WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Việc sửa đổi Hiến pháp cộng sản trong nước đi về đâu?

Luật sư Trần Thanh Hiệp, Chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân quyền, Paris.

Luật sư Trần Thanh Hiệp, Chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân quyền, Paris.

LTS (Chuyển Hoá): Dưới đây là bản ghi âm tóm lược của cuộc phỏng vấn Luật sư Trần Thanh Hiệp, Chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân quyền, Paris, của Đài phát thanh Đáp Lời Sông Núi về vấn đề sửa đổi Hiến pháp ở trong nước, phát sóng ngày 18-09-2013.

1-      ĐLSN- Diễn tiến công tác [sửa đổi HP]

TTH.- Khác với những đợt sửa đổi Hiến pháp cộng sản trước đây, đợt sửa đổi hiến pháp hiện đang được tập đoàn cầm quyền cộng sản ở trong nước cho tiến hành, đã có nhiều diễn biến phức tạp. Vì hai lý do. Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay đã không còn có được thế chủ động tuyệt đối của thời chuyên chính toàn trị những thập niên chót của phần nửa cuối thế kỷ trước. Sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu cũ, Đảng này mất đi chỗ dựa quốc tế là phe Xã Hội Chủ Nghĩa. Cho nên, một mặt, nó phải trở lại Thành Đô, khấu đầu trước người anh vô sản Bắc Kinh và, mặt khác, đồng thời, lại cũng phải tìm đường chung sống hóa bình với phía Dân chủ Tự do để kiếm nguồn chi viện. Do đó, tình trạng chia rẽ giữa hai phe Bảo Thủ và Cải Cách, trong nội bộ Đảng, đã dẫn tới hậu qủa trực tiếp là: Đảng không còn giữ được thế chủ động tuyệt đối thời vàng son, có tên gọi là “chuyên chính vô sản” của thập niên 1980 nữa.

Thứ hai, bộ máy của Đảng kìm kẹp quần chúng tất nhiên không tránh được rạn nứt vì cả hai phe, Bảo Thủ cũng như  Cải Cách, đều lôi kéo quần chúng về phía mình. Nên nhân đó, quần chúng đã đứng lên, từng bước, từng bộ phận, đòi nhân quyền, dân quyền dưới đủ mọi hình thức. Hậu quả gián tiếp  ngoài  đảng này, cộng với hậu quả trực tiếp trong đảng, đã nêu ở trên, đã làm cho việc sửa đổi Hiến pháp trở thành phức tạp chưa từng thấy, kể từ khi chế độ cộng sản được thiết lập trên đất nước Việt Nam.

1 bis - ĐLSN- Tình trạng chia rẽ nội bộ Bảo thủ và Cải Cách không phải bây giờ mới có, trước đây cũng đã có rồi. Vậy tại sao những lần sửa đổi Hiến pháp 1959, 1980, 1992 đã rất suông sẻ?

TTH.- Theo tôi, tại vì trước đây trong nội bộ Đảng CSVN, Bảo Thủ và Cải Cách chỉ mới là hai xu hướng. Bây giờ, hai xu hướng đó đã trở thành hai trung tâm quyền lực tranh giành nhau quyền lực. Vì vậy, Phe Bảo Thủ thì chỉ muốn sửa đổi Hiến Pháp, một cách vô hại như mọi lần trước đây, để vẫn giữ nguyên vẹn tất cả mọi quyền lực. Còn phe Cải Cách thì lại muốn làm lại một bản Hiến pháp hoàn toàn mới, phân chia lại quyền lực. Bởi thế mới có tình trạng sửa đổi Hiên pháp phức tạp, đầu Ngô mình Sở, có thể nói là kỳ quái chưa từng thấy dưới chế độ cộng sản ở Việt Nam.

2- ĐLSN.- Dự đoán kết quả chung cuộc sẽ như thế nào?

TTH.- Tôi cho rằng tình hình tranh chấp giữa Bảo Thủ và Cải Cách trong nội bộ Đảng Cộng sản lúc này chưa ngã ngũ. Phải đợi sau Hội nghị TW 8 tháng 10 này, xem thắng bại giữa hai phe ra sao rồi mới phỏng đoán được kết quả chung cuộc.

3-ĐLSN.-Nếu khuynh hướng bảo thủ thắng thế thì tình hình VN sẽ ra sao?

TTH.- Nếu phải đặt giả thuyết phe Bảo Thủ thắng thế thì Hiến pháp sắp ra đời sẽ là một biến dạng mới của Hiến pháp 1992, với nhiều từ ngữ mới, tên gọi mới, định chế mới, nhưng chung qui chỉ là hữu danh vô thực. Tức là, thêm một lần nữa, lần sửa đổi Hiến pháp năm 2013 này vẫn sẽ là lần sửa đổi để “vẫn như cũ”. Tức là, một trăm triệu dân Việt Nam vẫn bị tước đoạt hết quyền sống để tiếp tục lặn ngụp trong nghèo đói, lạc hậu như những sinh vật không nhân phẩm.

Nhưng tai họa lớn nhất, đáng kinh sợ nhất, sẽ là kiếp sống nội thuộc một đế quốc thực dân mới, Đế quốc đỏ Trung Cộng Đại Hán, trăm ngàn lần tàn ác hơn Thiên triều Trung Hoa trong dĩ vãng. Lần này, Việt Nam sẽ được nếm trải thí nghiệm Tây Tạng, trước khi bị diệt chủng.

Dù sao, tôi không thể không tự hỏi rằng, liệu phe Bảo Thủ vẫn còn có thể quay ngược được bánh xe tiến hóa lịch sử, như đã và đang tiến hóa tại Bắc Phi, Trung đông hay sao? Nghĩa là, độc tài đưới mọi hình thức, vẫn tránh khỏi không bị đẩy ra khỏi vũ đài lịch sử  để cho dân chủ ra đời trên tòan cầu hay sao?

Thật là một điều phi lý, ngoài sức tưởng tượng của tôi. Nhưng, nếu đại bất hạnh cho nước Việt Nam của chúng ta, độc tài vẫn còn đẻ ra một hiến pháp quái thai để tiếp tục chồng chất tội ác, thì đó cũng chỉ có thể là màn chót của một vở tuồng bi hài kịch đã kéo dài quá lâu. Tất nhiên, để giải thóat các nạn nhân, lịch sử loài người sẽ phải hạ màn vở tuồng bi hài kịch cộng sản Việt Nam này.

4- ĐLSN.-Còn nếu phe “cải cách” chiếm ưu thế thì sẽ ra sao?    

TTH.- Thì một bản Hiến pháp mới sẽ có cơ ra đời, để đất nước có những nhà lãnh đạo mới, định chế mới, pháp luật mới. Và những thệ hệ trẻ Việt Nam mới, trung niên và thanh niên (nếu chỉ nhắc tên những khuôn mặt biểu tượng) như Nguyễn Đức Kiên, Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phạm Thanh Nghiên, Uyên Phương, Đinh Nguyên Kha v.v…, , sẽ trẻ hóa nước Việt Nam, mở ra một không gian Việt mới, dọn chỗ đứng, yên vui hạnh phúc cho người Việt trên toàn cầu, trong một cuộc sống mới, văn minh và tiến bộ nhưng vẫn bảo tồn được bản sắc Việt thời Lý Trần.

5 -ĐLSN.- : Xin được đặt một câu hỏi chót. Theo Luật sư,trong cả hai giả thuyết luật sư vừa nêu lên, phe dân chủ có giữ vai trò gì không ? 

TTH.-  Đương nhiên phe dân chủ phải có vai trò và chỉ có thể là vai trò tranh đấu mà thôi. Tranh đấu bằng tài trí và ý chí chẳng những chống độc tài, mà còn phải chống mọi âm mưu qủy kế ngụy trang độc tài thành dân chủ, như đã và đang diễn ra hiện nay dưới chế độ cộng sản ở Viêt Nam. Xin đừng bao giờ quên rằng độc tài không tự động, tự nguyện chuyển hóa thành dân chủ. Nếu dân chủ không đủ bản lãnh hoán chuyển vai trò quản trị xã hội  độc tài phải thành dân chủ, thì không thể chấm dứt được họa độc tài.

© Trần Thanh Hiệp

(18.9.2013)

Nguồn: changevietnam

 

7 Phản hồi cho “Việc sửa đổi Hiến pháp cộng sản trong nước đi về đâu?”

  1. LUẬT SƯ XXX. says:

    Ở các nước có dân chủ, nghành lập pháp do dân lập (làm ra ), ý dân là ý TRỜI mà, thuận thì vạn đại tồn lưu, nghịch thì đắc nhất thời tất suy vong, đó là do Thiên-Cơ tiền định. Như vậy lập pháp Việt Nam cộng sản có do dân lập ra không ? Có chứ sao không, cũng do quốc hội lập ra, nhưng khốn nỗi quốc hội này không phải do chính người dân bầu ra mà là do ” Đảng cử dân bầu ” , nên quốc hội chỉ là ” một hội đồng chuột “, hạ tầng cơ bản đã nghịch thựơng tầng sao vững nên tất có ngày phải tàn vong, đó là lẽ đương nhiên, khỏi cần phải sửa với chữa, phá bỏ đi từ cơ-bản !

  2. VIỆT KIỀU says:

    Tôi không hiểu sao cỡ như Luật Sư Trần thanh Hiệp lại vẫn còn tin là cộng sản có pháp luật dể mà sửa đổi, ngay cả từ cộng sản cụ ( nga) với cộng sản bố ( tầu ) cũng còn chẳng có chứ đừng kể đến lũ cộng sản lau nhau con cháu như cs Việt Nam, cu-ba nam hàn !!! ??? . Dẹp đi Luật Sư à, bàn tán làm gì cho mất thì giờ, để thì giờ đó như Cụ Trần văn Hương ngồi gãi…lăn tăn còn có lý hơn !

  3. Nguyễn Văn says:

    Nếu cộng sản biết sửa đổi thì cái chủ nghĩa đã không bị thế giới đào thải quang vào thùng rác.

    Hiến Pháp Việt Nam, cộng sản viết ra có thi hành đâu mà sửa đổi? Nó được viết ra để hợp thức hóa tính chính danh của đảng và nhà cầm quyền chứ có phải viết ra để đảng và nhà cầm quyền tuân theo phục vụ dân?
    Thật ra đâu cần sửa đổi để tiếp tục mị dân, chỉ cần đảng và nhà cầm quyền thi hành, cho dân được tự do ngôn luận hay tự do báo chí là tạm đủ rồi. Đảng và nhà cầm quyền có dám không? Nếu không dám thì sửa đổi có phải là để tiếp tục mị dân?!

    Cộng sản là loài rằn độc, và rắn độc thì không bao giờ thay đổi bỏ độc để trở thành rắn hiền được.

  4. Dao Cong Khai says:

    Sửa đổi “hiến pháp” của VC hay không thì không thành vấn đề. Nhưng chế độ VC nó đã là độc tài phong kiến và cũng đã biến thành tư bản bóc lột. Hiến Pháp viết ra để đọc chơi cho vui, lâu lâu sửa lại một tí chơi cho vui; bởi vì nó không có gì đáng để chúng ta bàn luận. VC là nó như vậy, bản chất nó phải như vậy và mãi mãi nó vẫn sẽ như vậy.

  5. Phan Huy says:

    Lời Đảng

    Đảng nhất định quyết bảo lưu điều bốn
    Bỏ điều này là tự sát dân ơi!
    Bài học đau thương cay đắng ngậm ngùi
    Của Liên bang Xô viết đảng Lê nin còn đó!

    Một Góc ba Chóp điên khùng cả ngố
    Để Dên Xin thừa cơ hội phất cờ
    Khiến thôi rồi ôi mẫu quốc Liên xô!
    Và huynh đệ Đông Âu bè Cộng sản!

    Đảng ta khiếp kinh cuống cuồng hốt hoảng
    Nguy cấp rồi! vận đảng quá mong manh
    Cũng may nhờ Đảng Trung quốc đàn anh 
    Trụ lại được giúp đảng ta ngồi lại.

    Ơn cứu mạng, đảng ta còn nhớ mãi
    Nguyện nghìn đời trung với đảng đàn anh
    Quên hận năm xưa Mã Viện, Tiểu Bình
    Thế ỷ dốc dựa vào nhau tồn tại

    Kinh Nghiệm ấy, đảng ta thề nhớ mãi
    Không bao giờ mất cảnh giác dân ơi
    Điều bốn muôn năm! độc đảng nghìn đời!
    Búa liềm vô địch! đảng tiền phong bất diệt!

    Trích từ http://fdfvn.wordpress.com

    • Kỳ Lưu says:

      Phan Huy nên vào mục (Các chức sắc tôn giáo cùng lên tiếng về vú Mỷ Yên ) mà đọc dải pháp đánh đổ chế độ vô nhân đạo Cộng Sản mà không phải đỗ máu.
      Đừng nên vác thơ đi chửi rông nưả bạn à.
      Nếu ở Mỹ thì nên liên lạc với tôi qua số máy 00966592470304
      KỲ Lưu

  6. ĐẠI NGÀN says:

    CHÍNH DANH VÀ HIẾN PHÁP

    Hiến pháp đúng nghĩa và có giá trị phải là hiến pháp chính danh. Hiến pháp chính danh là hiến pháp có tính nhân văn và có ý nghĩa dân chủ. Nhân văn là lấy con người làm căn bản, chỉ đề cao con người cụ thể, thực tế mà không là gì khác. Dân chủ là không đi ngược lại mọi quyền tự nhiên, chính đáng của con người. Nói như thế đã thấy rõ các khái niệm hay ý nghĩa như trên đều ràng buộc nhau không thể tách rời và chúng làm nên các giá trị hay tính khách quan đích thực của một bản hiến pháp.
    Ngược lại, nếu hiến pháp chỉ là kết quả của quán tính, của vết mòn, của ý hệ giả tạo nào đó, nói chung nó phản lại nhân văn, phản lại khách quan thực tế, phản lại mọi tính cụ thể của con người, tức nó chỉ thành một thứ ngôn ngữ suông, nói để mà nói, không phản ảnh các ý nghĩa, các nội dung, các giá trị chính danh nào cả, các hiến pháp như thế thật sự cũng chẳng có ích lợi gì, bởi vì nó không nhằm phục vụ cho chính xã hội nhân văn mà chỉ nhằm đáp ứng các thị hiếu sai trái, các quyền lợi riêng tư thấp kém nào đó.
    Vậy nên hình thành một hiến pháp, thay đổi một hiến pháp đều không thể ra ngoài được tính chính danh của nó. Bởi có tính chính danh thì hiến pháp đó mới thật có ý nghĩa hiến pháp. Không có tính chính danh, đó chỉ là thứ tên gọi thuần túy, cái hình thức thuần túy mà không có có giá trị hay có thực chất đúng nghĩa nào cả. Cũng tương tự thế, khi sửa đổi bản thân một cái chính danh thì kết quả nó vẫn là cái chính danh. Nếu ngược lại chỉ sửa đổi cái phi chính danh không nhằm làm nó thành cái chính danh mà chỉ nhằm tiếp tục giữ lại vẫn như cái phi chính danh, cho dù cả triệu lần sửa đổi đó phỏng có ích lợi gì, bởi vì có làm thay đổi bạn chất của nó đâu mà chỉ làm khác đi tính chất bề ngoài của nó mà thôi.
    Thế thì chính tính chính danh quyết định ý nghĩa và giá trị thật của một hiến pháp mà không thể là điều gì khác. Nói cụ thể hơn, nếu những con người làm ra hiến pháp, sửa đổi hiến pháp mà họ thực chất không nhằm nêu cao hay đi theo đúng nghĩa cái chính danh, kết quả họ cũng chỉ luôn luôn làm những chuyện ruồi bu, hoàn toàn không mang ý nghĩa hay giá trị gì đối với mọi người cả. Chính trong lòng họ tự biết và mọi người đều biết mà không thể nào phủ nhận được cả. Nếu không biết như thế, quả thật hoặc chỉ ngụy tín hoặc chỉ giả dối đối với mọi người mà thôi.

    THƯỢNG NGÀN
    (22/9/13)

Leave a Reply to Phan Huy