WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tháng 11 và cái chết của hai tổng thống

Cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm đến nay vẫn còn nhiều uẩn khúc

Cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm đến nay vẫn còn nhiều uẩn khúc

50 năm về trước. 1-11-1963 là một ngày nắng đẹp ở Sài Gòn.

Tôi và mấy đứa trẻ đang quây quần bên sân nhà đứa bạn hàng xóm để xem bố và bác của nó xây chiếc bể cá. Với đám trẻ con như chúng tôi lúc đó, nếu trong nhà có được một chiếc bể nuôi mấy con cá vàng, cá chim, cá bảy mầu thì đó là niềm mơ ước lớn của tuổi thơ.

Bỗng dưng nghe tiếng súng nổ liên thanh. Nhìn lên trời có khói hình nấm nổ ra. Người lớn bảo đó là súng phòng không và bàn tán với nhau không biết chuyện gì đang xảy ra. Tin đồn về đảo chánh đã râm ran trong dân chúng lúc gần đây.

Những tháng qua, nhiều cuộc xuống đường chống chính phủ diễn ra tại Sài Gòn và những thành phố lớn như Đà Nẵng, Huế. Đoàn biểu tình với nhiều nhà sư, sinh viên đòi Tổng thống Ngô Đình Diệm chấm dứt đàn áp và tôn trọng quyền tự do tôn giáo.

Ông Diệm đã đặt người thân vào những vị trí lãnh đạo vì thế chính quyền của ông bị cho là mang tính độc tài, gia đình trị. Đây là điều không đẹp đối với người Mỹ đang yểm trợ miền Nam Việt Nam xây dựng dân chủ và đấu tranh chống cộng sản độc tài từ phía Bắc muốn tràn xuống phiá Nam vĩ tuyến 17.

Sau khi đảo chánh thành công, báo chí Sài Gòn dưới sự kiểm soát của Hội đồng Quân nhân Cách mạng đưa tin Tổng thống Diệm và bào đệ là Cố vấn Ngô Đình Nhu đã tự tử. Nhưng tôi nghe hàng xóm nói là ông Diệm chưa chết mà đã được đưa ra nước ngoài, ở Phi Luật Tân hay Úc. Một ngày nào đó ông sẽ trở về.

Diễn biến thật sự?

Sau đọc sách vở mới biết chuyện anh em họ Ngô tự tử là một cố gắng che dấu sự thực của những tướng lãnh đạo đảo chính.
Anh em nhà Ngô đã bị giết vào sáng ngày 2-11-1963 trong một xe thiết giáp khi hai tay bị trói chặt.

Theo tác phẩm President Kennedy của Richard Reeves thì Đại sứ mới nhận chức Henry Cabot Lodge biết về việc giết anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Khi được các tướng lãnh yêu cầu đưa ông Diệm và Nhu ra nước ngoài, nhà ngoại giao Mỹ đã trả lời rằng phải mất 24 tiếng đồng hồ mới có máy bay. Không lâu sau khi nghe được những lời này từ Đại sứ Lodge, anh em nhà Ngô bị thảm sát.

Một người anh em khác là Ngô Đình Cẩn, Đại biểu miền Trung của chế độ, đã vào Tòa Tổng lãnh sự Mỹ ở Huế xin tị nạn nhưng ông đã bị giao lại cho các tướng lãnh. Hệ quả là ông Cẩn lãnh án tử hình ít tháng sau đảo chánh. Giới quân nhân cầm quyền lúc bấy giờ đã nhanh chóng xử bắn ông trong nhà giam Chí Hòa. Sự việc đánh dấu việc loại bỏ ngay toàn bộ gia đình họ Ngô ra khỏi sân khấu chính trị Việt Nam.

Cho đến ngày nay, các tài liệu lịch sử vẫn chưa soi rõ ai trực tiếp ra lệnh giết anh em nhà Ngô khi họ đã đầu hàng phe đảo chánh.
Diễn biến xảy ra theo nhiều sách vở ghi lại là sau khi Tổng thống Diệm gọi điện báo cho các tướng phe đảo chánh biết ông đang ở đâu, Tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh cho Tướng Mai Hữu Xuân và người cận vệ là Đại úy Nhảy dù Nguyễn Văn Nhung đến đón anh em ông Diệm ở nhà thờ Cha Tam trong khu vực người Hoa ở Chợ Lớn.

Chuyện gì thực sự xảy ra sau khi anh em nhà Ngô lên chiếc thiết vận xa M-113 để được giới quân đội đưa về Bộ Tổng tham mưu thì đến nay cũng chưa rõ. Có phải Tướng Mai Hữu Xuân đã ra lệnh giết Tổng thống Diệm vì cho đến lúc lên xe, ông Diệm còn nói với những người đến đón là ông vẫn còn là tổng thống? Hay Tướng Xuân muốn chiếm đoạt cặp xách tay của ông Diệm với của cải trong đó? Những người có mặt trong đoàn đi đón, như Đại úy Nhung đã chính tay nổ súng, dùng dao đâm hai ông, hay đại úy chỉ là tòng phạm nhận lệnh từ cấp trên? Mà ai là cấp trên đã ra lệnh giết anh em nhà Ngô, Tướng Dương Văn Minh trực tiếp ra lệnh cho Đại úy Nhung hay Đại úy Nhung nhận lệnh từ Tướng Xuân?

Sau khi đảo chánh thành công, Đại tướng Dương Văn Minh lên cầm quyền chỉ được vài tháng. Tướng Minh xuống, Đại úy Nhung cũng chết một cách khó hiểu, bị cho là treo cổ chết trong khi đang bị những sĩ quan an ninh quân đội thẩm vấn.

Đại úy Nhung chết bí hiểm. Sau này Đại tướng Dương Văn Minh cũng qua đời đem theo những bí mật về cái chết của gia đình họ Ngô.

Trong một lần tham dự hội nghị về chiến tranh Việt Nam tổ chức tại Hoa Kỳ vào thập niên 1990, gặp cựu giám đốc CIA William Colby và cũng là trưởng cơ quan tình báo Mỹ ở Sài Gòn từ 1959 đến 1962, tôi có nêu câu hỏi ai ra lệnh giết ông Diệm, ông trả lời là Big Minh, tức Đại tướng Dương Văn Minh. Tôi nghe nhưng cũng chỉ coi đó như là một câu trả lời chạy tội cho người Mỹ vì sau khi đảo chánh thành công, Mỹ đã thưởng cho các tướng nhiều nghìn đô-la.

 Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy cũng bị ám sát trong tháng 11 năm 1963


Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy cũng bị ám sát trong tháng 11 năm 1963

‘Chung định mệnh’

Ai đã ra lệnh giết anh em nhà Ngô cho đến nay vẫn còn là những dấu hỏi. Cái chết của Tổng thống Diệm cũng còn nhiều bí ẩn, như cái chết của Tổng thống John F. Kennedy ba tuần sau đó.

Sau khi anh em nhà Ngô bị giết, Kennedy cũng gặp chung một định mệnh bởi những viên đạn của Lee Harvey Oswald trong một ngày thứ Sáu nắng đẹp 22-11-1963 ở Thành phố Dallas, Texas.

Khi hay tin Kennedy bị ám sát chết, các tướng lãnh cầm quyền ở Sài Gòn đã đặt tên một quảng trường ở trung tâm thành phố, ngay sau lưng Nhà thờ Đức Bà, là “Công trường Kennedy” để tưởng nhớ ông.

Về cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm, ở Việt Nam không có những nỗ lực điều tra cho đến ngọn nguồn. Với Tổng thống John F. Kennedy đã có Ủy ban Warren được lập ra nhưng cũng chỉ đưa đến kết luận là Oswald hành động một mình.

Tuy nhiên, đã có nhiều giả thuyết. Như là cái chết của Kennedy có liên hệ với Cuba, với các băng đảng mafia ở Mỹ hay với giới tài phiệt quân sự. Cũng có luận cứ cho rằng không chỉ một mình Oswald nổ súng từ lầu cao của tòa nhà dùng làm kho sách mà còn có tay súng thứ hai đã tham gia vào việc ám sát Kennedy.

Với hệ quả của thất bại trong cuộc chiến Việt Nam, dư luận Mỹ vẫn thường tranh luận nếu Kennedy còn sống thì cuộc diện chiến tranh Việt Nam sẽ ra sao. Có luận cứ tin rằng với bản lĩnh cuốn hút dân chúng, nếu còn sống Tổng thống John F. Kennedy đã có thể rút 16 nghìn cố vấn Mỹ khỏi Việt Nam và chấm dứt trong danh dự sự can thiệp của Hoa Kỳ vào vùng đất này.

Đối với người Việt, cũng có luận cứ rằng Tổng thống Diệm là người ái quốc được kính trọng, nếu không bị lật đổ và giết chết, ông đã có thể bảo vệ miền Nam khỏi bị cộng sản xâm lăng.

Tuy nhiên cũng có luận điểm rằng dù còn hay mất Tổng thống Diệm thì miền Nam trước sau cũng rơi vào tay cộng sản, vì những người lãnh đạo Hà Nội đã ra quyết nghị, nhiều năm trước khi cuộc đảo chánh xảy ra, là lập đường mòn Hồ Chí Minh và phải giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước bằng mọi giá.

Bất cứ vì nguyên do nào đã đưa đến cái chết của Tổng thống Diệm và Tổng thống Kennedy trong tháng Mười Một oan nghiệt nửa thế kỷ trước, hệ quả là Hoa Kỳ và Việt Nam đã rơi vào một cơn lốc chính trị và một cuộc chiến mãi mãi làm thay đổi lịch sử hai quốc gia.

Riêng tôi vẫn tự hỏi, nếu không có tháng Mười Một oan nghiệt đó, bạn bè tuổi thơ của tôi nhiều đứa có phải chết trên chiến trường. Và tôi bây giờ là ai trên quê hương mình.

Nguồn BBC

29 Phản hồi cho “Tháng 11 và cái chết của hai tổng thống”

  1. Bac says:

    Lethan nói
    “Bài viết nhạt phèo mà bất cứ một người học sinh trung học người Việt ở hải ngoại lớp 10 trở xuống cũng có thể viết được. Viết như thế này mà cũng đăng trên diễn đàn DCV.info .”

    Tôi không đồng ý lắm về nhận xét trên
    Bài này chỉ là một cái nhìn tổng quát về tình hình 1963 liên quan cái chết của hai ông Tổng thống
    t/g bài này không muốn gây tranh cãi nên đã tránh né nhiều dữ kiện chứ khong phải ông ta không có trình độ, theo tôi biết t/g là GS đại học tại bắc Cali, tôi không đồng ý với t/g nhiều bài khác nhưng ở đây t/g ôn hoàn như vậy là cần

    Theo tôi thấy trong những phản hồi trên DCV, Minh Đức là người ôn hòa và vững chãi hơn cả, cái gì biết thì ông ấy nói, cái không biết thì thôi.

    Nhiều người lên diễn đàn chửi bới nhưng tác giả viết không theo ý mình, người ta có lập trường và lý luận riêng không thể bắt họ theo mình được.

    Cũng có người lên diễn đàn chỉ để khoe khoang những cái mình không có thí dụ Vân Nam trong một phản hồi ở một bài chính trị khác khoe khoang ta đây trên thông thiên văn dưới thạo địa lý.. . biết hết thời thế này nọ, như thế là đánh giá quá thấp hiểu biết của người khác, nếu giỏi thì viết sách báo cho bà con đọc sao phải đi viết còm chính trị rẻ tiền?
    Những người thực lực không có thường muốn lòe bịp để người ta phải phục mình

  2. DâM TiêN says:

    Ông HỒ bênh ông DIỆM, dù Hồ giả vờ, thì cũng là sự thật.

    Báo L’Humanité của CS Pháp hỏi ý kiến ông Hồ về ông Diệm;
    ông Hồ trả lời không thắc mắc :

    – Oui, Mr. Diệm, c’est un patriote — Chính phải, ông Diệm là
    người yêu nước. ( Đó là câu hay nhứt của ông H.C. Minh).

    Vâng, tại Miền Nam VNCH, chỉ có hai vị lãnh đạo là dám chống
    lại đường lối Mỹ bất lợi cho VNCH, đó là hai ông Diệm và Kỳ.

  3. Bac' says:

    Cái chết của Tổng thống Diệm có được chú ý lúc đầu, về sau cái chết của TT Kennedy làm lu mờ cái chết của ông Diệm
    Vấn đề chính trị víết ôn hòa và dè dặt như t/g bài này là việc nên làm, những người quá khích chỉ chờ những dịp này để chứi bới nhau cho thỏa lòng, chửi ithì cũng chẳng làm cai’ quai’ gì, lịch sử không thay đổi được

  4. cụ Hường (Ha Noi) says:

    Nếu còn TT Diệm thì cộng sản đừng hòng! Nhiều người dân miền Bắc thời đó rất mong TT Diệm đem quân ra Bắc. Nói chung cái vận của VNCH cũng đen thui lui khi cụ bị bọn phản tướng hèn hạ giết.

  5. Người Buôn Mộng says:

    Đại tướng/thủ tướng Trần Thiện Khiêm (hiện đang sống ở Mỹ) biết rõ hết mọi chi tiết về cái chết của cố tổng thống Ngô Đình Diệm.

  6. lethan says:

    Bài viết nhạt phèo mà bất cứ một người học sinh trung học người Việt ở hải ngoại lớp 10 trở xuống cũng có thể viết được. Viết như thế này mà cũng đăng trên diễn đàn DCV.info .

    • Sơn says:

      Ú mẹ ơi, dạy dỗ college gì mà viết dở quá vây hởi ông Bùi Văn Phú này.

  7. DâM TiêN says:

    Buồn lắm ai ơi. Mưa cùng rơi nơi hai bán cầu.

    Lạ quá ai ơi. Hai anh em ông N.Đ. Diệm, NĐ Nhu bị thảm sát ngày 1.11.63,
    thì 21 ngày sau — – 21, con số mang thần bí –Tt Kennedy bị ám sát.

    Em ông Diệm là ông NĐ Cẩn bị tử hình; cộng lại là BA anh em nhà Ngô.
    Thì, BA anh em Kennedy thay phiên nhau cùng giáp mặt tử thấn.

    Cháu ông Diệm là cô Ngô Đình Lệ Thủy bị tai nạn chết bất ngờ, thì cháu
    ông Kennedy bị tai nạn máy bay sau này.

    ( Ít thấy ai rị mọ khui ra cái sự lạ này). Một nén hương tàn thiêm thiếp
    mãi cùng huyền sử…).

    • Sơn says:

      Hảo Hảo, 106 tuổi như ông DâM TIêN thì thật là khó kiếm. Tìm được điểm chung thật là hay.

  8. Minh Đức says:

    Trích: “nếu còn sống Tổng thống John F. Kennedy đã có thể rút 16 nghìn cố vấn Mỹ khỏi Việt Nam và chấm dứt trong danh dự sự can thiệp của Hoa Kỳ vào vùng đất này.”

    Chuyện ông Kennedy muốn rút ra khỏi miền Nam là rất mạnh mẽ vào thời đó. Vì thế chuyện ông Kennedy muốn đem quân Mỹ vào Việt Nam rồi giết ông Diệm vì ông Diệm chống lại là chuyện vô lý. Chuyện đảo chính ông Diệm là muốn có người khác chấm dứt chiến tranh nhanh hơn. Nhưng Dương Văn Minh không phải là Suharto của Indonesia.

    • UncleFox says:

      _”Chuyện đảo chính ông Diệm là muốn có người khác chấm dứt chiến tranh nhanh hơn. Nhưng Dương Văn Minh không phải là Suharto của Indonesia…”

      -’Bốn hôm sau trong một phiên họp với Kennedy, McNamara nói về trong số các viên chức Mỹ ở Sài Gòn âm mưu làm đảo chính và thấy tướng Harkins có thể không biết tòa Đại sứ và CIA làm gì. Theo ông này ủng hộ đảo chính nghĩa là đặt tương lai miền nam VN vào tay những người chưa rõ ra sao. Taylor đồng ý cho rằng nếu thành công nó sẽ ảnh hưởng tới nỗ lực chiến tranh của Mỹ.
      Lúc 6 giờ chiều họp tiếp, Kennedy không tin vào nhiệt tâm của Lodge về cuộc đảo chính cũng như các tướng VN. Họp xong Bundy gửi điện cho Lodge tại VN và bảo ông này đưa bức điện nói về âm mưu của các Tướng (VN) cho Tướng Harkins coi và hỏi ý kiến ông ta.
      Tướng Harkins phàn nàn Đại sứ Lodge dấu không cho ông biết tin tức về đảo chính, Harkins chống đảo chính, không tin các tướng lãnh VN. Ông nói chúng ta không thay ngựa nhanh như vậy mà phải thuyết phục cho ngựa đổi hướng và thay đổi cách hành động’….

  9. Minh Đức says:

    Tại Đông Nam Á có 2 cuộc đảo chính vào thời gian đó. Cuộc đảo chính ông Diệm vào năm 1963. Cuộc đảo chính ông Sukarno, Indonesia vào năm 1965. Cuộc đảo chính tại Việt Nam đi vào lộn xộn sau đó. Cuộc đảo chính tại Indonesia chấm dứt sự hoạt động của CS. Sự khác nhau là tại Việt Nam, sau đảo chính các người lãnh đạo thả tù CS, nới lỏng an ninh, cho tự do hơn nên CS lợi dụng để hoạt động. Tại Indonesia, ông Suharto, người lãnh đạo cuộc đảo chính làm ngược lại với ông Dương Văn Minh là thắt chặt an ninh, bắt hết CS. Cả hai cuộc đảo chính đều có CIA ở phía sau hỗ trợ nhưng một thì làm cho CS lan tràn thêm, cuộc đảo chính kia thì chấm dứt hoạt động của CS. Thế thì chính là cách cai trị của người quốc gia là nguyên nhân đưa đến sự lan tràn của CS chứ không phải người Mỹ.

    Đó là vì có một số người làm chính trị nhưng không biết chiến thuật của CS là lợi dụng sự tự do để đội các lớp vỏ khác nhau mà biểu tình gây rối loạn trong khi dùng lực lượng vũ trang để tấn công cướp chính quyền. Vì không biết điều đó nên họ nới rộng tự do để CS nhân đó mà lợi dụng. Đó là vì một số người làm chính trị nhưng không biết sách lược của CS là dùng chiến tranh để chiếm hết nước này đến nước khác cho đến khi chiếm toàn thế giới, và CS không chia quyền lực với ai cả, mà cứ tưởng CS cũng là người yêu nước chống Pháp, có thể hợp tác được với CS. Từ ý nghĩ đó, họ cho các chính quyền Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu chống cộng là hiếu chiến. Sau khi CS chiếm miền Nam họ bị CS gạt ra ngoài không cho hoạt động mà không dám phản đối.

  10. Hoàng Lan says:

    Sự tố khổ chế độ Ngô Đình Diệm là gia đình trị, theo tôi, là kiểu nói gán ghép nhằm bôi nhọ, tạo ác cảm trong dân chúng đối với người đã ngã ngựa và nhằm tranh lấy chính danh cho mình. Gia đình trị để tung hoành làm suy bại đất nước, đưa dân chúng vào lầm than, đói khổ hay gia đình trị mà đất nước tự cường, dân chúng thái bình , an lạc? Bào đệ Ngô Đình Nhu là một nhà mưu lược, thông thái đứng ra phò tá bào huynh tổng thống xây dựng và bảo vệ đất nước thì có gì xấu? Tại sao chúng ta lại nghe theo những lời thóa mạ đầy ghen tức nhỏ nhen? Hai vị đã chết thảm? Cái chết vẫn còn làm chúng ta nhức nhói đến tận ngày nay, đặc biệt nhức nhối khi chúng ta chứng kiến đất nước đang đứng bên bờ vực bị Trung hoa đô hộ như thời xưa.
    Các tướng lãnh sau khi thảm sát anh em tổng thống đã vội vàng nói láo để che đậy hành vi tội ác của mình, họ thật sự run sợ chối quanh, đổ thừa … cho đến ngày xuống âm phủ. Có ông tướng nào dám hé môi công nhận? Thật đúng như phát ngôn của TT Johnson rằng các tướng lãnh thực hiện đảo chánh 1963 là bọn ác ôn, côn đồ. Chắc phải thêm vài tính từ nữa là hèn hạ và phá hoại quốc gia. Nghe nói rằng họ nhận tiền thù lao của người Mỹ sau đảo chánh, một số tiền không lớn lắm. Thật đáng khinh bỉ. Những tướng lãnh đảo chánh đã có cơ hội cầm quyền nhưng chẳng ra trò trống gì cả, cuối cùng để đất nước rơi vào tay CS. Lịch sử phải nghiêm khắc phán xét họ.

    • TBA says:

      Đồng ý với Hoàng Lan – ghen tỵ đố kỵ rồi sát hại người tài là một tội ác xấu xa bỉ ổi. Những kẻ chủ mưu giết hại tổng thống Diệm đã đưa đất nước đến đại họa cộng sản. Nếu những ai vui mừng trước cái chết của cụ Diệm thì hãy nhìn đất nước ngày nay đi – một xã hội băng hoại với bọn rừng rú ngu dốt trở thành lãnh tụ tham tàng, hèn hạ – Đó là chưa kể hàng trăm ngàn người đã phải bỏ mình dưới đại dương để lánh nạn cộng sản – Những người đó hẳn đã hài lòng chưa?

Phản hồi