WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Làm gì sau cái chết Đặng Ngọc Viết?

Câu hỏi càng cấp bách hơn khi trên mạng xã hội người ta lập tức và liên tục bầy tỏ quan điểm ủng hộ cách hành xử của anh Viết, thậm chí còn mách bảo nhau phải bạo lực như thế nào cho xứng đáng và hiệu quả. Quan sát các cây bút và blog uy tín, chúng ta dễ dàng nhận thấy bạo lực dường như đang được cổ vũ mà không có phanh hãm.

Làm gì sau cái chết của Đặng Ngọc Viết? – Không phải câu hỏi giản đơn, nhưng nhất thiết phải tìm được câu trả lời thích đáng để ít nhất bù đắp phần nào cái chết của anh Viết và sự khổ đau của gia đình. Chúng ta phải làm gì để cái chết của một “dân oan” bớt phần oan trái? Để không còn những bi kịch như vậy diễn ra?

Theo báo chí trong nước, ngày 11 tháng 9, “dân oan” Đặng Ngọc Viết lẳng lặng tiến vào UBND TP Thái Bình, nã súng vào 4 cán bộ liên quan tới đền bù đất đai khiến anh và gia đình khốn đốn. Anh Viết sau đó đã tự vẫn, để lại cha, anh tật nguyền và hai đứa con thơ. Lý do bởi anh Viết bức xúc trong đền bù đất đai.

“Anh hùng” bằng bạo lực?

“Con giun xéo mãi cũng quằn” là câu thường được dùng để mô tả tâm trạng anh Viết – một công dân “vô danh tiểu tốt” đã bị tước đoạt mọi khả năng tự vệ. Câu nói thể hiện sự cảm thông nhưng đồng thời mô tả thực tế xã hội Việt Nam, nơi bạo lực đã là phương thức tất yếu để giải quyết một số vấn nạn.

Vẫn trên đà đó, một bộ phận của xã hội hả hê nghe tin “1 người lành chết cho 4 tham quan tàn”, công nhận nòng súng của anh Viết là lựa chọn duy nhất để cất lên tiếng nói công bằng, để thức tỉnh tầng lớp độc tài tham quan. Thậm chí không ít người coi hành động của anh Đoàn Văn Viết là “anh hùng” và do đó đáng được noi theo.

Trước khi khẳng định bạo lực là điều cần bị lên án ở mọi nơi mọi lúc, xin thuật lại đây những thổ lộ xúc động mà tôi nghe được trong một lần trao đổi trên facebook. Bạn Thanh Pham nói: “Một người không được tự do chon lựa từ lúc sinh ra, không được chọn lựa số phận dưới thể chế toàn trị. Cái tự do cuối cùng là quyền tự do chọn lựa cho mình một cái chết (…). Một cái chết tuyệt vọng. Dĩ nhiên không nên xem như là một hành động anh hùng nhưng đó là quyền tự do cuối cùng mà không ai có thể cướp đi được của anh ấy.”.

Quả thật, một chân lý khó phủ nhận. Nhưng sau đó nữa thì sao? Chúng ta đành chấp nhận “một dân oan chết cho các tham quan tàn” mà không thấy dân oan đang phải trả giá quá đắt, bằng mạng sống của mình? Không lẽ chúng ta thật sự bế tắc nên không còn lựa chọn nào khác ngoài án mạng và xả thân đòi công bằng cho miếng đất?

Tôi thật sự rùng mình khi thấy nhiều trang mạng và blog “ngoài luồng” ồn ào phong “anh hùng” cho người gây án mạng. Coi việc giết tham quan rồi tự tử là tấm gương đáng nể cần noi theo.

Cái chết của 2 người trong vụ anh Viết chưa nguôi thì báo chí lại đưa tin nào là người đàn ông tự thiêu trước đồn công an, nào là bé gái 5 tuổi Phạm K.N. bị chết do sốc kháng sinh trong bệnh viện khiến công luận quá bất bình, và cũng ngay lập tức có luồng dư luận tán thành việc “xử lý” các y bác sĩ theo phương châm: “noi gương anh Viết”.

Hai lựa chọn

Trước quang cảnh bạo lực đó, chúng ta – xã hội Việt Nam – chỉ có hai lựa chọn: hoặc khoanh tay thụ động chờ những cái chết oan thương gieo rắc uất hận, hoặc suy tính cách hành động tích cực để hỗ trợ người dân.

Vụ thảm sát do anh Viết chủ mưu và nhất là phản ứng dư luận hô hào bạo lực sau đó còn chỉ ra một thực tế buồn bã khác là Việt Nam vô cùng thiếu vắng chỗ dựa nhân bản, tôn giáo, xã hội vững chắc, khiến người dân không còn nơi bấu víu dẫu chỉ trên bình diện tinh thần. Tinh thần là lĩnh vực đã thực sự bị nhà nước thống lĩnh khiến chúng ta chỉ còn biết tìm tự do, công bằng, lẽ phải qua việc “phong thánh” cho người gây án mạng? Ước gì câu trả lời là: không.

Có bạn hỏi tôi nếu không ủng hộ việc lấy dao súng đòi công bằng, ân trả ân, oán trả oán, thì tôi định đưa ra giải pháp nào “khác” cho xã hội Việt Nam. Câu hỏi không đơn giản, nhưng tôi đề xuất lấy tầm nhìn của các nước Đông Âu hay gần đây là Miến Điện để tìm cố vấn. Họ là những ví dụ rõ ràng cho thấy bất bạo động và ngăn ngừa bạo lực là con đường duy nhất kể cả khi tình thế đã vô cùng bi đát. Miến Điện được thế giới ủng hộ bởi không có trong họ hận thù được tính toán bằng súng đạn dẫu họ phải đối diện với độc tài quân đội khét tiếng. Ở các nước Đông Âu, trước khi phong trào biểu tình diễn ra hàng loạt, người ta đã phải bỏ công sức nhiều năm xây dựng nào là “đại học di động” để dạy cho sinh viên các môn lịch sử, văn học ngoài luồng; nào là “sa-lông nghệ sĩ” chỉ để lưu giữ văn hóa, tinh thần cho người dân. Đấy là chưa kể tới vô số các câu lạc bộ độc lập khước từ mọi dính líu với văn hóa “quốc doanh”, hay những khóa huấn luyện y bác sĩ do người dân tự tổ chức để biến họ thành đội quân hùng hậu phục vụ nạn nhân, thân nhân của các cuộc đàn áp. Các nhóm y bác sĩ như vậy cho tới nay vẫn duy trì hoạt động, ví dụ như tại Ba Lan, để chữa trị cho bao người cơ lỡ không có bảo hiểm y tế.

Liệt kê các thí dụ trên để thấy rằng người dân có khả năng tự tổ chức hoặc ít nhất, có tiềm năng tiến tới thành lập các thang đỡ cho mình trong lòng xã hội. Đó là giải pháp duy nhất có thể đưa ra, thay cho bạo hành. Hồi chuông anh Viết đã gióng lên trên hết để thức tỉnh mỗi người trong xã hội hành động theo chiều hướng tích cực, không phải để có những cái chết oan sai, mà để tránh bản năng tiêu cực tự hủy hoại khi đối diện với bạo quyền.

Lại sẽ có ý kiến cho rằng, tình hình Việt Nam rất “đặc thù” nên không thể lấy thí dụ các nước khác “áp đặt” cho nước mình. Điều này xin hãy để người Việt quyết định, liệu họ có muốn đầu tư cho tương lai con cháu, hay muốn con cháu, thân nhân chết oan rồi mới tính chuyện trả thù. Và có đúng là người Việt thích giải pháp bạo hành khi ở bước đường cùng hay muốn làm tất cả để tránh không phải nằm trong tình trạng không lối thoát.

Thách thức

Lặp lại câu hỏi: người Việt chúng ta phải làm gì để không còn xảy ra những án mạng đau lòng như trường hợp anh Viết?

Trong xã hội dân chủ, người dân không phải đối diện với câu hỏi thách thức đó. Chỉ cần người dân biết lo lắng cho gia đình, bữa ăn, học hành của con cái đã là quá tốt, trách nhiệm điều hành xã hội, tìm cân bằng và công bằng có thể được phó thác cho các cơ quan nhà nước. Việt Nam chưa phải xã hội dân chủ thì trách nhiệm xây dựng xã hội bị láng chuyển trực tiếp tới tay mỗi người dân trong khi đảng và nhà nước chỉ có vai trò đối nghịch với xã hội dân sự. Nói lên điều này cũng để mỗi chúng ta nhìn nhận rằng mỗi người trong chúng ta chịu trách nhiệm với án mạng của anh Viết, bởi đã không là một xã hội mà những người như anh có thể nương tựa hay gửi gắm niềm tin khiến việc anh bị cướp đất đã trở thành lý do duy nhất để gây án mạng mà trước đó không có một hành động tìm kiếm hỗ trợ nào khác từ người thân, bạn bè, xã hội.

Một khi chúng ta chỉ lấy miếng đất, nồi cơm làm thước đo cuộc sống hiện tại thì con cháu trong tương lai sẽ trả giá bằng cuộc sống trong miếng đất chật hơn nữa, với nồi cơm vơi hơn những gì chúng ta đang có trong cuộc sống thụ động ngày hôm nay. Cái chết của anh Viết, của bé Phạm K.N., của người đàn ông tự thiêu hôm trước chẳng nói lên điều đó hay sao?

Người dân Việt Nam từ già tới trẻ đã trả giá quá đắt bằng mạng sống và bằng bao khổ ải chỉ để minh chứng rằng xã hội Việt Nam đang cần những đổi thay. Không nên vì thế mà nhìn nhận lệch lạc về những cái chết lẽ ra không nên có. Tự vẫn, sát hại không thể là hành động tích cực cho bất cứ ai hay bất cứ xã hội nào!

Việc tung hô bạo lực “noi gương Đặng Văn Viết” còn cho thấy, các tác giả của những lời tung hô đó đang bị cảm xúc tiêu cực ngự trị, khiến bế tắc lòng tin vào con người Việt Nam, vào những cảm xúc và khả năng tích cực của người dân trong tiến trình xây dựng xã hội dân sự.

28 tháng 9 năm 2013, Warszawa

© Tôn Vân Anh

© Đàn Chim Việt

58 Phản hồi cho “Làm gì sau cái chết Đặng Ngọc Viết?”

  1. Tôn Vân Anh says:

    Trong câu nói “người Việt đặc thù nên chỉ có thể giải quyết các vướng mắc bằng bạo lực” có gì đó thật là khinh thường, coi ng Việt là những kẻ mọi rợ không biết phải trái. Nếu quả thật trân quý mạng sống thì đừng bỏ mạng vì mảnh đất. Nếu coi mạng sống là thiêng liêng thì mới hiểu nội dung bài viết – rằng không có gì đánh đổi được nhân mạng con người.
    Đúng là ng viết bài này đã không ở trong trường hợp a. Viết nhưng tôi không muốn bất cứ ai trong gia đình mình phải chia sẻ số phận của anh Viết, nên không thể xúi người khác làm việc chính tôi không muốn làm. Và tôi kịch liệt phản đối những ai khuyến khích thân nhân tôi tự tử hay gây án vì mảnh đất.
    Nếu quả thật thương dân thì hãy xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, giàu sức đề kháng hơn trước bạo quyền. Bạo lực không phải là đề kháng mà chỉ là căn bệnh cần chữa trị.
    Thế giới thì dĩ nhiên là “thực tế” vì thế chúng ta phải tỉnh táo. Nếu đối lập bạo hành, thế giới sẽ hoàn toàn đc bào chữa khi không can thiệp bảo vệ chúng ta. Bây giờ ít nhất họ còn tin chúng ta trân chính.

    • Lao Ngoan Dong says:

      Cha(ng ai muo^n che^t vo^ nghia~; chi vi bi do^n dde^n dduong cu`ng.

      Nguoi ta hy vong di tim SU SO^NG TRONG CAI CHE^T, khi no^i loan cho^ng lai bao quye^n, hay lie^u che^t bo xu di vuot bie^n tim noi dda^t la`nh chim dda^u ….

      Chang ai xui ai, ma` tu nguoi ta nha^n thuc ra ddie^u gi` ne^n la`m. Chang han bie^u tinh chong Tau cong xam luoc toi cung; mac cho cong an CS ddan ap da~ man tho^ bao.

      Ngay xua cha o^ng va cac bac ddan anh ddung le^n chong giac ngoai xam, hay tie^u die^t nhung ke cong ran can ga nha, dda~ pha^n xua^t pha’t tu tinh tha^n tu gia’c.

      Phai die^t he^t no^i thu` moi mong xay dung nha` minh ngay mot tot dep hon len. Co`n no^i thu cam ta^m la`m tay sai cho ngoai bang la` co`n nguy co ma^t nuoc.

    • Lại Mạnh Cường says:

      Anh, chi, to^i, no’i ro^ng ra moi nguoi, de^u mong muo^n SO^’NG CHO RA SO^’NG !

      Ne^u so^ng nhu ke no^ le^, kie^p con va^t nguoi, lie^u co tie^p tuc cam chiu so^ng mai~ the^ chang, thua co^ To^n Va^n Anh !?

      Mang so^ng con nguoi rat qui ! Hoan toan dung.
      Nhung cai qui hon the^ la` DANH DU va` TU DO.

      So^ng ko tu do tha` che^t suong hon, toi va^n nghi~ the^.
      So^ng nhuc tha` che^t de^ duoc so^ng hu`ng, tu do va^n hon

    • Bàn Mãi says:

      Theo lời giảng “Ai tát má phải thì chìa má trái ra cho họ tát luôn. Ai cướp áo ngoài thì cởi áo trong cho họ lấy luôn”! Diễn Nôm thời sự VN là “ai đánh đập, giam tù mình thì cho họ giết luôn. Ai lấy ruộng đất mình thì giao nhà cửa cho họ luôn”! Đấy, đấy là đỉnh điểm của “nhân từ”?

      Tác giả bài viết đã giảng đạo sai đối tượng! Thay vì cho tác nhân lại cho nạn nhân!

      Tiếng súng hoa cải của anh em Đoàn Văn Vươn đầm Cống Rộc không phải là tiếng súng giết người, mà là cảnh tỉnh phường gian ác, nhưng anh em họ Đoàn bị giam tù, còn kẻ chỉ huy bọn cường hào ác bá cướp ngày thì được lên Tướng! Tiếng súng sòng phẳng Đặng Ngọc Viết, là tiếng súng của người bị truy bức đến đường cùng nhưng “tôi giết người thì tôi đền mạng”!

      Động cơ giết người không phải vì tư thù cá nhân và nạn nhân chỉ là những người phục vụ cho cường quyền! Vì thế phải hiểu đó là tiếng súng nả thẳng vào chế độ, cho dù nạn nhân chưa chắc và rất khó bề trong sạch!

      Cứ mong tác giả bài viết đưa ra một phương pháp thực tiễn để giải quyết tác nhân! Và liệu khi tác giả và gia đình là nạn nhân bị đẩy đến đường cùng, thì tác giả có dám thực hiện theo lời giảng của chính mình?

      Anh Đặng Ngọc Viết chỉ hành động đơn lẻ nên là một hiện tượng bức bách xã hội! Nhưng, nếu trước khi hành động, anh tuyên bố là đại diện cho những người dân bị xua đuổi đến đường cùng nên anh nả súng thẳng vào chế độ thì đó mới chính là hành động anh hùng!

      Không và dứt khoát nói không, không cổ xúy cho bạo lực nhưng khi chế độ là tác nhân chính vì càng ngày càng bạo lực với đồng bào và ảnh hưởng bạo lực đó đã tác động mạnh đến bạo lực trong xã hội (thí dụ điển hình cả làng “đoàn kết” tiêu diệt kẻ giết chó!) thì người vỗ tay hoan hô tiếng súng sòng phẳng Đặng Ngọc Viết tại sao bị kết án là kêu gọi bạo lực?

      • Tôn Vân Anh says:

        Tôi sẽ làm gì khi bị đẩy vào thế đường cùng? Tôi đã trả lời trong bài viết, rằng một khi còn cơ hội thì tôi sẽ làm tất cả để không bị đẩy vào thế đường cùng. Cơ hội đó là việc xây dựng cho chính mình không gian tự do cho tư tưởng và tinh thần, cho việc tạo dựng các thang đỡ trong lòng xã hội.
        Nói ng Việt không còn cơ hội xây dựng tự do để không bị ở thế đường cùng cũng ngang như nói: tất cả phụ thuộc Cộng sản, cs đã “lấy hết” của ta rồi thì cuộc sống của ta hết ý nghĩa. Bạn nghĩ Cộng sản giỏi vậy sao? Có thể cưỡng đoạt hết, lấy hết của ng dân, từ vật chất đến tinh thần? Như vậy là bạn không tin tưởng ng dân, cũng là điều tôi đã đề cập trong bài viết.

      • Bàn Mãi says:

        Cám ơn chị trao đổi!

        Tôi gõ “khi chị bị đẩy vào đường cùng” khác hẳn với vùng vẫy để thoát khỏi cảnh bị đẩy vào đường cùng chị ạ! Tôi cũng không nói và không bao giờ nói “ng Việt không còn cơ hội…” như chị nêu ra! Vấn đề là đứng trước một chế độ chủ trương dùng bạo lực để cai trị và đã thành công chiếm được cả nước bằng bạo lực! Bây giờ người dân mới bắt đầu bớt sợ hãi cho dù CS càng ngày càng tăng cường sự bá đạo của công an! Cho nên phản ứng trực tiếp bằng tiếng súng là ở thế tận cùng! Anh Đặng Ngọc Viết đã dùng thế tận cùng đó để đối đầu cho nên anh được nhiều người hoan hô và đồng cảm (ngoại trừ chị!) Tôi cũng ngạc nhiên khi chị lý luận “Nói “Anh Viết anh hùng” khác nào nói những người như Lê Quốc Quân hèn nhát vì không biết bắn súng?” Đây là hai sự kiện khác nhau như nước với lửa mà chị đem ghép chung làm một! Mỗi người tự chọn một cách phản ứng trước chế độ bạo lực. Không và dứt khoát không có chuyện anh nông dân vì thiếu chữ nên dùng cuốc cày liềm búa làm vũ khí chê anh trí thức (cũng phản kháng) là hèn vì không dùng cuốc cày…! Mỗi người một hoàn cảnh nhưng tính chất của sự phản kháng giống nhau! Giống vì cùng chống bọn gian ác cai trị! Cho nên việc chị chống dùng súng để phản ứng là quyền của chị nhưng, theo tôi, cách phê phán của chị về phản ứng của người khác có phần cố chấp, nói đúng hơn là một phần nào đó của sự độc tài, điều mà mọi người đang sợ hãi!

        Cám ơn chị lần nữa và tôi cũng không có nhiều thì giờ nên tạm dừng trao đổi tiếp. Chúc chị an vui.

    • BUILAN says:

      ĐẶNG NGỌC VIẾT
      Tên anh còn sống mại
      Gương ANH HÙNG
      Sẽ lưu lại ngàn sau >>>>!

      _ Tôi không dám noí ‘ TVA sai rồi”
      Bác LNĐ & LMC may ra có đủ tư cách ! Chào bác

      Tiếp một chút
      Mời TVA và những ai đồng tình với TVA . SUY NGHIỆM
      Phần tôi, tôi biết tôi QUÁ HÈN !!!

      : Sống và Chết của Phan Bội Châu

      SỐNG

      Sống tủi làm chi đứng chật trời?
      Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
      Sống làm nô lệ cho người khiến?
      Sống chịu ngu si để chúng cười?
      Sống tưởng công danh, không tưởng nước.
      Sống lo phú quý chẳng lo đời,
      Sống mà như thế đừng nên sống!
      Sống tủi làm chi đứng chật trời?

      CHẾT

      Chết mà vì nước, chết vì dân,
      Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
      Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
      Chết như Tây Hán lúc tam phân.
      Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
      Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
      Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
      Chết mà vì nước, chết vì dân.

      _Và mạo muội mượn ý thơ của cụ Sào Nam để cảnh báo bọn cầm quyền Cộng Sản Việt Nam là những kẻ ‘Sống hèn Chết nhục’ :

      *Sống.
      ‘Sống nhục làm chi trên cõi đời,
      Sống mà luồn cúi hổ chăng ngươi,
      Sống làm nộ lệ cho Tầu Cộng,
      Sống kiếp ngựa trâu chẳng phải người,
      Sống bóc lột dân quên Tổ Quốc,
      Sống mua chức tước ngất ngưởng ngồi,
      Sống tham vơ vét cho đầy túi,
      Sống nhục làm chi trên cõi đời ! ‘

      *Chết.
      Chết mà cả nước vỗ tay cười,
      Chết giống cáo chồn lũ chuột hôi,
      Chết chẳng yên thân tiền bạc tỉ,
      Chết không nhắm mắt cướp của người,
      Chết trong ô nhục lời nguyền rủa,
      Chết nợ Núi Sông bán mất rồi,
      Chết chẳng ai thương ai nhắc nhớ,
      Chết mà cả nước vỗ tay cười. ”
      ( Xin TG thứ lỗi! Tôi không nhớ tên !)

      Vạn tạ

    • DÂN OAN says:

      “….Việc tung hô bạo lực “noi gương Đặng Văn Viết” còn cho thấy, các tác giả của những lời tung hô đó đang bị cảm xúc tiêu cực ngự trị, khiến bế tắc lòng tin vào con người Việt Nam, vào những cảm xúc và khả năng tích cực của người dân trong tiến trình xây dựng xã hội dân sự….” : DÂN OAN NÓI : <>

  2. Builan says:

    Liệu không biết có cơ quan, tổ chức, tôn giáo đòan thể xãhội hay cá nhân nào có đủ tư cách , có uy tin… đừng ra đỡ đầu, bảo trơ cho các cháu _ Con của anh ĐẶNG NGỌC VIẾT không nhĩ !

    Từ TỔ CHỨC hay CÁ NHÂN có uy tín- có niềm tin đó.. Chúng ta kêu gọi NGƯỜI VIỆT NAM (dĩ nhiên không phải là VC) trong quốc nội cũng như haĩ ngoại tiếp tay GÂY VỐN- GÂY QUỶ nuôi dưỡng các cháu cho đến tuổi trưởng thành !!

    Điạ phương nơi quê hương cuả anh VIẾT _ Bà con THÁI BÌNH _ Quá bà, quý mẹ , qúy chi.. xin hãy mở lòng BÁC AÍ TỪ BI !!
    Kính

    • Lại Mạnh Cường says:

      Thai Binh, que^ huong toi, vo^n co truye^n tho^ng cach mang.

      Tha^p nie^n 90 no^ng da^n Thai Binh tu*ng no^i da^y cho^ng quan chuc CS;
      sau do’ va^n lie^n tuc a^m i cho^ng lai bon tham nhung boc lo^t da^n la`nh.

      Dan Thai Binh se con dong gop the^m nua cho tie^n trinh giai? the^ dang CS

  3. Đinh Lê says:

    Sống trong xã hội nhân bản, con người trở nên nhân hậu. Sống trong xã hội bạo lực, con người hành sử theo bạo lực. Cộng sản đồng nghĩa với bạo lực, vì đấu tranh giai cấp. Cộng sản đồng nghĩa với vô thần, phi tôn giáo, và biến tôn giáo thành công cụ để phục vụ chính sách dối trá của chế độ. Cái ác đã lên ngôi ở Miền Bắc kể từ Cải Cách Ruộng Đất, nhưng người dân bị kiềm kẹp nên chưa thể phát tiết. Ngày nay mặt thật chế độ bị lộ diện, người dân lại có phương tiện trong tay nên có thể hành động được. Cứ xem việc người dân tự xử lý những người trộm chó thì ắt biết.
    Tuy nhiên, cần phân biệt cái ác chưa lan rộng đến cực độ ở Miền Nam, vì thời gian cộng sản cai trị Miền Nam mới thời gian sau này và it bạo lực hơn ở Miền Bắc trong giai đoạn đầu của chế độ mà người ta có thể bắt gặp hình ảnh đó qua cộng sản Bắc Triều Tiển ngày nay. Hai xã hội Bắc – Nam về mức độ bạo lực còn chênh lệch nhau là vì vây, điều đó cho thấy xã hội Miền Nam còn duy trì được một phần nào tính nhân đạo của thời trước 1975.
    Hành sử bạo lực của người dân sẽ còn tiếp tục gia tăng như một phương cách tập sự và sẽ mỗi ngày một bạo liệt, không có cách gì cưỡng lại, để cuối cùng xã hội Việt Nam sẽ tiến đến một cuộc cách mạng tắm máu vì tội ác của chế độ không còn phương cách gì cứu vãn. Đó là tương lai đen tối mà người ta có thể thấy trước và không một lực nào có thể cản bước tiến lịch sử này.

  4. Duc Nguyen says:

    Người viết không ở trong hoàn cảnh này nên có lý sự như rứa ! Đừng rày la ông bà Tôn vân Anh tội nghiệp.

    • Lại Mạnh Cường says:

      Thua da^y chi la nhung TRAO DO^I Y KIE^N that bo^c truc, dua tre^n tinh tha^n da^n chu dda nguye^n.

      Tac gia trinh bay cai nhin rie^ng ve^ mo^t su vie^c (a fact), nguoi khac gop y them vao, nhung hoan toan to^n trong su khac biet, khong he qua do tim cach lang nhuc ca nhan tac gia.

      Ca nha^n toi ra^t ye^u qui tac gia, dda~ manh dan dua ra nhan dinh rie^ng, ra^t NHA^N BAN?, khi ddung truoc mot nan de^ dat nuoc.

  5. Lại Mạnh Cường says:

    Theo tôi nhận định, CƠN SỐT ĐÂT ĐAI ở Tàu và Ta ngày một nổ bùng lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Và đó có thể là MỒ CHÔN của đảng CS hiện nay.

    Tại sao tôi lại dám khẳng định như rứa ?

    CS biết rõ rằng, đất đai là con chủ bài chiến lược, còn nắm giữ được đất đai theo cái kiểu ma nớp mà chúng gọi là SỞ HỮU TOÀN DÂN và ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ, thì chúng còn tự tung tự tác làm lắm trò khỉ, đồng thời thu được lợi nhận từ đó.

    Một khi mà chúng công nhận quyền TƯ HỮU, nhất là quyền sở hữu đất đai của từng cá nhân, thì kể như là chúng mất hết mọi kiểm soát trong tay, bởi người dân tha hồ mà tự do xử dụng đất đai đất theo ý mình muốn. Chính quyền muốn gì phải thương lượng đàng hoàng để có những đền bù thoả đáng. Không còn cái kiểu sang nhượng như trong vụ Đoàn Văn Vươn, để rồi tìm cách ngang nhiên áp chế trái phép, gây ra bạo loạn tùm lum.
    Như thế những dự án (ma) lớn nhỏ biến đất nông nghiệp thành đất công nghiệp và đô thị hóa nông thôn, cũng như để phát triển hạ tầng cơ sở coi như hết linh nghiệm, trong thời buổi chèo thuyền thúng ra biển lớn. Tóm lại, bon cán bộ CS không còn tự do hút máu mủ dân như trước.

    Chính vì thế mà CS nhất quyết giữ vững lập trường riêng là sở hữu toàn dân, khiến cho sự bất mãn trong dân ngày một gia tăng đáng kể, tao ra những phong trào chống nhà nước (dân sự bất phục tùng chính phủ = dân sự bất tuân = civil disobedience).
    Ban đầu còn ôn hoà, lâu dần trở thành bạo động; ban đầu đơn lẻ sau có tổ chức; cuối cùng đến nay dân phẫn uất đánh trả đòn, khiến nạn nhân trong các vụ án chết người hay trọng thương không còn từ phía dân mà đến từ các viên chức chính quyền, từ người thi hành áp chế cho đến các viên chức cổ trắng ngồi trong văn phòng cũng kô còn an toàn nữa như ta thấy trong thời gian qua.

    Nếu nhìn cho kỹ ta thấy ngay là, sô sát đến đổ máu và chết người thường là dính líu đến đất đai hơn là các vụ khác, như biểu tình chống Tàu, đòi hỏi tự do tôn giáo … Lý do đơn giản nó đụng chạm trực tiếp đến quyền lợi thực tế sát sườn của dân từ thành thị đến thôn quê. Câu hỏi đặt ra là, có đất để sống hay là chết ? Một khi không một tấc đất cắm dùi là cuộc đời sẽ bế mạc, hay nếu không chết thì cũng tàn mạc sống không tương lai. Nên nhớ dân mình vốn đa phần gốc nông dân, nên cực kỳ qúi trọng đất đai ruộng vườn nhà cửa.

    Tóm tắt, quyền tư hữu đất đai sẽ là một nan đề cực lớn hiện nay ở Tàu và Ta.
    Không giải quyết thoả đáng sẽ dẫn đến sự tiêu vong của CS Tàu và Ta trong tương lai.

    Lại Mạnh Cường

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      RÕ NHƯ BAN NGÀY

      Cướp đất ruộng xây sân goft kiếm tiền chênh lệch bỏ túi riêng thì còn lÝ lẽ gì để mà cãi .
      Ở Đông Nam Á , Việt Nam đứng hàng thứ mấy về số lượng sân goft ?

      HOÀN TOÀN ĐỒNG Ý !

      • Lao Ngoan Dong says:

        CO*N SO^T DA^T DAI DANG DIE^N RA O? TA`U VA TA NHU+ DUOI DA^Y
        TA^T CA DA^N XUA^T TU VA^N NAN DO^C TAI DO^C DANG MA RA CA !

        VN Express Thứ hai, 30/9/2013

        ‘Đại gia nhà đất’ Bắc Kinh đi tù

        Một cựu chủ ngân hàng ở Trung Quốc, nổi tiếng với biệt danh “bà chúa nhà đất” bị tuyên án tù 3 năm, trong bối cảnh một loạt người giàu có ở nước này bị truy tố và mức độ phẫn nộ của công chúng lên cao

        Phiên xử bà Gong Aiai thu hút sự chú ý của dư luận Trung Quốc, nơi giá nhà đất ở những thành phố lớn cực kỳ đắt đỏ, vượt xa mức thu nhập của hầu hết dân chúng. Bà Gong, 49 tuổi, là cựu phó chủ tịch của một ngân hàng nhỏ ở tỉnh Thiểm Tây, đã dùng chứng minh thư giả để mua nhiều căn hộ và cửa hàng ở Bắc Kinh, với tổng tiền lên đến 395 triệu nhân dân tệ (tương đương 64 triệu USD).
        Gong chi 300.000 tệ (gần 49.000 USD) để có các chứng minh thư và hộ khẩu giả, theo Financial Times. Không chỉ lượng tài sản khổng lồ của Gong khiến công chúng chú ý, mà việc bà ta có thể sử dụng hàng chục hộ khẩu khiến người ta đặt câu hỏi về tính nghiêm minh của bộ máy chính quyền. Ở Trung Quốc, việc cấp hộ khẩu khá là chặt chẽ, nên những lao động nhập cư từ các tỉnh đổ về Bắc Kinh hay Thượng Hải khó lòng có được cuốn sổ – thứ có thể quyết định việc học hành và khám chữa bệnh của con cái họ.

        Phiên xử “bà chúa nhà đất” diễn ra gần cùng thời điểm những người nổi tiếng khác của Trung Quốc phải ra tòa. Cuối tháng trước, cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị xét xử với các cáo buộc tham nhũng và lạm quyền, bị tuyên án chung thân.

        Tháng này, Lý Thiên Nhất, con trai duy nhất của một vị tướng nổi tiếng ở Trung Quốc, ra tòa với tội danh hiếp dâm tập thể, bị tuyên án 10 năm tù.

  6. Người góp ý says:

    Ở đời ai cũng ham sống sợ chết cả ,anh Viết hay vô số người thấp cổ bé miệng hiện nay ở VN vì không còn tin cậy vào luật pháp nên mỗi người có phản ứng khác nhau dù cùng 1 vụ việc.Có thể nói không sai lầm là hiện nay ở VN từ dân cho tới quan không còn tin tưởng vào sự công bằng của cơ quan công quyền ,người ta sẵn sàng chà đạp nhau để sống kể các người có chức quyền.Tại sao con các giới lãnh đạo hay những người giàu có tìm mọi cách đi ra nước ngoài điều này chứng tỏ người cầm quyền cũng không còn tin tưởng nơi chế độ họ đang phục vụ ,còn dân có chút của cải tìm cách cầm cố để có cơ hội đổi đời ở nước ngoài dù nhiều khi bị lừa đảo tiền mất tật mang.Tác giả bài viết chắc chưa thấm thía nếu nằm trong trường hợp những người phải chọn con đường như anh Viết hay tự xử lấy mình,có người tự ngậm đắng nuốt cay không có hành động phản ứng tích cực như anh Viết ? Bạo lực thường là con đường cuối cùng phải chọn mặc dù đau đớn khôn nguôi.

  7. Lại Mạnh Cường says:

    Thưa tác giả và bà con,

    Theo tôi điều ĐÁNG BUỒN nhất là, chúng ta vẫn chưa ý thức hết được TÌNH HÌNH VIỆT NAM.
    Chúng ta hay so sánh với các nước khác, nhất là các nước ở Đông Âu cựu CS, mà quên rằng Việt Nam, Trung Cộng, Bắc Hàn … có những đặc thù riêng của một nước CS Á châu. Đó là sự NGOAN CỐ và TÀN BẠO hết mực.

    CS Tàu mới giết dân Tàu hàng chục triệu người, cũng như bọn Khmer Đỏ tiêu diệt hàng triệu sinh linh ở một nước nhỏ bé có 5-6 triệu dân vào thời đó. Rồi CS VN và Bắc Hàn cũng chả thua kém gì. (Có lẽ CS ở Liên Xô thời Stalin là tàn bạo ngang ngửa mà thôi)
    Tuy nhiên CS ở Liên Xô đã sụp đổ chỉ còn lại CS ở Á châu đang tiếp tục ngự trị bằng bạo lực, mà thế giới còn chùn tay. Đó là chưa kể vì lợi ích kinh tế mà các nước tư bản phương Tây còn tỏ thái độ nhún nhường đến qụi lụy. Điển hình như Mỹ cố chèo kéo CS Ta vào vòng tay của họ; còn Tây Âu như Pháp vừa qua đón tiếp Nguyễn Tấn Dũng như thượng khách. Nói đâu xa đến vị giáo chủ ở Vatican cũnng tiếp rước các tên đồ tể CS như thượng khách !

    CS đối với dân như thế nào hiện nay ? Xin mời Tôn Vân Anh đưa chân dạo thử vô vườn của blogger Nguyễn Tường Thụy hiện nay để thấy bọn nó “dã thú” ra sao !
    Chắc hẳn Tôn Vân Anh chưa quên vụ anh em nhà Đoàn Văn Vươn ở đầm Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng chứ !
    Hàng loạt bài viết của Người Buôn Gío đang được chạy trên Đàn Chim Việt chưa cho Tôn Vân Anh thấy rõ bộ mặt của bọn CS ra sao ư ?

    Tôi muốn thưa với TVA nhiều điều nữa, nhưng thôi tạm liệt kê ra như thế cũng đủ có “hard proof” mà rằng, CỜ ĐỘC LẬP HOA TỰ DO PHẢI TƯỚI BẰNG MÁU, đúng như lời dậy của cố đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân đảng ngày xưa.

    Kết, CS là CỘI NGUỒN của mọi bất hạnh, bất công, tụt hậu, tham nhũng, đói nghèo, chiến tranh .. Cần thủ tiêu CS bằng mọi giá, dù là bạo lực cách mạng, để đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa VN.
    CS không có thiện chí đối thoại, CS không chấp nhận đa nguyên đa đảng, chỉ thích độc tài độc đảng để ngồi lâu trên quyền lực, và ra sức vơ vét cho đầy túi tham.
    Thực ra bọn nó đã đánh rơi lý tưởng CS, mà hiện nguyên hình hiện nay là một bọn Mafia đỏ mà thôi.
    Đối với bọn bất lương thì chỉ có biện pháp mạnh tay trừng trị, nhất là một bọn đã mất hết nhân tính.

    Ta cũng đừng nên quá trông chờ vào can thiệp tử tế của quốc tế, bởi đến nay ai ai cũng rõ, tất cả xoay quanh lợi nhuận, cho nên phương Tây luôn luôn theo chính sách thực dụng (realpolitik) = có lợi nhào vô, hết lợi buông rơi thậm chí sa lầy thì bỏ của chạy lấy người !

    Kính cáo,

    Lại Mạnh Cường

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      “CS là CỘI NGUỒN của mọi bất hạnh, bất công, tụt hậu, tham nhũng, đói nghèo, chiến tranh .. Cần thủ tiêu CS bằng mọi giá, dù là bạo lực cách mạng, để đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa VN.” LMC

      Thiện Ác đáo đầu chung hữu báo
      Cao phi diễn tẩu giả nan tàng?

      Hoàn toàn đồng Ý

  8. San Tony Tran says:

    Sự tình đáng tiếc xãy ra qua án mạng của anh Viết trong xã hội VN ngày nay nói lên một hiện trạng quá bức xúc của người dân được bộc lộ ra bên ngoài bằng chính tính mạng của mình là một “anh hùng” tính của người dân bắt đàu bộc phát. Người dân sống mà hằng ngày cứ bị nhà cầm quyền chiếm đoạt đất đai, bồi thường dưới mức tiêu chuẩn, rồi bán lại cho các công ty ngoại quốc với giá mà đáng lẽ ra phải chia lại cho người dân nếu có lời trên tiền lời bán ra phần đất đó. Nhà cầm quyền hãy chứng tỏ mình là người có con mắt sáng suốt và lương tâm chính trực của kẻ cầm quyền thì làm sao xãy ra chuyện bạo động đáng tiếc trên. Chuyện anh Viết sẽ còn xãy ra mỗi ngày một nhiều nếu nhà cầm quyền tiếp tục một lối cai trị “tồi bại” thì đừng hòng trong chờ vào cách mạng nhung sẽ xãy ra. Cuồng phong cách mạng sẽ bùng nổ trong nay mai mà anh Viết sẽ là Linh Hồn cho phong trào cách mạng đó!

  9. Minh Đức says:

    Trích: “Lại sẽ có ý kiến cho rằng, tình hình Việt Nam rất “đặc thù” nên không thể lấy thí dụ các nước khác “áp đặt” cho nước mình. Điều này xin hãy để người Việt quyết định”

    Nói là tình hình Việt Nam rất đặc thù là đúng. Đặc thù là do luật pháp tại Việt Nam được làm theo lối mơ hồ, co dãn để chính quyền có thể có nhiều khoảng trống để vặn vẹo, lươn lẹo tùy ý thích. Nguyên nhân chính yếu là sự kém ý thức về công lý trong phong trào cách mạng vô sản phát xuất từ Nga, rồi được nhập cảng vào Việt Nam. Công lý kém vì khi cùng một tội lại trừng phạt khác nhau co dãn tùy theo lý lịch, tùy theo ý muốn của kẻ cầm quyền. Ý thức về công lý của những kẻ dựng nên chế độ chuyên chính vô sản tại Nga rất là đáng nản. Lúc mới lên cầm quyền, đảng CS Nga đã qui định trong các cuộc bầu cử lá phiếu của người công nhân có giá trị bằng 5 lá phiếu người thường. Làm thế nào mà những kẻ làm cách mạng để san bằng giai cấp lại có thể nghĩ ra lối ưu đãi một thiểu số như vậy mà không thấy chướng? Ý thức về công lý kém được thấy qua các phiên tòa của Stalin xử các đồng chí toàn là gán cho các tội tưởng tượng. Ý thức về công lý kém khi những kẻ tiến hành Cải Cách Ruộng Đất gán cho địa chủ các tội tưởng tượng mà bao nhiêu đảng viên chứng kiến không thấy đó là điều vô lý? Ý thức về công lý kém khi gán kết án nhóm Nhân Văn Giai Phẩm là gián điệp, thế mà bao nhiêu người đi theo chế độ không thấy đó là điều vô lý mà vẫn lao vào cấu xé các nạn nhân bị vu khống. Ý thức về công lý kém khi gán cho Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình tội gián điệp để bỏ tù mặc dù họ không hề làm gián điệp. Chính vì kém ý thức về công lý mà các vua chúa Nga đã phải cai trị một cách hà khắc. Đó là bởi vì vua chúa ra các lệnh vô lý áp đặt xuống người dân. Để cho tự do thì không ai chịu nghe lời nên phải dùng sức mạnh mà cai trị một cách hà khắc. Vì thế mà trong lịch sử Nga, vị vua nào làm cho nước Nga tiến bộ được đều là các bạo chúa. Vì không biết đặt ra luật lệ một cách hợp lý nên họ không để cho dân tự do được. Để cho dân tự do thì sẽ lộn xộn vì lối cái trị ở trên là làm ra lệnh một cách lộn xộn. Chính vì ý thức công lý kém trong chế độ CS kiểu Nga nên sau khi Ba Lan trở thành dân chủ người Ba Lan đặt ra đảng Luật Pháp và Công Lý. Đặt ra đảng Luật Pháp và Công Lý là chữa đúng cái bệnh của chế độ Xô Viết.

  10. Đối với tôi, anh Viết là anh hùng dân tộc, anh còn là vị thánh nhân của đất nước VN ở thế kỷ 21, anh mở đầu bằng cái chết rất đẹp, đánh dấu một bước ngoặc rất lớn trong phong trào dân oan chống kẻ cướp. Anh chết đi để lại nỗi thương tiếc rất lớn cho 90 triệu người dân VN. Một dân tộc rất khốn khổ , gắng chờ một tia hy vọng ngày mai. Anh viết đã hy sinh và đem tia hy vọng ấy cho toàn thể dân tộc VN. Anh Viết là ngọn đuốc thiêng, là chân lý muôn đời của dân tộc, là ngọn hải đăng đang dẫn dắt dân tộc này ra khỏi bể khổ mênh mông. Nếu ai đó phản đối hành động dũng cảm của anh Viết vì họ chưa mất nhà, mất cửa, chưa lang thang trên vĩa hè thành phố, chưa đói rách lầm than, chưa hiểu cái ác của VC. Nếu người nào đã trải qua giai đoạn khốn khổ bi thương ấy, sẽ nhận ra tấm lòng thương dân của anh Viết,sẽ xem anh là thánh nhân, là ngọn đuốc hy vọng cho bao thế hệ nối tiếp, tiếp tục con đường anh đã đi qua, vượt gian khổ với ước mơ ngày mai VN sẽ được no cơm, ấm áo, người có ruộng có quyền cày cấy, người công nhân đòi cái quyền căn bản là số lương phải đủ nuôi thân, và trẻ thơ được cắp sách đến trưởng như những đứa con cán bộ VC. Anh Viết là một Hoàng Diệu, Nguyễn Khoa Nam. Anh chết nhưng tiếng thơm của anh Viết sẽ lưu danh muôn thủa.

    • Lại Mạnh Cường says:

      Theo to^i, da^y chi la mot vie^n gach,

      gop pha^n xa^y dung cho co^ng cuo^c

      CA’ CH MANG DA^N CHU? DA^N SINH

Phản hồi