra thì dễ quá, cứ mời chuyên viên văn hóa Tây phương đến giúp, ta học hỏi thêm với họ, làm chuyên viên cho họ! Mãi đến nay, nhiều học giả Việt Nam vẫn nghiên cứu với tinh thần khoa học Tây phương, biên soạn, sưu tầm tài liệu dường như với mụch đích trả bài, làm một thí sinh của đại học đường Tây phương, soạn luận văn để mà giựt lấy bằng cấp đem về giúp Tổ quốc. Người Việt Nam nói chung, những người đang chịu khổ, đang suy nghĩ về đất nước nhìn số học giả nói trên với thái độ kính nhi viễn chi. Số học giả này đã hiểu thân phận của họ, đã thấy phản ứng của số học sinh mà họ đang dạy tại nhà trường; phản ứng về lối dạy, về phương pháp nghiên cứu sai lệch, xa thực tế.

    Họ không làm được chuyện gì mới. Vì làm sao làm được trong khi các nhà khảo cứu tiền bối – người Pháp đa số – đã được ưu thế khi quan sát, ghi chép về hình thức văn hóa, văn minh Việt Nam trước họ, hồi đầu thế kỷ 20 khi mà những nét, những hình thức của văn minh Việt Nam chưa bị tàn phá, đập nát thành mảnh vụn. Bây giờ chỉ là chép sách cũ, của Tây. Cô độc, thất nghiệp về tinh thần, những học giả “kinh nhi viễn chi” này ắt đã nhiều phen cau mày, buồn buồn, ngáp dài bên chồng sách khi nghe văng vẳng tiếng súng, đêm thâu. Cái cau mày của một hành khách ngồi trên xe đò. Người hành khách không lái xe nhưng đem lại lợi tức cho ông chủ xe. Chủ xe không đích thân lái xe nhưng ông ta mướn tài xế. Và người tài xế đã vô tình, hoặc cố ý vì lý do kỹ thuật là lái vào sát lề để cán dẹp một người đi bộ. Người đi bộ nằm dưới bánh xe, trên bánh xe là cái thùng xe và trên thùng xe là lớp nệm, trên đó có sức nặng của người hành khách gọi là vô tội trong vụ cán xe này. Và người hành khách sạch sẽ ấy sẽ cố gắng giữa thái độ bình thản, tự phong là nhân chứng, vì bình thản là thái độ chân chính của nhà khoa học. Để cho tình cảm riêng tư chen vào hư cuộc khảo cứu, cuộc quan sát. Nên nói thêm rằng nhà nghiên cứu khoa học nhân căn của chúng ta cố ý quên rằng mình đang ngồi trên xe. Ông ta phóng mắt tìm những nét độc đáo… trong dân tộc, theo phương pháp mà các vị hiền tiền ở Tây phương đã dạy, với tinh thần nhân bản – làm như ở Á Đông, ở Việt Nam chúng ta không biết tình đồng bào, tình nhân loại và chúng ta cần nhập cảng thứ đạo đức ấy từ Tây phương mà dùng. Người lữ hành trên chiếc xe thấy mình là kẻ sống không gặp thời. Phải chi họ được sống trong cái thuở thanh bình hồi đầu thế kỷ, khi các tháp Chàm, các lăng tẩm Huế, các bộ sử in trên giấy bản còn trinh nguyên chưa được cặp mắt xanh của người hùng Tây phương ghé đến. Thuở ấy, một viên chánh tham biện chủ tỉnh đến đình chùa gặp ông đại hương cả, viếng một bô lão (đang lãnh chức cai tổng, một chức vụ tượng trưng) là tha hồ sưu tầm sốt dẻo bao nhiêu sử liệu gần như nguyên chất, đáng tin cậy vào bậc nhứt, nói chi đến các người Pháp được tu nghiệp để qua thuộc địa nghiên cứu về văn hóa, nhân chủng. Họ trở thành thánh sống đáng cho tổ quốc ghi ơn (tổ quốc Việt Nam)!

    Người học giả Việt Nam ngày nay tìm mãi, với phương pháp Tây phương, mà không thấy cái gì mới mẻ hơn về mặt văn hoá. Họ tự an ủi rằng người Pháp đi trước đã đớp những món ngon rồi, giờ đây là cạn tàu ráo máng, hoặc là hoàn cảnh chiến tranh không cho phép họ đi thung thăng tận miền quê, hoặc là thiếu phương tiện, thiếu tiền trợ cấp. Sử liệu Việt Nam có lẽ phong phú nhứt hồi đời nhà Nguyễn, từ khi Nguyễn Ánh gặp Bá Đa Lộc. Giai đoạn ấy được người Pháp chiếm quyền ưu tiên ăn nói, sưu tầm tài liệu ở Việt Nam, đối chiếu với tàu liệu ở bộ Thuộc địa chánh quốc. Nhưng người Pháp đã nói hết chưa? Ở miền Nam, chúng ta đã nói lên, đã tổng kết “theo phương pháp khoa học”, những cuộc tranh đấu chống thực dân Pháp suốt trăm năm đô hộ hay chưa? Hay là đợi người Pháp tổng kết giùm qua các tài liệu ở “chánh quốc”. Người Pháp giúp ta những gì về văn hóa? Cái nhân văn, nhân chủng… của họ đã đem lợi ích gì? Muốn sử dụng đúng bất cứ một phương pháp nào để nghiên cứu văn hóa, sử học thì điều kiện căn bản vẫn là lòng tự tin, lòng tự trọng. Nói mạnh hơn, là tự hào. Người Việt Nam có quyền tự hào. Tại sao chúng ta không đả phá cái thứ khoa học lấy Tây phương làm chuẩn để phê phán các dân tộc hải ngoại, ngoài phạm vi Âu châu như Phi, Úc, Mỹ châu (trước khi có di dân)? Chúng ta nên đứng vào vị trí một người Việt Nam để viết những quyển lịch sử về nước Anh, nước Pháp, nước Mỹ cho đồng bào ta đọc. Chúng ta sẽ giải thích cho đồng bào ta biết tại sao Thực Dân Pháp tìm thuộc địa vào cái lúc mà thi sĩ, văn sĩ của họ theo xu hướng lãng mạn, yêu cây cỏ, yêu nhân loại, yêu tự do bình đẳng.

    Văn hóa Việt Nam không bị người Tàu trước kia và người Pháp sau này tiêu diệt vì nó có thật, có sức mạnh. Nhưng nó bị mất mát, nói cụ thể là bị đập ra từng mảnh rời rạc, nếu quan sát từng mảnh thì mất ý nghĩa hoặc ý nghĩa bị xuyên tạc như người xem con voi mà chỉ thấy cái đuôi giống như cái chổi, lỗ tai giống như cây quạt. Tại sao ta không sưu tầm, ráp nối, tìm hiểu thực chất mảnh vụn đó? Thời quân Tàu cai trị còn lưu lại những chuyện cổ tích, những giai thoại – những mảnh vụn quý báu, đáng tin cậy. Người Pháp đập văn hóa nước ta ra từng mảnh vụn, những gì của ta còn lại đều là giai thoại sai niên biểu, là cổ tích, mê tín không xài được. Không là tài liệu đáng tin cậy – chỉ là nhảm nhí, trà dư tửu hậu, chuyện khôi hài. Dường như người Pháp – theo phương pháp của họ – đã gọi đó là anecdote. Anecdote của đám dân quê, của Cống Quỳnh, đượm thần quyền, ma quái. Một thí dụ cho rõ: cái chết của Nguyễn Trung Trực. Người Pháp ở thuộc địa Nam Kỳ thấy phần nào cuộc khởi nghĩa này, cách đây một trăm năm. Các bô lão ở Rạch Giá mãi đến nay còn nhắc nhở rằng trước khi bị hành quyết, ông Nguyễn Trung Trực, một lãnh tụ chưa đầy 30 tuổi đã nói với thực dân rằng: “Chừng nào đất này hết cỏ thì mới hết người giết Tây”. Nhà khảo cứu (học ở trường của Pháp, từ Pháp về) sẽ cho rằng câu nói khẳng khái ấy hơi “khó tin” vì thiếu sử liệu để chứng minh. Sử liệu gì bây giờ? Câu ấy phải được ghi vào biên bản do bọn đao phủ xác nhận, có ký tên hoặc lăn ốc tay làm bằng? Hay là được một sĩ quan Pháp thuật lại, đăng tải trên mặt báo thời ấy, ở Sài Gòn hoặc ở Paris, Hồng Kông, Batavia… trên trang mấy, dòng thứ mấy. Kẻ nào nêu câu nói đó lên mặt giấy thì bị xem là cổ xúy lòng ái quốc lẩm cẩm, để tình cảm riêng tư len lỏi vào việc làm khoa học. Không cần giải thích dông dài, chúng ta tin rằng câu nói trên nhứt định là có, mặc dầu những kẻ nghe tận tai, thấy tận mắt đã chết từ lâu. Họ thuật lại cho con cháu và tuy “tam sao thất bản”, sai lạc vài tiếng nhưng tinh thần câu nói vẫn là vậy. Có lẽ lúc liệt sĩ thọ hình, một số lĩnh mã tà đã nghe rồi nói rỉ tai cho nhau. Thời Pháp thuộc, nếu nhà khảo cứu Pháp hay ông đốc phủ sứ nào muốn điều tra về lời đồn đãi ấy chắc là gặp câu trả lời “không nghe không thấy” của người dân. Ai ngu dại gì mà nói một chuyện gây tai họa cho bản thân mình? Và ông đốc phủ sứ nếu nghe được ắt đã cư xử khéo léo, khuyên dân chúng đừng đồn đãi những lời quốc sự, và trở về báo cáo rằng không có gì hết.

    Phải chăng chuyện cũ thì đã bị khai thác triệt để rồi, còn gì mà nói?

    Thật ra, người Pháp che giấu tất cả. Một số “học giả” học trường Tây lại muốn đi xa hơn, ngược về quá khứ xa xưa, càng xa càng tốt để dễ bề làm việc, được yên ổn tâm thần, đồng thời lại được hy vọng nổi danh khắp thế giới hơn là nói chuyện thời dân tộc ta bị trị. Đào xới gặp một cái hũ, một cục đá vẫn là dễ chịu cho lương tâm hơn là đào xới một bộ xương người, nhưng nếu là xương người thì nên tìm bộ xương nào đã nằm trong lòng đất trước thời nhà Nguyễn. Vài “học giả” Tây phương đi phiêu lưu qua thuộc địa tìm danh lợi – tìm dễ dàng hơn ở chánh quốc – đã dùng phương pháp khách quan, nhân bản của họ để ca ngợi vài tên phản quốc bổn xứ, có công đánh Nam dẹp Bắc hoặc ru ngủ dân tộc. Chúng ta chưa đính chánh hẳn hoi. Đào xới một bộ xương cọp chết vẫn là dễ dàng và sang trọng hơn là đối diện với một con cọp sống. Nào ai cấm cản các nhà khảo cứu đi sâu vào phong trào Cần Vương, Duy Tân, cách mạng kháng Pháp nữa đâu? Viết lại đời hoạt động của ông Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh hoặc ông Đồ Chiểu là việc khá thực tế, cấp bách, viết với quan niệm mới, với lòng tự tin lòng yêu nước. Chúng ta còn nhiều sử liệu vì nhiều vị này ở miền Nam. Người Pháp đã nói về ông Đồ Chiểu, qua Lục Vân Tiên, xem đó là tác phẩm lớn. Họ cố ý bỏ quên những bài bát cú, những bài văn tế của ông Đồ Chiểu. Người Việt Nam nên đặt lại vấn đề: Lục Vân Tiên được sáng tác khi người Pháp chưa đến, miền Nam chưa mất. Những bài văn tế của ông Đồ Chiểu mới thật sự là tác phẩm lớn, là nỗi lòng của ông và của dân tộc.

    Giờ đây, người ngoại quốc đang hướng về dân tộc ta. Nhưng nhà khảo cứu ở nước ta thì hướng về ngoại quốc, muốn xuất ngoại để trình luận án hoặc tìm thêm tài liệu về Việt Nam. Trường hợp Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu được các nhà khảo cứu nhân văn ở Việt Nam nhận xét như thế nào, qua cái lăng kính “nhân bản Tây phương”? Họ quan tâm đến không? Họ có ý thức sưu tầm tài liệu để khảo sát đúng phương pháp của “Tây phương” hay không? Hay đó chỉ là huyền thoại, là chuyện tình cảm lẩm cẩm, là “anecdote”? Hỡi ơi! Những người nhân bản không dám đối diện với tấm gương nhân bản nóng rực như lửa mà mát rượi như gió trên đồng lúa. Họ không dám thú nhận sự bất lực của một phương pháp không thích nghi, hẹp hòi, phiến diện, chỉ tạm có giá trị đối với Tây phương khi các dân tộc chậm tiến chưa được lên tiếng. Khi mới xâm chiếm nước ta, vài sĩ quan Pháp trong quân đội viễn chinh đã nói thẳng mà không sợ phản tuyên truyền, không sợ mất chức vì giới quân đội họ lúc ấy khá mạnh nhờ khí giới. Họ nắm chắc sức thắng thế (Ch. Gossenlin, Réveillère). Họ nhìn nhận rằng Phan Đình Phùng giàu khí khái, rằng dân chúng vùng Gò Công có người hùng đúng nghĩa như người Hy Lạp thời cổ. Những sử liệu như trên đáng được gìn giữ, gạn lọc và chúng ta háo hức chờ đợi một công trình “giải độc” về sử học. Công trình này phải do người Việt Nam làm lấy vì “ai yêu nước Việt hơn người Việt”… Nếu cần viện trợ kỹ thuật thì chúng ta thiết tha yêu cầu người Pháp, người Nhựt, người Anh, người Mỹ… giúp chúng ta những tài liệu liên quan đến lịch sử Việt Nam mà họ đang giữ. Hoặc nhờ họ giảo nghiệm những bộ xương, những đồ gốm, đồ đồng. Với các nước nhược tiểu ở Đông Nam Á, ta cần liên lạc để trao đổi tài liệu và phương pháp. Một quyển sử được biên khảo với tinh thần nói trên ắt sẽ làm hài lòng toàn dân, được chào đón niềm nở.

    Người nghiên cứu không còn cô độc nữa. Họ sẽ tranh luận thẳng thắn với nhau, với tinh thần xây dựng, hứng thú. Và người dân dốt nát sẽ muốn gần nguời khảo cứu hơn.

    Với số chuyên viên đào tạo ở Tây phương và với những người yêu sử ở trong nước, nhứt định chúng ta sẽ làm được chuyện nói trên. Vừa làm vừa tìm ra những nguyên tắc, những phương pháp mới.

    Người Tây phương xem vấn đề Việt Nam là vấn đề hàng đầu, làm ray rứt “lương tâm nhân loại”. Chính họ cũng thấy rằng Việt Nam là một dân tộc đáng nể, rõ ràng có gì khác so với các dân tộc ở Đông Nam Á. Người Mỹ dường như đang cố gắng tìm hiểu người Việt qua những sự kiện thực tế, họ dùng kỹ thuật phỏng vấn, trắc nghiệm tâm lý, điều tra tại chỗ qua cặp mắt của nhà xã hội học để hiểu về thành thị và nhứt là nông thôn. Đến nay dường như các nhà xã hội học, các bình luận gia còn đang làm việc và chưa đưa ra một tổng kết nào cụ thể, làm thỏa mãn những ai muốn hiểu về “dân tộc tính” Việt Nam.

    Đám sương mù dường như đang che sự vật. Nhiều người đang ở Sài Gòn mà không hiểu Sài Gòn. Sài Gòn muôn mặt, người ta nói như thế. Muôn mặt là thế nào? Chỉ là muôn ngàn giai thoại dễ tin và khó tin chung quanh một sự việc hay nhiều sự việc. Người ngoại quốc nào xem qua quyển “Sài Gòn năm xưa” của ông Vương Hồng Sển ắt phải bực dọc vì quyển ấy không xây dựng theo phương pháp Tây phương. Ngoài phần khảo cứu, tác giả cho xen vào bao nhiêu là giai thoại, chính tác giả gọi đó là tập “biên khảo thường đàm”. Đã là giai thoại thì phải truyền khẩu, đã truyền khẩu thì dễ thêm thắt, trong vòng hai tháng một đôi năm thì câu chuyện lý thú bi ai đã thay đổi từ chi tiết đến nội dung, sai lạc niên biểu (trong văn học ta, có nhiều tác phẩm như Công dư tiệp ký, Tang thương ngẫu lục, Kiến văn tiểu lục thuộc vào loại này, thấy thích là ghi chép).

    Nhưng trong nhiều trường hợp, các giai thoại thường đàm lại chứa đựng sự thật, là sử liệu biến chất nhưng còn cái lỏi tốt. Nó che giấu, bảo tồn những điều mà nhà cầm quyền phong kiến hay thực dân giấu giếm, không dám cho phổ biến trên sách vở, báo chí. Một thứ bia miệng lắm khi bền chắc hơn bia đá. Dân ở nước nghèo nàn như nước ta thời vua quan, thời bị thực dân đô hộ thích dùng giai thoại để giải khuây, an ủi, hun đúc tinh thần lẫn nhau, nếu không là tranh đấu. Ra báo, in sách thì tốn tiền mua sắm phương tiện, lại cần tự do, người viết cũng như người đọc đều phải biết chữ. Đêm khuya rảnh việc, lúc ăn tiệc, lúc thăm viếng nhau thì còn gì hơn là, tặng cho nhau vài giai thoại ít ai biết. Người dốt dùng giai thoại để trao đổi với người dốt. Công chức, địa chủ thời Pháp thuộc, hoặc quan cai trị Pháp đều có những giai thoại riêng của từng lớp họ. Giới bình dân ở thành thị, ở thôn quê, từng xóm, từng tỉnh lại có giai thoại riêng. Và nhiều giai thoại được phổ biến qua mọi từng lớp. Lời nói là phương tiện ít tốn kém, ít nguy hiểm hơn văn tự. Đã nói lén, đã phổ biến một mẩu chuyện “bất hợp pháp” thì người ta sẽ tùy đối tượng mà trình bày, thêm hoặc bớt chi tiết, giữ gương mặt nghiêm trang hay cười xòa như kẻ vì kém học thức nên nói bậy “xin bà con miễn chấp, tha thứ cho”. Đã đến lúc chúng ta sưu tầm những giai thoại để làm giàu cho kho tàng văn hóa nước nhà. Nước ta chịu nhiều năm dưới ách Trung Hoa và thực dân Pháp nên giàu về giai thoại. Tha hồ mà tìm kim cương trong tảng đá cứng, nếu dám đập bể tảng đá. Tha hồ mà luyện vàng nếu ngọn lửa cháy nóng đúng độ. Cứ đọc “Sài Gòn năm xưa” để hiểu về nết ăn thói ở dưới thời đàng cựu:

    Đông đảo thay phường Mỹ hội

    Sum nghiêm bấy làng Tân khai

    Ngói liễn đuôi lân, phố thương khách tòa ngang dãy dọc

    Hiên sè cánh én, nhà quan dân hàng vắn hàng dài

    Gái nha nhuốc tay vòng tay niểng

    Trai xênh xang chơn hớn chơn hài…

    Khung cảnh ấy thay đổi. Tây qua chiếm Sài Gòn, lại nảy sanh nhiều bọn hầu cận, dọn bàn, mấy thầy thông ngôn ký lục, bọn ba-nhe, ban-bù, xách giỏ cho bà đầm đi chợ. Một số nhân vật bổn xứ ra mắt và họ vào lịch sử với những “giai thoại” về nghệ thuật lập công với Tây của tổng đốc Lộc, phương pháp mị dân “hiền lành” của tổng đốc Phương và sự giữ gìn tiết tháo của Trương Vĩnh Ký, Paulus Của. Lại còn giai thoại về nhứt Sĩ, nhì Phương, của tam Xường, tứ Định, những nhân vật Hoa kiều làm giàu hồi Tây mới qua. Ngoài ra còn giai thoại về đại ca Tư Mắt, về hoàng đế Phan Xích Long, về vua cờ bạc Sáu Ngọ. Những nhà khảo cứu Pháp đã nghĩ gì về những giai thoại đó? Họ sẽ chê bai rằng người Việt Nam không biết tranh thương với Hoa kiều, nặng óc mê tín, đàng điềm cờ bạc và nếu không trừng trị gắt gao thì trở thành du côn Bồn Kèn? Đành rằng người Pháp đã đồng lõa với những “tệ đoan” ấy – tất cả đều là tệ đoan, từ sòng bạc đến cuộc phiến loạn – nhưng cuộc khai hóa nào mà không gây nên xáo trộn, xương máu? Đó là rác rến của dòng sông cuồn cuộn chảy, kẻ nào vạch lá tìm sâu thì không thấy sự thật khách quan hùng biện là công trình bảo vệ văn hóa mà người Pháp ra tay gánh vác giùm cho người bổn xứ, gánh vác với tinh thần bất lợi; nhiều khảo cứu Pháp đã làm việc như một tu sĩ, như nhà”hiền triết”. Giai thoại là tài liệu lăng nhăng “bên lề đường” người đứng đắn không quan tâm đến thứ tài liệu cỏ rác đó. Mặc cho người Pháp đánh trống lảng đưa giới trí thực Việt Nam vào thời tiền sử với trống đồng, lưỡi tầm sét và tượng Phật gãy tay, người địa phương làm sao quên được những chuyện có thật mà nhân chứng hoặc nạn nhân còn sống đó, mà con cháu đang ôm hận thù. Cuộc nổi loạn của ông Quản Hớn ở Mười Tám Thôn Vườn Trầu há chẳng biểu dương hào khí của người Miền Đông! Nhưng ai chép lại, ai bổ cứu những giai thoại đó? Người địa phương cứ bàn tán, nhắc nhở cho nhau từ hàng năm mươi năm. Đó chưa phải là bằng cớ chứng minh họ nói láo, nói xấu nhà nước thuộc địa hoặc họ mang nặng đầu óc vị chủng, bài ngoại mù quáng. Ông Nguyễn Trung Trực khởi nghĩa, bị hành quyết. Dân làng Vĩnh Thanh Vân (tỉnh lỵ Rạch Giá), dân ở ven rừng U Minh, thuộc làng Vĩnh Hòa thờ Ngài. Hỏi đâu là bằng cớ thì thật không tài nào trưng ra được. Người địa phương, từ một người dân vô tư đến ông hương quản đều xác nhận như thế, họ lấy làm hãnh diện, họ sợ oai linh ông Nguyễn vì Ngài là thần linh đủ oai quyền để thấy mọi hành động bất chánh của con dân, có những tội trạng mà pháp luật thực dân bỏ qua nhưng lại bất dung tha đối với Ngài. Thời Pháp thuộc, nếu quan trên hỏi thì ai nấy đều chối dài, cho rằng họ chẳng bao giờ dám thờ. Quan trên ắt hài lòng khi thấy đình làng chỉ có sắc thần (hoặc không có) với bốn chữ Thành hoàng bổn cảnh, quá tổng quát giống hệt sắc thần ở làng khác, không khác một chữ.

    Nào thấy ai ghi rõ tên Nguyễn Trung Trực!

    Văn hóa Việt Nam ở đâu? Chẳng lẽ ngồi mà mơ ước được về đồng quê, lên núi, tìm gặp cái sọ người, vài tượng Phật độc đáo. Tìm được là điều may nhưng cái sọ người ấy cũng chỉ là tài liệu khiêm tốn – đối với đồng bào – là góp một tài liệu để so sánh, giúp chúng ta hiểu thêm về lịch sử Đông Nam Á. Trong khi chờ đợi cái dịp thanh bình, chẳng lẽ chúng ta bó tay. Nếu không đặt vấn đề theo kiểu này được thì tại sao ta không can đảm đặt vấn đề theo kiểu khác để cùng tới mục đích là tìm hiểu dân tộc. Nên chọn những nẻo đường hợp lý, gay go, miễn là chúng ta dám bước vào, dẹp tự ái lẩm cẩm; sẵn sàng chịu nắng mưa bụi bặm, đổ mồ hôi và chuốc lấy sự hiểu lầm, sự “chê bai” của các quan thầy Tây (các quan thầy này đã về nước, muốn thấy trái bom nổ chậm của họ cháy ngòi).

    Cuộc chiến tranh đã kéo dài trên hai mươi năm rồi, dài hơn một đời người. Nhiều gia đình đã ra trận, từ cha đến con. Dân tộc ta chịu đựng cuộc thử thách, và còn chịu đựng thêm nữa theo tốc độ gia tăng. Miền Nam là nơi chịu đựng nhiều nhứt. Nếu hiểu được văn hóa người Việt thì chúng ta sẽ tự hào nói lên “một cái gì” rất bình dị, đơn giản và mầu nhiệm. Các bộ môn khoa học nhân văn phải bổ túc cho nhau ở những điểm gặp gỡ chung nào đó. Cứ nhìn bằng mọi quan điểm qua mọi lăng kính của các môn phái sử học, xã hội học. Và nhìn với tình cảm, với nỗi xót xa, với niềm tin của người Việt Nam. Tin vào khả năng tự cường mà dân Việt đã chứng minh rằng có.

    Một luận điệu dễ dãi đã thành hình, luận điệu của số ít người cho rằng Việt Nam chẳng là cái gì đặc biệt cả, Việt Nam được nói tới vì vị trí, vì định mạng, tình cờ lịch sử mà thôi.

    Thực tế đã chứng minh: người Việt biết phản ứng khéo léo, từ ngày xưa cũng như các dân tộc ở Á Châu, Phi Châu biết phản ứng khi gặp gỡ những văn hóa lạ, khác với văn hóa sở tại. Sự phản ứng này đã bộc lộ những điều hay, điều dở của người Việt. Về sự gặp gỡ của nền văn hóa bổn xứ với nền văn hóa từ bên ngoài, các nhà xã hội học Âu-Mỹ đã cố gắng nghiên cứu đặt ra một ngành đặc biệt là họ coi là Acculturation. Ngành này đặt ra quá trễ từ sau đệ nhị thế chiến. Khi gặp luồng văn hóa ngoại quốc xâm nhập thì nền văn hóa dân tộc phải phản ứng, sự phản ứng có thể là sáng tạo, nếu nền văn hóa địa phương đủ sức mạnh mẽ để tiêu hóa, tiếp nhận. Ngược lại thì xảy ra nhiều thảm kịch. Văn hóa dân tộc bị đập ra từng mảnh vụn vô nghĩa, từng miếng thịt rời rạc mất sức sống, đồng thời sanh ra một số người vong bản, sống vất vưởng không còn năng lực để bám vào “lòng đất mẹ” hầu tái tạo, khôi phục lại giá trị cũ làm căn bản cho nếp sống mới. Thế là văn hóa dân tộc bị tiêu diệt.

    Người Việt đến vùng Đồng Nai, vùng đồng bằng sông Cửu Long thì gặp người Miên. Người Miên ở vùng đất gò, không thích vượt sông, ra biển, không thích phá rừng. Đất đai quá rộng, mỗi dân tộc theo nếp sống riêng. Người Việt vượt sông phá rừng, tìm đường ra biển và canh tác, cất nhà nơi đất thấp.

    Hai nền văn hóa khác nhau, nhưng tạm gặp nhau ở nụ cười của Đức Phật. Tiếng đọc kinh ở chùa Miên tuy thiếu chuông mõ nhưng cũng nhắc nhở con người cố gắng làm điều thiện. Với nền kinh tế tự túc từng vùng nhỏ, với đất đai quá rộng, người ta không cần tranh chấp về địa bàn hoạt động. Việc thờ phượng thêm vài vị thần như thờ cái đầu con sấu ở mé sông, thờ vài cục đá – như người Miên đã từng làm – được người Việt vui vẻ chấp nhận, vì nó giống như thờ cọp, thờ bà Chúa xứ. Món ăn ngon của địa phương như cá lóc, rùa, lá nhàu, lá cách, lá lốt đã làm giàu cho bữa ăn. Cuộc gặp gỡ giữa hai nếp sống không phải là va chạm mãnh liệt, là cưỡng bách vì chẳng ai có nền kinh tế mạnh hơn ai. Chỉ là mua bán nhỏ, là đổi chác, là sự trao đổi, gặp gỡ hồn nhiên. Cái huyền thoại “cá cơm nhiều tiền” chỉ mới thành hình vào thế kỷ thứ 20. Đời chúa Nguyễn, vùng đồng bằng sông Cửu Long chẳng có gì để bán buôn vượt ngoài phạm vi một huyện; cá tôm thì đâu cũng có, củi than cũng vậy. Lúa gạo thì dư ăn trong gia đình nhưng nếu muốn sản xuất nhiều thì thiếu nhơn công, thiếu vốn. Người dân sống trong cảnh vừa dư giả, vừa túng thiếu: dư ăn trong gia đình về cơm cá nhưng thiếu về quần áo, thuốc men, thiếu phương tiện chuyên chở. Phải đợi những di thần “bài Mãn phục Minh” như Trần Thắng Tài, Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu đặt chân vào thì sinh hoạt mới trở nên phấn khởi và xẩy ra sự va chạm về văn hóa, về kinh tế, về quân sự. Đã đến lúc sự nhận xét trong Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi được trắc nghiệm giữa người Việt và người Trung Hoa: có gì là khác nhau về phong tục? Và nền văn hiến cũ của người dân Việt có gì là khác với cường quốc phía Bắc? Trần Thắng Tài và Dương Ngạn Địch là hai nhà tướng. Bọn quân sĩ của Trần Thắng Tài đều giải giới tự nguyện (?), lo phát triển thương mại trong nước và ngoài nước, sống định cư, tạo lập chợ phố, tích trữ hàng hóa và vốn liếng. Từ Biên Hòa bọn này dời về địa điểm mà nay chúng ta gọi là Chợ Lớn.

    Ưu thế kinh tế của họ vượt hẳn người Việt Nam, từ ngày ấy đến suốt thời Pháp đô hộ và đến nay, như còn thấy.

    Ở vịnh Xiêm La, Mạc Cửu chỉ lo xuất nhập cảng. Chung quanh vùng Hà Tiên (chợ Hà Tiên) đất đai vẫn hoang vu. Ngoài ra, Mạc Cửu lại ôm ấp hoài bão xây dựng một tiểu quốc ở biên thùy, làm trung gian giữa Việt Nam, Cao Miên và Xiêm. Đời sau, con ông là Mạc Thiên Tứ phải chết vì mưu đồ này.

    Như rắn mất đầu – mất liên lạc với nước Trung Hoa bấy giờ dưới quyền người Mãn Thanh – họ gây uy thế, làm áp lực về kinh tế. Để được sự che chở của triều đình Huế, để dễ chiêu binh (trường hợp Mạc Cửu) hoặc lập chợ phố (Trần Thắng Tài) họ tỏ ra hiếu khách, gây cảm tình nơi xứ lạ quê người để lập nghiệp. Người Việt Nam ta – nói cụ thể là người nông dân Trung phần – vẫn là hiếu khách. Trong việc giao thiệp qua lại, cất nhà cùng xóm, cưới vợ gả chồng, nền văn hóa Việt Nam đã biến đổi ra sao? Nếu trước kia văn hóa Việt Nam chỉ là cóp nhặt văn hóa Tàu thì ắt người Việt phải mất gốc luôn – trở thành Tàu – như giọt nước về nguồn, như hột muối bị tan hòa trở lại trong biển lớn, khi gặp bọn Mạc Cửu, Trần Thắng Tài, Dương Ngạn Địch vì cuộc tiếp xúc này vốn là bất bình đẳng, người Việt miền Nam thuở ấy bị yếu kém hơn về kinh tế, cá lớn nuốt cá bé, nước trên cao chảy xuống thấp. Quá trình tiếp xúc ấy thật quanh co phức tạp với nhiều động lực chính trị, quân sự. Đi sâu vào việc tiếp xúc ấy là vấn đề nghiên cứu về lâu về dài, cần thêm nhiều tư liệu và tranh luận. Nhưng chúng ta biết chắc: người Tàu đi theo Mạc Cửu ở Hà Tiên, Dương Ngạn Địch ở Mỹ Tho và Trần Thắng Tài ở Biên Hòa đã trở thành Việt Nam, những người “lạc ông Bổn”. Tuy chưa nắm được con số thống kê hoặc khó bề tra cứu về gia phổ, chúng ta vẫn nói được rằng họ chiếm một tỷ lệ rất cao trong dân Việt Nam, con cháu của họ sau này là hương chức làng, là nho sĩ, là nghĩa quân khi Pháp mới chiếm nước ta.

    Ngày nay vì còn nhiều người gốc Hoa ở Chợ Lớn, ở các tỉnh lỵ Nam phần, đặc biệt là ở các tỉnh miền Tây Nam phần nên nhiều người lầm tưởng rằng đó là hậu duệ các di thần Trần Thắng Thài, Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu! Sự thật không phải vậy, ”Bạc Liêu là xứ quê mùa, dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu” vẫn là ám chỉ những người Triều Châu qua di trú thời Pháp thuộc, đâu vào khoảng sau 1910. Số Huê kiều ở Chợ Lớn cũng thế, nếu chúng ta chịu khó tra cứu lịch sử làng Minh Hương tìm cho biết ai là con cháu bọn di thần nhà Minh, đời Trần Thắng Tài chúa Nguyễn, và ai là người mới qua làm ăn, khi người Pháp nới rộng qui chế di trú cho ngoại kiều Á Châu.

    Người Pháp kể lể công trình bảo tồn văn hóa Việt Nam do họ đề xướng và nghiên cứu không biết mệt. Họ chê bai nông dân và cả giới sĩ phu bổn xứ vì không biết giá trị cổ tích nên phá hủy, tỏ thái độ hờ hững với di sản tiền nhân.

    Thời kỳ hoàng kim của những nhà khảo cứu Pháp là khoảng sau năm 1900.

    Họ khảo cứu và bảo tồn văn hóa Việt Nam một cách lạnh lùng, “khoa học”, cố tình làm tai ngơ mắt điếc trước phong trào tranh đấu mở mang văn hóa, đòi tân học do các sĩ phu đề xướng.

    Họ làm chuyện này trong khi sĩ phu và dân Việt đòi chuyện kia – hai chuyện đều là “văn hóa”. Họ nghiên cứu văn hóa Việt để kềm hãm người Việt, để cho người Việt mang mặc cảm tự ti, ngỡ mình là dân tộc oai hùng, có nhiều nét đẹp thời xưa nhưng đã lỗi thời, nên an phận ôm giấc mộng vàng son thời xưa mà chờ vận hội mới do người Pháp chỉ dạy. Các sĩ phu Việt Nam thì muốn tự cường, hiểu văn hóa với nghĩa linh động, xem văn hóa là một tiềm lực.

    Ông Phan Bội Châu muốn tiếp nhận sinh lực Tây phương qua phong trào Duy Tân của Nhựt. Ông Phan Châu Trinh khuyến cáo các sĩ phu đừng chìm đắm trong cái đẹp tiểu xảo của văn chương bát cổ. Ông Trần Quý Cáp cho rằng ”chữ Quốc ngữ là hồn trong nước, phải đem ra tính trước dân ta… Á, Âu chung lại một lò, đúc nên tư cách mới cho rằng người”. Lúc làm giáo thọ ở Thăng Bình, ông Trần rước thầy về dạy chữ Quốc ngữ và chữ Pháp cho học sinh. Ông Huỳnh Thúc Kháng nhận định rằng ”dân lấy sự học làm sinh mạng mà quan xem sự học như một sự thù nghịch”. Việc canh tân, việc thu nhận văn hóa Á-Âu của các ông bị xem là phiến loạn vì với cái học ấy, dân Việt sẽ vùng dậy, càng học, dân càng chống thực dân. Thực dân Pháp thì muốn hiểu văn hóa Á-Âu theo quan niệm “chết”, với những học giả đeo thẻ ngà “ấm ớ hộ tề” như Phạm Quỳnh, cũng Lư Thoa, Mạnh Đức Tư Cưu, cũng ca dao, cũng “Phật giáo đại quan”. “Ấm ớ hộ tề” là mang cái vỏ mà khoe khoang, tách rời văn hóa ra khỏi vận mạng dân tộc, du nhập văn hóa nước ngoài với mục đích đề cao sức mạnh của nước ngoài, nói chớ không dám thực hành, trốn thực tế.

    Đề cao Quốc ngữ, nói dân chủ tự do theo thuyết Lư Thoa, Mạnh Đức Tư Cưu nhưng một đằng thì bị chém, đày Côn đảo, mọt đằng thì cứ đeo thẻ bài ngà, giả vờ như không hiểu rằng người Pháp đến xứ ta với mục đích thực dân vì chúng vẫn duy trì nước An Nam với nhà vua, hoàng tộc, bộ lễ, bộ lại, bộ hình xôi thịt… Các ông Trần Quí Cáp, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh xuất thân nho học, hiểu rành những lạc thú hưởng nhàn của nhà nho thế mà mạnh dạn công kích bọn hủ nho để cảnh tỉnh đồng bào. Trong khi đó, các nhà khảo cổ Pháp lại làm một việc trái ngược, hủ nho hơn bọn hủ nho, toan bảo tồn những cái vỏ đẹp mà ông Trần Quí Cáp, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đòi đập bỏ. Các nhà khảo cổ này muốn đứng vào địa vị cao sang, sạch sẽ của nhà “khoa học thuần túy”, với sự hợp tác với những “anh hùng thấm mệt” như Sở Cuồng Lê Dư, đặc tính của anh hùng thấm mệt là muốn trở thành hiền triết, tay chân không dính đất bụi, yêu nước một cách siêu hình, có danh và có tiền xài. Với niềm hy vọng là được lòng phe ta và phe Tây.

    Dạo ấy, khoa học nhân văn với các bộ môn như dân tộc học, cổ tiền học… chưa được các nho sĩ yêu nước nhắc tới, đề cao hoặc đả kích. Nó là khoa học xuất phát từ Tây phương. Chắc chắn là các ông muốn thâu thái các ngành này vì đó là một trong những công việc để duy tân nước nhà. Nhưng các ông không muốn đặt cái cày trước con trâu. Sự đòi hỏi về văn hóa nhắm vào mục đích đòi độc lập, đòi quyền tự chủ. Trước khi người Pháp đến, dân ta có sẵn một cái vốn, một tiềm lực nào đó. Người Pháp phải giúp dân ta phát triển cái vốn ấy lên, làm tăng cường tiềm lực bằng cách “hiện đại hóa”, tức là bài xích cử nghiệp, đề xướng tân học. Người Pháp thì muốn hiểu theo nghĩa khác. Họ quan niệm rằng trước khi họ đến việc học vấn là con số không ở nước ta. Nhờ họ mà mỗi quận có một trường, hai trường học, tức là họ đã làm được chuyện gì, với con số thống kê, đồ biểu cụ thể. Các trường ấy không đáp ứng – về nội dung – vào yêu sách các nho sĩ duy tân vì “trường Tây” vẫn đề cao khoa cử, thi đậu để làm công chức, và cái Tây học ấy chỉ là vỏ chớ không có ruột, thiếu tinh thần “Tây học” thật sự của Lư Thoa, Mạnh Đức Tư Cưu. Danh từ “văn hoá” giống nhau nhưng nội dung thì khác nhau, mỗi bên đều dồn đối phương vào chân tường. Ngay trong nội bộ của sĩ phu thời Đông Du vẫn có một số người vọng ngoại, tin vào sự trợ giúp vô tư của Nhựt hoàng, một số khác muốn nhắm vào quyền lực dân tộc; ông Trần Quý Cáp đã viết ra bản Sĩ Phu Tự Trị Luận, công kích xu hướng vọng ngoại.
    “Văn chương bát cổ” bị công kích chỉ vì thiếu nội dung, vì nội dung xa thực tế đau thương của dân tộc. Các ông Phan Sào Nam, Trần Quý Cáp vẫn dùng hình thức liễn đối, thơ bát cú, văn tế, phú. Ông Trần Quí Cáp người hăng hái cổ xúy tân học, khi ra tới trường chém, ”đao đã ghé cổ, còn thung dung xin với quan giám trảm cho đặt án đốt hương, áo mão nghiêm trang bái tạ quốc dân ngũ bái rồi khẳng khái tựu hình, sắc mặt in như khi nhóm trò giảng sách”. Sĩ phu miền Trung đã kháng Pháp, tiên đoán thực tế, từ hồi đầu thế kỷ 20. Văn hóa, đối với các vị này là vận mạng dân tộc. Người thích văn chương thuần túy sẽ bực mình vì các vị này làm thơ nực mùi chánh trị. Các vị chống thực dân Pháp với một tư thế, một sự kiên nhẫn, gan lì khá độc đáo. Sưu tầm những tài liệu cuộc tranh đấu này, tổng kết lại là việc cần thiết. Chúng ta có phương tiện gần đầy đủ ở miền Nam, việc làm này rất hữu ích tuy không làm chấn động giới “khảo cổ quốc tế” như trường hợp tìm ra một ngôi mả xưa, một pho tượng hồi thế kỷ thứ III, một cái sọ người!

    Gẫm lại sọ người, cái lưỡi tầm sét, ngôi mả xưa chỉ gây xúc động cho người Việt và nhân loại khi nào nó là một bộ phận tiêu biểu cho sự tiến bộ, cho niềm hy vọng, nỗi đau thương, khi từ cánh tay gãy bằng đá, từ cái sọ mục nát phát ra nhiều hào quang, tưởng chừng như trong cái sọ ấy có óc và cánh tay nọ có máu nóng đang chảy. Nó dính dáng đến đại thể, dính dáng mật thiết – nói nôm na là nó có duyên. Mỗi pho tượng chỉ gợi cảm khi nó có duyên, giải đáp một vấn đề. Người có duyên phải biết đòi hỏi, đặt vấn đề đúng lúc, vấn đề ấy không phải của riêng mình là của chung dân tộc. Ở lăng ông Thoại Ngọc Hầu bên chân núi Sam gần kinh Vĩnh Tế (Châu Đốc), còn có câu đối hai bên mộ bia: “Văn chương hoán tinh đẩu… “ Thoại Ngọc Hầu chỉ ưa xem hát bội, không để lại cho hậu thế bài thơ nào. Ông lo trấn giữ bờ cõi, di dân lập ấp, tổ chức đào nhưng con kinh chiến lược đúng nơi đúng lúc. Ông làm chánh trị, làm quân sự, làm kinh tế. Vùng biên thùy Hậu Giang trở thành một nơi “sơn thủy hữu tình thiên lý ngoại”, với bao nhiêu sinh lực. Ông Thoại Ngọc Hầu là tiêu biểu của văn chương.

    Mấy tiếng văn minh, văn hóa được người Âu châu định nghĩa từ hồi thế kỷ thứ 17, 18, nghĩa là mới đây, lúc các nhà tư bản tìm thị trường ở lục địa khác.

    Văn minh được hiểu như là phản nghĩa của dã man, của thiên nhiên, chưa khai hóa. Như vậy có tình trạng chênh lệch đàn anh, đàn em giữa dân tộc văn minh và dã man thô sơ. Và dân văn minh lãnh nhiệm vụ khai hóa, lấy cái văn minh của mình làm khuôn vàng thước ngọc về nết ăn thói ở, về cách suy nghĩ để cho toàn thế giới tiến đến trình độ văn minh đồng đều – nghĩa là giống như văn minh Tây phương. Nước văn minh thì giàu sang, nước chưa văn minh thì nghèo hèn. Lại còn danh từ văn minh kỹ thuật, ngụ ý rằng nước nào ở trình độ kỹ thuật cao thì… . có trình độ văn minh cao hơn nước trình độ kỹ thuật thấp. (Xem J.Berque. Dépossession du monde, Ed. Du Seuil, 1964).

    Nói đến văn minh là nói đến bất bình đẳng giữa tài nguyên, kỹ thuật.

    Đâu hồi 1939 ở nước ta, các nhà văn, nhà chánh trị cãi vã nhau về quan niệm nghệ thuật, về “duy tâm, duy vật”.

    Cuộc tranh luận ấy không thể xảy ra lúc này, lúc mà những người hữu thần duy tâm lại sống thừa thãi: từ đôi vớ, cây viết đến bếp điện, nồi điện, vô tuyến truyền hình, bàn cạo râu điện. Tiểu thuyết tâm tình, áo đầm, đồ hộp… đi sâu vào xóm bình dân. Mỗi người đều có hy vọng trở thành hoa hậu hoặc trúng số độc đắc. Hoàn cảnh chung quanh xúi giục mọi người nên sống cho ra vẻ đứng đắn, đứng đắn là theo công thức mới, không lập dị. Công thức này bao gồm thói ăn nết ở, cách ăn mặc, cách giải trí theo thời trang do quảng cáo thương mãi giựt dây. Người ta dùng tiếng văn minh vì dường như danh từ văn minh bao gồm những thành quả về vật chất. Đó là nếp sống thành thị, lãnh đạo nếp sống thành thị là một lớp người đặc biệt mà chánh phủ ta đã nhiều phen lên tiếng đả kích: những người đầu cơ chiến tranh, làm giàu nhờ chiến tranh, không là ngoại bang nhưng chính là người Việt Nam. Họ mua bán, nhập cảng hàng hóa. Mua tiền và bán tiền. Hàng hóa chỉ là một cái cớ để họ đổi tiền đổi bạc. Nghề sanh nhai của họ không thể có truyền thống ở Việt Nam vì xưa kia chỉ riêng vua chúa mới có nhiều vốn, nắm trọn ngành ngoại thương. Họ xuất hiện, đóng vai trò chạy mối trong các hãng ngoại quốc. Xuất thân của họ gồm nhiều từng lớp khác nhau: hoặc là từ trong gia đình có truyền thống làm mại bản, hoặc là người cai thầu ở tỉnh nhỏ mới lên Sài Gòn lập nghiệp từ năm ba năm, hoặc là nông dân khéo giao thiệp, hoặc là điền chủ chạy giặc lên Sài Gòn với hai bàn tay trắng nhưng nhờ đứa gái đẹp gả cho lính Pháp. Hoặc là dàn cựu kháng chiến, hồi cư. Thời buổi chiến tranh, mua bán trúng mối là dễ làm giàu nhưng muốn làm to thì phải có gan: bất chấp luật lệ, xuất quỷ nhập thần, gian thương đi đôi với tham nhũng, tìm những sơ hở của luật lệ hiện hành. Họ biết rằng các cường quốc Âu Mỹ đang trải qua thời kỳ “văn minh sung túc, thừa thãi” và dân nghèo ở nước nhược tiểu luôn luôn thèm khát những tiện nghi vật chất, sẵn sàng tiêu thụ từ cây kim, cái muỗng, đến chiếc xe gắn máy, phấn son…

    Xa xỉ phẩm trở nên cần thiết, có thể cho người ta quen dùng để rồi thấy rằng cần thiết: nhịn ăn, ăn xôi, ăn khoai lang buổi sáng, ăn cá kho rau muống luộc buổi trưa để dư chút ít tiền hòng chơi hụi mua sắm máy truyền hình, hàng vải ngoại hóa, dầu thơm. Nhà ở chật chội nhưng cái phòng khách choán hơn phân nửa diện tích; giường ngủ, nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh chiếm phần ba còn lại. Chỗ ngủ, chỗ ăn và nhà tắm kiêm cầu vệ sinh chỉ cách nhau vài tấc. Thời chiến tranh mà được ngủ yên, ngoài vòng bom đạn thì quả thật là tiên: thiên đường mà các nhà đạo đức hứa hẹn trong kiếp sau đường như mơ hồ, chi bằng ta tạo cho ta một thiên đường nhỏ bé, tại nhà, với gạch bông, với ảnh nữ minh tinh trên vách, với máy thâu thanh, thâu hình, với nệm cao su và hoa ni lông nở bốn mùa. Đời là khổ nhưng trong cái khổ vẫn chứa cái sung sướng, uống thuốc bổ gan lúc táo bón, ngậm kẹo ho lúc bắt đầu ho và ngậm loại kẹo chứa hàng chục thứ sinh tố khi buồn miệng. “Khen ai kiếp trước khéo tu, mà nay con cháu võng dù nghinh ngang”. Thời chiến tranh mà người ta ganh tị nhau từ màu áo, son phấn, hiệu xe hơi. Thành công về tài chánh trên đường đời là dấu hiệu của tài năng, của phước đức. Các loại hàng hóa cứ đổi thay, dễ trở nên lỗi thời nên mọi người cần dạo phố để theo sát thời trang. “Đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi”, “Phây phây cũng có ăn”. Sự nhàn rỗi được ca ngợi. Thời trước trong báo Phong Hóa, Ngày Nay, Lý Tóet và Xã Xệ là hai nhân vật tiêu biểu cho dân quê, số dân quê này bị ngăn cách với thành thị bằng bức tường kiên cố, không tài nào vượt qua được, càng cố gắng vượt qua thì càng té đau, càng bị ném trở về vị trí cũ. Ngày nay, tình thế khác hẳn. Với chút ít tiền là người ta đọc báo tâm tình, được mặc đầm, uốn tóc theo thời trang, đi giày cao gót. Và nếu chịu khó chú ý thì ai cũng được dịp nhại lời ăn tiếng nói, bộ điệu của con nhà lành trưởng giả qua tuồng cải lương, qua tiểu thuyết tâm tình – đ

  9. May Vu says:

    Cứ mổi năm trong tuần lể MA QUỶ (HALLOWEEN ) là giổ Cụ Diệm , HOA KỲ đả năn ra được Đệ 1 VNCH và cũng những ngày NHÁT MA cho chế độ,1./11 Nhưng vài nhóm Pro HOÀI NGÔ Thích ngịc ngơm , Thử lửa Lobbying mang THANH DANH. ĐÁNH GIÁ LẠI = CỤ DIỆM ,củng giống như NHÓM HỒI GIÁO muốn mang lại SADDAM HUSSEIN ,GADDAFI hay HOSNI MUBARAK trở lại cho Cộng đồng CHIÊM NGƯỠNG , hay Bin Laden Thánh TỬ ĐẠO , thật là truyện khó THỰC TẾ ,trừ phi cử tri GỐC VIỆT trên 50 % bỏ phiếu cho Tu chính án nước này ?
    Lúc đó tha hồ cho Tú gàn ,Liên Thành ,Minh Vỏ ,Tiên Ngu ..thi đua.viết lại SỬ Việt nam lẫn Hoa kỷ ,Tôi cũng chúc mừng cái JAPP thơm ? Kiểu mưa lâu thấm đất ..Nói dai ..came true ? Chắc SỬ giống nhự truyện Thần Tiên ,hay Bạch Tuyết với 7 chú Lùn .?
    Thật là KHÓ TIN cho nhửng nhà GIẾT SỬ VN lúc này , nhất là các ông Pro Chính quyền ,Chế độ ,Thần học , Hoa kỳ có cái Suit Thưa kiện rất nặng nên VIẾT SỬ rất đáng tin cậy ,còn MÍT ta free (c) right biến chế ,chiên xào đủ kiểu ? VN có câu Tốt khoe xấu che ? Vòng quanh các Phản biện thấy KHOE hàng Tốt còn , Xấu thì làm phép LẠ cho BIẾN ?
    Con người quá Vảng ,lể tưởng NIÊM ,hay NÉN HƯƠNG củng NÊN KHUYẾN KHÍCH nhưng nhóm Pro HOÀI NGÔ đi quá đà chọn nhửng ngày giổ CỤ nhộn nhịp ,xon xao như Lể GIÁNG SINH Tháng 11 như làm lớn bao nhiêu ,là ĐÈ BẸP NHỬNG TÊN DỊ GIÁO ,PHÃN TRẮC với CỤ , Và là nhửng này trở đi TÊN CỤ và GIA ĐÌNH sẻ bằng WASHINGTON = USSCO công nhận ? Tham vọng ảo tưởng chia phố BOLSA như sông BẾN HẢI ,và CỜ VÀNG ,ĐÀI CHIẾN SỈ là Cụ NGÔ Độc quyền Thờ phượng ? Và mấy ông bên LƯƠNG ,PG không biết đi kiếm CỜ nào mà CHÀO ? ?

  10. Hồng Lĩnh says:

    Một số người Phật Giáo đến nay vẫn chống TT Diệm một cách điên cuồng. Họ không nhìn vào thực tế thì chính vì TT Diệm bị lật đổ mà Phật Giáo trước kia bị cộng sản lợi dụng, ngày nay thì bị cộng sản lùa vào quốc doanh và đi ra ra hải ngoại thì tan rã – không thể thống nhất được như tên gọi và mong ươc của những Phât tử chân chính.

Leave a Reply to Việt Nam 4000 năm